Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 số 101/2015/QH13 áp dụng 2024

Số hiệu: 101/2015/QH13 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 27/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vừa được ban hành ngày 27/11/2015 với nhiều quy định mới về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự; người tham gia tố tụng HS; bào chữa, bảo về quyền và nghĩa vụ của bị hại, đương sự; biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;...

 

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 gồm 9 Phần, 36 Chương, 510 Điều (thay vì Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 gồm 8 Phần, 37 Chương, 346 Điều). Bộ luật TTHS 2015 gồm các Phần sau:

- Những quy định chung

- Khởi tố, điều tra vụ án hình sự

- Truy tố

- Xét xử vụ án hình sự

- Một số quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án

- Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

- Thủ tục đặc biệt

- Hợp tác quốc tế

- Điều khoản thi hành

Bộ luật tố tụng HS 2015 có một số quy định nổi bật sau:

- Điều 73 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

Người bào chữa có quyền quy định tại Khoản 1 Điều 73 Bộ luật 101/2015/QH13, trong đó có quyền:

+ Gặp, hỏi người bị buộc tội;

+ Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

+ Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

+ Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Điều 78 Bộ luật số 101 tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục đăng ký bào chữa

+ Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.

+ Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:

Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư;

Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình CMND hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;

Bào chữa viên nhân dân xuất trình CMND hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân;

Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.

- Điều 85 Luật 101/2015/QH13 bổ sung một số vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự gồm:

+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

- Quy định dữ liệu điện tử tại Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

+ Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

+ Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

- Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự bổ sung căn cứ khởi tố vụ án hình sự:

+ Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

- Khám nghiệm tử thi theo Điều 202 Luật số 101/2015/QH13

Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo Điều 178 Bộ luật TTHS 2015.

- Điều 215 Bộ luật tố tụng HS 2015 quy định yêu cầu định giá tài sản

+ Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

+ Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

-  Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt tại Điều 224 Bộ luật 101/2015/QH13

Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:

+ Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;

+ Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc tranh luận tại phiên tòa

+ Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.

+ Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.

 

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 101/2015/QH13

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015

BỘ LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng hình sự,

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, NHIỆM VỤ, HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Điều 2. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Điều 3. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự

1. Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

b) Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

c) Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

d) Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.

đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

e) Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

g) Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

k) Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.

l) Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.

m) Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

n) Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngón tay của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

o) Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.

2. Trong Bộ luật này, những từ ngữ dưới đây được gọi như sau:

a) Cơ quan điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp huyện.

b) Cơ quan điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp tỉnh.

c) Cơ quan điều tra quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu.

d) Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

đ) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

e) Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

g) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện.

h) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

i) Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Tòa án quân sự cấp quân khu.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

1. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

4. Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

5. Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu, đồ vật có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.

6. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

Điều 6. Phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội

1. Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.

2. Cơ quan, tổ chức hữu quan phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Chương II

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 7. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự

Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

Điều 8. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.

Điều 9. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật

Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

Điều 11. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân

Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.

Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

Điều 12. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

Điều 13. Suy đoán vô tội

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Điều 14. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm

Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Điều 15. Xác định sự thật của vụ án

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.

Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.

Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

Điều 19. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này.

Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

Điều 20. Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự

Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội.

Điều 21. Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 22. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia

Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.

Điều 23. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 24. Tòa án xét xử tập thể

Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.

Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.

Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Điều 26. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Điều 27. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm

1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.

Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Điều 28. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 29. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.

Điều 30. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 31. Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.

2. Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại.

Điều 32. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.

Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.

Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.

Điều 33. Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự

1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

2. Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Nếu phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật.

Chương III

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:

a) Cơ quan điều tra;

b) Viện kiểm sát;

c) Tòa án.

2. Người tiến hành tố tụng gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

Điều 35. Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

a) Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;

b) Các cơ quan của Hải quan;

c) Các cơ quan của Kiểm lâm;

d) Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;

đ) Các cơ quan của Kiểm ngư;

e) Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

g) Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Các cơ quan cụ thể được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản này được quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

2. Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

a) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;

b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;

c) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

d) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;

đ) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

e) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;

g) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.

h) Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra;

b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm tra việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

c) Quyết định phân công hoặc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; kiểm tra các hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Cán bộ điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Điều tra viên.

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

Khi vắng mặt, Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định ủy thác điều tra;

b) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của Bộ luật này;

c) Quyết định truy nã, đình nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;

d) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, khai quật tử thi, thực nghiệm điều tra, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản.

đ) Trực tiếp kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và tiến hành các biện pháp điều tra;

e) Kết luận điều tra vụ án;

g) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra vụ án, bị can;

h) Ra các lệnh, quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

3. Khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.

4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.

Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra

1. Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:

a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;

b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

c) Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.

2. Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.

Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo thẩm quyền;

b) Quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra trong việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

c) Kiểm tra hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cán bộ điều tra;

d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra;

đ) Quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát.

Khi vắng mặt, cấp trưởng ủy quyền cho một cấp phó được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng. Cấp phó chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng, những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;

c) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;

d) Quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

đ) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai bị hại, đương sự; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

e) Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này;

g) Kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra; quyết định phục hồi điều tra.

3. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, những người được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;

c) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

d) Triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự.

4. Cán bộ điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; lấy lời khai của những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Hỏi cung bị can; lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người làm chứng, bị hại, đương sự;

d) Tiến hành khám nghiệm hiện trường; thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án.

5. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo thẩm quyền;

b) Quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

c) Kiểm tra hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cán bộ điều tra;

d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra.

Khi cấp trưởng vắng mặt, một cấp phó được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, những người được quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;

c) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;

d) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

đ) Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làm chứng, bị hại, đương sự.

3. Cán bộ điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; lấy lời khai của những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làm chứng, bị hại, đương sự;

d) Tiến hành khám nghiệm hiện trường; thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

đ) Giao, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

4. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát

1. Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự;

b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát;

c) Quyết định phân công hoặc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Kiểm sát viên;

d) Quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Khi vắng mặt, Viện trưởng Viện kiểm sát ủy quyền cho một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát về nhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập, tách vụ án;

c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quyết định việc gia hạn kiểm tra và xác minh nguồn tin về tội phạm, gia hạn tạm giữ, gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam, gia hạn truy tố;

d) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;

đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

e) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

g) Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

h) Quyết định hủy bỏ các quyết định, lệnh không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

i) Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra; quyết định chuyển vụ án;

k) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

l) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

m) Quyết định truy tố bị can, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại;

n) Yêu cầu phục hồi điều tra; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra đối với bị can, phục hồi vụ án, phục hồi vụ án đối với bị can;

o) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;

p) Thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật;

q) Ban hành quyết định, lệnh và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

3. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.

4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

c) Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

d) Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;

đ) Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;

e) Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;

g) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

h) Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

i) Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;

k) Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

l) Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

m) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án;

n) Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;

o) Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật;

p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này.

2. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát về hành vi, quyết định của mình.

Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên

1. Kiểm tra viên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Kiểm sát viên:

a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự;

b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

c) Giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác.

2. Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình.

Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án

1. Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức việc xét xử vụ án hình sự; quyết định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử;

b) Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự;

c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;

d) Ra quyết định thi hành án hình sự;

đ) Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù;

e) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;

g) Quyết định xoá án tích;

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Khi vắng mặt, Chánh án Tòa án ủy quyền cho một Phó Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án về nhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng;

b) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

c) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

d) Kiến nghị, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

đ) Quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án;

e) Tiến hành hoạt động tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Chánh án Tòa án không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.

4. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán

1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;

b) Tiến hành xét xử vụ án;

c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;

d) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

3. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm

1. Hội thẩm được phân công xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;

b) Tiến hành xét xử vụ án;

c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án

1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

b) Phổ biến nội quy phiên tòa;

c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;

d) Ghi biên bản phiên tòa;

đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.

Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên

1. Thẩm tra viên được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thẩm tra hồ sơ vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án;

b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án;

c) Thẩm tra viên giúp Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án.

2. Thẩm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án, Phó Chánh án Tòa án về hành vi của mình.

Điều 49. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 50. Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

1. Kiểm sát viên.

2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.

3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

Điều 51. Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra

1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

2. Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.

Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.

Điều 52. Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

2. Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp được phân công giải quyết vụ án quyết định.

Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm

1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;

c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.

Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.

Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.

Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án

1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.

Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Chương IV

NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

Điều 55. Người tham gia tố tụng

1. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

3. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

4. Người bị bắt.

5. Người bị tạm giữ.

6. Bị can.

7. Bị cáo.

8. Bị hại.

9. Nguyên đơn dân sự.

10. Bị đơn dân sự.

11. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

12. Người làm chứng.

13. Người chứng kiến.

14. Người giám định.

15. Người định giá tài sản.

16. Người phiên dịch, người dịch thuật.

17. Người bào chữa.

18. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

19. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.

20. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.

Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;

b) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

1. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;

d) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

đ) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

e) Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

g) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.

Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:

a) Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;

b) Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;

c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.

2. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người, lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của Bộ luật này.

Điều 59. Người bị tạm giữ

1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

Điều 60. Bị can

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2. Bị can có quyền:

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Bị can có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.

Điều 61. Bị cáo

1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2. Bị cáo có quyền:

a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Tham gia phiên tòa;

c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Bị cáo có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Điều 62. Bị hại

1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

4. Bị hại có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.

Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.

Điều 63. Nguyên đơn dân sự

1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;

m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;

c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 64. Bị đơn dân sự

1. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;

c) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

d) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

e) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;

g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;

m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;

c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

d) Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

đ) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình;

c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 66. Người làm chứng

1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

2. Những người sau đây không được làm chứng:

a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

3. Người làm chứng có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.

Điều 67. Người chứng kiến

1. Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

2. Những người sau đây không được làm người chứng kiến:

a) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;

c) Người dưới 18 tuổi;

d) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

3. Người chứng kiến có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;

d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;

đ) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

4. Người chứng kiến có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;

c) Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;

d) Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;

đ) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 68. Người giám định

1. Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

2. Người giám định có quyền:

a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;

b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;

c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;

d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;

đ) Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

3. Người giám định có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

4. Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

5. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

6. Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu giám định quyết định.

Điều 69. Người định giá tài sản

1. Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Người định giá tài sản có quyền:

a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá;

b) Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;

c) Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;

d) Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Người định giá tài sản có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.

4. Người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối tham gia định giá mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

5. Người định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

6. Việc thay đổi người định giá tài sản do cơ quan yêu cầu định giá tài sản quyết định.

Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật

1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.

2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;

d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;

c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;

d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

4. Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.

6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù.

Điều 71. Trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng

1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

2. Việc thông báo, giải thích phải ghi vào biên bản.

Chương V

BÀO CHỮA, BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ HẠI, ĐƯƠNG SỰ

Điều 72. Người bào chữa

1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

2. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

4. Những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.

Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

1. Người bào chữa có quyền:

a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

2. Người bào chữa có nghĩa vụ:

a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;

b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;

d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Người bào chữa vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của luật.

Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Điều 75. Lựa chọn người bào chữa

1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.

2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

3. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.

4. Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Điều 76. Chỉ định người bào chữa

1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;

b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;

c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa

1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:

a) Người bị buộc tội;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Người thân thích của người bị buộc tội.

Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.

2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.

3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này.

Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa

1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.

2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.

3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ luật này thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;

b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

c) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;

b) Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

6. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:

a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;

b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.

7. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;

b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.

Điều 79. Trách nhiệm thông báo cho người bào chữa

1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật này.

2. Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 291 của Bộ luật này.

Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam

1. Để gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bào chữa phải xuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ luật sư hoặc Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

2. Cơ quan quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam phải phổ biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh. Trường hợp phát hiện người bào chữa vi phạm quy định về việc gặp thì phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 81. Thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa

1. Người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 88 của Bộ luật này.

2. Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

3. Trường hợp không thể thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa thì người bào chữa có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập.

Điều 82. Đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án

1. Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.

2. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:

a) Luật sư;

b) Bào chữa viên nhân dân;

c) Người đại diện;

d) Trợ giúp viên pháp lý.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ:

a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;

b) Giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:

a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;

d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;

đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:

a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;

b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Chương VI

CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ

Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Điều 86. Chứng cứ

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Điều 88. Thu thập chứng cứ

1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

2. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

3. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

4. Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này.

5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Điều 89. Vật chứng

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Điều 90. Bảo quản vật chứng

1. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

a) Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;

b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định tại điểm a khoản này; vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;

c) Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;

d) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;

đ) Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

2. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.

Điều 91. Lời khai của người làm chứng

1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Điều 92. Lời khai của bị hại

1. Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Điều 93. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Điều 94. Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Điều 95. Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.

Điều 96. Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm

Người tố giác, báo tin về tội phạm trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ tố giác, báo tin về tội phạm.

Điều 97. Lời khai của người chứng kiến

Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.

Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo

1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.

2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

Điều 99. Dữ liệu điện tử

1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Điều 100. Kết luận giám định

1. Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.

Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

4. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

Điều 101. Kết luận định giá tài sản

1. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.

Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.

2. Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản. Trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận định giá tài sản thì phải nêu rõ lý do; nếu kết luận chưa rõ thì quyết định định giá lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

4. Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản vi phạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật về định giá thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

Điều 102. Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử

Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.

Điều 103. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác

Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án.

Điều 104. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án

Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luật này thì được coi là vật chứng.

Điều 105. Thu thập vật chứng

Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.

Điều 106. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 107. Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử

1. Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử.

4. Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao; kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.

5. Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật này. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.

Điều 108. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ

1. Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.

2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.

Chương VII

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ

Mục I. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

3. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này.

4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

5. Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm:

a) Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;

c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;

d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

6. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.

Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Điều 112. Bắt người đang bị truy nã

1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Điều 114. Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt

1. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

2. Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.

Trường hợp cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết; nếu đã hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt gia hạn tạm giữ và gửi ngay quyết định gia hạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.

Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải giải ngay người đó đến Trại tạm giam nơi gần nhất.

3. Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất.

Điều 115. Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người

1. Người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thi hành lệnh hoặc quyết định bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.

Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt và các nội dung quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Biên bản được đọc cho người bị giữ, người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị giữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật của người bị giữ, người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi giao, nhận người bị giữ, người bị bắt phải lập biên bản.

Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị giữ, người bị bắt và những tình tiết xảy ra khi giao nhận.

Điều 116. Thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người

Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.

Điều 117. Tạm giữ

1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.

Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.

3. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.

4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Điều 118. Thời hạn tạm giữ

1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Điều 119. Tạm giam

1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.

Điều 120. Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam

1. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.

3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 121. Bảo lĩnh

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

5. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm

1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

4. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.

5. Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo.

6. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm.

Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú

1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;

b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

c) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

4. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

5. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.

Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

6. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền.

Điều 124. Tạm hoãn xuất cảnh

1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:

a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;

b) Bị can, bị cáo.

2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Mục II. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ

Điều 126. Các biện pháp cưỡng chế

Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.

Điều 127. Áp giải, dẫn giải

1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.

4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

5. Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.

6. Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

Điều 128. Kê biên tài sản

1. Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

3. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

4. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:

a) Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;

b) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;

c) Người chứng kiến.

Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.

Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 129. Phong tỏa tài khoản

1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản. Lệnh phong tỏa tài khoản của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

3. Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

4. Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản.

Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Điều 130. Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

1. Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

b) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

c) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;

d) Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.

Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.

Chương VIII

HỒ SƠ VỤ ÁN, VĂN BẢN TỐ TỤNG, THỜI HẠN VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG

Điều 131. Hồ sơ vụ án

1. Khi tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ vụ án.

2. Hồ sơ vụ án gồm:

a) Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

b) Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập;

c) Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án.

3. Các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố, xét xử phải đưa vào hồ sơ vụ án.

4. Hồ sơ vụ án phải có thống kê tài liệu kèm theo. Thống kê tài liệu ghi rõ tên tài liệu, số bút lục và đặc điểm của tài liệu (nếu có). Trường hợp có bổ sung tài liệu vào hồ sơ vụ án thì phải có thống kê tài liệu bổ sung. Hồ sơ vụ án phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 132. Văn bản tố tụng

1. Văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.

2. Văn bản tố tụng ghi rõ:

a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;

b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;

c) Nội dung của văn bản tố tụng;

d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.

Điều 133. Biên bản

1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.

Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.

Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.

Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.

Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

Điều 134. Tính thời hạn

1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn.

Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.

Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày.

2. Trường hợp có đơn hoặc giấy tờ gửi qua dịch vụ bưu chính thì thời hạn được tính theo dấu bưu chính nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ gửi qua cơ sở giam giữ thì thời hạn được tính từ ngày Trưởng Nhà tạm giữ, Trưởng Buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.

Điều 135. Chi phí tố tụng

1. Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.

2. Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.

3. Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.

4. Chi phí tố tụng gồm:

a) Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;

b) Chi phí giám định, định giá tài sản;

c) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 136. Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng, lệ phí

1. Chi phí quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật này do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.

2. Án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng được ghi rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.

3. Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật này thì bị hại phải trả án phí.

4. Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.

Điều 137. Việc cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng

1. Việc cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng được thực hiện thông qua các phương thức:

a) Cấp, giao, chuyển trực tiếp;

b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;

c) Niêm yết công khai;

d) Thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng.

2. Việc cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng phải thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

Điều 138. Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng

1. Người thực hiện việc cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được nhận. Người nhận phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận.

2. Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích của họ có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại ngay cho người được nhận. Ngày ký nhận của người thân thích là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.

Trường hợp không thể giao cho người được nhận văn bản tố tụng quy định tại khoản này thì có thể chuyển giao văn bản đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập để giao lại cho người được nhận. Cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay kết quả việc cấp, giao, gửi văn bản tố tụng cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu. Ngày ký nhận của cơ quan, tổ chức là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.

3. Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, giao, có xác nhận của đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc, học tập.

Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc từ chối và có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

4. Trường hợp người được cấp, giao văn bản tố tụng là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng được giao trực tiếp cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đó và phải được người này ký nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận.

Điều 139. Thủ tục gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính

Việc gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng. Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng.

Điều 140. Thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng

1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện khi không rõ địa chỉ hoặc không rõ người được cấp, giao đang ở đâu.

2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cuối cùng người được cấp, giao văn bản tố tụng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi cuối cùng người đó làm việc, học tập.

Văn bản tố tụng phải được niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết công khai được lập biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày kết thúc việc niêm yết.

Điều 141. Thủ tục thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng

1. Việc thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện khi việc niêm yết công khai không có kết quả hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày kết thúc việc thông báo.

Điều 142. Trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng

1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này.

2. Người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ theo quy định của Bộ luật này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

PHẦN THỨ HAI

KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Chương IX

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trường;

c) Khám nghiệm tử thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Hết thời hạn quy định tại Điều 147 của Bộ luật này, cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;

b) Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.

3. Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Điều 149. Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Điều 150. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.

2. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Cơ quan điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.

3. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.

Điều 151. Giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì quyết định việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

Điều 152. Người phạm tội tự thú, đầu thú

1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.

3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:

a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Điều 154. Quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra; ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định kèm theo các tài liệu liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Điều 158. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.

Điều 159. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm

1. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.

3. Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự.

4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự.

5. Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.

6. Hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.

Điều 160. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm

1. Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

2. Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.

3. Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:

a) Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật;

b) Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;

c) Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm;

d) Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm;

đ) Yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra.

4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.

5. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.

Điều 161. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự

1. Khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật;

c) Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp;

d) Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp do Bộ luật này quy định;

đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật;

b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự;

c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Điều 162. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong việc khởi tố

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong việc khởi tố.

2. Đối với quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 159, điểm b khoản 1 Điều 161 của Bộ luật này, nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.

Chương X

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 163. Thẩm quyền điều tra

1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:

a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;

b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Điều 164. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

2. Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy định tại Điều 163 của Bộ luật này, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

3. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật này và thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra do Bộ luật này quy định. Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.

4. Thẩm quyền điều tra cụ thể của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

Điều 165. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

2. Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.

3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.

4. Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết định không phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do.

5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

6. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

7. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.

8. Khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm.

9. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án.

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này.

Điều 166. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.

5. Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:

a) Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;

b) Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;

c) Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra.

6. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.

7. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.

8. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Điều 167. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra.

2. Đối với quyết định quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 165 của Bộ luật này nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.

Điều 168. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; trường hợp không chấp hành mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra

1. Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc chuyển vụ án để điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án;

b) Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra;

c) Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra;

d) Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện.

2. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

3. Thủ tục chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền:

a) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải ra quyết định chuyển vụ án;

b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án, Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại và Viện kiểm sát có thẩm quyền.

4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vụ án, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra.

5. Thời hạn điều tra được tính tiếp từ ngày Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ vụ án cho đến hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Điều 170. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra

1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Bị can phạm nhiều tội;

b) Bị can phạm tội nhiều lần;

c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.

3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.

Điều 171. Ủy thác điều tra

1. Khi cần thiết, Cơ quan điều tra ủy thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu và gửi cho Cơ quan điều tra được ủy thác, Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác.

2. Cơ quan điều tra được ủy thác phải thực hiện đầy đủ những việc được ủy thác trong thời hạn mà Cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ủy thác điều tra. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải có ngay văn bản nêu rõ lý do gửi Cơ quan điều tra đã ủy thác.

3. Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiến hành hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra được ủy thác và phải chuyển ngay kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát việc ủy thác điều tra cho Viện kiểm sát đã ủy thác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Điều 172. Thời hạn điều tra

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.

6. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:

a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Điều 174. Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại

1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.

Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.

Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này.

2. Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.

Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.

3. Trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.

4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật này.

Điều 175. Giải quyết yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng

1. Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết yêu cầu, đề nghị đó và báo cho họ biết kết quả. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.

2. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.

Điều 176. Sự tham dự của người chứng kiến

Người chứng kiến được triệu tập để chứng kiến hoạt động điều tra trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.

Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản.

Điều 177. Không được tiết lộ bí mật điều tra

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 178. Biên bản điều tra

Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.

Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Chương XI

KHỞI TỐ BỊ CAN VÀ HỎI CUNG BỊ CAN

Điều 179. Khởi tố bị can

1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.

Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.

4. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

5. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.

Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thay đổi quyết định khởi tố bị can khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố;

b) Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải bổ sung quyết định khởi tố bị can nếu có căn cứ xác định bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.

Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

4. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định này cho người đã bị khởi tố.

Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Điều 181. Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm

Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.

Điều 182. Triệu tập bị can

1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.

3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.

4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Điều 183. Hỏi cung bị can

1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 184. Biên bản hỏi cung bị can

1. Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.

Biên bản hỏi cung bị can được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này; phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.

2. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.

3. Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.

Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.

4. Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo quy định của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.

Chương XII

LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI BỊ HẠI, NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ, BỊ ĐƠN DÂN SỰ, NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN, ĐỐI CHẤT VÀ NHẬN DẠNG

Điều 185. Triệu tập người làm chứng

1. Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập.

2. Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

3. Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:

a) Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;

b) Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ;

c) Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tương trợ tư pháp.

4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Điều 186. Lấy lời khai người làm chứng

1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.

2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.

3. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.

5. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Điều 187. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Điều 188. Triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự

Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Điều 189. Đối chất

1. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.

2. Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.

Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.

Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.

4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

5. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Điều 190. Nhận dạng

1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể đưa người, ảnh hoặc vật cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can nhận dạng.

Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận dạng.

2. Những người sau đây phải tham gia việc nhận dạng:

a) Người làm chứng, bị hại hoặc bị can;

b) Người chứng kiến.

3. Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

4. Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.

Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

5. Biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng; điều kiện ánh sáng khi thực hiện nhận dạng.

Điều 191. Nhận biết giọng nói

1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói.

Số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là ba và phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau.

Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận biết giọng nói.

2. Những người sau đây phải tham gia việc nhận biết giọng nói:

a) Giám định viên về âm thanh;

b) Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;

c) Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;

d) Người chứng kiến.

3. Nếu người làm chứng, bị hại được yêu cầu nhận biết giọng nói thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

4. Điều tra viên phải hỏi trước người được yêu cầu nhận biết giọng nói về những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói.

Trong quá trình tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người được yêu cầu nhận biết giọng nói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó.

5. Biên bản nhận biết giọng nói được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người được yêu cầu nhận biết giọng nói và của những người được đưa ra để nhận biết giọng nói; đặc điểm của giọng nói được đưa ra để nhận biết, lời trình bày của người nhận biết giọng nói; điều kiện về không gian khi thực hiện nhận biết giọng nói.

Chương XIII

KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT

Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét

1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.

4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 194. Khám xét người

1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.

2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.

3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.

Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

Điều 196. Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử

1. Việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện và có thể mời người có chuyên môn liên quan tham gia. Trường hợp không thể thu giữ được thì phải sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng.

2. Khi thu giữ các phương tiện điện tử có thể thu thiết bị ngoại vi kèm theo và các tài liệu có liên quan.

Điều 197. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông

1. Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.

3. Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.

Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.

Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.

Điều 198. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét

1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.

2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.

Điều 199. Trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong

1. Phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.

2. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Điều 200. Trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ

Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Chương XIV

KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI, XEM XÉT DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ, THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA

Điều 201. Khám nghiệm hiện trường

1. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

2. Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.

Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

3. Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

Điều 202. Khám nghiệm tử thi

1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.

Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.

2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.

3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Điều 203. Xem xét dấu vết trên thân thể

1. Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định.

2. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.

Nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.

Khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Điều 204. Thực nghiệm điều tra

1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.

Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.

2. Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.

3. Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.

Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.

4. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Chương XV

GIÁM ĐỊNH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Điều 205. Trưng cầu giám định

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

3. Nguyên nhân chết người;

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

6. Mức độ ô nhiễm môi trường.

Điều 207. Yêu cầu giám định

1. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2. Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Điều 208. Thời hạn giám định

1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;

b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;

c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.

3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

Điều 209. Tiến hành giám định

1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết.

2. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.

Điều 210. Giám định bổ sung

1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp:

a) Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;

b) Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.

2. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.

3. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.

Điều 211. Giám định lại

1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Điều 212. Giám định lại trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Điều 213. Kết luận giám định

1. Kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

3. Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.

Điều 214. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định

1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 215. Yêu cầu định giá tài sản

1. Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

2. Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:

a) Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;

b) Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;

c) Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;

d) Tên tài liệu có liên quan (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu định giá tài sản;

e) Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

4. Việc yêu cầu định giá tài sản để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 216. Thời hạn định giá tài sản

Việc định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản thực hiện theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp việc định giá tài sản không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá biết.

Điều 217. Tiến hành định giá tài sản

1. Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản.

Điều 218. Định giá lại tài sản

1. Trường hợp có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện.

2. Trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá lại lần thứ hai. Việc định giá lại lần thứ hai do Hội đồng định giá tài sản có thẩm quyền thực hiện. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Điều 219. Định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn

Trường hợp tài sản cần định giá bị thất lạc hoặc không còn thì việc định giá tài sản được thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá.

Điều 220. Định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc định giá lại tài sản khi đã có kết luận định giá lại lần hai của Hội đồng định giá tài sản. Việc định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện. Người đã tham gia định giá trước đó không được định giá lại. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Điều 221. Kết luận định giá tài sản

1. Kết luận định giá tài sản phải ghi rõ kết luận về giá của tài sản theo nội dung yêu cầu định giá và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giá tài sản phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầu định giá tài sản.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận định giá tài sản, cơ quan đã yêu cầu, người yêu cầu định giá tài sản phải gửi kết luận định giá tài sản cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

3. Để làm sáng tỏ nội dung kết luận định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá tài sản có quyền yêu cầu Hội đồng định giá tài sản giải thích kết luận định giá; hỏi thêm Hội đồng định giá tài sản về những tình tiết cần thiết.

Điều 222. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản

1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận định giá tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận định giá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận định giá; đề nghị định giá lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương XVI

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT

Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:

1. Ghi âm, ghi hình bí mật;

2. Nghe điện thoại bí mật;

3. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Điều 224. Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:

1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;

2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 225. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.

2. Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn, địa điểm áp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

3. Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết.

Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

4. Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và người thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật.

Điều 226. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.

2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.

Điều 227. Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

1. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.

Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.

2. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.

3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.

Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải kịp thời hủy bỏ quyết định đó khi thuộc một trong các trường hợp:

1. Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền;

2. Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;

3. Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Chương XVII

TẠM ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ KẾT THÚC ĐIỀU TRA

Điều 229. Tạm đình chỉ điều tra

1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;

b) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;

c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ.

Điều 230. Đình chỉ điều tra

1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.

Điều 231. Truy nã bị can

1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).

Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.

3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.

Điều 232. Kết thúc điều tra

1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.

2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

3. Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.

4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Điều 233. Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố

Trong trường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.

Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.

Điều 234. Kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra

Trong trường hợp đình chỉ điều tra thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.

Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.

Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan.

Điều 235. Phục hồi điều tra

1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.

2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

PHẦN THỨ BA

TRUY TỐ

Chương XVIII

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

1. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết.

3. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.

4. Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra.

5. Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung.

6. Quyết định tách, nhập vụ án; chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

7. Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

8. Quyết định truy tố.

9. Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can.

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật này.

Điều 237. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố

1. Khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;

b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật;

c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tố theo quy định của Bộ luật này.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị cho Viện kiểm sát.

Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra

1. Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý như sau:

a) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;

b) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can.

2. Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 239. Thẩm quyền truy tố

1. Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.

Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác.

Việc giao, gửi hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 240 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, thời hạn truy tố được tính từ ngày Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ vụ án.

Điều 240. Thời hạn quyết định việc truy tố

1. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

a) Truy tố bị can trước Tòa án;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại biết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Việc giao, nhận các văn bản nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can hoặc người đại diện của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

3. Các quyết định nêu tại khoản 1 Điều này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ các quyết định đó nếu thấy không có căn cứ hoặc trái pháp luật và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định đúng pháp luật.

Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

Sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 240 của Bộ luật này.

Điều 242. Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố

1. Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Bị can phạm nhiều tội;

b) Bị can phạm tội nhiều lần;

c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

2. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:

a) Bị can bỏ trốn;

b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo;

c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Chương XIX

QUYẾT ĐỊNH VIỆC TRUY TỐ BỊ CAN

Điều 243. Quyết định truy tố bị can

Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.

Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.

Điều 244. Chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.

Điều 245. Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung

1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;

b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;

c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;

d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

2. Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.

Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này.

Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án

Trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải xem xét căn cứ của việc yêu cầu điều tra bổ sung và giải quyết như sau:

1. Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ; trường hợp Viện kiểm sát không thể tự điều tra bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

Trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung bản cáo trạng trước đó thì Viện kiểm sát phải ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án. Trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết;

2. Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án.

Điều 247. Tạm đình chỉ vụ án

1. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp:

a) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố;

b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;

c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục tiến hành cho đến khi có kết quả.

2. Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ tạm đình chỉ vụ án, các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Điều 248. Đình chỉ vụ án

1. Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.

2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Điều 249. Phục hồi vụ án

1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu phục hồi vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án. Có thể phục hồi đối với toàn bộ vụ án hoặc phục hồi vụ án đối với từng bị can.

2. Quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ phục hồi vụ án, các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Viện kiểm sát phải giao quyết định phục hồi vụ án hoặc quyết định phục hồi vụ án đối với bị can cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi cho cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Việc giao, nhận quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

4. Thời hạn quyết định việc truy tố khi phục hồi vụ án được tính theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án.

5. Khi phục hồi vụ án, Viện kiểm sát có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi vụ án không được quá thời hạn quyết định việc truy tố.

PHẦN THỨ TƯ

XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Chương XX

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 250. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục

1. Việc xét xử được tiến hành bằng lời nói.

Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

2. Việc xét xử được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa.

Điều 251. Tạm ngừng phiên tòa

1. Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;

b) Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;

c) Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.

2. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.

Điều 252. Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ

Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng các hoạt động:

1. Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp;

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án;

3. Xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa;

4. Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án;

5. Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của Bộ luật này; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản;

6. Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án.

Điều 253. Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải tiếp nhận và có thể hỏi người đã cung cấp về những vấn đề có liên quan đến chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó. Việc tiếp nhận được lập biên bản.

2. Ngay sau khi nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì Tòa án phải chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, Viện kiểm sát phải xem xét và chuyển lại cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 254. Thành phần Hội đồng xét xử

1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Điều 255. Quyết định đưa vụ án ra xét xử

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

b) Xét xử công khai hay xét xử kín;

c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

d) Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo;

đ) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);

e) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

g) Họ tên người bào chữa (nếu có);

h) Họ tên người phiên dịch (nếu có);

i) Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;

k) Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.

2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ghi rõ các nội dung quy định tại các điểm a, b, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này; tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định; họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bị kháng nghị; Viện kiểm sát kháng nghị; họ tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có).

Điều 256. Nội quy phiên tòa

1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.

2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.

3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi.

Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.

4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.

5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.

Điều 257. Phòng xử án

1. Phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.

Điều 258. Biên bản phiên tòa

1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.

2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.

3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.

4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.

Điều 259. Biên bản nghị án

1. Khi nghị án phải lập biên bản.

Biên bản nghị án phải được tất cả thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

2. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử sơ thẩm phải ghi rõ:

a) Giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử;

b) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm;

c) Vụ án được đưa ra xét xử;

d) Kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đã thảo luận quy định tại khoản 3 Điều 326 của Bộ luật này, ý kiến khác (nếu có).

3. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ các điểm a, c và d khoản 2 Điều này và họ tên các Thẩm phán.

Điều 260. Bản án

1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử.

2. Bản án sơ thẩm phải ghi rõ:

a) Tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

b) Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng;

c) Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;

d) Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật;

đ) Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;

e) Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

g) Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.

3. Bản án phúc thẩm phải ghi rõ:

a) Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

b) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án;

c) Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.

Điều 261. Sửa chữa, bổ sung bản án

1. Không được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai.

Việc sửa chữa, bổ sung bản án không được làm thay đổi bản chất vụ án hoặc bất lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Việc sửa chữa, bổ sung bản án được thể hiện bằng văn bản và giao ngay cho những người được quy định tại Điều 262 của Bộ luật này.

2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.

Điều 262. Giao, gửi bản án

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập; cấp bản sao bản án hoặc trích lục bản án về những phần có liên quan cho đương sự hoặc người đại diện của họ.

Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này thì trong thời hạn nêu trên, bản án phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.

Tòa án cấp sơ thẩm gửi bản án cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án sơ thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm; Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo; người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện của họ; cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập của bị cáo. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày.

Điều 263. Phiên dịch tại phiên tòa

1. Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt, là người câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ.

2. Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những người quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe.

Điều 264. Kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý

1. Cùng với việc ra bản án, Tòa án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Tòa án, cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết về những biện pháp được áp dụng.

2. Kiến nghị của Tòa án có thể được đọc tại phiên tòa cùng với bản án hoặc chỉ gửi riêng cho cơ quan, tổ chức hữu quan.

Điều 265. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản pháp luật

Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Tòa án phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc xem xét, trả lời Tòa án về kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 266. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

1. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;

b) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

c) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;

d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;

b) Bổ sung chứng cứ mới;

c) Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;

d) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

đ) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

e) Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Điều 267. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án.

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

3. Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án.

4. Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

5. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng.

7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý.

8. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Chương XXI

XÉT XỬ SƠ THẨM

Mục I. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP

Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;

b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Điều 270. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam

Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.

Điều 271. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp

Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.

Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:

a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Điều 273. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự

Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:

1. Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;

2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

Điều 274. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử

1. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này.

Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật này. Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

2. Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định tại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật này.

Điều 275. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử

1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.

2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.

3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.

4. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

Việc chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 274 của Bộ luật này.

Mục II. CHUẨN BỊ XÉT XỬ

Điều 276. Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án

1. Khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có), Tòa án phải kiểm tra và xử lý:

a) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;

b) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện của bị can.

2. Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.

Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.

Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

1. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.

2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.

3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.

Điều 279. Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa

1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:

a) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;

b) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

c) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;

d) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.

2. Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.

Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;

c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

2. Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.

3. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.

Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

Điều 281. Tạm đình chỉ vụ án

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật này;

b) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;

c) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.

2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

3. Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Điều 282. Đình chỉ vụ án

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;

b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Điều 283. Phục hồi vụ án

1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định phục hồi vụ án.

Trường hợp Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án không thể thực hiện được thì Chánh án ra quyết định phục hồi.

2. Trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo thì ra quyết định phục hồi vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

3. Quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do phục hồi vụ án và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

4. Khi phục hồi vụ án, Tòa án có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi vụ án không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử.

Điều 284. Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ

1. Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung.

2. Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu.

3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố

Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.

Điều 286. Việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.

Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.

2. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ án của Tòa án được giao cho bị can, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ và gửi cho người tham gia tố tụng khác trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

3. Quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

4. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

Điều 287. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa

Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.

Mục III. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA

Điều 288. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án

1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.

2. Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.

3. Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.

4. Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.

Điều 289. Sự có mặt của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa

1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.

2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:

a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;

b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;

d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.

Điều 291. Sự có mặt của người bào chữa

1. Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.

2. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.

Điều 292. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ

1. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

2. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.

Điều 293. Sự có mặt của người làm chứng

1. Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

2. Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải theo quy định của Bộ luật này.

Điều 294. Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản

1. Người giám định, người định giá tài sản tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.

2. Nếu người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Điều 295. Sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật

1. Người phiên dịch, người dịch thuật tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.

2. Trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Điều 296. Sự có mặt của Điều tra viên và những người khác

Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.

Điều 297. Hoãn phiên tòa

1. Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;

b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;

c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;

d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.

Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

2. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

3. Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;

c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;

d) Vụ án được đưa ra xét xử;

đ) Lý do của việc hoãn phiên tòa;

e) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

4. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.

Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Điều 298. Giới hạn của việc xét xử

1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.

Điều 299. Việc ra bản án, quyết định của Tòa án

1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.

2. Quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản.

3. Quyết định các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án không phải lập văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Mục IV. THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA

Điều 300. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa

Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:

1. Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

2. Phổ biến nội quy phiên tòa.

Điều 301. Khai mạc phiên tòa

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.

3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.

Điều 302. Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật

Chủ toạ phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Điều 303. Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản

Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.

Điều 304. Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng

1. Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng, chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng phải cam đoan khai trung thực.

2. Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa quyết định biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa phải quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

Điều 305. Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt

Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không; nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Mục V. THỦ TỤC TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA

Điều 306. Công bố bản cáo trạng

Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.

Điều 307. Trình tự xét hỏi

1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.

Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.

Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.

3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.

Điều 308. Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố

1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố.

2. Chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;

b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;

c) Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;

d) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.

3. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc tự xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Điều 309. Hỏi bị cáo

1. Chủ tọa phiên tòa phải quyết định hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.

2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án.

Người bào chữa hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa và tình tiết khác của vụ án.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.

Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ toạ phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.

3. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

Điều 310. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ

Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

Điều 311. Hỏi người làm chứng

1. Việc hỏi phải được tiến hành riêng đối với từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.

2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.

Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

3. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.

4. Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan.

5. Trường hợp cần thiết, Tòa án quyết định hỏi người làm chứng qua mạng máy tính, mạng viễn thông.

Điều 312. Xem xét vật chứng

1. Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.

Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được. Việc xem xét vật chứng tại chỗ được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

2. Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến vật chứng.

Điều 313. Nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

Trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa.

Điều 314. Xem xét tại chỗ

Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến nơi đó.

Việc xem xét tại chỗ được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Điều 315. Trình bày, công bố báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện cơ quan, tổ chức đó trình bày; trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức tham dự thì Hội đồng xét xử công bố báo cáo, tài liệu tại phiên tòa.

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về báo cáo, tài liệu đó và hỏi thêm người đại diện của cơ quan, tổ chức, người khác tham gia phiên tòa về những vấn đề liên quan đến báo cáo, tài liệu đó.

Điều 316. Hỏi người giám định, người định giá tài sản

1. Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài sản trình bày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản. Khi trình bày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, định giá tài sản.

2. Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.

3. Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.

4. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá lại tài sản.

Điều 317. Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến

Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến để làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Điều 318. Kết thúc việc xét hỏi

Khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu không có yêu cầu xét hỏi thì kết thúc việc xét hỏi; nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.

Điều 319. Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa

Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.

Điều 320. Trình tự phát biểu khi tranh luận

1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội.

2. Bị cáo trình bày lời bào chữa; người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo; bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.

3. Bị hại, đương sự, người đại diện của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến.

4. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội.

Điều 321. Luận tội của Kiểm sát viên

1. Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

2. Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

3. Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng.

4. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Điều 322. Tranh luận tại phiên tòa

1. Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.

2. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.

3. Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.

Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

4. Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.

Điều 323. Trở lại việc xét hỏi

Nếu qua tranh luận mà thấy còn có tình tiết vụ án chưa được hỏi, chưa được làm sáng tỏ thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

Điều 324. Bị cáo nói lời sau cùng

1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

Điều 325. Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa

1. Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.

2. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó.

Mục VI. NGHỊ ÁN VÀ TUYÊN ÁN

Điều 326. Nghị án

1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.

Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

2. Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.

3. Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm:

a) Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;

b) Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;

c) Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;

d) Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;

đ) Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;

e) Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;

g) Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

h) Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.

4. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

5. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể quyết định kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm tuyên án.

6. Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề:

a) Ra bản án và tuyên án;

b) Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ;

c) Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;

d) Tạm đình chỉ vụ án.

Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về các quyết định tại điểm c và điểm d khoản này.

7. Trường hợp phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử quyết định việc khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 18 Điều 153 của Bộ luật này.

Điều 327. Tuyên án

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Điều 328. Trả tự do cho bị cáo

Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:

1. Bị cáo không có tội;

2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;

3. Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;

4. Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;

5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.

Điều 329. Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án

1. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này.

2. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.

4. Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.

Chương XXII

XÉT XỬ PHÚC THẨM

Mục I. TÍNH CHẤT CỦA XÉT XỬ PHÚC THẨM VÀ QUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGH

Điều 330. Tính chất của xét xử phúc thẩm

1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

2. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Điều 331. Người có quyền kháng cáo

1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Điều 332. Thủ tục kháng cáo

1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

Điều 333. Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

Điều 334. Thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo

1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật này.

2. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật này.

3. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.

4. Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của Bộ luật này nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

5. Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.

Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.

Điều 335. Kháng cáo quá hạn

1. Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật này quy định.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.

3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.

4. Phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày trước ngày xét đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm gửi bản sao đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát cùng cấp. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc xét kháng cáo quá hạn.

5. Quyết định của Hội đồng xét kháng cáo quá hạn được gửi cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.

Điều 336. Kháng nghị của Viện kiểm sát

1. Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

2. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;

b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;

c) Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;

d) Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;

đ) Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.

Điều 337. Thời hạn kháng nghị

1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

Điều 338. Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị

1. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.

2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.

3. Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 339. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này.

Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Điều 340. Thụ lý vụ án

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Điều 341. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát

1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, 20 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. Trường hợp vụ án thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, 30 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung trước khi xét xử thì phải chuyển chứng cứ, tài liệu, đồ vật này cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung thì Viện kiểm sát phải trả lại cho Tòa án.

Điều 342. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị

1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

2. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.

3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.

Điều 343. Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị

Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Mục II. THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM

Điều 344. Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 345. Phạm vi xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 346. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp cưỡng chế do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định.

2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 346 của Bộ luật này.

Trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.

Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.

3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này.

Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án.

Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.

Điều 348. Đình chỉ xét xử phúc thẩm

1. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

2. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.

3. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Điều 349. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm, Thư ký Tòa án

1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa.

2. Trường hợp có Thẩm phán không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.

3. Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế thì phải hoãn phiên tòa.

4. Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.

Điều 350. Sự có mặt của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Điều 351. Sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị

1. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị được triệu tập đến phiên tòa thì phải có mặt tại phiên tòa. Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử giải quyết:

a) Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Trường hợp người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử.

Trường hợp phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa;

b) Trường hợp người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị là bị hại, đương sự và người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp những người này vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị hại, đương sự;

c) Bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, bị kháng nghị nếu vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án, quyết định không có lợi cho bị cáo. Nếu sự vắng mặt của bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và sự vắng mặt đó không gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

2. Khi xét thấy cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định triệu tập những người khác tham gia phiên tòa.

Điều 352. Hoãn phiên tòa phúc thẩm

1. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 349, 350 và 351 của Bộ luật này;

b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.

Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

2. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 297 của Bộ luật này.

Điều 353. Bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật

1. Trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cũng có quyền bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật.

2. Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Bản án phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới.

Điều 354. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm

1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.

2. Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

3. Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Điều 355. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:

a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

b) Sửa bản án sơ thẩm;

c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

2. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Điều 356. Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.

Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm

1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:

a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;

c) Giảm hình phạt cho bị cáo;

d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;

đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;

e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:

a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;

c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

d) Không cho bị cáo hưởng án treo.

Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 358. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:

a) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;

b) Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;

c) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

2. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:

a) Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;

c) Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;

d) Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;

đ) Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

3. Khi hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ lý do của việc hủy bản án sơ thẩm.

4. Khi hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự cần áp dụng và hình phạt đối với bị cáo.

5. Trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Điều 359. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án

1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.

2. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Điều 360. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự

1. Sau khi Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền tiến hành điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

2. Sau khi Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại thì Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền tiến hành xét xử lại vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Điều 361. Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm

1. Hội đồng phúc thẩm có quyền:

a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật;

b) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;

c) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.

2. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Điều 362. Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm

1. Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải triệu tập người kháng cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp. Trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn tiến hành phiên họp.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.

3. Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).

Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên họp và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.

PHẦN THỨ NĂM

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Chương XXIII

BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐƯỢC THI HÀNH NGAY VÀ THẨM QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN

Điều 363. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa.

Điều 364. Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án

1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.

2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án.

3. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án.

Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại ra quyết định truy nã.

Điều 365. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án

1. Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện.

Điều 366. Giải quyết kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án

Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị.

Chương XXIV

MỘT SỐ THỦ TỤC VỀ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH, XÉT THA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU KIỆN, XÓA ÁN TÍCH

Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành

1. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện:

a) Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Tòa án nhân dân tối cao phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao;

c) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

d) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước;

đ) Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.

Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình;

e) Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.

2. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện

1. Trại giam; Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.

Hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn gồm:

a) Đơn xin tha tù trước thời hạn của phạm nhân kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ phải chấp hành khi được tha tù trước thời hạn;

b) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án;

c) Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên;

d) Văn bản, tài liệu thể hiện việc chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí, các nghĩa vụ dân sự;

đ) Tài liệu về cá nhân, hoàn cảnh gia đình của phạm nhân;

e) Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù quý, 06 tháng, năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công (nếu có);

g) Văn bản đề nghị tha tù trước thời hạn của cơ quan lập hồ sơ.

2. Văn bản đề nghị tha tù trước thời hạn của cơ quan lập hồ sơ gồm các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm của văn bản;

b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền đề nghị;

c) Họ tên, giới tính, năm sinh, nơi cư trú của phạm nhân; nơi phạm nhân chấp hành thời gian thử thách;

d) Thời gian đã chấp hành án phạt tù; thời gian chấp hành án phạt tù còn lại;

đ) Nhận xét và đề nghị của cơ quan lập hồ sơ.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu phải ra văn bản thể hiện quan điểm về việc đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan đề nghị.

Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tài liệu và gửi cho Viện kiểm sát, Tòa án.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện; đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp Tòa án yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tài liệu và gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát.

5. Hội đồng xét tha tù trước thời hạn có điều kiện gồm Chánh án và 02 Thẩm phán, do Chánh án làm Chủ tịch Hội đồng.

6. Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị. Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc đề nghị xét tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan đề nghị và việc tuân thủ pháp luật trong việc xét, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Đại diện cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị có thể trình bày bổ sung để làm rõ việc đề nghị tha tù trước thời hạn.

7. Phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được lập biên bản. Biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; thành phần tham gia phiên họp; nội dung, diễn biến phiên họp và quyết định của Hội đồng về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với từng phạm nhân.

Sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên xem biên bản phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung (nếu có) vào biên bản phiên họp; Chủ tịch Hội đồng phải kiểm tra biên bản, cùng với thư ký phiên họp ký vào biên bản.

8. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án phải gửi quyết định cho phạm nhân, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cấp quân khu, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.

9. Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trong thời gian thử thách mà người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không vi phạm các quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật hình sự thì khi hết thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã quản lý họ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù.

10. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật hình sự thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó phải lập hồ sơ chuyển đến Viện kiểm sát và Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện để xem xét, hủy quyết định đã ban hành và buộc người đó phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan, cá nhân quy định tại khoản 8 Điều này.

11. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, phạm nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết kháng nghị, khiếu nại các quyết định quy định tại khoản này được hiện theo quy định tại Chương XXII và Chương XXXIII của Bộ luật này.

Điều 369. Thủ tục xóa án tích

1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.

2. Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.

Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

PHẦN THỨ SÁU

XÉT LẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

Chương XXV

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Điều 370. Tính chất của giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Điều 371. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:

1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Điều 372. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.

Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị.

3. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.

Điều 373. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 374. Thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).

2. Văn bản thông báo có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo;

c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật;

d) Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện;

đ) Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị.

3. Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.

Điều 375. Thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.

2. Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

3. Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.

Điều 376. Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.

2. Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.

Điều 377. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm

Người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.

Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Điều 378. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính:

1. Số, ngày, tháng, năm của quyết định;

2. Người có thẩm quyền ra quyết định;

3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;

4. Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị;

5. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;

6. Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định;

7. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;

8. Yêu cầu của người kháng nghị.

Điều 379. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.

Điều 380. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi ngay cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.

2. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.

3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Điều 381. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị

1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.

2. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định; việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.

3. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm cho những người quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này và Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 382. Thẩm quyền giám đốc thẩm

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.

2. Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.

3. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị. Khi xét xử giám đốc thẩm thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương tham gia, do Chánh án Tòa án quân sự trung ương làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.

4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bị kháng nghị.

5. Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.

6. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.

Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.

Điều 384. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm

Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.

Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.

Điều 385. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.

Điều 386. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm

1. Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.

2. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.

Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

3. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.

Điều 387. Phạm vi giám đốc thẩm

Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.

Điều 388. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.

3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

5. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

6. Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

Điều 389. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị

Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật.

Điều 390. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật

Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm nhưng bị hủy, sửa không đúng pháp luật.

Điều 391. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại

Hội đồng giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 371 của Bộ luật này. Nếu hủy để xét xử lại thì tùy trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm.

Trường hợp xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án.

Điều 392. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án

Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này.

Điều 393. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện:

1. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ;

2. Việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự.

Điều 394. Quyết định giám đốc thẩm

1. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quyết định giám đốc thẩm có các nội dung:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa;

b) Họ tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm;

c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa;

d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;

đ) Tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm;

e) Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

g) Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị;

h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;

i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;

k) Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.

Điều 395. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm

1. Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập.

Điều 396. Thời hạn chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại

Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Chương XXVI

THỦ TỤC TÁI THẨM

Điều 397. Tính chất của tái thẩm

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Điều 398. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:

1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Điều 399. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện

1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.

2. Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.

3. Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Điều 400. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 402. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

Điều 403. Các thủ tục khác về tái thẩm

Các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật này.

Chương XXVII

THỦ TỤC XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 404. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

2. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.

Điều 405. Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.

3. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.

Điều 406. Chuẩn bị mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị

1. Sau khi nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao bản sao văn bản kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thẩm định hồ sơ để báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định tại phiên họp.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đó và thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.

Điều 407. Thủ tục mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án.

2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày về các vấn đề sau:

a) Nội dung kiến nghị, đề nghị;

b) Căn cứ kiến nghị, đề nghị;

c) Phân tích chứng cứ cũ và chứng cứ mới bổ sung (nếu có) để làm rõ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc những tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc xem xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kiến nghị, đề nghị; nêu rõ quan điểm và lý do nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.

4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

5. Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định về việc mở phiên họp để xem xét lại quyết định của mình.

6. Mọi diễn biến tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị và các quyết định được thông qua tại phiên họp được ghi vào biên bản phiên họp và lưu hồ sơ xem xét kiến nghị, đề nghị.

Điều 408. Thông báo kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị

Sau khi kết thúc phiên họp, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gửi văn bản thông báo kết quả phiên họp về việc nhất trí hoặc không nhất trí kiến nghị, đề nghị cho Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Văn bản thông báo phải nêu rõ lý do của việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.

Trường hợp không nhất trí kết quả xem xét kiến nghị, đề nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 409. Thẩm định hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật

1. Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí xem xét lại quyết định của mình thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức việc thẩm định hồ sơ vụ án và tổ chức việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong trường hợp cần thiết.

2. Việc thẩm định hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải làm rõ có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 410. Thời hạn mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí xem xét lại quyết định của mình, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp.

2. Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao kèm theo hồ sơ vụ án trong trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 411. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và phát biểu quan điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết mới quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án.

2. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự (nếu có), Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định:

a) Không chấp nhận yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và giữ nguyên quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;

c) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

d) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

3. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

Điều 412. Gửi quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Sau khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra một trong các quyết định quy định tại Điều 411 của Bộ luật này, Tòa án nhân dân tối cao gửi quyết định cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đã giải quyết vụ án và những người có liên quan.

PHẦN THỨ BẢY

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT

Chương XXVIII

THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

Ðiều 413. Phạm vi áp dụng

Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng

1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.

2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.

3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.

4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.

5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.

6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.

Điều 415. Người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

Ðiều 416. Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi

1. Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi.

2. Ðiều kiện sinh sống và giáo dục.

3. Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục.

4. Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.

Điều 417. Xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi

1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

3. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

Ðiều 418. Giám sát đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người dưới 18 tuổi, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.

Trường hợp người dưới 18 tuổi có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này hoặc tiếp tục phạm tội thì người được giao nhiệm vụ giám sát phải kịp thời thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

1. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.

Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.

4. Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

5. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết.

Ðiều 420. Việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức

1. Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.

Điều 421. Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất

1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.

Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.

3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

5. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;

c) Ngăn chặn người khác phạm tội;

d) Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;

đ) Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

6. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.

Ðiều 422. Bào chữa

1. Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội.

3. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Ðiều 423. Xét xử

1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.

2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín.

3. Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

4. Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi.

5. Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.

6. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Ðiều 424. Chấm dứt việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt

Người dưới 18 tuổi bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 95 hoặc Điều 96 hoặc Ðiều 105 của Bộ luật hình sự.

Ðiều 425. Xóa án tích

Việc xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi có đủ điều kiện quy định tại Ðiều 107 của Bộ luật hình sự được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Điều 426. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục sau đây đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự:

1. Khiển trách;

2. Hòa giải tại cộng đồng;

3. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Điều 427. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách

1. Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.

2. Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách có các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;

b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;

c) Lý do, căn cứ ra quyết định;

d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;

e) Thời gian thực hiện nghĩa vụ của người bị khiển trách.

3. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ.

Điều 428. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng

1. Khi xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng.

2. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;

b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;

c) Lý do, căn cứ ra quyết định;

d) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;

đ) Họ tên Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;

e) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

g) Họ tên người bị hại;

h) Họ tên những người khác tham gia hòa giải;

i) Thời gian, địa điểm, tiến hành hòa giải.

3. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.

4. Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải.

5. Biên bản hòa giải có các nội dung chính:

a) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hòa giải, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;

b) Họ tên Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;

c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị hại;

đ) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của những người khác tham gia hòa giải;

e) Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày của những người tham gia hòa giải;

g) Kết quả hòa giải; người dưới 18 tuổi, cha mẹ hoặc người đại diện của người dưới 18 tuổi xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại (nếu có); người bị hại, người đại diện của người bị hại đã tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (nếu có);

h) Chữ ký của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hòa giải.

6. Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lại biên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã lập biên bản phải ghi những sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giải được giao ngay cho những người tham gia hòa giải.

Điều 429. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1. Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.

2. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;

b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;

c) Lý do, căn cứ ra quyết định;

d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;

e) Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

g) Trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị áp dụng biện pháp này cư trú.

3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao quyết định cho người bị áp dụng biện pháp này, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú.

Điều 430. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

1. Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

2. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;

b) Họ tên, chữ ký các thành viên Hội đồng xét xử đã ra quyết định;

c) Lý do, căn cứ ra quyết định;

d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị cáo;

đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;

e) Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;

g) Trách nhiệm của trường giáo dưỡng nơi giáo dục người bị áp dụng biện pháp này.

3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được giao ngay cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và trường giáo dưỡng nơi giáo dục họ.

Chương XXIX

THỦ TỤC TỐ TỤNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN

Điều 431. Phạm vi áp dụng

Thủ tục tố tụng đối với pháp nhân bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

Điều 432. Khởi tố vụ án, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm do pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại các điều 143, 153 và 154 của Bộ luật này.

2. Căn cứ, trình tự, thủ tục thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân

1. Khi có đủ căn cứ xác định pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân.

2. Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; tên và địa chỉ của pháp nhân theo quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Nếu pháp nhân bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng.

3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 179 và 180 của Bộ luật này.

Điều 434. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng

1. Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.

2. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ của mình. Nếu có sự thay đổi những thông tin này thì người đại diện theo pháp luật phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 435. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có quyền:

a) Được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Được biết lý do pháp nhân mà mình đại diện bị khởi tố;

c) Được thông báo, được giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Được nhận quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản án, quyết định của Tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

đ) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội;

e) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định của Bộ luật này;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa cho pháp nhân;

i) Được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa cho pháp nhân kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Tham gia phiên tòa, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

l) Phát biểu ý kiến sau cùng trước khi nghị án;

m) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

n) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

o) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 436. Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử:

a) Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;

b) Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;

c) Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;

d) Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.

2. Thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử.

Điều 437. Kê biên tài sản

1. Kê biên tài sản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

2. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Khi kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt những người sau:

a) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

b) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên;

c) Người chứng kiến.

4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục kê biên tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật này.

Điều 438. Phong tỏa tài khoản

1. Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.

3. Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.

4. Cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản của cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.

5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục phong tỏa tài khoản được thực hiện theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

Điều 439. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án

1. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân chỉ áp dụng khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội.

Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm đình chỉ đối với pháp nhân bị kết án không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm pháp nhân chấp hành án.

2. Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

Chỉ buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc để bồi thường thiệt hại.

Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra quyết định buộc pháp nhân phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án. Quyết định buộc pháp nhân phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.

Điều 440. Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

1. Khi triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc làm việc của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

2. Giấy triệu tập được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

Khi nhận giấy triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của người đại diện cho cơ quan đã triệu tập; nếu người đại diện không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người đại diện vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho người đại diện.

3. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải.

Điều 441. Những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự.

2. Lỗi của pháp nhân, lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân.

3. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra.

4. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt.

5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

Điều 442. Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

1. Việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải do Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện tại nơi tiến hành điều tra, tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc tại trụ sở của pháp nhân. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm lấy lời khai. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc lấy lời khai.

2. Trước khi tiến hành lấy lời khai lần đầu, Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải giải thích cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết rõ quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 435 của Bộ luật này và phải ghi vào biên bản. Có thể cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tự viết lời khai của mình.

3. Không được lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vào ban đêm.

4. Kiểm sát viên lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong trường hợp người này không thừa nhận hành vi phạm tội của pháp nhân, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.

Việc Kiểm sát viên lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng được tiến hành theo quy định tại Điều này.

5. Việc lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của người đại diện, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

6. Biên bản lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Không có sự việc phạm tội;

b) Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;

c) Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

d) Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;

đ) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 444. Thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.

2. Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Phần thứ tư và Phần thứ sáu của Bộ luật này. Phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; có mặt bị hại hoặc người đại diện của bị hại.

Điều 445. Thẩm quyền, thủ tục thi hành án đối với pháp nhân

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành hình phạt tiền đối với pháp nhân. Trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tiền được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành các hình phạt khác và các biện pháp tư pháp quy định tại Bộ luật hình sự đối với pháp nhân theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp pháp nhân bị kết án thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân bị kết án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án phạt tiền, bồi thường thiệt hại.

Điều 446. Thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 89 của Bộ luật hình sự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích.

Chương XXX

THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

Điều 448. Điều tra đối với người bị nghi về năng lực trách nhiệm hình sự

1. Đối với vụ án mà có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:

a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;

b) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;

c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không.

2. Khi tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra phải bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xác định được người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Người đại diện của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.

Điều 449. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra

1. Khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần mà kết quả giám định xác định bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra cùng kết luận giám định, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.

2. Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.

Điều 450. Quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố

1. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, nếu có căn cứ cho rằng bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ vào kết luận giám định, Viện kiểm sát có thể ra một trong các quyết định:

a) Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

b) Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

c) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

d) Truy tố bị can trước Tòa án.

3. Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Viện kiểm sát có thể giải quyết vấn đề khác liên quan đến vụ án.

Điều 451. Quyết định của Tòa án trong giai đoạn xét xử

1. Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:

a) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

b) Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung;

c) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

3. Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Tòa án có thể giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án.

Điều 452. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù

1. Trường hợp có căn cứ cho rằng người đang chấp hành án phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Trại giam, Trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành án phạt tù ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành án phạt tù nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt tù.

Điều 453. Khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị

1. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.

2. Việc kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối với quyết định sơ thẩm quy định tại Bộ luật này.

3. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Điều 454. Đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện ở cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần do Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật.

2. Khi có thông báo của thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh thì cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trưng cầu giám định pháp y tâm thần về tình trạng bệnh của người bị bắt buộc chữa bệnh.

Căn cứ kết luận giám định về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

3. Quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án gửi ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnh và người đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh.

4. Các hoạt động tố tụng, việc chấp hành hình phạt đã bị tạm đình chỉ có thể được phục hồi theo quy định của Bộ luật này.

Chương XXXI

THỦ TỤC RÚT GỌN

Điều 455. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn

Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định của Chương này và những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

Điều 456. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:

a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;

b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;

d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.

2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:

a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;

b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.

Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn

1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

Thủ tục rút gọn được áp dụng kể từ khi ra quyết định cho đến khi kết thúc việc xét xử phúc thẩm, trừ trường hợp bị hủy bỏ theo quy định tại Điều 458 của Bộ luật này.

2. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được giao cho bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ, gửi cho người bào chữa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra, Tòa án được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

3. Trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra không đúng pháp luật thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và gửi cho Cơ quan điều tra.

4. Trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Tòa án không đúng pháp luật thì Viện kiểm sát kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định. Chánh án Tòa án phải xem xét, trả lời trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát.

5. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn có thể bị khiếu nại. Bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; thời hiệu khiếu nại là 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Khiếu nại được gửi đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giải quyết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Điều 458. Hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn

Trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 của Bộ luật này không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Thời hạn tố tụng của vụ án được tính tiếp theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ khi có quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

Điều 459. Tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử

1. Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

2. Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

3. Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.

Điều 460. Điều tra

1. Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố.

Quyết định đề nghị truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đề nghị truy tố, Cơ quan điều tra phải giao quyết định đề nghị truy tố cho bị can hoặc người đại diện của bị can, gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.

Điều 461. Quyết định truy tố

1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát ra một trong các quyết định:

a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy tố;

b) Không truy tố bị can và ra quyết định đình chỉ vụ án;

c) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

d) Tạm đình chỉ vụ án;

đ) Đình chỉ vụ án.

2. Quyết định truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nêu rõ lý do và căn cứ truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải giao quyết định cho bị can hoặc người đại diện của họ; gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Tòa án.

Điều 462. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Tạm đình chỉ vụ án;

d) Đình chỉ vụ án.

2. Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.

Điều 463. Phiên tòa xét xử sơ thẩm

1. Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.

2. Sau phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên công bố quyết định truy tố.

3. Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này nhưng không tiến hành nghị án.

Điều 464. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

1. Việc nhận và thụ lý hồ sơ vụ án được Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;

b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.

3. Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.

Điều 465. Phiên tòa xét xử phúc thẩm

1. Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.

2. Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này nhưng không tiến hành nghị án.

Chương XXXII

XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 466. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật:

1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;

2. Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;

3. Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;

4. Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

5. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;

6. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;

7. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;

8. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;

9. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;

10. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

11. Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;

12. Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 467. Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa

1. Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự phiên tòa.

3. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.

4. Quy định tại Điều này cũng được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm tại phiên họp của Tòa án.

Điều 468. Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt

Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác có liên quan.

Chương XXXIII

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 469. Người có quyền khiếu nại

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu có khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật này.

Điều 470. Các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại

1. Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật này.

2. Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

Điều 471. Thời hiệu khiếu nại

1. Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

2. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Điều 472. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

1. Người khiếu nại có quyền:

a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại;

b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;

c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

d) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Người khiếu nại có nghĩa vụ:

a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;

b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 473. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại

1. Người bị khiếu nại có quyền:

a) Được thông báo về nội dung khiếu nại;

b) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại;

c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của mình.

2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ:

a) Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại; cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại;

c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 474. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam

1. Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định tạm giam, quyết định phê chuẩn việc bắt, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giam và khiếu nại các hành vi thực hiện các lệnh và quyết định đó phải được giải quyết ngay trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại. Trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố. Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam phải chuyển ngay cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án, vụ việc khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết nếu quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại là của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

3. Tòa án có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định bắt, tạm giam trong giai đoạn xét xử.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Chánh án trong việc bắt, tạm giam do Chánh án Tòa án xem xét, giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án trên một cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án trong việc bắt, tạm giam do Chánh án Tòa án trên một cấp xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Điều 475. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ do cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của cấp trưởng thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Điều 476. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng Viện kiểm sát

1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu là khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì được giải quyết:

a) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật;

b) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử do Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

4. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Điều 477. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án và Chánh án Tòa án

1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu là quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án cấp cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

3. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên công tác tại Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán và Thẩm tra viên công tác tại Tòa án quân sự trung ương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Điều 478. Người có quyền tố cáo

Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 479. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có quyền:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;

c) Được nhận quyết định giải quyết tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.

2. Người tố cáo có nghĩa vụ:

a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc tố cáo;

b) Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố ý tố cáo sai sự thật.

Điều 480. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

1. Người bị tố cáo có quyền:

a) Được thông báo về nội dung tố cáo;

b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c) Được nhận quyết định giải quyết tố cáo;

d) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

2. Người bị tố cáo có nghĩa vụ:

a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo;

c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra.

Điều 481. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo

1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.

Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

3. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

4. Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.

Điều 482. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của luật.

3. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án có trách nhiệm thông báo việc tiếp nhận và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Điều 483. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới.

2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết tố cáo theo quy định tại Chương này;

b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới; thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát;

c) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát;

d) Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới;

đ) Ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát các cấp.

Chương XXXIV

BẢO VỆ NGƯỜI TỐ GIÁC TỘI PHẠM, NGƯỜI LÀM CHỨNG, BỊ HẠI VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG KHÁC

Điều 484. Người được bảo vệ

1. Những người được bảo vệ gồm:

a) Người tố giác tội phạm;

b) Người làm chứng;

c) Bị hại;

d) Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.

2. Người được bảo vệ có quyền:

a) Đề nghị được bảo vệ;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;

c) Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;

d) Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.

3. Người được bảo vệ có nghĩa vụ:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;

b) Giữ bí mật thông tin bảo vệ;

c) Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.

Điều 485. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm:

a) Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;

b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

2. Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

3. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Điều 486. Các biện pháp bảo vệ

1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:

a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;

c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;

d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;

đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Điều 487. Đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ

1. Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.

2. Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.

3. Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

4. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

Điều 488. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;

b) Chức vụ của người ra quyết định;

c) Căn cứ ra quyết định;

d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo vệ;

đ) Biện pháp bảo vệ và thời gian bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.

2. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người yêu cầu bảo vệ, người được bảo vệ, Viện kiểm sát, Tòa án đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.

3. Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền áp dụng phải tổ chức thực hiện ngay biện pháp bảo vệ. Trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân để thực hiện việc bảo vệ.

4. Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có thể thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cần thiết.

5. Thời gian bảo vệ được tính từ khi áp dụng biện pháp bảo vệ cho đến khi có quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.

Điều 489. Chấm dứt việc bảo vệ

1. Khi xét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.

2. Quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo vệ phải được gửi cho người được bảo vệ, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.

Điều 490. Hồ sơ bảo vệ

1. Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải lập hồ sơ bảo vệ.

2. Hồ sơ bảo vệ gồm:

a) Văn bản đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ; biên bản về việc đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Kết quả xác minh về hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ;

c) Tài liệu về hậu quả thiệt hại đã xảy ra (nếu có) và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền;

d) Văn bản yêu cầu, đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;

đ) Quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;

e) Tài liệu phản ánh diễn biến quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ;

g) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ;

h) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;

i) Quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ;

k) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ.

PHẦN THỨ TÁM

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Chương XXXV

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 491. Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

2. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Điều 492. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Điều 493. Cơ quan trung ương trong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự

1. Bộ Công an là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và những hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật.

Điều 494. Giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập theo ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi đến Việt Nam để ủy thác truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luật này thì có thể được coi là vật chứng.

Điều 495. Việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam

Việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.

Điều 496. Sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam ở nước ngoài; người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước ngoài ở Việt Nam

1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước được đề nghị có mặt ở Việt Nam để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.

2. Theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể cho phép người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có mặt ở nước đã đề nghị để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.

Chương XXXVI

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Điều 497. Việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án

Việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Điều 498. Xử lý trường hợp từ chối dẫn độ công dân Việt Nam

Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.

Điều 499. Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định từ chối dẫn độ công dân Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Tòa án đã ra quyết định từ chối dẫn độ chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo của nước ngoài đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ theo quy định của luật.

3. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

4. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật để bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử có căn cứ, đúng pháp luật.

Điều 500. Điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ có thể được thi hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện:

1. Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ;

2. Hành vi phạm tội mà công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3. Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó.

Điều 501. Trình tự, thủ tục xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định từ chối dẫn độ xem xét yêu cầu của nước ngoài.

2. Tòa án có thẩm quyền mở phiên họp bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Phiên họp phải có mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp, người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, luật sư hoặc người đại diện của họ (nếu có).

3. Sau khi khai mạc phiên họp, một thành viên của Hội đồng trình bày những vấn đề liên quan đến yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam.

Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam.

Người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, luật sư, người đại diện của người này trình bày ý kiến (nếu có).

Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc cho thi hành hoặc không cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với người bị yêu cầu.

4. Quyết định cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam phải ghi rõ thời hạn mà người đó phải thi hành án phạt tù tại Việt Nam trên cơ sở xem xét, quyết định:

a) Trường hợp thời hạn của hình phạt do nước ngoài đã tuyên phù hợp với pháp luật Việt Nam thì thời hạn phải thi hành án tại Việt Nam được quyết định tương ứng với thời hạn đó;

b) Trường hợp tính chất hoặc thời hạn của hình phạt do Tòa án nước ngoài đã tuyên không phù hợp pháp luật Việt Nam thì quyết định chuyển đổi hình phạt cho phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng không được dài hơn hình phạt đã tuyên của Tòa án nước ngoài.

5. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định cho thi hành hoặc không cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu thi hành, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện.

Người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân cấp cao trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

Thủ tục xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều này.

7. Quyết định thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật gồm:

a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh không bị kháng cáo, kháng nghị;

b) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao.

8. Trình tự, thủ tục thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam được thực hiện theo quy định Bộ luật này và Luật thi hành án hình sự.

9. Khi nhận được thông báo về quyết định đặc xá, đại xá hoặc miễn, giảm hình phạt của nước ngoài đối với công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị Việt Nam từ chối dẫn độ và người đó đang thi hành án tại Việt Nam thì Bộ Công an gửi ngay thông báo đó cho Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 502. Các biện pháp ngăn chặn, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn

1. Các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ gồm bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng đối với người bị xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc bị dẫn độ khi có đủ các điều kiện:

a) Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;

b) Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.

3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tại khoản 1 Điều này. Thẩm phán chủ tọa phiên họp xem xét yêu cầu dẫn độ có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp đặt tiền để bảo đảm sự có mặt của người bị yêu cầu dẫn độ tại phiên họp.

Điều 503. Bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ

1. Việc bắt người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam hoặc thi hành quyết định dẫn độ được thực hiện theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật này.

2. Thời hạn tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ không quá thời hạn trong lệnh bắt giam của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ hoặc thời hạn phải thi hành hoặc còn phải thi hành hình phạt tù trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ.

Trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao có thể gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ ra lệnh, quyết định tạm giam hoặc gia hạn tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu được gửi thông qua Bộ Công an.

Điều 504. Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh

1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.

Việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được thực hiện theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật này.

Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.

2. Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.

Việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện theo quy định tại Điều 124 của Bộ luật này.

Thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.

Điều 505. Đặt tiền để bảo đảm

1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ căn cứ vào tình trạng tài sản của người đó nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.

2. Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thực hiện theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật này.

3. Thời hạn áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.

Điều 506. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

1. Khi Tòa án có thẩm quyền quyết định từ chối dẫn độ hoặc hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận người bị dẫn độ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được hủy bỏ.

2. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 502 của Bộ luật này phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn do mình quyết định nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.

Điều 507. Xử lý tài sản do phạm tội mà có

1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

2. Việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

3. Việc xử lý tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.

Điều 508. Phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Việc hợp tác phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.

2. Các hoạt động phối hợp điều tra thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

PHẦN THỨ CHÍN

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 509. Hiệu lực thi hành

1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Bộ luật tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.

3. Bãi bỏ quy định về việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 của Luật luật sư số 65/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 20/2012/QH13.

Điều 510. Quy định chi tiết

Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Bộ luật này.

Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

NATIONAL ASSEMBLY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Law No. 101/2015/QH13

Hanoi, 27 November 2015

 

CRIMINAL

PROCEDURE CODE

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

National Assembly issues the Criminal Procedure Code

PART ONE

GENERAL

Chapter I

SCOPE OF REGULATION, OBJECTIVES AND EFFECT OF THE CRIMINAL PROCEDURE CODE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Criminal procedure code prescribes the procedures and formalities for lodging and processing of criminal information, filing of charges, investigation, prosecution, adjudication, and certain courses of action for the enforcement of criminal judgments. Furthermore, the Law regulates the missions, authority and liaisons of authorities and individuals given authority to institute proceedings (referred to as competent procedural authorities and persons), the rights and duties of entities engaging in proceedings, other authorities and entities, and international cooperation in criminal procedure.

Article 2. Objectives of the Criminal procedure code

Criminal procedure code is intended to expose and settle every criminal act in precise, just and timely manners, to preclude, protest and combat crime for omission of no infractions, to protect guiltless people from unjust conviction, to uphold justice, to defend human rights and citizenship rights, to conserve socialism, to secure the Government's benefits, to protect the legitimate rights and interests of organizations and individuals, to educate people to consciously conform to the laws.

Article 3. Effect of Criminal procedure code

1. Criminal procedure code governs every activity of criminal procedures in territories of the Socialist Republic of Vietnam.

2. International agreements, which the Socialist Republic of Vietnam has signed, or the principles of reciprocity shall govern the criminal procedure against aliens committing offences in territories of the Socialist Republic of Vietnam.

If diplomatic or consular immunity is conferred on an alien according to the laws of Vietnam, international treaties, which the Socialist Republic of Vietnam observes, or international practices, such international treaties or practices shall prevail. If relevant international treaties or practices do not exist, matters shall be resolved through diplomacy.  

Article 4. Terminology

1. In this Law, words and phrases below are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Individuals given authority to institute proceedings (referred to as authorized procedural persons) include presiding officers and those assigned to carry out certain activities of investigation.

c) Participants in legal proceedings refer to persons, authorities, and organizations participating in legal proceedings according to this Law.

d) Criminal information includes denouncement, provision of criminal information, entities' requisitions for charges, perpetrators' confessions, and criminal information directly gathered by competent procedural authorities.

dd) Accused persons include those arrest, detainees, suspects, defendants.

e) Kindred of persons engaging in or commission to institute proceedings is composed of individuals having relationships with persons participating or authorized to conduct proceedings. Such individuals include spouse, biological and adoptive parents, parents in law, biological and adopted children, paternal and maternal grandparents, biological siblings, maternal and paternal great grandparents, biological uncles and aunts, biological nephews and nieces.

g) Litigants include civil plaintiffs, civil defendants and persons incurring interests and duties from a criminal lawsuit.

h) Confession means that a perpetrator voluntarily gives statements on his offences to authorities prior to the happening of such offences or after the exposure of the perpetrator.

i) Surrender refers to a perpetrator, after exposed, voluntarily turning himself in and giving statements on his offences to competent authorities.

k) Coercive delivery refers to competent authorities’ compulsion of the attendance of persons who are held in emergency custody, apprehended or temporarily detained, or suspects and defendants at a place of investigation, prosecution or adjudication.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Full record of identity refers to the document summarizing a suspect’s profile, identity with photos of three postures and two thumbprints, made and retained by competent authorities.

n) Basic record of identity refers to the document summarizing a suspect’s profile with all fingerprints, made and retained by competent authorities.

o) Serious breach of legal proceedings means that authorities and persons given authority to institute proceedings have not executed or have implemented improperly and inadequately the formalities and procedures, as defined by this Law, have infringed severely the legitimate rights and benefits of entities engaging in proceedings, and have influenced the identification of equitable and comprehensive truths of a lawsuit.

2. In this Law, the following abbreviations apply to phrases below:

a) Police investigation authorities in districts, communes, provincial cities and centrally-affiliated cities’ metropolis are referred to as district investigation authorities.

b) Police investigation authorities in provinces and centrally-affiliated cities are referred to as provincial-level investigation authorities.

c) Military investigation authorities in military zones and equivalents are referred to as military investigation authorities of military zone.

d) People’s Procuracy in districts, communes, provincial cities and centrally-affiliated cities’ metropolis is referred to as district People’s Procuracy.

dd) People’s Procuracy in provinces and centrally-affiliated cities is referred to as provincial-level People’s Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) People’s Courts in districts, communes, provincial cities, centrally-affiliated cities’ metropolis are referred to as district People’s Courts.

h) People’s Courts in provinces and centrally-affiliated cities are referred to as provincial-level People’s Courts.

i) Military Courts in military zones and equivalents are referred to as military Courts of military zone.

Article 5. Responsibilities of governmental authorities and entities in precluding and combating crime

1. Governmental authorities, as per the range of their responsibilities, must adopt measures to forestall crime and cooperate with competent procedural authorities for the preventive fight against crime.

Governmental authorities must regularly inspect the performance of functions and assignments, detect and handle violations of laws in timely manner and make prompt reports to investigation authorities and Procuracy about every criminal act happening inside such authorities and sectors under their management. Moreover, state authorities must propound and adduce relevant documents to investigation authorities and Procuracy for the latters' inspection and filing of charges against perpetrators of criminal acts.

Heads of governmental authorities must be held liable for providing investigation authorities and Procuracy with false or no information on criminal acts committed inside their premises and sectors under their management.

2. Entities are entitled to and responsible for exposing, denouncing, reporting, and combating crime.

3. Competent procedural authorities are responsible for supporting governmental authorities and entities to fight against crime.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Inspectorate and governmental audit agencies are responsible for cooperating with competent procedural authorities in exposing and tackling crime. Upon detecting signs of criminal activities, governmental authorities must promptly propound relevant documents and items to investigation authorities and Procuracy for inspection and filing of criminal charges.

6. Every action of obstructing competent procedural authorities and persons’ completion of duties is inhibited.

Article 6. Exposure and correction of justifications and factors for crime

1. Competent procedural authorities, when taking criminal proceedings, are responsible for uncovering reasons and elements leading to crime and proposing concerned entities to enforce measures of correction and preclusion.

2. Concerned entities must fulfill such requests by competent procedural authorities. In 15 days upon receiving requests, concerned parties must respond in writing to such propositions by competent procedural authorities.

Chapter II

FUNDAMENTAL PRINCIPLES

Article 7. Upkeep of socialist law enforcement regarding criminal procedures

Every activity of criminal procedures must abide by this Law. The processing of criminal information, filing of charges, investigation, prosecution and adjudication shall abide only by the grounds, procedures and formalities as defined by this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Competent procedural authorities and persons, when instituting legal proceedings within their duties and authority, must respect and protect human rights and individuals’ legitimate rights and interests. Measures imposed, whose validity and requisite are regularly inspected, shall be removed or altered if violating laws or deemed unessential.

Article 9. Conservation of legal equality

Criminal procedure occurs on the principle under which all people are subject to the same laws of justice, regardless of race, gender, belief, religion, social class and status. Every person committing crime is treated under the law.

Every juridical person is equal before the law, regardless of its form of ownership and economic class.

Article 10. Sustainment of bodily integrity

Every person is entitled to inviolability of the physical body. No person is arrested without a Court’s warrant or Procuracy's decision or approval, except for acts in flagrante.

Emergency custody, arrest, temporary detainment or detention must abide by this Law. Torture, extortion of deposition, corporal punishment or any treatments violating a person’s body, life and health are inhibited.

Article 11. Protection of individuals’ life, health, honor, dignity and belongings and juridical persons’ reputation and property

Life, health, honor, dignity and belongings of every person are protected by the laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vietnamese citizens cannot be deported or handed to another government.

Article 12. Alimentation of inviolability of residence, privacy, personal secrecy, family secrets, safety and confidentiality of personal mail, telephone and telegraph

No person can illegally violates others’ residence, privacy, personal secrecy, family secrets, safety and confidentiality of mail, telephone, telegraph and other forms of personal communication.

Search of residence, search and seizure or temporary confiscation of mails, phones, telegraphs, electronic data and other forms of private communication must abide by this Law.

Article 13. Presumption of innocence

A accused person is deemed innocent until his guilt is evidenced according to the procedures and formalities as defined in this Law and a Court passes a valid conviction.

If grounds for conviction, as per the procedures and formalities in this Law, do not suffice, competent procedural authorities and persons shall adjudge the accused person to be not guilty.

Article 14. Double jeopardy

A person is not charged, investigated, prosecuted or tried on an act, for which a Court's effective conviction has been passed,  unless that person commits another act jeopardizing the society and deemed criminal by the Criminal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Competent procedural authorities are held liable for proving guilt.  A accused person is entitled to but is not obliged to prove his innocence.

Competent procedural authorities, within their duties and authority, must use legitimate measures to determine the facts of a lawsuit in unbiased, thorough and complete ways, to clarify the evidences of guilt and innocence, aggravation and mitigation of criminal liabilities of the accused person.

Article 16. Guarantee of right of defense for accused persons and protection of legal rights and benefits of defendants and litigants

A accused person is entitled to defend himself or be defended by a lawyer or another person.

Competent procedural authorities and persons are responsible for informing accused persons, defendants and litigants of all of their rights of defense, legitimate rights and benefits according to this Law. Moreover, competent procedural authorities and persons shall provide explanations and guarantee the implementation of all of such rights and benefits.

Article 17. Responsibilities of authorities and persons given authority to institute proceedings

Competent procedural authorities and persons, when instituting proceedings, must strictly conform to the laws and shall be held liable for their actions and decisions.

An individual violating legal regulations on emergency custody of people, arrest, imprisonment, custody, charge, investigation, prosecution, adjudication, sentence enforcement, by nature and level of such violations, shall be disciplined or face criminal charges according to the laws.

Article 18. Responsibilities for filing of charges and handling of criminal cases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Filing of charges and lawsuits shall only conform to the grounds, procedures and formalities as defined by this Law.

Article 19. Legal compliance in investigative activities

Investigation authorities and authorities assigned to perform certain activities of investigation must observe the laws when conducting investigation as per this Law.

Every activity of investigation must attend to truths and occur in unbiased, thorough and complete ways to swiftly and precisely uncover all guilty acts and indicate evidences of guilt and innocence, aggravation and mitigation of criminal liabilities, reasons, conditions for crime and other facts essential to handle the cases.

Article 20. Responsibilities for exercising the right of prosecution and overseeing legal compliance in criminal procedure

The procuracy exercises the right of prosecution and oversees legal compliance in criminal procedure, renders decisions on conviction, expose violations of laws to have all guilty acts, persons and juridical persons committing crime and violating laws exposed and penalized in timely and stringent manners. It must assure that charges, investigation, prosecution, adjudication and sentence enforcement apply to the exact entities precisely for what they commit according to the laws. It must assure that omission of crime and criminals or misjudgment does not occur.

Article 21. Assurance of impartiality of persons given authority to institute or engaging in legal proceedings

Persons given authority to institute proceedings, interpreters, translators, expert witnesses, valuators and witnesses are not permitted to engage in proceedings if they may not be impartial, for any reasons, to carry out duties.

Article 22. Trial participated by lay assessors

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Independence of Judge and lay assessors and sole compliance to the laws

Judge and lay assessors adjudicate independently and comply solely with the laws. Authorities and entities are forbidden to interfere the adjudication by Judge and lay assessors.

Authorities and entities interfering the adjudication by Judge and lay assessors in any manners shall be disciplined, face administrative fines or criminal charges, by nature and level of their violations, according to the laws.

Article 24. Collective adjudication

A Court tries collectively and renders decisions under majority rule, except for summary procedures according to this Law.

Article 25. Timely, just and public trial

A Court holds trials in timely manner by the regulated deadline and upholds fairness.

A Court tries publicly and every person is entitled to attend the trial, unless otherwise stated in this Law. For special cases involved in state secrets, national traditions, protection of persons aged below 18 or personal privacy as per litigants’ rational requests, a Court may try in closed session but must pronounce its judgments publicly.

Article 26. Assurance of oral arguments in adjudication process

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Documents and evidences from the case file, brought to The procuracy to the Court for trial, must be sufficient and legitimate. All relevant persons, as defined by this Law, must attend a criminal Court. Absence must be because of force majeure or objective obstacles or other situations according to this Law. The Court is responsible for supporting prosecutors, defendants, defense counsels and other participants in legal proceedings to exercise all of their rights and duties and provoke oral arguments in democratic and equal manners before the Court.

All evidences of guilt and innocence, aggravation and mitigation of criminal liabilities, citation of Points, Sections or Articles in the Criminal Code for determination of defendants’ crimes, sentences, compensations, and handling of proofs and other facts essential to the lawsuit must done, argued and specified in court.

The Court’s judgments and rulings must be subject to the inspection and assessment of evidences and oral arguments in court.

Article 27. Affirmation of first-instance and appellate procedure

1. Trial by first-instance and appellate Courts is affirmed.

A first-instance Court’s judgments or rulings may be appealed according to this Law. A first-instance Court's judgments or rulings, if not appealed by the deadline as defined in this Law, shall come into effect.

A first-instance Court's judgments, if appealed, shall be reheard by an appellate Court. The appellate Court’s judgments or rulings shall come into force.

2. A Court’s effective judgments or rulings, if such is found to make a serious error of law or new facts emerge as per this Law, shall be reviewed through the procedures of cassation or reopening, respectively.

Article 28. Warranty of the effect of Court’s judgments and rulings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Authorities and entities, under their missions, authority and duties, are responsible for cooperating, supporting and fulfilling requests from authorities and entities liable for enforcing a Court's judgments and rulings.

Article 29. Spoken and written language for criminal procedure

Vietnamese is the spoken and written language for criminal procedure. Participants in proceedings are permitted to speak and write in their native languages, in the mandatory presence of a translator.

Article 30. Civil matters in criminal cases

Civil matters in criminal cases are resolved during the settlement of criminal cases. If a criminal lawsuit deals with damage claims backed by insufficient evidences and causing little effect on the settlement of such case, civil matters may be separated and settled through civil procedure.

Article 31. Guarantee of compensations for crime victims in criminal cases

1. Persons held in emergency custody, arrested, temporarily detained or held in detention, charged, investigated, prosecuted, tried and sentenced incorrectly or illegally shall be compensated for physical and spiritual damage and restoration of dignity.

The government is held liable for compensating persons, held in emergency custody, arrested, temporarily detained or held in detention, charged, investigated, prosecuted, tried and sentenced incorrectly or illegally by competent procedural authorities and persons, damage and recovery of dignity and interests.

2. Other persons suffering from damage caused by competent procedural authorities and persons are entitled to the Government’s compensations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Individuals are permitted to file complaints or denouncement, while organizations are allowed to file complaints, against violations of legal regulations on criminal procedure by competent procedural authorities and persons or personnel of such entities.

Competent authorities and persons must receive, hear and settle complaints and denouncements in timely and lawful manners. Results of their hearings and solutions shall be given in writing to persons and organizations filing accusations or complaints.

Procedures, formalities and authority for the settlement of complaints and accusations are governed by this Law.

It is inhibited to take vengeance on persons filing complaints or accusations or to abuse rights of complaint and denouncement to vilify others.

Article 33. Inspection and supervision of criminal procedure

1. Competent procedural authorities and persons must regularly inspect the activities of criminal procedure within their powers and manage units receiving, handling criminal information, pressing charges, conducting investigations, prosecuting, adjudicating and enforcing sentences.

2. Governmental authorities, Committee of Vietnam Fatherland Front and its members units, and elective representatives of people are sanctioned to supervise competent procedural authorities and persons’ activities and settlement of complaints and denouncement.

If competent procedural authorities and persons are found to violate laws, governmental authorities and elective people’s representatives can propose and the Committee of Vietnam Fatherland Front can propose competent procedural authorities to consider and resolve such matters according to this Law. Competent procedural authorities must analyze, handle and respond to the said propositions and request as per the laws.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 34. Presiding authorities and presiding officers

1. Presiding authorities are:

a) Investigation authorities;

b) Procuracy;

c) Courts.

2. Presiding officers are:

a) Heads and vice heads of investigation authorities and investigators and investigation officers;

b) Heads and vice heads of The procuracy, procurators and checkers;

c) Court presidents, Vice court presidents, judges, lay assessors, Court clerks, verifiers.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The authorities assigned to perform certain activities of investigation are:

a) Border protection force’s units;

b) Customs authorities;

c) Forest ranger’s units;

d) Maritime police force’s units;

dd) Fisheries resources surveillances units;

e) People’s police force’s units assigned to perform certain activities of investigation (referred to as units assigned to investigate);

g) Other units in the People’s Army, as assigned to perform certain activities of investigation.

Authorities assigned to perform certain activities of investigation in this Section are stipulated in the Law on the organization of criminal investigation authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Personnel of the Border protection force, as assigned to performed certain activities of investigation, include heads and vice heads of Border reconnaissance department, Drug and crime department; heads and vice heads of Special service against drug and crime; captains and vice captains of Border protection units in provinces and centrally-affiliated cities; commanding officers and deputies in Border protection posts; commanders and deputies of Border protection units at border gates;

b) Personnel of Customs authorities, as assigned to perform certain activities of investigation, are heads and vice heads of Anti-smuggling and investigation department; heads and vice heads of Post clearance audit department; heads and vice heads of provincial and inter-provincial Departments of customs and those in centrally-affiliated cities; heads and ice heads of Customs departments at border gates;

c) Personnel of Forest ranger, as assigned to perform certain activities of investigation, include heads and vice heads of Forest protection department, heads and vice heads of Forest ranger departments; heads and vice heads of Forest ranger stations;

d) Personnel of Maritime police force, as assigned to perform certain activities of investigation, include commanders, vice commanders, zone commanders and vice zone commanders of Maritime police force; heads and vice heads of Specialized and legal department; heads and vice heads of Special service of drug enforcement; heads and vice heads of Naval battalions, Naval flotilla; captains and deputies of Maritime police force’s special task units;

dd) Personnel of Fisheries resources surveillances, as assigned to perform activities of investigation, include heads and vice heads of Bureau of fisheries resources surveillances, heads and vice heads of zonal Bureaus of fisheries resources surveillances;

e) Personnel of other units of People's Police force, as assigned to perform certain activities of investigation, include directors and vice directors of Fire Police; heads, vice heads, managers and vice managers of People's Police force’s units assigned to investigate; warders and vice warders of prisons according to the Law on the organization of criminal investigation authorities;

g) Personnel of other units of People’s Army, as assigned to perform certain activities of investigation include warders and vice warders of prisons; heads of independent regiment units and similar ones.

h) Investigation officers in the authorities and units as defined in Section 1 of this Article.

Article 36. Duties, authority and responsibilities of Heads and vice heads of Investigation authorities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Organize and direct the processing of criminal information, charges and investigation by investigation authorities;

b) Make decisions on the appointment or replacement of vice heads of investigation authorities and units handling criminal information, inspect criminal charges and investigation done by vice heads, make decisions on amendments or abolishment of unfounded and illegal decisions made by vice heads.

c) Make decisions on the appointment or replacement of investigators and investigation officers, inspect the processing of criminal information, criminal charges and investigation done by investigators or investigation officers, and make decisions on amendments or invalidation of unsubstantiated and unlawful decisions made by investigators.

d) Handle complaints and accusations within the powers of investigation authorities.

The head of the investigation authority, upon his absence, delegates a vice head to carry out the head’s missions and power. Vice heads are held liable before the Head for the assignments.

2. Heads of investigation authorities, when instituting criminal proceedings, bear the following duties and power:

a) Make decisions on suspending the processing of denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges (referred to as denunciations, information and requisitions); decisions on pressing or not filing charges, amendments or alterations of decisions on filing lawsuits or charges against suspects; decisions on combining or dividing lawsuits; decisions on mandating investigations;

b) Make decisions on implementing, changing or terminating preventive measures, coercive actions, and means for special investigation and proceedings according to this Law;  

c) Make decisions on issuing and annulling warrants on arrest, search, seizure, impoundment and handling of evidences;    

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Directly inspect and verify criminal information and carry out investigation measures;

e) Draw conclusions on investigations;

g) Make decisions on suspending or terminating or resuming investigations into cases or against suspects;

h) Make orders and decisions and perform other activities of legal proceedings within the powers of investigation authorities.

3. Vice heads of investigation authorities, when mandated to file charges or investigate criminal cases, bear the duties and power as stated in Section 1 and Section 2 of this Article, save Point b, Section 1 of this Article. Vice heads of investigation authorities cannot handle complaints or accusations against their actions and decisions.

4. Heads and vice heads of investigation authorities shall be held liable for their actions and decisions. Heads and vice heads of investigation authorities cannot mandate investigators to carry out their duties and power.

Article 37. Duties, authority and responsibilities of investigators

1. Investigators, as assigned to file charges and investigate criminal cases, have the following duties and authority:

a) Directly inspect, verify and document criminal information;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Request or recommend the designation and replacement of defense counsels, interpreters and translators;

d) Summon and interrogate suspects; convene denouncers, informants, persons denounced or facing position of charges, legal representatives of juridical persons to obtain their statements; take statements from persons held in emergency custody, arrested, temporarily detained; convoke witness testifiers, crime victims and plaintiffs for their statements;

dd) Make decisions on delivering by force persons held in emergency custody, arrested, temporarily detained, suspects; escorting by force witness testifiers, persons denounced or charged, crime victims; make decisions on transferring persons under 18 to entities responsible for supervision; decide changes of supervisors of perpetrators under 18;

e) Enforce emergency custody orders, decisions or orders of arrest, temporary detainment or detention, search, seizure, withholding, distrainment of property, freezing of accounts, handling of evidences;

g) Search crime scenes, unearth and dissect corpses, examine traces on bodies, confront persons involved, facilitate identifications, conduct experimental investigations;

h) Perform other duties and authority of legal proceedings within the powers of investigation authorities as per assignments by the head according to this Law.

2. Investigators shall be held liable under the laws and before the head and vice heads of the investigation authority for their actions and decisions.

Article 38. Duties, authority and responsibilities of Investigation officers of investigation authorities

1. Investigation officers, as per assignments given by Investigators, perform the following duties and authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Deliver and convey orders, decisions and other documents on proceedings as per this Law;

c) Support investigators to prepare documents on criminal information, case files and perform other activities of legal proceedings.

2. Investigation officers are held liable under the laws and before the head, vice heads, investigators for their actions.

Article 39. Duties, authority and responsibilities of chiefs, deputies, investigation officers, in Border protection force, Customs, Forest ranger, Maritime police force and Fisheries Surveillance, on assignments of certain activities of investigation.

1. Chiefs of units assigned to investigate as per Points a, b, c, and dd, Section 2, Article 35 of this Law bear the following duties and authority:

a) Direct the processing of intra vires criminal information, charges and criminal investigation;

b) Decide the appointment or replacement of deputies and investigation officers for the handling of criminal information, charges and investigation;

c) Inspect deputies’ and investigation officers’ processing of criminal information, charges and investigation;

d) Decide changes and abrogation of unproven and illicit decisions made by deputies and investigation officers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The chief, upon his absence, mandates a deputy to perform his duties and authority. The deputy is held liable before the chief for the duties assigned. Chiefs and deputies are not permitted to mandate investigation officers to perform their duties and authority.

2. When conducting criminal proceedings against perpetrators of misdemeanors in flagrante and having clear evidences and culprits' profile, the persons as defined in Points a, b, c, d and dd, Section 2, Article 35 of this Law bear the following duties and authority:

a) Collect evidences, documents and items from concerned individuals to check and verify criminal information;

b) Decide to suspend the processing of denunciations, criminal information disclosed; requisitions for charges, decisions on filing or not pressing charges, amendments to decisions on filing lawsuits; decisions on pressing charges or amendments to decisions of filing charges against suspects;

c) Directly organize and command the examinations of the scenes;

d) Make decisions on requisitioning expert examinations, valuation or on search, seizure, impoundment and maintenance of evidences and materials directly related to the lawsuits;

dd) Summon and interrogate suspects; convene crime victims and litigants for statements; convoke denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges for extraction of statements; call in witness testifiers for statements; take statements from persons held in emergency custody;

e) Decide to implement preventive and coercive measures as per this Law;

g) Conclude investigations, propose charges or conclusions from investigations and decide to terminate or suspend or resume investigations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Collect evidences, documents and items from concerned people to inspect and verify criminal information;

b) Decide to suspend the processing of accusations and criminal information disclosed, propose charges, decide to file or not press charges, alter decisions on filing charges;

c) Decide to search, seize, temporarily withhold and maintain evidences and documents directly related to the lawsuits;

d) Convene witness testifiers, crime victims and litigants for statements.

4. Investigation officers have the following duties and authority:

a) Document criminal information, extract statements from concerned persons to inspect and verify criminal information;

b) Prepare criminal case files;

c) Interrogate suspects; obtain statements from denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges, persons held in emergency custody, arrested or temporarily detained, witness testifiers, crime victims, litigants;

d) Investigate the scenes, enforce warrants of search, seizure, impoundment and maintenance of evidences and documents directly related to the cases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 40. Duties, authority and responsibilities of chiefs, deputies and investigation officers of other units in People’s Police Force and People’s Army on assignments of certain activities of investigation

1. Chiefs of units assigned to investigate as per Point e and Point g, Section 2, Article 35 of this Law bear the following duties and authority:

a) Direct intra vires activities of charge filing and criminal investigation;

b) Decide to appoint or replace deputies and investigation officers for filing of charges and criminal investigation;

c) Inspect deputies' and investigation officers' processing of criminal information, pressing of charges and criminal investigation;

d) Decide to redress or annul baseless and illegitimate decisions made by deputies and investigation officers.

A deputy, upon the absence of the chief, shall be mandated to perform the chief’s duties and authority and assume liabilities before the chief for the duties mandated.

2. When instituting criminal proceedings, the persons as defined in Point e and Point g, Section 2, Article 35 of this Law bear the following duties and authority:

a) Collect evidences, documents and items from concerned persons to check and attest criminal information;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Direct and command the examination of crime scenes;

d) Decide to search, seize, temporarily withhold and maintain evidences and documents related directly to the cases;

dd) Summon denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges, witness testifiers, crime victims and litigants for statements.

3. Investigation officers have the following duties and authority:

a) Document criminal information, acquire statements from relevant persons to inspect and verify criminal information;

b) Prepare criminal case files;

c) Gather statements from denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges, witness testifiers, defendants and litigants;

d) Investigate crime scenes, enforce orders of search, seizure, impoundment and maintenance of evidences and documents related directly to the lawsuits;

dd) Convey and send orders, decisions and other documents on legal proceedings as per this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 41. Duties, authority and responsibilities of Heads and Vice heads of The procuracy

1. Heads of The procuracy bear the following duties and authority:

a) Directly organize and command the activities of exercising rights of prosecution and manage legal compliance of criminal procedure;

b) Decide to appoint or replace vice heads of The procuracy, inspect vice heads’ activities of exercising rights of prosecution and manage legal compliance of criminal procedure, decide to redress or annul groundless and lawless decisions made by vice heads;

c) Decide to appoint or replace procurators and checkers, inspect and manage procurators’ and checkers’ activities of exercising rights of prosecution and legal compliance in criminal proceedings, decide to redress or vacate unfounded and illegal decisions made by procurators;

d) Decide to remove, terminate or annul unproven and illicit decisions made by an inferior Procuracy;

dd) Handle complaints and accusations within the powers of The procuracy.

The head of The procuracy, upon his absence, mandates a vice head to perform his duties and authority and assume liabilities before the head for the duties mandated.

2. When exercising rights of prosecution and managing legal compliance in criminal proceedings, the head of The procuracy bears the following duties and authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Decide to suspend the handling of criminal information; decide to file or not to press charges, amend decisions on filing lawsuits; decide to press charges against suspects and amend such decisions; decide to join or separate cases;

c) Decide to enforce, alter or terminate preventive and coercive measures, and special investigation methods and proceedings; decide to extend the inspection and verification of criminal information, detention, investigation, temporary imprisonment, prosecution;

d) Decide to search, seize, temporarily withhold, and handle evidences;

dd) Decide the request, addition or repetition of expert examination, experimental investigation; change or demand to replace expert witnesses. Request valuation, re-valuation, and demand to change valuators;

e) Request heads of investigation authorities, chiefs of units assigned to investigate to change investigators and investigation officers;

g) Approve or disapprove decisions and orders made by investigation authorities and units assigned to investigate;

h) Decide to abrogate unproven and unlawful decisions and orders made by investigation authorities and units assigned to carry out certain activities of investigation;

i) Settle disputes over the authority to handle criminal information, file charges, conduct investigation; and decide to transfer cases;

k) Decide to enforce or terminate obligatory medical treatment measures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Decide to press charges against suspects and return documents to further or reset investigations;

n) Request the restoration of investigation works, decide to adjourn or dismiss charges or lawsuits against suspects; decide to annul the decision to suspend the processing of criminal information; decide to resume investigations of cases or defendants and to retake cases and lawsuits against suspects;

o) Make appeals through appellate Courts, reopening and cassation procedures against a Court’s judgments and rulings as per this Law;

p) Exercise the right to express proposition as per the laws;

q) Issue decisions and orders, and carry out other activities of prosecution within the powers of The procuracy.

3. Vice heads of The procuracy, when assigned to exercise rights of prosecution and manage legal compliance in criminal proceedings, bear the following rights and duties as per Section 1 and Section 2 of this Article, except for Point b, Section 1 of this Article. Vice heads of The procuracy is not permitted to handle complaints and accusations against their own actions and decisions.

4. The head and vice heads of The procuracy shall be held liable for their actions and decisions. The head and vice heads of The procuracy cannot mandate procurators to perform their duties and authority.

Article 42. Duties, authority and responsibilities of Procurators

1. Procurators, when assigned to exercise rights of prosecution and manage legal compliance in criminal proceedings, have the following duties and authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Directly manage and prepare documents on criminal information;

c) Administer the processing of criminal information and charges, implement preventive and coercive measures; administer the competent investigation entities’ documentation of criminal information and lawsuits; manage activities of prosecution and investigation done by investigation authorities and units assigned to investigate;

d) Directly administer scene investigation, autopsy, confrontation, identification, voice recognition, experimental investigation and search;

dd) Administer the temporary suspension and resumption of the processing of criminal information; suspension, adjournment, resumption and closure of investigations;

e) Propose requirements for investigation and request investigation authorities to issue or terminate wanted notices against suspects;

g) Summon and interrogate suspects, convene denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges, juridical persons’ legal representatives, witness testifiers, litigants for statements; extract statements from persons held in emergency custody;

h) Make decisions on the coercive delivery of arrestees, suspects; and on the forced escort of witness testifiers, persons denounced or facing requisitions for charges, crime victims; on the entrustment of persons under 18 to authorities and entities in charge of supervision; on the replacement of supervisors of perpetrators under 18;

i) Directly perform certain activities of investigation as per this Law;

k) Request the replacement of persons authorized to institute legal proceedings; request and propose the appointment or replacement of defense counsels; request the appointment and replacement of translators and interpreters;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Administer legal compliance of the Court's adjudication and participants in legal proceedings; supervise the Court's judgments, rulings and other documents of legal procedure;

n) Supervise the enforcement of the Court’s judgments and rulings;

o) Exercise rights to express requests and proposition as per the laws;

p) Perform other duties and authority of prosecution within the powers of The procuracy as per the assignments by the head of The procuracy as per this Law.

2. Procurators shall be held liable under the laws and before the head and vice heads of The procuracy for their decisions and actions.

Article 43. Duties, authority and responsibilities of Checkers

1. Checkers perform the duties and exercise power below as per the assignments from the procurators:

a) Make written records of statements and interrogation and other records of criminal proceedings;

b) Deliver and convey orders, decisions and other documents of legal procedure as per this Law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Checkers shall be held liable under the laws and before the head, vice heads and checkers of The procuracy for their actions.

Article 44. Duties, authority and responsibilities of Court president and Vice court president

1. The court president bears the following duties and authority:

a) Directly organize the adjudication of criminal cases; make decisions on the settlement of disputes over the jurisdiction;

b) Decide to assign Vice court presidents, judges, lay assessors to hear criminal cases; to assign Court clerks to institute legal proceedings on criminal cases; to assign verifiers to verify criminal case files;

c) Decide to replace judges, lay assessors and Court clerks prior to the start of a trial;

d) Decide the enforcement of criminal sentences;

dd) Decide to postpone jail sentences;

e) Decide to suspend prison sentences;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Handle complaints and accusations within the powers of the Court.

The court president, upon his absence, must mandate a vice presiding judge to carry out the judge's duties and power. Vice court president shall be held liable before The court president on the duties mandated.

2. When hearing criminal cases, The court president bears the following duties and authority:

a) Decide to enforce, alter or terminate measures for handling of evidences and detention;

b) Decide to implement or terminate civil commitment;

c) Decide to enable and deactivate summary procedures;

d) Propose and make appeal for cassation procedures against the Court‘s judgments and rulings in effect;

dd) Decide and perform other activities of legal proceedings within the Court’s powers;

e) Engage in other activities of legal proceedings as per this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The court president and Vice court presidents are held liable under the laws for their actions and decisions. The court president and Vice court presidents are not permitted to mandate judges to carry out their duties and powers.

Article 45. Duties, authority and responsibilities of Judge

1. A judge, when assigned to hear criminal cases, bears the following duties and authority:

a) Examine case files prior to the start of a trial;

b) Hear cases;

c) Engage in other activities of legal procedure and vote on matters within the powers of the Trial panel;

d) Transact other activities of legal procedure within the Court’s powers as per The court president’s assignments.

2. The presiding judge has the duties and powers as stipulated in Section 1 of this Article and below:

a) Decide to implement, alter and abort preventive and coercive measures, save those for detention;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Decide to have cases heard; to dismiss or adjourn lawsuits;

d) Manage the hearing of cases, oral arguments in court;

dd) Decide to have expert examinations started newly or afresh or extended, to perform experimental investigations; to change or have expert witnesses replaced; to order valuation or have valuators changed;

e) Order or requisition the appointment or change of defense counsels; change of supervisors for perpetrators under 18; request the appointment and replacement of translators and interpreters;

g) Decide to summon witness testifiers to the Court;

h) Engage in other duties and powers of legal procedure within the Court’s powers as per The court president’s assignments according to this Law.

3. Judges shall be held liable under the laws for their actions and decisions.

Article 46. Duties, authority and responsibilities of lay assessors

1. The lay assessors on assignments to hear criminal cases bears the following duties and authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Hear cases;

c) Engage in activities of legal procedure and vote on the Trial panel’s intra vires matters.

2. The lay assessors shall be held liable under the laws for their actions and decisions.

Article 47. Duties, authority and responsibilities of Court clerk

1. Court clerks on assignments to handle criminal proceedings have the following duties and authority:

a) Verify the presence of persons receiving the Court’s subpoena; and specify excuses of those absent;

b) Announce the Court’s rules;

c) Report to the Trial panel about the list of persons convened and absent;

d) Record the Court’s proceedings in writing;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Court clerks are held liable under the laws and before the judge for their actions.

Article 48. Duties, authority and responsibilities of Verifier

1. Verifies on assignment to engage in criminal proceedings have the following duties and authority:

a) Examine files of lawsuits on which a Court has passed sentences in binding force, as per the assignments by The court president or Vice court presidents;

b) Conclude activities of verification and report to the tribunal president or Vice court presidents;

c) Verifiers facilitate The court president’s enforcement of sentences within the Court's powers and other assignments from The court president or Vice court presidents.

