Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Đặc xá 2018 số 30/2018/QH14 áp dụng 2024

Số hiệu: 30/2018/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 19/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thêm các trường hợp không được đề nghị đặc xá

Đây là nội dung nổi bật quy định tại Luật Đặc xá 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Theo đó, quy định thêm các trường hợp không được đề nghị đặc xá dù đã đủ điều kiện theo quy định tại Điều 11 Luật này, cụ thể không đề nghị đặc xá đối với người bị kết án phạt tù thuộc một trong các tội sau:

- Tội phản bội Tổ quốc;

- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

- Tội gián điệp;

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;

- Tội bạo loạn;

- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;

- Tội phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam;

- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam;

- Tội phá rối an ninh;

- Tội chống phá cơ sở giam giữ;

- Tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự.

Xem chi tiết tại Luật Đặc xá 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 30/2018/QH14

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2018

LUẬT

ĐẶC XÁ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Đặc xá.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nguyên tắc, thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

2. Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở Việt Nam, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến hoạt động đặc xá.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.

2. Quyết định về đặc xá là văn bản do Chủ tịch nước ban hành quy định thời điểm đặc xá, đối tượng, điều kiện của người được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá.

3. Quyết định đặc xá là văn bản của Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

4. Hội đồng tư vấn đặc xá là tổ chức liên ngành bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan do Chủ tịch nước quyết định thành lập để triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá và tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch nước trong việc thực hiện hoạt động đặc xá.

5. Tổ thẩm định liên ngành là tổ chức liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập để thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện đặc xá

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Bảo đảm dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, minh bạch.

3. Bảo đảm yêu cầu về đối nội, đối ngoại, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 5. Thời điểm đặc xá

1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.

2. Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong đặc xá

Nhà nước động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo để được hưởng đặc xá; tạo điều kiện thuận lợi cho người được đặc xá hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá

1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị đặc xá cho người không đủ điều kiện được đặc xá; không đề nghị đặc xá cho người đủ điều kiện được đặc xá; cản trở người bị kết án phạt tù thực hiện quyền được đề nghị đặc xá.

2. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, nhũng nhiễu trong việc thực hiện đặc xá.

3. Cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu liên quan đến người được đề nghị đặc xá trái quy định của pháp luật.

4. Từ chối cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu mà theo quy định của pháp luật người được đề nghị đặc xá phải được cấp, xác nhận.

5. Giả mạo giấy tờ, tài liệu liên quan đến người được đề nghị đặc xá.

Chương II

ĐẶC XÁ NHÂN SỰ KIỆN TRỌNG ĐẠI, NGÀY LỄ LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC

MỤC 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRÌNH CHỦ TỊCH NƯỚC BAN HÀNH, CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ; THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐẶC XÁ, TỔ THẨM ĐỊNH LIÊN NGÀNH

Điều 8. Trình tự, thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá

Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng tờ trình của Chính phủ và dự thảo Quyết định về đặc xá. Tờ trình và dự thảo Quyết định về đặc xá phải được trình Chủ tịch nước chậm nhất là 60 ngày trước thời điểm đặc xá để Chủ tịch nước xem xét, ban hành Quyết định về đặc xá.

Điều 9. Công bố, thông báo, niêm yết Quyết định về đặc xá

1. Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức công bố ngay Quyết định về đặc xá. Quyết định về đặc xá được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

2. Sau khi được công bố, Quyết định về đặc xá được niêm yết tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.

Điều 10. Thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá, Tổ thẩm định liên ngành

1. Khi có Quyết định về đặc xá, Chủ tịch nước quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá bao gồm Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ và các ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Tòa án nhân dân tối cao;

b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Bộ Công an;

đ) Bộ Quốc phòng;

e) Bộ Tư pháp;

g) Bộ Ngoại giao;

h) Văn phòng Chính phủ;

i) Văn phòng Chủ tịch nước;

k) Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Chủ tịch nước quyết định khi thấy cần thiết.

2. Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá là Bộ Công an.

Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá giúp Hội đồng tư vấn đặc xá thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 35 của Luật này.

3. Tổ thẩm định liên ngành do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Tòa án nhân dân tối cao;

b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Bộ Công an;

đ) Bộ Quốc phòng;

e) Bộ Tư pháp;

g) Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định khi thấy cần thiết.

MỤC 2. ĐIỀU KIỆN, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ ĐẶC XÁ

Điều 11. Điều kiện của người được đề nghị đặc xá

1. Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;

b) Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 14 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù.

Người bị kết án về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; tội phá hoại chính sách đoàn kết; tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; người bị kết án từ 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự do cố ý hoặc người bị kết án từ 07 năm tù trở lên về tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy của Bộ luật Hình sự đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần hai thời gian đối với trường hợp bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 17 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;

c) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí;

d) Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá;

đ) Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này.

Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này;

e) Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự;

g) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này.

2. Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong thời gian chấp hành án phạt tù trước khi có quyết định tạm đình chỉ;

b) Đã có thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này;

d) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

3. Người có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1, các điểm a, c và d khoản 2 Điều này được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;

b) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động”; người được tặng thưởng một trong các loại Huân chương, Huy chương Kháng chiến; cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”;

c) Người đang mắc bệnh hiểm nghèo, người đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân;

d) Khi phạm tội là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;

đ) Người từ đủ 70 tuổi trở lên;

e) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình;

g) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;

h) Người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật về dân sự;

i) Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.

4. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều này hoặc người dưới 18 tuổi đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm g khoản 1, điểm a và điểm d khoản 2 Điều này được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 12. Các trường hợp không được đề nghị đặc xá

Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 của Luật này không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự;

2. Bản án, phần bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự;

3. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;

4. Trước đó đã được đặc xá;

5. Có từ 02 tiền án trở lên;

6. Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá

1. Được phổ biến chính sách, pháp luật về đặc xá; thông báo Quyết định về đặc xá, văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện của người được đề nghị đặc xá và thông tin khác về đặc xá liên quan đến người được đề nghị đặc xá.

