HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
17-LCT/HĐNN8
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 4 năm 1989
|
PHÁP LỆNH
TỔ CHỨC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ SỐ 17-LCT/HĐNN8 CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào các điều 92, 93 và 94 của Bộ luật tố tụng hình sự;
Pháp lệnh này quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra hình sự,
của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động điều tra hình sự của Bộ đội biên
phòng, Hải quan và Kiểm lâm.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Tổ
chức cơ quan điều tra.
1- Các cơ quan điều tra theo Bộ luật
tố tụng hình sự gồm có:
a) Cơ quan điều tra của Lực lượng
Cảnh sát nhân dân;
b) Cơ quan điều tra của Lực lượng
An ninh nhân dân;
c) Cơ quan điều tra trong Quân đội
nhân dân;
d) Cơ quan điều tra của Viện kiểm
sát nhân dân.
2- Ngoài các cơ quan điều tra
quy định tại khoản 1 Điều này, trong Lực lượng Cảnh sát nhân dân, Lực lượng An
ninh nhân dân và trong Quân đội nhân dân còn có các cơ quan khác được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Pháp lệnh này.
Điều 2: Nhiệm
vụ của cơ quan điều tra.
1- Cơ quan điều tra tiến hành điều
tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định
để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị
truy tố; tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức
hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
2- Các cơ quan được quy định tại
khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này, trong khi làm nhiệm vụ của
mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm tội thì tiến hành một số hoạt động điều
tra nhằm kịp thời phát hiện tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội,
chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Điều
3: Nguyên tắc hoạt động điều tra.
Hoạt động điều tra phải tôn trọng
sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng
cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và
tình tiết giảm nhẹ, trách nhiệm của bị can nhằm phát hiện chính xác, nhanh
chóng mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Mọi hoạt động điều tra phải tuân
theo pháp luật, chấp hành các nguyên tắc do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cơ quan điều tra cấp trên.
Điều
4: Hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan và Kiểm lâm.
Đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ
quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm tiến hành điều tra theo quy định của Điều 93
Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định tại Chương V Pháp lệnh này.
Điều
5: Trách nhiệm chấp hành các quyết định và yêu cầu của người tiến hành điều tra.
Các cơ quan, tổ chức hữu quan và
công dân phải chấp hành những quyết định, yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan điều tra,
của điều tra viên, của Thủ trưởng và những cán bộ được phân công làm nhiệm vụ điều
tra của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, Thủ trưởng cơ quan Hải quan, Thủ trưởng
cơ quan Kiểm lâm và những cán bộ được giao nhiệm vụ điều tra của các cơ quan
này trong khi tiến hành điều tra.
Các cơ quan, tổ chức hữu quan phải
trả lời bằng văn bản về việc thực hiện các quyết định, yêu cầu đó.
Điều 6: Kiểm
sát hoạt động điều tra.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát
việc tuân theo pháp luật, bảo đảm hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, của
các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, của
đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm phải tuân thủ
các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh này.
Viện kiểm sát phải phát hiện kịp
thời những vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra và đề ra những biện pháp
khắc phục.
Cơ quan điều tra các cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đơn vị Bộ đội biên
phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm phải thực hiện những yêu cầu, quyết
định của Viện kiểm sát.
Điều 7: Việc
tham gia của các tổ chức xã hội và của công dân trong hoạt động điều tra.
1- Mặt trận Tổ quốc, các thành
viên của Mặt trận và công dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia các hoạt động điều
tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2- Trong hoạt động điều tra, cơ
quan điều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm phải dựa
vào sự giúp đỡ của nhân dân, có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi
để các tổ chức xã hội và công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
3- Khi phát hiện những hành vi
trái pháp luật trong hoạt động điều tra, các tổ chức xã hội và công dân có quyền
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với Viện kiểm sát nhân dân, với các cơ quan có thẩm
quyền. Các cơ quan này có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời.
