BỘ CÔNG AN-BỘ
TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
51/1999/TTLT/BTC-BCA-NHNN
|
Hà Nội , ngày 07
tháng 5 năm 1999
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỐ 51/1999/TTLT/BTC-BCA-NHNN NGÀY 7 THÁNG 5 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, QUY
TRÌNH VỀ GIÁM SÁT IN, ĐÚC TIỀN TẠI CÁC NHÀ MÁY
Thực hiện quy định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 01/10/1998 của
Chính phủ về in đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;
bảo quản, vận chuyền tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng,
Liên bộ Tài chính - Công an - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn nội dung, quy trình
giám sát quá trình in, đúc tiền và ngân phiếu thanh toán (gọi chung là tiền) tại
Nhà máy in tiền Quốc gia và các Nhà in ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước giao
nhiệm vụ in, đúc tiền (gọi chung là các nhà máy) như sau:
I- NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Việc in, đúc tiền của Ngân
hàng Nhà nước tại các nhà máy đều chịu sự giám sát của Liên Bộ Tài Chính - Công
an - Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày
01/10/1998 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Việc in, đúc tiền tại các nhà
máy ở tất cả các khâu từ khâu nhập nguyên liệu giấy, kim loại; khâu in, đúc tiền,
đến khâu cuối cùng giao sản phẩm cho Ngân hàng Nhà nước và chuyển giao sản phẩm
hỏng, giấy hỏng, kim loại hỏng để tiêu huỷ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
đều phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
3. Liên Bộ thực hiện việc giám
sát in, đúc tiền tại các nhà máy trên cơ sở theo dõi, giám sát, kiểm tra báo
cáo định kỳ tình hình thực hiện của các nhà máy và trực tiếp kiểm tra định kỳ
và đột xuất tại các nhà máy.
II- NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH GIÁM SÁT, KIỂM TRA CỤ THỂ
A. NỘI DUNG
GIÁM SÁT, KIỂM TRA:
1- Giám sát, kiểm tra việc nhập
và sử dụng giấy, kim loại và các vật liệu đặc biệt khác có liên quan đến việc
in đúc tiền để in, đúc tiền:
- Giám sát, kiểm tra tính hợp lệ,
hợp pháp và tính chính xác về việc nhập giấy, kim loại và các vật liệu đặc biệt
khác có liên quan đến việc in đúc tiền (gọi tắt là vật liệu đặc biệt) để in,
đúc tiền của các nhà máy in ngân hàng. Cụ thể:
+ Tính hợp lệ, hợp pháp về số lượng,
trọng lượng, tiêu chuẩn, kích cỡ, chủng loại giấy in tiền, kim loại đúc tiền và
các vật liệu đặc biệt khác nhập tại các nhà máy in ngân hàng.
+ Tính hợp lệ, hợp pháp về số lượng
giấy, trọng lượng kim loại và các vật liệu đặc biệt khác đã xuất kho để sử dụng
in, đúc tiền tại các nhà máy in ngân hàng.
- Giám sát, kiểm tra tính chính
xác về số lượng giấy, trọng lượng kim loại và các vật liệu đặc biệt khác để in,
đúc tiền đã nhập, đã xuất kho sử dụng và chưa sử dụng còn lại trong kho giữa số
liệu báo cáo với số liệu theo dõi, hạch toán trên sổ kế toán của các nhà máy và
với số liệu kiểm tra thực tế.
2- Giám sát, kiểm tra việc in,
đúc tiền:
- Giám sát, kiểm tra tính hợp lệ,
hợp pháp của các hợp đồng in tiền, đúc tiền giữa Ngân hàng Nhà nước với các nhà
máy in ngân hàng.
- Giám sát, kiểm tra tính hợp lệ,
hợp pháp về số lượng, chủng loại của các loại tiền đã in, đúc; và số sản phẩm hỏng,
giấy và kim loại hỏng trong khâu in, đúc tiền của các nhà máy.