2. Verifiers shall be held liable under the laws and before The court president and Vice court presidents for their actions.

Article 49. Disapproval or replacement of persons given authority to institute legal proceedings

Persons given authority to institute legal procedure must refuse to engage in proceedings or submit to replacement in the following events:  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. They have acted as defense counsels, witness testifiers, verifiers, valuators, interpreters or translators in the lawsuits;

3. Clear grounds of their potential bias at work are found.

Article 50. Individuals having the right to propose change of persons given authority to institute legal proceedings

1. Procurators.

2. Detainees, suspects, defendants, crime victims, civil plaintiffs, civil defendants and their representatives.

3. Defense counsels and protectors of legitimate rights and benefits for crime victims, civil plaintiffs and defendants.

Article 51. Replacement of investigators and investigation officers

1. Investigators and investigation officers must decline to engage in legal proceedings or submit to replacement in the following events:

a) As per stipulations in Article 49 of this Law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The head or vice heads of the investigation authority shall decide the replacement of investigators and investigation officers.

If the replaced investigator is the head of the investigation authority according to Section 1 of this Article, the superior investigation authority shall directly investigate the case.

Article 52. Replacement of Procurators and Checkers

1. Procurators and checkers must reject their engagement in legal proceedings or submit to replacement in the following events:

a) As per Article 49 of this Law;

b) They have engaged in legal proceedings in the lawsuit as investigators, investigation officers, judges, lay assessors, verifiers or Court clerks.

2. The head or vice heads of The procuracy assigned to settle lawsuits shall decide the replacement of procurators at equal level of hierarchy prior to the start of a trial.

If the replaced procurator is the head of The procuracy, the head of the superior Procuracy shall give direct decisions on relevant matters.

If a procurator must be changed during the Court's proceedings, the Trial panel shall suspend the trial.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Judges and lay assessors must repudiate their hearing of trials or submit to replacement in the following events:

a) As per Article 49 of this Law;

b) They appear in the same trial panel and biologically related to each other;

c) They have heard cases in first-instance or appellate Courts or engaged in legal proceedings in such Courts as investigators, investigation officers, procurators, checkers, verifiers or Court clerks.

2. The court president or Vice court presidents assigned to settle the lawsuit shall decide the replacement of judges and lay assessors prior to the start of the trial.

If the replaced judge is The court president, the president of the immediate superior Court shall decide relevant matters.

The Trial panel decides the replacement of the judge or lay assessors by voting in the lay assessors’ room prior to the stage of interrogation. The lay assessors consider opinions of the lay assessors to be replaced and make decisions under majority rule.

If the judge or lay assessors are changed during the Court's proceedings, the Trial panel shall suspend the trial.

Article 54. Replacement of Court clerks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) As per Article 49 of this Law;

b) They have engaged in legal proceedings of the lawsuit as procurators, checkers, investigators, investigation officers, judges, lay assessors, verifiers or Court clerks.

2. The tribunal president or Vice court presidents assigned to settle lawsuits shall decide to replace Court clerks prior to the start of the trial.

The Trial panel decides the replacement of Court clerks during the Court's proceedings.

If Court clerks in court must be changed, the Trial panel shall suspend the trial.

Chapter IV

PARTICIPANTS IN LEGAL PROCEEDINGS

Article 55. Participants in legal proceedings

1. Denouncers, informants and individuals proposing charges.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Persons held in emergency custody.

4. Arrestees.

5. Temporary detainees.

6. Suspects.

7. Defendants.

8. Crime victims.

9. Civil plaintiffs.

10. Civil defendants.

11. Individuals bearing duties and interests from the lawsuits.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. Witnesses.

14. Expert witnesses.

15. Valuators.

16. Interpreters and translators.

17. Defense counsels.

18. Protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants.

19. Protectors of lawful rights and benefits of persons denunciated or facing requisitions for charges.

20. Legal representatives of juridical persons committing crime and other delegates as per this Law.

Article 56. Denouncers, informants and individuals proposing charges

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Request competent authorities to maintain confidentiality of denunciation, crime reports, propose charges, to protect their life, health, honor, dignity, prestige, property, legitimate rights and benefits and kindred from existing menaces;

b) Be informed of the final settlement of denunciations, information and requisitions;

c) Complain about competent procedural authorities and persons’ decisions and legal procedure of receiving and handling accusations, criminal information and requisitions for charges.

2. Entities as defined in Section 1 of this Article must present themselves at the requests for authorities empowered to handle criminal information, and must present facts to their knowledge in honesty.

Article 57. Persons denunciated or facing requisitions for charges

1. Persons denunciated or facing requisitions for charges are entitled to:

a) Be informed of their acts denounced or against which charges are proposed;

b) Be informed and explained about their rights and duties according to this Article;

c) Give statements and opinions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Confer on relevant evidences, documents and items and ask authorized procedural persons to inspect and evaluate such;

e) Defend or have their legitimate rights and benefits defended;

g) Be informed of the final settlement of accusations and requisitions for charges;

h) Complain about competent procedural authorities and persons’ decisions and legal procedure.

2. Persons denounced or facing requisitions for charges must appear at the requests for authorities empowered to handle accusations and requisitions for charges.

Article 58. Persons held in emergency custody and arrestees

1. Persons held in emergency custody or arrested for criminal acts in flagrante and wanted notices are entitled to:

a) Hear and obtain the warrants of emergency custody, emergency arrest, written approvals of emergency custody and wanted notices;

b) Be informed of reasons of their temporary detainment and arrest;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Give statements and opinions, and have no obligation to testify against themselves or admit to guilt;

dd) Present evidences, documents, items and requests;

e) Confer on relevant evidences, documents and items and request authorized procedural persons to inspect and evaluate such;

g) Defend themselves or be defended;

h) Complain about competent procedural authorities and persons’ decisions and legal procedure on detainment and arrest.

2. Persons held in emergency custody and arrestees bear the duty to conform to detainment orders and arrest warrants and requests by entities authorized to detain and arrest people according to this Law.

Article 59. Temporary detainees

1. Temporary detainees are held in emergency captivity or arrested for criminal acts in flagrante or wanted notices or those confessing or surrendering and facing existing orders of temporary detainment.

2. Temporary detainees are entitled to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Be informed and explained about their duties and rights as per this Article;

c) Give statements and opinions, and have no obligation to testify against themselves or admit to guilt;

d) Defend themselves or be defended;

dd) Present evidences, documents, items and request;

e) Confer on relevant evidences, documents and items and request authorized procedural persons to verify and assess such;

g) File complaints about competent procedural authorities and persons’ decisions and legal procedure on temporary detainment.

3. Temporary detainees are liable for conforming to this Law and the Law on temporary detainment and detention.

Article 60. Suspects

1. Suspects are physical persons or juridical persons facing criminal charges. The rights and duties of juridical persons as suspects are executed by their legal representatives according to this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Be informed of reasons for charges against them;

b) Be informed or explained about their rights and duties as per this Article;

c) Acquire decisions on charges against suspects and amendments to such decisions; written approvals of such decisions or amendments; decisions on enforcement, change or termination of preventive and coercive measures; final reports of investigation; decisions on suspension and suspension of investigations; decisions of suspension and suspension of lawsuits; charges, decisions on prosecution and other decisions on legal proceedings according to this Law;

d) Give statements and opinions and bear no obligation to testify against themselves or admit to guilt;

dd) Present evidences, documents, items and requests;

e) Confer on relevant evidences, documents and items and request authorized procedural persons to check and evaluate such;

g) Requisition expert examinations, valuation; changes of authorized procedural persons, expert witnesses, valuators, interpreters and translators;

h) Defend themselves or be defended;

j) Read and write digital documents or copies of such regarding charges and vindication or other copies related to their defense, upon requests, after the end of investigations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Suspects bear these duties:

a) Be present as per subpoenas by persons given authority to institute legal proceedings. If suspects are absent due to any but not force majeure or objective obstacles, they may be delivered by force. Fugitives shall be sought;

b) Comply with competent procedural authorities and persons’ decisions and requests.

4. Minister of Public Security leads and cooperates with the head of the Supreme People’s Procuracy, Court president of the Supreme People’s Court and Minister of Defense to regulate details of sequence, formalities, time limit and location for suspects’ reading and writing of digital documents and copies of such regarding charges, vindication or other copies regarding suspects' pleading, if requested, according to Point i, Section 2 of this Article.

Article 61. Defendants

1. Defendants are physical persons or juridical persons tried as per a Court’s decision. The rights and duties of defendants as suspects are executed by their legal representatives according to this Law.

2. Defendants are entitled to:

a) Obtain decisions on hearing of lawsuits; decisions on enforcement, change or termination of preventive and coercive measures; decisions on case suspension; judgments, Court's rulings and other decisions on legal proceedings as per this Law;

b) Attend the trial;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Petition for expert examinations, valuation, change of authorized procedural persons, expert witnesses, valuators, interpreters, translators, summoning of witness testifiers, crime victims, individuals having duties and interests from the lawsuit, expert witnesses, valuators, other participants in legal proceedings and authorized procedural persons to the Court;

dd) Present evidences, documents, items and requests;

e) Confer on relevant evidences, documents, items and request authorized procedural persons to inspect and assess such;

g) Defend themselves or be defended;

h) Give statements and opinions, bear no obligation to testify against themselves or admit to guilt;

i) Inquire and request Court presidents to question courtroom participants with the Court president’s consent; engage in oral arguments in court;

k) Give final statement prior to the deliberation of judgments;

l) Read the Court's report and request amendments to the Court's report;

m) Appeal against the Court’ judgments and rulings;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

o) Other rights as per the laws.

3. Defendants bear these duties:

a) Appear as per the Court’s subpoena. b) If defendants are absent due to any but not force majeure or objective obstacles, they shall be delivered by force. Fugitives shall be sought;

b) Conform to the Court’s decisions and requests.

Article 62. Crime victims

1. Crime victims are physical persons suffering from direct damage to physical body, mentality and property, or organizations whose property and reputation are impaired or threatened.

2. Crime victims or their legal representatives are entitled to:

a) Be informed and explained about their rights and duties as per this Article;

b) Present evidences, documents, items and requests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Requisition expert examinations and valuation as per the laws;

dd) Be informed of results of investigations and lawsuits;

e) Request the change of authorized procedural persons, expert witnesses, valuators, interpreters and translators;

g) Recommend punitive measures, compensation level and guarantees of compensation;

h) Attend the trial; provide opinions, request Court president to question defendants and attendees in court; engage in oral arguments in court to defend their legitimate rights and benefits; read the Court’s reports;

i) Defend or have their legitimate rights and benefits defended;

k) Engage in other activities of legal procedure as per this Law;

l) Request competent procedural authorities to protect their life, health, honor, dignity, property, legitimate rights and benefits, kindred against menaces;

m) Appeal against the Court’s judgments and rulings;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

o) Other rights as per the laws.

3. If a lawsuit is brought at the requests for crime victims, they or their legal representatives shall state accusations in court.

4. Crime victims bear these duties:

a) Be present as per authorized procedural persons’ subpoena. If they are absent due to any but not force majeure or objective obstacles, they may be escorted by force;

b) Abide by competent procedural authorities and persons' decisions and request.

5. If an entity is murdered, missing, bereaved of legal capacity, its representative shall execute its rights and duties as per this Law.

Organizations as crime victims, if divided, separated, consolidated or merged, shall have their rights and duties as per this Article possessed by their legal representatives or entities inheriting such duties and rights.

Article 63. Civil plaintiffs

1. Civil plaintiffs are persons and organizations suffering from damage caused by criminal acts and filing damage claim.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Be informed and explained about their rights and duties as per this Article;

b) Present evidences, documents, items and request;

c) Confer on relevant evidences, documents and items and request authorized procedural persons to check and evaluate such;

d) Be informed of results of investigations and lawsuits;

dd) Requisition expert examinations and valuation as per the laws;

e) Request changes of authorized procedural persons, expert witnesses, valuators, interpreters and translators;

g) Recommend level and guarantee measures of compensation;

h) Attend the trial; provide opinions, request Court presidents to question attendees in court; engage in oral arguments in court to defend plaintiffs' legitimate rights and benefits; read the Court’s reports;

i) Defend or have their legitimate rights and benefits defended;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

l) Appeal against the Court’s judgments and rulings on compensations;

m) Other rights as per the laws.

3. Civil plaintiffs bear these duties:

a) Appear as per authorized procedural persons’ subpoena;

b) Present facts for damage claims in honesty;

c) Comply with competent procedural authorities and persons’ decisions and requests.

Article 64. Civil defendants

1. Civil defendants are persons and organizations incurring liabilities for compensations as per the laws.

2. Civil defendants or their legal representatives are entitled to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Accept or reject all or parts of civil plaintiffs’ claims;

c) Present evidences, documents, items and requests;

d) Confer on relevant evidences, documents and items and request authorized procedural persons to inspect and assess such;

dd) Requisition expert examinations and valuation as per the laws;

e) Be informed of results of investigations and lawsuits in connection with damage claims;

g) Request change of authorized procedural persons, expert witnesses, valuators, interpreters and translators;

h) Attend the trial; provide opinions, request the Court president to question attendees in court; engage in oral arguments to protect defendants’ legitimate rights and benefits; read the Court’s reports;

i) Defend or have their legitimate rights and benefits defended;

k) Complain about competent procedural authorities and persons’ decisions and legal proceedings;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Other rights as per the laws.

3. Civil defendants bear these duties:

a) Be present as per authorized procedural persons’ subpoena;

b) Present facts related to compensations in honesty;

c) Conform to competent procedural authorities and persons’ decisions and requests.

Article 65. Parties with interests and duties related to the lawsuit

1. Parties with interests and duties in connection with the lawsuit are individuals and organizations holding benefits and duties pertaining to criminal lawsuits.

2. Parties with interest and duties relating to the lawsuit or their representatives are entitled to:

a) Be informed and explained about their rights and duties as per this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Requisition expert examinations and valuation as per the laws;

d) Attend the trial; provide opinions, request the Court president to question attendees in court; engage in oral arguments in court to defend their legitimate rights and benefits; read the Court's reports;

dd) Defend or have their legitimate rights and benefits defended;

e) Confer on relevant evidences, documents and items and request authorized procedural persons to verify and assess such;

g) Appeal against the Court's judgments and rulings on matters directly pertaining to their benefits and duties;

h) Complain about competent procedural authorities and persons’ decisions and legal proceedings;

i) Other rights as per the laws.

3. Parties with interests and duties relating to the lawsuit bear these duties:

a) Appear as per authorized procedural persons’ subpoena;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Abide by competent procedural authorities and persons’ decisions and requests.

Article 66. Witness testifiers

1. Witness testifiers possess knowledge of facts relating to the crime and lawsuit and receive competent procedural authorities' subpoena to testify.

2. The following persons cannot testify:

a) Defense counsels of accused persons;

b) Persons not conscious of facts pertaining to criminal information and lawsuit or not capable of giving judicious testimonies due to their mental or physical impairment.

3. Witness testifiers are entitled to:

a) Be informed or explained about their rights and duties as per this Article;

b) Request summoning authorities to protect their life, health, honor, dignity, property, legitimate rights and benefits and kindred against menaces;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Have their expenditure of travel and other expenses covered by summoning authorities as per the laws.

4. Witness testifiers bear these duties:

a) Be present as per competent procedural authorities’ subpoena. If their absence due to any but not force majeure or objective obstacles hinders the handling of criminal information, charges, investigations, prosecution, adjudication, they may be escorted by force;

b) Present facts to their knowledge on criminal information and lawsuits and reasons leading to such knowledge in honesty.

5. If witness testifiers give false testimonies, decline or elude testification for any excuses not relating to force majeure or objective obstacles, they shall incur criminal liabilities as per the Criminal Code.

6. Organizations where witness testifiers work or pursue education are responsible for supporting their testification.

Article 67. Witnesses

1. Witnesses are requested by competent procedural authorities to witness legal proceedings according to this Law.

2. The following persons cannot be a witness:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Persons deprived of judicious consciousness due to mental or physical impairment;

c) Persons less than 18 years old;

d) There are evidences of a person’s bias.

3. Witnesses are entitled to:

a) Be informed and explained about their rights and duties as per this Article;

b) Request authorized procedural persons to abide by the laws and protect their life, health, honor, dignity, property, legitimate rights and benefits, and kindred against menaces;

c) Read reports of legal proceedings, and give opinions on legal proceedings that they witness;

d) Complain about competent procedural authorities and persons’ decisions and legal proceedings pertaining to matters that they witness;

dd) Have expenses covered by summoning authorities as per the laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Appear as per competent procedural authorities’ subpoena;

b) Witness all legal proceedings as requested;

c) Sign records of activities that they witness;

d) Maintain confidentiality of investigative activities that they witness;

dd) Present facts that they witness in honesty at the requests for competent procedural authorities.

Article 68. Expert witnesses

1. Expert witnesses possess professional knowledge of matters requiring examinations for experts, who are  consulted by competent procedural authorities or requested by participants in legal proceedings to conduct expert examinations as per the laws.

2. Expert witnesses are entitled to:

a) Read case files in connection with the subjects of expert examination;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Participate in sessions of interrogation, extraction of statements and inquiry of matters related to the subjects of expert examination;

d) Refuse to conduct expert examinations without adequate time for relevant tasks, sufficient documents or substantial grounds to reach a conclusion or decline to expert examinations surpassing the extent of their professional knowledge;

dd) Put their own opinions in the joint final report if they do not agree to the joint findings from a team of expert witnesses;

e) Other rights as per the Law on expertise.

3. Expert witnesses bear these duties:

a) Be present as per competent procedural authorities’ subpoena;

b) Maintain confidentiality of investigation findings grasped during expert examinations;

c) Other duties as per the Law on judicial expert examination.

4. If expert witnesses fabricate findings or object to conclude examinations for any reasons but neither force majeure nor objective obstacles, they shall face criminal liabilities as per the Criminal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) They are concurrently crime victims, litigants, or representatives or kindred of crime victims, litigants, suspects or defendants;

b) Having performed the role of defense counsels, witness testifiers, interpreters, translators or valuators in the lawsuit;

c) Having engaged in legal proceedings of the lawsuit.

6. The entities consulting experts shall decide to replace expert witnesses.

Article 69. Valuators

1. Valuators possess professional knowledge of pricing, who are consulted by competent procedural authorities and requested by participants in legal proceedings to valuate property as per the laws.

2. Valuators are entitled to:

a) Study case files in connection with the subjects of valuation;

b) Request the entities requisitioning valuation or participants in legal proceedings, who request valuation, to provide documents necessary for valuation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Put their own findings in the joint final report if disagreeing with the conclusions by the Panel of valuation;

dd) Other rights as per the laws.

3. Valuators bear these duties:

a) Appear as per competent procedural authorities’ subpoena;

b) Maintain confidentiality of investigation facts grasped during their activities of valuation;

c) Other duties as per the laws.

4. If valuators provide false findings or decline to valuate property for any reasons but neither force majeure nor objective obstacles, they shall face criminal liabilities as per the Criminal Code.

5. Valuators must repudiate their engagement in legal proceedings or submit to replacement in the following events:

a) They are concurrently crime victims, litigants, or representatives, kindred of crime victims, litigants or suspects, defendants;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Having engaged in legal proceedings of the lawsuit.

6. The entities demanding valuation shall decide the replacement of valuators.

Article 70. Interpreters and translators

1. Interpreters and translators are capable of interpreting and translating languages, whose services are demanded by competent procedural authorities when participants in legal proceedings do not speak Vietnamese or documents are made in foreign languages.

2. Interpreters and translators are entitled to:

a) Be informed and explained about their duties and rights as per this Article;

b) Request entities demanding their services to protect their life, health, honor, dignity, property, legitimate rights and benefits and kindred against menaces;

c) Complain about competent procedural authorities and persons’ decisions and legal proceedings regarding oral and written translation;

d) Receive payments for interpretation and translation from authorities demanding their services and other benefits as per the laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Be present as per competent procedural authorities’ subpoena;

b) Perform tasks of oral and written translation in honesty. If interpreters and translators provide deceitful services, they shall face criminal liabilities as per the Criminal Code;

c) Maintain confidentiality of investigation secrets grasped during their tasks of oral and written translation;

d) Guarantee the execution of their duties before the authorities demanding their services.

4. Interpreters and translators must decline to engage in legal proceedings or submit to replacement in the following events:

a) They are concurrently crime victims, litigants; or representatives, kindred of crime victims, litigants or suspects, defendants;

b) Having performed the role of defense counsels, witness testifiers, expert witnesses, and valuators in the lawsuit;

c) Having engaged in legal proceedings of the lawsuit.

5. The authorities demanding services of oral and written translation shall decide the replacement of interpreters and translators.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 71. Responsibilities for announcement and explanation of rights and duties of participants in proceedings and assurance of their execution of such obligations and rights

1. Competent procedural authorities and persons are responsible for announcing and explaining the rights and duties of persons participating in legal proceedings and for assuring the latters' execution of such obligations and grants according to this Law.

If a accused person or aggrieved is entitled to legal aid as per the Law on legal aid, competent procedural authorities and persons are responsible for elucidating their right of legal aid. If such person petitions for legal aid, competent procedural authorities and persons shall promptly inform a Governmental legal aid centers.

2. Announcement and explanation must be recorded in writing.

Chapter V

DEFENSE OF LEGITIMATE RIGHTS AND BENEFITS OF CRIME VICTIMS AND LITIGANTS

Article 72. Defense counsels

1. Defense counsels are enabled by persons facing charges or appointed by competent procedural authorities to perform activities of pleading, the registration of which has been approved by competent procedural authorities and persons/

2. Defense counsels may be:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Representatives of persons facing charges;

c) People’s advocates;

d) Legal assistants for charged persons given legal aid.

3. People’s advocates are Vietnamese citizens from 18 years of age, pledging allegiance to the Nation, possessing good moral quality, having legal knowledge and sound health to fulfill assignments. Such advocates are assigned by the Committee or affiliations of the Vietnam Fatherland Front to defend their personnel facing charges.

4. The following individuals cannot plead:

a) Having engaged in legal proceedings of the lawsuit; or being kindred of persons having engaged in legal procedure of the lawsuit;

b) Having attended the lawsuit as witness testifiers, expert witnesses, valuators, translators, interpreters;

c) Persons sentenced with criminal records sustained, facing criminal prosecution, or sent to mandatory rehabilitation or education centers through administrative measures.

5. A defense counsel may defend various persons facing charges in one lawsuit if such persons' rights and benefits do not come into collision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 73. Rights and duties of defense counsels

1. Defense counsels are entitled to:

a) Meet and inquire about persons facing charges;

b) Be present during the extraction of statements from arrestees and temporary detainees or the interrogation of suspects, and question arrestees, temporary detainees and suspects with the consent of individuals authorized to acquire statements or conduct interrogation. After authorized individuals end a session of statement extraction or  interrogation, defense counsels may raise questions to arrestees, temporary detainees and suspects;

c) Engage in the activities of confrontation, identification, recognition of voice and other investigative activities as per this Law;

d) Be informed by competent procedural authorities of timing and location for taking statements or interrogating, and schedule and venue for other activities of investigation as per this Law;

dd) Read the records of legal proceedings, in which they have participated, and decisions on legal procedure against persons whom they defend;

e) Request the replacement of persons given authority to institute legal proceedings, expert witnesses, valuators, interpreters and translators; and request the changes or termination of preventive and coercive measures;

g) Petition for legal proceedings according to this Law; for summoning of witness testifiers, other participants in legal procedure or authorized procedural persons;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Inspect, assess and confer on relevant evidences, documents and items and request authorized procedural persons to check and evaluate such;

k) Request competent procedural authorities to collect evidences, add or repeat expert examinations or revaluate property;

l) Read, transcribe and photocopy documents from case files related to their activities of pleading upon the end of investigations;

m) Engage in debates and questioning sessions in court;

n) File complaints about competent procedural authorities and persons’ decisions and legal proceedings;

o) Lodge appeals against the Court’s judgments and rulings if defendants are less than 18 years old or have mental or physical defects as per this Law.

2. Defense counsels bear these duties:

a) Implement all measures as defined by the laws to clarify facts absolving persons facing charges or mitigating criminal liabilities of suspects and defendants;

b) Provide legal assistance to protect legitimate rights and benefits of persons facing charges;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Respect the truth and be inhibited to bribe, coerce or incite other people to provide false statements or documents;

dd) Appear as per the Court’s subpoena; or, if defense counsels are appointed according to Point 1, Article 76 of this Law, as per a subpoena by investigation authorities or The procuracy;

e) It is inhibited to disclose investigation secrets perceived during their activities of pleading; or exploit documents transcribed or copied from case files to violate the government’s interests, public benefits, legitimate rights and benefits of authorities and entities;

g) It is forbidden to divulge information on the lawsuit and charged person, which they attain when pleading, unless otherwise agreed by the accused person. It is inhibited to exploit such information to infringe the Government’s interests, public benefits, legitimate rights and benefits of authorities and entities.  

3. If defense counsels break laws, their registration of pleading shall become void and they shall face disciplinary or administrative penalties or criminal prosecution according to the nature and severity of their violations. Moreover, they shall incur amends for damages, if caused, according to the laws.

Article 74. Time of defense counsels' participation in legal proceedings

Defense counsels engage in legal proceedings upon the prosecution of suspects.

Defense counsels for arrestees and temporary detainees engage in legal proceedings upon the arrestees’ appearance in an office of investigation authorities or units assigned to carry out certain activities of investigation or upon the release of a decision on temporary detainment.

The head of the Procuracy is authorized, when confidentiality of investigations into national security breach is vital, to sanction defense counsels' engagement in legal proceedings after investigations end.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Defense counsels are selected by the accused person, his representative or kindred.

2. In 12 hours upon receiving a written request for defense counsel(s) from an arrestee or temporary detainee, competent authorities managing such arrestee and temporary detainee are responsible for conveying such request to the defense counsel(s), their representatives or kindred. If an arrestee or temporary detainee does not specify a defense counsel, competent authorities managing such arrestee or temporary detainee must impart his written request to a representative or kindred, who shall seek defense counsel(s).

In 24 hours upon receiving a written request for defense counsel(s) from a person held in detention, competent authorities managing such person are responsible for conveying such request to defense counsel(s), their representative or kindred. If a person in detention does not specify a defense counsel, competent authorities managing such person shall give his written request to a representative or kindred, who shall seek defense counsel(s).

3. If a representative or kin of arrestees, temporary detainees or persons in detention lodge a written request for defense counsel(s), competent authorities are responsible for promptly informing such persons in custody to attain their opinions on soliciting defense counsels.

4. Personnel of the Committee or affiliations of Fatherland Front in districts, communes, provincial cities or centrally-affiliated cities' metropolis, or their representatives or kindred request the said authorities to assign people’s advocate(s) to defend such personnel, who face charges.

Article 76. Appointment of defense counsels

1. Competent procedural authorities shall appoint defense counsels, who are not sought by accused persons, their representative or kin in the following events:

a) Suspects or defendants facing charges that may lead to the harshest sentence of 20 years in prison, life imprisonment or death as per the Criminal Code;

b) Persons facing charges and not capable of defending themselves due to physical defects; those with mental disabilities or those under 18 years of age.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) A bar association assigns a law firm to appoint defense counsel(s);

b) A governmental legal aid center appoints a legal assistant or lawyer to defend persons qualified for legal aid;

c) The committee or affiliations of Vietnam Fatherland Front appoint people's advocate(s) for their personnel who face charges.

Article 77. Replacement or rejection of defense counsels

1. The following persons are entitled to reject or request the replacement of defense counsels:

a) Persons facing charges;

b) Representatives of persons facing charges;

c) Kin of persons facing charges.

All rejections or replacements of defense counsels must be approved by persons facing charges, executed in writing and inputted in case files, unless otherwise stated in Point b, Section 1, Article 76 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If a defense counsel is appointed according to Point 1, Article 76 of this Law, the accused person and his representative or kin shall preserve the right to petition for the replacement or rejection of such defense counsel.

If a defense counsel is replaced, a new defense counsel shall be appointed according to Point 2, Article 76 of this Law.

If a defense counsel is rejected, competent procedural authorities shall record in writing such rejection by accused persons or their representatives or kindred according to Point b, Section 1, Article 76 of this Law, shall terminate the appointment of defense counsels.

Article 78. Procedures for registration of defense counsel

1. In all legal proceedings, a defense counsel must register his activities of pleading.

2. A defense counsel, when registering activities of pleading, must present these documents:

a) A lawyer shall present his lawyer registration card with a certified copy of such, and the letter of application for defense counsel by representatives or kin of accused persons;

b) A representative of accused persons must present identity card or citizen identification card with certified copies of such, and the letter of confirmation by competent authorities of their relationship with the accused persons;

c) A people’s advocate must present his identity card or citizen identification card with certified copies of such, and the letter of appointment b the Committee and affiliations of Vietnam Fatherland Front;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If a defense counsel is appointed as per Article 76 of this Law, the following papers must be presented:

a) A lawyer shall present his lawyer registration card with certified copy of such and the letter of appointment by the law firm at which such lawyer practices law, or the letter of assignment by the bar association for individual lawyers;

b) A people's advocate shall present his identity card or citizen identification card with certified copy of such and the letter of appointment by the Committee or affiliations of Vietnam Fatherland Front;

c) A legal assistant or solicitor providing legal aid shall present his legal assistant’s card or lawyer registration card, respectively, with certified copy of such and the letter of appointment by a governmental legal aid center.

4. In 24 hours upon receiving sufficient documents as stated in Point 2 or Point 3 of this Article, competent procedural authorities must verify such papers and the absence of an application for rejection of defense counsel as stated in Point 5 of this Article. Competent procedural authorities, upon completing its verification, shall enter information into a written record for registration of defense counsel, promptly send a notice of defense counsel to the entities registering such defense counsel, and retain papers regarding the registration of defense counsel in the case file. If requirements are not satisfied, denial of registration of defense counsel and reasons shall be informed in writing.

5. Competent procedural authorities deny the registration of defense counsel in one of the following events:

a) As per Point 4, Article 72 of this Law;

b) The accused person and qualified for defense counsel appointment rejects a defense counsel.

6. The written notice of defense counsel takes effect during legal proceedings, save the following events:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A representative or kin of the accused person, according to Point b, Section 1, Article 76 of this Law, reject or request to have the defense counsel replaced;

7. Competent procedural authorities remove the registration of defense counsel and inform the defense counsel and detention facility in one of the following events:

a) The defense counsel falls to circumstances as defined in Point 4, Article 72 of this Law;

b) The laws are violated during the progress of pleading.

Article 79. Responsibilities for informing defense counsels

1. Competent procedural authorities must give the defense counsel an advanced notice in rational time on the schedule and location for legal proceedings that they are permitted to engage in according to this Law.

2. If the defense counsel fails to appear despite of the advance notice by competent procedural authorities, legal proceedings shall occur, unless otherwise defined in Article 291 of this Law.

Article 80. Rendezvous with arrestees, temporary detainees and suspects or defendants in detention

1. The defense counsel, to meet the arrestee, temporary detainees and suspects or defendants in detention, must present the written notice of defense counsel, the lawyer registration card or the legal assistant’s card or the identity card or the citizen identification card.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 81. Gathering and submitting evidences, documents and items related to activities of pleading

1. The defense counsel gathers evidences, documents, items and facts for pleading according to Point 2, Article 88 of this Law.

2. In each stage of legal proceedings, the defense counsel shall promptly submit evidences, documents and items for pleading, which he has collected, to competent procedural authorities for the latter's input of such into the case file. The submission and receipt of evidences, documents and items must be executed in writing as per Article 133 of this Law.

3. If the defense counsel fails to gather evidences, documents and items for pleading, he may request competent procedural authorities to collect such.

Article 82. Read, transcribe and photocopy documents from case files

1. If the defense counsel needs to read, transcribe and photocopy documents from case files for activities of pleading upon the end of investigations, competent procedural authorities are responsible for arranging time and location for the defense counsel to read, transcribe and photocopy documents from case files.

2. The defense counsel, after reading, transcribing and photocopying documents, must return case files in original conditions to the authorities providing such files. If documents and case files go astray or become ruined, penalties shall be imposed as per the nature and severity of violations according to the laws.

Article 83. Defenders of legitimate rights and benefits of persons facing accusations or requisitions for charges

1. Defenders of legitimate rights and benefits of persons facing accusations or requisitions for charges are sought by individuals accused or facing requisitions for charges to protect their legitimate rights and benefits.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Lawyer;

b) People's advocate;

c) Representative;

d) Legal assistant.

3. Defenders of legitimate rights and benefits of accused persons or facing request for prosecution are entitled to:

a) Present evidences, documents, items and requests;

b) Verify, assess and confer on relevant evidences, documents and items and request authorized procedural persons to inspect and evaluate such;

c) Be present during the extraction of statements from accused persons or facing requisitions for charges or, with the consent of the investigators or procurators, question such persons. After competent individuals end a session of statement extraction, the defender of legitimate rights and benefits of accused persons or facing requisitions for charges is entitled to question such persons.

d) Be present during a session of confrontation, identification, recognition of voice of accused persons or facing requisitions for charges;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Defenders of legitimate rights and benefits of accused persons or facing requisitions for charges bear these duties:

a) Implement measures as stated by the laws to contribute to the clarification of objective truths of the case;

b) Providing legal aid to accused persons or facing requisitions for charges to protect their legitimate rights and benefits.

Article 84. Defenders of legitimate rights and benefits of crime victims or litigants

1. Defenders of legitimate rights and benefits of crime victims or litigants are sought by such persons to protect their legitimate benefits and rights.

2. Defenders of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants may be:

a) Lawyer;

b) Representative;

c) People’s advocate;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Defenders of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants are entitled to:

a) Present evidences, documents, materials and requests;

b) Verify, assess and confer on relevant evidences, documents and items and request authorized procedural persons to inspect and evaluate such;

c) Petition for expert examination and valuation;

d) Be present during competent procedural authorities' extraction of statements, confrontation, identification and recognition of voice of individuals whom they defend; read, transcribe and photocopy documents from case files, upon the end of investigations, in connection with the protection of crime victims' and litigants' rights and interests;

dd) Engage in questioning session and oral arguments in court; read the Court’s reports;

e) File complaints about competent procedural authorities and persons' decisions and legal proceedings;

g) Petition for the replacement of authorized procedural persons, expert witnesses, valuators, interpreters and translators;

h) Appeal against parts of the Court's judgments and rulings related to the rights, interests and duties of defended persons under 18 years of age or having physical or mental defects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Implement measures as defined by the laws to contribute to the clarification of objective truths of the case;

b) Provide legal aid to crime victims and litigants to protect their legitimate rights and benefits.

Chapter VI

ATTESTATION AND EVIDENCE

Article 85. Attestation in criminal lawsuits

Competent procedural authorities, when investing, prosecuting and hearing criminal lawsuits must attest:

1. The existence of the crime, time, space and facts of the crime;

2. The perpetrator of the crime; the presence of guilt, intentional or unintentional acts; the existence of criminal capacity; purposes and motive of the crime;

3. Facts aggravating and mitigating criminal liabilities of suspects, defendants and identity traits of suspects and defendants;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Reasons and conditions leading to the crime;

6. Other facts in connection with the exclusion or exemption of criminal liabilities and impunity.

Article 86. Evidences

Evidences are de facto and collected as per the sequence and formalities defined by this Law. Evidences are grounds for the determination of a crime, perpetrators of such crime and other valuable facts for the settlement of the case.

Article 87. Sources of evidences

1. Evidences are collected and determined from these sources:

a) Exhibits;

b) Statements, presentations;

c) Electronic data;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Records of legal proceedings, investigation, prosecution, adjudication, sentence enforcement;

e) Results of judicial delegation and other international cooperations;

g) Other documents and items.

2. Palpable things not collected as per the sequence and formalities as per this Law bear no legal effect and are not evidences for the settlement of criminal lawsuits.

Article 88. Collection of evidences

1. Competent procedural authorities, to collect evidences, are entitled to perform activities of evidence collection as per this Law, and to request other authorities and entities to provide evidences, documents, items, electronic data and facts that solve the case.

2. Defense counsels, to collect evidences, are entitled to meet persons whom they defend, crime victims, witness testifiers and other individuals knowledgeable about the case to put questions and hear such persons’ stories related to the case; to request authorities and entities to provide documents, items and electronic data for pleading.

3. Other participants in legal proceedings, authorities and entities can provide evidences, documents, items, electronic data and relate matters of the case.

4. Competent procedural authorities, when receiving evidences, documents, items and electronic data related to the case from individuals as stated in Point 2 and Point 3 of this Article, shall make written records of submission, verify and assess such as per this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 89. Evident materials

Exhibits include tools and means of crimes, objects with criminal traces, criminals' targets, money or other items as satisfactory evidences of crimes and malefactors or of significance to the settlement of cases.

Article 90. Preservation of exhibits

1. Exhibits must be preserved intact and protected from loss, disorder and deterioration. Exhibits are preserved as follows:

a) Sealing of exhibits that must be stored in sealed containers shall be done upon the acquisition of such items.  Sealing and removal of seal are executed in writing and inputted in case files. Sealing and removal of seal on exhibits abide by the government's regulations;

b) Exhibits including money, gold, silver, precious metals, precious stones, antiques, explosives, inflammables, toxic, radioactive substances and military arms must undergo expert examination upon the acquisition of such items and must be subsequently transferred in prompt manner to the State Treasury or specialized units for storage. If exhibits are money, gold, silver, precious metals, precious stones and antiques with criminal traces, they shall be put in sealed containers as per Point a of this Section. If exhibits are harmful bacteria, body parts, tissue samples, blood samples and other samples from human body, they shall be preserved at specialized authorities according to the laws.

c) If exhibits cannot be transported to competent procedural authorities for preservation, competent procedural authorities shall give them to lawful owners or managers of such items or to their kindred or to local authorities or organizations adjacent to the said exhibits;

d) If exhibits are susceptible to damage or subject to difficult process of preservation, competent authorities within their powers shall sanction the sale of such items as per the laws and transfer earnings to a temporary account of a competent authority in the State Treasury for management;

dd) If exhibits are preserved by competent procedural authorities, the units in people's police force, People’s Army force and other units assigned to investigate are responsible for preserving such exhibits during the stage of investigation and prosecution while authorities for civil sentence enforcement are liable for preserving them during the stage of adjudication and sentence enforcement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If exhibits are inserted, dwindled, modified, swapped, disposed or broken to falsify case files, criminal liabilities shall be imposed. Amends for damage of exhibits are mandatory as per the laws.

Article 91. Deposition by witness testifiers

1. Witness testifiers depose their knowledge of the crimes, cases, kin and their relationship with accused persons or aggrieved, other witness testifiers and respond to questions.

2. If witness testifiers state facts whose origin cannot be clarified, such facts shall not become evidence.

Article 92. Deposition by crime victims

1. Crime victims depose the facts on the crimes, cases, their relationship with accused persons and respond to inquiries.

2. If circumstances leading to crime victims’ knowledge of certain facts cannot be clarified, such facts shall not be deemed as evidence.

Article 93. Deposition by civil plaintiffs and civil defendants

1. Civil plaintiffs and civil defendants state facts on amends for damage caused by crimes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 94. Deposition by individuals having interests and duties related to the lawsuit

1. Individuals having duties and interests in connection with the lawsuit state facts directly related to their duties and benefits.

2. If such individuals fail to explain the origin of their acquisition of certain facts, such facts shall not be qualified as evidence.

Article 95. Deposition by emergency detainees, accused persons or facing requisitions for charges, offenders confessing or surrendering, arrestees and temporary detainees

Emergency detainees, accused persons and facing requisitions for charges, offenders confessing and surrendering, arrestees and temporary detainees state facts directly related to their alleged acts of crime.

Article 96. Statements by denouncers and informants

Denouncers and informants state facts related to their denunciation and information of the crimes.

Article 97. Deposition by witnesses

Witnesses state facts that they perceive from legal proceedings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Suspects and defendants state facts of the cases.

2. The admission of crimes by suspects or defendants, if matching other evidences, shall be valid evidence.

The admission of crimes by suspects or defendants shall not be the sole evidence for conviction.

Article 99. Electronic data

1. Electronic data is composed of signals, letters, numbers, images, sound or similar elements created, stored and transmitted or acquired through electronic media.

2. Electronic data is collected through electronic media, computer networks, telecommunication networks, transmission lines and other electronic sources.

3. Electronic data constitutes evident values according to the methods of its creation, storage or transmission; the methods for assurance and maintenance of the entirety of electronic data; and the methods for identifying creators and other proper factors.

Article 100. Results of expert examination

1. Results of a expert examination are produced by entities conducting such examination in writing to give final professional findings on matters examined as per requisition or petition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If a team of expert witnesses carry out a expert examination, all of its members shall affix signatures on the final report. Each person, if providing different opinions, shall have their findings presented in the final report.

3. If competent procedural authorities disagree with the results of a expert examination, their reasons must be specified. If results are found unclear or inadequate, expert examinations shall be furthered or repeated according to this Law.

4. Findings given by expert witnesses who must decline to perform examinations or submit to replacement shall be deemed null and invalid for the settlement of the case.

Article 101. Results of valuation

1. Results of valuation are produced by the Panel of valuation in writing to conclude values of property as per requests.

The Panel of valuation is held liable for its findings on property values.

2. All members of the Panel of valuation must affix signatures on the written conclusion of valuation. A member of the Panel, if debating property values determined by the Panel, shall present his findings in the final report.

3. If competent procedural authorities disagree with the findings on valuation, their reasons must be specified. If findings are found obscure, valuation process shall be repeated according to this Law.

4. If findings from the Panel of valuation violate this Law or other laws, they shall be invalid and not usable for the settlement of the case.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The facts on inspection and verification of criminal information, charges, investigations, prosecution and adjudication, which are established and recorded in writing according to this Law, shall be evidences.

Article 103. Results of legal delegation and international cooperation

The results of legal delegation and international cooperation from competent foreign authorities, if matching other evidences, shall become evidences.

Article 104. Other documents and items in the case

Case facts available in documents and items from authorities and entities may become evidences. If such documents and items possess traits as defined in Article 89 of this Law, they shall be exhibits.

Article 105. Acquisition of exhibits

Exhibits must be acquired promptly and fully and their actual conditions must be described precisely in writing and in case files. If exhibits cannot be put in case files, they shall be photographed and recorded by camcorder to be stored in case files. Exhibits must be sealed or preserved as per the laws.

Article 106. Handling of exhibits

1. Investigation authorities and units assigned to investigate make decisions on the handling of exhibits if the case is dismissed at the stage of investigation. The procuracy decides the handling of exhibits if the case is dismissed at the stage of prosecution. The court president governs the handling of exhibits if the case if dismissed at the preliminary stage of adjudication. The Trial panel make decisions on the handling of exhibits if the case is heard.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Exhibits are handled as follows:

a) Exhibits including tools or means of crime, objects prohibited from storage and trading shall be seized, confiscated into the state budget or disposed;  

b) Exhibits including money or property gained through criminal acts shall be seized and confiscated into the state budget.

c) Exhibits that are not valuable and usable shall be seized and disposed.

3. During the processes of investigation, prosecution and adjudication, the competent authorities and individuals as stated in Section 1 are entitled to

a) Return property seized and detained but not deemed as evidences to legitimate owners or managers of such in promptly manner;

b) Return evidences to legitimate owners or managers if such return is deemed not to affect the settlement of the case and the enforcement of sentences;

c) Evidences susceptible to damage or subject to strenuous preservation may be sold as per the laws. If they are not salable, disposal shall occur;

d) Evidences including wild animals and exotic plants shall be handled by competent specialized control units immediately after the release of findings of expert examinations as per the laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 107. Acquisition of electronic means and data

1. Electronic media must be obtained promptly and fully, described precisely by actual conditions and sealed upon acquisition. Sealing and unsealing shall abide by the laws.

If electronic data storing means cannot be seized, competent procedural authorities shall copy electronic data into another electronic medium for storage of evidence. Moreover, relevant authorities and entities shall be requested to store and preserve the entirety of electronic data that competent procedural authorities have copied, and assume legal liabilities for storage and preservation of such data.

2. Competent procedural authorities, when attaining, intercepting and copying electronic data from electronic media, computer networks or transmission lines, must execute written records for case files.

3. Upon receiving competent procedural authorities’ requisition for expert examination, entities deemed responsible shall restore, search and examine electronic data.

4. Only copies of electronic data shall be restored, sought and examined. Results from restoration, search and expert examination must be converted to readable, audible or visible formats.

5. Electronic media and data are preserved as evidences according to this Law. Electronic data, when displayed as evidences, must come with its storage means or copies.

Article 108. Inspection and evaluation of evidences

1. Each evidence must be inspected and evaluated to verify its validity, authenticity and connection with the case. The verification of evidences acquired must be adequate to settle criminal cases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VII

PREVENTIVE AND COERCIVE MEASURES

Heading I. PREVENTIVE MEASURES

Article 109. Preventive measures

1. Competent procedural authorities and persons within their powers can implement measures of emergency custody, arrest, temporary detainment, detention, bail, surety, residential confinement, exit restriction, in order to preclude crime, to prevent accused persons from evidently obstructing investigations, prosecution, adjudication or from committing other crimes, or to assure the enforcement of sentences.

2. The apprehension of persons refers to emergency custody, arrest of perpetrators of crimes in flagrante or wanted fugitives, capture of suspects and defendants for detention, and arrest of persons for extradition.

Article 110. Emergency custody

1. Emergency custody of a person is permitted in one of the following events:

a) There are substantial evidences that such person is going to commit a horrific or extremely severe felony;  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) A person carrying criminal traces or a suspect whose residence, workplace or tools contain criminal traces must be obstructed promptly from escaping or disposing evidences.

2. The following individuals are entitled to issue an order of emergency custody:

a) Head and vice heads of investigation authorities;

b) Heads of independent units at regiment level and equivalent ones, commanding officers of border protection posts; commanders of border protection units at border gates, captains of border protection units in provinces and centrally-affiliated cities, heads of border reconnaissance departments and drug and crime departments of the border protection force, heads of special services against drug and crime of the border protection force; zone commanders of maritime police force, heads of specialized and legal departments of the maritime police force, heads of special service of drug enforcement of the maritime police force; heads of zonal bureaus of fisheries resources surveillances;

c) Commanding pilots and captains of aircrafts and ships leaving airports or sea ports.

3. The order for emergency custody must specify full name and address of the detainee, reason and grounds for detainment according to Section 1 of this Article and other stipulations in Section 2, Article 132 of this Law. The enforcement of a emergency custody order must abide by Section 2, Article 113 of this Law.

4. Upon holding persons in emergency custody or taking in emergency detainees, investigation authorities and units assigned to investigate, within 12 hours, must take statements promptly, and individuals as stated in Point a and Point b, Section 2 of this Article must issue a temporary detainment order, arrest warrant and discharge order on the detainee. The emergency custody order and relevant documents must be delivered promptly to the equivalent Procuracy or competent ones for ratification.

Individuals as per Point c, Section 2 of this Article, after holding persons in emergency custody, must deliver by force detainees and bring emergency custody documents to investigation authorities adjacent to the first airport or sea port where the airplane or ship lands or docks, when returning.

Upon taking in detainees, investigation authorities must take statements promptly within 12 hours, and individuals as per Point a, Section 2 of this Article must issue a temporary detainment order, arrest warrant or release order on the emergency detainee. The emergency custody order and relevant documents must be delivered to the equivalent Procuracy for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. A written request for the Procuracy's approval of an emergency custody order is composed of:

a) The letter of request for the Procuracy’s approval of the emergency custody order;

b) The written order for emergency custody, arrest warrant against emergency detainees, temporary detainment order;

c) The written record of emergency custody;

d) The written record of emergency detainee’s deposition;

dd) Evidences, documents and items related to emergency custody.

6. The procuracy must strictly administer the grounds for detainment as per Section 1 of this Article. The procurator, if necessary, shall meet the emergency detainee before approving or denying the order for emergency custody. The written record of the emergency detainee’s deposition, as made by the procurator, must be retained in the case file.

Upon receiving the written request for approval of emergency custody order, the Procuracy must decide to approve or deny such order in 12 hours. If The procuracy denies the emergency custody order, the individual making such order and investigation authority taking in the detainee must immediately discharge the detainee.

Article 111. Arrest of perpetrators of crimes in flagrante delicto

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Everyone is permitted to disarm the detainee when capturing a person caught in the act of coming a crime.

3. If communal, ward or town police unit or police station detects, arrests and detains a perpetrator of a crime in flagrante, it shall temporarily seize weaponry, retain relevant documents and items, make written record of arrest, take initial statements, protect crime scene as per the laws, deliver by force the detainee or report to competent investigation authorities in prompt manner.

Article 112. Apprehension of wanted persons

1. Everyone is permitted to capture and deliver by force a wanted person to the nearest police station, Procuracy or People’s committee. The said authorities, when taking in the arrestee, must make written record of the incident and deliver by force the arrestee and report to competent authorities in prompt manner.

2. Everyone, when capturing a wanted person, is permitted to disarm such person.

3. If communal, ward or town police unit or police station detects, arrests or takes in, it shall temporarily seize weaponry, retain relevant documents and items, make written record of arrest, take initial statements, protect crime scene as per the laws, deliver by force the arrestee or report to competent investigation authorities in prompt manner.

Article 113. Apprehension of suspects and defendants for detention

1. The following individuals are entitled to order and decide the apprehension of suspects and defendants for detention:

a) Heads and vice heads of investigation authorities. In this event, the arrest warrant must be approved by the equivalent Procuracy prior to apprehension;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Court presidents, Vice court presidents of People’s Courts, and Court presidents and Vice court presidents of Courts-martial; trial panel.

2. The arrest warrant and written approval of the arrest warrant must specify full name and address of the arrestee, reasons and other details as per Point 2, Article 132 of this Law.

Enforcers of an arrest warrant must read out the warrant, explain its content, arrestee's duties and rights, make written record of the arrest, and give the warrant to the arrestee.

The apprehension of a person at his place of residence must be witnessed by a representative of communal, ward or town authorities and other individuals. The apprehension of a person at his place of work or education must be witnessed by a representative of the place of work or education. The apprehension of a person at other places must be witnessed by a representative of communal, ward or town authorities.

3. Apprehension must not occur at night, except for criminals in flagrante or wanted persons.

Article 114. Essential actions upon emergency custody, arrest or intake of arrestees and detainees

1. Upon holding a person in emergency custody, arresting persons or taking in arrestees and detainees, investigation authorities and units assigned to investigate must take statements promptly and, within 12 hours, make decisions on temporary detainment or discharge of the arrestee.

2. Investigation authorities, after taking in and acquiring statements from wanted arrestees, must inform the authority issuing the wanted notice for the transfer of the arrestee. After taking in the arrestee, the authority issuing the wanted notice must promptly issue a decision on terminating the wanted notice.

If the authority issuing the wanted notice fails to attain the arrestee promptly, the authority taking in the arrestee, after taking statements, shall issue a decision on temporary detainment and inform the former. If the authority issuing the wanted notice still does not acquire the arrestee upon the end of the temporary detainment, the latter shall extend the time of detainment and submit the written extension of the time of detainment and relevant documents to the equivalent Procuracy for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If several wanted notices are issued against an arrestee, the authority taking in the arrestee transfers such arrestee to the nearest authority that issued a wanted notice.

Article 115. Written records of emergency custody and arrest

1. Enforcers of detainment orders or arrest warrants must execute all matters in writing.

The written record must specify time, date and location of detainment or arrest and where the record is made. It must indicate actions, circumstances during the enforcement of the detainment order or arrest warrant, documents and items seized, health conditions and opinions or complaints of detainees and arrestees and other details as per Article 133 of this Law.

The record shall be read out to the detainee or arrestee and the witnesses. The detainee, arrestee, enforcers of the detainment order or arrest warrant and witnesses must affix signatures onto the record. If a person as stated above has different opinions or disagrees with the record, he is permitted to enter such opinions or disagreement into the record and affix signature below.

The temporary seizure of documents and items from detainees and arrestees must abide by this Law.

2. A written record shall be made upon the transfer of the detainee or arrestee.

Apart from details as defined in Section 1 of this Article, the written record must elaborate the transfer of the deposition record, documents and items acquired, health condition of detainees and arrestees and facts occurring upon the transfer.

Article 116. Notice of emergency custody and arrest

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Investigation authorities, in 24 hours after taking in detainees and arrestees, must inform their family members, workplace, educational facility, local authorities in the commune, ward or town where he resides. If detainees and arrestees are foreigners, Vietnamese diplomatic authorities must be informed to deliver notices to diplomatic missions of countries whose citizens are detained or arrested.

If such notice obstructs the pursuit of suspects or investigative activities, investigation authorities taking in detainees and arrestees shall release notices after such obstructions suspend to exist.

Article 117. Temporary detainment

1. Temporary detainment may apply to persons held in emergency custody or arrested against crimes in flagrante, malefactors confessing or surrendering or persons arrested as per wanted notices.

2. The individuals authorized to issue detainment orders as per Section 2 of Article 110 of this Law are entitled to decide temporary detainment.

A decision on temporary detainment must specify full name and address of the person on temporary detainment, reason, time, starting and final date of temporary detainment and details as per Point 2, Article 132 of this Law. The decision on temporary detainment must be given to the person on temporary detainment.

3. Enforcers of decisions on temporary detainment must inform persons on temporary detainment and explain their duties and rights as per Article 59 of this Law.

4. The individual issuing the decision on temporary detainment, in 12 hours upon making such decision, must send the decision and supporting documents to the equivalent Procuracy or a competent Procuracy. If the temporary detainment is found unjustified or unnecessary, the Procuracy issues a decision on annulling the decision on temporary detainment. The individual issuing the decision on temporary detainment must immediately discharge the person on temporary detainment.

Article 118. Time spent in temporary detainment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The individual deciding temporary detainment, if necessary, can extend the time limit for temporary detainment for at most 03 more days. The individual deciding temporary detainment, in special events, can give second extension of the time limit for temporary detainment for at most 03 more days.

Extension of temporary detainment must be approved by the equivalent Procuracy or a competent Procuracy. The procuracy, in 12 hours upon receiving a written request for temporary detainment extension, must approve or deny such request.

