Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2010/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Trương Hòa Bình
Ngày ban hành: 22/10/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 01/2010/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2010

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 248 VÀ ĐIỀU 249 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Về một số quy định tại Điều 248 của Bộ luật hình sự

1. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự;

d) Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của Bộ luật hình sự.

3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;

b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa... (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa... trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

Ví dụ 1: Tại kỳ đua ngựa thứ 39, tổ chức vào ngày 15-7-2010, trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt cụ thể là đợt một 500.000 đồng, đợt hai 1.000.000 đồng, đợt ba 2.000.000 đồng, trong trường hợp này chỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa đó với tổng số tiền là 3.500.000 đồng.

Ví dụ 2: Ngày 20-7-2010, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, B mua ba số đề trong một lô đề cụ thể là: mua số 17 với số tiền là 500.000 đồng, mua số 20 với số tiền là 2.100.000 đồng, mua số 25 với số tiền 3.000.000 đồng; trong trường hợp này, chỉ coi B đánh bạc một lần.

Trong các trường hợp nêu tại ví dụ 1 và ví dụ 2 trên đây, nếu số tiền cá độ đua ngựa, số tiền mua số đề của mỗi đợt từ 2.000.000 đồng trở lên thì cũng không được áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự.

5. Việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... như sau:

5.1. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc

a) Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.

Ví dụ: B mua 5 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70 lần, trong đó có 4 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 1 số đề mua với số tiền 60.000 đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa... và B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000 đồng.

b) Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.

Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu B không trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.

Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của B bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng B có trúng số đề hay không trúng số đề).

5.2. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc

a) Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người).

Ví dụ: D là chủ đề của 5 người chơi số đề khác nhau, mỗi người chơi một số đề với số tiền là 50.000 đồng (tổng cộng là 250.000 đồng); tỷ lệ được thua là 1/70 lần và có 2 người đã trúng số đề thì số tiền D dùng để đánh bạc trong trường hợp này là 250.000 đồng + (50.000 đồng × 70 lần × 2 người) = 7.250.000 đồng.

b) Trường hợp không có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa... thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ.

Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu cả 5 người chơi không trúng số đề thì số tiền mà chủ đề dùng đánh bạc là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng.

Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của D bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền D dùng đánh bạc trong trường hợp này là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng có hay không có người trúng số đề).

Điều 2. Về một số quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự

1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:

a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại... để trợ giúp cho việc đánh bạc;

c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

2. Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.

3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau:

a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn.

b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn.

c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 23 tháng 9 năm 2010 và có hiệu lực thi hành sau bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày ký ban hành.

2. Mục 6, mục 7 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự và mục 9 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.

3. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực, nếu người thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự mà theo Nghị quyết này là không phải chịu trách nhiệm hình sự, mà vụ án đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, thì cần phân biệt như sau:

a) Trường hợp Viện kiểm sát có Công văn rút lại hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ trách nhiệm hình sự của bị can mà Toà án cấp sơ thẩm xét thấy có căn cứ, thì Toà án áp dụng điểm b khoản 2 Điều 176 của Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát;

b) Trường hợp Viện kiểm sát có Công văn (hoặc Quyết định) rút quyết định truy tố và đề nghị Toà án đình chỉ vụ án, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà xét xử vụ án đó áp dụng Điều 181 của Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

c) Trường hợp Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì Toà án có thẩm quyền phải ra quyết định mở phiên toà và Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự, miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo; trường hợp bị cáo đang bị tạm giam thì áp dụng khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự trả tự do cho bị cáo;

d) Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà và Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự, điểm a khoản 1 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự, sửa bản án sơ thẩm, miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo;

đ) Đối với các trường hợp đình chỉ vụ án được hướng dẫn tại điểm b hoặc được miễn trách nhiệm hình sự được hướng dẫn tại các điểm c và d khoản 3 này các bị cáo vẫn phải chịu trách nhiệm về các vấn đề khác như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng... (kể cả việc xử lý hành chính, xử lý kỷ luật) hoặc xét xử về các tội phạm khác (nếu có), thì vẫn được giải quyết theo thủ tục chung.