- Giám sát, kiểm tra tính chính
xác giữa số liệu các nhà máy báo cáo với số liệu ghi chép hạch toán trên sổ kế
toán và số liệu kiểm kê thực tế về số lượng, chủng loại của thành phẩm; sản phẩm
dở dang; sản phẩm hỏng; giấy và kim loại hỏng trong khâu in, đúc tiền của các
nhà máy.
3- Giám sát, kiểm tra xuất nhập
thành phẩm, sản phẩm hỏng, giấy và kim loại hỏng.
- Giám sát, kiểm tra tính hợp lệ,
hợp pháp về số lượng, chủng loại thành phẩm tiền in, đúc các nhà máy xuất kho
giao cho Ngân hàng Nhà nước.
- Giám sát, kiểm tra tính hợp lệ,
hợp pháp về số lượng, trọng lượng, chủng loại sản phẩm hỏng, giấy và kim loại hỏng
xuất để tiêu huỷ.
- Giám sát, kiểm tra tính chính
xác giữa số liệu báo cáo của nhà máy với số liệu kế toán và với số liệu thực tế
kiểm tra về số lượng, chủng loại thành phẩm tiền in, đúc đã xuất giao cho Ngân
hàng Nhà nước; số lượng, chủng loại sản phẩm hỏng, giấy và kim loại hỏng đã xuất
để tiêu huỷ của các nhà máy.
4- Giám sát, kiểm tra điều kiện
đảm bảo an toàn cho hoạt động của các nhà máy:
- Giám sát, kiểm tra các điều kiện
trang bị cơ sở vật chất để bảo vệ đảm bảo an toàn cho các nhà máy như: tường
rào, các kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm, bán thành phẩm.
- Giám sát, kiểm tra việc thực
hiện quy chế đảm bảo an toàn cho hoạt động tại các nhà máy (quy chế bảo vệ, quy
chế làm việc của cán bộ, công nhân viên tại các nhà máy, trang bị phương tiện
phòng cháy chữa cháy...)
B. PHƯƠNG
PHÁP VÀ QUY TRÌNH GIÁM SÁT, KIỂM TRA:
1- Các nhà máy in ngân hàng phải
lập và gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước các báo cáo sau
đây:
- Kế hoạch in, đúc tiền (gồm: in
tiền giấy, ngân phiếu thanh toán và đúc tiền kim loại) hàng năm có chia theo
quý được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và kế hoạch bổ sung trong năm
được duyệt (nếu có).
- Bản sao các hợp đồng cụ thể ký
với Ngân hàng Nhà nước về in, đúc tiền trong năm và các Biên bản nghiệm thu và
thanh lý hợp đồng.
- Báo cáo tình hình thực hiện nhập,
xuất sử dụng và tồn kho giấy, kim loại và các vật liệu đặc biệt khác để in, đúc
tiền theo mẫu biểu đính kèm.
- Báo cáo tình hình thực hiện
in, đúc tiền (thành phẩm; sản phẩm dở dang, sản phẩm hỏng, giấy và kim loại hỏng)
theo mẫu biểu đính kèm.
- Báo cáo tình hinh thực hiện
giao sản phẩm tiền in, đúc cho Ngân hàng Nhà nước và xuất tiêu huỷ sản phẩm hỏng,
giấy hỏng, kim loại hỏng theo mẫu biểu đính kèm.
- Báo cáo đột xuất tình hình thực
hiện in, đúc tiền theo nội dung do Liên Bộ yêu cầu trong trường hợp cần thiết.
* Thời gian gửi báo cáo:
+ Báo cáo tháng: gửi trước ngày
10 của tháng sau.
+ Báo cáo năm: gửi trước ngày 30
của tháng đầu năm sau.
+ Báo cáo đột xuất: theo yêu cầu
cụ thể của Liên Bộ khi yêu cầu báo cáo.