2. Liên hệ với thân nhân để thu thập giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị đặc xá.

3. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị đặc xá.

4. Cung cấp giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đề nghị đặc xá; khai báo đầy đủ, trung thực thông tin về cá nhân liên quan đến việc đề nghị đặc xá.

5. Khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương V của Luật này.

MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ ĐẶC XÁ, THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẶC XÁ

Điều 14. Hồ sơ đề nghị đặc xá

1. Đơn đề nghị đặc xá.

2. Tài liệu chứng minh về cá nhân, hoàn cảnh gia đình của người được đề nghị đặc xá.

3. Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí. Trường hợp được miễn chấp hành hình phạt tiền, miễn nộp án phí phải có quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

Người bị kết án phạt tù về các tội phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 của Luật này phải có tài liệu chứng minh đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác.

Người thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 của Luật này phải có tài liệu chứng minh đã thi hành xong hoặc có tài liệu chứng minh đã thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự khác và có quyết định của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền về việc chưa có điều kiện thi hành án. Trường hợp người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải có văn bản của người được thi hành án có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Người thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 của Luật này phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa, Bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên.

Người thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 11 của Luật này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú.

Người thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 11 của Luật này phải có Giấy xác nhận khuyết tật của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú; quyết định của Tòa án có thẩm quyền tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

4. Bản cam kết không vi phạm pháp luật, chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung không phải là hình phạt tiền, nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác sau khi được đặc xá.

5. Văn bản đề nghị đặc xá của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

Trường hợp người được đề nghị đặc xá là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì phải có văn bản đề nghị đặc xá của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu và văn bản nhận xét của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Điều 15. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá

1. Ngay sau khi Quyết định về đặc xá được công bố, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải niêm yết, phổ biến cho người đang chấp hành án phạt tù biết.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến, người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn căn cứ vào quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này làm đơn đề nghị đặc xá.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến, việc lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá thực hiện như sau:

a) Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá gửi Tổ thẩm định liên ngành;

b) Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp để gửi Tổ thẩm định liên ngành;

c) Giám thị trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để gửi Tổ thẩm định liên ngành;

d) Người bị kết án phạt tù đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bị trích xuất để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác, nếu đủ điều kiện được đề nghị đặc xá thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đang quản lý hồ sơ gốc của người đó lập hồ sơ đề nghị đặc xá. Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nhận người bị trích xuất nhưng không quản lý hồ sơ gốc có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đang quản lý hồ sơ gốc của người đó lập hồ sơ đề nghị đặc xá;

đ) Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng để gửi Tổ thẩm định liên ngành.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được công bố, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có trách nhiệm thông báo Quyết định về đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá gửi Tổ thẩm định liên ngành.

Trường hợp người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cư trú ở địa phương ngoài phạm vi địa giới hành chính của Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thì Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người đang được tạm đình chỉ cư trú lập danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá, chuyển đến Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ để tổng hợp, gửi Tổ thẩm định liên ngành.

4. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo, niêm yết công khai danh sách người được đề nghị đặc xá.

5. Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền quy định tại Điều 30 của Luật này về kết quả lập danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá để kiểm sát trước khi gửi Tổ thẩm định liên ngành.

6. Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu căn cứ kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá và danh sách, hồ sơ của người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá gửi Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá.

7. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn thực hiện Điều này.

Điều 16. Thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá

1. Tổ thẩm định liên ngành thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này gửi danh sách, hồ sơ cho Tổ thẩm định liên ngành.

2. Tổ thẩm định liên ngành tổng hợp kết quả thẩm định, lập biên bản thẩm định kèm theo danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá, gửi cho người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này để hoàn thiện danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá theo kết quả thẩm định và chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá theo quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này.

Điều 17. Thẩm tra, duyệt, kiểm tra hồ sơ đề nghị đặc xá và trình Chủ tịch nước danh sách đề nghị đặc xá

1. Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá tập hợp danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá do người có thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này lập theo kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành và chuyển danh sách kèm theo văn bản đề nghị đặc xá đến các ủy viên Hội đồng tư vấn đặc xá để thẩm tra.

2. Ủy viên Hội đồng tư vấn đặc xá nghiên cứu, thẩm tra danh sách, văn bản đề nghị đặc xá; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá giải trình, gửi hồ sơ, cung cấp tài liệu bổ sung. Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của ủy viên Hội đồng tư vấn đặc xá, trình Hội đồng tư vấn đặc xá xem xét, quyết định.

3. Hội đồng tư vấn đặc xá tổ chức duyệt danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá do Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá trình; tổng hợp và lập danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

4. Văn phòng Chủ tịch nước rà soát, kiểm tra danh sách, hồ sơ những người được Hội đồng tư vấn đặc xá đề nghị, trình Chủ tịch nước quyết định.

Điều 18. Thực hiện Quyết định đặc xá

1. Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức công bố Quyết định đặc xá. Quyết định đặc xá được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Quyết định đặc xá và danh sách người được đặc xá được niêm yết tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ nơi người được đặc xá đang chấp hành án và thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội nơi người đó về cư trú, làm việc; trường hợp người được đặc xá là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội được giao quản lý người đó.

2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu tổ chức công bố và thực hiện Quyết định đặc xá đối với người được đặc xá.

3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; Giám thị trại giam thuộc quân khu cấp Giấy chứng nhận đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam được đặc xá.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam Công an cấp tỉnh, nhà tạm giữ Công an cấp huyện được đặc xá.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cấp Giấy chứng nhận đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam cấp quân khu được đặc xá.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu cấp Giấy chứng nhận đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đặc xá.

4. Người đã cấp Giấy chứng nhận đặc xá có trách nhiệm gửi bản sao giấy chứng nhận đó đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành các hình phạt bổ sung, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người được đặc xá về cư trú, làm việc, cơ quan nhận người bị trích xuất.

Trường hợp không xác định được nơi người được đặc xá về cư trú thì cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đặc xá có trách nhiệm liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, đơn vị quân đội để tiếp nhận người được đặc xá và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó sẽ về cư trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người đó về làm việc.

