HỘI
ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1/1998/NQ-HĐTP
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 9 năm 1998
|
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG DẪN VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Căn cứ vào Điều
20 và Điều 21 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 được sửa đổi, bổ sung ngày
28-12-1993 và ngày 28-10-1995;
Để áp dụng thống
nhất một số quy định của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư
theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 10-5-1997;
Với sự tham dự
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và đại diện của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT NGHỊ:
Hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư theo Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10-5-1997 (sau đây gọi tắt là Bộ luật
hình sự đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
1.
Khi xét xử vụ án về tội “ tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” mà hành vi phạm tội
được thực hiện trước ngày 22-5-1997, thì Toà án phải được thực hiện đúng hướng
dẫn tại các điểm 3 và 4. Phần A Thông
tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC_VKSNDTC-BNV ngày
2-1-1998 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ
“ Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật hình sự” ( sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Ngoài ra, nếu
chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thì cần phải thực hiện theo hướng
dẫn sau đây:
a) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới sáu mươi triệu đồng, thì áp dụng
khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần
thứ tư để xử phạt người phạm tội từ một năm đến năm năm tù;
b) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ sáu mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng thì
áp dụng khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ
sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ năm năm đến bảy năm tù;
c) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng thì
áp dụng điểm c khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi,
bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ bảy năm đến mười một năm
tù;
d) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng thì áp
dụng điểm c khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi,
bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười một năm đến mười lăm
năm tù;
đ) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới bốn trăm triệu đồng, thì
áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ
sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười lăm năm tù đến mười tám
năm tù;
e) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì
áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ
sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười tám năm tù đến hai mươi
năm tù;
g) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ
tư để xử phạt người phạm tội tù chung thân;
h) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì áp dụng khoản
3 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt
người phạm tội tử hình.
2.
Khi xét xử vụ án về tội “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”, mà hành
vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, thì Toà án phải thực hiện đúng
hướng dẫn tại các điểm 3 và 4 Phần A
Thông tư liên tịch số 01/1998. Ngoài ra, nếu chỉ căn
cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thì cần phải thực hiện hướng dẫn sau đây:
a) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị dưới ba mươi lăm triệu đồng, thì áp dụng khoản
1 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt
người phạm tội từ sáu tháng đến ba năm tù;
b) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ ba mươi lăm triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng,
thì áp dụng khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi,
bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ ba năm đến năm năm tù;
c) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng,
thì áp dụng điểm c khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa
đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ năm năm đến tám năm
tù;
d) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm năm mươi
triệu đồng, thì áp dụng điểm c khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự
chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ tám năm
đến mười hai năm tù;
đ) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm năm mươi
triệu đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa
được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười hai năm
đến mười lăm năm tù;
e) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ ba trăm năm mươi triệu đồng đến dưới bốn trăm năm mươi
triệu đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa
được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười lăm năm
đến mười tám năm tù;
g) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm năm mươi
triệu đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa
được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười tám năm
tù đến hai mươi năm tù;
h) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm năm mươi triệu đồng đến dưới một tỷ đồng, thì
áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi,
bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội tù chung thân;
i) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì áp dụng khoản
3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt
người phạm tội tử hình.
3. Khi xét xử vụ
án về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa” mà hành vi phạm tội được
thực hiện kể từ ngày 22-5-1997 trở đi, nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị
chiếm đoạt, thì cần phải thực hiện hướng dẫn sau đây:
a) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị dưới ba mươi lăm triệu đồng, thì áp dụng khoản
1 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi bổ sung để xử phạt người phạm tội
từ sáu tháng đến ba năm tù;
b) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ ba mươi lăm triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng,
thì áp dụng khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ
sung để xử phạt người phạm tội từ ba năm đến năm năm tù;
c) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng,
thì áp dụng điểm d khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa
đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ năm năm đến tám năm tù;
d) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm năm mươi
triệu đồng, thì áp dụng điểm d khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự
đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ tám năm đến mười hai
năm tù;
đ) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm năm mươi
triệu đồng, thì áp dụng điểm a khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự
đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ mười hai năm đến mười
lăm năm tù;
e) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ ba trăm năm mươi triệu đồng đến dưới bốn trăm năm mươi
triệu đồng, thì áp dụng điểm a khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự
đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ mười lăm năm đến mười
tám năm tù;
g) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm năm mươi
triệu đồng, thì áp dụng điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự
đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ mười tám năm đến hai
mươi năm tù;
h) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm năm mươi triệu đồng đến dưới một tỷ đồng, thì
áp dụng điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi,
bổ sung để xử phạt người phạm tội tù chung thân;
i) Nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì áp dụng điểm
a khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người
phạm tội tử hình.
4. Thực tiễn xét xử
cho thấy có nhiều trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ và cũng có
nhiều trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng; do đó, khi áp dụng tình tiết định khung về giá trị
tài sản được hướng dẫn tại các mục 1,2 và 3 của Nghị quyết này khi có nhiều
tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng cần phải thực hiện đúng hướng dẫn tại tiết g điểm 2 mục I phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.
5. Trong trường hợp
giá trị tài sản bị chiếm đoạt thuộc khoản của điều luật tương ứng quy định
khung hình phạt thấp, nhưng có tình tiết định khung hình phạt thuộc khoản của
điều luật tương ứng quy định khung hình phạt cao, thì phải áp dụng khoản của điều
luật tương ứng quy định khung hình phạt cao.
Ví dụ 1: Một người tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa có giá trị mười triệu đồng, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, thì phải áp dụng đối với họ điểm đ khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung.
Ví dụ 2: Hai người trở lên có sự câu kết chặt chẽ với nhau ( có tổ chức) tham ô
tài sản xã hội chủ nghĩa có giá trị mười triệu đồng, thì phải áp dụng đối với họ
điểm a khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ
sung.