2- Hàng năm định kỳ 6 tháng một
lần hoặc đột xuất, Liên Bộ sẽ thực hiện kiểm tra trực tiếp tại các nhà máy xác
định tính hợp pháp và tính chính xác giữa số liệu báo cáo của nhà máy với số liệu
hạch toán kế toán và số liệu kiểm kê thực tế và trên cơ sở đó kiểm tra xác định
tính cân đối giữa việc sử dụng giấy, kim loại và các vật liệu đặc biệt in, đúc
tiền với thành phẩm tiền in, đúc, sản phẩm dở dang tiền in, đúc và sản phẩm hỏng,
giấy hỏng. Cụ thể giám sát, kiểm tra những nội dung sau:
- Kiểm tra việc mở sổ sách ghi
chép hạch toán về nhập, xuất, sử dụng giấy, kim loại và các vật liệu đặc biệt
in, đúc tiền, sản phẩm nhập kho, sản phẩm dở dang, sản phẩm hỏng, giấy và kim
loại hỏng.
- Giám sát kiểm kê tồn kho giấy,
kim loại in đúc tiền; tồn kho các loại thành phẩm, sản phẩm dở dang, sản phầm hỏng,
giấy và kim loại hỏng.
- Kiểm tra đối chiếu giữa số liệu
báo cáo với số liệu kế toán (số liệu ghi trên hoá đơn chứng từ và số liệu hạch toán
trên sổ kế toán) và số liệu kiểm kê thực tế về giấy, kim loại in, đúc tiền; về
thành phẩm, sản phẩm dở dang, sản phẩm hỏng và giấy, kim loại hỏng thực tế tồn
kho và dây chuyền sản xuất.
- Kiểm tra sự cân đối tổng thể từ
khâu đầu đến khâu cuối của việc thực hiện in, đúc tiền của nhà máy trong quý,
được xác định:
Số lượng giấy và trọng lượng kim
loại in, đúc tiền tồn kho đầu kỳ + (cộng) số nhập kho trong kỳ phải = (bằng) số
xuất kho sử dụng trong kỳ + (cộng) số tồn kho cuối kỳ.
Tồn đầu kỳ (thành phẩm, sản phẩm
dở dang, sản phẩm hỏng, giấy, kiem loại hỏng) + (cộng) số giấy, kim loại nhập
trong kỳ (quy ra sản phẩm được tính theo định mức) phải = (bằng) sản phẩm giao
cho NHNN trong kỳ, sản phẩm hỏng, giấy hỏng, kim loại hỏng đã xuất đi tiêu huỷ
+ (cộng) số tồn cuối kỳ (Thành phẩm, sản phẩm dở dang, sản phẩm hỏng, giấy hỏng,
kim loại hỏng).
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo
an toàn cho hoạt động của các nhà máy (về trang bị cơ sở vật chất và thực hiện
các quy chế về bảo vệ, làm việc của cán bộ, công nhân viên tại các nhà máy).
3- Tổ chức giám sát, kiểm tra trực
tiếp tại nhà máy:
3.1. Việc thực hiện kiểm tra,
giám sát trực tiếp, định kỳ và đột xuất tại các nhà máy do Tổ kiểm tra giám sát
in, đúc tiền tại các nhà máy của Liên Bộ thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tài chính ra
quyết định thành lập tổ kiểm tra, giám sát sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ
Công an và Thống đốc NHNN. Tổ kiểm tra, giám sát Liên Bộ do một cán bộ cấp vụ của
Bộ Tài chính làm tổ trưởng và các tổ viên là những cán bộ của Bộ Tài chính, Bộ
Công an và Ngân hàng Nhà nước. Cán bộ tham gia tổ kiểm tra, giám sát phải có đủ
phẩm chất và năng lực, nắm vững qui chế in, đúc tiền và nội dung, qui trình
giám sát in, đúc tiền tại các nhà máy. Các tổ viên chịu trách nhiệm thực hiện đầy
đủ, đúng nội dung, quy trình kiểm tra theo quy định và phải chịu trách nhiệm về
kết quả kiểm tra, giám sát của mình ở phần việc được phân công.
3.2. Tổ kiểm tra, giám sát có
nhiệm vụ:
- Tổ chức, thực hiện kiểm tra,
giám sát trực tiếp tại các nhà máy theo nội dung giám sát, kiểm tra quy định tại
điểm A phần II của Thông tư này.
- Phát hiện những sai sót trong
quá trình kiểm tra để kiến nghị Liên bộ có những quyết định chấn chỉnh kịp thời.