Điều 19. Thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài

1. Khi có Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người được đặc xá là công dân biết và đề nghị phối hợp thực hiện Quyết định đặc xá.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá

1. Người được đặc xá có quyền sau đây:

a) Được cấp Giấy chứng nhận đặc xá;

b) Được chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan giúp đỡ để hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm, ổn định cuộc sống;

c) Được hưởng các quyền khác như người đã chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật.

2. Người được đặc xá có nghĩa vụ sau đây:

a) Xuất trình Giấy chứng nhận đặc xá với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, đơn vị quân đội nơi người đó về cư trú hoặc làm việc;

b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết;

c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

3. Người được đặc xá là người nước ngoài có các quyền quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 21. Quy định chi tiết, hướng dẫn về hồ sơ đề nghị đặc xá, trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định, thẩm tra hồ sơ đề nghị đặc xá

1. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị đặc xá, trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định, thẩm tra danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá và thực hiện Quyết định về đặc xá.

2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan, tổ chức có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn, phối hợp thực hiện việc lập danh sách, xét duyệt hồ sơ đề nghị đặc xá.

Chương III

ĐẶC XÁ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Điều 22. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người đang chấp hành án phạt tù chung thân mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này.

Điều 23. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt

1. Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân báo cáo Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gửi Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

3. Văn phòng Chủ tịch nước rà soát, kiểm tra hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước quyết định.

Điều 24. Thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt

1. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

2. Việc thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài trong trường hợp đặc biệt được áp dụng theo quy định tại Điều 19 của Luật này.

3. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 20 của Luật này.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐẶC XÁ

Điều 25. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Đề nghị Chủ tịch nước đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt.

2. Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, mục đích và nội dung của hoạt động đặc xá.

3. Chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan khác của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện đặc xá theo quy định của Luật này.

Điều 26. Trách nhiệm của Văn phòng Chủ tịch nước

1. Rà soát, kiểm tra danh sách, hồ sơ những người được Hội đồng tư vấn đặc xá hoặc Chính phủ đề nghị, trình Chủ tịch nước quyết định.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức công bố Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá.

3. Thực hiện nhiệm vụ khác về đặc xá được Chủ tịch nước giao.

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan kiểm tra hoạt động đặc xá tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh thực hiện việc lập danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá theo quy định của Luật này.

3. Chỉ đạo công an các cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ người được đặc xá trở về địa phương, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc lập danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá theo quy định của Luật này.

Điều 29. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao

1. Phối hợp với Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động đặc xá.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực lập danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá theo quy định của Luật này.

Điều 30. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Trực tiếp kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 1, các điểm a, b, d và đ khoản 2, khoản 4 Điều 15 và Điều 18 của Luật này. Khi xét thấy cần thiết, trực tiếp kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu thực hiện kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu quy định tại khoản 1, các điểm c, d và đ khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.

3. Thực hiện, hướng dẫn việc thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị khi kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Viện kiểm sát quân sự khu vực trong việc:

a) Cung cấp thông tin, giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá;

b) Nhận, chuyển giao giấy tờ, tiền, tài sản mà người phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác đã nộp.

2. Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, tổ chức khác thực hiện các hoạt động khác liên quan đến công tác đặc xá theo quy định của Luật này.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Đề xuất Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá cho đối tượng quy định tại Điều 22 của Luật này là người nước ngoài theo quy định tại Điều 23 của Luật này.

2. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện tuyên truyền đối ngoại về công tác đặc xá; phối hợp thực hiện Quyết định đặc xá đối với người được đặc xá là người nước ngoài và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến công tác đặc xá theo quy định của Luật này.

Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan

1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đặc xá, Quyết định về đặc xá.

2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nhân thân; cấp giấy chứng nhận, xác nhận về việc chấp hành chính sách, pháp luật, hoàn cảnh gia đình hoặc giấy tờ, tài liệu cần thiết khác của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá.

3. Tiếp nhận, giúp đỡ người được đặc xá trở về hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm, ổn định cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

Điều 34. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

1. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đặc xá, Quyết định về đặc xá.

2. Phối hợp với chính quyền địa phương giúp đỡ người được đặc xá trở về hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm, ổn định cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật

3. Giám sát việc thực hiện pháp luật về đặc xá theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn đặc xá

1. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá.

2. Thẩm tra, duyệt hồ sơ đề nghị đặc xá, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá do Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá trình.

3. Tổng hợp, lập danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

4. Thực hiện nhiệm vụ khác về đặc xá được Chủ tịch nước giao.

Chương V

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG THỰC HIỆN ĐẶC XÁ

Điều 36. Khiếu nại về việc lập danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước

1. Người có đơn xin đặc xá có quyền khiếu nại về việc người đó có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá nhưng không được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu đưa vào danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá.

2. Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.

3. Thời hạn khiếu nại là 05 ngày kể từ ngày thông báo, niêm yết danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này.

Điều 37. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại

1. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi ngay cho người khiếu nại và Viện kiểm sát đã thực hiện kiểm sát việc lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá quy định tại Luật này.

2. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 Điều này có quyền kiến nghị đến Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm giải quyết, nếu chấp nhận khiếu nại, kiến nghị thì đưa vào danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá; nếu không chấp nhận thì đưa vào danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, Viện kiểm sát kiến nghị.

Điều 38. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện đặc xá

Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện đặc xá. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo trong thực hiện đặc xá được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

2. Luật Đặc xá số 07/2007/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Law No. 30/2018/QH14

Hanoi, November 19, 2018

 

LAW

ON PARDON

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Pardon.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Law sets forth principles, time, procedures, competence and responsibilities for grant of pardon; conditions for, rights and obligations of, pardon petitioners and pardon recipients.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment.

2. Agencies, organizations and citizens of the Socialist Republic of Vietnam; foreigners residing in Vietnam, foreign organizations and international organizations operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam that are involved in pardon activities.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Law, these terms below shall be construed as follows:

1. “pardon” means a special clemency granted by the State, under the State Presidents decisions on parole of termed prisoners or life prisoners on the occasion of great national events or holidays, or in special cases.

