NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/VBHN-NHNN
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 01 năm 2016
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VIỆC MANG VÀNG CỦA CÁ NHÂN KHI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH
Thông tư số 11/2014/TT-NHNN ngày 28/3/2014 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập
cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 29/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 12 năm
2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số văn bản
quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ
có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm
2016.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/UBTVQH11
ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng
03 năm 2013;
Căn cứ Nghị định
số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng
4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư quy định việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh[1].
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
Thông tư này quy định việc mang theo vàng miếng,
vàng nguyên liệu, vàng trang sức, mỹ nghệ khi xuất cảnh, nhập cảnh trong các trường hợp sau:
1. Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh,
nhập cảnh qua các cửa khẩu bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá
trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp,
trừ các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là hộ chiếu).
2. Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh,
nhập cảnh qua các cửa khẩu bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập
xuất cảnh, chứng minh thư biên giới do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
hoặc của nước có chung biên giới cấp.
3. Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam
hoặc cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài.
Điều 2. Mang vàng khi xuất cảnh,
nhập cảnh bằng hộ chiếu
1. Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh,
nhập cảnh bằng hộ chiếu không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu.
Trường hợp cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mang theo vàng miếng, vàng
nguyên liệu phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan để mang ra khi xuất cảnh hoặc
làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh.
2. Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh,
nhập cảnh bằng hộ chiếu mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ
300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Điều 3. Mang vàng khi xuất cảnh,
nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng
minh thư biên giới
1. Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất
cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh,
chứng minh thư biên giới không được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng,
vàng trang sức, mỹ nghệ trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất
cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh,
chứng minh thư biên giới được đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ
nhu cầu trang sức như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại
trang sức khác; trường hợp tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải
khai báo với cơ quan Hải quan.
Điều 4. Mang vàng khi xuất cảnh,
nhập cảnh trong trường hợp định cư
1. Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam
khi nhập cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ
có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải
quan.
2. Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài
khi xuất cảnh được mang theo vàng (vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức,
mỹ nghệ) theo quy định sau:
a) Tổng khối lượng vàng từ 300g (ba trăm gam) trở
lên đến dưới 01kg (Một kilôgam) phải khai báo với cơ quan Hải quan;
b) Tổng khối lượng vàng từ 01kg (Một kilôgam) trở
lên phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài của Ngân
hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư
trú cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Điều 5. Thủ tục cấp giấy phép
mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài
1. Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài
có nhu cầu mang vàng khi xuất cảnh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4
Thông tư này phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân
đó cư trú. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định
cư ở nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này;
b) Hóa đơn
mua hàng hoặc giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc hợp pháp hoặc giấy cam đoan của
cá nhân mang vàng về tính hợp pháp của lượng vàng cần mang đi trong trường hợp
không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc;
c) Hộ chiếu và thị thực nhập cảnh đối với những nước
yêu cầu phải có thị thực nhập cảnh;
d) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép định
cư hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
2.[2] Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc
bản sao kèm xuất trình bản chính để đối
chiếu đối với các văn bản, tài liệu quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này;
nếu người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối
chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường
hợp văn bản, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt
và được công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp
luật.
3. Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương xem xét cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước
ngoài theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này. Trong trường
hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương phải có văn bản giải thích lý do.
4. Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước
ngoài có giá trị sử dụng trong thời hạn trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày cấp.
Điều 6. Hiệu lực thi hành[3]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng
5 năm 2014 và thay thế Quyết định số 1165/2001/QĐ-NHNN ngày 12/9/2001 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành
Thông tư này.
PHỤ LỤC 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP MANG VÀNG KHI XUẤT CẢNH ĐỊNH
CƯ Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ngân
hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh (thành phố)...
Tôi là: ………………………………………………………………….
CMND số: ………………… Cấp ngày: ………… tại ………………………
Hộ chiếu số: ……………… Cấp ngày: ……………………………
Nơi thường trú (tạm trú): ………………………………………………………..
Xuất cảnh qua cửa khẩu: ………………… Định cư tại
…………………………………….
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố
... cấp Giấy phép cho tôi mang theo ………. kg (bằng chữ: ………… kilôgam) vàng trang
sức, mỹ nghệ/vàng miếng/vàng nguyên liệu, cụ thể như sau:
STT
|
Diễn giải
(loại vàng)
|
Khối lượng (kg)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
…
|
|
|
|
Tổng
|
|
Tôi xin cam đoan:
- Các thông tin trong đơn này và các tài liệu kèm
theo là chính xác;
- Lượng vàng mang theo có nguồn gốc hợp pháp;
- Thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý
ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng và các quy định pháp luật khác có
liên quan.
Hồ sơ kèm theo:
- Hóa đơn
mua hàng hoặc giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp hoặc giấy cam đoan tính hợp
pháp của vàng;
- Bản sao hộ chiếu, thị thực nhập cảnh (đối với
nước yêu cầu thị thực);
- Quyết định cho phép định cư hoặc giấy tờ tương
đương.
|
..., ngày...
tháng... năm ...
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC 2
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM
Chi nhánh tỉnh (thành phố)...
Số: ………………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……….., ngày
… tháng … năm …..
|
GIẤY PHÉP MANG VÀNG KHI XUẤT CẢNH ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC
NGOÀI
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
CHI NHÁNH...
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng
4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh
doanh vàng;
Căn cứ Thông tư số ……. ngày ……. quy định việc
mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh;
Xét đơn đề nghị cấp giấy phép mang vàng khi xuất
cảnh trong trường hợp định cư tại nước ngoài và hồ sơ kèm theo của ... (tên cá
nhân);
QUYẾT ĐỊNH
1. Cho phép ... (tên cá nhân), CMND số... cấp
ngày... tại...(nơi cấp), hộ chiếu số… cấp ngày... được mang theo vàng khi xuất
cảnh qua cửa khẩu …………. định cư tại... với nội dung cụ thể như sau:
STT
|
Diễn giải
(loại vàng)
|
Khối lượng (kg)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
...
|
|
|
|
Tổng
|
|
2. Yêu cầu.... (tên cá nhân) chấp hành nghiêm túc
các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3 tháng 4 năm 2012 của Chính
phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số ..../2014/TT-NHNN ngày
……../2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mang vàng của cá nhân
khi xuất cảnh, nhập cảnh và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Văn bản này có giá trị đến ngày .../.../....
Nơi nhận:
- Cá nhân;
- NHNN (Vụ QLNH);
- Tổng cục Hải quan (để p/h);
- Lưu: CN NHNN.
|
GIÁM ĐỐC NHNN
CHI NHÁNH TỈNH (THÀNH PHỐ) ...
|
Nơi nhận:
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng thông tin điện tử NHNN;
- Lưu VP, PC3, QLNH (3).
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Đồng Tiến
|
[1]
Thông tư số 29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng
thực giấy tờ, văn bản có căn cứ pháp lý ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số
23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc,
chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao
dịch;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Pháp chế;
Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm
pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản
sao chứng thực giấy tờ, văn bản.”
[2]
Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điều 18 của Thông tư số
29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy
tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.
[3]
Điều 21 Thông tư số 29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm
pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản
sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016
quy định như sau:
“Điều 21. Điều
khoản thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.
2. Kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:
- Khoản 12 Điều 4
Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực
thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động
ngân hàng theo các nghị quyết của Chính phủ
về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
- Điều 7, Điều 8,
Điều 9, Điều 10 và Phụ lục số 09.ĐGH
kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về
việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại
hối theo Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Chánh Văn
phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước,
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc)
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.”