3. If grounds for prosecution do not suffice during the period of temporary detainment, investigation authorities and units assigned must promptly discharge the detainees on temporary detainment. Otherwise, the Procuracy, which has extended temporary detainment, shall discharge such detainees in prompt manner.

4. The time spent in detainment shall be subtracted from the time spent in detention. One day spent in detainment gives one day’s credit toward the time passed in detention.

Article 119. Detention

1. Detention may apply to suspects and defendants perpetrating a horrific or extremely severe felony.

2. Detention may apply to suspects or defendants committing a felony or misdemeanor punishable with incarceration for more than 02 years as per the Criminal Code if grounds show that:

a) Such persons commit crimes despite of existing preventive measures against them;

b) No definite place of residence is known or a defendant's identity is unidentified;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Such persons continue criminal acts or are evidently going to continue crimes;

d) Such persons commit acts of bribing, coercing or inciting other individuals to give false statements or documents, destroying or forging case evidences, documents and item, shifting property related to the case away, threatening, repressing or avenging witness testifiers, crime victims, denouncers and their kin.

3. Detention may apply to suspects or defendants committing a misdemeanor punishable with maximum 02-year imprisonment as per the Criminal Code if they continue criminal acts or are fugitives arrested as per wanted notices.

4. If suspects or defendants have clear information of residence and identity and are gestating, raising a child less than 36 months of age, suffering from senility or serious diseases, detention shall be replaced by other preventive measures, except that:

a) They abscond and get arrested as per wanted notices;

b) They continue criminal acts;

d) They commit acts of bribing, coercing or inciting other individuals to give false statements or documents, destroying or forging case evidences, documents and item, shifting property related to the case away, threatening, repressing or avenging witness testifiers, crime victims, denouncers or their kin.

d) Suspects or defendants breach national security and detention evidently prevents them from transgressing national security.

5. Authorized individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law are entitled to issue orders and decisions on detention. Detention orders made by individuals as defined in Point a, Section 1, Article 113 of this Law must be approved by the equivalent Procuracy prior to the enforcement of such orders. The procuracy, in 03 days upon receiving a detention order, written request for approval and relevant documents, must approve or deny such request. The procuracy must return documents to investigation authorities upon the former’s completion of the ratification process.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 120. Attention to kindred and preservation of property for persons in temporary detainment or detention

1. If persons on temporary detainment or in detention live with disabled, senile or mentally ill individuals left unattended, the authorities deciding temporary detainment or detention shall assign other relatives to provide them with care. If no relative exists, the authorities deciding temporary detainment or detention shall put them into care by local authorities in the commune, ward or town where  they reside. The care of children of persons on temporary detainment or in detention shall comply with the Law on enforcement of temporary detainment and detention.

2. If persons in temporary detainment or detention own houses or property left unattended, the authorities deciding temporary detainment or detention shall implement methods of preservation.

3. The authorities deciding temporary detainment or detention shall give persons on temporary detainment or in detention a notice of the attention to their kindred and property. Such notice shall be executed in writing and stored in case files.

Article 121. Bail

1. Surety is a preventive measure in lieu of detention. Investigation authorities, procuracies and Courts shall consider the nature and severity of acts against the society and suspects’ or defendants’ personal records and decide to approve or refuse bail.

2. Organizations may bail suspects or defendants, who are their employees. An organization undertaking bail shall present a written promise that bears the signature of its head.

Individuals who are at least 18 years of age, have good records, abide strictly by the laws, gain stable incomes and are capable for overseeing persons on bail can undertake bail for suspects or defendants who are their kin. In this event, bail must be undertaken by at least 02 individuals. An individual undertaking bail must present a written promise endorsed by his workplace or educational facility or local authorities in the commune, ward or town where he resides.

The written promise from organizations or individuals undertaking bail must guarantee to prevent suspects or defendants from violating duties as prescribed in Section 3 of this Article. Organizations and individuals undertaking bail shall be informed of case facts in connection with their undertaking of bail.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Appear as per a subpoena, unless force majeure or objective obstacles occur;

b) Not to abscond or continue criminal acts;

d) Not to commit acts of bribing, coercing or inciting other individuals to give false statements or documents, destroying or forging case evidences, documents and item, shifting property related to the case away, threatening, repressing or avenging witness testifiers, crime victims, denouncers and their kin.

If suspects and defendants violate duties guaranteed in this Section, they shall be put in detention.

4. Authorized individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law, and Presiding judges are entitled to make decisions on bail. The decisions made by individuals as defined in Point a, Section 1, Article 113 of this Law shall be ratified by the equivalent Procuracy prior to the enforcement of such decisions.

5. The length of bail time shall not exceed the time of investigation, prosecution or adjudication as per this Law. Bail time for persons sentenced to imprisonment shall not exceed the time from conviction to enforcement of incarceration sentence.

6. Organizations and individuals undertaking bail but failing to make suspects or defendants conform to duties guaranteed shall incur fines subject to the nature and severity of violations as per the laws.

Article 122. Surety

1. Surety is a preventive measure in lieu of detention. Investigation authorities, procuracies and Courts shall consider the nature and severity of acts against the society and suspects’ or defendants’ personal records and decide to allow them or their kin to undertake surety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Appear as per a subpoena, unless force majeure or objective obstacles occur;

b) Not to abscond or continue criminal acts;

d) Not to commit acts of bribing, coercing or inciting other individuals to give false statements or documents, destroying or forging case evidences, documents and item, shifting property related to the case away, threatening, repressing or avenging witness testifiers, crime victims, denouncers and their kin.

If suspects and defendants violate duties guaranteed in this Section, they shall be put in detention and the amount of money as surety shall be confiscated  into the state budget.

3. Authorized individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law, and Presiding judges are entitled to make decisions on surety. The decisions made by individuals as defined in Point a, Section 1, Article 113 of this Law shall be ratified by the equivalent Procuracy prior to the enforcement of such decisions.

4. The length of surety time shall not exceed the time of investigation, prosecution or adjudication as per this Law. Surety time for persons sentenced to imprisonment shall not exceed the time from conviction to enforcement of incarceration sentence.  The procuracy or Court is liable for returning the money as surety to suspects and defendants abiding by all duties guaranteed.

5. Kindred of suspects and defendants permitted by investigation authorities, procuracies or Courts to undertake surety must engage in a written promise to restrain suspects and defendants from violating duties as per Section 2 of this Article. If violations occur, the surety money shall be confiscated into the state budget. Such individuals, upon making written promises, shall be informed of case facts related to suspects or defendants.

6. Minister of Public Security leads and cooperates with Head of Supreme People’s Procuracy, Court president and Minister of Defense to regulates details of sequence, formalities, level of surety money, impoundment, return, confiscation of surety money into the state budget.

Article 123. Residential confinement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Suspects and defendants confined to a specific place of residence must guarantee their execution of these duties in writing:

a) Not to be absent from the specified place of resident without the permission by the authority issuing residential confinement orders;

b) Be present as per a subpoena, unless force majeure or objective obstacles occur;

b) Not to abscond or continue criminal acts;

d) Not to commit acts of bribing, coercing or inciting other individuals to give false statements or documents, destroying or forging case evidences, documents and item, shifting property related to the case away, threatening, repressing or avenging witness testifiers, crime victims, denouncers and their kin.

If suspects and defendants violate duties guaranteed in this Section, they shall be put in detention.

3. Authorized individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law, Presiding judges and commanding officers of border protection posts are entitled to issue residential confinement orders.

4. The length of time of residential confinement shall not exceed the time of investigation, prosecution or adjudication as per this Law. The length of time of residential confinement against persons sentenced to imprisonment shall not exceed the time from conviction to enforcement of incarceration sentence.

5. The individuals issuing residential confinement orders must inform local authorities in the commune, ward or town where suspects or defendants reside, or military units that manage them of the enforcement of the measure. Moreover, suspects and defendants shall be transferred to such local authorities or military units to oversee and supervise them.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. If suspects and defendants violate duties guaranteed, local authorities near their place of residence or military units managing them must report to the authority issuing residential confinement orders for intra vires measures.

Article 124. Exit restriction

1. Exit restriction may apply to the following persons when there are evident grounds that their exit from the country denotes evasion:

a) Persons denounced or facing requisitions for charges are suspected of crimes according to sufficient grounds and must be detained from absconding or destroying evidences

b) Suspects and defendants.

2. Authorized individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law, and Presiding judges are entitled to make decisions on exit restriction. Decisions on exit restriction made by individuals as defined in Point a, Section 1, Article 113 of this Law shall be ratified by the equivalent Procuracy prior to the enforcement of such decisions.

3. The length of exit restriction time must not exceed the time limit for processing of criminal information, pressing of charges, investigation, prosecution and adjudication as per this Law. Exit restriction time against persons sentenced to imprisonment shall not exceed the time from conviction to enforcement of custodial sentence.

Article 125. Termination or alteration of preventive measures

1. Every preventive measure in effect must be terminated in one of the following events:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Terminate investigation and dismiss lawsuit;

b) Terminate investigation and lawsuit against suspects;

d) The Court declares a defendant not guilty, exempt from criminal liability, penalty or custodial sentence but imposes a suspended sentence or warning penalty, fine, non-custodial rehabilitation.

2. Investigation authorities, procuracies, and Courts shall terminate or replace preventive measures, if deemed superfluous, with other preventive measures.

The procuracy decides to terminate or replace preventive measures that it has approved during the stage of investigation. The authority requesting approval of a preventive measure excluding temporary detainment sanctioned by The procuracy, in 10 days prior to its loss of effect, must inform The procuracy of such expiration to have it terminated or replaced.

Heading II. COERCIVE MEASURES

Article 126. Coercive measures

Competent procedural authorities and persons can implement measures of coercive delivery, forced escort, property distrainment or freezing of accounts, in order to maintain intra vires activities of charge filing, investigation, prosecution, adjudication, sentence enforcement.

Article 127. Coercive delivery and forced escort

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Forced escort may apply to:

a) Witness testifiers absent despite of subpoenas not due to force majeure or objective obstacle;

b) Crime victims, not due to force majeure or objective obstacles, refusing expert examination postulated by competent procedural authorities;

c) Persons facing denunciation or requisitions for charges and, through sufficient evidences, found involved in criminal acts leading to charges, but resisting subpoena not because of force majeure or objective obstacle.

3. Investigators, heads of units assigned to investigate, procurators, Presiding judges, and trial panel are entitled to make decisions on coercive delivery and forced escort.

4. A decision on coercive delivery or forced escort must specify full name, date of birth, residential place of the person delivered or escorted by force; time and location for the appearance of such person and other details as stated in Section 2, Article 132 of this Law.

5. Enforcers of decisions on coercive delivery or forced escort shall read and explain such decisions and execute written records of coercive delivery or forced escort as per Article 133 of this Law.

Competent people’s police force and people’s military force shall be responsible for enforcing the decisions on coercive delivery and forced escort.

6. The coercive delivery or forced escort of people must not commence at night. Senile or seriously ill persons with medical facilities’ affirmation shall not be delivered and escorted by force.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Distrainment of property only applies to suspects and defendants whose offences are punishable by mulct or confiscation of property as per the Criminal Code, or applies to guarantee compensations over damage.

2. Authorized individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law, and Presiding judges are entitled to make decisions on distrainment of property. Such decisions made by individuals as defined in Point a, Section 1, Article 113 of this Law shall be ratified by the equivalent Procuracy prior to the enforcement of decisions.

3. Only parts of property proportionate to probable degree of fine, seizure or compensation for damage shall be distrained. The property distrained shall be preserved by owners or their kin or legitimate managers. Persons, if consuming, transferring, swapping, concealing or destroying distrained property assigned to them, shall incur criminal liabilities as per the Criminal Code.

4. Distrainment of property must be done in the presence of:

a) Suspects or defendants or their representatives or family members at least 18 years of age;

b) Representatives of local authorities in the commune, ward or town where distrained property are located;

c) Witnesses.

Individuals distraining property shall execute written records, specify names and conditions of each property distrained. Such written records shall be made according to Article 178 of this Law, read out to those present and bear their signatures. Opinions and complaints by persons stated in Point a of this Section against distrainment shall be entered into written records and undersigned by such persons and individuals distraining property.

A record of distrainment shall be executed in four originals. One is given to persons stated in Point a of this Section immediately after distrainment completes. One is given to the local authority at the commune, ward or town where distrained property are located. One is delivered to the equivalent Procuracy. One is stored in the case file.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Account freeze only applies to suspects and defendants whose offences are punishable by mulct or confiscation of property as per the Criminal Code, or applies to guarantee compensations over damage upon the detection of such persons’ accounts in a credit institution or state treasury. Account freeze also applies to other people’s accounts evidently found to hold amounts involved in criminal acts of accused persons.

2. Authorized individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law, and Presiding judges are entitled to make decisions on account freeze. Such decisions made by individuals as defined in Point a, Section 1, Article 113 of this Law shall be ratified by the equivalent Procuracy prior to the enforcement of decisions.

3. Only amounts proportionate to probable degree of fine, seizure or compensation for damage shall be frozen. Persons assigned to freeze and manage accounts but defreezing such accounts shall incur criminal liabilities as per the Criminal Code.

4. Competent presiding authorities, when freezing accounts, must give written decisions on account freeze to the credit institution or state treasury managing the accounts of accused persons or other people’s accounts involved in criminal acts of persons facing charges. The delivery of the account freeze order must be executed in writing according to Article 178 of this Law.

The credit institution or state treasury managing accounts of arrestees, detainees, suspects, defendants or other people's accounts involved in criminal acts of arrestees, detainees or defendants, upon receiving the order of account freeze, shall immediately freeze such accounts and execute written records.

A written record of account freeze shall be executed in five originals. One is given to the person facing charges. One is given to other people involved in the accused person. One is given the equivalent Procuracy. One is stored in the case file. One is retained by the credit institution or state treasury.

Article 130. Termination of property distrainment and account freeze

1. Property distrainment and account freeze in force must be terminated in one of the following events:

a) Suspension of investigation or lawsuit;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The Court declares defendants not guilty;

d) Suspects are not penalized to incur fine, property distrainment or compensation for damage.

2. Investigation authorities, procuracies and Courts terminate property distrainment and account freeze deemed unnecessary.

The procuracy must be informed of the termination or replacement of measures for property distrainment or account freeze during the stage of investigation and prosecution prior to the issuance of decisions.

Chapter VIII

CASE FILE, PROCEDURAL DOCUMENT, TIME LIMIT AND PROCEDURAL EXPENSES

Article 131. Case file

1. Investigation authorities, when filing charges, must establish case files.

2. The case file comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Procedural records made by investigation authorities and procuracies;

c) Evidences and documents related to the case.

3. Evidences and documents acquired by The procuracy or Court during the stage of prosecution and adjudication must be put into the case file.

4. Documents enclosed to the case file must be summarized. Summarization of such documents must specify names, numbers and properties of documents (if available). Documents added to the case file shall be summarized. The case file must be managed, retained and used as per the laws.

Article 132. Procedural documents

1. Procedural documents include orders, decisions, requests, investigation findings, charges, judgments and other procedural documents universally formatted for procedural activities.

2. Procedural documents must bear:

a) Number, issue date and issuing place of the procedural document;

c) Grounds for the issuance of the procedural document;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Full name, position and signature of the individual issuing the procedural document and official seal.

Article 133. Records

1. Procedural activities must executed in written records universally formatted.

A written record shall specify location, time, date , starting and ending time, details of the procedural activity, individuals authorized to institute legal procedure, participants or persons involved in legal proceedings, their complaints, petitions or recommendations.

2. The record must bear signatures of the individuals as defined in this Law. Such individuals affix signatures to endorse the record’s details modified, added, removed or erased.

If participants in legal proceedings do not sign the record, the individual making such record shall write down reasons and ask witnesses to sign the record.

If participants in legal proceedings are illiterate, the individual making the record shall read it out in the presence of witnesses. The record must bear fingerprints of participants in legal proceedings and signatures of witnesses.

If a participant in legal proceedings cannot sign the record due to their mental or physical defects or other reasons, the individual making the record shall read it out in the presence of witnesses and other participants. The record must bear signatures of witnesses.

Article 134. Timing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A day-based time limit ends at 24 o’clock on the final day of such limit.

A month-based time limit ends on the repeated date in the following month or, if the starting date does not reappear, on the final date of the month. If the final date falls in a regulated day-off, the immediate succeeding work day shall be the final date of the time limit.

A time limit for temporary detainment or detention ends on the date as specified in the order or decision. A month in a month-based time limit has 30 days.

2. A time limit for a petition or document sent by post shall commence on the date shown in the postmark of the sender's postal service provider.  A time limit for a petition or document sent to a detention facility shall commence when the head of the detainment facility or the chief supervisor of the detainment cells in a border protection post or the warder of a temporary or permanent detention facility receives such petition or document.

Article 135. Procedural expenses

1. Procedural expenses are composed of Court fee, administrative fees and procedural expenditure.

2. Court fee includes fees for criminal and civil first-instance and appellate Courts hearing criminal cases.

3. Administrative fees include payables for copies of judgments, decisions and other documents from competent procedural authorities and other payables as per the laws.

4. Procedural expenditure comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Payables for expert examination and valuation;

c) Other payables as per the laws.

Article 136. Responsibilities for settling procedural expenditure and administrative fees

1. The expenditure as defined in Section 4, Article 135 of this Law is paid by authorities or individuals requisitioning activities or assigned to make payments. If a governmental legal aid center appoints a defense counsel, it shall cover relevant expense.

2. The person convicted or the government incurs the Court fee as per the laws. The person convicted must incur the Court fee according to the Court’s rulings. The amount of Court fee and calculation grounds shall be specified in the Court’s judgments and rulings.

3. The crime victim, if petitioning for the lawsuit, shall incur the Court fee upon the Court’s declaration of the defendant’s innocence or upon the suspension of the lawsuit as per the stipulations in Section 2, Article 155 of this Law.

4. The coverage of administrative fees and expenses for procedural activities requested by participants in legal proceedings abides by the laws.

Article 137. Issuance, transfer, delivery, posting or announcement of procedural documents

1. Procedural documents are issued, delivered, posted or announced in the following manners:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) By post;

c) At public places;

d) Through mass media.

2. The issuance, delivery, posting or announcement of procedural documents must abide by this laws.

Article 138. Procedures for issuing and delivering procedural documents by hand

1. The individuals issuing and delivering procedural documents shall directly pass such documents to the recipients. The recipients must sign a record or delivery journal. The time limit for legal procedure commences on the date of the recipient’s affixture of signature onto the record or delivery journal.

2. If the recipient is absent, procedural procedures may be given to his family members with adequate legal capacity and such persons must undertake to hand over documents to the recipient promptly. The date of the family member’s affixture of signature is the issue date or sending date of the procedural documents.

If procedural documents cannot be delivered to the recipient as stipulated in this Section, such documents may be handed to local authorities in the commune, ward or town where the recipient resides or his workplace or education facility and forwarded to the recipient. The authorities and organizations concerned must report to the competent procedural authorities making requests about the outcome of the issuance and delivery of procedural documents. The date of the family member’s affixture of signature is the issue date or sending date of the procedural documents.

3. If the recipient is absent or his address is unknown, the individuals issuing or delivering documents must execute a written record of their failure confirmed by the representative of authorities near the recipient’s dwelling, or his workplace or educational facility.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. If procedural documents are delivered to an organization, they shall be handed to the representative of such organization, who affixes his signature. The time limit for legal procedure commences on the date of the said representative's affixture of signature onto the record or delivery journal.

Article 139. Procedures for mailing procedural documents

Procedural documents sent by post must be delivered via registered mail with  the recipient's endorsement. The documents endorsed shall be forwarded to competent procedural authorities. The time limit for legal procedure commences on the date of the recipient’s endorsement of his receipt of procedural documents.

Article 140. Procedures for posting procedural documents publicly

1. Proclamation of procedural documents is done when the recipient’s address or location is unknown.

2. Procedural documents are publicly posted at the People’s committee at the commune, ward or town where the recipient’s last known dwelling is situated or his last known workplace or educational facility.

Procedural documents must be publicly posted in at least 15 days from the initial date of proclamation. Proclamation shall be executed in a written record that specifies the date of posting.

The time limit for legal procedure commences on the final date of proclamation.

Article 141. Procedures for announcing procedural documents through mass media

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Documents announced through mass media shall be posted on 03 consecutive issues of a daily newspaper run by the state and broadcasted by a governmental radio or television station three times per day in 03 continuous days.

The time limit for legal procedure commences on the final date of announcement.

Article 142. Responsibilities for issuing, delivering, posting and announcing procedural documents

1. Competent procedural authorities and persons shall issue, deliver, post or announce procedural documents to participants in legal proceedings and concerned authorities and entities according to this Law.

2. If an individual does not fulfill or complete his assignments to issue deliver, post or announce procedural documents as per this Law, he shall incur disciplinary or administrative penalties according to the nature and severity of his violations as per the laws.

PART TWO

CRIMINAL CHARGE AND INVESTIGATION

Chapter IX

CRIMINAL CHARGE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A charge shall only be filed upon the ascertainment of signs of criminal activities. Signs of criminal activities are ascertained by:

1. A person’s denunciation;

2. Information disclosed by an organization or individual;

3. Information provided through mass media;

4. A governmental authority’s requisitions for charges;

5. Competent procedural authorities' direct exposure of signs of criminal activities;

6. A perpetrator’s confession.

Article 144. Denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges

1. Denunciation refers to an individual’s detection and denouncement of activities denoting crimes to competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Requisitions for charges refers to a competent governmental authority's written requisition enclosed with relevant evidences and documents to investigation authorities and procuracies authorized to consider and settle cases with signs of criminal activities0}

4. Denunciation or criminal information may be made or given verbally or in writing.

5. If a person makes or provides false denunciation or criminal information, he shall incur disciplinary or administrative penalties or face criminal prosecution subject to the nature and severity of violations as per the laws.

Article 145. Responsibilities and authority to receive and process denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges

1. All denunciations, information and charge requests must be fully acquired and processed in timely manner. The authorities shall be responsible for receiving and not rejecting denunciations, information and requisitions.

2. The authorities responsible for receiving denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges shall include:

a) Investigation authorities and procuracies that obtain denunciations, information and requisitions;

b) Other authorities that take in denunciations and criminal information disclosed.

3. The authority to handle denunciations, information and charge requests is given to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Units assigned to investigate process denunciations and criminal information disclosed within its powers;

c) The procuracy processes denunciations, information and charge requests when investigation authorities or units assigned to performed certain activities of investigation are found to commit serious violations of the laws during their inspection and verification of denunciations, criminal information disclosed, requisitions for charges or omission of crimes. Furthermore, such issues have not been settled despite the Procuracy’s written requests.

4. The authorities empowered to process denunciations, information and charge requests are responsible for informing authorities and entities making denunciations, disclosing criminal information and requisitioning for charges of the results of the former's tasks.

Article 146. Procedures for receiving denunciations, criminal information and requisitions for charges

1. When authorities and entities make direct denunciations, disclose criminal information and requisition for charges, investigation authorities, procuracies and units assigned to investigate are authorized as per Section 2, Article 145 of this Law to execute written records of receipt and enter data into a receipt journal. The acquisition of such information may be recorded by sound or sound-and-visual means.

If denunciations, criminal information and requisitions for charges are delivered by post, by telephone or by other means of communication, entries shall be made into a receipt journal.

2. Investigation authorities and units assigned to investigate, if considering certain denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges ultra vires, shall be held responsible for transferring such information and relevant documents to a competent investigation authority in prompt manner.

The procuracy is responsible for promptly transferring denunciations, information and charge requests and relevant documents to a competent investigation authority.

In the events as defined in Point c, Section 3, Article 145 of this Law, competent authorities processing denunciations, information and charge requests shall, in 05 days upon the Procuracy’s requests, transfer relevant documents to The procuracy for consideration and settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ward police units shall be responsible for acquiring denunciations and criminal information disclosed, making written records of receipt, taking preliminary statements and transferring such information and relevant documents and items to competent investigation authorities.

4. Other authorities and organizations, upon obtaining denunciations and criminal information disclosed, shall transfer such information to competent investigation authorities. In emergency events, information may be given to investigation authorities by phone or other forms of communication. However, such information must subsequently be documented.

5. Investigation authorities and units assigned to investigate, in 03 days upon receiving denunciations, information and requisitions, shall be held responsible for informing the equivalent Procuracy or competent Procuracy of their receipt of information in writing.

Article 147. Time limit and procedures for processing denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges

1. Investigation authorities and units assigned to investigate, in 20 days upon receiving denunciations, information and requisitions, shall inspect and verify such information and issue one of the following decisions:

a) Decision to press criminal charges;

a) Decision not to file criminal charges;

c) Decide to suspend the processing of denunciations, information and requisitions.

2. If denunciations, criminal information disclosed or requisitions for charges contain complex facts or the verification of such information must be done in several locations, the time limit for processing such information may be extended but shall not exceed 02 months. If activities of investigation and verification cannot end within the time limit as stated in this Section, the head of the equivalent Procuracy or competent Procuracy can sanction one extension of 02 months at most.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Competent authorities, when processing denunciations, information and requisitions, shall perform these activities:

a) Collect data, documents and items from relevant authorities and entities to verify the information;

b) Examine the scenes;

c) Conduct autopsy;

d) Requisition expert examinations and valuation.

4. The sequence, formalities and time limit for the Procuracy's processing of denunciations, information and charge requests are governed by this Article.

Article 148. Suspension of the processing of denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges

1. Competent authorities, upon the expiration of the time limit as defined in Article 147 of this Law, shall decide to suspend the processing of denunciations, information and charge requests in one of the following events:

a) Expert examination, valuation and foreign judicial assistance have been requisitioned to no avail;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Investigation authorities and units assigned to investigate, in 24 hours upon the decision to suspend the processing of denunciations, information and requisitions, must send such decision and relevant documents to the equivalent Procuracy or competent Procuracy, which administer and forward such decision to the authorities and entities making denunciations, disclosing criminal information and requisitioning charges.

If a suspension decision is unsubstantiated, the Procuracy shall annul such decision to have investigative activities continued. The procuracy, in 24 hours upon its decision to abrogate the suspension, must send its decision to investigation authorities and units assigned to investigate, and authorities and entities making denunciations, disclosing criminal information or requisitioning charges. The time limit for the continued processing of denunciations, information and charge requests shall not exceed 01 month after investigation authorities and units assigned to investigate receive the decision to invalidate the suspension.

3. If the processing of denunciations, information and charge requests is suspended, expert examination, valuation or judicial assistance shall persist until final findings are available.

Article 149. Resumption of the processing of denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges

1. When the vindication for the suspension of the processing of denunciations, information and charge requests languishes, investigation authorities and units assigned to investigate shall decide to resume the processing of denunciations, information and requisitions. The time limit for the continued processing of denunciations, information and charge requests shall not exceed 01 month upon the decision on resumption.

2. Investigation authorities and units assigned to investigate, in 03 days upon their decision to resume the processing of denunciations, information and requisitions, must send such decision to the equivalent Procuracy or competent Procuracy, and authorities and entities making denunciations, disclosing criminal information or requisitioning charges.

Article 150. Settlement of disputes over the authority to process denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges

1. The immediate superior Procuracy shall settle disputes over the authority to process denunciations, information and requisitions. The competent Procuracy shall settle disputes over the authority to process denunciations, information and charge requests among units assigned to investigate.

2. The Supreme People’s Procuracy or the Central military procuracy shall settle disputes over the authority to process denunciations, information and charge requests among provincial investigation authorities or among military investigation units in military zones, respectively. The provincial People’s Procuracy or Military procuracy related to the authority or military zone that first receive denunciations, information and charge requests shall settle disputes over the authority to process denunciations, information and charge requests among district investigation authorities from various provinces or centrally-affiliated cities or among military investigation units from different military zones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 151. Settlement of cases exhibiting signs of crime uncovered directly by authorities given authority to institute legal proceedings

Competent procedural authorities, when directly exposing signs of crime, shall decide to press charges within their powers or transfer the cases to competent investigation authorities.

Article 152. Offenders confessing or surrendering

1. The authorities taking in an offender confessing or surrendering must execute written records of his full name, age, occupation, residential address and statements. The authorities taking in offenders confessing or surrendering shall be responsible for informing investigation authorities or procuracies of such matter in prompt manner.

2. Investigation authorities taking in ultra vires offenders confessing or surrendering shall inform competent investigation authorities that handle such offenders.

3. Competent investigation authorities, in 24 hours upon their acceptance of offenders confessing or surrendering, must inform the equivalent Procuracy in writing.

Article 153. Authority to press criminal charges

1. Investigation authorities shall make decisions on pressing criminal charges against all matters exhibiting criminal signs, save those handled by units assigned to investigate, procuracies or juries as per Section 2, 3 and 4 in this Article.

2. Units assigned to investigate shall make decisions on pressing criminal charges in the events as defined in Article 164 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The procuracy decides to rescind a decision not to press criminal charges from investigation authorities or units assigned to investigate;

b) The procuracy directly processes denunciations, information and requisitions;

c) The procuracy directly exposes signs of crime or respond to a requisition for charges by the Trial panel.

4. The Trial panel decides to press charges or request The procuracy to press criminal charges if omission of crimes is detected during the trial.

Article 154. Decision to press criminal charges

1. A decision to press criminal charges must specify grounds for charges, quote relevant Articles and clauses from the Criminal Code and present details as required in Section 2, Article 132 of this Law.

2. The procuracy, in 24 hours upon its decision to press criminal charges, shall send such decision to competent investigation authorities that carry out investigative activities.

Investigation authorities and units assigned to investigate, in 24 hours upon their decision to press criminal charges, shall deliver such decision and relevant documents to the competent Procuracy that administers the charges.

A Court, in 24 hours upon its decision to press criminal charges, must have such decision and relevant documents delivered to the equivalent Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Only criminal charges against offences as defined in Section 1 of Article 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 and 226 of the Criminal Code can be pressed at the requests for the crime victim or the representative of the crime victim less than 18 years of age or having mental or physical defects or passing away.

2. If the petitioner withdraws his petition for charges, the lawsuit shall be dismissed. If such person is evidently found to withdraw the petition against his will out of coercion or duress, the investigation authority, Procuracy or Court shall maintain the charges regardless of the petition for withdrawal.

3. The crime victim or its representative is not permitted to resubmit a petition withdrawn, unless such withdrawal results from coercion or duress.

Article 156. Amendments to the decision on pressing criminal charges

1. Investigation authorities, units assigned to investigate or procuracies shall amend their decisions to press criminal charges when gaining justifications that charges deviate from actual criminal acts. Moreover, they shall add criminal charges when identifying other criminal acts left uncharged.

2. Investigation authorities and units assigned to investigate, in 24 hours upon their decisions to amend or add criminal charges, must send such decisions to the equivalent Procuracy or competent Procuracy that administers such charges.

The procuracy, in 24 hours upon the decision to amend or add criminal charges, must send such decision to investigation authorities for investigative activities.

Article 157. Justifications of the decision not to press criminal charges

A criminal charge shall not be filed in the presence of one of these justifications:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Acts do not constitute crime;

3. Persons committing dangerous acts against the society have not reached the age of criminal responsibility;

4. Persons whose criminal acts have been sentenced or lawsuits have been dismissed validly;

5. The prescriptive period for criminal prosecution passes;

6. General amnesty has been granted;

7. The person causing peril against the society is deceased, unless other persons must undergo reopening procedure;

8. The crime victim or its representative does not petition for charges against offences as defined in Section 1 of Article 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 and 226 of the Criminal Code.

Article 158. Decision not to press or to drop criminal charges

1. When one of the justifications as stated in Article 157 of this Law exists, the individuals authorized to press charges shall decide not to file or to drop criminal charges, if filed, and send notices of reasons to the authority or entities making denunciations, disclosing criminal information or requisition charges. If different measures are deemed necessary, the case shall be transferred to competent authorities for settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The authority or entities making denunciations or disclosing criminal information are permitted to file complaints against the decision not to press criminal charges. The authority and procedures for the settlement of such complaints are defined in Chapter XXXIII of this Law.

Article 159. Duties and authority of The procuracy exercising prosecution rights to handle criminal information

1. Approve or deny an order on emergency custody, extension of temporary detainment, and other measures that restrict human rights and citizen rights in connection with the handling of criminal information as per this Law.

2. Propose to inspect and verify information, when necessary, and request authorities empowered to process criminal information to conduct inspection and verification.

3. Decide to extend the time limit for the processing of denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges; decide to press criminal charges.

4. Request investigation authorities and units assigned to investigate to press criminal charges.

5. Directly process denunciations, criminal information disclosed or requisitions for charges in the events as defined in the Law.

6. Annul decisions on temporary detainment, decisions to or not to press criminal charges, decisions to suspend the processing of criminal information and other unlawful procedural decisions from investigation authorities and units assigned to investigate.

7. Carry out other duties and powers to exercise prosecution rights as per this Law to prevent omission of crimes and unjust conviction against guiltless people.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Receive all denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges from authorities and entities, take in and transfer offenders confessing or surrendering to competent authorities for treatments.

2. Administer the acquisition of information, administer the verification of information and the documentation of criminal information by investigation authorities and units assigned to investigate; administer the suspension of the processing of criminal information; administer the resumption of the processing of criminal information.

3. Request investigation authorities and units assigned to investigate to perform the following activities upon the detection of deficiency or violations in the acquisition and processing of criminal information:

a) Receive, inspect, verify and decide the processing of criminal information in adequate and legitimate manners;

b) Inspect the acquisition and processing of criminal information and report to The procuracy;

c) Provide documents on breach of laws on the acquisition and processing of criminal information;

d) Correct violations of laws and impose strict penalties against the violators;

dd) Request the replacement of investigators and investigation officers.

4. Settle disputes over the authority to handle criminal information.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Perform other duties and powers to administer the acquisition and processing of criminal information as per this Law.

Article 161. Duties and authority of The procuracy exercising prosecution rights and administering the pressing of criminal charge

1. The procuracy, when exercising prosecution rights of criminal charges, bears the following duties and authority:

a) Request investigation authorities and units assigned to investigate to press charges or amend or add criminal charges;

b) Annul groundless and unlawful decisions to press charges, decisions to amend or add criminal charges, decisions not to file criminal charges;

c) Appeal to the Court immediately superior to the trial panel that issues an unjustified decision to press criminal charges;

d) Press charges, amend or add criminal charges in the events as defined in this Law;

dd) Perform other duties and authority to exercise prosecution rights of criminal charge as per this Law.

2. The procuracy, when administering the filing of criminal charges, bears the following duties and authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Request investigation authorities and units assigned to investigate to provide relevant documents for the administration of criminal charges;

c) Perform other duties and authority to administer criminal charges as per this Law.

Article 162. Responsibilities of investigation authorities and units assigned to investigate for fulfilling requests and decisions by The procuracy on filing of charges

1. Investigation authorities and units assigned to investigate must execute the requests and decisions to charge from The procuracy.

2. Investigation authorities and units assigned to investigate, despite their protests, bear the obligation to execute decisions as defined in Section 1 and Section 6, Article 159, and Point b, Section 1, Article 161 of this Law and preserve the right to address their angles to the immediate superior Procuracy. The immediate superior Procuracy, in 20 days upon receiving motions from investigation authorities or in 05 days upon obtaining standpoints from units assigned to investigate, shall consider such angles and respond to such authorities and units.

Chapter X

GENERAL REGULATIONS ON CRIMINAL INVESTIGATION

Article 163. The authority to investigate

1. Investigation authorities of the people’s police force shall delve into every crime, save those falling into the powers of investigation authorities of the People’s Army or of the Supreme People’s Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Investigation authorities of Supreme People’s Procuracy or Central military procuracy shall probe violations of judicial activities, corruption, and breach of positions in the sector of justice, as defined in chapter XXIII and chapter XXIV of the Criminal Code, against offenders as officials and employees of investigation authorities, Courts, procuracies, law enforcement authorities and against individuals empowered to engage in judicial activities.

4. Investigation authorities are authorized to investigate criminal cases that occur in their assigned territories. If crimes occur in various or unidentified places, the investigation authority adjacent to the offender's place of exposure, of residence or of capture shall conduct investigative activities.

5. The hierarchy of investigation is composed of:

a) District investigation authorities and local military investigation authorities shall conduct criminal investigations into crimes within juridisction of a district Court or local military Court;

b) Provincial investigation authorities shall carry out criminal investigations into crimes within the jurisdiction of a provincial Court. Provincial investigation authorities shall, if their direct involvement is deemed vital, inquire into cases within the investigative powers of district investigation authorities, which happen in various district, towns, provincial cities, cities under centrally-affiliated cities or denote foreign elements.

Military investigation authorities of military zones shall conduct criminal investigations into crimes within the jurisdiction of a military Court of a military zone or, if their direct engagement is deemed essential, within the powers of local investigation authorities.

c) Investigation authorities of the Ministry of Public Security or Ministry of Defense shall conduct criminal investigations into severe felonies, which were dismissed by orders of the judges' panel of the Supreme People’s Court for re-investigation. Moreover, such authorities, if their direct involvement is deemed imperative, shall conduct criminal investigations into severe and complex felonies involving several provinces and centrally-affiliated cities or many countries.

Article 164. Duties and authorities of units, as assigned to investigate, under border protection force, customs, forest ranger, maritime police force, fisheries resources surveillances and people’s police force, People’s Army

1. Units of border protection force, customs, forest ranger, maritime police force and fisheries resources surveillances, when exposing acts that exhibit signs of crime as per their assignments to investigate, shall bear these duties and authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Decide to press criminal charges, initiate preliminary investigations and transfer case files to the competent Procuracy in 07 days upon the issuance of a decision to press criminal charges against serious crimes, felonies, severe felonies or complex misdemeanors;

2. Apart from investigation authorities of the people’s police force and People’s Army as per Article 163 of this Law, other units assigned to investigate, if unmasking events that exhibit signs of crime, shall be authorized to file criminal charges, institute preliminary investigations and pass case files to the competent investigation authorities in 07 days upon the issuance of a decision to file criminal charge.

3. Units of the border protection force, customs, forest ranger, maritime police force, fisheries resources surveillances and other units of the people's police force and People’s Army, when assigned to investigate, must perform execute precise duties and powers as defined in Article 39 and Article 40 of this Law and implement exact principles, sequence and procedure for investigation according to this Law. The procuracy shall be responsible for exercising prosecution rights and administering legal compliance of the said authorities' investigative activities.

4. The Law on the organization of criminal investigation authorities shall govern particular investigative powers of units under the border protection force, customs, forest ranger, maritime police force, fisheries resources surveillances and people's police force, People’s Army.

Article 165. Duties and authorities of The procuracy exercising prosecution rights during the stage of criminal investigation

1. Request investigation authorities and units assigned to investigate to file charges, amend or add criminal charges and legal proceedings against defendants.

2. Approve decisions to charge and decisions to amend or supplement charges against defendants or annul baseless and illegal ones.

3. Press charges, amend or increase criminal charges and legal proceedings against defendants in the events as stated in this Law.

4. Approve or reject emergency custody orders, extension of temporary detainment, detention, bail, surety, search warrant, seizure, impoundment of items, mails, telegraphs, postal packages, special investigation methods and proceedings; ratify procedural decisions by investigation authorities and assigned to investigate according to this Law or deny groundless and illicit ones; annul flimsy and illegal decisions on legal proceedings from investigation authority and units assigned to investigate. A decision to reject or annul matters must specify reasons.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Make requests for investigation and request investigation authorities and units assigned to investigate to inquire into crimes and offenders; request investigation authorities to hunt down suspects and implement special investigation methods and proceedings.

7. Directly perform certain activities of investigation to verify and add documents and evidences for the decision to charge or for the ratification of orders and decisions made by investigation authorities and units assigned to investigate, or to respond to unjust cases, omission of crimes or breach of laws that have not been settled despite the Procuracy’s written requests.

8. Press criminal charges or request investigation authorities to file criminal charges upon the revelation of signs of crimes committed by authorized individuals handling denunciations, information and charge requests or filing charges or investigating;

9. Decide to extend the time limits for investigation or detention; to transfer cases, implement summary procedures or civil commitment; nullify decisions to join or separate cases.

10. Carry out other duties and powers to exercise prosecution rights as per this Law.

Article 166. Duties and authority of The procuracy administering criminal investigations

1. Administer legal compliance of charges, investigation and documentation by investigation authorities and units assigned to investigate.

2. Administer criminal proceedings by participants; requisition from competent authorities and entities strict actions towards participants in legal proceedings, who violate laws.

3. Settle disputes over the authority to investigate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Request investigation authorities and units assigned to investigate to perform these activities upon the exposure of inadequate investigations or violations of laws:

a) Conduct investigations that abide by the laws;

b) Inspect the investigations and report to The procuracy;

c) Provide documents on deeds and decisions to charge in violation of investigative laws.

6. Request investigation authorities and units assigned to investigate to correct violations of charge and investigation.

7. Request heads of investigation authorities and units assigned to investigate to replace investigators and investigation officers and to impose strict actions towards such individuals violating procedural laws.

8. Request concerned authorities and organizations to implement measures that preclude crimes and breach of laws.

9. c) Perform other duties and authority to administer criminal investigations as per this Law.

Article 167. Responsibilities of investigation authorities and units assigned to investigate for fulfilling requests and decisions by The procuracy during the stage of investigation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Investigation authorities and units assigned to investigate, despite their protests, bear the obligation to execute decisions as defined in Section 4 and Section 5, Article 165 of this Law and preserve the right to address such matters to the immediate superior Procuracy. The immediate superior Procuracy, in 20 days upon receiving a motion from investigation authorities or in 05 days upon obtaining standpoints from units assigned to investigate, shall consider such angles and inform such authorities and units of final decisions.

Article 168. Responsibilities of authorities, organizations and individuals for fulfilling requests and decisions by procuracies, investigation authorities and units assigned to investigate

Authorities and entities must strictly implement decisions and requests by procuracies, investigation authorities and units assigned to investigate during the stage of criminal investigation. Failure to comply not due to force majeure or objective obstacles shall be punishable according to the laws.

Article 169. Transfer of cases for investigation

1. An equivalent Procuracy shall decide to transfer a case for investigation in one of the following events:

a) An equivalent investigation authority considers the case beyond its investigative powers and requests case transfer;

b) A superior investigation authority withdraws the case for investigation;

c) The investigator replaced is the head of the investigation authority;

d) The procuracy requests case transfer but the investigation authority does not respond.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A case is transferred for intra vires investigation through the following formalities:

a) The competent Procuracy shall, in 03 days upon receiving a request from the investigation authority, decide to transfer the case;

b) The procuracy shall, in 24 hours upon making a decision on case transfer, deliver such decision to the investigation authority inquiring into the case, the investigation authority authorized to continue investigation, suspect or his representative, defense counsel, crime victim and competent Procuracy.

4. The investigation authority inquiring into the case shall, in 03 days upon receiving the decision on case transfer, be held responsible for transferring the case to the investigation authority authorized to continue investigation.

5. The time limit for investigation resumes upon the investigation authority's receipt of the case file and continues to the end of the time limit as defined in this Law. If the investigation is incomplete at the end of its time limit, the competent Procuracy shall consider and decide an extension of the investigation according to general stipulations in this Law.

Article 170. Joinder or separation in criminal cases for investigation

1. Investigation authorities can join multiple issues for intra vires investigation of a single case in one of the following events:

a) The suspect commits multiple crimes;

b) The suspect commits a crime in multiple times;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Investigation authorities shall only be permitted to separate issues from a case, if such separation is neccesary because investigations into all crimes present cannot be finished in timely manner and such separation does not affect the determination of entire objective truths of the case.

3. A decision on joinder or separation must be sent to the equivalent Procuracy in 24 hours upon the issuance of such decision. The procuracy, if disagreeing with the investigation authority’s decision on joinder or separation, shall decide to annul such decision and state reasons.

Article 171. Mandate of investigation

1. An investigation authority shall mandate another investigation authority, if deemed necessary, to conduct certain investigations. The decision to mandate investigation must specify requests and be sent to the investigation authority mandated and its equivalent Procuracy.

2. The investigation authority mandated must fulfill every task mandated in a period set by the mandating investigation authority and shall be held liable for the results of the former's implementation of the mandate. The authority mandated, if failing the assignments, shall promptly inform in writing the mandating investigation authority of reasons of such failure.

3. The procuracy at equivalent level of the investigation authority mandated shall be held responsible for exercising prosecution rights and administer the mandated authority's investigative activities and for reporting the results of such tasks to The procuracy mandating the enforcement of prosecution rights and administration of investigations.

Article 172. Time limit for investigation

1. The time limit for a criminal investigation shall not exceed 02 months for misdemeanors, 03 months for felonies and 04 months for horrific and extremely severe felonies. The time limit applies from the filing of charges to the end of the investigation.

2. If an investigation must be extended due to the case’s complexity, the investigation authority shall, within 10 days prior to the expiry date of the time limit, requisition the Procuracy’s extension of investigation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) An investigation into misdemeanors may be extended once for 02 more months;

b) An investigation into felonies may be extended twice, for 03 more months in the first time or for 02 more months in the second time;

c) An investigation into horrific felonies may be extended twice, for 04 more months each time;

d) An investigation into extremely severe felonies may be extended thrice, for 04 more months each time.

3. If the investigation into extremely severe felonies is incomplete, despite the expiration of its time limit, due to the case’s complexity, the head of the Supreme People’s Procuracy may sanction one extension for at most 04 more months.

The head of the Supreme People’s Procuracy is entitled to extend an investigation into breach of national security once for at most 04 more months.

4. If a decision to press criminal charges or to join issues into one lawsuit is amended, the total time limit for investigation shall not exceed the limits as defined in Section 1, 2 and 3 of this Article.

5. The procuracy's authority to extend an investigation:

a) An investigation into misdemeanors is extended by a district People’s Procuracy or local Military procuracy. If a provincial investigation authority or military investigation authority of a military zone handles the investigation, the equivalent provincial People’s Procuracy or Military procuracy of the military zone shall decide the extension of investigation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) A district People’s Procuracy or local Military procuracy shall ratify the first extension of an investigation into horrific felonies while the provincial People’s Procuracy or Military procuracy of a military zone shall decide the second extension. If a provincial investigation authority or military investigation authority of a military zone handles the investigation, the equivalent provincial People’s Procuracy or Military procuracy of the military zone shall decide the first and second extensions of such investigation;

c) A provincial People’s Procuracy or Military procuracy of a military zone shall ratify the first and second extensions of an investigation into extremely severe felonies while the Supreme People’s Procuracy or central military People’s Procuracy shall decide the third extension;

6. If an investigation authority of the Ministry of Public Security, Ministry of Defense or People’s Supreme Procuracy handles the investigation, the Supreme People’s Procuracy or Central military procuracy shall decide to extend the investigation.

Article 173. Time limit for detention for investigation

1. The time limit for temporary detention of suspects for investigation shall not exceed 02 months for misdemeanors, 03 months for felonies and 04 months for horrific and extremely severe felonies.

2. If an investigation must be prolonged due to a variety of complex facts in the case and no grounds for change or termination of detention exist, the investigation authority shall, within 10 days prior to the expiration of the time limit, request The procuracy to extend the detention.

Detention is extended as follows:

a) Detention of offenders of misdemeanors may be extended once for 01 more month;

b) Detention of offenders of felonies may be extended once for 02 more month;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Detention of offenders of extremely severe felonies may be extended twice, for 04 more months each time.

3. The procuracy's authority to extend detention:

b) A district People’s Procuracy or local Military procuracy is entitled to extend detention of offenders of misdemeanors, felonies and horrific felonies. If a provincial investigation authority or a military zone’s investigation authority handles the investigation, the equivalent provincial People’s Procuracy or Military procuracy of the military zone is entitled to extend detention of offenders of misdemeanors, felonies, horrific felonies and to decide the first extension of detention of offenders of extremely severe felonies;

b) If the investigation is incomplete despite the expiration of the first extension as stated in Point a of this Section and no grounds for change or termination of temporary detention exist, the provincial People’s Procuracy or Military procuracy of the military zone may decide the second extension against offenders of extremely severe felonies.

4. If an investigation authority of the Ministry of Public Security, Ministry of Defense or People’s Supreme Procuracy handles the investigation, the Supreme People’s Procuracy or Central military procuracy shall decide to extend the investigation.

5. The head of the Supreme People’s Procuracy is entitled to extend the detention of violators of national security once for at most 04 more months. If the investigation is incomplete despite the expiration of the extension(s) as stated in this Section and no grounds for change or termination of temporary detention exist, the head of the Supreme People’s Procuracy is entitled to ratify 1-month extension against felonies, 2-month extension against horrific felonies, and 4-month extension against extremely severe felonies. If no grounds for termination of detention exist in a special case of extremely severe felony of national security breach, the head of the Supreme People’s Procuracy shall decide to maintain detention until the investigation closes.

6. If no grounds for change or termination of detention exist in a special case of horrific felonies not related to national security breach, the head of the Supreme People’s Procuracy is entitled to sanction one 4-month extension. If no grounds for termination of detention against a special case, the head of the Supreme People’s Procuracy shall decide to extend the detention by the entire length of time of the investigation.

7. If detention in force is deemed unnecessary, the investigation authority must request The procuracy to terminate the detention to discharge the detainee in timely manner or implement other measures, if necessary.

The detainee must be discharged when the detention expires. Competent procedural authorities, if necessary, shall implement other preventive measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. If an investigation resumes as per Article 235 of this Law, the time limit for the continued investigation shall not exceed 02 months for misdemeanors and felonies and 03 months for horrific and extremely severe felonies. Such time limit applies from the issue date of the decision to resume investigation to the closure of the investigation.

If an investigation must be extended due to the case’s complexity, the investigation authority shall, within 10 days prior to the expiry date of the time limit, requisition the Procuracy’s extension of investigation.

An investigation is extended as follows:

a) An investigation into misdemeanors may be extended once for 01 more month;

b) An investigation into felonies and horrific felonies may be extended once for 02 more months;

c) An investigation into extremely severe felonies may be extended once for 03 more months.

The authority to extend investigations into each type of crime is defined in Section 5, Article 172 of this Law.

2. If The procuracy returns case files for further investigation, the time limit for the additional investigation shall not exceed 02 months. If a Court returns case files for further investigation, the time limit added shall not exceed 01 month. The procuracy can return case files for further investigation twice. The presiding judge of a Court can return case files for further investigation once and the Trial panel can return case files for additional investigation once.

The time limit for an additional investigation commences upon the investigation authority’s retrieval of case files and request for further investigation/

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The time limit for investigation commences upon the investigation authority’s retrieval of case files and request for re-investigation.

4. The investigation authority, when resuming, furthering and resetting an investigation, is entitled to implement, alter or terminate preventive and coercive measures as per this Law.

If a detention is deemed necessary as per the grounds defined in this Law, the time limit for detention for resumption or furthering of the investigation shall not exceed the relevant time limit as defined in Section 1 and Section 2 of this Article.

The time limit and extension of detention for re-investigation are governed by Article 173 of this Law.

Article 175. Settlement of requisitions from participants in legal proceedings

1. When participants in legal proceedings lodge requisitions related to the case, investigation authorities, units assigned to investigate, and procuracies within their powers shall process such requisitions and have petitioners informed of results. Investigation authorities, units assigned to investigate or procuracies, if rejecting such requisitions, must respond and state reasons.

2. Participants in legal proceedings, if disagreeing with feedbacks from investigation authorities, units assigned to investigate or procuracies, shall be permitted to lodge complaints. Lodging and settlement of complaints are defined in chapter XXIII of this Law.

Article 176. Witnesses' attendance

Witnesses shall be summoned to observe activities of investigation in the events stated in this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 177. Non-disclosure of investigation secrets

If an investigation must be kept confidential, investigators, investigation officers, procurators and checkers shall demand participants in legal proceedings not to disclose investigation secrets. Such demands shall be recorded in writing.

If investigators, investigation officers, procurators, checkers or participants in legal proceedings disclose investigation secrets, they shall incur disciplinary or administrative penalties or face criminal prosecution according to the nature and degree of their violations as per the laws.

Article 178. Investigation records

Authorized procedural persons, when investigating, must execute their investigations in writing as per Article 133 of this Law.

Investigators and investigation officers, who make written records, must read out such records to the participants in legal proceedings and explain participants’ rights to add their notions and remarks about the records. Additional notions and remarks shall put into the records. If additional notions are rejected, reasons must be specified in the records. Participants in legal proceedings, investigators and investigation officers shall affix signatures onto the records.

If the records are made by procurators or checkers, such records shall be governed by this Article. The records shall be promptly sent to investigators who shall put them in case files.

The making of such records during the stage of charge shall be governed by this Article.

Chapter XI

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 179. Filing of charges against suspects

1. When a person or juridical person is found on sufficient evidences to commit an act defined by the Criminal Code as a crime, investigation authorities shall decide to file charges against suspects.

2. A decision to charge a suspect shall specify time and location for the issuance of such decision; full name and position of the issuer; date of birth, nationality, ethnicity, religion, gender, residential place, occupation of the suspect; crimes against which the suspect is charged, Articles and Sections quoted from the Criminal Code; time, location and other facts of the crimes.

If the suspect is charged against multiple crimes, the decision to charge must specify each crime and Articles and relevant Sections quoted from the Criminal Code.

3. Investigation authorities, in 24 hours upon their decision to charge suspects, must send such decision and relevant documents on charges against suspects to the equivalent Procuracy for approval. The procuracy, in 03 days upon receiving a decision to charge suspects, shall approve or annul such decision or request additional evidences and documents that support its approval and respond to the investigation authority in prompt manner.

If the Procuracy requests further documents and documents, it shall, in 03 days upon receiving such additional evidences and documents, approve or annul the decision to charge suspects.

4. The procuracy, upon the exposure of a perpetrator committing uncharged acts defined as crimes by the Criminal Code, shall request investigation authorities to file charges against the suspect or, if investigation authorities do not respond to such request, shall directly press charges. The procuracy, in 24 hours upon issuing a decision to charge a suspect, must send such decision to investigation authorities for investigation.

The procuracy, when acquiring investigative documents and findings and uncovering other perpetrators of uncharged acts defined as crimes in the Criminal Code, shall press charges against such suspects and return documents to investigation authorities for further investigation.