2. “decision on pardon” means a document promulgated by the State President, stipulating the time of pardon, eligible petitioners, eligibility requirements on the occasion of great national events or holidays, and responsibilities of agencies and organizations in grant of pardon.

3. “pardon decision” means the State President’s decision on parole of termed prisoners or life prisoners.

4. “Pardon Advisory Council” means an inter-branch organization composed of leader representatives of concerned agencies and organizations, which is set up under the State President’s decision to implement the State President’s decision on pardon and to advise the State President on pardon activities.

5. “Inter-Branch Appraisal Group” means an inter-branch organization, composed of representatives of relevant agencies and organizations, which is set up by the Pardon Advisory Council to appraise the list of pardon petitioners and their petition dossiers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Observing the Constitution and law and ensuring the interests of the State and lawful rights and interests of organizations and individuals.

2. Ensuring democracy, objectivity, fairness, publicity and transparency.

3. Meeting the requirements on internal relations, foreign relations, national security and social order and safety.

Article 5. Time of granting pardon

1. The State President shall consider granting pardon on the occasion of great national events and holidays.

2. The State President shall consider granting pardon in exceptional cases to meet requirements pertaining to internal and foreign affairs without regard to the time prescribed in Clause 1 hereof.

Article 6. State policies on pardon

The State encourages prisoners to show repentance and actively participate in rehabilitation study and labor in order to be granted pardon; and enable pardon recipients to integrate into community, stabilize their lives and strive to become citizens useful for society, prevent recidivism and other legal violations.

Article 7. Prohibited acts in grant of pardon

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Giving bribes, taking bribes, broking bribes, or causing harassment in grant of pardon.

3. Issuing or certifying papers or documents related to pardon petitioners in contravention of law.

4. Refusing to issue or certify papers or documents which, as prescribed by law, are supposed to be issued to pardon petitioners.

5. Forging papers and documents in relation with pardon petitioners.

Chapter II

PARDON ON THE OCCASION OF GREAT NATIONAL EVENTS OR HOLIDAYS

SECTION 1. PROCEDURES FOR SUBMITTING REPORTS TO THE STATE PRESIDENT FOR PROMULGATION AND ANNOUNCEMENT OF DECISIONS ON PARDON; ESTABLISHMENT OF PARDON ADVISORY COUNCIL, INTER-BRANCH APPRAISAL GROUP

Article 8. Procedures for submitting reports to the State President for promulgation of decisions on pardon

At the request of the State President or if its pardon proposal is accepted by the State President, the Government shall take charge and cooperate with the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and concerned agencies in, studying and submitting reports to the State President for consideration and promulgation of draft decisions on pardon. The report on and draft decision on pardon must be submitted to the State President at least 60 days before the pardon time in order for the State President to consider granting such a decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Office of the State President shall take charge and cooperate with relevant agencies in announcing the decision on pardon as quickly as possible. The decision on pardon shall be publicized and announced on the mass media.

2. After being publicized, the decision on pardon shall be posted up at prisons or detention centers.

Article 10. Establishment of Pardon Advisory Council, Inter-Branch Appraisal Group

1. The Pardon Advisory Council, set up under the State President’s decision upon the issuance of decision on pardon, is composed of a deputy prime minister as its chairman and representatives of leaderships of the following agencies and organizations as its members:

a) the Supreme People’s Court;

b) the Supreme People’s Procuracy;

c) the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front;

d) the Ministry of Public Security;

dd) the Ministry of Defense;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) the Ministry of Foreign Affairs;

h) the Government Office;

l) the State President Office; and

k) concerned agencies and organizations, to be decided by the State President when necessary.

2. The Standing board of the Pardon Advisory Council is the Ministry of Public Security.

The Standing board of Pardon Advisory Council assists the Pardon Advisory Council to take on responsibilities prescribed in Article 35 hereof.

3. The Inter-Branch Appraisal Group established by the Pardon Advisory Council is composed of representatives of the following:

a) the Supreme People’s Court;

b) the Supreme People’s Procuracy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) the Ministry of Public Security;

dd) the Ministry of Defense;

e) the Ministry of Justice; and

g) concerned agencies and organizations, to be decided by the Pardon Advisory Council when necessary.

SECTION 2. ELIGIBILITY REQUIREMENTS, RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PARDON PETITIONERS

Article 11. Eligibility requirements

1. To be eligible for a pardon, a termed prisoner or life prisoner already commuted to termed imprisonment shall fully meet the following eligibility requirements:

a) He/she has made considerable progress in and had a growing awareness of rehabilitation, and have been ranked as good or excellent while serving his/her imprisonment sentence as prescribed in law on criminal judgment enforcement;

b) He/she has served his/her imprisonment sentence for a defined period of time decided by the State President which, however, must represent at least one-third of his/her imprisonment term; if he/she previously benefited commutation, the commutation duration shall not be included in the duration he/she has served his/her imprisonment sentence; or at least fourteen (14) years, for life imprisonment commuted to term imprisonment, if he/she keep benefiting another commutation, such commutation duration shall not be included in the duration he/she has served his/her imprisonment sentence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) He/she has completely served the additional penalty of fine and has paid the court fee;

d) He/she has fulfilled obligation to return the property or make restitution for the damage caused or other civil obligations in a case where he/she was convicted of corruption offenses or other offenses decided by the State President in every pardon;

dd) He/she has fulfilled a part of the obligation to return the property or make restitution for the damage caused or other civil obligations and the remaining part of obligation remains unfulfilled because of his/her financial hardship in a case where he/she was convicted of offenses other than those prescribed in Point d hereof.

He/she has obtained the consent of the judgment creditor to suspension or non-request of judgment enforcement associated with property that he/she has to return, make restitution or fulfill other civil obligations and such property is not owned by the State.

e) Pardon granted to him/her does not cause negative impact on security and order;

g) He/she does not fall under one of the cases prescribed in Article 12 hereof.