4. Trường hợp người phạm tội đã bị kết án trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng các văn bản trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ trường hợp có những căn cứ kháng nghị khác; nếu theo Nghị quyết này họ không phải chịu trách nhiệm hình sự thì giải quyết theo thủ tục miễn chấp hành hình phạt. Việc miễn chấp hành hình phạt được thực hiện như sau:

a) Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

b) Đối với người đang hoặc chưa chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo đang chấp hành thời gian thử thách thì Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, chấp hành thời gian thử thách của án treo ra quyết định miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần hình phạt còn lại theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

c) Đối với người bị xử phạt tù đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi người đó cư trú hoặc làm việc;

d) Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội (trong cùng một bản án hoặc trong nhiều bản án), trong đó có tội theo hướng dẫn của Nghị quyết này thì không phải là tội phạm nữa, thì việc miễn chấp hành hình phạt đối với tội này được thực hiện như sau:

- Nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang chấp hành hình phạt nhưng thời gian đã chấp hành hình phạt chưa vượt quá mức hình phạt mà Toà án đã xử phạt đối với tội không thuộc trường hợp được hướng dẫn tại Nghị quyết này, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với tội mà theo hướng dẫn của Nghị quyết này thì không phải là tội phạm nữa.

- Nếu người bị kết án đang chấp hành hình phạt nhưng thời gian đã chấp hành hình phạt bằng hoặc vượt quá mức hình phạt mà Toà án đã xử phạt đối với tội không thuộc trường hợp được hướng dẫn tại Nghị quyết này, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

5. Khi đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt, thì Toà án ra quyết định đình chỉ, miễn trách nhiệm hình sự hoặc quyết định miễn chấp hành hình phạt cần giải thích cho người được đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn chấp hành hình phạt biết là việc đình chỉ, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn chấp hành hình phạt này là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước ta, chứ không phải oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; do đó, họ không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

6. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị phản ánh cho Toà án nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Nơi nhận:
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Uỷ ban pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Uỷ ban tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp(để phối hợp);
- Bộ Công an(để phối hợp);
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Lưu: VP, Viện KHXX (TANDTC).

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Trương Hoà Bình

THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLES COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 01/2010/NQ-HDTP

Hanoi, October 22, 2010

 

RESOLUTION

GUIDING THE APPLICATION OF PROVISIONS OF ARTICLES 248 AND 249 OF THE PENAL CODE

THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLES COURT

Pursuant to the Law on Organization of People's Courts;
In order to correctly and consistently apply provisions of the Penal Code;
After consulting the Director of the Supreme People 's Procuracy and the Minister of Justice,

RESOLVES

Article 1. Regarding provisions of Article 248 of the Penal Code

1. Illegal gambling means gambling acts in whatever form for the purpose of earning winnings in cash or in kind without permission of a competent state agency or with permission of a competent state agency but at variance with the granted license.

2. When identifying criminal liability of a gambler, it is prohibited to calculate total amount of cash or total value of items used for gambling of all gambling times but consideration shall be based on each gambling time, specifically:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ In case the total amount of cash or total value of items in each gambling time is equal to or higher than the minimum level subject to penal liability examination (VND 2,000,000 or more), the gambler shall be examined for penal liability for the gambling crime with respect to this gambling time;

c/ In case of gambling from the second time on involving a total amount of cash or total value of items each time equal to or higher than the minimum level subject to penal liability examination (VND 2,000,000 or more), gamblers shall be examined for penal liability with an aggravating circumstance of "committing the crime more than once" under Point g, Clause 1, Article 48 of the Penal Code;

d/ In case of gambling from the fifth time on involving a total amount of cash or total value of items each time equal to or higher than the minimum level subject to penal liability examination (VND 2,000,000 or more) with such cash or items as a main source of livelihood, gamblers shall be examined for penal liability with a frame setting circumstance of "committing the crime in a professional manner" under Point a, Clause 2, Article 248 of the Penal Code.

3. "Cash or items used for gambling" include:

a/ Cash or items used for gambling seized right at the gambling den;

b/ Cash or items seized through body searches of gamblers for which there is a ground to believe that such cash or items have been used or will be used for gambling;

c/ Cash or items seized elsewhere for which there are sufficient grounds to believe that such cash or items have been used or will be used for gambling;

4. When determining cash arid value of items used for gambling, it is necessary to distinguish:

a/ In case of multiple gamblers, the determination of the amount of cash or value of items used for gambling per gambler as total amount of cash or value of items of such gamblers is guided in Clause 3 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Example I: In the 39th horse race, held on July 15, 2010, from 9:00 hrs to 11:00 hrs, A bet on three rounds with VND 500.000 in the first round, VND 1,000,000, the second round, and VND 2.000,000, the third round. In this case A was regarded as gambling once in such horse race with a total cash amount of VND 3.500,000.