5. Investigation authorities, upon receiving the Procuracy's decision to charge or approval of their decisions to charge the suspects, must promptly deliver such decision(s) and explain the suspects' rights and duties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The delivery of the said decisions shall be executed in writing as per Article 133 of this Law.

Article 180. Amendments to the decision on pressing charges against suspects

1. Investigation authorities or procuracies shall amend their decisions to charge suspects in one of the following events:

a) The suspects are evidently found not to commit charged crimes during the process of investigation;

b) A decision to charge contains incorrect full name, age and personal details of the suspects.

2. Investigation authorities and procuracies, if there are grounds on suspects’ commission of other acts defined as crimes in the Criminal Code, shall supplement their decisions to charge suspects.

3. Investigation authorities, in 24 hours upon altering or supplementing their decisions to charge suspects, must send such decisions and relevant documents to the equivalent Procuracy for approval. The procuracy, in 03 days upon receiving the said amendments or supplements to charges against suspects, shall approve or reject such amendments or supplements or request additional evidences and documents that support its approval and respond to investigation authorities in prompt manner.

If The procuracy requests further documents and documents, it shall, in 03 days upon receiving such additional evidences and documents, approve or reject the said amendments or supplements.

The procuracy, in 24 hours upon amending or supplementing charges against suspects, shall have investigation authorities informed for investigation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The delivery of the said decisions shall be executed in writing as per Article 133 of this Law.

Article 181. Suspension of suspects from duty

Investigation authorities, units assigned to investigate and procuracies, when considering a suspect's holding of office as obstruction of investigation, shall be entitled to request authorities or organizations in control of suspects to suspend them from duty. The said authorities and organizations, in 07 days upon receiving such request, must respond in writing to investigation authorities, units assigned to investigate and procuracies that issuing the request.

Article 182. Summoning of suspects

1. Investigators, when convening a suspect, must send out a subpoena. A subpoena for a suspect shall specify the suspect’s full name and residential address; time, date and location for his appearance, schedule of tasks, contact individuals and liabilities for absence not due to force majeure or objective obstacles.

2. The subpoena shall be sent to local authorities at the commune, ward or town where the suspect resides or his workplace or educational facility. The authorities or organizations receiving the subpoena are held responsible for forwarding it to the suspect in prompt manner.

The suspect, when receiving the subpoena, must sign and date the recipient’s Section. The forwarder of the subpoena shall deliver the subpoena’s Section bearing the suspect’s signature to the authority issuing the subpoena. If the suspect does not affix signature, a written record of his non-compliance shall be made and sent to the summoning authority. If the subpoena cannot be delivered due to the suspect’s absence, it shall be given to his family member possessing legal capacity, who affixes signature and forward the paper to the suspect.

3. The suspect bear the obligation to appear as per the subpoena. Avoidance behavior or absence not due to force majeure or objective obstacles shall lead to investigators’ decision to deliver by force.

4. Procurators, if necessary, may convene suspects. Summoning of a suspect shall be governed by this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Investigators, upon the issuance of a decision to charge a suspect, shall interrogate suspects. A suspect may be interrogated at the investigated scenes or at suspects' place of residence. Investigators, before interrogating a suspect, must inform procurators and defense counsels of the time and location for interrogation. Procurators, if necessary, shall participate in the suspect interrogation.

2. Investigators, before conducting the first session of interrogation, must explain to the suspect his rights and duties as defined in Article 60 of this Law. Such activities shall be recorded in writing.

If there are several suspects, they shall be separately interrogated and prevented from interacting with each other. A suspect may be permitted to write his statements.

3. Suspect interrogation does not occur at night, unless otherwise indispensable. Reasons must be clarified in the written record.

4. Procurators interrogate suspects, who claim innocence or complain of investigative activities, or in the presence of grounds showing investigative activities' non-compliance with laws or in other events deemed necessary. Procurators’ suspect interrogation shall be governed by this Article.

5. Investigators, investigation officers, procurators and checkers extorting statements and torturing suspects shall incur criminal liabilities as per the Criminal Code.

6. Suspect interrogation at a detention facility or the office of investigation authorities or units assigned to investigate shall be recorded by sound or sound-and-visual means.

Suspect interrogation at various places shall be recorded by sound or sound-and-visual means at the requests for the suspect or competent procedural authorities and persons.

Article 184. Written records of suspect interrogation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A written record of suspect interrogation shall be made according to Article 178 of this Law and contain all statements from the suspect, questions and answers. Investigators and investigation officers are inhibited to alter the suspect's statements.

2. Investigators and investigation officers, after conducting interrogation, shall read out the written record or let the suspect read it. If there are amendments to the written record, investigators, investigation officers and suspects shall affix signatures to endorse such. If a written record has several pages, the suspect shall sign every page. If the suspect writes the statement by himself, investigators, investigation officers and suspects shall affix signatures to endorse such self-declared statement.

3. If an interpreter attends the suspect interrogation, investigators and investigation officers must explain the interpreter's rights and duties and the suspect's right to change the interpreter. Every page of the interrogation record shall bear the interpreter’s signature.

If a defense counsel or representative of the suspect attends the interrogation, investigators and investigation officers must explain the attendees' rights and duties during the process of interrogation. Suspects, defense counsel or representative shall affix signatures onto the written record of interrogation. If the defense counsel is permitted to address questions to the suspect, the written record must contain all inquiries raised by the defense counsel and the suspect's responses.

4. If a procurator interrogates the suspect, the written record shall abide by this Article. The written record of suspect interrogation shall be promptly sent to investigators to be put into case files.

Chapter XII

DEPOSITION BY TESTIFIERS, CRIME VICTIMS, CIVIL PLAINTIFFS, CIVIL DEFENDANTS AND PERSONS HAVING INTERESTS AND DUTIES IN CONNECTION WITH THE CASE, CONFRONTATION AND IDENTIFICATION

Article 185. Summoning of witness testifiers

1. Investigators, when summoning witness testifiers for deposition, shall send out a subpoena.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The delivery of the subpoena is as follows:

a) The subpoena is given to the witness testifier directly or through local authorities at the commune, ward or town where the witness testifier resides or his workplace or educational facility. In all circumstances, signatures must be affixed to confirm the delivery of the subpoena. Local authorities at the commune, ward and town where the witness testifier resides or his workplace or educational facility shall be responsible for supporting the witness testifier to perform his duties;

b) The subpoena for a witness testifier less than 18 years of age shall be given to his parents or representative.

c) The delivery of the subpoena for the witness testifier according to a foreign entity's judicial delegation shall be governed by this Article and the Law on judicial assistance.

4. Procurators, if necessary, may convene the witness testifier for deposition. Summoning of a witness testifier shall be governed by this Article.

Article 186. Deposition by witness testifiers

1. A witness testifier’s deposition shall be carried out at the investigative scene, his residential place or workplace or educational facility.

2. If there are several witness testifiers in a case, each person shall give testimonies separately and prevented from interacting with others during the process of deposition.

3. Investigators and investigation officers, before conducting depositions, must explain witness testifiers’ rights and duties as per Article 66 of this Law. Such activities shall be recorded in writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. If investigators' deposition sessions are deemed biased or unlawful, procurators shall take statements from witness testifiers. If evidences and documents must be clarified to facilitate the Procuracy’s charges or its approval or rejection of the investigation authority’s decision to charge, witness testifiers’ statements shall be taken by procurators. Witness testifiers' depositions shall be governed by this Article.

Article 187. Written records of witness testifiers’ depositions

A written record of witness testifiers’ depositions shall be made according to Article 178 of this Law.

Witness testifiers’ depositions may be recorded by sound or sound-and-visual means.

Article 188. Summoning of crime victims and litigants for deposition

Summoning of crime victims and litigants for deposition shall be governed by Article 185, 186 and 187 of this Law.

The taking of testimonies from crime victims and litigants may be recorded on sound recorder or camcorder.

Article 189. Confrontation

1. If testimonies from two or several persons come into conflict despite various investigative measures implemented, investigators shall conduct a confrontation. Investigators, before carrying out a confrontation, must inform the equivalent Procuracy to assign procurators administering the confrontation. Procurators must be present to administer the confrontation. The procurators' absence shall be clearly described in the written record of confrontation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Investigators, at the beginning of the confrontation, shall inquire into the mutual relationship of attendees before asking about facts to be clarified. Investigators, after listening to the confrontation, may raise additional questions to each attendee.

Investigators, during the confrontation, can present relevant evidences, documents and items. Attendees may question each other. Their questions and answers shall be reduced to writing.

Attendees’ previous statements shall be restated only after the attendees in the confrontation complete their depositions.

4. The written record of confrontation is made according to Article 178 of this Law. The confrontation may be recorded by sound or sound-and-visual means.

5. Procurators, if necessary, may organize the confrontation. Confrontation shall be governed by this Article.

Article 190. Identification

1. Investigators, when necessary, may present persons, photos or items to witness testifiers, suspects or defendants for identification.

There must be at least three externally identical persons, photos or items to be identified, except for the identification of corpses.

Investigators, prior to the identification, must inform the equivalent Procuracy to assign procurators administering the process of identification. Procurators must be present to administer the identification. The procurators' absence shall be clearly described in the written record of identification.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Witness testifiers, crime victims or defendants;

b) Witnesses.

3. Investigators must explain liabilities against witness testifiers or crime victims refusing, avoiding or falsifying depositions, prior to their participation in a session of identification. Such activities shall be recorded in writing.

4. Investigators must first inquire into the identifying persons' knowledge of facts, traces and traits that may facilitate their progress of identification.

During the process of identification, investigators shall not raise suggestive questions. After the identifying person recognizes an individual, item or photo displayed for identification, investigators shall request to know his justifications from traces and traits that result in the recognition of such individual, item or photo.

5. The written record of identification shall be made according to Article 178 of this Law. The written record shall specify the identity and health conditions of the identifying person and individuals to be identified; characteristics of items and photos shown for identification, identifying persons' statements; lighting conditions during the process of identification.

Article 191. Recognition of voices

1. Investigators, when necessary, may let crime victims, witness testifiers or arrestees, detainees and defendants to recognize voices.

There must be at least three voices in similar timbre and loudness.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The following persons bear the obligation to attend a process of voice recognition:

a) Expert witnesses of sound;

b) Persons requested to recognize voices;

c) Persons presented to be recognized by voice, unless voice recognition is done through a sound recorder;

d) Witnesses.

3. Investigators must explain liabilities against witness testifiers or crime victims refusing, avoiding or falsifying depositions, prior to their participation in a session of voice recognition. Such activities shall be recorded in writing.

4. Investigators must first ask identifying persons about their knowledge of traits that help their recognition of voices.

During the process of voice recognition, investigators shall not raise suggestive questions. After the identifying person recognizes one of the voices projected, investigators shall ask him to explain traits that he relies on to recognize a voice.

5. The written record of voice recognition shall be made according to Article 178 of this Law. The written record shall specify the identity and health conditions of the identifying person and individuals whose voices are recognized; characteristics of voices projected for recognition, identifying persons' statements; lighting conditions during the process of voice recognition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SEARCH, SEIZURE AND IMPOUNDMENT OF DOCUMENTS AND ITEMS

Article 192. Justifications for search of body, residence, workplace, area, vehicle, document, item, mail, telegraphy, postal package and electronic data

1. Search of body, residence, workplace, area, vehicle shall only be permissible in the presence of justifications showing the existence of criminal instruments, documents, items, property obtained by crime or other objects, electronic data, documents related to the case on the body or in the residence, workplace, site and vehicle.

Search of residence, workplace, area and vehicle shall be conducted to seek wanted persons or search and rescue crime victims.

2. If there are justifications showing the existence of criminal instruments, documents, items and property related to the case in mails, telegraphs, postal packages and electronic data, such items and data shall be searched.

Article 193. The authority to issue search warrants

1. Competent individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law are entitled to issue search warrants. Search warrants issued by individuals as defined in Section 2, Article 35 and Point a, Section 1, Article 113 of this Law must be approved by The procuracy prior to the enforcement of such warrants.

2. In emergency events, competent individuals as defined in Section 2, Article 110 of this Law shall be entitled to issue search warrants. Individuals issuing search warrants, in 24 hours upon the completion of the search, must send written notices to the equivalent Procuracy or The procuracy empowered to exercise prosecutors; rights and administer cases and lawsuits.

3. Investigators, before conducting the search, must inform the equivalent Procuracy of the time and location of the search to have procurators assigned to administer the search, except for emergency circumstances. Procurators must be present to administer the search. The procurators' absence shall be clearly described in the written record of the search.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 194. Search of body

1. Enforcers of a search warrant, before searching body, must read out the warrant and let the searched person read it. The searched person and attendees in the search shall hear explanations of their rights and duties.

Searchers must request the searched persons to present documents and items related to the case. If they refuse or present insufficient items and documents related to the case, the search shall occur.

2. The search of a person's body shall be carried out by a person of same gender and witnessed by other individuals of same gender. The search process shall not affect the life, health, property, honor and dignity of the person searched.

3. Body search shall be permissible without a warrant in case of an arrest or in the presence of justifications asserting that the person present at the location of the search is concealing weapons, evidences, documents and items in connection with the case.

Article 195. Search of residence, workplace, area and vehicle

1. Search of residence requires the presence of the suspect or a co-resident person from 18 years of age, representatives of local authorities at communal of the commune, ward or town (at communal or lower level). If the suspect or the co-resident person is intentionally absent, absconds or fails to appear for any reasons, the search of residence, if not deferrable, shall be conducted in the presence of the representatives of local authorities at communal or lower level and two witnesses.

Search of residence shall not commence at night, except for emergency circumstances that must be specified in writing.

2. The person, when his residence is searched, must be present. Despite the absence of such person, the search of residence, if not deferrable, shall occur and be reduced to writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Search of an area requires the presence of the representatives of local authorities and witnesses.

4. Search of a vehicle requires the presence of the owner or manager of such vehicle or witnesses. If the owner or manager of the vehicle is absent, absconds or fails to appear for any reasons, the search, if not deferrable, shall occur in the presence of two witnesses.

A relevant specialist may be summoned to participate in the search of a vehicle.

5. The persons attending a search of residence, workplace, area or vehicle shall not be left to the discretion of leaving the place searched, contacting or interacting with each other or other individuals until the completion of the search.

Article 196. Seizure of electronic media and data

1. Seizure of electronic media and data is conducted by authorized procedural persons. Relevant specialists may be summoned to attend the search. If seizure is not viable, data shall be transferred to a storage medium and stored as a piece of evidence.

2. Seizure of electronic media may include accompanying peripherals and relevant documents.

Article 197. Seizure of mails, telegraphs and postal packages at the premises of providers of postal or telecommunications services

1. Investigation authorities, when affirming the necessity of the seizure of mails, telegraphs and postal packages at the premises of providers of postal or telecommunications services, shall issue a search warrant. The said warrant, prior to enforcement, must be approved by an equivalent Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The procuracy, in 24 hours upon receiving the request for ratification and documents related to the seizure of mails, telegraphs and postal packages, shall decide to approve and reject the request. If The procuracy rejects the said request, the issuer of the seizure warrant shall immediately return the items seized to the providers of postal and telecommunications services. Moreover, the recipients of mails, telegraphs or postal packages seized shall be informed.

3. The enforcers of the warrant, before seizing items, must inform the managerial personnel of the concerned providers of postal or telecommunications services. Managerial personnel of concerned providers of postal or telecommunications services must support the enforces of the warrant to accomplish their missions.

Seizure of mails, telegraphs and postal packages requires the presence of the representative of postal or telecommunications service providers, who shall sign the written record of the seizure.

The authority issuing the seizure warrant shall notice the recipients of mails, telegraphs and postal packages seized. If the said notice obstructs investigative activities, the authority issuing the seizure warrant shall promptly deliver the notice upon the disappearance of such obstruction.

Article 198. Impoundment of documents and items during a search

1. Investigators, when conducting a search, shall be permitted to impound items deemed as evidences and documents in direct connection with the case. Items prohibited from storage or circulation shall be seized and transferred to competent authorities in prompt manner. If sealing is necessary, items shall be sealed in the presence of the owner, manager, witnesses, family members as representatives, and representatives of local authorities at communal or lower level.

2. The impoundment of items and documents during a search shall be executed in writing as per Article 133 of this Law. A written record of impounds shall be made into four originals. One is given to the owner or manager of the items or documents. One is stored in the case file. One is submitted to the equivalent Procuracy. One is delivered to the authority managing items and documents impounded.

Article 199. Responsibilities for preserving vehicles, documents, items, electronic data, mails, telegraphs, postal packages seized, impounded or sealed

1. Vehicles, documents, items, electronic data, mails, telegraphs and postal packages seized, impounded or sealed must be preserved in intact conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 200. Liabilities of individuals issuing and enforcing warrants of search, seizure and impoundment.

Individuals issuing or enforcing warrants of search, seizure or impoundment in illegal manners shall incur disciplinary treatments or face criminal prosecution according to the nature and degree of violations as per the laws.

Chapter XIV

CRIME SCENE EXAMINATION, AUTOPSY, INSPECTION OF TRACES ACROSS A BODY, EXPERIMENTAL INVESTIGATION

Article 201. Crime scene examination

1. Investigators organize the examination of the scenes where crimes occur or criminals are detected to seek criminal traces, evidences, relevant documents, items and electronic data and to elucidate facts significant to the case.

2. Investigators, before examining crime scenes, must inform the equivalent Procuracy of the time and location of an examination to have procurators assigned to administer such examination. Procurators must be present to administer a crime scene examination.

An examination of crime scenes requires the presence of witnesses. Suspects, defense counsels, crime victims and witness testifiers may be permitted and specialists may be summoned to participate in the examination.

3. A crime scene examination requires the taking of photographs and making of crime scene sketches, descriptions, measurements and mockups. Moreover, criminal traces, documents and items related to the case shall be examined on-site and collected. Results of the examination shall be clearly reduced to writing. The written record of crime scene examination shall be made according to Article 178 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 202. Autopsy

1. Forensic post-mortem expert witnesses shall conduct an autopsy under the management of investigators. An autopsy shall require witnesses.

Investigators, before examining corpses, shall inform the equivalent Procuracy of the time and location of the autopsy to have procurators assigned to administer such examination. Procurators must be present to administer an autopsy.

2. Forensic autopsy technicians may be summoned to participate in a post-mortem examination to expose and collect traces for expert examination.

3. An autopsy requires the taking of photographs and description of traces across the body. Photographs and samples shall be taken and preserved for expert examination. Results of the post-mortem examination shall be specified in writing. The written record of autopsy is made according to Article 178 of this Law.

4. Investigation authorities, if requiring burial excavation, shall issue a decision and have the deceased person’s family members informed in advance. If family members of the deceased do not exist or are unidentified, representatives of local authorities at the commune, ward or town where the body is buried shall be informed.

Article 203. Inspection of traces across a body

1. Investigators, when necessary, shall inspect the body of an emergency detainee, arrestee, person on temporary detainment, suspect, crime victim or witness testifier for criminal traces or other signs significant to solve the case. Investigation authorities, when necessary, shall requisition expert examination.

2. The inspection of traces across the body of a person must be carried out and witnessed by individuals of same gender. A doctor of medicine, if necessary, shall be summoned.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An inspection of bodily traces shall be described in a written record. Photographs or expert examination shall be required if necessary.

The written record of bodily trace inspection shall be made according to Article 178 of this Law.

Article 204. Experimental investigation

1. Investigation authorities, in order to inspect and verify documents and acts significant to solve the case, may conduct experimental investigation by reproducing a crime scene, replaying acts, situations or other facts of a certain event and by performing other experimental activities deemed necessary. An experimental investigation requires measurements, photographs, video recording, sketches. Results of the experimental investigation shall be specified in writing.

An experimental investigation is prohibited from violating the life, health, honor, dignity and property of participants in the investigation and other people.

2. Investigators, before conducting an experimental investigation, must inform the equivalent Procuracy of the time and location of the investigation. Procurators must be present to administer an experimental investigation. The procurators' absence shall be specified in writing.

3. Investigators shall organize the execution of an experimental investigation. Witnesses during the investigation is required.

Investigation authorities may summon a specialist to participate in an experimental investigation. Temporary detainees, suspects, defense counsels, crime victims and witness testifiers, if necessary, may be participate in an experimental investigation.

4. The procuracy, if necessary, shall administer an experimental investigation. Experimental investigations shall be conducted according to this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

EXPERT EXAMINATION AND VALUATION

Article 205. Requisition for expert examination

1. Competent procedural authorities, in an event deemed necessary or defined in Article 206 of this Law, decide to requisition expert examinations.

2. A decision to requisition expert examination shall specify:

a) Names of the authority and competent individual requisitioning expert examination;

b) Full name of organizations and persons requested to conduct expert examination;

c) Name and traits of the subject to be examined;

d) Name of a relevant document or sample enclosed (if available);

dd) Contents of requisitions for expert examination;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. An authority, in 24 hours upon issuing a decision to requisition expert examination, must send such decision, documents and examined subjects to the entities conducting the examination. Moreover, such decision shall be sent to The procuracy empowered to exercise prosecution rights and administer investigative activities.

Article 206. Mandatory expert examinations

Expert examinations are mandatory to corroborate:

1. mental conditions of the accused person when doubts of their criminal capacity arise. Mental conditions of witness testifiers or crime victims shall be verified when there are doubts of their awareness and capacity of providing accurate statements on facts of a case;

2. the age of suspects, defendants and crime victims if it is significant to solve the case and there is no document to determine their exact age or the authenticity of such documents is doubtful;

3. causes of death;

4. properties of injuries, degree of harms against health or work capacity;

5. narcotics, military weapons, explosives, inflammables, toxic, radioactive substances, counterfeit money, gold, silver, precious metal, precious stones, antiques;

6. level of environmental pollution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Litigants or their representatives are entitled to petition competent procedural authorities for requisitioning exert examinations of matters regarding their legitimate rights and benefits, except for examinations that determine criminal liabilities of accused persons.

Presiding authorities, in 07 days upon receiving the petition, must consider and decide to requisition expert examinations. Petitioners shall be informed in writing of the rejection of their petitions and reasons. Petitioners shall be entitled, when the deadline passes or they receive the written rejection from competent procedural authorities, to consult expert witnesses by themselves.

2. Petitioners of expert examinations shall have rights and duties as per the Law on judicial expert examination.

Article 208. Time limit for expert examination

1. Time limit for mandatory expert examination is:

a) 03 months at most for events as defined in Section 1, Article 206 of this Law;

b) 01 month at most for events as defined in Section 3 and Section 6, Article 206 of this Law;

c) 09 days at most for events as defined in Section 2, 4 and 5, Article 206 of this Law.

2. Time limit for expert examination for other events shall be subject to the decision to requisition expert examination.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Time limit for expert examination as stated in this Article applies to expert examinations added or repeated.

Article 209. Process of expert examination     

1. The process of expert examination shall occur at premises of authorities conducting examinations or at places of investigation upon the issuance of a decision to requisition examinations.

Investigators, procurators, judges and petitioners for expert examinations can participate in the examinations after informing expert witnesses of their attendance.

2. Expert examinations shall be conducted by individuals or group of persons.

Article 210. Additional expert examinations

1. Additional expert examinations shall be conducted in the following events:

a) Findings from an expert examination are obscure or inadequate;

b) Expert examinations must be carried out on new matters in connection with existing facts of the case, which were verified through previous examinations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The requisition for additional expert examinations shall be processed in the same method of the first examination.

Article 211. Repeated expert examinations

1. Expert examinations shall be repeated when the accuracy of the first examination is in doubt.  A repeated expert examination must be performed by different expert witnesses.

2. The authority requisitioning expert examinations shall decide the repetition of an examination on its own discretion or according to petitions by participants in legal proceedings. If the individual authorized to requisition expert examination rejects the request for examination repetition, the person making such request shall be informed in writing of the rejection and reasons.

3. If the repeated expert examination and the initial one inspect the same matter but produce different findings, the individual authorized to requisition examinations shall make decisions on repeating the examination for the second time.  The second repeated expert examination shall be conducted by the panel of expert examination according to the Law on judicial expert examination.

Article 212. Repetition of expert examination in special circumstances

The head of the Supreme People’s Procuracy or Court president of the Supreme People’s Court, in special circumstances, shall decide the repetition of expert examinations after the panel of expert examination present its findings. A new panel shall repeated an expert examination in special circumstances. Participants in the previous examination shall not attend the repeated one. Findings of the repeated expert examination in this event shall contribute to the settlement of the case.

Article 213. Conclusion of expert examinations

1. The conclusion of an expert examination must specify findings on matters, of which examinations have been requisitioned, and other matters as per the Law on judicial expert examination.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The authorities or persons requesting expert examinations, in 24 hours upon receiving the said findings, shall forward them to The procuracy that exercise prosecution rights and administer investigative activities.

3. The authorities or persons requesting expert examinations, in order to clarify findings, shall be entitled to ask for expert witnesses' explication of such findings and further details of facts deemed necessary.

Article 214. Rights of suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings to findings of expert examinations

1. Competent procedural authorities, in 07 days upon receiving petitions for expert examinations from suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings, shall consider and make decisions on requisition for expert examinations.

2. Competent procedural authorities, in 07 days upon obtaining findings of expert examinations, shall inform suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings of such findings.

3. Suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings shall be entitled to state their opinions on findings of expert examinations or to petition for additional or repeated examinations. Investigation authorities, procuracies and Courts must record the said persons’ direct statements in writing.

4. If investigation authorities, procuracies and Courts reject petitions by suspects, defendants, crime victims or other participants in legal proceedings, petitioners shall be informed in writing of such rejection and reasons.

Article 215. Requisition for valuation

1. Competent procedural authorities, when requiring the valuation of property for the settlement of criminal cases, shall requisition valuation in writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Names of the authority and competent individual requisitioning valuation;

b) Name of the panel that is requested to valuate property;

c) Name and traits of the property to be valuated;

d) Name of relevant documents (if any);

dd) Contents of requisitions for valuation;

e) Date of valuation and deadline for findings.

3. The authorities requesting valuation, in 24 hours upon issuing the written request for valuation, must deliver such request, documents and objects to be valuated to the Panel of valuation. Moreover, the written request for valuation shall be sent to the Procuracy that exercise prosecution rights and administer investigative activities.

4. The requisition for property valuation to settle civil cases in criminal lawsuits shall be governed by the laws on civil procedure.

Article 216. Deadline for valuation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 217. Process of property valuation

1. The Panel of valuation shall valuate property. The meeting for property valuation shall be carried out at the location of the property appraised or other places aas per decisions of the Panel of valuation.

Investigators, procurators and judges can attend the property valuation meeting after informing the Panel of valuation in advance. The said individuals, when permitted by the Panel of valuation, can provide their opinions.

2. The government shall regulate the details of the establishment and operation of the Panel of valuation; sequence and procedure for valuation of property.

Article 218. Repetition of property valuation

1. If findings of the initial process of valuation are in doubt, competent procedural authorities shall requisition the repetition of the valuation process on their own discretion or according to petitions by accused persons or other participants in legal proceedings. The repeated valuation process shall be conducted by the immediate superior Panel of valuation.

2. If the initial and repeated processes of valuation generate contradictory findings on the value of the property appraised, competent procedural authorities shall requisition in writing the repetition of the valuation process for the second time. The second repeated valuation process shall be conducted by a competent Panel of valuation. Findings of the repeated valuation process in this event shall contribute to the settlement of the case.

Article 219. Valuation of property missing or evanishing

If the property missing or evanishing must be appraised, the process of valuation shall be subject to the documents that compile information and papers on such property.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The head of the Supreme People’s Procuracy or Court president of the Supreme People’s Court, in special circumstances, shall decide the repetition of property valuation after the Panel of valuation provides findings of the second repeated valuation process. A new panel shall perform the valuation process repeated in special circumstances. Participants in the previous valuation process shall not attend the repeated one. Findings of the repeated valuation process in this event shall contribute to the settlement of the case.

Article 221. Conclusion of property valuation

1. The conclusion of a property valuation process must specify findings on the value of the property  according to the request for valuation and other details as per the laws.

2. The Panel of valuation, in 24 hours upon concluding the valuation process, must send its findings to the authorities and persons requesting valuation.

The authorities or persons requesting valuation, in 24 hours upon receiving the said findings, shall forward them to The procuracy that exercise prosecution rights and administer investigative activities.

3. The authorities requesting valuation, in order to clarify findings, shall be entitled to ask the Panel of valuation for explanations of such findings and further details of facts deemed necessary.

Article 222. Rights of suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings to findings of property valuation

1. Competent procedural authorities, in 07 days upon receiving petitions for property valuation from suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings, shall consider and make written decisions on requisition for property valuation.

2. Competent procedural authorities, in 07 days upon acquiring findings of property valuation, shall inform suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings of such findings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. If investigation authorities, procuracies and Courts reject petitions by suspects, defendants, crime victims or other participants in legal proceedings, petitioners shall be informed in writing of such rejection and reasons.

Chapter XVI

SPECIAL METHODS OF INVESTIGATION AND LEGAL PROCEEDINGS

Article 223. Special methods of investigation and proceedings

After filing charges, authorized procedural persons during the stage of investigation shall be entitled to enforce special methods of investigation and proceedings:

1. Secret recording by sound or sound-and-visual means;

2. Secret phone tapping;

3. Secret collection of electronic data.

Article 224. Circumstances for enforcement of special methods of investigation and proceedings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Breach of national security, drug-related crimes, corruption, terrorism, money laundering;

2. Other organized crimes categorized as extremely severe felonies.

Article 225. Duties and authority to decide and enforce special methods of investigation and proceedings

1. Heads of provincial investigation authorities and military investigation authorities of a military zone or higher level shall decide to enforce special methods of investigation and proceedings on their own discretion or as per requests for heads of provincial People’s Procuracy and Military procuracy of the military zone. If a district investigation authority or local military investigation authority handles the case, the heads of such authorities shall recommend the heads of the provincial investigation authority or military investigation authority of the military zone to consider and enforce such methods.

2. A decision to implement special methods of investigation and proceedings must specify essential information of the subjects for such methods, names of methods, duration, location for enforcement, authorities enforcing special methods of investigation and proceedings and other details as per Section 2, Article 132 of this Law.

3. The decision to implement special methods of investigation and proceedings, before executed, must be approved by the head of the equivalent Procuracy. The head of the investigation authority issuing such decision is responsible for controlling the enforcement of the methods in strict manner and promptly requesting The procuracy to terminate methods deemed unnecessary.

Specialized units of the people’s police force and people’s arm shall be responsible for implementing special methods of investigation and proceedings according to the laws.

4. Heads of investigation authorities, competent procuracies and enforcers of special methods of investigation and proceedings must maintain confidentiality.

Article 226. Time limit for special methods of investigation and proceedings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The head of the investigation authority issuing the enforcement decision, in at least 10 days prior to the expiration of the time limit for special methods of investigation and proceedings, shall request the head of The procuracy in writing to consider and approve the extension, if deemed essential by the former.

Article 227. Use of information and documents collected through special methods of investigation and proceedings

1. Information and documents collected through special methods of investigation and proceedings shall only be used to press charges, investigate, prosecute and adjudicate criminal lawsuits. Documents and information irrelevant to the case must be disposed in timely manner.

It is prohibited to exploit such information, documents and evidences for other purposes.

2. Information and documents collected through special methods of investigation and proceedings may be used as evidences to solve the case.

3. Investigation authorities shall be responsible for informing the head of The procuracy approving the former’s decision of the results of special methods of investigation and proceedings.

Article 228. Termination of special methods of investigation and proceedings

The head of The procuracy approving the decision to enforce special methods of investigation and proceedings shall annul such decision promptly in the following events:

1. As per the written request by the head of the competent investigation authority;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Special methods of investigation and proceedings are no longer necessary.

Chapter XVII

SUSPENSION AND CLOSURE OF INVESTIGATION

Article 229. Suspension of investigation

1. Investigation authorities shall decide to suspend investigative activities in one of the following events:

a) Suspects are unidentified or their whereabouts are unknown despite the expiration of the investigation time limit. If the location of suspects is unknown, investigation authorities must issue wanted notices before suspending the investigation;

b) If judicial expert examination finds that suspects suffer from mental illness or fatal diseases, the investigation may be suspended ahead of schedule;

c) Time limit for investigation expires while expert examination, property valuation or judicial assistance, though requested, does not progress. In such event, expert examination, valuation process and judicial assistance shall continue until results are achieved.

2. If there are several suspects in one case but the reason for suspension of investigation does not apply to all of them, the investigative activities against each suspect shall be suspended separately.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 230. Termination of investigation

1. Investigation authorities shall decide to terminate investigative activities in one of the following events:

a) As per justifications as defined in Section 2, Article 155 and Article 157 of this Law or in Article 16 or Article 29 or Section 2, Article 91 of the Criminal Code;

b) Time limit for investigation expires though suspects are not proved to commit crimes.

2. A decision to terminate investigation shall specify time and issuing place of the decision, reasons and justifications, termination of preventive and coercive measures, return of documents and items impounded (if any), handling of evidences and relevant matters.

If there are several suspects in one case but the reason for suspension of investigation does not apply to all of them, the investigative activities against each suspect shall be terminated separately.

3. The procuracy, in 15 days upon receiving the decision to terminate investigation and case files from investigation authorities, shall consider justifications of such decision and return case files to investigation authorities that handle intra vires matters. If the suspension decision is deemed unjustified, it shall be abrogated and investigation authorities shall be requested to resume investigative activities. If justifications of prosecution suffice, the Procuracy shall nullify the decision on investigation suspension and decide to prosecute according to the time limit, sequence and formalities as stated in this Law.

Article 231. Seeking of suspects

1. Investigative authorities shall decide to issue wanted notices against suspects on the loose or in unknown places.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A wanted notice for a suspect shall be sent to the equivalent Procuracy and publicly announced for everyone to detect and detain the wanted person.

3. Upon the capture of the suspect as per the wanted notice, the investigation authority issuing such notice shall terminate it. A decision to terminate wanted notice shall be sent to the equivalent Procuracy and publicly announced.

Article 232. Closure of investigation

1. Investigation authorities, when closing an investigation, must conclude the investigation in writing.

2. The investigation ends when the investigation authorities concluding the investigation requisition charges or terminate the investigation.

3. The written conclusion of investigation shall specify date, full name and position of the person concluding the investigation and bear his signature.

4. Investigation authorities, in 02 days upon concluding the investigation in writing, shall send such conclusion to requisition charges or enclose a decision to terminate investigation and case files to the equivalent Procuracy. Suspects or their representative or defense counsels shall be given a copy of the conclusion of investigation for charges or suspension of investigation. Crime victims, litigants and protectors of their legitimate rights shall be informed.

Article 233. Conclusion of investigation during the stage of prosecution

During the stage of prosecution, the written conclusion of investigation shall specify the progress of crimes; evidences of suspects' commission of crimes, their artifices, motives, purposes, nature and degree of damage caused by the crimes; preventive and coercive measures enforced, altered or terminated; factors aggravating and mitigating criminal liabilities, traits and personal record of suspects; seizure and impoundment of documents and items, handling of evidences; reasons and circumstances leading to the crimes and other facts significant to the case; reasons and justifications of prosecution; offence titles, Articles, Sections and Points quoted from the Criminal Code; recommendations for the settlement of the case.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 234. Conclusion of an investigation terminated

When an investigation is terminated, the written conclusion of investigation shall specify events, process of investigation, reasons and justification of investigation suspension.

The written conclusion of investigation shall specify issue date, full name and position of the person concluding the investigation and bear his signature.

A decision to terminate investigation shall specify time and issuing place of the decision, reasons and justifications, termination of preventive and coercive measures, return of documents and items impounded (if any), handling of evidences and relevant matters.

Article 235. Resumption of investigation

1. Investigation authorities, when having justifications to annul the decision to terminate or suspend investigation, shall decide to resume the investigation if the prescriptive period for criminal prosecution remains effective.

If the investigation is terminated according to Section 5 and Section 6, Article 157 of this Law without the consent of the suspect who petitions for repetition of investigation, investigation authorities or equivalent procuracies shall decide to resume the investigation.

2. Investigation authorities, in 02 days upon deciding to resume the investigation, shall send such decision to the equivalent Procuracy, suspects, their defense counsels or representatives and deliver notices to the crime victims, litigants and protectors of their legitimate rights.

PART THREE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter XVIII

GENERAL

Article 236. Duties and authorities of The procuracy exercising prosecution rights during the stage of prosecution

1. Decide to implement, alter or terminate preventive and coercive measures; request investigation authorities to issue wanted notices against suspects.

2. Request authorities and entities to provide documents related to the case when necessary

3. A Court returns documents to investigation authorities, which The procuracy deems unnecessary, for further investigation; therefore, the Procuracy is entitled to directly carry out certain activities of investigation. Moreover, its direct investigative activities can contribute to the verification and addition of documents and evidences for making decisions to prosecute.

4. Decide to press charges, amend or supplement decisions to file lawsuits or charges against suspects upon the detection of criminal acts or other offenders not charged or investigated.

5. Decide to return documents to investigation authorities for further investigation.

6. Decide to join and separate cases; transfer lawsuits to competent authorities for prosecution, implement summary procedures and civil commitment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Decide to prosecute.

9. Decide to dismiss or adjourn cases; to dismiss or adjourn lawsuits against suspects; to resume cases or lawsuits against suspects.

10. Carry out other duties and powers to make decisions on prosecution as per this Law.

Article 237. Duties and authorities of The procuracy administering activities during the stage of prosecution

1. The procuracy, when administering activities during the stage of prosecution, bears these duties and authority:

a) Administer criminal proceedings of participants in legal procedure; request competent authorities and entities to implement strict measures against participants in legal proceedings, who breach laws;

b) Request concerned authorities and organizations to implement preventive measures against crimes and breach of laws;

c) Perform other duties and authority to administer activities during the stage of prosecution according to this Law.

2. Competent authorities and entities, in 10 days upon receiving requests as stated in Point a and Point b, Section 1 of this Article, shall be responsible for informing The procuracy of the their fulfillment of such requests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. When investigation authorities and units assigned to investigate hand over case files and written conclusions of investigation for prosecution and evidences (if any), the Procuracy shall inspect and handle information in the following manner:

a) If case files and accompanying exhibits (if any) suffice according to the list of documents and evidences and suspects or their representatives receive the written conclusion of investigation, the Procuracy shall obtain case files;

b) If case files and accompanying exhibits (if any) do not suffice according to the list of documents and evidences, or the written conclusion of investigation is not given to suspects or their representatives, the Procuracy shall refuse to take in case files and request investigation authorities and units assigned to investigate to supplement documents and exhibits or to provide suspects or their representatives with the written conclusion of investigation.

2. The delivery of case files and written conclusion of investigation shall be executed in writing as per Article 133 of this Law and inputted into case files.

Article 239. The authority to prosecute

1. The procuracy exercising prosecution rights and administering investigative activities shall make decisions on prosecution. A procuracy’s authority to prosecute shall be subject to the Court's jurisdiction over the case.

If a case goes beyond a Procuracy's authority to prosecute, the Procuracy shall promptly decide to transfer the case to another competent Procuracy. A provincial People’s Procuracy or Military procuracy of a military zone shall decide the transfer of cases to procuracies out of the province, centrally-affiliated city or military zone.

A superior Procuracy shall decide to prosecute cases, against which it exercises prosecution rights and administer investigation. The superior Procuracy, in 02 month prior to the closure of the investigation, must inform the lower Procuracy, at the level equivalent to that of the first-instance Court having jurisdiction over the case, to assign procurators to examine case files. The superior Procuracy, when issuing a decision to prosecute, shall assign the lower Procuracy to exercise prosecution rights and administer the process of adjudication. The competent inferior Procuracy, upon receiving case files and charging documents, shall exercise prosecution rights and administer the process of adjudication as per this Law.

2. A Procuracy, in 03 days upon issuing a decision on case transfer, must inform in writing the investigation authority closing the investigation, suspects or their representatives, defense counsels, aggrieved persons and other participants in legal proceedings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 240. Time limit for the issuance of decisions to prosecute

1. A Procuracy, in 20 days for misdemeanors and felonies or 30 days for horrific and extremely severe felonies upon receiving case files and written conclusion of investigation, must make one of the following decisions:

a) Prosecute suspects in a Court;

b) Return documents for further investigation;

c) Dismiss or adjourn the case; dismiss or adjourn lawsuits against suspects;

The head of The procuracy, when necessary, may extend the time limit for the issuance of a decision to prosecute for 10 more days for misdemeanors or felonies or 15 more days for horrific felonies or at most 30 more days for extremely severe felonies.

2. The procuracy, in 03 days upon making one of the decisions as stated in Section 1 of this Article, must inform suspects, their defense counsels or representatives and crime victims of the return of documents for further investigation. Moreover, it shall in 03 days provide suspects or their representatives, investigation authorities and defense counsels with charging documents, decisions to adjourn or dismiss the case or lawsuit against suspects. Furthermore, it shall send notices to crime victims, litigants and protectors of their legitimate rights and benefits.

The delivery of the said documents shall be executed in writing according to Article 133 of this Law and be inputted in case files.

If the case is complex, the time limit for the delivery of charging documents and decisions on suspension or dismissal of the case to suspects or their representatives may be extended for 10 more days at most.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 241. Implementation, alteration and termination of preventive and coercive measures

The procuracy, when receiving case files and written conclusion of investigation, shall be entitled to decide to implement, alter or terminate preventive and coercive measures according to this Law.

The time limit for preventive measures during the stage of prosecution shall not exceed that defined in Section 1, Article 240 of this Law.

Article 242. Joinder or separation in cases during the stage of prosecution

1. The procuracy shall decide to join issues into one case in the following events:

a) The suspect commits multiple crimes;

b) The suspect commits a crime in multiple times;

c) Several suspects commit one crime, or there are accomplices and accessories who conceal or fail to report the suspect or use property obtained by crime.

2. When the lawsuit against the suspect is suspended, the Procuracy shall decide to separate issues from a case in the following events, if separation is deemed not to affect the determination of unbiased and comprehensive truths:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Suspects suffer from fatal diseases;

c) Civil commitment is imposed on suspects.

Chapter XIX

DECISION TO PROSECUTE SUSPECTS

Article 243. Decision to prosecute suspects

The procuracy shall decide to prosecute a suspect in a Court through charging documents.

Charging documents shall detail the progress and acts of crime; evidences clarifying suspects’ crimes, their artifices, motives, purposes, nature and degree of damage caused by the crimes; preventive and coercive measures enforced, altered or terminated; factors aggravating and mitigating criminal liabilities, traits and personal record of suspects; seizure and impoundment of documents and items, handling of evidences; reasons and circumstances leading to the crimes and other facts significant to the case.

The conclusion of the charging documents shall specify offence titles and articles, sections and points quoted from the Criminal Code.

Charging documents shall specify their date of issuance, full name and position of the person releasing such documents and bear his signature.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The procuracy, in 03 days upon issuing charging documents, must submit case files and charging documents to the Court. The time limit for filing papers and charging documents of a complex case in the Court may be extended for 10 more days at most.

If suspects are in detention, the Procuracy shall, in 07 days prior to the end of the detention, inform the Court to consider and decide the detention of such suspects before obtaining case files.

Article 245. Return of case files for further investigation

1. The procuracy shall decide to return case files and request investigation authorities to conduct further investigative activities in one of the following events:

a) Evidences do not suffice to evince one of the matters as stated in Article 85 of this Law; however, the Procuracy fails to supplement evidences by itself;

b) There are justifications to press charges against the suspect for one or many crimes;

c) Accomplices or other offenders related to the case have not been charged;

d) Serious violations of legal procedure occur.

2. A decision to return documents and request further investigation must detail additional issues to be investigated according to Point 1 of this Article and Point 2, Article 132 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Investigation authorities, when closing additional investigation, shall conclude such investigation in writing. The written conclusion of the additional investigation shall specify additional findings and standpoints for the settlement of the case. If the additional findings basically conflict with previous ones, investigation authorities shall issue a new conclusion of investigation to replace the old one.

The transfer of case files and additional conclusion of investigation to The procuracy and the delivery of notices of additional findings shall be governed by Article 232 and Article 238 of this Law

Article 246. Handling of the Court’s request for further investigation

If the Court decides to return case files and request further investigation, the Procuracy shall consider justifications for further investigation and handle such request in the following manner:

1. The Court reach a justified decision to return documents to investigation authorities, which The procuracy deems unnecessary, for further investigation; therefore, the Procuracy is entitled to directly carry out certain activities of investigation to supplement documents and evidences. However, the Procuracy, if unable to conduct further investigation, shall forward documents to investigation authorities for additional investigative activities.

If additional findings alter the fundamentals of existing charging documents, the Procuracy shall redress such documents and convey documents to the Court.  If additional findings lead to the dismissal of the case, the Procuracy shall decide to have the case dismissed and send a notice to the Court;

2. The procuracy, if finding no justifications for the return of documents for further investigation, shall state its reasons, maintain the decision to prosecute and send documents back to the Court.

Article 247. Suspension of cases

1. The procuracy shall decide to suspend a case in the following events:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Though the time limit for issuing a decision to prosecute expires, the suspect absconds to an unknown location. In this event, investigation authorities shall be requested to release a wanted notice against the suspect prior to the suspension of the case. The search for the suspect shall abide by Article 231 of this Law;

c) Time limit for issuing a decision to prosecute expires while expert examination, valuation process or judicial assistance, though requested, does not progress. In such event, expert examination, valuation process and judicial assistance shall continue until results are achieved.

2. A decision to suspend a case must specify reasons and justifications for suspension, relevant details and other matters as stated in Section 2, Article 132 of this Law.

If there are several suspects in one case but the reason for case suspension does not apply to all of them, the lawsuit against each suspect shall be suspended separately.

Article 248. Dismissal of cases

1. The procuracy shall decide not to prosecute and to dismiss the case when possessing one of the justifications as defined in Section 2, Article 155 and Article 157 of this Law or as stated in Article 16 or Article 19 or Section 2, Article 91 of the Criminal Code.

2. A decision to dismiss a case must specify reasons and justifications for the dismissal of the case, termination of preventive and coercive measures, handling of evidences, documents and items impounded (if any), other relevant matters and other details as stated in Section 2, Article 132 of this Law. If there are many suspects in one case but the justifications for case dismissal do not apply to all of them, the case shall be dismissed separately for each suspect.

Article 249. Resumption of cases

1. The procuracy, when having justifications to annul the decision to suspend or dismiss a case, shall decide to resume the case if the prescriptive period for criminal prosecution remains effective. If the case is dismissed according to Section 5 and Section 6, Article 157 of this Law without the consent of the suspect who petitions for case resumption, the Procuracy shall decide to resume the case. The case can be resumed fully or partly against each suspect.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The procuracy, in 03 days upon making the decision, shall send the decision to resume case or lawsuit against a suspect to the suspect, his defense counsel or representative, authorities closing the investigation; and send a notice to the crime victims, litigants and protectors of their legitimate rights and benefits.

The delivery of the decision to resume the case or lawsuit against the suspect shall be executed in writing and inputted into the case file.

4. The time limit for issuing a decision to prosecute upon the resumption of the case shall be subject to universal stipulations in this Law and commence upon the Procuracy’s issuance of the decision to resume the case.

5. The procuracy, when resuming a case, shall be entitled to enforce, alter or terminate preventive and coercive measures as per this Law.

If there are justifications for detention as per this Law, the duration of detention for the resumption of the case shall not exceed the time limit for the issuance of a decision to prosecute.

PART FOUR

CRIMINAL ADJUDICATION

Chapter XX

GENERAL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The trial shall be conducted through verbal communication.

The Trial panel shall directly determine facts of  the case by asking and listening to the defendants, crime victims or their representatives, witness testifiers, expert witnesses and other attendees summoned by the Court. The lay assessors shall consider and examine documents and evidences collected; announce written records and documents and engage in other legal proceedings to inspect evidences. The lay assessors shall listen to procurators, defense counsels, and protectors of legitimate benefits and rights of the crime victims and litigants.

2. The trial shall not be interrupted, save break time and halt.

Article 251. Temporary halt to trial

1. The trial may be halted in one of the following events:

a) Evidences, document and items must be verified, gathered or supplemented; however, such tasks are not viable in court and shall be fulfilled in 05 days' time upon the temporary halt to the trial;

b) Authorized procedural persons and participants in legal proceedings, due to health conditions, force majeure or objective obstacles, cannot continue their attendance in court; however, they can reappear in court in 05 days' time upon the temporary halt to the trial;

c) The court clerk is absent from the Courtroom.

2. The temporary halt to the trial shall be inputted into the written record of the Court and announced to participants in legal proceedings. The duration of a temporary halt to a trial shall not exceed 05 days upon the issuance of the decision to halt the trial. Upon the expiration of the halt, the trial resumes. If the trial cannot resume, it shall be adjourned.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A Court verifies, collects and adds evidences through the following activities:

1. Obtain evidences, documents and items in connection with the case from authorities and entities;

2. Request authorities and entities to provide documents and items related to the case;

3. Assess on site evidences not movable to the Courtroom;

4. Assess crime scenes or other sites in connection with the case;

5. Requisition expert examination or property valuation, except for situations that require mandatory expert examination or property valuation as per Article 206 and Article 215 of this Law; requisition additional or repeated expert examinations and repeated valuation of property;

6. If The procuracy fails to provide additional proofs according to the Court's request, the Court shall verify and collect documents and evidences to settle the case.

Article 253. Procurement of evidences, documents and items related to the case

1. The presiding judge of the Court shall procure evidences, documents and items of the case from authorities and entities and pose questions to the providers of such articles about matters in connection with such evidences, documents and items. The procurement shall be executed in writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 254. Composition of a trial panel

1. A trial panel of a first-instance Court is composed of one judge and two lay assessors.  A trial panel of a first instance Court adjudicating a serious and complex case shall comprise two judges and three lay assessors.

Two judges and three lay assessors shall constitute a trial panel of a first-instance Court adjudicating defendants whose crimes are punishable by life imprisonment or death as per the Criminal Code.

2. A trial panel of an appellate Court shall comprise three judges.

Article 255. Decision to hear a case

1. A decision to bring a case to trial shall detail:

a) Issue date of the decision; name of the Court’s issuing the decision; date, time and location of the trial;

b) Public or secret trial;

c) Full name, date of birth, place of birth, occupation and residential address of the defendants;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Full name of judge(s), lay assessors, Court clerk; full name of reserve judge(s), lay assessor(s) and Court clerk(s), if any;

e) Full name of procurators exercising prosecution rights and administering the trial; full name of reserve procurators (if any);

g) Full name of defense counsels (if any);

h) Full name of interpreters (if any);

i) Full name of other individuals summoned to the Court;

k) Evidences taken to and assessed in court.

2. A decision to hear a case in an appellate Court shall state details as defined in Point a, b, e, g, h, i and k, Section 1 of this Article; offence titles and punishments ruled by the first-instance Court; full name of the appellant and appellee; The procuracy filing appeals; full name of judge(s) and Court clerk; full name of reserve judge(s) and Court clerk(s), if any.

Article 256. Internal rules of a Court

1. Every person in court must be dressed properly, conform to the security check and follow the guidelines given by The court clerk.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Every person in court must stand up when the Trial panel enters the Courtroom and pronounces judgments. The defendants must stand up when the procurator announce the charges or the decision to prosecute. The persons summoned by the Court must obtain The presiding judge’s permission before stating their opinions. The persons giving opinions must stand up when stating their viewpoints and responding to questions.

The presiding judge may permit individuals to remain seated due to health conditions.

4. In court, the defendants in detention shall only interact with their defense counsels. They must obtain The presiding judge's permission before interacting with other people.

5. People less than 16 years of age shall not enter the Courtroom, unless summoned by the Court.

Article 257. Courtroom

1. The Courtroom must be arranged to uphold solemnity, safety and equality between individuals exercising prosecution rights and lawyers or defense counsels.

2. The court president of the Supreme People’s Court shall regulate the details of this Article.

Article 258. Records of Court

1. A written record of a Court shall detail time, date and location of the trial and every event in court from start to finish. Apart from the written record, the Court's progress may be recorded by sound or sound-and-visual means.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The presiding judge, at the end of the trial, must examine the Court record. The signatures of his and The court clerk’s shall be affixed on to the record.

4. After The presiding judge and Court clerk sign the Court record, the procurator, defendants, defense counsels, crime victims, litigants and protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants and their representatives shall be permitted to read the Court record. If amendments to the Court record are requested, The court clerk shall input such amendments into the Court record. A Court record shall not be erased or modified directly. Amendments shall be inputted at the bottom of the record and endorsed by the signatures of The presiding judge and Court clerk. If The presiding judge disapproves such request, he must state reasons in The court clerk.

Article 259. Records of deliberation

1. Deliberation must be executed in writing.

All members of the Trial panel must sign the record of deliberation in the retiring room before pronouncing judgments.

2. The record of deliberation by a trial panel of a first-instance Court shall detail:

a) Time and date of the record; name of the Court holding the trial;

b) Full name of judge(s) and lay assessors;

c) The case being adjudicated;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The record of deliberation by a trial panel of an appellate Court must specify details as per point a, c and d, Section 2 of this Article and full name of judges.

Article 260. Judgments

1. A Court passes judgments in the name of the Socialist Republic of Vietnam.

Judgment provided in written form must bear signatures of all members of the Trial panel.

2. The judgments of a first instance Court must specify:

a) Name of the first-instance Court; case number and initial date of admission; number and date of the judgment, full name of members in the Trial panel, Court clerk and procurators; full name, date of birth, place of birth, residential address, occupation, educational level, ethnicity, criminal records and previous convictions of the defendants; date of temporary detainment or detention of the defendants; full name, age, occupation, place of birth, residential address of representatives of the defendants; full name of defense counsels, witness testifiers, expert witnesses, valuators, interpreters, translators and other individuals summoned by the Court to attend the trial; full name, age, occupation and residential address of the crime victims, litigants and their representatives; number and date of the decision to hear the case; public or secret trial; time and location of the trial;

b) Number and date of charging documents and decisions to prosecute; name of The procuracy prosecuting; defendants’ acts as per the crimes prosecuted by The procuracy; crimes and points, sections, articles quoted from the Criminal Code and punishments, additional penalties, judicial remedies, compensations for damage, which are recommended by The procuracy against the defendants; handling of evidences;

c) Opinions given by defense counsels, crime victims, litigants and other individuals summoned by the Court to attend the trial;

d) The Trial panel’s judgments must analyze evidences establishing guilt or innocence, determine the defendants’ state of being guilty of what crimes or guiltless, points, sections and articles quoted from the Criminal Code and other legislative documents, factors aggravating and mitigating criminal liabilities and solutions. If the defendants are found guiltless, the judgment must detail justifications of their innocence and the restoration of their honor, legitimate rights and benefits as per the laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) The analysis of the legality of legal proceedings and relevant decisions of investigators, procurators and defense counsels during the investigation, prosecution and adjudication;

g) The Trial panel’s rulings over each issue of the case, Court fee and right to appeal against the judgments. Rulings, if immediately executed, must be specified.