2. A person whose imprisonment sentence has been suspended may petition for a pardon if he/she fully meets following eligibility requirements:

a) He/she has made considerable progress in and had a growing awareness of rehabilitation, and has been ranked as good or excellent while serving his imprisonment sentence before the decision on suspension is issued;

b) He/she has served the imprisonment sentence as prescribed in Point b Clause 1 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) He/she has strictly complied with laws and regulations during the suspension of imprisonment sentence.

3. A person who fully meets requirements prescribed in Points a, c, d, dd, e and g Clause 1, Points a, c and d Clause 2 hereof may has his/her duration of having served their imprisonment sentences decided by the State President shorter than that specified at Point b, Clause 1 of this Article when falling in one of the following cases:

a) He/she has recorded exploits during the time of serving their imprisonment sentences, with certification by the prison or detention center, the criminal enforcement agency of district Public Security or other competent authorities;

b) He/she is a person with meritorious services to the revolution in accordance with law on incentives for people with meritorious services to the revolution; he/she was awarded Brave Combatant title in the Resistance War against the American Empire to Save the Nation; the Labor Hero title, or Resistance-War Order or Medal; he/she is parent, spouse, or child of revolutionary martyrs and has raised the martyrs at an early age; he/she is a child of Vietnamese Heroic Mother; he/she is parent, spouse, or child of people with meritorious services to the revolution and was awarded the medal "For Merit to the Fatherland" or "For Merit to the Nation";

c) He/she has suffered from fatal diseases or chronic ailments that he/she is unable to take care of himself/herself;

d) He/she is under 18 years of age when committing the offense, except for the case prescribed in Clause 4 hereof;

dd) He/she is 70 years of age or older;

e) He/she lives in a severely disadvantaged family and he/she is the only breadwinner in the family;

g) She is pregnant or has a child less than 36 months of age who is living with her in the prison or detention center;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Other cases decided by the State President.

4. A person under 18 years of age who has served the imprisonment and fully meets requirements prescribed in Points a and g Clause 1 of this Article or a person under 18 years of age whose imprisonment sentence has been suspended fully meets requirements prescribed in Point g Clause 1, Points a and d Clause 2 of this Article may has his/her duration of having served their imprisonment sentences decided by the State President shorter than that specified at Point b, Clause 1 of this Article.

5. The Government shall provide guidance on this Article.

Article 12. Persons not eligible for pardon

Persons who fully meet the eligibility requirements specified in Article 11 of this Law may not petition for pardon in the following cases:

1. He/she is convicted of high treason; activities against the people's government; espionage; infringement upon territory; rebellion; terrorism to oppose the people's government; sabotaging facilities of Socialist Republic of Vietnam; making, possessing, spreading information, materials, items for the purpose of opposing the State of Socialist Republic of Vietnam; disruption of security; disruption of detention facilities; terrorism and one of offenses prescribed in the Chapter “Disturbing the peace, crimes against humanity and war crimes” of the Criminal Code;

2. The whole or a part of court judgments or rulings against him/her is being appealed according to cassation or reopening review towards more severe criminal liability;

3. He/she is being examined for penal liability for other criminal acts;

4. He/she was previously granted pardon;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Other cases decided by the State President.

Article 13. Rights and obligations of pardon petitioners

Pardon petitioners have rights and obligations to:

1. keep informed of policies and laws on pardon, the State Presidents decisions on pardon, competent agencies guiding documents on eligibility requirements for pardon petitioners, and other pardon information relevant to them.

2. contact their relatives to collect papers and documents necessary for the completion of the pardon petition dossiers.

3. request competent entities to issue or certify papers and documents necessary for the completion of the pardon petition dossiers.

4. submit papers and documents at the request of authorities competent to petition for pardon; declare their truthful and adequate personal information in relation with the petitions for pardon.

5. lodge complaints or denunciations according to the provisions of Chapter V of this Law.

SECTION 3. PROCEDURES FOR PETITION FOR PARDON, GRANT OF PARDON DECISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A petition for pardon.

2. Documents evidencing the personal backgrounds and family circumstances of the pardon petitioner.

3. Documents evidencing the completion of additional penalty of fine and full payment of the court fee. A decision made by the competent court in case of exemption from the fine or court fee.

A convict of offense prescribed in Point d Clause 1 Article 11 of this Law must have proof of complete fulfillment of the obligation to return the property or make restitution, or of other civil obligations.

A person in the case prescribed in Point dd Clause 1 Article 11 of this Law must give proof that he/she has completely fulfilled the obligation or has partly fulfilled the obligation to return the property or make restitution or other civil obligations and has obtained a decision made by the civil judgment enforcement agency certifying judgment debtor’s incapacity to satisfy the judgment debt. If the judgment creditor consents to the judgment enforcement suspension or gives no request for judgment enforcement associated with the property not owned by the state, such consent must be made in writing with certification of the competent authority.

A person in the case prescribed in Point c Clause 3 Article 11 of this Law must obtain a conclusion of the Medical Examination Council, or at least a provincial-level or military-zone hospital.

A person in the case prescribed in Point e Clause 3 Article 11 of this Law must obtain a certification of the People’s Committee of commune where his/her family is residing.

A person in the case prescribed in Point h Clause 3 Article 11 of this Law must obtain a certificate of disability issued by the People’s Committee of commune where he/she resides; or a decision issued by the competent court, declaring that he/she has difficulties in perception and behavior control.

4. A commitment not to violate law and to continue to completely serve the additional penalties being fines or restitution, fulfill obligation to return the property or fulfill other civil obligations after being granted pardon.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If a person petitions for a pardon and his/her imprisonment sentence has been suspended, he/she must obtain a petition for pardon made by the People’s Court of province, the Military Court of military zone and appraisal of the People’s Committee of commune, military unit in charge if he/she has strictly complied with laws and regulations during such suspension period.

Article 15. Procedures for making pardon petition dossiers and lists of eligible pardon petitioners

1. Promptly after a decision on pardon is publicized and announced on means of mass media, prisons, detention centers, criminal enforcement agencies of district Public Security shall post it up and notify prisoners of such a decision.