Chương
2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
CƠ QUAN ĐIỀU TRA
Mục A: CƠ
QUAN ĐIỀU TRA VÀ CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN
ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA.
Điều 8: Thẩm
quyền điều tra của cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Lực lượng Cảnh sát
nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Cơ quan điều tra và các cơ quan
khác của Lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, điều tra tất cả các tội phạm quy định tại các chương từ Chương II đến
Chương X Phần "Các tội phạm" của Bộ luật hình sự, trừ những tội phạm
thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của Lực lượng An ninh nhân dân,
cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và những trường hợp do cơ quan điều tra
của Viện kiểm sát nhân dân tiến hành điều tra. Đối với các tội phạm quy định
các điều 94, 95, 96 và 97 của Bộ luật hình sự, việc phân công trách nhiệm điều tra
giữa các cơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh
nhân dân do Bộ trưởng Bộ nội vụ quyết định.
Điều 9: Nhiệm
vụ, quyền hạn điều tra của cơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Cục điều tra của Lực lượng Cảnh
sát nhân dân điều tra các tội phạm quy định tại Điều 8 của Pháp
lệnh này, khi thấy cần trực tiếp điều tra.
Phòng điều tra của Lực lượng Cảnh
sát nhân dân cấp tỉnh điều tra các tội phạm quy định tại Điều 8
của Pháp lệnh này, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án
nhân dân cấp tỉnh và các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra
cấp dưới, nhưng xét thấy cần trực tiếp tiến hành điều tra.
Đội điều tra của Lực lượng Cảnh sát
nhân dân cấp huyện điều tra các tội phạm quy định tại Điều 8 của
Pháp lệnh này, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân
dân cấp huyện.
Điều 10:
Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của Lực lượng Cảnh sát nhân
dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cục Cảnh sát trực tiếp đấu
tranh chống tội phạm kinh tế và các tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; các
phòng Cảnh sát trực tiếp đấu tranh chống tội phạm kinh tế và các tội xâm phạm
trật tự, an toàn xã hội, ban giám thị trại tạm giam ở cấp tỉnh và trại giam,
trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm tội quy định
tại Điều 8 của Pháp lệnh này đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự thì ra quyết định khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan
trực tiếp đến vụ án; khi xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội
chạy trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì tạm giữ ngay
người đó và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn
6 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho cơ
quan điều tra có thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Mục B: CƠ
QUAN ĐIỀU TRA VÀ CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA LỰC LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN
ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA.
Điều 11: Thẩm
quyền điều tra của cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Lực lượng An ninh
nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Cơ quan điều tra và các cơ quan
khác của Lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có thẩm quyền điều tra:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc
gia, các tội phá hoại hoà bình chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định
tại Chương I và Chương XII Phần "Các tội phạm" của Bộ luật hình sự,
trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong Quân đội
nhân dân. Đối với những tội phạm quy định tại các điều 94, 95, 96 và 97 của Bộ luật
hình sự thì việc phân công trách nhiệm điều tra giữa các cơ quan điều tra của Lực
lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh nhân dân do Bộ trưởng Bộ nội vụ
quyết định.
b) Các tội phạm mà người thực hiện
là cán bộ, chiến sĩ An ninh nhân dân.
Điều 12:
Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của cơ quan điều tra của Lực lượng An ninh nhân
dân.
Cục điều tra của Lực lượng An
ninh nhân dân điều tra các tội phạm quy định tại Điều 11 của Pháp
lệnh này, khi thấy cần trực tiếp điều tra.
Phòng điều tra của Lực lượng An
ninh nhân dân cấp tỉnh điều tra các tội phạm quy định tại Điều 11
của Pháp lệnh này, trừ những tội phạm quy định tại Chương XII Phần
"Các tội phạm" của Bộ luật hình sự và những tội phạm do Cục điều tra
của Lực lượng An ninh nhân dân trực tiếp điều tra.