Example 2: On July 20, 2010, during 10:00 hrs and 16:00 hrs, B bought three numbers in a specific so de lot, including number 17 at VND 500.000, number 20, VND 2.100,000, and number 25, VND 3,000,000. In this case B was regarded as gambling once.

In the cases of examples 1 and 2. even if the amount of cash used in a horse racing bet or buying so de in each round is VND 2,000,000 or more, the aggravating circumstance of "committing the crime more than once" under Point g. Clause 1, Article 48 of the Penal Code is still not applicable.

5. The amount of cash or value of items used by bettors and so de sellers or bookies in the form of buying so de or soccer or horse racing betting shall be determined as follows:

5.1. Determining the amount of cash or value of items used by bettors

a/ In case the bettor wins, the amount of cash used by such person in gambling is the total amount of cash he/she used to buy so de or make a bet plus the amount of cash he/she actually received from the so de seller or bookie.

Example: B bought 5 so de numbers with a total amount of VND 100,000 at the odds of 70 to 1. including 4 numbers at VND 10.000 each and J number at VND 60,000. B’s act was detected after the lottery draw, soccer match or horse racing results were available, and B won the so de number bought at VND 60,000, then the amount of cash B used in gambling in this case was VND 100.000 + (VND 60,000 x 70 times) = VND 4,300,000.

b/ In case the bettor loses or his/her bet is detected or prevented before results are available, the amount of cash he/she uses for gambling is the total amount he/she uses to buy so de numbers or make a bet.

Example 1: Using the example at Item a. Point 5.1, Clause 5 of this Article, if B did not win any number, then the amount of cash B used for gambling in this case was VND 100,000.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.2. Determining the amount of cash or value of items used by so de sellers or bookies for gambling

a/ If there is a winning bettor, the amount of cash used by the so de seller or bookie in gambling is the total amount of cash actually received by such so de seller or bookie from bettors, plus the amount of cash he/she paid to the winner.

Example: D illegally sold so de numbers to 5 different bettors, each buying a number at VND 50,000 (totaling VND 250,000) at the odds of 70 to 1; and two of these bettors won. The amount of cash used by D for gambling in this case was VND 250.000 + (VND 50,000 x 2 bettors) = VND 7,250,000.

b/ If no bettor wins or their gambling act is detected or prevented before lottery draw, soccer match or horse racing results are available, the amount of cash used by the so de seller or bookie for gambling is the total amount of cash received by such so de seller or bookie from bettors.

Example 1: Using the example at Item a, Point 5.2, Clause 5 of this Article, if all 5 bettors lost, then the amount of cash used by D for gambling was VND 50,000 x 5 bettors = VND 250,000.

Example 2: Using the example at Item a. Point 5.2. Clause 5 of this Article, if D's act was detected and prevented before lottery draw results were available, then the amount of cash used by D for gambling in this case was VND 50,000 x 5 bettors = VND 250,000, regardless of whether any bettor won after lottery draw results were available.

Article 2. Regarding provisions of Article 249 of the Penal Code

1. Organizing gambling or a gambling den is considered "on a large scale" in any of the following cases:

a/ Organizing gambling or a gambling den at a time for ten or more gamblers or for two or more gambling dens and the amount of cash or value of items used for gambling is between VND 2,000,000 and under 50,000,000.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ The total amount of cash or value of items used for gambling at a time is VND 20,000,000 or more.

2. For organizers of gambling or gambling dens in lesser cases other than those guided at Points a. b and c. Clause 1 of this Article, if the total amount of money or value of items used in gambling is between VND 2,000.000 and under VND 50,000.000, though they will not be held criminally liable for the crime of organizing gambling or a gambling den, they will be held criminally liable as accomplices in gambling.

3. "Earning large, very large or exceptionally large illicit profits" is defined as follows:

a/ Earning illicit profits of between VND 10,000,000 and under VND 30,000,000 is earning large illicit profits.

b/ Earning illicit profits of between VND 30,000,000 and under VND 90,000,000 is earning very large illicit profits.

c/ Earning illicit profits of between VND 90,000,000 or more is earning exceptionally large illicit profits.