- Sau mỗi đợt kiểm tra, phải lập
biên bản cùng với Giám đốc nhà máy ký xác nhận về kết quả kiểm tra gửi báo cáo
lãnh đạo Liên Bộ.
- Đề xuất với lãnh đạo liên Bộ
trong việc bổ sung hoàn thiện "Quy chế in đúc tiền tại các nhà máy"
và "Quy chế giám sát in, đúc tiền tại nhà máy" nhằm đảm bảo an toàn
tuyệt đối trong việc thực hiện in, đúc tiền tại các nhà máy.
III- PHÂN
CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Công
an và Ngân hàng Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra in,
đúc tiền thông qua số liệu báo cáo của các nhà máy và trực tiếp kiểm tra định kỳ
và đột xuất tại các nhà máy.
- Tổng hợp, lập báo cáo Chính phủ
về kết quả giám sát, kiểm tra in, đúc tiền hàng năm tại các nhà máy.
2. Bộ Công an có trách nhiệm:
- Phối hợp với Bộ Tài chính và
Ngân hàng Nhà nước trong việc phân công đơn vị chức năng và cử người tham gia
thực hiện giám sát kiểm tra in, đúc tiền tại các nhà máy theo nội dung, quy
trình tại văn bản này và bảo vệ việc áp tải vận chuyển tiền.
- Chịu trách nhiệm chính trong
việc giám sát, kiểm tra các điều kiện để bảo đảm an toàn in, đúc tiền tại các
nhà máy.
3. Ngân hàng Nhà nươc có trách
nhiệm:
- Chỉ đạo các nhà máy xây dựng
và thực hiện quy chế kiểm soát nội bộ bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình
in, đúc tiền.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra quá
trình thực hiện in, đúc tiền của các nhà máy theo quy định của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước.
- Phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ
Công an trong việc phân công cho đơn vị chức năng và cử cán bộ thực hiện giám
sát, kiểm tra in, đúc tiền tại các nhà máy theo nội dung và quy trình tại văn bản
này.
4. Trách nhiệm của các nhà máy:
- Thực hiện đúng, đầy đủ quy chế
in, đúc tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Lập và gửi cho Liên Bộ kịp thời
và đầy đủ các báo cáo về tình hình thực hiện in, đúc tiền và chịu sự giám sát,
kiểm tra trực tiếp của Liên Bộ theo quy định tại văn bản này.
- Chịu trách nhiệm về tính chính
xác và tính hợp pháp của số liệu báo cáo cho Liên Bộ vê tình hình thực hiện in,
đúc tiền; về những sai phạm không đảm bảo an toàn, gây thất thoát trong quá
trình thực hiện in, đúc tiền tại nhà máy.
5. Trách nhiệm của tổ kiểm tra
giám sát:
- Tổ kiểm ta giám sát chịu trách
nhiệm trước Liên Bộ và trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện và kết quả kiểm
tra, giám sát trực tiếp việc in, đúc tiền theo định kỳ hoặc đột xuất tại các
nhà máy theo nội dung và quy trình hướng dẫn tại văn bản này.
- Tổ trưởng tổ kiểm tra giám sát
chịu trách nhiệm trong việc phân công công việc cho các tổ viên và tổ chức, điều
hành chung việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trực tiếp, theo định kỳ hoặc
đột xuất tại các nhà máy.
IV- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Tài chính, Bộ Công an và
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phân công và chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ
chức, phối hợp triển khai thực hiện công tác giám sát, kiểm tra in, đúc tiền
theo quy định và phân công trách nhiệm tại văn bản này.
2. Giám đốc Nhà máy in tiền Quốc
gia và các Nhà in ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu sự giám
sát, kiểm tra in, đúc tiền của Liên Bộ theo quy định tại văn bản này.
3. Thông tư này có hiệu lực thực
hiện kể từ 01/01/1999. Mọi sửa đổi nội dung quy định trong văn bản này do Liên
bộ Tài chính - Công an - Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Nguyễn
Khánh Toàn
(Đã
ký)
|
Trần
Minh Tuấn
(Đã
ký)
|
Trần
Văn Tá
(Đã
ký)
|