Within 5 days from the date on which the decision on pardon is posted up and notified, a termed prisoner or life prisoner already commuted to termed prisoner prescribed in Article 11 and Article 12 of this Law is entitled to make a petition for pardon.

2. Within 10 days from the date on which the decision on pardon is posted up and notified, lists and dossiers of eligible pardon petitioners are elaborated as follows:

a) The superintendent of a prison affiliated to the Ministry of Public Security shall submit a list of eligible pardon petitioners together with their dossiers to the Inter-Branch Appraisal Group;

b) The superintendent of a detention center affiliated to the Ministry of Public Security shall submit a list of eligible pardon petitioners together with their dossiers to the head of its superior body, which are forwarded to the Inter-Branch Appraisal Group thereafter;

c) The superintendent of a detention center affiliated to Provincial Public Security, the Head of criminal enforcement agency of District Public Security shall submit a list of eligible pardon petitioners together with their dossiers to the Head of criminal enforcement agency of Provincial Public Security, which are forwarded to the Inter-Branch Appraisal Group thereafter;

d) With regard to a convict who has been serving the sentence in a prison, detention center, or criminal enforcement agency of District Public Security and temporarily released for investigation, prosecution, trial purposes but has not been prosecuted for other criminal offenses, if he/she is fully eligible for a pardon, the Superintendent of the prison or detention center or the Head of criminal enforcement agency of District Public Security in charge of his/her original case file shall prepare a petition for pardon for him/her. If the Superintendent of the detention center or the Head of criminal enforcement agency of District Public Security only receives the temporarily released person without managing his/her original case file, the Superintendent or the Head shall cooperate with the agency in charge of such original case file in preparing a petition for pardon;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Within 15 days from the date on which the decision on pardon is publicized or announced on the means of mass media, the Chief Judge of People’s Court of province, the Chief Judge of Military Court of military zone who has issued decisions on suspension of imprisonment sentence shall notify this decision on pardon to those who have benefited these suspension decisions, and then submit a list of eligible pardon petitioners together with their dossiers to the Inter-Branch Appraisal Group.

If the person who has benefited an imprisonment suspension has resided in a place beyond the administrative division of the Court which issued such suspension decision, this Court shall notify the People’s Court of district or military zone where such person resides of including this person in the list of eligible pardon petitioners and preparing the pardon petition dossier, and then submitting them to the Inter-Branch Appraisal Group.

4. The superintendent of prison or detention center, the Head of criminal enforcement agency of District Public Security, the Chief Judge of Provincial People’s Court and the Chief Judge of Military Court of military zone shall notify and post up the list of pardon petitioners.

5. Superintendents of prisons affiliated to the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Heads of prison’s superior body affiliated to the Ministry of Public Security, the Head of criminal enforcement agency of Provincial Public Security or military zone, the Chief Judge of Provincial People’s Court and the Chief Judge of Military Court of military zone shall notify the competent People’s Procuracy in writing as prescribed in Article 30 of this Law of the list of eligible pardon petitioners and their dossiers for examination before forwarding them to the Inter-Branch Appraisal Group.

6. Superintendents of prisons affiliated to the Ministry of Public Security, the Heads of prison’s superior body affiliated to the Ministry of Public Security, the Head of criminal enforcement agency of Provincial Public Security, the Head of criminal enforcement agency affiliated to the Ministry of National Defense, the Chief Judge of Provincial People’s Court and the Chief Judge of Military Court of military zone shall, according to the appraisal result of the Inter-Branch Appraisal Group, prepare two separate lists: a list of eligible pardon petitioners enclosed with their dossiers and a list of ineligible pardon petitioners enclosed with their dossiers, and then send them to the Standing Board of Pardon Advisory Council.

7. The Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, within their tasks and powers, shall provide guidelines for this Article.

Article 16. Appraisal of pardon petition dossier

1. The Inter-Branch Appraisal Group shall appraise a list of eligible pardon petitioners and enclosed dossiers within 15 days from the date on which they are sent from the competent entity prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 15 of this Law.

2. The Inter-Branch Appraisal Group shall make a final appraisal report enclosed with a list of eligible pardon petitioners and a list of ineligible pardon petitioners, and then send them to the competent entity prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 15 of this Law to complete the list of eligible pardon petitioners and their dossiers according to the final appraisal report. These list and dossiers shall be forwarded to the Standing Board of Pardon Advisory Council as prescribed in Clause 6 Article 15 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Standing Board of Pardon Advisory Council shall collect lists of eligible and ineligible pardon petitioners and their dossiers made by the competent entities prescribed in Clause 6 Article 15 of this Law according to the final appraisal report of the Inter-Branch Appraisal Group, and then transfer the lists and petitions for pardon to members of the Pardon Advisory Council for verification.

2. Members of Pardon Advisory Council shall verify the lists and petitions for pardon; in necessary cases, the Standing Board of Pardon Advisory Council may be required to provide explanation and additional documents. The Standing Board of Pardon Advisory Council shall gather opinions of members of the Pardon Advisory Council and present them to the Pardon Advisory Council for consideration.

3. The Pardon Advisory Council shall consider the lists and pardon petition dossiers presented by the Standing Board of Pardon Advisory Council for approval; and then make a final list of eligible pardon petitioners and send it and dossiers enclosed to the State President for consideration.

4. The State President Office shall examine the list of eligible pardon petitioners and dossiers enclosed to the State President and submit them to the State President for decision.

Article 18. Implementation of pardon decisions

1. The Office of the State President shall take charge and cooperate with relevant agencies in announcing pardon decisions. The pardon decision shall be publicized and announced on the mass media.

The pardon decision and list of pardon recipients shall be posted up at prisons, detention centers where the pardon recipients have served their sentences and sent to the People’s Committee of commune or military unit where they are going to reside or serve; if a pardon recipient has benefited an imprisonment suspension, the People’s Committee of commune or military unit in charge shall be notified in writing.