3. The judgment of an appellate Court must specify:

a) Name of the appellate Court; case number and initial date of admission; number and date of the judgment, full name of members in the Trial panel, Court clerk and procurators; full name, date of birth, place of birth, residential address, occupation, educational level, ethnicity, criminal records and previous convictions of the defendants filing or facing appeals and those who do not but are reviewed by the appellate Court; date of temporary detainment or detention of the defendants; full name, age, occupation, place of birth, residential address of representatives of the defendants; full name of defense counsels, witness testifiers, expert witnesses, valuators, interpreters, translators and other individuals summoned by the Court to attend the trial; full name, age, occupation and residential address of the crime victims, litigants and their representatives; name of The procuracy filing appeals; public or secret trial; time and location of the trial;

b) Summary of the case, rulings from the judgment of the first-instance Court; details of the appeals; judgments by the appellate trial panel, justifications for approval or disapproval of appeals; points, sections and articles quoted from the Criminal Code and other legislative documents, which the appellate judicial Court base on to settle the case;

c) The appellate trial panel’s rulings over each issue of the case, which arise due to the appeals, fees of first-instance and appellate Courts.

Article 261. Amendments to a judgment

1. A judgment shall not be amended unless it contains apparent errors in spelling or figures due to confusion or miscalculation.

Amendments to a judgment shall not alter the nature of the case or lead to the disadvantage of defendants or other participants in legal proceedings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Amendments to a judgment as per Section 1 of this Article shall be subject to the decisions by The presiding judge of the Court passing such judgment. If The presiding judge is unable to adopt the said amendments, The court president of the Court adjudicating the case shall ratify them.

Article 262. Delivery of judgments

1. A first-instance Court, in 10 days upon pronouncing a judgment, must deliver such judgment to the defendants, crime victims, the equivalent Procuracy, defense counsels and defendants convicted in absentia according to Point c, Section 2, Article 290 of this Law, the immediate superior Procuracy, equivalent investigation authority, competent authority enforcing criminal sentences, detention or penal facility holding defendants in captivity. Moreover, written notices shall be sent to local authorities at the commune, ward or town where defendants reside or to defendants’ workplaces or educational facilities. Furthermore, litigants or their representatives shall receive copies or relevant extracts of the judgments.

The judgments, if passed in a trial in absentia according to Point a or Point b, Section 2, Article 290 of this Law, shall be posted at the People’s committee of the commune, ward or town where defendants last resided or at their last workplaces or educational facilities within the time limit as stated above.

The first-instance Court shall deliver its judgments to a competent authority enforcing civil sentences if such judgments expresses pecuniary fine, confiscation of property and civil rulings according to the Law on civil sentence enforcement.

2. An appellate Court, in 10 days upon pronouncing a judgment or issuing a ruling, must deliver such appellate judgment or ruling to the equivalent Procuracy, competent authority enforcing criminal sentences, investigation authorities, procuracies, the Court of first instance, detention or penal facility holding defendants in captivity, appellants, individuals having interests and duties related to the appeals or their representatives. Moreover, the competent authority enforcing civil sentences shall receive the appellate judgment expressing pecuniary fines, confiscation of property and civil rulings. Furthermore, written notices shall be sent to local authorities of the commune, ward or town where defendants reside or to their workplaces or educational facilities. If the Higher People’s Court hears the appeals, the time limit stated above may be extended for 25 more days at most.

Article 263. Interpretation in a Courtroom

1. If a defendant, crime victim, litigant or witness testifier does not speak Vietnamese or suffers from mutism or deafness, an interpreter shall explicate presentations, questions and answers in court, the Trial panel’s rulings and relevant matters for them to perceive.

2. The interpreter must translate presentations, questions and answers made by individuals as defined in Section 1 of this Article into Vietnamese for the Trial panel and other attendees in court to grasp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Court, when passing a judgment, shall ask concerned authorities and organizations to implement essential measures to rectify causes and circumstances leading to criminal acts at such authorities or organizations. Authorities and organizations, in 30 days upon receiving the Court’s requisition, must inform the Court in writing of measures taken.

2. The Court’s requisition, along with the judgments, may be read out in court or sent privately to concerned authorities or organizations.

Article 265. Requisition for competent authorities’ revision of legislative documents

The Court, when adjudicating a criminal case, shall detect and propose competent authorities’ revision or abrogation of legislative documents in violation of the Constitution, laws, resolutions passed by the National Assembly, ordinances and decrees passed by Standing Committee of the National Assembly to guarantee legitimate rights and benefits of authorities and entities.

The contemplation of matters and respond to the Court about the handling of legislative documents proposed shall be governed by the laws.

Article 266. Duties and authorities of The procuracy exercising prosecution rights during the stage of adjudication

1. The procuracy, when exercising prosecution rights during the stage of a trial of first instance, shall bear the following duties and authority:

a) Announce the accusations and decisions to prosecute through summary procedures and other decisions on charges against defendants in court;

b) Pose questions, assess evidences, and examine scenes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Appeal against the judgments or rulings of the Court, which are unjust or incorrect or which omit crimes and offenders.

dd) Perform other duties and authority to exercise prosecution rights at a first-instance trial as per this Law.

2. The procuracy, when exercising its prosecution rights to hear appeals, shall bear these duties and authority:

a) State opinions on the appeals;

b) Add new evidences;

c) Amend the appeals o revoke parts or all of the appeals;

d) Pose questions, assess evidences, and examine scenes;

dd) State the Procuracy's opinions on the settlement of case in court and meeting session;

e) Engage in oral arguments with the defendants, defense counsels and other participants in legal proceedings in court;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 267. Duties and authority of the Procuracy administering the trial

1. Administer legal compliance of the Court’s hearing of criminal cases.

2. Administer legal compliance of participants in legal proceedings, request competent authorities to handle participaints in legal proceedings, who breach the laws.

3. Administer judgments, rulings and other procedural documents of the Court

4. Request the equilvaint Court or lower authorities to transfer the cases to consider and decide the appeals.

5. Appeal against the Court’s judgments and decision in serious of violations of legal proceedings.

6. Request the Court, authorities and entities to conduct procedural activities as defined in this Law; request the Court to rectify procedural violations.

7. Request concerned authorities and organizations to implement preventive measures against crimes and breach of law in managerial tasks.

8. Exercise the right to make other requests and perform other duties and powers when administering the criminal trial as per this Laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

TRIAL OF FIRST INSTANCE

Volume I. JURISDICTION OF COURTS

Article 268. Jurisdiction of a Court

1. A district People’s Court or local military Court hears criminal cases of misdemeanors, felonies and horrific felonies at first instance, except for the following crimes:

a) Breach of national security;

b) Sabotage of peace, crimes against humanity and war crimes;

c) Crimes as defined in Article 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 and 400 of the Criminal Code;

d) Crimes committed outside the territories of the Socialist Republic of Vietnam.

2. A provincial People’s Court or military Court of a military zone hears following cases at first instance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Criminal cases related to defendants, crime victims or litigants who live abroad or in connection with property involved in other lawsuits occurring on foreign territories;

c) A criminal lawsuit, though within the jurisdiction of a district People’s Court or local military Court, comprise complex facts making it hard to assess or reach unanimity upon the properties of the case or is involved in various sectors and levels of authority or is brought against a defendant who is a judge, procurator, investigator, primary governmental leaders in district, township, provincial city or city of a centrally-affiliated city, religious dignitary or individual having high prestige in a community of minority.

Article 269. Territorial jurisdiction

1. A Court, whose location is most adjacent to the scene of a crime, shall have jurisdiction over the criminal lawsuit against that crime If crimes occur in various places or at an unknown site, the Court most adjacent to the site where investigative activities are finished shall retain jurisdiction.

2. The provincial People’s Court at the last residential place of a defendant committing a crime abroad shall have jurisdiction if such person is tried in Vietnam. If a defendant’s last residential place in Vietnam is unknown, The court president of the Supreme People’s Court shall, as the case may be, decide to assign the People’s Court of the city of Hanoi or the city of Ho Chi Minh or the city of Da Nang to hear the case.

A defendant committing a crime abroad, if falling within the jurisdiction of a military Court, shall be tried by the military Court of a military zone as per the decision by The court president of the Central military court.

Article 270. Jurisdiction over crimes occurring aboard an aircraft or ocean ship of the Socialist Republic of Vietnam, which is operating outside the airspace or territorial waters of Vietnam

A Vietnamese Court most adjacent to the airport or harbor, where an aircraft or ocean ship of the Socialist Republic of Vietnam is registered or first arrives, shall have jurisdiction over crimes occurring on such aircraft or ocean ship operating outside the airspace or territorial waters of Vietnam.

Article 271. Trial against a defendant committing multiple crimes that fall within the jurisdiction of a Court at different level

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 272. Jurisdiction of a military Court

1. A military Court has jurisdiction over:

a) A criminal case against a defendant who is a serviceman on active duty, state employee, worker, national defense official or reserve soldier undergoing focus training or combat availability tests; militia undergoing focus training or subordinated to the People’s Army in combat, citizens mobilized, convoked or contracted to serve the People’s Army;

b) A criminal case against a defendant who is not stated in Point a, Section 1 of this Article and is involved in military secrets or causes damage to the life, health, honor and dignity of servicemen on active duty, state employees, workers, national defense officials, reserve soldiers undergoing focus training or combat availability tests or causes damage to the property, honor and reputation of the People’s Army or commits crimes in a military barrack or military area under the management and protection of the People’s Army.

2. A military Court has jurisdiction over all crimes occurring in areas under martial law.

Article 273. Trial against a defendant committing multiple crimes that fall within the jurisdiction of a People’s Court and Military Court

If a defendant or crime comes within the jurisdiction of a Military Court and another defendant or crime in the same case falls within the jurisdiction of a People’s Court, the case shall be subject to the following jurisdiction:

1. If issues of the case can be separated, the Military Court shall judge defendants and crimes within its jurisdiction and the People’s Court shall judge defendants and crimes within its jurisdiction;

2. If separation is not viable, the Military Court shall hear the entire case.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A Court shall return files of a case beyond its jurisdiction to The procuracy initiating prosecution, which shall transfer the case to a competent Procuracy for prosecution.

The procuracy initiating prosecution, in 03 days upon retrieving case files, shall issue a decision to transfer them to a competent Procuracy for intra vires prosecution. The transfer of a case out of a province, centrally-affiliated city or a military zone shall abide by Article 239 of this Law.

The procuracy, if considering thin court returning case files still has juridistion over the case, shall give such documents back to the Court with an enclosed letter of explanation. If the Court still deem the case ultra vires, the dispute over jurisdiction shall be settled according to Article 275 of this Law. The procuracy must conform to the decisions of the competent Court.

2. The time limit for prosecution and the enforcement of preventive measures shall be governed by Article 240 and Article 241 of this Law.

Article 275. Settlement of disputes over jurisdiction

1. The court president of a provincial People’s Court or a Military court of a military zone shall make decisions on disputes over jurisdiction among People’s Courts at district level in the same province or centrally-affiliated city or Military courts in the same military zone.

2. The court president of a provincial People’s Court or a Military court of a military zone most adjacent to the site where investigative activities end shall make decisions on disputes over jurisdiction among district People’s Courts in various provinces or centrally-affiliated cities or Military courts from different military zones.

3. The court president of the Supreme People’s Court or the Central military court shall make decisions to settle disputes over jurisdiction among provincial People’s Courts or Military courts of military zones.

4. The court president of the Supreme People’s Court shall make decisions on disputes over jurisdiction between a People’s Court and Military court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Volume II. TRIAL PREPARTION

Article 276. Obtain case files, charging documents and admit the case

1. When the Procuracy delivers charging documents, case files and evidences (if available), the Court shall examine and handle such papers and objects in the following manner:

a) If case files and accompanying exhibits (if any) suffice according to the list of documents and exhibits, and the suspect or his representative receives charging documents, the case file shall be admitted;

b) If case files and accompanying exhibits (if any) do not suffice according to the list of documents and exhibits, or the suspect or his representative does not receive charging documents, the case file shall not be admitted. In this event, the Procuracy shall be requested to supplement documents and exhibits or send charging documents to the suspect or his representative.

2. The delivery of case files and charging documents shall be executed in writing according to Article 133 of this Law and be inputted into the case file.

The court, upon receiving case files and charging documents, shall admit the case. The court president of the Court, in 03 days upon admitting the case, shall appoint The presiding judge who hears the case.

Article 277. Time limit for trial preparation

1. The presiding judge, in 30 days for misdemeanors, 45 days for felonies, 02 months for horrific felonies and 03 months for extremely severe felonies upon the admission of the case, shall make one of the following decisions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Return documents for further investigation;

c) Suspend or dismiss the case.

The court president of the Court may decide to extend the time limit for preparation for trial against a complex case for 15 more days for misdemeanors and felonies and 30 more days at most for horrific felonies and extremely severe felonies. The equivalent procuracy must be promptly informed of the extension of the time limit for trial preparation.

2. If a case is returned for further investigation, the Presiding judge, in 15 days upon retrieving documents, must decide to hear the case. If a case is resumed, the time limit for trial preparation shall abide by universal stipulations of this Law and commences as of the date of the Court's decision to resume the case.

3. The court, in 15 days upon issuing a decision to hear the case, must hold a trial. If force majeure or objective obstacles occur, the Court may initiate the trial within 30 days.

Article 278. Implementation, alteration and termination of preventive and coercive measures

1. The presiding judge, after admitting a case, shall decide to implement, alter and terminate preventive or coercive measures. However, the Court president or Vice court president shall make such decisions on detention measure.

2. The time limit for detention prior to trial shall not exceed that for trial preparation as stated in Section 1, Article 277 of this Law.

3. If the time limit for detention of a defendant in detention expires upon the initiation of the trial, the Trial panel shall consider the necessity of detention for trial and issue a detention order that loses effect at the end of the trial.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The presiding judge, before initiating a trial, must process these requests:

a) Requests by procurators and participants in legal proceedings for the provision and addition of evidences, summoning of witness testifiers, authorized procedural persons and other participants in legal proceedings to the court, and for the replacement of members of the Trial panel or Court clerk;

b) Requests by defendants or their representatives, defense counsels for alteration or termination of preventive and coercive measures;

c) Requests by procurators and participants in legal proceedings for a trial through summary procedures or for a public or secret trial;

d) Requests by participants in legal proceedings for their absence from the courtroom.

2. The presiding judge, if considering such requests justified, shall grant those within his powers or inform competent individuals to handle the requests according to this law. Moreover, the persons issuing such requests shall be informed. Rejection and reasons shall be informed in writing.

Article 280. Return of documents for further investigation

1. The presiding judge shall decide to return documents to the Procuracy for further investigation in one of the following events:

a) Evidences for matters defined in Article 85 of this Law are not sufficient and cannot be supplemented in court;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) There are grounds showing the existence of other accomplices or offenders of criminal acts, as per the Criminal Code, involved in the case and facing no charges;

d) The charges, investigation and prosecution have constituted serious violations of legal proceedings.

2. If the Procuracy finds grounds to have documents returned for additional investigation, it shall request the Court in writing for document return.

3. A decision to return documents for further investigation must specify issues to be further investigated. Such decision and case files shall be given to the Procuracy in 03 days upon the issuance of the decision.

If additional findings lead to the dismissal of the case, the Procuracy shall decide to have the case dismissed and inform the Court in 03 days upon the issuance of such decision.

If additional findings lead to the alteration of the decision to prosecute, the Procuracy shall issue new charging documents that replace the previous ones.

If the Procuracy fails to provide additional information as per the Court's requests and retain its decision to prosecute, the Court shall commence the trial.

Article 281. Case suspension

1. The presiding judge shall decide to suspend a case in one of the following events:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The location of a suspect or defendant is unknown despite the expiration of the time limit for trial preparation. In this event, investigation authorities shall be requested to seek such defendant or suspect prior to the suspension of the case. The seeking of a suspect or defendant shall abide by Article 231 of this Law;

c) Await the result of the processing of legislative documents as per the Court’s requisitions.

2. If there are several suspects or defendants in one case but the reason for case suspension does not apply to all of them, the lawsuit shall be suspended for each suspect or defendant separately.

3. The decision to suspend the case must specify reasons for suspension and details as stated in Section 2, Article 132 of this Law.

Article 282. Case dismissal

1. The presiding judge shall decide to dismiss a case in one of the following events:

a) There are justifications for case dismissal as defined in Section 2, Article 155 or Point 3, 4, 5, 6 and 7, Article 157 of this Law;

b) The procuracy revokes all decisions to prosecute before the trial commences.

If there are several suspects or defendants in one case but the reason for case dismissal does not apply to all of them, the lawsuit shall be dismissed for each suspect or defendant separately.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 283. Case resumption

1. If the prescriptive period for criminal prosecution is still effective and there are grounds to annul the decision to suspend or dismiss a case, the Presiding judge issuing such decision shall decide to resume the case.

If the Judge issuing the decision to suspend or dismiss the case is obstructed, the Court president shall issue the decision to resume the case.

2. If the case is suspended or dismissed for each suspect or defendant separately, the decision on case resumption shall apply to each of them.

3. The decision to resume the case must specify reasons for case resumption and details as stated in Section 2, Article 132 of this Law.

4. The court, when resuming the case, shall be entitled to implement, alter or terminate preventive and coercive measures as per this Law.

If there are justifications for the necessity of detention as per this Law, the duration of detention for case resumption shall not exceed the time limit for trial preparation.

Article 284. Request for the Procuracy’s addition of documents and evidences

1. The presiding judge, when requiring additional documents and evidences necessary to settle to the case without the return of case files for further investigation, shall request the Procuracy to supplement such papers and proofs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The procuracy, in 05 days upon receiving the Court’s request, shall provide the Court with additional documents and evidences as requested. If the Procuracy fails to provide additional documents or evidences, the court shall commence the trial.

Article 285. The procuracy’s revocation of the decision to prosecute

The procuracy, when finding a justification as per Article 157 of this Law or Article 16 or Article 29 or Section 2, Article 91 of the Criminal Code, shall decide to revoke the decision to prosecute prior to the start of the trial and to request the Court to dismiss the case.

Article 286. Delivery of a first-instance Court’s decisions

1. A decision to hear a case shall be given to the defendant or his representative, defense counsel, crime victim and litigant in 10 days at most prior to the start of the trial.

A decision to hold a trial in absentia shall be given to the defendant's defense counsel or representative. Such decision shall also be posted publicly at the People’s committee at the commune, ward or town where the defendant last resided or his last workplace or educational facility.

2. The court’s decision to suspend, dismiss or resume a case shall be given to the suspect, defendant, crime victim or their representatives and other participants in legal proceedings in 03 days upon the issuance of such decision.

3. The delivery of a decision to appoint a Judge presiding the court, to try a case, to suspend, dismiss or resume a case to the equivalent procuracy must occur in 02 days upon the issuance of such decision. A decision to dismiss or suspend a case must be sent to the immediate superior Procuracy in 02 days upon the issuance of such decision.

4. A decision to implement, alter or terminate preventive or coercive measure shall be given, in 24 hours upon the issuance of such decision, to the suspect, defendant, the equivalent Procuracy, detention facility holding the suspect or defendant in captivity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The presiding judge shall consider the decision to hear the case and requests by procurators, defense counsel and other participants in legal proceedings to summon individuals to the trial for questioning.

Volume III. GENERAL REGULATIONS ON COURT PROCEEDINGS

Article 288. Attendance of members of the Trial panel and Court clerk

1. The trial shall proceed only in the presence of full members of the Trial panels and the Court clerk. The members of the Trial panel must hear the case from start to finish.

2. If a Judge or lay assessor cannot continue hearing the case but a reserve Judge or lay assessor attends the trial from the start, the reserve one shall be the replace member of the Trial panel. If the Trial panel consists of two judges but the Presiding judge cannot continue attending the trial, the other Judge shall preside the court and a reserve Judge shall be the replace member of the Trial panel.

3. If a reserve Judge or lay assessor is not available or a judge substituting the presiding judge is not available as per Section 2 of this Article, the trial shall be halted.

4. If the Court clerk is changed or cannot continue attending the court, the trial may progress in the presence of a reserve Court clerk. If a replace clerk is not available, the trial shall be halted.

Article 289. Attendance of Procurators

1. A procurator of the equivalent Procuracy must appear in court to exercise prosecution rights and administer the trial. If the procurator is absent, the trial shall be halted0} Many procurators may attend a lawsuit composed of serious and complex elements. If procurator(s) cannot attend the trial, reserve procurator(s) attending the trial from the start shall become replace(s) to exercise prosecution rights and administer the trial.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 290. Defendants’ attendance in the court

1. A defendant must be present in the court as per the Court’s subpoena during the trial. If the defendant is absent not due to force majeure or objective obstacles, he shall be delivered by force to the court. If his absence results from force majeure or objective obstacles, the trial shall be halted.

If the defendant suffers from mental illness or fatal disease, the Judicial panel shall suspend the case until the defendant is cured.

If the defendant absconds, the Trial panel shall suspend the case and request investigation authorities to seek for him.

2. The court can only hold a trial in absentia in the following events:

a) The defendant has absconded and remains elusive despite the wanted notice;

b) The defendant is on foreign soil and cannot be summoned to the court;

c) The trial panel approves a request for trial in absentia;

d) The defendant’s absence is not because of force majeure or objective obstacles and does not hinder the trial.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The defense counsel must appear in court to plead for persons whom they agree to advocate. The defense counsel may send the written statement of defense to the Court in advance. If the defense counsel is absent for the first time due to force majeure or objective obstacles, the trial shall be halted unless the defendant agrees to be tried in the absence of the defense counsel. If the defense counsel is absent not due to force majeure or objective obstacles or fails to appear as per the valid second subpoena, the court shall hold the trial.

2. If a defense counsel appointed as per Section 1, Article 76 of this Law is absent, the Trial panel shall halt the trial unless the defendant or his representative agrees to engage in the trial in the absence of the defense counsel.

Article 292. Attendance of crime victims, litigants or their representatives

1. If crime victim(s), litigant(s) or their representatives are absent, the Trial panel, as the case may be, shall decide to halt or continue the trial.

2. If the absence of the crime victim(s) or litigant(s) only obstructs the settlement of compensations for damage, the Trial panel may separate the issue of compensation for later adjudication as per the laws.

Article 293. Attendance of witness testifiers

1. Testifiers shall attend the trial to elucidate facts of a case. If a testifier is absent but gives statements to investigation authorities, the presiding judge shall announce such statements. If a witness testifier for vital issues of the case is absent, the Trial panel shall, as the case may be, decide to halt or continue the trial.

2. If a witness testifier is summoned by the Court but is intentionally absent not due to force majeure or objective obstacles, the Trial panel shall decide to escort by force such witness testifier, whose absence is deemed to hinder the trial, according to this Law.

Article 294. Attendance of expert witnesses and valuators

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If the expert witness or valuator is absent, the Trial panel, as the case may be, shall decide to halt or continue the trial.

Article 295. Attendance of interpreters and translators

1. Interpreters and translators, when summoned by the Court, shall attend the trial.

2. If the interpreter or translator is absent without a replace, the Trial panel shall decide to halt the trial.

Article 296. Attendance of Investigators and other individuals

During the process of trial, the Trial panel may summon Investigators, authorized procedural persons handling the lawsuit and other individuals, if deemed necessary, to adduce matters related to the case.

Article 297. Temporary halt to trial

1. The court shall halt the trial in one of the following events:

a) There are justifications as defined in Article 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 and 295 of this Law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Expert examinations must be furthered or repeated;

d) Valuation processes must be furthered or repeated.

If the trial is halted, it shall restart.

2. The duration of a temporary halt to a trial at first instance shall not exceed 30 days upon the issuance of a decision to halt the trial.

3. A written decision to halt a trial shall specify these primary details:

a) The issue date of the decision;

b) The name of the Court and full name of the Judge(s), lay assessors and Court clerk;

c) The full name of Procurator(s) exercising prosecution rights and administering the trial in court;

d) The case being adjudicated;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) The time and location for the resumption of the trial

4. The presiding judge shall represent the Trial panel to sign the written decision to halt the trial. If the presiding judge is absent or replaced, the Court president shall decide to halt the trial.

A decision to halt a trial, in 02 days upon the issuance of the decision, must be announced to the participants in legal proceedings in court, be sent to the equivalent Procuracy and to individuals absent from the court.

Article 298. Limits of adjudication

1. A court shall adjudicate defendants and acts of crimes prosecuted by a Procuracy and brought to trial as per the Court's decision.

2. The court, when adjudicating defendants, may adduce different sections in a legal article, which the Procuracy quote for prosecution, or may consider other crimes equal or lesser than those prosecuted by the Procuracy.

3. If the defendants must be tried for crimes that outweigh those prosecuted by the Procuracy, the Court shall return documents for the Procuracy to re-prosecute and have defendants or their representatives and defense counsels informed of reasons. If the Procuracy still prosecute the original crimes, the Court shall be entitled to adjudge the defendants to crimes of higher degree.

Article 299. Pronouncement of a Court's judgments and rulings

1. The trial panel shall discuss and pass judgments in the retiring room.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The decisions on other matters, as discussed and passed by the Trial panel in the retiring room, may not be executed in writing but must be inputted in the court record.

Volume IV. FORMALITIES TO COMMENCE COURT PROCEEDINGS

Article 300. Preliminary activities to commence a trial

The court clerk, prior to the start of the trial, shall perform these tasks:

1. Verify the attendance and perceive reasons for the absence of the individuals summoned by the Court;

2. Announce the court’s rules.

Article 301. Start of trial

1. The presiding judge commences the trial and utter the decision to hear the case.

2. The court clerk reports to the Trial panel on the attendance and absence, with reasons, of the individuals summoned by the Court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 302. Handling of requests for the replacement of Judges, lay assessors, Procurators, Court Clerks, expert witnesses, property valuators, interpreters or translators

The presiding judge shall ask the Procurators and participants in legal proceedings in court about requests and reasons for the replacement of Judges, lay assessors, Procurators, Court clerks, expert witnesses, valuators, interpreters or translators. The trial panel shall consider and ratify such requests, if raised.

Article 303. Undertaking by interpreters, translators, expert witnesses and property valuators

The presiding judge, after elucidating the rights and duties of interpreters, translators, expert witnesses and property valuators, shall demand their commitments to accomplish their missions.

Article 304. Oath and exclusion of witness testifiers

1. The presiding judge, after explaining the witness testifiers’ rights and duties, shall demand them to undertake to honest testimony.

2. The presiding judge, prior to the questioning of witness testifiers about the case, shall decide measures to exclude witness testifiers from hearing each other’s testimonies or interacting with concerned people. If the defendant’s statements and witness testifiers’ testimonies come under mutual influence, the presiding judge shall isolate defendants from witness testifiers before witness testifiers undergo questioning session.

Article 305. Handling of requests for evidence assessment and temporary halt to trial out of absence

The presiding judge must ask Procurators and participants in legal proceedings in court about requests for the summoning of additional witness testifiers or display of more exhibits and documents for assessment. If a participant in legal proceedings is absent or appear in court but fails to engage in legal proceedings due to ill health conditions, the presiding judge shall ask about requests for a temporary halt to the trial. The trial panel shall consider and ratify such requests, if raised.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 306. Announcement of charges

Procurators, before engaging in the questioning session, shall announce the charges and state additional opinions, if available. Additional opinions must not exacerbate the defendants' situations.

Article 307. Sequence of questioning

1. The trial panel must ascertain sufficient facts of each event and every crime in the case and per capita. The presiding judge shall govern the questioning session and decide the rational order of persons raising questions.

2. Each person shall be questioned by the presiding judge then, as per his decisions, by other Judges, lay assessors, Procurators, defense counsels, and protectors of litigants' legitimate rights and benefits.

Participants in court proceedings shall be entitled to petition the presiding judge for his inquiry into facts that require further clarification.

Expert witnesses and property valuators shall be asked about matters related to expert examinations and property valuation.

3. The trial panel, when running the questioning session, shall examine exhibits in connection with the case.

Article 308. Disclosure of statements gathered during the stage of investigation or prosecution

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Statements gathered during the stage of investigation or prosecution shall be disclosed in one of the following events:

a) The person questioned gives testimonies in court, which conflict with his statements taken during the stage of investigation or prosecution;

b) The person questioned does not give testimonies in court or does not remember his statements taken during the stage of investigation or prosecution;

c) The person questioned petitions for the disclosure of his statements taken during the stage of investigation or prosecution;

d) The person questioned is absent or deceased.

3. The trial panel shall not disclose documents of a case to, in special events, maintain the confidentiality of state secrets, trade secrets, business secrets or personal secrets, family secrets must be maintained, if deemed necessary or as per requests by participants in legal proceedings, or to preserve national conventions.

Article 309. Questioning of defendants

1. The presiding judge shall decide to have each defendant questioned separately. If a defendant’s testimonies influence another defendant's statements, the presiding judge must exclude them from hearing each other. The defendant excluded shall be informed of the prior defendant's testimonies and be permitted to raise questions to that defendant.

2. A defendant shall state his opinions regarding the charging documents and facts of the case. The trial panel inquires further about details that a defendant has not elucidated or that come into collision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Defense counsels shall ask defendants about evidences, documents and items related to their tasks of defense and facts of the case.

Protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants shall ask defendants about facts regarding their protection of litigants’ legitimate benefits and rights.

Participants in court proceedings shall be permitted to petition the presiding judge to inquire further about facts related to them.

3. If a defendant does not answer questions, the Trial panel, Procurators, defense counsels, protectors of legitimate benefits and rights of aggrieved persons and litigants shall ask other persons and examine exhibits and documents pertaining to the case.

A defendant, with the presiding judge’s permission, shall ask other defendants about matters linked to him.

Article 310. Questioning of crime victims, litigants or their representatives

Crime victims, litigants or their representatives shall present the case's facts associated with them. After such persons' presentations, the Trial panel, Procurators, defense counsels and protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants shall ask them more about insufficient or contradictory details in their speech.

Defendants, when permitted by the presiding judge, shall raise questions to crime victims, litigants or their representatives about matters related to the defendants.

Article 311. Questioning of witness testifiers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The trial panel, when questioning a witness testifier, shall inquire about the witness testifier’s relationship with defendants and litigants of the case. The presiding judge shall request witness testifiers to expound the facts of the case, which came to their knowledge, and have them clarify inadequate or inconsistent details in their testimonies. Procurators, defense counsels and protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants may pose additional questions to witness testifiers.

With the presiding judge’s consent, a defendant may ask witness testifiers about matters that are connected to the defendant.

3. Witness testifiers, after giving testimonies, shall remain in the courtroom for further questioning.

4. If there are evidences of violations or risks of violations against the life, health, property, honor and dignity of a witness testifier or his kindred, the Trial panel shall decide to have them secured by protective measures according to this Law or other relevant laws.

5. The court, if necessary, shall question witness testifiers through a network of computers or telecommunications.

Article 312. Assessment of exhibits

1. Exhibits, images or written attestation of exhibits shall be displayed for assessment in court.

The trial panel, along with procurators, defense counsels and participants in court proceedings, shall assess immovable exhibits on site, if necessary.  The onsite assessment of exhibits shall be executed in writing according to Article 133 of this Law.

2. Procurators, defense counsels and other participants in court shall be permitted to state their opinions regarding the exhibits. The trial panel, procurators, defense counsels and protectors of the legitimate rights and benefits of litigants and crime victims can inquire courtroom participants further about matters linked with exhibits.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The trial panel shall decide to have audible or visual records played in court to assess evidences, documents and items related to the case or verify the defendants’ claims of torture or confession extortion.

Article 314. Scene assessment

The trial panel, along with procurators, defense counsels and participants in court proceedings, shall assess crime scenes or other sites in connection with the case, if necessary. Procurators, defense counsels and other participants in court proceedings shall be entitled to make remarks on the crime scenes or other sites linked with the case. The trial panel can ask courtroom participants more about matters regarding such locations.

The process of scene assessment shall be executed in writing according to Article 133 of this Law.

Article 315. Presentation and announcement of reports and documents from authorities and organizations

Authorities and organizations shall assign representatives to expound on their reports and documents. If their representatives do not attend the trial, the Trial panel shall announce such reports and documents in court.

Procurators, defendants, defense counsels and other participants in court proceedings shall be entitled to make remarks on the said documents and reports and raise questions to the representatives of the said authorities or organizations and to other participants in court proceedings about matters related to such documents and reports.

Article 316. Questioning of expert witnesses and property valuators

1. The trial panel shall, on its own discretion or as per requests by Procurators, defense counsels or other participants in court, request expert witnesses and property valuators to state their findings on matters examined or property valued. Expert witnesses and property valuators, when reporting, are entitled to give additional explanations and justifications for their findings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If expert witnesses or property valuators are absent from the court, the presiding judge shall announce the findings of expert examinations and property valuation.

4. The trial panel shall order that expert examinations are furthered or repeated or property valuation process starts again, if deemed necessary.

Article 317. Remarks by Investigators, Procurators, persons participating in or given authority to institute legal proceedings

The trial panel shall, on its discretion or at the requests for authorized procedural persons, request Investigators, Procurators, persons participating in or given authority to institute legal proceedings to give their opinions, if deemed necessary to clarify decisions and proceedings during the stage of investigation, prosecution and adjudication.

Article 318. End of questioning session

The presiding judge, when considering facts of the case fully assessed, shall ask Procurators, defendants, defense counsels and other participants in court proceedings about their further questions. If no further question exists, the questioning session shall end. If further questions raised are deemed necessary, the presiding judge shall decide to sustain the questioning session.

Article 319. Procurator’s revocation of decisions on prosecution or conclusion of lesser charges in court

Procurators, after ending their questioning session, can revoke parts or all of their decisions to prosecute or conclude lesser charges.

Article 320. Sequence of oral arguments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Defendants and defense counsels shall give arguments to defend the former. Defendants and their representatives shall be entitled to supplement the defense arguments.

3. Crime victims, litigants and their representatives state their arguments to defend their legitimate rights and benefits. Other protectors of such people’s legitimate benefits and rights shall be entitled to present and supplement arguments.

4. If charges are pressed at the requests by the crime victims, the Procurators shall draw conclusions before the aggrieved and their representatives state and supplement arguments.

Article 321. Conclusion by Procurators

1. Procurators, when reaching conclusions, must contemplate evidences, documents and items examined in court and arguments given by defendants, defense counsels, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, and other participants in court proceedings.

2. The content of such conclusions must analyze and assess, in unbiased, comprehensive and thorough manners, evidences of guilt or innocence; nature and harmful extent of crimes against society; consequences of crimes; personal records and roles of defendants in crimes; offence titles; points, sections and articles quoted from the Criminal Code, factors aggravating or mitigating criminal liabilities; level of compensations for damage, handling of evidences, judicial remedies; reasons and circumstances leading to crimes and other significant facts of the case.

3. Procurators shall propose the conviction of defendants on parts or all of charges or lesser crimes; primary and additional penalties, judicial remedies, liabilities for amends, handling of evidences.

4. Preventive measures against crimes and breach of laws shall be proposed.

Article 322. Oral arguments in court

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Defendants, defense counsels and other participants in legal proceedings shall be entitled to state their propositions.

2. Procurators must display evidences, documents and arguments to respond to the last of each standpoint given by the defendants, defense counsels and other participants in court proceedings.

Individuals engaging in oral arguments shall be entitled to respond to other people’s opinions.

3. The presiding judge shall not restrict the time for oral arguments and shall endorse Procurators, defendants, defense counsels, crime victims and other participants in legal proceedings to argue and state all viewpoints. However; opinions not related to the case or repeated shall be removed.

The presiding judge shall demand Procurators’ obligation to respond to standpoints of defense counsels and other participants in legal proceedings if Procurators do not debate such standpoints.

4. The trial panel must listen and acknowledge every standpoint from Procurators, defendants, defense counsels and other individuals providing oral arguments in court to judge truths of the case in impartial and comprehensive manners. The trial panel, if overruling standpoints of courtroom participants, must clarify its justifications that are inputted into the court record.

Article 323. Resumption of questioning session

If oral arguments expose unasked or unclear facts of the case, the Trial panel must resume the questioning session.  Oral arguments shall continue upon the end of the questioning session.

Article 324. Defendants’ last words

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Defendants shall speak their last words. No question shall be raised after the defendants utter their last words. If the defendants’ last words reveal new facts significant to the case, the Trial panel shall decide to resume the questioning session. The trial panel shall be entitled to request the defendants not to digress from the case. However, no time limit shall be imposed on the defendants' final speech.

Article 325. Revocation of decisions to prosecute or to conclude lesser charges in court

1. The trial panel shall sustain the trial though the Procurators revoke parts of the decision to prosecute or draw conclusions on lesser offences.

2. If the Procurators revoke the entire decision to prosecute before the deliberation session, the Trial panel shall request courtroom participants to state their opinions on the revocation of the decision to prosecute.

Volume VI. DELIBERATION AND PRONOUNCEMENT OF JUDGMENTS

Article 326. Deliberation of judgments

1. Only judges and lay assessors are empowered to deliberate judgments The deliberation session occurs in the retiring room.

The presiding judge chairing the deliberation session shall be responsible for stating each issue of the case that must be settled through the Trial panel’s deliberation. The presiding judge himself or assigns a member of the Trial panel to execute the written record of deliberation. Members of the Trial panel must settle all and every issue of the case under majority rule. The votes shall be first casted by the lay assessors then by the Judge(s). If the opinions do not win most of the vote, each of the trial panel’s members’ opinions shall be re-discussed and re-voted for the most voted ones.  The minority voters shall be permitted to state their opinions in writing, which are inputted into the case file.

2. The deliberation session shall only consider evidences and documents verified in court on the basis of fully and thoroughly examined evidences and standpoints of Procurators, defendants, defense counsels and other participants in legal proceedings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The case is suspended or documents are returned for further investigation;

b) The legality of evidences and documents gathered by Investigation authorities, Investigators, Procuracies and Procurators or provided by lawyers, suspects, defendants and other participants in legal proceedings;

c) The existence of justifications for the conviction of the defendants. If justifications for conviction suffice, the points, sections and articles applicable from the Criminal Code must be specified.

d) Penalties and judicial panels imposed on the defendants; liabilities for compensations; civil matters in the criminal lawsuit;

dd) The defendants‘ exemption from criminal liabilities or penalties;

e) Criminal court fee, civil court fee; handling of evidences; property seized, accounts frozen;

g) The validity of acts and procedural decisions of Investigators, Procurators and defense counsels during the processes of investigation, prosecution and adjudication;

h) Propositions for the prevention of crimes and correction of violations.

4. If the Procurators revoke the entire decision to prosecute, the Trial panel shall continue settling the issues of the case by the sequence defined in section 1 of this Article. If justifications absolve a defendant of guilt, the Trial panel shall declare the defendant not guilty. The trial panel, if considering the revocation of the decision to prosecute groundless, shall decide to suspend the lawsuit and inform the head of the equivalent or immediate superior Procuracy of such matter.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The trial panel, when finishing the deliberation session, shall decide one of the following matters:

a) Pass and pronounce the sentences;

b) Resume the sessions of questioning and oral argument if some facts of the case remain unasked or unclear;

c) Return case files to the Procuracy for further investigation and the Procuracy's addition of documents and evidences;

d) Suspend the lawsuit.

The trial panel must inform the courtroom participants and other participants in legal proceedings, who are absent from the court, of the decisions as stated in Point c and Point d of this Section.

7. If crimes are omitted, the Trial panel shall decide to file a lawsuit according to Article 18 and Article 153 of this Law.

Article 327. Pronouncement of judgments

The presiding judge or a member of the Trial panel shall read the sentence document. In a closed trial, only the ruling section of the sentence document shall be read. Additional explanations on the abidance by the sentences and the right to appeal may be provided after the reading of the sentence document.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In the following events, the Trial panel must declare the immediate discharge, in the courtroom, of a defendant in detention, if he is not held in detention for another crime:

1. The defendant is guiltless;

2. The defendant is exempt from criminal liabilities or penalties;

3. The defendant is not sentenced to imprisonment;

4. A suspended jail sentence is imposed on the defendant;

5. The length of the jail sentence is equal to or shorter than the length of the detention of  the defendant.

Article 329. Detention of defendants after the pronouncement of sentences

1. If a defendant held in detention is sentenced to jail and such detention is deemed necessary to enforce the sentence, the Trial panel shall decide to hold such defendant in detention, unless otherwise stated in Section 4 and Section 5, Article 328 of this Law.

2. If a defendant not held in detention is sentenced to jail, he shall only be put in detention for the enforcement of the sentence upon the effect of the sentence. The trial panel can decide to hold a defendant in detention in court if justifications show that he may abscond or continue criminal acts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. If a defendant is sentenced to death, the Trial panel shall decide, in the sentence document, to continue the detention of the defendant for the enforcement of the sentence.

Chapter XXII

APPELLATE TRIAL

Volume I. CHARACTERISTICS OF APPELLATE TRIAL AND RIGHT TO APPEAL

Articles 330. Characteristics of appellate trial

1. Appellate trial means that the immediate superior Court re-tries a case or re-considers the decisions passed by the first instance court, whose judgments and rulings pronounced for the case are appealed before coming into force.

2. The decisions in a first instance court, which are appealed, refer to decisions to suspend or dismiss the case or lawsuit against suspects and defendants and other decisions in the first instance court as per this Law.

Article 331. Right to appeal

1. Defendants, crime victims and their representatives shall have the right to appeal against the judgments or rulings of the first instance court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Civil plaintiffs, civil defendants and their representatives shall have the right to appeal against parts of the judgments or rulings, that are related to compensations for damage.

4. Individuals having benefits and duties from the case and their representatives shall have the right to appeal against parts of the judgments or rulings, which are associated with their duties and benefits.

5. The protectors of legitimate rights and benefits of crime victims or litigants aged less than 18 or having mental or physical defects shall have the right to appeal against parts of the judgments or rulings, which are in connection with the benefits and duties of those under their protection.

6. A person declared not guilty by a Court shall have the right to appeal against the justifications of the first-instance court’s verdict of no guilty.

Article 332. Appellate procedure

1. The appellant lodges an appeal to the court that conducted the first instance trial or a court of second instance.

If the defendant is held in detention, the warden of the detention center or head of the detention facility must enable the defendant's execution of his right to appeal. The warden or head shall obtain and forward the written appeal to the first-instance court that issued the judgments or rulings appealed.

The appellant can directly present his appeal to the court that conducted the first-instance trial or the appellate court. The court must make a written record of the appeal as per Article 133 of this Law.

The appellate court, that has made the written record of the appeal or received the written appeal, shall send such record or written appeal to the first instance court for further activities according to general regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The date of the written appeal;

b) The full name and address of the appellant;

c) The reasons and petitions of the appellant;

d) The signature or fingerprint of the appellant.

3. The written or direct appeal shall be enclosed with additional evidences, documents and items, if available, that evince the grounds of such appeal.

Article 333. Time limit for appeal

1. The time limit for appeal against a first-instance court’s judgments is 15 days upon the pronouncement of such judgments. If the defendant or litigant is absent from the court, the time limit for appeal commences upon his receipt or the proclamation of the judgments according to the laws.

2. The time limit for appeal against a first-instance court’s rulings is 07 days and commences when the person entitled to appeal receives such rulings.

3. The entry date of an appeal is determined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If the written appeal is forwarded by the warden of the detention center or head of the detention facility, the entry date of the appeal shall be the date when the warden or detention head receives the written appeal. The warden or detention head must specify and confirm the date of receipt by affixing his signature on the written appeal;

c) If the appellant submits the written appeal in court, the entry date of the appeal shall be fixed upon the Court’s receipt of the written appeal. If the appellant directly appeals in court, the entry date of the appeal shall be fixed upon the Court’s written record of such appeal.

Article 334. Procedures for admission and processing of appeals

1. The first-instance court, after receiving the written appeal or executing a written record of the appeal, must enter details into a receipt journal and verify the validity of such appeal according to this Law.

2. If the written appeal is valid, the first-instance Court shall send a notice of appeal according to Article 338 of this Law;

3. If the written appeal is valid but its content is obscure, the first-instance Court must promptly inform the appellant for the latter's elucidation.

4. If the content of the written appeal conforms to this Law but the time limit for appeal expires, the first-instance court shall request the appellant to present his excuses and evidences, documents and items, if available, which justify his late submission of the written appeal.

5. If the petitioner does not have the right to appeal, the Court shall return the petition, in 03 days upon the receipt of such paper, and notice the petitioner and equivalent Procuracy in writing. Such written notice must specify reasons for the return of the petition.

A complaint can be lodged against the return of such petition in 07 days upon the receipt of the notice. The processing of such complaint shall abide by the stipulations in Chapter XXXIII of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The filing of a late appeal shall be permissible on condition that the appellant has been obstructed by force majeure or objective obstacles to lodge an appeal within the time limit as defined by this Law.

2. The court of first instance, in 03 days upon receiving a late appeal, shall forward to the appellate court the written appeal, the appellant's letter explaining the retardation of the appeal and evidences, documents and items (if available).

3. The appellate court, in 10 days upon receiving the late appeal enclosed with evidences, documents and items (if any), shall establish a Panel of three Judges to scrutinize the late appeal. The panel that contemplates the late appeal shall be entitled to decide to endorse or reject such appeal in writing and specify its reasons in the written decision.

4. The procurator of the equivalent Procuracy shall attend the meeting, in which the late appeal is perused. The appellate Court, in 03 days prior to its contemplation of the late appeal, shall send a copy of the late appeal with evidences and documents (if any) to the equivalent Procuracy. The procurator shall express the Procuracy’s standpoints on the ratification of the late appeal.

5. The decision by the late appeal review Panel shall be sent to the appellant, the Court of first instance and the Procuracy equivalent to the appellate Court.

If the appellate Court accepts the late appeal, the Court of first instance shall go through the formalities as defined in this Law and send the case file to the appellate Court.

Article 336. Appeal by the Procuracy

1. An appeal can be lodged by a Procuracy equivalent to the court of first instance or the immediate superior Procuracy to protest a judgment or ruling passed by such court.

2. An appeal by the Procuracy shall contain these primary details:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The name of the Procuracy that decides to appeal;

c) The appeal is filed against parts or the whole of judgments or rulings of the first instance court;

d) The reasons, justifications for appeal and requests by the Procuracy;

dd) Full name and position of the individual signing the written decision to appeal.

Article 337. Time limit for protest

1. The time limit for protests against a first-instance court’s judgments is 15 days for the equivalent Procuracy and 30 days for the immediate superior Procuracy upon the Court’s pronouncement of such judgments.

2. The time limit for protests against a first-instance court’s rulings is 15 days for the equivalent Procuracy and 30 days for the immediate superior Procuracy upon the Court’s issuance of such rulings.

Article 338. Notice of appeals and delivery of prosecution decisions to appeal

1. The first-instance court shall notice the equivalent Procuracy and concerned individuals in writing about the appeal in 07 days upon the expiration of the time limit for appeal. Such written notice must specify the appellant’s requests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Participants in legal proceedings, who are informed in writing of the appeal or protest, shall be entitled to state their opinions on the content of such appeal in writing to the appellate Court. Their opinions shall be inputted into the case file.

Article 339. Results of appeals or protests

Parts of the Court's judgments and rulings being appealed shall not be enforced, unless otherwise defined in Article 363 of this Law. If an appeal is filed against the whole of the Court’s judgments or rulings, the enforcement of all judgments or rulings shall be postponed, except for circumstances as defined in Article 363 of this Law.

The first-instance Court must provide the appellate Court with the case file, written appeal and documents, evidences and items (if any) in 07 days upon the expiration of the time limit for appeals or protests.

Article 340. Admission of cases

1. The appellate Court, upon receiving the file of the case appealed with evidences, documents and items (if any), shall enter details into the case admission journal.

2. In 03 days upon the admission of the case, the Court president of the appellate Court  shall appoint a Judge to preside the court and meeting session.

Article 341. Transfer of case files to the Procuracy

1. The appellate Court, after admitting the case, must transfer the case file to the equivalent Procuracy. The case file must be returned to the Court, in 15 days’ time for the provincial People’s Procuracy or military procuracy of a military zone or 20 days’ time for the Higher People’s Procuracy or Central military procuracy upon such procuracies’ receipt of the case file. In the case of extremely severe or complicated felonies, the said time limit may be extended for 25 more days for the provincial People’s Procuracy or military procuracy of a military zone or 30 more days for the Higher People’s Procuracy or Central military procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 342. Amendment or withdrawal of appeals

1. The appellant or Procuracy deciding to appeal shall be entitled to amend the appeal but not to aggravate the defendants' circumstances, in the appellate court or prior to the start of the trial. The right to withdraw parts or all of the appeal shall be granted to the appellant, the Procuracy deciding to appeal or the immediate superior Procuracy in the appellate court or prior to the start of the trial.

2. The amendment or withdrawal of an appeal prior to the start of the trial must be executed in writing and sent to the appellate Court. The appellate court must inform the Procuracy, defendants and concerned individuals of the amendment or withdrawal of the appeal. The amendment or withdrawal of an appeal in court shall be noted in the court record.

3. If the appellant or Procuracy withdraws a part of the appeal in court, which does not affect other parts, the appellate Trial panel shall consider the part withdrawn and decide to terminate its adjudication of such part of the appeal.

Article 343. Effect of a first-instance court’s judgments and rulings not being appealed

A first-instance court's judgments, rulings and parts of such not being appealed shall come into force upon the expiration of the time limit for appeals and protests.

Volume II. PROCEDURE IN APPELLATE COURTS

Article 344. Appellate jurisdiction

1. A provincial People’s Court shall have appellate jurisdiction over a district People’s Court's judgments and rulings being appealed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A military court of a military zone shall have appellate jurisdiction over a local military court's judgments and rulings being appealed.

4. The Central military court shall have appellate jurisdiction over the judgments and rulings that were passed by a military court of a military zone and are being appealed.

Articles 345. Scope of appellate jurisdiction

An appellate court shall review the content of sentences and rulings being appealed. It can review other parts of such sentences and rulings, which are not appealed, if necessary.

Article 346. Time limit for appellate trial preparation

1. A provincial People’s Court or military Court of a military zone must start the appellate trial in 60 days upon the receipt of the case file. The higher People’s Court or Central military court must begin the appellate trial in 90 upon receiving the case file.

2. Upon the admission of a case, the provincial People’s Court and military court of the military zone, in 45 days, or the Higher People’s Court and Central military court, in 75 days, must issue one of the following decisions:

a) Terminate the appellate trial;

b) Hear the appellate case;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The appellate court, in 10 days at most prior to the start of the trial, must send its decision to try the case to the equivalent Procuracy, defense counsels, crime victims, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, appellants and individuals having duties and interests related to the appeal.

Article 347. Implementation, alteration and termination of preventive and coercive measures

1. The appellate court, upon accepting the case, shall be empowered to implement, alter or terminate preventive and coercive measures.

The implementation, alteration and termination of detention shall be subject to the decisions of the Court president and Vice court presidents. The implementation, alteration and termination of other preventive and coercive measures shall be subject to the decisions of the Presiding judge.

2. The time limit for detention prior to trial shall not exceed the time limit for appellate trial preparation as per Article 346 of this Law.

The appellate court shall base on the first-instance court’s decision on detention to set the time limit for extending the active detention of a defendant, if deemed imperative. The appellate court shall base on the first-instance court’s decision on detention to extend the active time limit for the continued detention of a defendant, if deemed imperative.

If a defendant is held and must be kept in detention for the completion of the trial, the Trial panel shall decide to hold him in detention until the end of the trial.

3. If a defendant in detention is sentenced to jail but his detention time expires, the Trial panel shall decide to hold him in detention for sentence enforcement, unless otherwise stated in Section 4 and Section 5, Article 328 of this Law.

If a defendant not in detention is sentenced to jail, the Trial panel can decide to put him in detention upon the pronouncement of sentences.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 348. Termination of appellate trial

1. The appellate court shall terminate the appellate trial when the appellant or Procuracy withdraws the entire appeals. The termination of the appellate trial shall be subject to the decisions of the Presiding judge, prior to the start of the trial, or the decisions of the Trial panel, in court. The first-instance court’s sentences shall come into force upon the appellate Court’s issuance of the decision to terminate the appellate trial.

2. If the appellant or Procuracy, prior to the start of the trial, withdraws parts of the appeal, which are deemed not to affect other parts, the Presiding judge shall decide to terminate the appellate trial against the parts withdrawn.

3. A decision to terminate appellate trial must specify reasons of termination and other details as defined in Section 2, Article 132 of this Law.

The appellate court, in 03 days upon issuing its decision to terminate the appellate trial, must send such decision to the equivalent Procuracy, the court that held the first-instance trial, defense counsels, crime victims, litigants, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, appellants and individuals having duties and interests related to the appeal.

Article 349. Attendance of members of the appellate Trial panel and Court clerk

1. The trial shall proceed only in the presence of full members of the Trial panel and the Court clerk. Members of the Trial panel must hear the case from start to finish.

2. If a Judge fails to continue hearing the case but a reserve Judge attends the trial from the start, the reserve one shall be the substitute member of the Trial panel. If the Presiding judge cannot continue hearing the case, a member Judge of the Trial panel shall preside the court and a reserve Judge shall become a substitute member of the Trial panel.

3. If a reserve Judge or a Judge to substitute the presiding judge, when required, is not available, the trial shall be halted.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 350. Attendance of Procurators

1. Procurator(s) of the equivalent Procuracy must appear in the court to exercise prosecution rights and administer the trial. The trial shall be halted in the absence of procurator(s). Many procurators may attend a lawsuit composed of serious and complex factors. If procurator(s) cannot attend the trial, reserve procurator(s) attending the trial from the start shall become substitute(s) to exercise prosecution rights and administer the trial.

