Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 09/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng chống mua bán người

Số hiệu: 09/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/01/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quản lý Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán

Ngày 11/1/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 09/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người.

Theo đó, đáng chú ý là các quy định về hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Nếu cơ sở chưa đảm bảo điều kiện hoạt động; không thực hiện đúng các quy định, trách nhiệm, hướng dẫn chuyên môn về hỗ trợ nạn nhân sẽ bị tạm thời đình chỉ hoạt động.

Ngoài ra, cơ sở sẽ bị thu hồi Giấy phép thành lập khi vi phạm quy định về thời gian, mục đích hoạt động; về cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép hoặc không thực hiện theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Cơ sở chấm dứt hoạt động khi có sự đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập; khi Giấy phép hết hạn mà không đề nghị gia hạn hoặc không được gia hạn; Giấy phép bị thu hồi.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/04/2013.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người về cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; tổ chức, hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân và chế độ hỗ trợ, trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.

Điều 2. Chính sách khuyến khích đối với tổ chức, cá nhân tham gia công tác hỗ trợ nạn nhân

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Nghị định này; đồng thời hỗ trợ nguồn lực cho cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân.

2. Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao môi trường.

Điều 3. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân

1. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

c) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các bộ, ngành và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.

3. Ngân sách địa phương hỗ trợ cho các cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân theo quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định này trên cơ sở số nạn nhân được cơ sở trợ giúp.

Chương 2.

CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

MỤC 1. CẤP, CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

Điều 4. Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân:

a) Có trụ sở làm việc ổn định, thuận tiện giao thông;

b) Diện tích đất tự nhiên tối thiểu 15 m2/nạn nhân; diện tích phòng ở bình quân 05 m2/nạn nhân;

c) Có trang thiết bị, phương tiện phù hợp với nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân;

d) Có ít nhất 05 (năm) nhân viên, trong đó 02 (hai) nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành công tác xã hội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về các điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân quyết định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 5. Thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi cơ sở hỗ trợ nạn nhân dự kiến đặt trụ sở có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân (sau đây gọi tắt là Giấy phép thành lập).

Điều 6. Trình tự gửi, tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thành lập gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi dự kiến đặt trụ sở để thẩm định.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép thành lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

2. Đề án thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, bao gồm các nội dung: Sự cần thiết; mục tiêu; nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; các điều kiện đảm bảo hoạt động; tính khả thi của đề án.

3. Lý lịch cá nhân của người dự kiến đứng đầu cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

4. Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh đủ các điều kiện để thành lập cơ sở theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 8. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định những nội dung sau đây:

a) Sự cần thiết thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

b) Mục tiêu, phạm vi hoạt động, tên gọi, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức, nhân sự; cơ chế tài chính;

c) Điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân khi được phép thành lập;

d) Tính khả thi của việc thành lập, hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

2. Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thực Hiện thẩm định và có văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 9. Quyết định cấp Giấy phép thành lập

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc cấp Giấy phép thành lập.

2. Giấy phép thành lập có thời hạn tối đa là 05 (năm) năm, gồm các nội dung chính sau:

a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax (nếu có);

b) Họ và tên người đứng đầu;

c) Phạm vi hoạt động, các dịch vụ hỗ trợ.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

4. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập:

a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép thành lập;

b) Trường hợp không cấp Giấy phép thành lập, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 10. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Tổ chức cá nhân Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này;

b) Việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc lợi dụng việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

c) Hồ sơ không hợp lệ.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập

1. Giấy phép thành lập phải sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi người đứng đầu;

b) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở;

c) Thay đổi tên gọi, phạm vi hoạt động, dịch vụ hỗ trợ được cấp phép.

2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập, gồm:

a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Bản sao Giấy phép thành lập đã được cấp;

c) Văn bản, tài liệu chứng minh việc thay đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thành lập phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục sửa đổi, bổ sung.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

5. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập.

6. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập.

Trường hợp không đồng ý sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 12. Cấp lại Giấy phép thành lập

1. Tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép thành lập trong trường hợp bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Tài liệu, văn bản chứng minh Giấy phép thành lập bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện Giấy phép thành lập bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục cấp lại.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

5. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc cấp lại Giấy phép thành lập.

6. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp lại Giấy phép thành lập.