2. Superintendents of prisons, detention centers, the Head of criminal enforcement agency of District Public Security, the Head of criminal enforcement agency of military zone, the Chief Judge of Provincial People’s Court and the Chief Judge of Military Court of military zone shall announce and grant the pardon decision to pardon recipients.

3. Superintendents of prisons, detention centers affiliated to the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense; superintendents of detention centers affiliated to military zone shall grant certificates of pardon to those having served their sentences in prisons, detention centers that are offered pardon.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Head of criminal enforcement agency of military zone shall grant certificates of pardon to those having served their sentences in detention centers of military zone that are offered pardon.

The Chief Judge of People’s Court of Province, the Chief Judge of Military Court of military zone shall grant certificates of pardon to those having benefited imprisonment suspension that are offered pardon.

4. Holders of certificates of pardon shall send copies of these certificates to the National Center for Judicial Records, the Court that issued the judgment enforcement decision, the agency in charge of enforcement of additional penalties, the civil enforcement agency which issued the certification of the judgment debtor’s incapacity to satisfy the judgment debt, the criminal enforcement agency affiliated to District Public Security, the People’s Committee of commune, military unit where the pardon recipient is going to reside or serve, and the unit that receives the temporarily released person.

If the place where the pardon recipient is going to reside is not identifiable, the issuing agency of the certificate of pardon shall contact with the People’s Committee of commune or military unit to receive the pardon recipient and send a copy of certificate to that People's Committee of commune or military unit.

Article 19. Grant of pardon decisions to foreigners

1. Upon the grant of a pardon decision to foreigners, the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense shall take charge and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs in, notifying those decisions to diplomatic missions or consulates of countries of which pardon recipients are citizens for coordinated implementation of the pardon decision.

2. The Government shall provide guidance on this Article.

Article 20. Rights and obligations of pardon recipients

1. Pardon recipients have the rights:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) to be enabled and assisted by local administrations and concerned agencies or organizations to integrate themselves into their families and communities, have jobs and stabilize their lives;

c) to enjoy other rights like persons who have completely served their imprisonment sentences in accordance with law.

2. Pardon recipients have the obligations:

a) to present pardon certificates to People’s Committees of communes or military units they are going to reside or serve;

b) to fulfill all the committed obligations;

c) to strictly observe laws.

3. A foreign pardon recipient may exercise rights prescribed in Point a and Point c Clause 1 of this Article and have to fulfill obligations prescribed in Point b and Point c Clause 2 of this Article.

Article 21. Guidance on pardon petition dossiers, procedures for making lists of eligible pardon petitioners and dossiers thereof

1. The Government shall provide guidance on pardon petition dossiers, procedures for making lists of eligible pardon petitioners and dossiers thereof and implementation of decisions on pardon.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

PARDON IN SPECIAL CASES

Article 22. Persons granted pardon in special cases

In special cases, in order to meet the States domestic and foreign relation requirements, the State President may decide to grant pardon to termed prisoners or life prisoners who are serving imprisonment sentences or persons eligible for postponement of or suspension from serving their imprisonment sentences, regardless of whether they satisfy the conditions specified in Articles 11 and 12 of this Law.

Article 23. Procedures for making pardon petition dossiers in special cases

1. At the State Presidents request or the Governments pardon petition accepted by the State President, the Government shall take charge and cooperate with the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and concerned agencies or organizations in. making dossiers of pardon petitioners and submit them to the State President for consideration and decision.

2. The Ministry of Public Security shall prepare pardon petition dossiers for termed prisoners and life prisoners and send them to the Government; the Government shall then forward them to the State President for consideration.

The Supreme People’s Court shall prepare pardon petition dossiers for those who have benefited imprisonment delay or suspension and send them to the Government; the Government shall then forward them to the State President for consideration.

3. The State President Office shall examine dossiers of eligible pardon petitioners and submit them to the State President for decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall, within the ambit of their tasks and powers, implement the pardon decisions in special cases.

2. The implementation of the pardon decisions for foreigners in special cases complies with Article 19 of this Law.

3. Persons granted pardon in special cases have the rights and obligations defined in Article 20 of this Law.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN GRANT OF PARDON

Article 25. Responsibilities of the Government

1. Request the State President to grant pardon on the occasion of great national events and holidays or in special cases.

2. Direct the propagation and dissemination of the significance, purposes and contents of pardon activities.

3. Direct the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, other governmental agencies and People’s Committees to effect the pardon in accordance with this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Examine the list of eligible pardon petitioners and dossiers enclosed submitted by the Pardon Advisory Council or the Government and forward them to the State President for decision.

2. Take charge and cooperate with relevant agencies in announcing decisions on pardon, pardon decisions.

3. Perform other pardon-related tasks assigned by the State President.

Article 27. Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. Take charge and cooperate with the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Ministry of Justice and concerned agencies in, inspecting pardon activities in prisons and detention centers, and criminal enforcement agencies affiliated to provincial or district Public Security.

2. Guide, inspect and urge superintendents of prisons and detention centers affiliated to the Ministry of Public Security and the heads of criminal enforcement agencies affiliated to provincial Public Security to make lists of pardon petitioners and dossiers thereof and implement decisions on pardon and pardon decisions in accordance with this Law.

3. Direct Public Security bodies to coordinate with concerned agencies or organizations in managing, educating and helping pardon recipients who return to their localities, integrate into the community, stabilize their life soon, and preventing them from relapsing into illegal acts.

Article 28. Responsibilities of the Ministry of Defense

Guide, inspect and urge superintendents of prisons and detention centers affiliated to the Ministry of National Defense and the heads of criminal enforcement agencies of military zone to make lists of pardon petitioners and dossiers thereof and implement decisions on pardon and pardon decisions in accordance with this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Coordinate with the Government, the Supreme People’s Procuracy, the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the Ministry of Justice and concerned agencies and organizations in pardon activities.

2. Guide, inspect and urge People’s Courts of provinces and districts, Military Courts of military zones and regions to make lists of pardon petitioners and dossiers thereof and effect the decisions on pardon, pardon decisions in accordance with this Law.