Điều 13:
Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan khác trong Lực lượng An ninh nhân
dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cục của Lực lượng An ninh
nhân dân và các phòng của Lực lượng An ninh nhân dân cấp tỉnh trực tiếp đấu
tranh chống các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trong khi làm nhiệm vụ của
mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm tội quy định tại Điều
11 của Pháp lệnh này đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì ra quyết
định khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; lấy lời khai,
khám xét, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ
án; khi xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu
huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì tạm giữ ngay người đó và xin
ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ qua có thẩm quyền; trong thời hạn 6 ngày, kể từ
ngày ra quyết định khởi tố vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra
có thẩm quyền của Lực lượng An ninh nhân dân.
Đội an ninh ở cấp huyện trong
khi làm niệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội xâm phạm an ninh
quốc gia thì tiến hành ngay việc truy bắt người có hành vi phạm tội chạy trốn;
lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ
án, và báo ngay cho Phòng điều tra của Lực lượng An ninh nhân dân cấp tỉnh.
Mục
C: CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN.
Điều 14:
Tổ chức cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
Cơ quan điều tra trong Quân đội
nhân dân gồm có:
Cục điều tra hình sự ở Bộ quốc
phòng, Phòng điều tra hình sự ở Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Binh chủng và cấp
tương đương, Ban điều tra hình sự ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và cấp tương đương;
Cục an ninh quân đội ở Bộ quốc phòng và Phòng an ninh quân đội ở Tổng cục, Quân
khu, Quân chủng, Binh chủng và cấp tương đương.
Điều 15:
Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
Các cơ quan điều tra hình sự
trong Quân đội nhân dân căn cứ vào thẩm quyền xét xử của các Toà án quân sự, tiến
hành điều tra các tội phạm quy định tại các chương từ Chương II đến Chương XII
Phần "Các tội phạm" của Bộ luật hình sự, trừ những trường hợp do cơ
quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự, Cục An ninh quân đội, Phòng an ninh
quân đội và cơ quan điều tra của Lực lượng An ninh nhân dân điều tra.
Cục An ninh quân đội và các
Phòng An ninh quân đội căn cứ vào thẩm quyền xét xử của các Toà án quân sự, tiến
hành điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hoà bình, chống
loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương I, Chương XII và các tội
phạm quy định tại các điều 256, 257, 262, 263 và 269 của Bộ luật hình sự, trừ
các tội phạm mà người thực hiện là cán bộ, chiến sĩ An ninh nhân dân.
Điều 16:
Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Khi phát hiện những hành vi phạm
tội quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này, xảy ra trong khu
vực đóng quân của đơn vị, thì Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp Trung đoàn, Lữ đoàn
có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra: lập biên bản phạm tội quả tang, lấy
lời khai, thu giữ bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án,
trong những trường hợp quy định tại Điều 63 của Bộ luật tố tụng hình sự thì có
quyền ra lệnh bắt khẩn cấp, khám xét; chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra có
thẩm quyền.
Mục
D: CƠ QUAN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 17:
Tổ chức cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự.
Cơ quan điều tra của Viện kiểm
sát nhân dân gồm có: Cục điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phòng
điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Phòng điều tra thuộc Viện kiểm
sát quân sự trung ương và Ban điều tra thuộc Viện kiểm sát quân sự ở Tổng cục,
Quân khu, Quân chủng và cấp tương đương.
Điều 18: Thẩm
quyền điều tra của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân.
1- Cục điều tra của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Phòng điều tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh điều tra
trong những trường hợp sau đây, khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân xét thấy
cần thiết:
a) Khi phát hiện trong hoạt động
điều tra có những hành vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
b) Khi tiến hành kiểm sát việc
tuân theo pháp luật phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng mà xét thấy không cần
thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác;
c) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt
động tư pháp.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao có thể giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra trong
những trường hợp khác.