Trường hợp không đồng ý cấp lại Giấy phép thành lập, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 13. Gia hạn Giấy phép thành lập

1. Tổ chức, cá nhân được gia hạn Giấy phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có nhu cầu tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ nạn nhân;

b) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân không vi phạm pháp luật.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn gồm:

a) Văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Báo cáo về tình hình hỗ trợ nạn nhân của cơ sở tính đến thời điểm đề nghị gia hạn và phương hướng hoạt động tiếp theo của cơ sở;

c) Bản gốc Giấy phép thành lập đã được cấp.

3. Trong thời hạn ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc, trước khi Giấy phép thành lập hết hạn, tổ chức, cá nhân phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục gia hạn.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

5. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc gia hạn Giấy phép thành lập.

6. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn Giấy phép thành lập. Thời hạn gia hạn Giấy phép thành lập tối đa là 05 (năm) năm.

Trường hợp không đồng ý gia hạn Giấy phép thành lập, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

MỤC 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

Điều 14. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân được thành lập, tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự trang trải kinh phí; hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân chỉ được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân trong phạm vi Giấy phép thành lập; tuân thủ pháp luật, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hỗ trợ nạn nhân của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật phòng, chống mua bán người và các quy định khác có liên quan.

2. Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.

3. Được tuyển dụng lao động làm việc tại cơ sở. Việc tuyển dụng, sử dụng lao động thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.

4. Được huy động các nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước để thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân.

Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Hoạt động theo đúng nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép thành lập.

2. Trách nhiệm thông báo hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân:

a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải thông báo trên báo địa phương hoặc báo Trung ương trong 05 (năm) số liên tục các thông tin về tên gọi, địa chỉ liên lạc, lĩnh vực hoạt động, tài khoản, họ và tên người đứng đầu, số điện thoại;

b) Trước 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, cơ sở phải thông báo bằng văn bản với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về ngày bắt đầu hoạt động và lĩnh vực hoạt động;

c) Tại trụ sở chính của cơ sở phải có biển đề tên của cơ sở hỗ trợ nạn nhân, số điện thoại, địa chỉ. Trường hợp cần dùng tiếng nước ngoài, thì cỡ chữ nước ngoài phải nhỏ hơn và viết ở phía dưới chữ tiếng Việt. Cơ sở phải có sơ đồ các bộ phận làm việc và phải được niêm yết công khai cùng bản sao Giấy phép thành lập (có công chứng) tại trụ sở.

3. Báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động hỗ trợ nạn nhân với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

Điều 17. Tạm thời đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân chưa đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 4 Nghị định này; không thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn chuyên môn về hỗ trợ nạn nhân của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân không thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân không hoạt động trong thời gian 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập; ngừng hoạt động 06 (sáu) tháng liên tục mà không thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Có dấu hiệu hoặc căn cứ cho rằng cơ sở lợi dụng hoạt động hỗ trợ nạn nhân để mua bán người, mua bán trẻ em; bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc tiến hành các hoạt động bất hợp pháp khác;

c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân không báo cáo định kỳ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hoạt động của cơ sở; không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan thanh tra, kiểm tra yêu cầu bằng văn bản;

d) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân vi phạm các quy định về cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này;

đ) Hết thời hạn tạm thời, đình chỉ hoạt động mà cơ sở hỗ trợ nạn nhân không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra.

3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản về việc vi phạm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy phép thành lập của cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy phép thành lập.

Điều 18. Chấm dứt hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập;

b) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập mà tổ chức, cá nhân thành lập không đề nghị gia hạn;

c) Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập mà không được cơ quan có thẩm quyền gia hạn;

d) Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này.

2. Thủ tục, thời gian đề nghị chấm dứt hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này gồm:

a) Tổ chức, cá nhân thành lập làm đơn đề nghị chấm dứt hoạt động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở hỗ trợ nạn nhân đặt trụ sở;

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị chấm dứt hoạt động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có ý kiến bằng văn bản.

3. Trong thời hạn ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc, trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của cơ sở theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải gửi văn bản thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đặt trụ sở về việc chấm dứt hoạt động, phương án giải quyết đối với nạn nhân, người lao động, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan khác. Thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động phải được công bố công khai tại trụ sở của cơ sở.

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định không gia hạn Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân hoặc ngày quyết định thu hồi Giấy phép theo quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải công bố về việc chấm dứt hoạt động và nêu rõ thời điểm chấm dứt hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Chương 3.

CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NẠN NHÂN

Điều 19. Chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại

1. Đối tượng hỗ trợ gồm những trường hợp sau đây:

a) Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam;

b) Người trong thời gian chờ xác minh là nạn nhân theo quy định tại Điều 24, Điều 25 của Luật phòng, chống mua bán người;

c) Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân.

2. Chế độ hỗ trợ gồm:

a) Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Thời gian hỗ trợ tối đa từ nguồn ngân sách nhà nước không quá 60 (sáu mươi) ngày;

b) Hỗ trợ quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết. Nạn nhân trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân được cấp 02 (hai) bộ quần áo dài, 02 (hai) bộ quần áo lót, khăn mặt, dép nhựa, bàn chải, thuốc đánh răng, xà phòng, băng vệ sinh (đối với nạn nhân là nữ);

c) Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú nhưng không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày đi trên đường; hỗ trợ tiền tàu xe theo giá phương tiện công cộng phổ thông.

Nạn nhân là người chưa thành niên thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện) hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tự mình hoặc phối hợp với cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội đưa nạn nhân về nơi người thân thích cư trú.

3. Trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ:

a) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển (đơn vị tiếp nhận, giải cứu nạn nhân); cơ sở hỗ trợ nạn nhân; cơ sở bảo trợ xã hội.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển (đơn vị tiếp nhận, giải cứu nạn nhân) không có điều kiện bố trí ăn, ở cho nạn nhân, sau khi tiếp nhận, giải cứu và làm các thủ tục xác định nạn nhân, cơ quan tiếp nhận, giải cứu chuyển nạn nhân đến cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định.

b) Cơ quan chịu trách nhiệm hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này gồm: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Trường hợp nạn nhân là người chưa thành niên thì cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân chịu trách nhiệm cử người giám hộ trong suốt quá trình; nạn nhân ở cơ sở, khi làm các thủ tục pháp lý để trở về nơi cư trú.

4. Căn cứ vào các chế độ hỗ trợ nạn nhân quy định tại Khoản 2 Điều này và tình hình thực tế của địa phương, các cơ quan theo quy định tại Khoản 3 Điều này lập dự toán trong ngân sách chi thường xuyên hàng năm của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 20. Hỗ trợ y tế

1. Đối tượng hỗ trợ gồm nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

2. Chế độ hỗ trợ y tế gồm chi phí khám bệnh và chi phí chữa bệnh.

3. Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe. Trường hợp nạn nhân bị ốm nặng phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế do nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân tự thanh toán.

Đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên được cơ sở hỗ trợ nạn nhân hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng tương ứng. Đối với nạn nhân không còn thân nhân được cơ sở hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho đối tượng thuộc hộ nghèo.

Trường hợp đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

4. Trường hợp nạn nhân chết trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, sau 24 (hai mươi bốn) giờ, kể từ khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền mà thân nhân không đến kịp hoặc không có điều kiện mai táng thì cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm tổ chức mai táng. Chi phí giám định pháp y, chi phí mai táng thực hiện theo quy định đối với đối tượng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.

5. Căn cứ quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này và tình hình thực tế của địa phương, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân lập dự toán chi phí hỗ trợ y tế hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 21. Hỗ trợ tâm lý

1. Đối tượng hỗ trợ gồm nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

2. Chế độ hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân gồm tư vấn, tham vấn tâm lý cho nạn nhân và thực hiện các liệu pháp trị liệu nhóm.

3. Cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ giúp nạn nhân ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú, Đối với nạn nhân là người chưa thành niên, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm liên hệ, đánh giá về mức độ an toàn đối với nạn nhân khi trở về gia đình hoặc nơi cư trú trước khi đưa nạn nhân trở về.

Điều 22. Trợ giúp pháp lý

1. Đối tượng hỗ trợ gồm:

a) Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam;

b) Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam.

2. Chế độ trợ giúp pháp lý gồm: Tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại; trợ giúp làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.

3. Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Điều 23. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu

1. Đối tượng hỗ trợ gồm nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

2. Chế độ hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu gồm:

a) Nạn nhân thuộc hộ nghèo được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Nạn nhân có nhu cầu học nghề thì được hỗ trợ một lần chi phí học nghề. Mức hỗ trợ theo chi phí đào tạo nghề tương ứng tại các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương;

c) Đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo khi trở về nơi cư trú được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu theo mức do Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

3. Thủ tục thực hiện chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân được quy định như sau:

a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ của nạn nhân hoặc của gia đình nạn nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận người đề nghị hỗ trợ là nạn nhân;

b) Trình tự và thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là nạn nhân, nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân làm đơn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân.