Article 30. Responsibilities of the Supreme People’s Procuracy

1. Directly examine the preparation of pardon petition dossiers and the implementation of the pardon decisions at prisons and detention centers affiliated to Ministry of Public Security or the Ministry of Defense in accordance with Clause 1, Points a, b and dd Clause 2, Clause 4 Article 15, and Article 18 of this Law. Directly examine the preparation of pardon petition dossiers and the implementation of the pardon decisions at detention centers affiliated to Provincial Public Security, detention centers of military zone, criminal enforcement agencies affiliated to Provincial Public Security, Provincial People’s Courts, Military Courts of military zones under competence of the Provincial People’s Procuracy, Military Procuracy of military zones as prescribed in Clause 2 of this Article.

2. Guide, inspect and urge provincial People’s Procuracies, Military Procuracies of military zones or equivalent levels to examine the preparation of pardon petition dossiers and the implementation of pardon decisions at detention centers under provincial Public Security, military zones, criminal enforcement agencies of provincial Public Security, provincial People’s Courts, Military Courts of military zones in accordance with Clauses 1 and 2, Article 15, and Article 18 of this Law.

3. Exercise and provide guidance on exercising of the rights to request upon examination of preparation of pardon petition dossiers, implementation of pardon decision; examine handling of complaints as prescribed in Article 37 of this Law.

Article 31. Responsibilities of the Ministry of Justice

1. Direct civil enforcement agencies to cooperate with prisons, detention centers, criminal enforcement agencies affiliated to provincial, district Public Security, criminal enforcement agencies of military zones, People’s Courts of provinces and districts, Military Courts of zones and regions, the People’s Procuracies of provinces or districts, the Military Procuracies of military zones and regions in:

a) Providing information and documents related to obligations to civil matters in the criminal judgment of eligible pardon petitioners;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Cooperate with the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and other agencies and organizations in carrying out other pardon-related activities in accordance with this Law.

Article 32. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs

1. Propose the Government to request the State President to consider granting pardon to entities prescribed in Article 22 of this Law being foreigners as prescribed in Article 23 of this Law.

2. Cooperate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and relevant Ministries and agencies in propagating foreign affairs about pardon activities; in implementing pardon decisions for pardon recipients being foreigners and carrying out other pardon-related activities as prescribed in this Law.

Article 33. Responsibilities of People’s Committees and concerned agencies and organizations

1. Propagate, raise public awareness of legal regulations on pardon, decisions on pardon.

2. Supply information and documents on personal backgrounds; grant certificates to, or certify the observance of policies and law soft, family circumstances, other necessary papers or documents of eligible pardon petitioners.

3. Receive, enable and help pardon recipients reintegrate into their families and communities, have jobs, stabilize their life and become citizens useful for society, prevent them from relapsing into illegal acts.

4. The Government shall provide guidance on Clause 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Cooperate with related agencies and organizations in propagating and raising legal knowledge of pardon and decisions on pardon.

2. Cooperate with local administrations in helping pardon recipients reintegrate into their families and communities, have jobs, stabilize their life and become citizens useful for society, prevent them from relapsing into illegal acts.

3. Supervise the implementation of laws and regulations on pardon as per the law.

Article 35. Responsibilities of the Pardon Advisory Council

1. Implement decisions on pardon.

2. Verify and approve pardon petition dossiers, lists of eligible and ineligible pardon petitioners submitted by the Standing Board of Pardon Advisory Council.

3. Make a final list of eligible pardon petitioners and send it to the State President for consideration and decision.

4. Perform other pardon-related tasks assigned by the State President.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36. Complaints about lists of eligible pardon petitioners on the occasion of great national events or holidays

1. Pardon petitioner may lodge complaints about non-inclusion of their names in lists of pardon petitioners despite their eligibility by superintendents of prisons or detention centers under the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense, the heads of provincial Public Security, the heads of criminal enforcement agencies of military zones, the Chief Judge of People’s Courts of provinces, the Chief Judge of Military Courts of military zones.

2. Complainants may lodge complaints by themselves or through their representatives to the competent entities prescribed in Clause 1 Article 37 of this Law.

3. The time limit for lodging complaints is five working days from the date on which the lists of eligible pardon petitioners is announced and posted up as prescribed in Clause 4 Article 15 of this Law.

Article 37. Complaint settlement competence and time limit

1. Superintendents of prisons or detention centers affiliated to the Ministry of National Defense, the heads of prison’s superior bodies affiliated to the Ministry of Public Security, the heads of provincial Public Security, the heads of criminal enforcement agencies of military zones, the Chief Judge of People’s Courts of provinces, the Chief Judge of Military Courts of military zones shall consider and settle complaints within 05 days after receiving them.

The complaint handling decision must be promptly sent to the complainant and the People’s Procuracy which examined the preparation of list of eligible pardon petitioners and dossiers thereof in accordance with this Law.

2. If disagreeing with complaint settlement decisions of the competent persons prescribed in Clause 1 of this Article, within 05 days after receiving the decisions, the complainants may further lodge their complaints to the Minister of Public Security or the Minister of Defense, the Chief Justice of the Supreme People’s Court; the People’s Procuracy prescribed in Clause 1 of this Article may send a proposal to the Minister of Public Security, the Minister of National Defense, the Chief Justice of the Supreme People’s Court.

Within 05 days from the receipt of a complaint, the Minister of Public Security, the Minister of National Defense, the Chief Justice of the Supreme People’s Court must deal with it, if the complaint is accepted, the eligible pardon petitioner shall be included in the equivalent list; if the complaint is rejected, the ineligible pardon petitioner shall be included in the equivalent list; and give a written notice to the complainant and the People’s Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Individuals may denounce law violations in grant of pardon. Denunciations against law violations in grant of pardon shall be settled in accordance with the law on denunciations.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 39. Entry in force

1. This Law comes into force as of July 1, 2019.

2. The Law on Pardon No. 07/2007/QH12 ceases to have effect from the effective date of this Law.

This Law is passed by the 14th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam during the 6th session on November 19, 2018.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Đặc xá 2018

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


45.434

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.34.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!