2. If reserve procurator(s) is not available to replace procurator(s) who must be changed or cannot continue exercising prosecution rights or administering the trial, the Trial panel shall halt the trial.

Article 351. Attendance of defense counsels, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, appellants and individuals having duties and interests related to the appeal

1. Defense counsels, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, appellants and individuals having duties and interests related to the appeal must appear in court as per subpoenas. If such person(s) is absent, the Trial panel shall implement the following measures:

If the defense counsel is absent for the first time due to force majeure or objective obstacles, the trial shall be halted unless the defendant agrees to be tried in the absence of the defense counsel. If the defense counsel is absent not due to force majeure or objective obstacles or fails to appear as per the valid second subpoena, the court shall hold the trial.

If a defense counsel appointed as per Section 1, Article 76 of this Law is absent, the trial shall be halted unless the defendant or his representative agrees to engage in the trial in the absence of the defense counsel.

b) If the appellant, crime victims, litigants and their representatives who have interests and duties related to the appeal, and protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants are absent not due to force majeure or objective obstacles, the Trial panel shall hold the trial. If such people are absent due to force majeure or objective obstacles, the Trial panel can hold the trial but cannot pass a judgment or ruling that is inimical to the crime victims or litigants;

c) If the defendant filing or facing an appeal is absent due to force majeure or objective obstacles, the Trial panel can hold the trial but cannot pass a judgment or ruling inimical to the defendant. If the defendant’s absence out of force majeure or objective obstacles does not hinder the trial, the Trial panel shall hold the trial.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 352. Halt of appellate trial

1. The appellate court can halt the trial only in one of the following events:

a) There are justifications as defined in Article 52, 53, 349, 350 and 351 of this Law;

b) Evidences, documents or items must be verified or added outside the court;

If the trial is halted, the process of adjudication shall restart.

2. The duration of a halt to a trial of second instance shall be defined in Article 297 of this Law.

Article 353. Addition and examination of evidences, documents and items

1. The procuracy, prior to or at the appellate trial, can gather new evidences on its own discretion or at the requests for the Court. Furthermore, the appellant and individuals having duties and interests related to the appeal, defense counsels, protectors of legitimate benefits and rights of crime victims and litigants shall be entitled to supplement evidences, documents and items.

2. Existing and new evidences and newly added documents and items must be examined in court. The appellate court’s judgments must consider existing and newly added evidences.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The procedures to start the trial and conduct oral arguments in an appellate court and first-instance court are similar; however, a member of the Trial panel in the court of second instance shall summarize the case, the first-instance court’s judgments and rulings and details of the appeal before the questioning session.

2. The presiding judge shall ask the appellant about his intention to amend or withdraw the appeal. If such intention exists, the presiding judge shall ask about the Procurator’s opinions on such amendment or withdrawal of the appeal.

The presiding judge shall ask about the Procurator's intention to amend or withdraw the protest. If such intention exists, the presiding judge shall ask the defendants and individuals in connection with the protest to express their opinions on such amendment or withdrawal of the protest.

3. During the court’s session of oral argument, the Procurator and individuals related to the appeal shall express their opinions on the details of the appeal. Moreover, the Procurator shall state the Procuracy’s opinions on the settlement of the case.

Article 355. The appellate Trial panel’s jurisdiction over the first-instance court’s judgments

1. The appellate trial panel shall have the rights to:

a) Reject appeals and sustain the first-instance court’s judgments;

b) Alter the first-instance court’s judgments;

c) Annul the first-instance court’s judgment and send the case back for re-investigation or retrial;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Terminate the appellate trial.

2. The appellate court’s judgments shall come into force upon the pronouncement of such judgments.

Article 356. Rejection of appeals and sustainment of the first-instance court’s judgments

The appellate court, when considering the first-instance court’s judgments justified and conformable to the laws, shall reject appeals and sustain the first-instance court’s judgments.

Article 357. Alteration of the first-instance court’s judgments

1. In the presence of new facts or grounds showing the disparity in the first-instance court’s judgments and the defendant’s personal records or nature, degree and consequences of the crimes, the Trial panel of the appellate court shall be entitled to alter the first-instance court’s judgments as follows:

a) Exempt the defendant from criminal liabilities or penalties; enforce no additional penalty or judicial remedy;

b) Implement articles and sections of the Criminal Code on lesser crimes;

c) Mitigate the defendant’s punishments;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Commute a punishment to a less harsh one;

e) Sustain or alleviate a jail sentence and grant a suspended sentence.

2. At the requests by the Procuracy or crime victims, the Trial panel of the appellate court can:

a) Aggravate punishments and implement articles and sections of the Criminal Code on harsher crimes; pass additional punishments and implement judicial remedies;

b) Increase the compensation level;

c) Replace existing punishments with harsher ones;

d) Nullify suspended sentence.

The trial panel, if acquiring sufficient justifications, can mitigate punishments and implement articles and sections of the Criminal Code on lesser crimes, commute existing punishments to less harsher ones, sustain and suspend jail sentence and reduce the compensation level.

3. The trail panel of the appellate court, if possessing satisfactory grounds, can alter the first-instance court’s judgments, as per Section 1 of this Article, for the defendants filing or facing no appeal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The trial panel of the appellate court shall annul the first-instance court’s judgments in the following events:

a) There are grounds demonstrating the first-instance court’s omission of crimes or criminals or the demand for charges and investigation into crimes harsher than those defined in the first-instance court's judgments;

b) The appellate court cannot fulfill the incomplete investigation activities at first instance;

c) Legal proceedings during the stage of investigation or prosecution have constituted serious violations.

2. The trial panel of the appellate court shall annul the first-instance court’s judgments to re-try the case at first instance with a new Trial panel in these events:

a) The composition of the Trial panel of the first-instance court does not abide by this Law;

c) Legal proceedings during the stage of adjudication at first instance have constituted serious violations;

c) The first-instance court issued a verdict of not guilty in favor of a person, who is found to commit crimes through substantial grounds;

d) Grant unjustified exemption of criminal liability, punishment or judicial remedy in favor of the defendant;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The trial panel of the appellate court, when annulling the first-instance court's judgments for re-investigation or retrial, must specify reasons for such invalidation of judgments.

4. The appellate trial panel, when annulling the first-instance court’s judgments for retrial, shall not set, in advance, evidences for the first-instance court to approve or reject or applicable points, sections and articles of the Criminal Code or punishments against the defendants.

5. When the first-instance court's judgments are annulled for re-investigation or retrial but the time limit for the detention of the defendant expires, the appellate Trial panel shall, if finding the need of keeping such defendant in detention, issue a decision to continue the temporary detainment of the defendant until the Procurator or the first-instance court re-handles the case.

In 15 days upon the annulment of the first-instance court's judgments, the case shall be sent to the Procuracy or the first-instance court for general proceedings as per this Law.

Article 359. Annulment of the first-instance court’s judgment and dismissal of the case

1. If one of the justifications as defined in Section 1 and Section 2, Article 157 of this Law exists, the appellate Trial panel shall nullify the first-instance court's judgments, declare the defendant not guilty and dismiss the case.

2. If one of the justifications as defined in Section 3, 4, 5, 6 and 7, Article 157 of this Law exists, the appellate Trial panel shall nullify the first-instance court's judgments and dismiss the case.

Article 360. Re-investigation or retrial of criminal cases

1. After the appellate Trial panel annuls the first-instance court’s judgments for re-investigation, the Investigation authorities, Procuracy and first-instance Court shall be empowered to investigate, prosecute and adjudicate the case again according to this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 361. The appellate trial panel’s jurisdiction over the first-instance court’s rulings

1. The appellate trial panel shall have the rights to:

b) Alter the first-instance Court’s rulings;

c) Annul the first-instance Court’s rulings and transfer the case to the first-instance court for further settlement of the case.

2. The appellate court’s rulings shall come into force when pronounced.

Article 362. Appellate procedure against the first-instance court’s rulings

1. The appellate Trial panel, when reviewing the first-instance court’s rulings being appealed, must summon to the meeting session the appellant, defense counsels, protectors of litigants’ legitimate rights and benefits, and individuals having interests and duties related to the appeal. The appellate Trial panel, despite the absence of such people, shall hold the meeting session.

2. In 15 days upon the acceptance of the case, the Court must hold the meeting session to examine the first-instance court's rulings being appealed.

In 10 days upon the decision to hold the meeting session, the appellate Trial panel must start the meeting session. The court, in 02 days upon issuing the decision to hold the meeting session, must send the case file and such decision to the equivalent Procuracy.  The procuracy, in 05 days upon receiving the case file, must send the file back to the Court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The procurator of the equivalent Procuracy must attend the meeting session and express the Procuracy’s opinions on the settlement of the appeal prior to the appellate Trial panel’s issuance of its rulings.

PART FIVE

REGULATIONS ON THE ENFORCEMENT OF THE COURT’S SENTENCES AND RULINGS

Chapter XXIII

SENTENCES AND RULINGS THAT ARE IMMEDIATELY ENFORCED AND THE AUTHORITY TO DECIDE THE ENFORCEMENT OF SENTENECS

Article 363. The court’s sentences and rulings that are immediately enforced

The court's sentences or rulings, though appealable, shall be immediately enforced when the first-instance court decides to dismiss the case for a defendant in detention or declare that defendant guiltless or exempt from criminal liabilities or punishments. Moreover, alternatives to incarceration or suspended prison sentences or jail sentences, whose length of time is equal to or shorter than the detention time served, shall take immediate effect.

Warnings shall be delivered in court.

Article 364. Authority and procedure to order the enforcement of sentences

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The time limit for the issuance of an order for sentence enforcement shall be 07 days upon the effect of the first-instance court's sentences and rulings or upon the receipt of sentences and rulings from the appellate court or decisions generated through cassation or reopening procedures.

The court president, when delegated by the president of the court that held the first-instance trial, shall in 07 days upon the receipt of the written delegation issue an order to enforce the sentences.

3. If a person on bail is sentenced to jail, the order on the enforcement of such prison sentence must state that the said person must in 07 days upon receiving the written order present himself to a criminal sentence enforcement unit of a district police office to serve time.

If a person on bail and sentenced to jail absconds, the President of the Court that has ordered the sentence enforcement shall request a wanted notice to be issued by the criminal sentence enforcement police unit of the provincial Police office at the location where the prison sentence was passed.

Article 365. Explication and revision of the Court’s sentences and rulings

1. Criminal and civil sentence enforcement authorities, procuracies, sentenced persons, crime victims and litigants in connection with the enforcement of sentences shall be entitled to petition the Court that passed such sentences and rulings for its explication and revision of obscure details of such judgments and decisions for the purpose of enforcement.

2. The presiding judge of the court that pronounced the sentences and rulings shall be held responsible for explicating and revising vague details of the Court’s judgments and decisions. The president of the Court that passed the sentences and rulings, if the presiding judge cannot explicate or revise such, shall undertake the tasks.

Article 366. Settlement of motions against the Court’s sentences and rulings

If a criminal or civil sentence enforcement authority makes a motion for revision of the Court’s sentences or rulings through the reopening or cassation procedures, the competent Court shall be responsible for responding to such motion in 90 days upon the receipt of the motion made in writing. The time limit for response, in complex cases, can be extended for 120 more days at most upon the receipt of the written motion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROCEDURES FOR THE EXECUTION OF DEATH PENALTY, PAROLE AND EXPUNGEMENT OF CRIMINAL RECORDS

Article 367. Procedures for the review of death penalty before execution

1. The following procedures shall apply to the review of a death penalty before execution:

a) When a death penalty comes into force, the case file shall be promptly sent to the President of the Supreme People’s Court and the sentences shall be immediately delivered to the Head of the Supreme People’s Procuracy;

b) Supreme People’s Court, after reviewing the case file to make decisions to or not to file an appeal through reopening or cassation procedures, shall have the case file sent to the Supreme People’s Procuracy. Supreme People’s Procuracy, in 01 month upon receiving the case file, shall return it to the Supreme People’s Court;

c) The president of the Supreme People’s Court or head of the Supreme People’s Procuracy, in 02 months upon the receipt of the case file, must decide to or not to appeal through reopening or cassation procedures;

d) The sentenced person shall be allowed to, in 07 days upon the effect of the sentence, petition for the State president’s commutation;

dd) A death penalty shall be executed if the President of the Supreme People’s Court and the Head of the Supreme People’s Procuracy do not appeal through reopening or cassation procedures and the sentenced person does not petition for the State president’s amnesty.

If an appeal is filed against the death penalty through the reopening or cassation procedures but is rejected by the Reopening panel or Cassation panel of the Supreme People’s Court for sustaining the death penalty, the Supreme People’s Court shall promptly notice the sentenced person for the latter’s petition for amnesty;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The president of the Court that held the first-instance trial, in the presence of grounds as defined in Section 3, Article 40 of the Criminal Code, shall not order to enforce the death penalty and report to the President of the Supreme People’s Court for the reduction of the death sentence to incarceration for life.

Article 368. Procedures for parole

1. Prisons and detention centers of the Ministry of Public Security, detention centers of the Ministry of Defense, criminal sentence enforcement units of provincial Police offices and military zones shall be responsible for preparing and sending the application for parole to the provincial Procuracy or military Procuracy of the military zone, provincial People’s Court, military Court of the military zone at the location where the convict serves time.

An application for parole comprises:

a) The convict’s letter of application for parole, including his undertakings to obey the laws and perform mandatory duties of the parole;

b) A copy of the sentence in effect and sentence enforcement order;

c) A copy of the decision to mitigate the prison sentence’s term of length for a person convicted of felonies or harsher crimes;

d) The documents showing the fulfillment of additional pecuniary fines, court fees and civil liabilities;

dd) The personal records of the convict and his family background;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) The written request for parole from the authority that prepares the application.

2. The written request for parole from the authority that prepares the application shall contain these primary details:

a) Number and date of the written request;

b) Full name, position and signature of the individual authorized to make the request;

c) Full name, gender, year of birth, residential place of the convict; and the location where the convict undergoes probation;

d) Length of time served and remaining;

dd) Remarks and requests by the authority that prepares the application.

3. The provincial People’s Procuracy or military Procuracy of the military zone must, in 15 days upon receiving the application for parole, expresses its opinions in writing on such application.

If the Procuracy demands further documents, the authority making the application must, in 03 days upon receiving such demand, prepare and send additional papers to the Procuracy and Court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The parole board is composed of the Court president, chairing the board, and 02 judges.

6. A member of the Board shall brief the application in the meeting. The procurator shall state the Procuracy’s standpoints on the concerned authority’s application for parole and the legal compliance of the ratification of parole. The representative of the authority making the application can present additional details to elucidate the application for parole.

7. The parole meeting shall be recorded in writing. The written record shall specify the date and location of the meeting, participants, contents and events in the meeting and the Board's decision to approve or reject the application for parole for each convict.

At the end of the meeting, the Procurator shall view the written record and request amendments (if any) to such record. The chairman of the Board must review the record and, together with the meeting clerk, sign the record.

8. In 03 days upon the issuance of the decision to grant parole, the Court must send such decision to the convict, equivalent Procuracy, immediate superior Procuracy, authority making the application, Court that ordered sentence enforcement, criminal sentence enforcement unit of district Police or military zone, local authorities at the commune, ward or town where the person on parole resides, military unit managing such person, and Department of Justice adjacent to the office of the Court issuing the decision.

9. The prison, upon receiving the decision to grant parole, shall announce such decision and handle formalities to execute the parole decision. If the person on parole does not violate Section 4, Article 66 of the Criminal Code during his probation, the criminal sentence enforcement unit of the district Police or military zone that managed such person, upon the expiration of the probation, shall certify his fulfillment of jail sentence in writing.

10. If the person on parole violates Section 4, Article 66 of the Criminal Code, the criminal sentence enforcement unit of the district Police office adjacent to the residential location of the person on parole or the military unit managing such person must submit documents to the Procuracy and Court that decided the parole. The said Procuracy and Court shall consider such documents to annul the decision issued and compel that person to serve the jail time remaining.

The court, in 05 days upon receiving a request, must hold a meeting to review details and make decision.

The court, in 03 days upon annulling the parole decision, must send its new decision to the authorities and individuals as stated in Section 8 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The order, procedures and authority to settle such appeals and complaints against the decisions as stipulated in this section shall abide by Chapter XXII and Chapter XXXIII of this Law.

Article 369. Procedures for expungement of criminal records

1. The authority managing criminal record database, in 05 days upon receiving the request by the person whose criminal records are eligible for expungement, shall consider the conditions as stated in Article 70 of the Criminal Code and issue a certificate of no justice records.

2. The court shall decide the expungement in the events as defined in Article 71 and Article 72 of the Criminal Code. The sentenced person must send the Court, which held the first-instance trial, his petition bearing remarks of the local authority at the commune, ward or town where he resides or of his workplace or educational facility.

The court that held the first-instance trial, in 03 days upon receiving the sentenced person’s petition, shall send the application for expungement to the equivalent Procuracy. The equivalent Procuracy, in 05 days upon obtaining the documents from the Court, shall respond in writing and return such papers to the Court.

The president of the Court that held the first-instance trial, in 05 days upon retrieving documents from the Procuracy, shall consider the eligibility and approve or reject the application for expungement.

The court, in 05 days upon issuing a decision to approve or reject the application for expungement, must have such decision sent to the sentenced person, equivalent Procuracy, local authorities at the commune, ward or town where the person resides or his workplace or educational facility.

PART SIX

REVIEW OF SENTENCES AND RULINGS IN EFFECT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CASSATION PROCEDURE

Article 370. Nature of cassation procedure

The cassation procedure reviews a Court’s effective sentences and rulings under protest upon the exposure of a serious breach of law in the settlement of the case.

Article 371. Grounds for protest through the cassation procedure

A court’s sentences and rulings in effect shall be protested according to the cassation procedure in the presence of one of the following grounds:

1. The court’s sentences and rulings do not correspond with objective facts of the case;

2. A serious breach of legal proceedings for investigation, prosecution and adjudication resulted in a serious error in the settlement of the case;

3. An error in the application of the law occurred.

Article 372. Detection of effective sentences and rulings to be reviewed through the cassation procedure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The provincial People’s Court shall examine the effective sentences and rulings passed by a district People’s Court in order to detect violations of laws and propose the President of the Higher People’s Court or the Supreme People’s Court to lodge protests.

The military court of the military zone shall examine the effective sentences and rulings passed by a local military court to detect violations of laws and propose the President of the Central military court to lodge protests.

3. Individuals authorized to lodge protests shall be informed promptly in writing upon the Court’s or Procuracy's detection of violations of laws in a Court's judgments and rulings through the cassation review or administration of the process of adjudication or through other sources of information.

Article 373. Right to lodge protests through the cassation procedure

1. The president of the Supreme People’s Court and the head of the Supreme People’s Procuracy shall have the right to lodge protests through the cassation procedure, when deemed necessary, against the effective sentences and rulings passed by a Higher People’s Court or other Courts, except for the rulings pronounced by the Judicial panel of the Supreme People’s Court.

2. The president of the Central military court and the head of the Central military procuracy shall have the right to lodge protests through the cassation procedure against the effective sentences and rulings passed by a military Court of a military zone or a local military Court.

3. The president of the Higher People’s Court and the head of the Higher People’s Procuracy shall have the right to lodge protests through the cassation procedure against the effective sentences and rulings passed by a provincial People’s Court or a district People’s Court in conformity to the territorial jurisdiction.

Article 374. Procedures for notice of a Court’s effective rulings and sentences to be reviewed through the cassation procedure

1. The sentenced person, authorities and entities, when exposing violations of laws in the Court’s effective sentences and rulings, shall submit a written notice or give a direct presentation and evidences, documents and items, if available, to the individuals authorized to lodge protests or to the nearest Court or Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Date;

b) Name and address of the authority or entity issuing the notice;

c) The court’s effective sentences or rulings in violation of the laws;

d) The details of violations exposed;

dd) The petition for the competent individuals' protests.

3. Such notice must bear the signature or fingerprint of the informing person or the corporate seal and signature of the legal representative of the authority or organization issuing the notice.

Article 375. Procedures for acquisition of notices of a Court’s effective rulings and sentences to be reviewed through the cassation procedure

1. The court or procuracy, when acquiring the written notice, shall input details into the notice receipt journal.

2. When the sentenced person, authorities or entities directly state the violations of laws in a Court’s effective sentences and rulings, the Court or Procuracy must record details stated in writing. If the informing person provides evidences, documents and items, the Court and Procuracy must execute a written record of custody. Such written record shall be made according to Article 133 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 376. Transfer of case files for contemplation of protests through the cassation procedure

1. The court or procuracy, if in need of examining the case file to contemplate protests through the cassation procedure, shall be entitled to request in writing the Court managing such file to have it transferred.

The court managing the case file, in 07 days upon receiving the written request, must have it transferred to the Court or Procuracy making such request.

2. If the Court and Procuracy simultaneously issue their written requests, the Court managing the case file shall have it transferred on first-come basis and inform the later one.

Article 377. Suspension of the enforcement of sentences and rulings protested through the cassation procedure

The individual issuing the decision to protest sentences and rulings in effect through the cassation procedure shall be entitled to suspend the enforcement of such rulings and sentences.

The decision to suspend the enforcement of sentences and rulings protested through the cassation procedure must be sent to the Court and Procuracy, which held the trials at first and second instance, and competent sentence enforcement authorities.

Article 378. Decision to lodge protests through the cassation procedure

A decision to lodge protests through the cassation procedure shall contain these primary details:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The individual authorized to make the decision;

3. The number and date of the sentence or ruling protested;

4. Remarks and analysis of violations and errors in the sentence or ruling protested;

5. Legal grounds that lead to the decision to protest;

6. The decision to protest the whole or parts of the sentence or ruling;

7. The name of the Court empowered to perform the cassation review of the case;

8. The requests by the individual initiating protests.

Article 379. Time limit for protests through the cassation procedure

1. The time limit for protests against the sentenced person shall be 01 year upon the effect of the sentence or ruling.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Protests on litigants’ civil matters in a criminal case shall abide by the Civil procedure code.

4. If there is no ground to lodge protests through the cassation procedure, the individual authorized to protest must inform the requesting authorities and entities in writing of his decision not to protest and reasons.

Article 380. Delivery of decisions to protest through the cassation procedure

1. The decision to protest through the cassation procedure must be promptly delivered to the Court that passed the effective sentence and ruling protested, the sentenced person, competent authorities enforcing criminal or civil sentences, and other people having interests and duties related to the protests.

2. If the President of the Supreme People’s Court initiates protests, the decision to protest and case file must be promptly delivered to the Court empowered to conduct cassation procedure.

If the President of the Higher People’s Court or Central military court initiates protests, the decision to protest and case file must be promptly delivered to the competent Procuracy.

The court empowered to conduct cassation procedure must deliver the decision to protest and case file to the equivalent Procuracy. The procuracy, in 30 days upon receiving the case file, must send back the file to the Court.

3. If the head of the Supreme People’s Procuracy or Higher People’s Procuracy or Central military procuracy initiates protests, the decision to protest and case file must be promptly delivered to the Court empowered to conduct the cassation procedure.

Article 381. Amendment or revocation of protests

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Before trial or in the court of cassation, the protesting individual shall be entitled to withdraw parts or the whole of the protests. The withdrawal of protests before trial must be executed through written decisions. The withdrawal of protests in court shall be inputted into the court record.

3. If all protests are withdrawn before trial, the President of the Court empowered to conduct the cassation procedure shall decide to dismiss the trial of cassation. If all protests are withdrawn in court, the Trial panel shall decide to dismiss the trial of cassation.

The court, in 02 days upon issuing its decision to dismiss the trial of cassation, shall send such decision to the persons as stated in Section 1, Article 380 of this Law and to the equivalent Procuracy.

Article 382. Jurisdiction over cassation procedure

1. Committee of Judges of the Higher People’s Court conducts the cassation procedure through a Judicial panel of three judges to review effective sentences and rulings passed by provincial People’s Courts or district People's Courts in conformity to the territorial jurisdiction.

2. Plenary assembly of the Committee of Judges of the Higher People’s Court conducts the cassation review of effective rulings and sentences passed by a People’s Court as per Section 1 of this Article, which comprise complex elements, or sentences and rulings reviewed by the 3-judge Judicial panel established the Committee of Judges of the Supreme People’s Court through the cassation procedure without reaching an agreement on the settlement of the case through voting.

When the Plenary assembly of the Committee of Judges of the Higher People’s Court holds the trial of cassation, two thirds of its members must be attend the trial, which is chaired by the President of the Supreme People’s Court. Rulings of the Plenary assembly of the Committee of Judges must be approved by more than half of its members; otherwise, the trial shall be halted. Plenary assembly of the Committee of Judges, in 30 days upon halting the trial, must resume the trial.

3. Committee of Judges of the Central military court conducts the cassation review of effective sentences and rulings passed by a military court of a military zone or local military court. More than two thirds of members of the Committee of Judges of the Central military court must attend the trial of cassation, which is chaired by the President of the Central military court. Rulings of the Committee of Judges must be approved by more than half of its members; otherwise, the trial shall be halted. Committee of Judges, in 30 days upon halting the trial, must resume the trial.

4. Justices’ Council of the Supreme People’s Court assigns a Judicial panel of five Judges to conduct the cassation review of effective rulings and sentences passed the Higher People’s Court or Central military court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

More than two thirds of members of the Plenary assembly of Judges of the Supreme People’s Court must be present at the trial of cassation, which is chaired by the President of the Supreme People’s Court. Rulings of the Plenary assembly of Judges of the Supreme People’s Court must be approved by more than half of its members; otherwise, the trial shall be halted. Plenary assembly of Judges, in 30 days upon halting the trial, must resume the trial.

6. Justices’ Council of the Supreme People’s Court shall conduct the cassation review of the entire lawsuit, whose effective sentences and rulings protested fall into different levels of jurisdiction over cassation procedure.

Article 383. Participants in a trial of cassation

1. The procurator assigned by the equivalent Procuracy must attend the trial of cassation.

2. The court, when perceiving the necessity or grounds to amend parts of an effective sentence or ruling, must summon the sentenced person, defense counsel and individuals having interests and duties related to the protests to the court of cassation. The trial of cassation shall occur despite the absence of the said people.

Article 384. Preparation for a trial of cassation

The court president shall assign a Judge from the Judicial panel of cassation to prepare an verbal report on the case. Such report shall summarize the details of the case, the Courts’ sentences and ruling, and particulars of the protests.

The verbal report and relevant documents must be sent to the members of the Judicial panel of cassation not later than 07 days before trial.

Article 385. Time limit for the start of a trial of cassation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 386. Procedures for a trial of cassation

1. After the presiding judge commences the trial, a member of the Judicial panel of cassation shall present the verbal report on the case. Other members of the Judicial panel of cassation, before discussing and expressing their opinions on the settlement of the case, shall address questions about unclear details to the Judge delivering the verbal report. If the protests are lodged by the Procuracy, the Procurator shall present the details of such protests.

2. If the sentenced person, defense counsel or individuals having duties and interests related to the protests appear in court, they shall be permitted to state opinions at the requests for the Judicial panel of cassation.

The procurator shall present the Procuracy’s opinions on the decision to protest and the settlement of the case/

The procurator and participants in the trial of cassation shall present their oral arguments on relevant issues in connection with the settlement of the case. The presiding judge must allow the Procurator and participants in legal proceedings to express all opinions in just and equal manners before the court.

3. Members of the Judicial panel of cassation shall present their opinions and converse. The judicial panel of cassation shall take vote and announce its rulings on the settlement of the case.

Article 387. Scope of cassation procedure

The judicial panel of cassation must review the entire case beyond the boundary of the protests.

Article 388. Powers of the Judical panel of cassation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Abrogate the sentences and rulings in effect and sustain lawful judgments and decisions of the Court of first instance or second instance, which were annulled or modified unlawfully.

3. Abrogate sentences and rulings in effect for re-investigation or retrial.

4. Abrogate sentences and rulings in effect and dismiss the case.

5. Redress sentences and rulings in effect.

6. Terminate the cassation procedure.

Article 389. Rejection of protests and sustainment of effective sentences and rulings under protest

The judicial panel of cassation shall reject the protests and sustain the effective sentences and rulings under protest if such rulings and sentences are deemed justified and statutory.

Article 390. Abrogation of sentences and rulings in effect and sustainment of lawful judgments and decisions of a Court of first instance or second instance, which were annulled or modified unlawfully

The judicial panel of cassation shall decide to abrogate the sentences and rulings in effect and sustain the lawful judgments and decisions of the Court of first instance or second instance, which were annulled or modified unlawfully.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The judicial panel of cassation shall abrogate the effective sentences and rulings, partly or wholly, for re-investigation or retrial in the presence of one of the grounds as defined in Article 371 of this Law. In the event of retrial, the Judicial panel of cassation shall, as the case may be, decide to have the case retried in the first or second instance.

If the continued detention of the defendant is deemed necessary, the Judicial panel of cassation shall order such detention until a Procuracy or Court handles the case again.

Article 392. Abrogation of sentences and rulings in effect and dismissal of the case

The judicial panel of cassation shall abrogate the sentences and rulings in effect and dismiss the case in the presence of one of the grounds as defined in Article 157 of this Law.

Article 393. Rectification of sentences and rulings in effect

The judicial panel of cassation shall redress the sentences and rulings in effect upon the fulfillment of all conditions below:

1. Documents and evidences in the case file are sufficient and explicit;

2. The rectification of the sentences and rulings does not alter the nature of the case or worsen the sentenced person's circumstances or put the crime victims and litigants at disadvantage.

Article 394. Decision to institute the cassation procedure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The decision to institute the cassation procedure shall comprise:

a) The date and location of the trial;

b) The full name of members of the Judicial panel of cassation;

c) The full name of the Procurator exercising the prosecution rights and administering the trial;

d) The name of the case reviewed by the Judicial panel through the cassation procedure;

dd) The name, age and address of the sentenced person and individuals having interests and duties in connection with the decision to institute the cassation procedure;

e) Summarize the case and parts of the effective sentences and rulings under protest;

g) The decision to protest and justifications;

h) Remarks by the Judicial panel of cassation, including the analysis of the said justifications for the approval or rejection of the protests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) The decisions by the Judical panel of cassation.

Article 395. Effect of rulings from the cassation procedure and delivery of such rulings

1. The rulings by the Judical panel of cassation shall come into force as of the date of pronouncement.

2. The judicial panel of cassation, in 10 days upon pronouncing its rulings, must have them delivered to the sentenced person, individuals filing protests, equivalent Procuracy, Procuracy and Court that held the first-instance or appellate trial. Moreover, competent authorities enforcing criminal or civil sentences, individuals having interests and duties related to the protests or their representatives shall receive such rulings. Furthermore, a written notice shall be sent to the local authorities at the commune, ward and town where the sentenced person resides or his workplace of educational facility.

Article 396. Time limit for transfer of case file for re-investigation or retrial

If the Judicial panel of cassation decides to abrogate a sentence or ruling in effect for re-investigation, the case file, in 15 days upon the issuance of such decision, must be transferred to the equivalent Procuracy for re-investigation according to this Law.

If the Judicial panel of cassation decides to abrogate a sentence or ruling in effect for retrial in the first or second instance, the case file, in 15 days upon the issuance of such decision, must be transferred to a competent Court for retrial according to this Law.

Chapter XXVI

REOPENING PROCEDURE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The reopening procedure reviews a Court’s effective sentences and rulings under protest upon the exposure of new facts that may alter the fundamentals of such sentences and rulings, given that the said Court had no knowledge of such facts when passing its judgments and decisions.

Article 398. Grounds for protest through reopening procedure

A court’s sentences and rulings in effect shall be protested through the reopening procedure in the presence of one of the following grounds:

1. There are grounds to ascertain the falseness of vital details in witness testifiers' statements, findings of expert examinations and property valuation, interpreters’ metaphrase, written translations;

2. Investigators, Procurators, Judges and lay assessors had no knowledge of certain facts and, consequently, drew inaccurate conclusions that made the Court’s effective sentences and rulings deviate from the objective truths of the case;

3. Evidences, records of investigation, prosecution or adjudication, records of other legal proceedings or other proofs, papers and items in the case were falsified or inaccurate.

4. Other facts that made the Court’s effective rulings and sentences deviate from the objective truths of the case.

Article 399. Announcement and verification of facts newly found

1. The sentenced person, authorities, organizations and every person shall be entitled to find new facts of the case and send written notice and relevant documents to the Procuracy or Court. When the Court receives such notice or finds new facts itself, it must promptly send a written notice and relevant documents to the head of the Procuracy authorized to lodge protests through reopening procedure. The head of the Procuracy authorized to lodge protests through reopening procedure shall issue decisions to verify such facts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. When verifying new facts, the Procuracy and investigation authorities shall be entitled to implement investigative and procedural methods according to this Law.

Article 400. Individuals authorized to lodge protests through the reopening procedure

1. The head of the Supreme People’s Procuracy shall have the right to lodge protests through the reopening procedure against the effective sentences and rulings passed by a Court, save the decisions by the Justices’ Council of the Supreme People’s Court.

2. The head of the Central military procuracy shall have the right to lodge protests through the reopening procedure against the effective sentences and rulings passed by a military Court of a military zone or a local military Court.

3. The head of the Higher People’s Procuracy shall have the right to lodge protests through the reopening procedure against the effective sentences and rulings passed by a provincial People’s Court or a district People’s Court in conformity to the territorial jurisdiction.

Article 401. Time limit for protests through the reopening procedure

1. The reopening procedure against the sentenced person shall only be permissible within the prescriptive period for criminal prosecution, as defined in Article 27 of the Criminal Code. The time limit for filing of protests shall not exceed 01 year upon the Procuracy's receipt of information on newly found facts.

2. The reopening procedure in favor of the sentenced person shall not be restricted in time and shall be permissible for the exoneration of the sentenced person who is deceased.

3. Protests regarding litigants’ civil matters in a criminal case shall abide by the Civil procedure code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Reject the protests and sustain the effective sentences and rulings that have been protested.

2. Abrogate a Court's sentences and rulings in effect for re-investigation or retrial.

3. Abrogate sentences and rulings in effect and dismiss the case.

4. Dismiss the reopening trial.

Article 403. Other proceedings of the reopening procedure

Other proceedings of the reopening procedure shall follow the stipulations on the proceedings of the cassation procedure as per this Law.

Chapter XXVII

PROCEDURES FOR THE REVIEW OF RULINGS BY THE JUSTICES’ COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Article 404. Requests, requisitions and propositions for the review of rulings by the Justices’ Council of the Supreme People’s Court

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The president of the Supreme People’s Court, at the requests the Standing Committee of the National Assembly, shall be held responsible for reporting to the Justices’ Council of the Supreme People’s Court for the review of the rulings of the Justices’ Council of the Supreme People's Court.

3. In response to the requisitions by the Judiciary Committee of the National Assembly and the head of the Supreme People's Procuracy, the Justices’ Council of the Supreme People's Court shall conduct the meeting to review its rulings.

In response to the propositions by the President of the Supreme People's Court, the Justices’ Council of the Supreme People's Court shall enter a meeting to review its rulings.

Article 405. Participants in the meeting organized by the Justices’ Council of the Supreme People’s Court for examination of requisitions and propositions

1. The head of the Supreme People’s Procuracy must attend the meeting of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court to examine the requisitions by the Judicial Committee of the National Assembly or by the head of the Supreme People’s Procuracy or the propositions by the President of the Supreme People's Court.

2. The representative of the Judicial Committee of the National Assembly shall be invited to the meeting of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court to examine the requisitions by the Judicial Committee of the National Assembly.

3. Relevant authorities and entities can be invited by the Supreme People's Court to the meeting, if deemed necessary.

Article 406. Preparation of the meeting for examination of requisitions and propositions

1. Upon the receipt of requisitions from the Judicial Committee of the National Assembly or the head of the Supreme People’s Procuracy or written propositions from the President of the Supreme People’s Court for the review of the rulings of the Justices' Council of the Supreme People's Court, the Supreme People's Court shall send copies of such requisitions or propositions and case files to the Supreme People’s Procuracy for the latter’s preparation of its presentation in the meeting for examination of such requisitions or propositions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In 30 days upon the receipt of requisitions from the Judicial Committee of the National Assembly or the head of the Supreme People’s Procuracy or upon the proposition in writing by the President of the Supreme People’s Court, the Justices’ Council of the Supreme People’s Court must carry out the meeting to examine such requisitions or propositions. Moreover, the head of the Supreme People’s Procuracy shall be informed in writing of the time and location of such meeting.

Article 407. Procedures for the organization of a meeting for examination of requisitions and propositions

1. The president of the Supreme People’s Court shall himself or assign a member of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court to present the case and its settlement in brief.

2. The representative of the Judicial Committee of the National Assembly, the President of the Supreme People’s Court, the head of the Supreme People's Procuracy, requisitioning for or proposing the review of the rulings of the Justices' Council of the Supreme People's Court, shall present the following particulars:

a) The content of the requisitions or propositions;

b) The grounds for such requisitions or propositions;

c) The analysis of evidences existing and arising (if any) to evince the serious breach of laws in the rulings of the Justices’ Council of the Supreme People's Court, or new facts that may alter the fundamentals of such rulings.

3. For the examination of requisitions from the Judicial Committee of the national Assembly or propositions from the President of the Supreme People’s Court, the head of the Supreme People’s Procuracy shall state opinions on the grounds and validity of such requisitions or propositions and specify standpoints and reasons for his consent to or dissent against such propositions or requisitions.

4. Justices’ Council of the Supreme People's Court discuss details and take vote under majority rule on its accord or discord with the requisitions or propositions for the review of the rulings of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Every event of the meeting for examination of requisitions or propositions and the decisions passed in such meeting shall be inputted into the meeting record and the archive of documents for examination of such requisitions or propositions.

Article 408. Notice of results of the meeting for examination of requisitions or propositions

At the end of the meeting, the Justices’ Council of the Supreme People’s Court shall inform the Judicial Committee of the National Assembly and the head of the Supreme People's Procuracy in writing of the results of the meeting and the accord or discord with the requisitions or propositions. The written notice must specify reasons for the consent to or dissent against requisitions or propositions.

If the result of the examination meeting of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court is deemed not satisfactory, the Judicial Committee of the National Assembly, the head of the Supreme People’s Procuracy and the President of the Supreme People’s Court shall be entitled to report to the Standing Committee of the National Assembly for the latter’s decisions.

Article 409. Assessment of case files; verification and collection of evidences, documents and items

1. At the requests by the Standing Committee of the National Assembly or as per the consent of the Justices' Council of the Supreme People's Court to the review of its rulings, the President of the Supreme People's Court shall organize the assessment of case files and the verification and collection of evidences, documents and items, if necessary.

2. The assessment of case files, verification and collection of evidences, documents and items must clarify the existence of serious violations of laws or new significant facts that may alter the fundamentals of the rulings of the Justices' Council of the Supreme People's Court.

Article 410. Time limit for the start of the meeting to review rulings of Justices’ Council of the Supreme People’s Court

1. In 04 months upon the receipt of requests from the Standing Committee of the National Assembly or upon the consent of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court to the review of its rulings, the Justices’ Council of the Supreme People’s Court must open the meeting.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 411. Procedures and authority to review the rulings of the Justices’ Council of the Supreme People's Court

1. The head of the Supreme People’s Procuracy must attend the meeting to review the rulings of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court and express opinions on the existence of serious violations of laws or new significant facts that may alter the fundamentals of the rulings of Justices' Council of the Supreme People's Court. Moreover, he shall state standpoints on the settlement of the case.

2. After the report by the President of the Supreme People's Court and presentations by the head of the Supreme People’s Procuracy and concerned authorities and entities (if any), the Justices’ Council of the Supreme People's Court shall decide to:

a) Refuse the requests by the Standing Committee of the National Assembly, requisitions by the Judicial Committee of the National Assembly or the head of the Supreme People’s Procuracy, and propositions by the President of the Supreme People’s Court, and sustain the rulings of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court;

b) Rescind the rulings of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court, effective sentences and rulings in violation of the laws and decisions on the particulars of the case;

c) Rescind the rulings of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court, effective sentences and rulings and determine liabilities for amends according to the laws;

d) Rescind the rulings of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court, effective sentences and rulings in violation of the laws for re-investigation or retrial.

3. Rulings of the Justices’ Council of the People’s Supreme Court must be approved by more than three fourth of its members.

Article 412. Delivery of decisions by the Justices’ Council of the Supreme People’s Court on the review of its rulings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PART SEVEN

SPECIAL PROCEDURES

Chapter XXVIII

LEGAL PROCEEDINGS FOR PERSONS LESS THAN 18 YEARS OF AGE

Article 413. Scope of regulation

Legal proceedings for accused persons, individuals aggrieved and witness testifiers who are less than 18 years old shall be governed by this Chapter and other regulations of this Law not contrary to those in this Chapter.

Article 414. Principles of legal proceedings

1. Legal proceedings must be congenial and conformable to the mentality, age level, maturity level and awareness of persons less than 18 years of age. Legitimate rights and interests of persons aged under 18 must be assured. Persons under age of 18 must be guaranteed to gain the best benefits.

2. Personal information of individuals below 18 years of age must be kept confidential.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The rights of persons under age of 18 to attend and express opinions must be respected.

5. The rights of persons aged under 18 to defense and legal assistance must be guaranteed.

6. Principles of treatments as per the Criminal Code for persons less than 18 years of age must be assured.

7. The cases in connection with persons aged below 18 must be settled in swift and timely manners.

Article 415. Presiding officers

Presiding officers in the cases, in which persons aged under 18 are involved, have been trained or experienced in conducting activities of investigation, prosecution and adjudication related to persons less than 18 years of age. Presiding officers must have essential knowledge of psychology and educational science for persons under age of 18.

Article 416. Elucidation of essential details in the process of legal proceedings against accused persons, whose age is under 18

1. The age, physical and spiritual growth level, awareness level of crimes of persons aged under 18

2. The conditions of life and education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The reasons, conditions and circumstances that lead to crimes.

Article 417. Determination of age of accused persons or crime victims under the age of 18

1. Competent procedural authorities shall determine the age of accused persons and crime victims under 18 years of age according to the laws.

2. The date of birth of such persons shall be determined in the following manner if legitimate approaches do not generate an accurate result:

a) If the month of birth is identified but the day is unknown, the last day of that month shall be the day of birth.

b) If the quarter when birth occurred is identified but the date is unknown, the last date of that quarter shall be the date of birth.

c) If the half of the year when birth occurred is identified but the date is unknown, the last day of the final month of that half of the year shall be the date of birth.

d) If the year of birth is identified but the date is unknown, the last day of the final month of that year shall be the date of birth.

3. If the year of birth is not identified, age shall be determined through expert examinations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Investigation authorities and units assigned to investigate, procuracies and courts can decide to have accused persons aged under 18 supervised by their representatives to guarantee their attendance in response to competent procedural authorities’ subpoenas.

2. Individuals assigned with supervisory duties shall be held responsible for supervising persons less than 18 years of age in strict manner, oversee their conduct and morality and educate them.

Individuals assigned with supervisory duties must report and cooperate with competent procedural authorities in prompt manner to implement timely preventive measures if the persons under the age of 18 are likely to abscond or commit the acts of bribing, coercing and fomenting other people to falsify statements or provide false documents; destroying or forging evidences, documents and items related to the case, or shifting property related to the case away; threatening, repressing or avenging witness testifiers, crime victims, denouncers and their kin, or continuing criminal acts.

Article 419. Implementation of preventive and coercive measures

1. Preventive measures and coercive delivery of persons aged below 18 shall be viable only in truly vital circumstances.

Temporary detainment or detention of accused persons less than 18 years of age shall be viable only on the grounds that supervisory approach and other preventive measures fail. The permissible duration of the detention of accused persons under 18 shall be two thirs of the time limit for the detention of individuals from the age of 18 as per this Law. Competent individuals must promptly terminate or change preventive measures when the grounds for temporary detainment or detention evanesce.

2. Persons from the age of 14 to below 16 may be held in emergency custody, apprehended, temporarily detained or held in detention for their crimes as defined in Section 2, Article 12 of the Criminal Code in the presence of grounds as stated in Article 110, 111 and 112, and Point a, b, c, d and dd, Section 2, Article 119 of this Law.

3. Persons from the age of 16 to below 18 may be held in emergency custody, apprehended, temporarily detained or held in detention for intentional felonies, horrific or extremely severe felonies in the presence of grounds as stated in Article 110, 111 and 112, and Point a, b, c, d and dd, Section 2, Article 119 of this Law.

4. Suspects or defendants from the age of 16 to below 18 may be apprehended, detained and held in detention if they continue criminal acts, abscond and are placed under arrest as per wanted notices after being charged, investigated, prosecuted and tried for unintentional felonies or misdemeanors punishable by a maximum term of imprisonment of 2 years according to the Criminal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 420. Representative, school and organization participating in legal proceedings

1. Representatives of persons aged below 18, teachers and representatives of the school, Youth Union and other organizations, where persons aged under 18 pursue education and perform daily activities, shall have the right and duty to participate in legal proceedings as per the decisions of investigation authorities, procuracies and courts.

2. Representatives of persons less than 18 years of age can attend the session of deposition and interrogation of persons under 18. Such representatives can submit evidences, documents, items, requests, complaints and Charges. They can read, transcribe and photocopy documents related to charges against persons aged below 18 from the case file after investigative activities end.

3. Individuals as defined in Section 1 of this Article shall be entitled, in court, to present evidences, documents, items, requests, to requisition the replacement of presiding officers, to express opinions, arguments, and to file complaints against procedural acts of authorized procedural persons and the Court’s decisions.

Article 421. Deposition of persons held in emergency custody, apprehended or temporarily detained, crime victims, witness testifiers; interrogation of suspects; confrontation

1. When a person under 18 gives depositions while held in emergency custody or apprehended or temporarily detained, or suffers harms of crimes, or testify, or is interrogated, the competent procedural authorities must inform the defense counsel, representative and protector of such person’s legitimate rights and benefits of the time and location of the deposition or interrogation in advance.

2. The defense counsel or representative must be present during the taking of depositions from person held in emergency custody, apprehended or temporarily detained or during the interrogation of suspects.

The representative or protector of legitimate rights and benefits of crime victims or witness testifiers must attend the deposition of such persons.

3. The defense counsel and representative can pose questions, with the consent of the investigators or procurators, to the persons apprehended and detained or suspects under the age of 18.  After competent individuals end each session of despotion or interrogation, the defense counsel and representative can raise questions to the suspects or persons held in emergency custody, apprehended or held in termporary custody.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Only two sessions of interrogation of suspects under 18 shall be permissible per day. The duration of each session shall be limited to 02 hours, except for:

a) Organized crimes;

b) Seeking of fugitive criminals;

c) Prevention of crimes;

d) Search of tools or instruments of crime or other exhibits related to the case;

dd) Cases with several complex facts.

6. Authorized procedural persons shall have suspects or defendants confronted with crime victims aged below 18 for the sole purpose of elucidating facts of the case if the case cannot be solved without confrontation.

Article 422. Defense

1. Accused persons under 18 years of age shall be entitled to defend themselves and be defended.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If accused persons under 18 do not have or their representatives do not select a defense counsel, investigation authorities, procuracies or courts shall appoint a defense counsel according to Article 76 of this Law.

Article 423. Adjudication

1. The trial panel of the first-instance court must consist of a lay assessor who has been a teacher or Youth Union’s official or possessed experience and psychological knowledge regarding persons less than 18 years of age.

2. If a defendant or crime victim below 18 years of age must be protected in special circumstances, the Court can decide to hold a secret trial.

3. The representatives of defendants aged under 18, representatives of the school or organization where such defendants pursue education and do daily activities must attend the trial against the juveniles, unless such representatives are absent not due to force majeure or objective obstacles.

4. The session of questioning or debate in court for defendants, crime victims and witness testifiers under 18 must correspond with their age and growth level. The courtroom must be congenial and conformable to persons less than 18 years of age.

5. If crime victims and witness testifiers are less than 18 years old, the Trial panel must limit the interaction between such juveniles and defendants when the said adolescent give testiomines in court. The presiding judge can request the representative, protector of legitimate rights and benefits to question the victims and witness testifiers.

6. The trial panel, when holding the trial, shall have defendants to undergo educational remedies in a reform school if considering penalties not necessary.

7. The president of the Supreme People’s Court shall elaborate the juvenile and family Court's adjudication of cases involved in persons under 18.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sentenced persons aged below 18 may benefit from the termination of educational remedies at the commune, ward or town, or in the reform school, of from the mitigation or exemption of penalties upon the satisfaction of requirements in Article 95 or Article 96 or Article 105 of the Criminal Code.

Article 425. Expungement of criminal records

Criminal records of persons aged under 18 shall be expunged according to this Law upon the fulfillment of requirements in Article 107 of the Criminal Code.

Article 426. Authority to implement supervisory and education remedies against criminals under 18 who are exempt from criminal liabilities

Investigation authorities, procuracies and courts shall be empowered to decide the enforcement of one of following supervisory and educational remedies against criminals aged below 18 who are exempt from criminal liabilities:

1. Reprimand;

2. Community conciliation;

3. Edification at the commune, ward or town.

Article 427. Order and procedures of the remedy of reprimand

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A decision to implement the remedy of reprimand shall have these primary details:

a) Number, issue date and issuing place of the decision;

b) Full name, position and signature of the individual authorized to make the decision and seal of the issuing authority;

c) Reasons and grounds of the decision;

d) Full name, date of birth and residential address of the suspect or defendant;

dd) Offence title, applicable points, sections and articles from the Criminal Code;

e) Length of time of duties of persons reprimanded.

3. Investigation authorities, procuracies and courts must promptly send their decisions to reprimand to the person reprimanded, his parents or representative.

Article 428. Order and procedures of the remedy of community conciliation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A decision to implement the remedy of community conciliation shall have these primary details:

a) Number, issue date and issuing place of the decision;

b) Full name, position and signature of the individual authorized to make the decision and seal of the issuing authority;

c) Reasons and grounds of the decision;

dd) Offence title, applicable points, sections and articles from the Criminal Code;

dd) Full name of the investigator or procurator or judge assigned to organize a conciliation;

d) Full name, date of birth and residential address of the suspect or defendant;

g) Full name of the crime victim;

h) Full name of other participants in the conciliation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The decision on community conciliation must be delivered, in no more than 03 days prior to the conciliation, to the criminals aged under 18, their parents, crime victims and their representatives and People’s committee of the commune, ward or town where the conciliation happens.

4. When conducting the conciliation, the investigator, procurator or judge assigned to conciliate must cooperate with the People's committee of the commune, ward or town where the conciliation takes place. Moreover, the conciliation must be recorded in writing.

5. The written record of conciliation shall contain these primary details:

a) Location, time and date of the conciliation, starting and ending time;

b) Full name of the investigator, procurator or judge assigned to organize the conciliation;

d) Full name, date of birth and residential address of the suspect or defendant;

d) Full name, date of birth and residential address of the crime victim;

dd) Full name, date of birth and residential address of other participants in the conciliation;

e) Questions, answers and colloquy of participants in the conciliation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Signature of the investigator, procurator or judge organizing the conciliation.

6. At the end of the conciliation, the investigator, procurator or judge organizing the conciliation shall re-read the written record to the participants in the conciliation. The investigator, procurator or judge making the written record must enter amendments requested into the record and have them confirmed by signature. If such requests are rejected, reasons for rejection must be specified in the record. The written record of conciliation shall be immediately given to the participants in the conciliation.

Article 429. Order and procedures of the remedy of edification at the commune, ward or town

1. When a criminal under 18 is exempt from criminal liabilities but is eligible for edification at the commune, ward or town according to the Criminal Code, the head or vice head of investigation authorities, procuracies or the Trial panel shall decide to implement such remedy against the juvenile criminals in cases that they settle.

2. A decision to implement the remedy of edification at the commune, ward or town shall have these primary details:

a) Number, issue date and issuing place of the decision;

b) Full name, position and signature of the individual authorized to make the decision and seal of the issuing authority;

c) Reasons and grounds of the decision;

d) Full name, date of birth and residential address of the suspect or defendant;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Length of time of the remedy;

g) Responsibilities of local authorities at the commune, ward or town where the remedied person resides.

3. Investigation authorities, procuracies and courts must send their decisions, in 03 days upon issuing a decision to implement the remedy, to the remedied person, his parents or representative, and local authorities at the commune, ward or town they the concerned person reside.

Article 430. Order and procedures of the educational remedy in the reform school

1. The trial panel, when considering penalties not necessary, shall sentence the criminal under 18 to educational remedy in a reform school.

2. A decision to implement the educational remedy in a reform school have these primary details:

a) Number, issue date and issuing place of the decision;

b) Full name and signatures of members of the Trial panel issuing the decision;

c) Reasons and grounds of the decision;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Offence title, applicable points, sections and articles from the Criminal Code;

e) Length of time of education remedy in the reform school;

g) Responsibilities of the reform school that educate the remedied person.

3. The decision to implement this remedy shall be immediately given to the criminals under 18, their parents or representatives and the reform school.

Chapter XXIX

PROCEDURES FOR CRIMINAL PROSECUTION OF JURIDICAL PERSONS

Article 431. Scope of regulation

Legal proceedings against juridical persons denounced or reported for crimes, or facing requisitions for charges, or investigated, prosecuted or tried, or enforcing sentences shall abide by this Chapter and other regulations in this Law, which are not contrary to this Chapter.

Article 432. Filing of lawsuit and amendments to decisions to file criminal lawsuits

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The grounds, order and procedures for amendments to decisions to file criminal lawsuits shall conform to Article 156 of this Law.

Article 433. Filing of charges against suspected juridical persons and amendments to decisions to press such charges

1. Competent authorities, when having sufficient grounds to define a juridical person’s acts as crimes according to the Criminal Code, shall decide to press charges against the juridical person suspected.

2. A decision to charge a juridical person suspected shall specify time and location where the decision is issued; full name and position of the issuer; name and address of the juridical person as per the decision of establishment by a competent authority; offence title and applicable articles of the Criminal Code; time and location of crimes and other particulars of the crimes.

If a juridical person is charged against multiple crimes, the decision to charge the juridical person suspected must specify each offence title and applicable sections and articles of the Criminal Code.