Điều 24. Hỗ trợ vay vốn

Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét tạo điều kiện vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo quy định hiện hành đối với các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, tiêu chuẩn dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách về hỗ trợ nạn nhân.

3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập, hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân và chế độ, chính sách hỗ trợ nạn nhân.

4. Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân; thực hiện hợp tác quốc tế về hỗ trợ nạn nhân.

Điều 26. Trách nhiệm của các bộ, ngành

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nội dung chi, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân và mức chi chế độ hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định này.

2. Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp và các bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ nạn nhân.

Điều 27. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân theo quy định.

2. Chỉ đạo thực hiện công tác hỗ trợ cho nạn nhân trong phạm vi địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật; bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Nghị định này.

3. Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập; quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật về hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất công tác hỗ trợ nạn nhân theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2013.

Điều 29. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VP Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No. 09/2013/ND-CP

Hanoi, January 11, 2013

 

DECREE

STIPULATING IN DETAIL A NUMBER OF ARTICLES OF THE ANTI-HUMAN TRAFFICKING LAW

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the March 29, 2011 Anti-Human Trafficking Law;

At the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs,

The Government promulgates the Decree stipulating in detail a number of articles of the Anti- Human Trafficking Law.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree details a number of articles of the Anti-Human Trafficking Law in terms of the grant, re-grant, modification, supplementation or extension of license for foundation of victim support establishments, organization and operation of victim support establishments, supports as well as order and procedures for providing supports for victims.

Article 2. Incentive policies for organizations and individuals engaged in victim support work

1. The State encourages organizations and individuals to found victim support establishments in accordance with this Decree; and provides resources for public social protection establishments to support victims.

2. Organizations and individuals that found victim support establishments are entitled to incentive policies under regulations of the law on policies of encouraging socialization in educational, vocational, health care, cultural, sports and environmental areas.

Article 3. Funds for victim support regime

1. Funds for victim support regime come from:

a/ The state budget;

b/ Domestic and foreign organizations and individuals;

c/ Other lawful sources prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Local budgets shall support victim support establishments to meet essential needs, cover travel expenses and provide medical and psychological assistance for victims in accordance with Articles 19, 20 and 21 of this Decree, depending on the number of victims at the establishments.

Chapter II

VICTIM SUPPORT ESTABLISHMENTS

Section 1: GRANT, RE-GRANT, MODIFICATION, SUPPLEMENTATION OR EXTENSION OF LICENSES FOR FOUNDATION OF VICTIM SUPPORT ESTABLISHMENTS

Article 4. Conditions for foundation of victim support establishments

1. Conditions for foundation of a victim support establishment:

a/ Having a stable and convenient working office;

b/ Having a land area of at least 15 m2 and a bedroom area of at least 5 m2 per victim;

c/ Having appropriate equipment and facilities for victim support;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall specify the conditions for foundation of victim support establishments specified in Clause 1 of this Article.

Article 5. Competence to grant, re-grant, modify, supplement or extend licenses for foundation of victim support establishments

Chairman of People’s Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) in which victim support establishments are expected to be based may grant, re-grant, modify, supplement or extend licenses for foundation of victim support establishments (hereafter referred to as foundation License).

Article 6. Sending, receipt and processing of dossiers of application for foundation licenses

1. An applicant for a foundation license shall send 1 (one) dossier set specified in Article 7 of this Decree to the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs of the locality in which the victim support establishment is expected to be based for examination.

2. The provincial-level Service of Labor Invalids and Social Affairs shall receive and process the dossier. If the dossier is invalid, within 3 (three) working days after receiving it, the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall notify such in writing to the organization and individual for completing the dossier.

Article 7. Dossier of application for a foundation license

1. A written application for a foundation license, made according to the form provided by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

2. The plan for the foundation of the victim support establishment, the necessity for  foundation of the establishment, objectives, tasks, organizational structure, personnel and operation assurance conditions, and feasibility of the plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Relevant papers and documents evidencing the satisfaction of all the conditions specified in Article 4 of this Decree for the foundation of the victim support establishment.