6.
Theo quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều
185, thì đối với các tội sản xuất, tàng trữ, mua bán,
vận chuyển trái phép các chất ma tuý, trong hai loại hình phạt bổ sung là phạt
tiền và tịch thu tài sản, Toà án chỉ có quyền được áp dụng một trong hai loại
hình phạt bổ sung này va nếu áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền thì mức phạt
tiền cao nhất không được quá năm trăm triệu đồng, do đó:
- Trong trường hợp
hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, thì Toà án chỉ áp dụng một
trong hai loại hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc tịch thu tài sản, nếu là phạt
tiền thì vẫn áp dụng đoạn 2 khoản 3 Điều 100 Bộ luật hình sự
chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư, nhưng mức phạt tiền cao nhất không
được quá năm trăm triệu đồng.
- Trong trường hợp
hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà xét thấy việc phạt tiền
năm trăm triệu đồng đối với người phạm tội là không thoả đáng, vì họ có rất nhiều
tài sản khác, thì không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, mà áp dụng khoản 4 Điều 100 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ
tư để quyết định tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản có giá trị trên năm
trăm triệu đồng.
7.
Khi xét xử các vụ án về các tội chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, các tội
chiếm đoạt tài sản của công dân được quy định trong các điều luật chưa được sửa
đổi, bổ sung mà trong điều luật tương ứng chỉ có quy định “ gây hậu quả nghiêm
trọng” và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, thì việc xác định các tình tiết
này như sau:
a) Được coi là
“gây hậu quả nghiêm trọng” nếu căn cứ vào hướng dẫn tại tiết e
điểm 1 mục I phần B Thông tư liên tịch số 01/1998, thì xác định trường hợp
cụ thể đó là “gây hậu quả nghiêm trọng”.
b) Được coi là “
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, nếu căn cứ vào hướng dẫn tại tiết
e điểm 1 mục I Phần B Thông tư liên tịch số 01/1998, thì xác định trường hợp
cụ thể đó là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng”. Tuy nhiên, cần chú ý là vì lý do điều luật chưa được sửa đổi, bổ sung,
cho nên mặc dù phải áp dụng khoản của điều luật tương ứng có quy định “gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng”, nhưng đối với trường hợp “ gây hậu quả rất nghiêm
trọng”, thì đường lối xét xử phải nhẹ hơn đối với trường hợp “gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng”.
8. Khi xét xử các
vụ án về các tội chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và các tội chiếm đoạt tài
sản của công dân được quy định tại các điều luật chưa được sửa đổi, bổ sung mà
trong điều luật tương ứng chỉ có quy định các tình tiết định khung tăng nặng
“tài sản có giá trị lớn”, “ trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”, thì việc xác định
giá trị tài sản để áp dụng các tình tiết này như sau:
a) Trường hợp tài
sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới hai trăm năm mươi
triệu đồng được coi là trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị lớn và phải
áp dụng khoản của điều luật tương ứng, trong đó có quy định tình tiết định khung
tăng nặng “tài sản có giá trị lớn”.
b) Trường hợp tài
sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng trở lên được coi
là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phải áp dụng khoản của điều luật tương ứng
có quy định tình tiết “ phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng…”
Tuy nhiên cần chú
ý một số điểm sau đây:
a) Nếu chỉ căn cứ
vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng
quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì giá trị tài sản bị
chiếm đoạt càng lớn, người phạm tội càng phải bị xử phạt với mức án nghiêm khắc
hơn trong khung hình phạt. Đối với trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm
nhẹ và cũng có nhiều tình tiết tăng nặng thì cần phải thực hiện đúng hướng dẫn
tại tiết g điểm 2 mục I Phần B của Thông tư liên tịch số
01/1998.
b) Người nào phạm
một trong các tội quy định tại các điều 129, 136 và 153 Bộ luật
hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng
trở lên, nếu không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ
luật hình sự thì phải bị xử phạt với mức án cao nhất theo quy định tại điều
luật tương ứng của Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Một người cưỡng đoạt tài sản của công dân có giá trị hai trăm năm mươi
triệu đồng, nếu không có tình tiêt giảm nhẹ quy định tại Điều
38 Bộ luật hình sự, thì phải áp dụng điểm a khoản 2 Điều
153 Bộ luật hình sự xử phạt người đó mười năm tù.
c) Người nào phạm
một trong các tội chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc chiếm đoạt tài sản của
công dân quy định tại các điều luật khác tương ứng của Bộ luật hình sự mà tài sản
bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, nếu không có tình tiết giảm nhẹ
quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự thì phải bị xử phạt với
mức án cao nhất quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Một người cướp giật tài sản của công dân có giá trị một tỷ đồng, nếu
không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự,
thì phải áp dụng khoản 3 Điều 154 Bộ luật hình sự xử phạt
người đó mười lăm năm tù.
9. Khi xét xử các
vụ án về các tội phạm khác không được hướng dẫn trong Nghị quyết này, thì phải
thực hiện đúng những hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao hoặc các
hướng dẫn liên tịch của Toà án nhân dân tối cao với các cơ quan hữu quan khác.
10. Nghị quyết này
có hiệu lực kể từ ngày 21-9-1998.
Các hướng dẫn
trong Nghị quyết này, nếu làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự so với các văn bản
hướng dẫn trước đây, thì được áp dụng khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét
xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước
khi Nghị quyết này có hiệu lực.
Đối với các trường
hợp mà người phạm tội đã bị kết án đúng theo các văn bản hướng dẫn trước đây và
bản án đã có hiệu lực pháp luật, thì không áp dụng các hướng dẫn trong Nghị quyết
này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.
Nghị quyết này đã
được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 1-9-1998.