THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
1762/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2009
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 33/2009/QH12 CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC THI HÀNH
LUẬT
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng
6 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Việc ban hành Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm
thể chế hóa một bước chủ trương cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết
số 08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, chủ trương nhân đạo hóa
của Đảng và Nhà nước ta, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực
tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Để triển khai thi hành Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19
tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Hình sự (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 33/2009/QH12), Thủ tướng
Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các công việc sau đây:
1. Bộ Tư pháp:
a. Chủ trì, phối hợp với Hội đồng
phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ xây dựng kế hoạch
phổ biến, tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và
Nghị quyết số 33/2009/QH12, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong quý IV năm 2009 và
quý I năm 2010; xác định nội dung, chương trình phổ biến, tuyên truyền Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; phối hợp với các cơ quan hữu quan
tổ chức biên soạn đề cương, tài liệu tập huấn phù hợp với từng loại đối tượng
và bồi dưỡng báo cáo viên để phổ biến, tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12.
Phối hợp với các cơ quan báo chí,
phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương tổ chức phổ biến, tuyên truyền
rộng rãi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số
33/2009/QH12 trong nhân dân.
Tổ chức giới thiệu nội dung của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12
cho cán bộ, công chức ngành tư pháp;
b. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
các Bộ, ngành hữu quan khác tổ chức việc rà soát các văn bản quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 1990 do Chính phủ và liên ngành ban hành
để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những
văn bản không còn phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự. Chậm nhất là trong quý I năm 2010 phải lên được danh mục các văn bản đề
nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới.
c. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
các Bộ, ngành hữu quan khác khẩn trương xây dựng các Thông tư liên tịch hướng dẫn
áp dụng các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
về các tội phạm trong trong lĩnh vực môi trường, đất đai, tài chính - kế toán,
thuế, chứng khoán. Việc xây dựng các Thông tư liên tịch này cần phải hoàn thành
chậm nhất là trong quý II năm 2010.
Phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch
hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự về các tội phạm khác.
2. Bộ Công an:
a. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
điều tra trong Công an nhân dân khẩn trương tiến hành rà soát các vụ án đang
trong quá trình điều tra mà bị can thuộc diện không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo Nghị quyết số 33/2009/QH12 để kịp thời làm thủ tục đình chỉ điều
tra đối với họ. Chậm nhất là trong quý IV năm 2009 phải hoàn thành.
Chỉ đạo, hướng dẫn các trại giam,
trại tạm giam trong Công an nhân dân khẩn trương tiến hành rà soát các đối tượng
phạm nhân thuộc diện được chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân hoặc được
miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại theo Nghị quyết số 33/2009/QH12 để kịp
thời làm thủ tục đối với họ, đồng thời, đề nghị làm thủ tục xóa án tích cho họ.
Chậm nhất là trong quý IV năm 2009 phải hoàn thành;
b. Khẩn trương tổ chức tập huấn
trong ngành mình về nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12 cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác điều
tra, thi hành án hình sự. Chậm nhất là trong quý I năm 2010 phải hoàn thành.
Tổ chức giới thiệu nội dung của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12
trong cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn về nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12 cho cán bộ, công chức
hải quan, kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra tội phạm;
c. Chủ động rà soát các văn bản hướng
dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 do mình ban hành để hủy bỏ, sửa đổi, bổ
sung các văn bản không còn phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự hoặc ban hành văn bản mới theo thẩm quyền; có kiến nghị
cụ thể để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên tịch,
các văn bản của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự
năm 1999. Chậm nhất là trong quý I năm 2010 phải lên được danh mục các văn bản
đề nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới;
d. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư
pháp, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
các Bộ, ngành hữu quan khác khẩn trương xây dựng các Thông tư liên tịch hướng dẫn
áp dụng các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng. Việc xây dựng các Thông tư liên tịch này phải được
hoàn thành chậm nhất là trong quý III năm 2010.
Phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch
hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự về các tội phạm khác.
3. Bộ Quốc phòng:
a. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
điều tra trong Quân đội nhân dân khẩn trương tiến hành rà soát các vụ án đang
trong quá trình điều tra mà bị can thuộc diện không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo Nghị quyết số 33/2009/QH12 để kịp thời làm thủ tục đình chỉ điều
tra đối với họ. Chậm nhất là trong quý IV năm 2009 phải hoàn thành.
Chỉ đạo, hướng dẫn các trại giam,
trại tạm giam trong Quân đội nhân dân khẩn trương tiến hành rà soát các đối tượng
phạm nhân thuộc diện được chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân hoặc được
miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại theo Nghị quyết số 33/2009/QH12 để kịp
thời làm thủ tục đối với họ, đồng thời, đề nghị làm thủ tục xóa án tích cho họ.