Article 8. Examination of dossiers of application for foundation licenses

1. The provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall verify the following contents:

a/ The necessity for foundation of the victim support establishment;

b/ Operation objectives and scope, name, tasks, powers, organizational structure, personnel and financial mechanism of the victim support establishment;

c/ Conditions for operation assurance of the victim support establishment after being licensed;

d/ The feasibility of the foundation and operation of the victim support establishment.

2. Dossier examination time limit: Within 15 (fifteen) working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial- level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall examine the dossier and propose in writing the Chairman of provincial-level People’s Committee  to consider and make decision.

Article 9. Grant of foundation License

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A foundation license is valid for 5 (five) years at most and comprises the following principal contents:

a/ Name, address of the head office, telephone number, and fax number (if any) of the victim support establishment;

b/ Full name of the head of the victim support establishment;

c/ Operation scope and support services.

3. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall prescribe the form of foundation license.

4. Time limit for granting a foundation license:

a/ Within 7 (seven) working days after receiving a written proposal from the provincial- level Service of Labor, Invalids and Social Affairs, the Chairman of provincial-level People’s Committee  shall grant a foundation license;

b/ In case of disapproval for granting a foundation license, within 3 (three) working days, the Chairman of provincial- level People’s Committee shall issue a written reply specifying the reason.

Article 10. Cases ineligible for granting foundation license

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Vietnamese organizations and individuals subject to one of the following cases:

a/ Failing to meet all the conditions specified in Article 4 of this Decree;

b/ The foundation of the victim support establishment is harmful to national defense and security, social order and safety or is taken advantage of foundation of establishment to commit law-breaking acts;

c/ The dossier is invalid.

Article 11. Modification and supplementation of foundation licenses

1. A foundation license is modified and supplemented in the following cases:

a/ Change of the head of the victim support establishment;

b/ Relocation of the head office of the victim support establishment;

c/ Change of the name, operation scope and licensed support services of the victim support establishment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A written request for modification and supplementation of a foundation license, made according to the form provided by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

b/ A copy of the granted foundation license;

c/ Documents evidencing the changes specified in Clause 1 of this Article.

3. Within 10 (ten) working days after the changes are made, the holder of the foundation license shall send 1 (one) set of dossier specified in Clause 2 of this Article to the provincial- level Service of Labor, Invalids and Social Affairs for carrying out modification and supplementation procedures.

4. The provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall receive and process the dossier. If the dossier is invalid, within 3 (three) working days after receiving it, the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall notify such in writing to the applicant for completing the dossier.

5. Within 7 (seven) working days after receiving a valid dossier, the provincial- level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall examine it and propose the Chairman of provincial-level People’s Committee  to consider and decide on the modification and supplementation of the foundation license.

6. Within 7 (seven) working days after receiving the written proposal from the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs, the Chairman of provincial-level People’s Committee  shall decide on the modification and supplementation of the foundation license.

In case of disapproval for modification and supplementation of the foundation license, within 3 (three) working days, the Chairman of provincial-level People’s Committee shall issue a written reply specifying the reason.

Article 12. Re-granting foundation licenses

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A dossier of request for re-granting a foundation license comprises:

a/ A written request for re-granting a foundation license, made under the form provided by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

b/ Documents evidencing that the foundation license is lost, torn or destroyed.

3. Within 10 (ten) working days after detecting that the foundation license is lost, torn or destroyed, an organization or individual shall send 1 (one) set of dossier specified in Clause 2 of this Article to the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs for carrying out the re-granting procedures.

4. The provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall receive and process the dossier. If the dossier is invalid, within 3 (three) working days after receiving it, the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall notify such in writing to the organization or individual for completing the dossier.

5. Within 7 (seven) working days after receiving a valid dossier, the provincial- level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall verify it and propose the Chairman of provincial-level People’s Committee to decide on re-granting the foundation license.

6. Within 7 (seven) working days after receiving the written proposal from the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs, the Chairman of provincial-level People’s Committee shall re-grant the foundation license.

In case of disapproval for re-granting a foundation license, within 3 (three) working days, the Chairman of provincial- level People’s Committee shall issue a written reply specifying the reason.

Article 13. Extension of foundation license

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ They wish to further carry out the victim support activities; and,

b/ The victim support establishment commits no violation of law.