3. The authority, order and procedures for filing of charges against suspects, and amendments to decisions to charge juridical persons suspected shall abide by Article 179 and 180 of this Law.

Article 434. Legal representatives of juridical persons in legal proceedings

1. A juridical person facing criminal prosecution engages in every legal proceeding through its legal representative. The juridical person must assign and assure its legal representative to participate in all activities of charging, investigation, prosecution, adjudication and sentence enforcement at the requests for competent authorities and individuals.

If the legal representative of the juridical person is charged, investigated, prosecuted or tried or cannot engage in legal proceedings, the juridical person must appoint another person as its legal representative in legal proceedings. If the juridical person replaces its legal representative, competent procedural authorities must be promptly informed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The legal representative of the juridical person in legal proceedings must provide competent procedural authorities with the information of his full name, date birth, nationality, ethnicity, religion, gender, occupation and position. If such information changes, the legal representative shall promptly inform competent procedural authorities.

Article 435. Rights and duties of a legal representative of a juridical person

1. A legal representative of a juridical person shall be entitled to:

a) Be informed of the result of the processing of criminal information;

b) Be informed of reasons for the filing of charges against the juridical person;

c) Be informed and given explanations of the rights and duties as stated in this Article;

d) Receive decisions to charge the juridical person suspected, to amend the decision to charge, to approve the decision to charge, to ratify the decision to amend the decision to charge, to implement, alter or terminate coercive measures, to suspend or terminate investigation, to suspend or dismiss the case, to bring the case to trial and other procedural decisions; written conclusion of investigation, charging documents, Court's judgments and rulings as per this Law;

dd) Present statements and opinions, bear no obligation to testify against the juridical person he represents or to admit that the juridical person is guilty;

e) Present evidences, documents, items and requests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Defend the juridical person or solicit a defense counsel;

i) Read, transcribe and photocopy papers or digital documents related to charges, vindication or other documents regarding the defense of the juridical person, if requested, at the end of the investigation;

k) Attend the trial, pose questions, with the presiding judge’s consent, or ask the presiding judge to question courtroom participants, engage in oral argument session in court;

l) State the last opinion before deliberation;

m) Read the court record, and request amendments to the court record;

n) Appeal the Court’s sentences and rulings;

o) Complain of procedural decisions and actions of competent procedural authorities and persons.

2. A legal representative of a juridical person shall bear duties to:

a) Appear as per authorized procedural persons' subpoenas. The person may be escorted by force if absent not due to force majeure or objective obstacles;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 436. Coercive measures against juridical person

1. Investigation authorities and units assigned to investigate, procuracies and courts can implement the following coercive measures against a juridical person charged, investigated, prosecuted or tried:

a) Distrainment of assets linked with the juridical person's criminal acts;

b) Freeze the juridical person’s accounts in connection with its criminal acts;

c) Suspend the juridical person's operations associated with its criminal acts in limited time;

d) Impose a pecuniary guarantee of the enforcement of sentences.

2. The length of time of coercive measures as defined in Section 1 of this Article shall not exceed the time limit for investigation, prosecution and adjudication.

Article 437. Distrainment of assets

1. Distrainment of assets applies when amends for damage must be guaranteed or the juridical person is charged, investigated, prosecuted or tried for crimes punishable by mulct as per the Criminal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The following individuals must be present when the juridical person’s assets are distrained:

a) The legal representative of the juridical person;

b) The representative of local authorities at the commune, ward or town where the juridical person’s assets are located and distrained;

c) Witnesses.

4. The authority, order and procedures for asset distrainment shall abide by Article 128 of this Law.

Article 438. Freezing of  accounts

1. Freezing of a juridical person's accounts, evidently available at a credit institution or State Treasury, applies when amends for damage must be guaranteed or the juridical person is charged, investigated, prosecuted or tried for crimes punishable by mulct as per the Criminal Code.

2. Account freeze also applies to the accounts of other entities evidently found to hold amounts involved in the juridical person’s criminal acts.

3. Only amounts proportionate to probable degree of fine or compensation for damage shall be frozen.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The authority, order and procedures for account freeze shall abide by Article 129 of this Law.

Article 439. Suspension of a juridical person’s operations associated with that juridical person’s criminal acts in limited time; imposition of pecuniary guarantee of sentence enforcement

1. Suspension of a juridical person's operations in limited time only applies when there are grounds showing that the juridical person's criminal acts undermine or are likely to maim the life and health of human beings, environment or social order and safety.

Competent individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law shall be authorized to issue decisions to suspend a juridical person’s operations in limited time. A decision to suspend a juridical person’s operations, which are issued by individuals as defined in Point a, Section 1, Article 113 of this Law, must be ratified by the equivalent Procuracy before implementation.

The length of time of the suspension of a juridical person's operations must not exceed the time limit for investigation, prosecution and adjudication according to this Law. The length of time of the suspension of a juridical person sentenced shall not exceed the time from the pronouncement of sentences to the juridical person's execution of such sentences.

2. Mandatory pecuniary guarantee of the enforcement of sentences applies to a juridical person charged, investigated, prosecuted or tried for crimes punishable by mulct as per the Criminal Code or assures the amends for damage.

Only an amount propotionate to probable degree of fine or amends shall be imposed to guarantee the enforcement of sentences.

Competent individuals as defined in Section 1, Article 113 of this Law, shall be authorized to issue decisions to compel the juridical person to submit a pecuniary guarantee of the enforcement of sentences. When individuals as defined in Point a, Section 1, Article 113 of this Law issue decisions to compel a juridical person to submit a pecuniary guarantee of the enforcement of sentences, such decisions must be ratified by the equivalent Procuracy before implementation.

The government shall regulate details of the order, procedures and level of the pecuniary guarantee of the enforcement of sentences, custody or return or confiscation of such amount to the state treasury.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Authorized procedural persons, when summoning the legal representative of a juridical person, must send subpoenas. The subpoena shall specify the full name, residential or work address of the legal representative of the juridical person; time, date and location for his appearance, contact person and liabilities for absence not due to force majeure or objective obstacles.

2. The subpoena shall be sent to the legal representative or to the juridical person. in which the summoned person is working, or local authorities at the commune, ward or town where he resides. Authorities and organizations receiving the subpoena shall be responsible for forwarding it to the legal representative of the juridical person in prompt manner.

The legal representative, upon receiving the subpoena, must affix his signature, date and time of receipt. The forwarder of the subpoena must deliver the subpoena’s section bearing the legal representative’s signature to the authority issuing the subpoena. If the legal representative does not affix signature, a written record of his non-compliance shall be made and sent to the summoning authority. If the subpoena cannot be delivered due to the legal representative’s absence, it shall be given to his family member from 18 years of age, who affixes signature and forward the paper to the legal representative.

3. The legal representative of the juridical person must be present as per the subpoena. Absence not due to force majeure or objective obstacles shall result in authorized procedural persons' decision to escort by force.

Article 441. Elucidation of essential details during legal proceedings against a juridical person charged

1. The existence of criminal acts, time, location and other particulars of criminal acts that fall into the juridical person's criminal liabilities as per the Criminal Code.

2. Errors committed by the juridical person or personnel of the juridical person.

3. Nature and degree of damage caused by the juridical person’s criminal acts.

4. Factors aggravating and mitigating criminal liabilities and other facts related to exemption of punishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 442. Deposition of legal representative of juridical person

1. Investigators and investigation officers of units assigned to investigate shall carry out the deposition of the legal representative of a juridical person at the location of investigative activities, at the office of the investigation authority or unit assigned to investigate, or at the juridical person’s office. Investigators and investigation officers, before taking statements, must inform the Procurator and defense counsel of the time and location of deposition. The procurator shall participate in the deposition, if necessary.

2. Investigators and investigation officers of units assigned to investigate, prior to the first deposition, must provide the legal representative of the juridical person with clear explanations of his rights and duties as defined in Article 435 of this Law. The event of explanation shall be recorded in writing. The legal representative may be permitted to write his statements.

3. The deposition of the legal representative of a juridical person shall not occur at night.

4. The procurator shall take statements from the legal representative if he does not admit the juridical person’s criminal acts or complains of investigative activities. If investigative activities breach the laws or other essential events arise, the procurator shall also take statements.

The procurator’s taking of statements from the legal representative shall abide by this Article.

5. The deposition of the legal representative at the office of the investigation authority or unit assigned to investigate must be recorded by sound or sound-and-visual means.

The deposition of the legal representative of a juridical person at other places shall be recorded by sound or sound-and-visual means at the requests for that person or competent procedural authorities and persons.

6. The written record of the deposition of the legal representative of a juridical person shall be made according to Article 178 of this Law

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Investigation authorities and units assigned to investigate shall decide to suspend investigative activities when expert examination, property valuation or foreign judicial assistance, despite the expiration of the time limit for investigation, is requisitioned to no avail.  In such event, expert examination, valuation process and judicial assistance shall continue until results are achieved.

2. Investigation authorities and units assigned to investigate shall decide to terminate investigation, or the Procuracy or Court shall decide to dismiss the case or remove the suspect or defendant, that is a juridical person, in one of the following events:

a) Criminal acts do not exist;

b) The juridical person’s acts do not constitute crimes;

c) The juridical person’s criminal acts have been sentenced or the case has been dismissed by effective rulings.

d) The time limit for investigation expires but the juridical person’s commission of crimes has not been proved;

dd) The prescriptive period of criminal prosecution expires.

Article 444. Jurisdiction and procedures for trial against juridical person

1. A court, whose location is adjacent to the scene of the juridical person’s crime, shall have jurisdiction over the criminal lawsuits against that crime. If crimes occur in various places or at an unknown site, the Court adjacent to the headquarter or branch of the juridical person shall retain jurisdiction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 445. Authority and procedures for enforcement of sentences against juridical person

1. Heads of civil sentence enforcement authorities shall be authorized to make decisions on the enforcement of pecuniary penalties against a juridical person. The order and procedures for the enforcement of pecuniary penalties shall abide by the Law on civil sentence enforcement.

2. Competent governmental authorities shall be authorized to enforce other penalties and judicial remedies, as defined in the Criminal Code, against a juridical person as per the laws.

3. If the juridical person sentenced is splitted, divided, consolidated or merged, the successive entity inheriting rights and duties from the juridical person sentenced shall be held liable for executing the duties to enforce pecuniary penalties and amends for damage.

Article 446. Expungement of criminal records for eligible juridical person

In 05 days upon the receipt of the request from the juridical person eligible for expungement of criminal records and upon the satisfaction of requirements as defined in Article 89 of the Criminal Code, the President of the Court the held the first-instance trial shall issue a certificate of the expungement of the juridical person's criminal records.

Chapter XXX

PROCEDURES FOR THE ENFORCEMENT OF CIVIL COMMITMENT

Article 447. Circumstances and authority to enforce civil commitment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The procuracy shall rely on the findings of the forensic psychiatric assessment to make decisions on the enforcement of civil commitment during the stage of investigation and prosecution. Similar decisions during the stage of adjudication and sentence enforcement shall fall into the authority of the Court.

Article 448. Investigative activities against person with uncertain criminal capacity

1. Investigation authorities must clarify these matters on the grounds that the person causing danger to society does not have criminal capacity:

a) The acts endangering society occurred;

b) Mental conditions and illness of the person endangering society;

c) Whether the person endangering society loses sense of awareness or ability to control his actions.

2. Investigation authorities, when conducting legal proceedings, must assure the presence of a defense counsel after the person endangering society is determined to succumb to mental illness or other diseases that deprive him of sense of awareness or ability to control actions. A representative of the mentally ill person can participate in legal proceedings when necessary.

Article 449. Enforcement of civil commitment during the stage of investigation

1. When the forensic psychiatric assessment, as requisitioned by investigation authorities, finds the suspect mentally ill or deprived of sense of awareness or ability to control actions due to other diseases, investigation authorities shall propose in writing civil commitment with findings of the assessment to the equivalent Procuracy for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If the Procuracy decides to enforce civil commitment, the investigation authorities must decide to suspend or terminate investigative activities against the suspect.

Article 450. Decisions by the Procuracy during the stage of prosecution

1. After receiving the case file and investigative findings, the Procuracy, if finding grounds of the suspect’s possession of no criminal capacity, shall requisition a forensic psychiatric assessment.

2. The procuracy shall consider the findings of the assessment to make one of these decisions:

a) Suspend the case and enforce civil commitment;

b) Dismiss the case and enforce civil commitment;

c) Return the case file for further investigation;

d) Prosecute the suspect before a Court.

3. Apart from civil commitment, the Procuracy can handle other issues of the case.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The court, after accepting the case and grasping grounds that the suspect or defendant does not possess criminal capacity, shall requisition forensic psychiatric assessment.

2. The court shall consider the findings of the assessment and make one of these decisions:

a) Suspend or dismiss the case and enforce civil commitment;

b) Return case files for repeated or further investigation;

c) Grant exemption of criminal liabilities or penalties, and enforce civil commitment;

d) Try the case.

3. The court, apart from its decision to enforce civil commitment, can handle matters of compensation or other issues of the case.

Article 452. Enforcement of civil commitment against persons incarcerated

1. The prison, detention center or criminal sentence enforcement unit of the provincial Police office shall propose the provincial People’s Court or military Court of the military zone, at the place of a prisoner's imprisonment, to requisition forensic psychiatric assessment on the grounds that such prisoner allegedly succumbs to mental illness or other diseases bereaving him of abilities of perception or action control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The said person, when cured, shall continue serving time if it is unjustifiable to excuse the jail sentence.

Article 453. Complaints, appeals and protests

1. The filing and handling of complaints against a Procuracy's decisions to enforce civil commitment shall abide by Chapter XXXIII of this Law.

2. The filing of appeals or protests to a Court's rulings on the enforcement of civil commitment shall follow the stipulations for appeals or protests to the rulings of a first-instance court in this Law.

3. A decision to enforce civil commitment shall mantain its effect until it is replaced by another decision or rendered void.

Article 454. Termination of civil commitment

1. Civil commitment shall transpire at a mandatory mental treatment facility designated by the Procuracy or Court according to the laws.

2. When the head of the mandatory mental treatment facility announces the successful healing of a person forced to undergo medical treatments, the authority proposing such treatments or the Procuracy or Court enforcing the treatments shall requisition a forensic psychiatric assessment of the conditions of the said person.

The procuracy or court shall consider the assessment's findings on the treated person and decide to terminate civil commitment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Legal proceedings and sentences suspended can only be resumed according to this Law.

Chapter XXXI

SUMMARY PROCEDURE

Article 455. Scope of summary procedure

Summary procedure for investigation, prosecution, trial in the first and second instance shall be governed by this Chapter and other stipulations of this Law, which are not contrary to this Chapter.

Article 456. Requirements for the application of summary procedure

1. Summary procedure shall be applied during the stage of investigation, prosecution and trail in the first instance upon the satisfaction of these requirements:

a) The perpetrator of criminal acts confesses or is caught in the act;

b) The crime is plain and evidences are lucid;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The perpetrator of crimes has manifest address of residence and personal record.

2. Summary procedure shall be applied for trial in the second instance upon the satisfaction of one of these requirements:

a) Summary procedure was applied for the trial in the first instance. Furthermore, appeals or protests are lodged to commute or suspend sentences;

b) Summary procedure was not applied for the trial in the first instance despite the satisfaction of all requirements in Section 1 of this Article. Moreover, appeals or protests are lodged to commute or suspend sentences.

Article 457. Decisions to apply summary procedure

1. In 24 hours upon the satisfaction of requirements in Article 456 of this Law, investigation authorities, procuracies and courts shall decide to apply summary procedure.

Summary procedure shall commence upon the issuance of the decision and end upon the closure of the appellate trial, unless such procedure is terminated according to Article 458 of this Law.

2. The decision to apply summary procedure shall be given to the suspect, defendant or their representatives, and defense counsel in 24 hours upon its issuance.

Investigation authorities or Courts, in 24 hours upon the issuance of their decision to apply summary procedure, shall send such decision to the equivalent Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The procuracy, when finding the invalidity of the Court’s decision to apply summary procedure, shall propose its findings to the President of that Court. The court president must consider details and respond in 24 hours upon the receipt of the Procuracy’s propositions.

5. Complaints may be lodged against a decision to apply summary procedure. The suspect, defendant or their representatives shall be entitled to lodge complaints against a decisions to apply summary procedure. The time limit for such complaints shall be 05 days upon the receipt of the decision. Complaints shall be sent to the investigation authorities, procuracies or courts issuing the decision to apply summary procedure. Such complaints, after received, must be settled in 03 days.

Article 458. Nullification of decisions to apply summary procedure

If one of the requirements in Point b, c and d, Section 1, Article 456 of this Law is not satisfied during the summary procedure, investigation authorities, procuracies and courts shall nullify the decisions to apply summary procedure and handle the case according to general regulations in this Law. The same applies if the investigation or the case is suspended or documents are returned for further investigation according to this Law.

The time limit for legal proceedings of the lawsuit shall abide by general stipulations in this Law upon the nullification of the decision to apply summary procedure.

Article 459. Temporary detainment and detention for investigation, prosecution and adjudication

1. Grounds, authority and procedures for temporary detainment and detention shall abide by this Law.

2. The length of time of temporary detainment shall not exceed 03 days upon the investigation authorities’ acquisition of an arrestee.

3. The time limit for temporary detention shall not exceed 20 days during investigation, 05 days during prosecution, 17 days during trial in the first instance, and 22 days during trial in the second instance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The time limit for investigation under summary procedure shall be 20 days upon the issuance of a decision to file a lawsuit.

2. Investigation authorities, when closing investigation, shall issue decisions to prosecute.

A decision to prosecute shall summarize criminal acts, artifices, motives, purposes, nature and degree of damage caused by criminal acts; preventive and coercive measures implemented, altered or terminated; seizure and impoundment of documents, items, handling of evidences; personal traits of suspects, factors aggravating or mitigating criminal liabilities; reasons and grounds for prosecution; offence titles, applicable points, sections and articles of the Criminal Code; specific time and issuing place of the decision. Such decision must bear the full name and signature of the individual issuing the decision.

3. Investigation authorities, in 24 hours upon issuing a decision to prosecute, must send such decision to the suspect or his representative, defense counsel, crime victims, litigants or their representatives. Moreover, such decision and case files shall be delivered to the Procuracy.

Article 461. Decision to prosecute

1. The procuracy, in 05 days upon receiving a decision to prosecute and case files, shall make one of these decisions:

a) Prosecute the suspect before a Court via the decision to prosecute;

b) Decide not to prosecute the suspect and dismiss the case;

c) Return documents for further investigation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Dismiss the case.

2. A decision to prosecute shall summarize criminal acts, artifices, motives, purposes, nature and degree of damage caused by criminal acts; preventive and coercive measures implemented, altered or terminated; seizure and impoundment of documents, items, handling of evidences; personal traits of suspects, factors aggravating or mitigating criminal liabilities; reasons and grounds for prosecution; offence titles, applicable points, sections and articles of the Criminal Code; specific time and issuing place of the decision. Such decision must bear the full name and signature of the individual issuing the decision.

3. The procuracy, in 24 hours upon issuing a decision to prosecute, must send such decision to the suspect or his representative, defense counsel, crime victims, litigants or their representatives and investigation authorities. Moreover, such decision and case files shall be delivered to the Court.

Article 462. Preparation for trial in the first instance

1. The judge appointed to hold trial, in 10 days upon the admission of the case, shall make one of these decisions:

a) Hear the case;

b) Return documents for further investigation;

c) Suspend the case;

d) Dismiss the case.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The first-instance court, in 24 hours upon deciding to hear the case, must send such decision to the equivalent Procuracy, the defendant or his representative, defense counsel, crime victims, litigants or their representatives.

Article 463. Trial in the first instance

1. A trial under summary procedure in the first instance shall be held by one Judge.

2. The procurator, after the preliminary formalities of the trial, shall announce the decision to prosecute.

3. The order and procedures of this court of first instance shall abide by general stipulations in this Law, without a session of deliberation.

Article 464. Preparation for trial in the second instance

1. The appellate court shall receive and admit case files according to general stipulations in this Law.

The court, after admitting the case, shall send case files to the equivalent Procuracy/ In 05 days, the Procuracy must return case files to the Court.

2. The judge appointed to hold trial, in 15 days upon the admission of the case, shall make one of these decisions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Dismiss the appellate lawsuit.

3. The court, if deciding to hear the case in the second instance, shall start the trial in 07 days upon the issuance of such decision.

4. The appellate court, in 24 hours upon deciding to hear the case, must send such decision to the equivalent Procuracy, the defendant or his representative, defense counsel, crime victims, litigants or their representatives.

Article 465. Trial in the second instance

1. An appellate trial under summary procedure shall be held by one Judge.

2. The order and procedures of this court of second instance shall abide by general stipulations in this Law, without a session of deliberation.

Chapter XXXII

RECTIFICATION OF IMPEDIMENTS TO LEGAL PROCEEDINGS

Article 466. Punitive actions against individuals hindering legal proceedings of authorities given authority to institute legal proceedings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Falsify or destroy evidences to obstruct the settlement of affairs and cases;

2. Give false statements or documents;

3. Decline deposition or refuse to provide documents or items;

4. Expert witnesses or property valuators give false findings or refuse to conclude expert examinations or valuation tasks not due to force majeure or objective obstacles;

5. Delude, threaten, bribe or use force to make witness testifiers refrain from testifying or give false testimonies;

6. Delude, threaten, bribe or force witness testifiers to refrain from testifying or to give false testimonies;

7. Delude, threaten, bribe or force expert witnesses or property valuators to refrain from their duties or to give findings that deviate from objective truths;

8. Delude, threaten, bribe or force interpreters and translators to refrain from their duties or to provide false translation;

9. Delude, threaten, bribe or force representatives of authorities and organizations and other individuals to refrain from legal proceedings;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. Have not appeared despite a subpoena not due to force majeure or objective obstacles; therefore, hinder legal proceedings;

12. Prevent the delivery or announcement of procedural documents by competent procedural authorities.

Article 467. Punitive actions against contempt of court

1. Persons in contempt of court shall incur administrative penalties, subject to the nature and degree of their violations, as per the Presiding judge’s orders according to the laws.

2. The presiding judge shall be entitled to expel violators from the courtroom or have them held in administrative detention. Police officers or personnel maintaining court order shall execute the Presiding judge’s orders on expelling or administrative detention of persons disturbing the order of the court.

3. If the violators' disobedience of court rules results in criminal prosecution, the Trial panel shall be entitled to file a criminal lawsuit.

4. The stipulations in this Article shall apply to persons committing violations in a Court’s meeting.

Article 468. Form, authority, order and procedures of punitive actions

Form, authority, order and procedures of punitive actions against the impediments to criminal proceedings shall be governed by the Law on punitive actions against administrative violations and relevant laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

COMPLAINT AND DENOUNCEMENT IN CRIMINAL PROCEDURE

Article 469. Right to complain

1. Authorities and entities shall be entitled to lodge complaints against decisions and legal proceedings of competent procedural authorities and persons on the grounds that such decisions and proceedings breach the laws or violate their legitimate rights and benefits.

2. Chapter XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI and XXXI of this Law shall govern complaints, appeals or protests to a first-instance sentences and rulings not in effect, a Court’s sentences and rulings in force or decisions to prosecute or to apply summary procedure, rulings of a Trial panel in the first or second instance, Judicial panel of cassation or reopening, or Panel ratifying reduction of time, exemption of punishments or parole.

Article 470. Decisions and legal proceedings that prone to complaints

1. Procedural decisions, which prone to complaints, are issued by heads and vice heads of investigation authorities, investigators, heads and vice heads of procuracies, procurators, presidents and vice presidents of courts, judges and individuals authorized to investigate according to this Law.

2. Legal proceedings, which prone to complaints, are procedural actions of heads and vice heads of investigation authorities, investigators, investigation officers, heads and vice heads of procuracies, procurators, checkers, presidents and vice presidents of courts, judges, verifiers and individuals assigned to investigate according to this Law.

Article 471. Prescriptive period for complaints

1. The prescriptive period for complaints shall be 15 days after the person filing complaints receives or perceive procedural decisions and proceedings that he deems unlawful.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 472. Rights and duties of persons filing complaints

1. Persons filing complaints shall be entitled to:

a) Lodge complaints by themselves or through a defense counsel, protector of litigants’ legitimate rights and benefits or representative;

b) Lodge complaints anytime during the settlement of a criminal case;

c) Withdraw complaints anytime during the processing of complaints;

d) Obtain the decision to process complaints;

dd) Reclaim legitimate rights and benefits violated and receive amends for damage as per the laws.

2. Persons filing complaints shall bear the duties to:

a) Present matters, information and documents to the individuals processing complaints in honest manner; and assume liabilities for their presentations and provision of documents and information;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 473. Rights and duties of persons facing complaints

1. Persons facing complaints shall be entitled to:

a) Be informed of the details of the complaints;

b) Present evidences on the validity of decisions and proceedings under complaint;

c) Obtain the decision to process complaints against their decisions and proceedings.

2. Persons facing complaints shall bear the duties to:

a) Explain the decisions and proceedings under complaint; provide relevant information and documents at the requests for competent authorities and entities;

b) Obey effective decisions on complaints.

c) Make restitution, reimbursement and remedies against consequences caused by their unlawful decisions and proceedings as per the laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Complaints against emergency custody orders, arrest warrants, decisions on temporary detainment or detention, detention orders, decisions to approve arrest, decisions to extend temporary detainment or detention, and actions to execute such orders and decisions must be settled in 24 hours upon the receipt of such complaints. The time limit may be extended for 03 mores days upon the receipt of the complaints if the settle of verification takes time.

2. Heads of Procuracies shall be held responsible for settleing complaints against procedural decisions and actions regarding emergency custody, arrest, temporary detainment and detention during the stage of investigation and prosecution. In 24 hours upon the receipt of complaints, authorities and individuals having rights to emergency custody, arrest, temporary detainment and detention must promptly transfer the case and matters under complaint related to the persons arrested or held in custody or detention to the Procuracy exercising prosecution rights and administering investigation.

Heads of procuracies shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding emergency custody, arrest, temporary detainment and detention, of heads and vice heads of investigation authorities, investigators, investigation officers, procurators, checkers and individuals assigned to investigate.

Heads of procuracies shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding arrest, temporary detainment and detention, of vice heads of procuracies.

If the decisions by the head of the Procuracy on the complaints are not satisfactory, the person lodging complaints can file complaints to the head of the immediate superior Procuracy in 03 days upon that person’s receipt of such decisions. If a head of a provincial People’s Procuracy settles such complaints initially, further complaints shall be delivered to the head of the Supreme People's Procuracy. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy must consider and settle such complaints. Decisions by the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy shall come into force.

Complaints against procedural decisions and actions, regarding arrest, temporary detainment and detention, of a head of a Procuracy shall be settled by the head of the immediate superior Procuracy. If complaints are lodged against procedural decisions and actions of a head of a provincial People’s Procuracy, they shall be settled by the head of the Supreme People’s Procuracy. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy must consider and settle such complaints. Decisions by the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy shall come into force.

3. The court is responsible for settling complaints against decisions on arrest or detention during the stage of adjudication.

Heads of procuracies shall process complaints against procedural decisions and actions, regarding arrest, temporary detainment and detention, of vice heads of procuracies.

If the Court president’s decisions on the complaints are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the President of the immediate higher Court in 03 days upon the receipt of such decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The president of the immediate higher Court shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding arrest and detention, of the President of the lower Court. In 07 days upon the receipt of complaints, the President of the immediate higher Court must consider and settle such complaints. Decisions by the President of the immediate higher Court shall come into force.

Article 475. Authority and time limit for settlement of complaints against investigators, investigation officers, vice heads and heads of investigation authorities and individuals assigned to investigate

1. Heads of investigation authorities shall settle complaints against procedural decisions and actions of investigators, investigation officers and vice heads of investigation authorities in 07 days upon the receipt of such complaints, except for those related to emergency custody, arrest, temporary detainment and detention. If the decisions by the head of the investigation authority are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the head of the equivalent Procuracy in 03 days upon the receipt of such decisions. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the equivalent Procuracy shall consider and settle such complaints. Decisions by the head of the equivalent Procuracy shall come into force.

The head of the equivalent Procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions of heads of investigation authorities and procedural decisions of investigation authorities, which have been approved by the Procuracy, in 07 days upon the receipt of such complaints.

If the decisions by the head of the equivalent Procuracy on the complaints are not satisfactory, the person lodging complaints can file complaints to the head of the immediate superior Procuracy in 03 days upon that person’s receipt of such decisions. If a head of a provincial People’s Procuracy settles such complaints initially, further complaints shall be delivered to the head of the Supreme People's Procuracy.

In 15 days upon the receipt of complaints, the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy must consider and settle such complaints. Decisions by the head of the immediate superior Procuracy or Supreme People’s Procuracy shall come into force.

2. Heads of units assigned to investigate shall settle complaints against procedural decisions and actions of investigation officers and vice heads of such units in 07 days upon the receipt of such complaints, except for those related to emergency custody, arrest and temporary detainment. If the decisions by the heads of the said units are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the head of the Procuracy exercising prosecution rights and administering investigation in 03 days upon the receipt of such decisions. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the Procuracy shall consider and settle such complaints. Decisions by the head of the Procuracy shall come into force.

Heads of procuracies exercising prosecution rights and administering investigation shall settle complaints against procedural decisions and actions of heads of units assigned to investigate. In 07 days upon the receipt of complaints, the head of the Procuracy shall consider and settle such complaints. Decisions by the head of the Procuracy shall come into force.

Article 476. Authority and time limit for settlement of complaints against procurators, checkers, vice heads and heads of procuracies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The immediate superior Procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions of a head of a procuracy in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the head of the immediate superior Procuracy shall come into force.

3. Complaints against procedural decisions and actions of a head of a provincial People’s Procuracy, in the events as defined in Section 1 and Section 2 of this Article, shall be settled in the following manner:

a) Supreme People’s Procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding the exercising of prosecution rights and administration of investigation and prosecution of a head of a provincial People’s Procuracy in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the head of the Supreme People's Procuracy shall come into force.

b) Higher People’s Procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions, regarding the exercising of prosecution rights and administration of adjudication, of a head of a provincial People’s Procuracy in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the head of the higher People's Procuracy shall come into force.

4. The head of the Supreme People’s Procuracy or the Central military procuracy shall settle complaints against procedural decisions and actions of vice heads, procurators and checkers of the Supreme People’s Procuracy, or vice heads, procurators and checkers of the Central military procuracy, respectively, in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the head of the Supreme People’s Procuracy or the Central military procuracy shall come into force.

Article 477. Authority and time limit for settlement of complaints against judges, verifiers, court presidents and vice court presidents

1. The president of a district People’s Court or a local military Court shall settle complaints against procedural decisions and actions, before trial, of judges, verifiers and vice presidents of the district People's Court or local military court, respectively, in 07 days upon the receipt of such complaints.

If the decisions by the President of the district People’s Court or local military Court are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the President of the provincial People’s Court or military Court of a relevant military zone in 03 days upon the receipt of such decisions. In 15 days upon the receipt of complaints, the President of the provincial People's Court or military Court of the military zone must consider and settle such complaints. Decisions by the President of the provincial People’s Court or military Court of the military zone shall come into force.

The president of a provincial People’s Court or a military Court of a military zone shall settle complaints against procedural decisions and actions, before trial, of the presidents of the relevant district People's Courts or local military courts, respectively, in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the President of the provincial People’s Court or military Court of the military zone shall come into force.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The president of a higher People’s Court shall settle complaints against procedural decisions and actions, before trial, of judges, verifiers and vice presidents of the higher People’s Court, in 07 days upon the receipt of such complaints. If the decisions by the President of the higher People’s Court are not satisfactory, the person filing complaints can lodge further complaints to the President of the Supreme People’s Court in 03 days upon the receipt of such decisions. In 15 days upon the receipt of complaints, the President of the Supreme People's Court shall settle such complaints. Decisions by the president of the Supreme People's Court shall come into force.

The president of the higher People’s Court or central military Court shall settle complaints against procedural decisions and actions of presidents of provincial People's Courts or military courts of military zones, respectively, in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the President of the higher People’s Court or central military Court shall come into force.

3. The president of the Supreme People’s Court or central military Court shall settle complaints against procedural decisions and actions of presidents of higher People’s Courts, vice presidents, judges and verifiers of the Supreme People's Court, vice presidents, judges and verifiers of the central military Court, respectively, in 15 days upon the receipt of such complaints. Decisions by the President of the Supreme People’s Court or central military Court shall come into force.

Article 478. Right to denounce

Individuals shall have the right to present denunciations to competent authorities and persons against the breach of laws by an authorized procedural person, which cause damage or menace the interests of the Government and legitimate rights and benefits of authorities and entities. 

Article 479. Rights and duties of persons filing complaints

1. A person filing complaints shall be entitled to:

a) Lodge petitions or directly state denunciations to competent authorities and individuals;

b) Request to have his full name, address and handwriting maintained confidential;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Request competent procedural authorities' protection from menaces, repression, vengeance.

2. A person filing complaints shall bear duties to:

a) Present details of the denunciations in honest manner, and provide information and documents in connection with such denunciations;

b) Identify his full name and address;

c) Be held liable for intentional false denunciations.

Article 480. Rights and duties of persons facing complaints

1. A person facing complaints shall be entitled to:

a) Be informed of the particulars of the complaints;

b) Present evidences of the inaccuracy of the denunciations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Reclaim legitimate rights and benefits violated, restore honor and receive amends for damage caused by inaccurate denunciations;

dd) Request competent authorities and entities to castigate persons giving false denunciations.

2. A person facing complaints shall bear duties to:

a) Elucidate the actions complained; provide relevant information and documents at the requests for competent authorities and individuals;

b) Conform to the decisions on denunciations;

c) Make restitution, reimbursement and remedies against consequences caused by their unlawful procedural actions as per the laws.

Article 481. Authority and time limit for settlement of denunciations

1. The head of a competent procedural authority shall be given authority to settle denunciations against unlawful actions of competent personnel of that authority.

The head of an investigation authority or Procuracy shall be given authority to settle denunciations against the head of the immediate lower investigation authority or Procuracy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The president of the higher People’s Court or central military Court shall be given authority to settle denunciations against the president of a provincial People’s Court or military Court of a military zone.

The president of the Supreme People’s Court shall be given authority to settle denunciations against the president of the higher People's Court or central military Court.

The procuracy exercising prosecution rights and administering investigation shall be given authority to settle denunciations against procedural actions of persons assigned to investigate.

2. The settlement of denunciations against unlawful procedural actions denoting crimes shall abide by Article 145 of this Law.

3. The time limit for settlement of denunciations shall not exceed 30 days upon the receipt of such denunciations. The time limit for complex cases may be extended for 60 more days at most.

4. The head of an equivalent Procuracy or competent Procuracy shall settle denunciations against emergency custody, temporary detainment and detention during the stage of investigation and prosecution, in 24 hours upon the receipt of such denunciations. If information must be further verified, the time limit shall be 03 more days at most upon the receipt of denunciations.

Article 482. Responsibilities of authorities and persons authorized to settle complaints and denunciations

1. Authorities and persons authorized to settle complaints and denunciations, within their powers and objectives, shall be held responsible for admitting and settling complaints and denunciations in prompt and legal manner and for sending results of the settlement of such complaints and denunciations in writing to the person lodging such complaints and denunciations. Moreover, they shall castigate violators of laws in stringent manner, implement protective measures for denouncers upon requests and prevent possible damage. Furthermore, they shall assure the strict settlement of complaints and denunciations and assume liabilities for their relevant actions.

2. If a person, though authorized to settle denunciations and complaints, does not perform or neglect his given tasks, he shall face disciplinary penalties or criminal prosecution or make restitution to damage caused according to the nature and degree of his violations as per the laws. Moreover, his illicit actions to settle complaints or denunciations shall give rise to the same consequences.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 483. Duties and authority of procuracies administering the settlement of complaints and denunciations

1. A procuracy shall administer the settlement of complaints and denunciations by investigation authorities and units assigned to investigate, equivalent or lower courts.

2. The procuracy, when administering the settlement of denunciations and complaints, shall bear the following duties and authority:

a) Reqeust investigation authorities, courts, units assigned to investigate to settle complaints and denunciations according to this Chapter;

b) Request investigation authorities, courts and units assigned to investigate to, by themselves, inspect the settlement of complaints and denunciations by their personnel and inferior ones; and inform the Procuracy of the findings of such inspection;

c) Request investigation authorities, courts and units assigned to investigate to provide the Procuracy with documents related to the settlement of denunciations and complaints;

d) Directly administer the settlement of denunciations and complaints by investigation authorities, units assigned to investigate, equivalent and lower courts;

dd) Conclude the tasks of administration in writing; exercise the rights to lodge appeals or protests, request investigation authorities, courts and units assigned to investigate to rectify violations in the settlement of denunciations and complaints.

3. A procuracy shall be responsible for inspecting the lower procuracy's settlement of denunciations and complaints. Supreme People’s Procuracy shall inspect procuracies’ settlement of denunciations and complaints.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROTECTION OF DENOUNCERS, WITNESS TESTIFIERS, CRIME VICTIMS AND PARTICIPANTS IN LEGAL PROCEEDINGS

Article 484. Persons under protection

1. The following persons shall be protected:

a) Denouncers;

b) Witness testifiers;

c) Crime victims;

d) Kindred of denouncers, witness testifiers, crime victims.

2. Protected persons shall have rights to:

a) Petition for protection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Be informed of the implementation of protective measures; petition for the alteration, addition or termination of protective measures;

d) Receive amends for damage, have honor restored and have legitimate rights and benefits guaranteed during their protection.

3. Protected persons shall bear duties to:

a) Conform to the protection authorities’ requests regarding the protection;

b) Maintain confidentiality of information protected;

c) Inform the protection authorities of doubts in prompt manner during the protection.

Article 485. Authorities and individuals authorized to decide the implementation of protective measures

1. The following authorities shall be given authority to implement protective measures:

a) Investigation units of the People’s police force;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The following individuals shall be given authority to make decisions on protective measures:

a) Heads and vice heads of investigation units of the People’s police force shall be given authority to decide to implement protective measures for criminal issues and cases that they have admitted, handled or investigated or at the requests for the equivalent People's Procuracy or People's Court or Supreme People's Procuracy;

b) Heads and vice heads of investigation units of the People’s army shall be given authority to decide to implement protective measures regarding criminal issues and cases that they have admitted, handled or investigated or at the requests for the equivalent military Procuracy or military Court or Central military procuracy;

3. People’s procuracies and People’s courts shall propose investigation authorities that directly handle the criminal case to implement protective measures, if deemed necessary. Such requests shall be executed in writing.

Investigation units of the Supreme People's Procuracy or Central military procuracy, if finding the necessity of protective measures regarding criminal issues and cases that they have admitted, handled or investigated, shall report to the head of the Supreme People’s Procuracy or Central military procuracy, who shall propose investigation police units, security investigation department of the Ministry of Public Security, criminal investigation department and security investigation department of the Ministry of Defense to issue a decision to implement protective measures.

Article 486. Protective measures

1. Authorities and persons authorized to institute legal proceedings shall decide to implement the following protective measures on the grounds that the life, health, property, honor or dignity of the protected persons are harmed or menaced due to such persons’ provision of evidences, documents and information related to crimes:

a) Deploy personnel, implement professional measures, utilize weapons, support equipment and other means for guard and protection;

b) Constrain the protected persons' travel and interaction for their safety;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Displace protected persons, encase information of their residential place, workplace or educational facility; change their whereabouts, personal records and identities, with their consent;

dd) Deter, warn or attenuate intrusive actions against the protected persons; hinder and resolve intrusive actions in timely manner according to the laws;

e) Other protective measures as per the laws.

2. The implementation and alteration of protective measures as defined in Section 1 of this Article must not impinge on legitimate rights and benefits of the protected persons.

Article 487. Petition for and request for protective measures

1. Protected persons are entitled to petition or request in writing competent authorities to implement protective measures. A written petition or request must contain these primary details:

a) Date;

b) Name and address of the petitioner;

c) Reasons and particulars of the petition for protective measures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In emergency events, the protected persons can state their requests for protective measures to competent authorities and individuals in direct manner or through means of communication; however, such requests must later be submitted in writing.   Competent authorities and individuals, when receiving the petitions and requests, must execute written records for the archive of protection-related files.

3. Units assigned to investigate, procuracies and courts, upon the receipt of a petition or request for protective measures during their procedural actions towards a lawsuit, shall be responsible for considering details and requisitioning the equivalent investigation authority to ratify particulars and decide to implement protective measures. If the higher People's Procuracy or higher People’s Court receives a petition or request for protection, investigation units of the Ministry of Public Security shall consider details and decide to implement protective measures.

4. Investigation authorities must inspect grounds and authenticity of the petition or request for protection. If protective measures are deemed not necessary, relevant reasons must be clearly explained to the petitioner or requester.

Article 488. Decisions to implement protective measures

1. A decision to implement protective measures shall comprise these main details:

a) Number, issue date and issuing place of the decision;

b) Position of the individual making the decision;

c) Grounds of the decision;

d) Full name, date of birth and residential address of the protected person;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The decision to implement protective measures shall be delivered to the person requesting protection, the protected person, the Procuracy or Court that has proposed protective measures and protection-related authorities and organizations.

3. Upon the issuance of the decision to implement protective measures, competent investigation authorities must enforce such measures. Agencies and units of the People’s Police force and People’s Army, in essential circumstances, shall cooperate with relevant authorities to provide protection.

4. Investigation authorities issuing the decision can alter or add protective measures, if deemed necessary, during the protection.

5. The time of protection shall start upon the implementation of such measures and end upon the decision to terminate protective measures.

Article 489. Termination of protection

1. The head of the investigation authority, which issued the decision to implement protective measures, shall decide to terminate such measures when detriments or menaces against the life, health, property, honor and dignity of the protected person are deemed to vanish.

2. The decision to terminate protective measures must be sent to the protected person, the authority that proposed such measures and protection-related authorities and organizations.

Article 490. Protection-related documents

1. Investigation authorities that decided to implement protective measures must establish protection-related documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The petition or written request for protective measures; written records of such petition or request;

b) Results of the verification of detriments or menaces against the life, health, property, honor and dignity of the protected person;

c) Documents on consequential damage that occurred (if any) and competent authorities' solutions;

d) The petition or written request for alteration, addition or termination of protective measures;

dd) The decisions to implement, alter, add or terminate protective measures;

e) Documents on the progress of protective measures implemented;

g) The written proposition or request for the cooperation from authorities and entities in protection-related tasks;

h) Reports on the implementation of protective measures;

i) The decision to terminate protective measures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PART EIGHT

INTERNATIONAL COOPERATION

Chapter XXXV

GENERAL

Article 491. Scope of international cooperation in criminal procedure

1. International cooperation in criminal procedure means that competent authorities of the Socialist Republic of Vietnam and competent foreign authorities collaborate and support each other to carry out activities of investigation, prosecution, adjudication and enforcement of criminal sentences.

2. International cooperation in criminal procedure includes judicial assistance in criminal matters, extradition, acquisition and transfer of persons serving time and other international cooperation activities as defined in this Law, the laws on judicial assistance and international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed.

3. International cooperation in criminal procedure in the territories of the Socialist Republic of Vietnam shall be governed by international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed or by the principle of reciprocity, in adherence to this Law, the laws on judicial assistance and other relevant laws of Vietnam.

Article 492. Principles of international cooperation in criminal procedure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If Vietnam does not sign or accede to a relevant international agreement, international cooperation in criminal procedure shall adhere to the principle of reciprocity and the laws of Vietnam, international laws and practices.

Article 493. Central governmental authorities' engagement in international cooperation in criminal procedure

1. Ministry of Public Security shall be the central governmental authority of the Socialist Republic of Vietnam, which extradites and transfers persons serving time.

2. Supreme People’s Procuracy shall be the central governmental authority of the Socialist Republic of Vietnam, which is responsible for judicial assistance in criminal matters and other international cooperation activities as per the laws.

Article 494. Validity of documents and items acquired via international cooperation in criminal procedure

Documents and items, which are collected by foreign competent authorities as per the judicial delegation by competent Vietnamese authorities, or documents and items, which foreign competent authorities send to Vietnam for the delegation of criminal prosecution, shall be regarded as evidences. Documents and items with attributes as defined in Article 89 of this Law shall be regarded as evidences.

Article 495. Legal proceedings taken by competent Vietnamese individuals in foreign countries and by foreign competent nationals in Vietnam

 Legal proceedings taken by competent Vietnamese individuals in foreign countries and by foreign competent nationals in Vietnam shall abide by international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed or by the principle of reciprocity.

Article 496. Overseas presence of witness testifiers, expert witnesses and persons serving time in Vietnam and vice versa

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Competent Vietnamese authorities may permit witness testifiers, expert witnesses and persons serving time in Vietnam to be present in a foreign country, according to propositions by that country's competent authorities, for the settlement of a criminal case.

Chapter XXXVI

INTERNATIONAL COOPERATION ACTIVITIES

Article 497. Acquisition and transfer of documents and items in connection with a legal case

The acquisition and transfer of items and documents related to a legal case shall conform to international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed, regulations of this Law, laws on judicial assistance and other relevant laws of Vietnam.

Article 498. Rejection of extradition of Vietnamese citizens

Competent Vietnamese authorities shall be held responsible for considering requests by foreign competent authorities to initiate criminal prosecution or enforce a foreign Court’s criminal sentences and rulings against Vietnamese citizens whose extradition is rejected.

Article 499. Sequence and procedure for the consideration and settlement of requisitions for criminal prosecution against Vietnamese citizens whose extradition is rejected

1. In 10 days upon the rejection of foreign competent authorities’ request for extradition of a Vietnamese citizen, the Court that decided to reject extradition shall transfer documents from abroad to the Supreme People's Procuracy for the latter's consideration of criminal prosecution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Charging, investigation, prosecution and adjudication of persons against whom criminal prosecution is requested shall be governed by this Law.

4. Competent Vietnamese authorities can request foreign competent authorities to provide and supplement evidences, documents and items to assure the justification and legitimacy of activities of investigation, prosecution and adjudication.

Article 500. Requirements for the enforcement of a foreign Court’s criminal sentences and rulings against a Vietnamese citizen whose extradition is requested

A foreign Court’s criminal sentences and rulings against a Vietnamese citizen whose extradition is rejected can be enforced in Vietnam upon the satisfaction of these requirements:

1. A foreign competent authority issues a written request for the enforcement of a foreign Court’s criminal sentences and rulings against the Vietnamese citizen whose extradition is rejected.

2. Criminal acts committed by Vietnamese citizens sentenced overseas constitute crimes according to the Criminal Code of the Socialist Republic of Vietnam;

3. The foreign Court’s criminal sentences and rulings against the Vietnamese citizen, who faces no other legal proceedings, have come into force.

Article 501. Sequence and procedure for the consideration of requisitions for the enforcement of a foreign Court’s criminal sentences and rulings against Vietnamese citizens whose extradition is rejected

1. In 30 days upon the receipt of competent foreign authorities’ requisitions for the enforcement of a foreign Court’s criminal sentences and rulings against Vietnamese citizens whose extradition has been rejected, the provincial People’s Court that rejected extradition shall consider such requisitions from abroad.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Upon the commencement of the meeting, a member of the Panel shall express matters related to the requisitions for the enforcement of the foreign Court’s criminal sentences and rulings against Vietnamese citizens and present legal grounds for the enforcement of such in Vietnam.

The procurator states the Procuracy’s opinions on the enforcement of the foreign Court's criminal rulings and sentences against Vietnamese citizens in Vietnam.

The person against whom the enforcement of foreign criminal sentences and rulings are requested, his lawyer or representative shall state their opinions (if any).

The panel shall discuss and decide to approve or reject the enforcement of foreign criminal sentences and rulings under majority rule.

4. The approval of the enforcement of the foreign Court’s criminal sentences and rulings against a Vietnamese citizen in Vietnam must specify the length of time of that citizen’s prison sentence in Vietnam on the grounds that:

a) If the length of time of the foreign penalty corresponds with the laws of Vietnam, the time served in Vietnam shall be equal to that length of time;

b) If the nature or length of time of the foreign Court’s penalty does not correspond with the laws of Vietnam, such penalty shall be converted according to the laws of Vietnam but shall not exceed the length of the foreign sentence passed.

5. In no later than 10 days upon the issuance of the decision to approve or reject the enforcement of the foreign Court’s criminal sentences and rulings, the provincial People’s Court shall send such decision to the person bound by such foreign judgments, the equivalent People’s Procuracy and Ministry of Public Security for execution of the decision.

The person bound to serve foreign criminal sentences and rulings or the equivalent People's Procuracy shall be entitled to lodge an appeal or protest, respectively, in 15 days upon the provincial People's Court's decision. However, the higher People’s Procuracy shall be entitled to lodge its protest in 30 days .

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. In 20 days upon the receipt of documents for the contemplation of  requisitions for the enforcement of foreign criminal sentences and rulings under appeal or protest, the higher People’s Court shall hold a meeting to contemplate the provincial People’s Court’s decisions under appeal or protest.

Procedures for the contemplation of a provincial Court’s decisions under appeal or protest shall be governed by this Article.

7. A decision to implement a foreign Court’s criminal sentences and rulings against a Vietnamese citizen shall comprise:

a) The provincial People's Court's decisions under appeal or protest;

b) The decisions by the higher People’s Court.

8. The sequence and procedure for the enforcement of a foreign Court's criminal sentences and rulings gainst a Vietnamese citizen in Vietnam shall be governed by this Law and the Law on criminal sentence enforcement.

9. Upon the announcement of a reprieve, general amnesty, commutation or exemption of foreign sentences being served in Vietnam by a Vietnamese citizen whose extradition was rejected by Vietnamese authorities despite his commission of crimes on foreign soil, the Ministry of Public Security shall promptly inform the competent Court and Procuracy to consider details and make decisions.

Article 502. Preventive measures, grounds and authority to implement preventive measures

1. Preventive measures that enable the consideration of requisitions for extradition or execution of extradition shall include arrest, temporary detainment, residential confinement, surety or exit restriction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The court has decided to consider the request for extradition or its decision to execute extradition has taken effect;

b) The person whose extradition is requested is suspected of absconding or obstructing the consideration of the request for extradition or the execution of extradition.

3. The president and vice presidents of a provincial People’s Court or higher People’s Court shall make decisions on implementing preventive measures as defined in Section 1 of this Article. The presiding judge of the meeting for consideration of requests for extradition shall be entitled to make decisions on ordering residential confinement or surety to assure the attendance of the persons, whose extradition is requested, in the meeting.

Article 503. Detention of persons whose extradition is requested

1. The capture of persons, whose extradition is requested, for detention or execution of extradition shall conform to Article 133 of this Law.

2. The duration of detention for consideration of requests for extradition shall not exceed the length of time of the arrest warrant by competent authorities of the nation requesting extradition. Moreover, the duration of detention shall not exceed the full or remaining length of time of the criminal sentences and rulings by the Court of the countries requesting extradition.

In essential circumstances, the provincial People’s Court or higher People’s Court can request in writing, via the Ministry of Public Security, the competent authorities of the nation requesting extradition to issue orders or decisions to hold persons whose extradition is requested in detention or extended detention to enable the consideration of requests for extradition.

Article 504. Residential confinement, exit restriction

1. Residential confinement is a preventive measure applicable to persons, whose extradition is requested, with definite place of residence to guarantee their presence as per a Court's subpoenas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The time limit for residential confinement shall not exceed the time limit for the consideration of the request for extradition and time limit for appeals or protests against a decision to approve or reject extradition according to the laws on judicial assistance.

2. Exit restriction is a preventive measure applicable to persons whose extradition is requested to guarantee their presence as per a Court’s subpoenas.

The execution of exit restriction shall be governed by the Article 124 of this Law.

The time limit for exit restriction shall not exceed the time limit for the consideration of the request for extradition and time limit for appeals or protests against a decision to approve or reject extradition according to the laws on judicial assistance.

Article 505. Surety

1. Surety is a preventive measure applicable to persons whose extradition is requested and subject to conditions of their assets in order to guarantee their presence as per a Court's subpoenas.

2. The execution of surety shall be governed by Article 122 of this Law.

3. The time limit for surety shall not exceed the time limit for the consideration of the request for extradition and time limit for appeals or protests against a decision to approve or reject extradition according to the laws on judicial assistance.

Article 506. Termination or alteration of preventive measures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Individuals authorized to implement preventive measures as defined in Article 502 of this Law must promptly terminate or alter preventive measures, if deemed unlawful or unnecessary, at their discretion.

Article 507. Handling of assets gained through crimes

1. Competent Vietnamese authorities shall cooperate with foreign competent authorities to seek, impound, distrain, freeze, seize and appropriate assets gained through crimes for activities of investigation, prosecution, adjudication and criminal sentence enforcement.

2. The pursuit, impoundment, distrainment, freezing and seizure of assets gained through crimes in Vietnam shall abide by this Law and other relevant laws of Vietnam.

3. Assets gained through crimes in Vietnam shall be handled according to international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed or on a case-by-case basis between relevant competent Vietnamese authorities and foreign competent authorities.

Article 508. Cooperation in investigation and special investigation methods and proceedings

1. Competent Vietnamese authorities can cooperate with foreign competent authorities to jointly carry out investigation or implement special investigation methods and proceedings. The cooperation in investigation or special investigation methods and proceedings shall adhere to international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed or on a case-by-case basis between relevant competent Vietnamese authorities and foreign competent authorities.

2. Investigation cooperation activities in the territories of the Socialist Republic of Vietnam shall be governed by this Law and other relevant laws of Vietnam.

PART NINE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 509. Force

1. This Law shall come into force as of the 01st of July 2016.

2. The Criminal procedure code no 19/2003/QH11 shall lose effect upon this Law's entry into force.

3. The regulation on the issuance of the defense counsel certificate according to Section 3 and Section 4, Article 27, Law on lawyers no 65/2006/QH11 as amended and supplemented by the Law no 20/2012/QH13, shall be rendered void.

Article 510. Elaboration

The Government, Supreme People’s Procuracy and Supreme People’s Court shall stipulate particulars of the articles and sections in this Law.

This Law was passed by the 13th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 10th meeting session on the 27th of November 2015.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.720.560

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.22.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!