Chậm nhất là trong quý IV năm 2009 phải hoàn thành;
b. Khẩn trương tổ chức tập huấn
trong ngành mình về nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12 cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác điều
tra, thi hành án hình sự. Chậm nhất là trong quý IV năm 2009 phải hoàn thành.
Tổ chức giới thiệu nội dung của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự trong cán bộ, chiến sĩ Quân đội
nhân dân;
c. Chủ động rà soát các văn bản hướng
dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 do mình ban hành để hủy bỏ, sửa đổi, bổ
sung các văn bản không còn phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự hoặc ban hành văn bản mới theo thẩm quyền; có kiến nghị
cụ thể để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên tịch,
các văn bản của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự
năm 1999. Chậm nhất là trong quý I năm 2010 phải lên được danh mục các văn bản
đề nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới.
d. Phối hợp xây dựng các Thông tư
liên tịch hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình
sự.
4. Bộ Tài chính:
a. Khẩn trương tổ chức tập huấn về
nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết
số 33/2009/QH12 cho cán bộ, công chức hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra
tội phạm. Chậm nhất là trong quý IV năm 2009 phải hoàn thành.
Tổ chức giới thiệu nội dung của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự trong ngành mình, nhất là nội
dung về các tội phạm trong lĩnh vực tài chính - kế toán, thuế, chứng khoán;
b. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư
pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành hữu quan bố trí ngân sách, bảo
đảm nguồn kinh phí cần thiết cho việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12. Chậm nhất là
trong quý IV năm 2009 phải hoàn thành;
c. Tham gia xây dựng Thông tư liên
tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực tài chính - kế toán, thuế, chứng
khoán.
5. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
a. Khẩn trương tổ chức tập huấn về
nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết
số 33/2009/QH12 cho cán bộ, công chức kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra
tội phạm. Chậm nhất là trong quý IV năm 2009 phải hoàn thành.
Tổ chức giới thiệu nội dung của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự trong ngành mình.
b. Tham gia xây dựng Thông tư liên
tịch hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực môi trường liên quan đến động vật
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và khu bảo tồn
thiên nhiên.
6. Bộ Thông tin và
Truyền thông:
a. Phối hợp với Bộ Tư pháp và Hội đồng
phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ tổ chức phổ biến,
tuyên truyền nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
và Nghị quyết số 33/2009/QH12 trong nhân dân.
Tổ chức giới thiệu nội dung của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự trong ngành mình, nhất là nội
dung về các tội phạm trong lĩnh vực do mình phụ trách;
b. Tham gia xây dựng Thông tư liên
tịch hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Hình sự liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
7. Bộ Khoa học và
Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a. Tổ chức giới thiệu nội dung của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự trong ngành mình, nhất là
nội dung quy định về các tội phạm trong lĩnh vực do Bộ mình phụ trách;
b. Tham gia xây dựng Thông tư liên
tịch hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Hình sự liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
8. Bộ Tài nguyên
và Môi trường:
a. Tổ chức giới thiệu nội dung của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự trong ngành mình, nhất là
nội dung quy định về các tội phạm trong lĩnh vực do Bộ mình phụ trách;
b. Tham gia xây dựng Thông tư liên
tịch hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Hình sự liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực môi trường, đất đai.
9. Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam:
a. Tổ chức giới thiệu nội dung của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự trong ngành mình, nhất là
nội dung quy định về các tội phạm trong lĩnh vực do ngành mình phụ trách;
b. Tham gia xây dựng Thông tư liên
tịch hướng dẫn áp dụng quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự liên quan đến tội phạm rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
10. Đài Truyền
hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng
khác ở Trung ương và địa phương có kế hoạch ưu tiên cho việc phổ biến, tuyên
truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số
33/2009/QH12; có chương trình, chuyên mục giới thiệu, giải thích nội dung Luật
này, nhất là những quy định về tội phạm mới được bổ sung. Riêng trong quý IV
năm 2009 ưu tiên tổ chức các đợt tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương.
11. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động rà soát các quy định pháp luật
hiện hành trong lĩnh vực mình phụ trách để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các văn bản
do mình ban hành có nội dung không còn phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự hoặc ban hành văn bản mới theo thẩm quyền;
kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy
bỏ các văn bản có nội dung không còn phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Chậm nhất là trong quý I năm 2010 phải
lên được danh mục các văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới.
12. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan,
Ban, ngành ở địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức phổ biến,
tuyên truyền rộng rãi nội dung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12 tại địa phương.
13. Đề nghị Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
Tổ quốc phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến
giáo dục pháp luật của Chính phủ trong việc tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12 trong
nhân dân.
14. Đề nghị Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư
pháp, Bộ Công an và các Bộ, ngành hữu quan khác trong việc tuyên truyền, phổ biến
và xây dựng các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12.
15. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có kế hoạch cụ thể, khẩn trương triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện
Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trương Vĩnh Trọng
|