2. A dossier to request the extension comprises:

a/ A written request for extension of a foundation license, made according to the form provided by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

b/ The victim support establishment’s report on its victim support activities by the time of request and its operation orientations;

c/ The original of the granted foundation license.

3. At least 30 (thirty) working days before its/his/her foundation license expires, an organization or individual shall send 1 (one) set of dossier specified in Clause 2 of this Article to the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs for carrying out the extension procedures.

4. The provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall receive and process the dossier. If the dossier is invalid, within 3 (three) working days after receiving it, the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall notify such in writing to the organization or individual for completing the dossier.

5. Within 7 (seven) working days after receiving a valid dossier, the provincial- level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall verify it and propose the Chairman of provincial-level People’s Committee to decide on the extension of the foundation license.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case of disapproval for extension of the foundation license, within 3 (three) working days, the provincial- level People’s Committee chairperson shall issue a written reply specifying the reason.

Section 2: ORGANIZATION AND OPERATION OF VICTIM SUPPORT ESTABLISHMENTS

Article 14. Principles of organization and operation of victim support establishments

1. The victim support establishments shall be founded and organized on the principles of voluntariness and self-financing; operate not for profit purposes and take responsibility before law.

2. The victim support establishments may provide only victim support services stated in their foundation licenses and shall comply with the law and professional guidance on victim support work of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs’

Article 15. Tasks and powers of victim support establishments

1. Performing the victim support tasks in accordance with Clause 1, Article 40 of the Anti-Human Trafficking Law and other relevant regulations.

2. Requesting competent agencies to coordinate in taking measures to ensure safety for victims in accordance with law.

3. Recruiting and employing laborers in accordance with the labor law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Responsibilities of victim support establishments

1. Operating in strict accordance with the operation contents and scope stated in their foundation licenses.

2. Responsibility for notification:

a/ Within 30 (thirty) working days after obtaining a foundation license, a victim support establishment shall publish in 5 (five) consecutive issues of a local or central newspaper information on its name, address, fields of operation, bank account, full name of the head, and telephone number;

b/ 15 (fifteen) working days before commencing its operation, a victim support establishment shall notify in writing of the commencement date of its operation and fields of operation to the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs;

c/ At a victim support establishment’s head office there must be a board indicating its name, telephone number and address. When a foreign language is used, the font size of foreign language letters must be smaller than and written below the Vietnamese letters. The victim support establishment shall post up at its head office a plan of its working divisions together with a certified copy of its foundation license.

3. Regularly making a report on the results of victim support activities to provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs in accordance with regulations.

Article 17. Suspension from operation or revocation of foundation licenses

1. The Chairman of provincial-level People’s Committee shall suspend the operation of victim support establishments in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Failing to perform the responsibilities as defined in Article 16 of this Decree.

2. The Chairman of provincial-level People’s Committee shall revoke a foundation license when:

a/ The victim support establishment fails to operate within 6 (six) months after obtaining a foundation license, or has ceased operation for 6 (six) consecutive months without notifying such to the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs;

b/ There is a sign or ground to believe that a victim support establishment takes advantage of victim support activities to traffic in humans or children, exploit or force labor, or carry out other illegal activities;

c/ The victim support establishment fails to regularly report on its operation under regulations of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs; or fails to send reports within 60 (sixty) days after receiving written requests from examination or inspection agencies;

d/ The victim support establishment violates regulations on the grant, re-grant, modification, supplementation or extension of foundation licenses under Section 1, Chapter II of this Decree;

e/ Past the time limit for operation suspension, the victim support establishment fails to comply with requirements of examination or inspection agencies.

3. Within 3 (three) working days after making a record of a victim support establishment’s violation under Clauses 1 and 2 of this Article, the director of the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall request in writing the Chairman of provincial-level People’s Committee to decide on the suspension of the operation or revocation of the foundation license of the victim support establishment.

4. Within 5 (five) working days after receiving the written request from the director of the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs, the Chairman of provincial-level People’s Committee  shall decide on the suspension of the operation or revocation of the foundation license of the victim support establishment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A victim support establishment shall be terminated its operation in the following cases:

a/ At the request of the founding organization or individual;

b/ Past the operation period indicated in the foundation license, the founding organization or individual does not request for license extension;

c/ Past the operation period indicated in the foundation license without the disapproval from the competent agency for the extension;

d/ The foundation license is revoked under Clause 2, Article 17 of this Decree.