2- Phòng điều tra của Viện kiểm
sát quân sự trung ương, Ban điều tra của Viện kiểm sát quân sự ở Tổng cục, Quân
khu, Quân chủng và cấp tương đương điều tra những trường hợp quy định tại khoản
1 Điều này, nếu vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
Chương
3:
QUAN HỆ PHÂN CÔNG VÀ PHỐI
HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
Điều 19:
Quan hệ giữa cơ quan điều tra và các cơ quan khác trong hoạt động điều tra.
Quan hệ giữa cơ quan điều tra với
các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là quan
hệ phân công và phối hợp nhằm phát hiện kịp thời tội phạm và người phạm tội.
Các yêu cầu bằng văn bản của cơ
quan điều tra phải được các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện.
Các cơ quan khác được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, sau khi khởi tố vụ án, áp dụng các biện
pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho Viện kiểm
sát và thông báo cho cơ quan điều tra cùng cấp biết.
Đối với sự việc có dấu hiệu phạm
tội mà chưa rõ thẩm quyền điều tra thì cơ quan điều tra nào phát hiện trước phải
tiến hành ngay các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
và của Pháp lệnh này; khi đã xác định thẩm quyền thì chuyển giao ngay cho cơ
quan điều tra có thẩm quyền.
Các đơn vị Cảnh sát nhân dân,
đơn vị Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của Thủ
trưởng cơ quan điều tra, của điều tra viện và của Thủ trưởng các cơ quan khác
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Điều 20:
Uỷ thác điều tra.
Khi cần thiết, cơ quan điều tra
có thể uỷ thác cho cơ quan điều tra khác thực hiện một số hoạt động điều tra.
Cơ quan điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ việc uỷ thác.
Trong trường hợp cơ quan điều tra
được uỷ thác không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ việc uỷ thác thì
phải báo ngay bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan điều tra đã uỷ thác biết.
Điều 21:
Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều
tra giữa các cơ quan điều tra thuộc các ngành khác nhau thì Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân cùng cấp, nơi tội phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện tội phạm giải quyết.
Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cùng ngành ở
cấp nào thì Thủ trưởng quản lý cấp đó giải quyết.
Chương
4:
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA
VÀ ĐIỀU TRA VIÊN
Điều 22:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra.
Thủ trưởng cơ quan điều tra là
người chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo mọi hoạt động điều tra của
cơ quan điều tra; có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định
áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, truy nã bị can, khám xét,
thay đổi điều tra viên theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; trực tiếp tiến
hành điều tra; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra. Khi cần thiết,
Thủ trưởng cơ quan điều tra có thể uỷ nhiệm cho Phó thủ trưởng thực hiện các
quyền hạn của mình.
Phó thủ trưởng cơ quan điều tra
có những quyền hạn quy định tại các điều 58, 62, 63, 68, 70, 116 và 121 của Bộ luật
tố tụng hình sự.
ở cấp huyện, Trưởng công an làm
nhiệm vụ Thủ trưởng Đội điều tra, Phó trưởng công an phụ trách công tác điều tra
là Phó thủ trưởng Đội điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Điều 23:
Bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra.
Người có phẩm chất chính trị, đạo
đức tốt, trung thực, khách quan, có trình độ đại học an ninh, cảnh sát, pháp lý
hoặc tương đương, có nghiệp vụ điều tra, có kinh nghiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động
điều tra có thể được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra.
Việc bổ nhiệm và cấp giấy chứng
nhận Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ở cấp trung ương trong mỗi
ngành do Thủ trưởng ngành quyết định.
Việc bổ nhiệm và cấp giấy chứng
nhận Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp ở địa phương của mỗi
ngành do Thủ trưởng ngành quyết định, theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan điều tra
cấp trên trực tiếp.
Điều 24:
Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên.
Khi được phân công điều tra một
phần hoặc toàn bộ vụ án, điều tra viên có quyền tiến hành các biện pháp điều tra
do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động
điều tra của mình.