Article 3. Effect

1. This Resolution was adopted by the Judges' Council of the Supreme People's Court on September 23, 2010, and takes effect 45 days from the date of its signing for promulgation.

2. Sections 6 and 7, Part I of Resolution No. 02/2003/NQ-HDTP of April 17, 2003, of the Judges' Council of the Supreme People's Court, guiding the application of some provisions of the Penal Code and Section 9 of Resolution No. 01/ 2006/NQ-HDTP of May 12,2006, of the Judges' Council of the Supreme People's Court, guiding the application of some provisions of the Penal Code cease to be effective on the date this Resolution takes effect.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ If the procuracy files an official letter to withdraw the case file for additional investigation to clarify the penal liability of the defendant for which the first-instance court saw there is ground, the court shall apply Point b, Clause 2, Article 176 of the Criminal Procedure Code to decide to return the case file to the procuracy;

b/ If the procuracy files an official letter (or a decision) to withdraw the prosecution decision and propose the court to terminate the case, the judge assigned to preside over the hearing trying this case shall apply Article 181 of the Criminal Procedure Code to decide to terminate the case;

c/ If the procuracy upholds the prosecution decision, the competent court shall issue a decision to hold a hearing and the trial panel shall apply Clause 1, Article 25 of the Penal Code to exempt the defendant from penal liability; if the defendant is currently held in temporary detention, to apply Clause 2, Article 227 of the Criminal Procedure Code to set free the defendant;

d/ If the case is in the process of appellate trial, the appellate court shall open a hearing and the trial panel shall apply Clause 1, Article 25 of the Penal Code and Point a, Clause 1, Article 249 of the Criminal Procedure Code to modify the first-instance judgment, exempting the defendant from penal liability;

e/ For terminated cases guided at Point b or cases exempted from penal liability guided at Points c and d of this Clause 3, if defendants are still held responsible for other matters such as damage compensation, disposal of exhibit (including administrative sanction or disciplining) or are tried for another crime (if any), they shall still be handled under general procedures.

4. If the offender was convicted before this Resolution takes effect strictly according to previous documents and his/her judgment already took legal effect, a protest may not be lodged in pursuance to this Resolution according to cassation or re-opening procedures, unless there are other grounds for lodging; if, under this Resolution, such person bears no penal liability, his/her case shall be settled according to penalty exemption procedures, which shall be carried out as follows:

a/ If such person is currently in prison, the president of the provincial-level people's court of the place in which he/she is serving his/her prison sentence shall, at the proposal of the director of the people's procuracy of the same level, issue a decision to exempt him/her from serving the remainder of his/her sentence.

b/ If such person is serving or is going to serve the non-custodial reform sentence or is subject to a suspended sentence and serving his/her probation period, the president of the district-level people's court of the place in which he/she is serving his/her sentence or probation period shall, at the proposal of the director of the people's procuracy of the same level, issue a decision to exempt him/her from serving the whole or remainder of his/her sentence.

c/ If such person is sentenced to prison and is suspended or postponed from serving his/her prison sentence or does not yet serve his/her prison sentence, the president of the provincial-level people's court of the place in which he/she resides or works shall, at the proposal of the director of the people's procuracy of the same level, issue a decision to exempt him/her from serving the whole or remainder of his/her sentence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- If such person does not yet serve the penalty or has served the penalty for a period not exceeding the penalty level handed down by the court on the crime outside the cases guided in this Resolution, such person shall be exempted from serving the whole penalty for the crime which, as guided in this Resolution, is no longer a crime.

- If such person has served the penalty for a period equal to or exceeding the penalty level handed down by the court on the crime outside the cases guided in this Resolution, such person shall be exempted from serving the remainder of the penalty.

5. When terminating a case, exempting from penal liability or from serving a penalty, the court which has issued a decision to this effect should explain to the person concerned that such termination or exemption is granted in accordance with a new humanitarian criminal policy of the State, but not for redressing an injustice done by procedure-conducting agencies; therefore, such person is not entitled to claim damages under the Law on Compensation Liability of the State.

6. Any problems that arise in the course of implementation requiring explanation or additional guidance should be reported to the Supreme People's Court for timely explanation and guidance.-

 

 

ON BEHALF OF THE JUDGES' COUNCIL
PRESIDENT




Truong Hoa Binh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 hướng dẫn áp dụng quy định tại điều 248 và 249 của Bộ luật hình sự do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


179.107

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.114.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!