2. The procedures and time for requesting operation termination in the case specified at Point a, Clause 1 of this Article are as follows:

a/ The founding organization or individual makes an application for operation termination according to the form provided by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and sends it to the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs of the locality in which the victim support establishment is located;

b/ Within 5 (five) working days after receiving such application, the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs shall request in writing the Chairman of provincial-level People’s Committee  to consider and make a decision;

c/ Within 5 (five) working days after receiving a written request from the provincial-level Service of Labor, Invalids and Social Affairs, the Chairman of provincial-level People’s Committee  shall give a written reply.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 15 (fifteen) working days after the date the Chairman of provincial-level People’s Committee decides not to extend a foundation license or the date of issuance of a license revocation decision under Points c and d, Clause 1 of this Article, the provincial-level People’s Committee shall publish the termination and time of termination of the operation of a victim support establishment.

Chapter III

SUPPORTS, ORDER AND PROCEDURES FOR PROVIDING SUPPORTS FOR VICTIMS

Article 19. Supports for essential needs and travel expenses

1. Support recipients include:

a/ Victims being Vietnamese citizens, stateless persons permanently residing in Vietnam and foreigners trafficked in Vietnam;

b/ Persons awaiting verification to be victims under Articles 24 and 25 of the Anti- Human Trafficking Law;

c/ Juveniles accompanying victims.

2. The supports include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Supports for clothing and essential personal articles. While staying in a social protection establishment or victim support establishment, a victim shall be provided with 2 (two) suits of casual clothes, 2 (two) sets of underwear, a face towel, a pair of plastic slippers, a toothbrush, a toothpaste, a soap, and sanitary napkins (for female victims);

c/ Meal allowances for traveling days, for victims wishing to return to their places of residence but unable to pay travel and meal expenses during traveling days; supports for travel expenses shall be provided based on ordinary fare rates of means of public transport.

For juvenile victims, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs of districts or provincial towns (hereafter referred to as district-level Division of Labor, Invalids and Social Affairs) or competent agencies of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense shall themselves accompany or coordinate with victim support establishments or social protection establishments in accompanying juvenile victims to the places of residence of their relatives.

3. Support provision responsibility:

a/ Agencies responsible for providing supports for essential needs specified at Points a and b, Clause 2 of this Article include commune-level People’s Committees; public security, border guard and coast guard offices (which receive and rescue victims); victim support establishments; and social protection establishments.

After receiving and rescuing victims and carrying out identification procedures, if the commune-level People’s Committees or public security, border guard or coast guard offices (which receive and rescue victims) cannot arrange meals and accommodation for the victims, they shall transfer the victims to social protection establishments or victim support establishments for receiving supports in accordance with regulations.

b/ Agencies responsible for providing travel and meal allowances specified at Point c, Clause 2 of this Article include district- level Labor, Invalids and Social Affairs Divisions, social protection establishments or victim support establishments.

For juvenile victims, social protection establishments or victim support establishments shall appoint guardians for the victims during their stay in the establishments and when carrying out legal procedures for returning them to their places of residence.

4. Based on the supports specified in Clause 2 of this Article and local practical conditions, agencies specified in Clause 3 of this Article shall make their annual regular budget expenditure estimates and submit them to competent authorities for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Medical support recipients include victims during their stay in social protection establishments or victim support establishments.

2. Medical supports include medical examination and treatment expenses.

3. During their stay at the social protection establishments or victim support establishments, the victims are entitled to health care for health recovery. If the victims are seriously ill and must be transferred to a medical establishment for treatment, they or their families shall themselves pay medical examination and treatment expenses.

For victims of poor households, households living just above the poverty line or policy- benefiting families under the Ordinance on Preferential Treatment for Persons with Meritorious Services to the Revolution, and juvenile victims, victim support establishments shall support medical examination and treatment expenses at the level equal to that covered by the medical insurance fund for these eligible groups. For victims without relatives, victim support establishments shall support medical examination and treatment expenses at the level equal to that covered by the medical insurance fund for members of poor households.

For victims with unexpired health insurance cards, the health insurance fund shall pay medical examination and treatment expenses for them in accordance with the health insurance law.

4. In case the victims die during their stay in social protection establishments or victim support establishments, 24 (twenty-four) hours after the competent agencies’ conclusions are made, if the victims’ relatives cannot come in time or cannot afford funeral expenses, the social protection establishments or victim support establishments shall organize funerals for them. The forensic examination and funeral expenses comply with regulations applicable to subjects in social protection establishments.