Đối với những biện pháp điều tra
thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan điều tra thì điều tra viên có quyền kiến
nghị với Thủ trưởng cơ quan điều tra quyết định. Trong trường hợp không nhất
trí với quyết định của Thủ trưởng cơ quan điều tra thì điều tra viên vẫn phải
chấp hành quyết định đó, nhưng có quyền khiếu nại lên Thủ trưởng cơ quan điều tra
cấp trên. Trong thời hạn 10 ngày, Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp trên phải trả
lời khiếu nại của điều tra viên.
Trong khi tiến hành hoạt động điều
tra, điều tra viên được ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông
công cộng, được miễn cước phí giao thông trong thành phố, thị xã. Trong trường
hợp cấp thiết, để ngăn chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu
người bị nạn, điều tra viên được sử dụng các phương tiện giao thông, thông tin
liên lạc của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và tư nhân, kể cả những người
điều khiển phương tiện ấy, trừ các phương tiện của cơ quan ngoại giao và phải
hoàn trả ngay khi tình huống cấp thiết không còn. Nếu các phương tiện bị hư hỏng
hoặc bị mất thì cơ quan điều tra hữu quan có trách nhiệm bồi thường.
Điều 25:
Bổ nhiệm điều tra viên.
Người có phẩm chất chính trị, đạo
đức tốt, trung thực, khách quan, có kiến thức pháp luật cần thiết và có khả
năng thực hiện nhiệm vụ điều tra có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên.
Điều tra viên có 3 bậc: Cao cấp,
trung cấp và sơ cấp.
Điều tra viên cao cấp phải có
trình độ đại học an ninh, cảnh sát, pháp lý hoặc tương đương, có trình độ
nghiên cứu tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng và chống tội phạm, có kinh nghiệm điều
tra các vụ án thuộc loại tội nghiêm trọng, phức tạp, có năng lực chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra các hoạt động điều tra.
Điều tra viên trung cấp phải có
trình độ đại học an ninh, cảnh sát, pháp lý hoặc tương đương, có kinh nghiệm điều
tra các vụ án thuộc loại tội nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn, kiểm
tra các hoạt động điều tra.
Điều tra viên sơ cấp phải có
trình độ trung học an ninh, cảnh sát, pháp lý hoặc tương đương và có khả năng điều
tra các vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng.
Việc bổ nhiệm và cấp giấy chứng
nhận điều tra viên do Thủ trưởng cơ quan quản lý từ cấp tỉnh và cấp quân khu trở
lên quyết định theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan điều tra cùng cấp.
Cấp ra quyết định bổ nhiệm có
quyền miễn nhiệm điều tra viên.
Điều 26:
Thủ trưởng và cán bộ của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra.
Thủ trưởng, Phó thủ trưởng và
cán bộ của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có
kinh nghiệm điều tra, có kiến thức từ trung học an ninh, cảnh sát, pháp lý hoặc
tương đương trở lên.
Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các
cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền tiến
hành những biện pháp điều tra quy định tại Điều 10 và Điều 13 của
Pháp lệnh này và phải tuân theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và
Pháp lệnh này; phân công và chỉ đạo cán bộ dưới quyền thực hiện một số hoạt động
điều tra.
Cán bộ được phân công điều tra
phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
CHƯƠNG
V
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, HẢI QUAN VÀ KIỂM LÂM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
Điều 27:
Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị Bộ đội biên phòng trong hoạt động điều tra.