5. Pursuant to Clauses 3 and 4 of this Article and depending on local practical conditions, social protection establishments and victim support establishments shall make annual medical support expense estimates and submit them to the competent authorities for approval.

Article 21. Psychological support

1. Psychological support recipients include victims during their stay in social protection establishments or victim support establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Social protection establishments or victim support establishments shall organize support activities to help victims recover psychological stability during their stay in the establishments. For juvenile victims, social protection establishments or victim support establishments shall, before bringing them home, contact localities and assess the degree of safety for the victims when they return to their families or places of residence.

Article 22. Legal assistance

1. Legal assistance recipients include:

a/ Victims being Vietnamese citizens and stateless persons permanently residing in Vietnam;

b/ Victims being foreigners trafficked in Vietnam.

2. Legal assistance covers legal counseling for preventing victims from being trafficked again; assistance in carrying out procedures for household membership and civil status registration, for receiving supports or claiming compensations, participating in proceedings, and other legal procedures related to human trafficking cases.

3. The order and procedures for providing legal assistance shall comply with the law on legal assistance.

Article 23. Basic-knowledge and job learning and initial-difficulty supports

1. Support recipients include victims being Vietnamese citizens and stateless persons permanently residing in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Exemption from tuition fees and support of learning expenses for victims of poor households in accordance with current regulations;

b/ One-off support of job learning expenses for victims, at the vocational training expense level applicable at local vocational training institutions;

c/ One-off initial-difficulty allowance for victims of poor households when they return to their places of residence, at the level prescribed by the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

3. The procedures for providing basic- knowledge and job learning and initial- difficulty supports are as follows:

a/ A support request dossier comprises the victim’s or his/her family’s application for supports, certified by the commune-level People’s Committee and made according to the form provided by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs; the competent agency’s written certification of the applicant as victim;

b/ Order and time limit for settlement:

Within 12 (twelve) months after being certified by a competent agency as victim, the victim or his/her family shall send an application to the commune-level People’s Committee of the locality in which he/she resides.

Within 3 (three) working days after receiving such application, the commune-level People’s Committee chairperson shall send a dossier to the Division of district-level Labor, Invalids and Social Affairs.

Within 5 (five) working days after receiving a complete dossier from the commune-level People’s Committee, the district-level Labor, Invalids and Social Affairs Division shall examine the dossier and propose the district- level People’s Committee chairperson to consider and make decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Loan support

Victims wishing to borrow loans for production and business activities may take loans from the Social Policy Bank. The lending conditions and loan term and amounts shall comply with current regulations applicable to projects taking out loans from the National Employment Fund.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES FOR VICTIM SUPPORT WORK

Article 25. Responsibilities of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

1. Developing and promulgate according to its competence or submit to competent agencies for promulgation legal documents specifying conditions for the foundation of victim support establishments and standards on victim support services.

2. Directing, guiding, disseminating, and organizing the implementation of legal documents, regulations and policies on victim support work.

3. Examining, inspecting and settling complaints and denunciations and handle violations related to the grant, re-grant, modification, supplementation, extension and revocation of foundation licenses, the operation of victim support establishments, and regimes and policies on victim support work.

4. Providing the training to improve the capacity of victim support officers; to enter into international cooperation on victim support work.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in specifying expense items and levels for victim support work and levels of supports for victims provided in this Decree.

2. The Ministries of Public Security, National Defense, Foreign Affairs, Health, Education and Training, and Justice, and related ministries and sectors shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in performing the state management of victim support work.

Article 27. Responsibilities of provincial- level People’s Committees

1. Within the ambit of their powers, to perform the state management of victim support work; to guide district- and commune-level People’s Committees in victim support work in accordance with regulations.

2. Directing the victim support work in their localities in accordance with law; to allocate funds for victim support work in accordance with this Decree.

3. Organizing the grant, re-grant, modification, supplementation, extension and revocation of foundation licenses; managing, supervising, inspecting and examining the operation and handling violations of victim support establishments.

4. Examining and inspecting the implementation of policies and laws on victim support work in localities; to review and regularly or irregularly report on victim support work according to regulations of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree takes effect on April 15, 2013.

Article 29. Implementation responsibilities

The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and Chairman of provincial-level People’s Committees are liable to execute this Decree.

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


29.042

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.75.156
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!