1- Các đơn vị Bộ đội biên phòng
trong khi làm nhiệm của mình mà phát hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đến
mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Chương I Phần "Các tội
phạm" và tội phạm quy định tại Điều 179 của Bộ luật hình sự xảy ra trong
khu vực biên giới, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng
quản lý, có quyền:
a) Đối với hành vi phạm tội quả
tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến
hành khám xét, xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn
thì tạm giữ người đó; lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu
liên quan trực tiếp đến vụ án; khi cần thiết, trưng cầu giám định, khởi tố bị
can; hoàn thành và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
b) Đối với hành vi phạm tội
nghiêm trọng, phức tạp thì tiến hành khám nghiệm hiện trường, ra quyết định khởi
tố vụ án, bắt khẩn cấp, khám xét, ra lệnh tạm giữ người trong những trường hợp
quy định tại Điều 63 của Bộ luật tố tụng hình sự; lấy lời khai, thu giữ, bảo quản
vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho cơ
quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi
tố vụ án.
2- Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục
trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp
tỉnh, Trưởng đồn, Phó trưởng đồn có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định
tại khoản 1 Điều này, trực tiếp điều tra hoặc phân công cán bộ điều tra và phải
chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình.
Những cán bộ được phân công tiến
hành điều tra phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra mà mình đã thực
hiện.
Điều 28:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong hoạt động điều tra.
1- Cơ quan Hải quan khi thực hiện
nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội buôn lậu
hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật hình sự, có quyền:
a) Đối với hành vi phạm tội quả
tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời
khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;
xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ
ngay người đó và xin ngay lệnh tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền; khám xét người,
khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan do Hội đồng bộ trưởng quy
định; khi cần thiết, trưng cầu giám định, khởi tố bị can; hoàn thành và chuyển
hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi
tố vụ án.
b) Đối với hành vi thuộc loại tội
nghiêm trọng, phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ,
bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khi xét cần ngăn
chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ ngay người có
hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ ngay người đó và xin ngay lệnh bắt khẩn
cấp của cơ quan có thẩm quyền; khám xét người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm
soát của Hải quan do Hội đồng bộ trưởng quy định; chuyển hồ sơ vụ án cho cơ
quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi
tố vụ án.
2- Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục
kiểm soát, Cục giám quản của Tổng cục Hải quan, Giám đốc, Phó giám đốc Hải quan
cấp tỉnh, trưởng Hải quan cửa khẩu được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ định,
có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này, trực tiếp
điều tra hoặc phân công cán bộ điều tra và phải chịu trách nhiệm về những hoạt
động điều tra của mình.
Những cán bộ được phân công làm nhiệm
vụ điều tra phải chịu trách nhiệm về hoạt động điều tra mà mình đã thực hiện.
Điều
29: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Kiểm lâm trong hoạt động điều tra.
1- Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện
nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội quy định
tại các điều 181, 194, và 216 của Bộ luật hình sự đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự, có quyền:
a) Đối với những hành vi phạm tội
quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy
lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ
án, ra quyết định khởi tố bị can, hoàn thành và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm
sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
b) Đối với hành vi thuộc loại tội
nghiêm trọng, phức tạp thì khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật
chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan
điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố
vụ án.
2- Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục
Kiểm lâm, Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Hạt trưởng
hạt Kiểm lâm có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này;
trực tiếp điều tra hoặc phân công cán bộ điều tra và phải chịu trách nhiệm về
những hoạt động điều tra của mình.
Những cán bộ được phân công tiến
hành điều tra phải chịu trách nhiệm về các hoạt động điều tra mà mình đã thực
hiện.
Điều 30:
Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều
tra giữa đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm thì Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, nơi xảy ra vụ án, quyết định.
Trong trường hợp cần thiết, cơ
quan điều tra có thẩm quyền có quyền yêu cầu đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan
Hải quan và cơ quan Kiểm lâm chuyển giao ngay hồ sơ vụ án để trực tiếp điều tra.
Các yêu cầu của cơ quan điều tra có giá trị bắt buộc thi hành đối với đơn vị Bộ
đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm.
Chương
6:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 31
Pháp lệnh
này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 1989.
Điều 32
Hội đồng
bộ trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức
thi hành Pháp lệnh này.
Hà
Nội, ngày 4 tháng 4 năm 1989