Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT/NHNN-BTP thủ tục bán tài sản bảo đảm công chứng thực văn bản cho ngân hàng thương mại hướng dẫn QĐ 149/2001/QĐ-TTg

Số hiệu: 02/2002/TTLT/NHNN-BTP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Người ký: Trần Minh Tuấn, Uông Chu Lưu
Ngày ban hành: 05/02/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2002/TTLT/NHNN-BTP

Hà Nội , ngày 05 tháng 2 năm 2002

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - BỘ TƯ PHÁP SỐ 02/2002/TTLT/NHNN-BTP NGÀY 5 THÁNG 02 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 149/2001/QĐ-TTG NGÀY 05/10/2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỦ TỤC BÁN TÀI SẢN BẢO ĐẢM, CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC VĂN BẢN BÁN TÀI SẢN VÀ GIAO TÀI SẢN CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng Thương mại (sau đây gọi chung là Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg);
Để thực hiện Đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện cho các ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ tồn đọng công khai, nhanh chóng và đúng pháp luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn thực hiện thủ tục bán tài sản bảo đảm, công chứng, chứng thực văn bản bán tài sản và giao tài sản cho các Ngân hàng thương mại theo bản án, quyết định của Toà án như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Thông tư này được áp dụng để xử lý tài sản bảo đảm theo các hình thức bán tài sản bảo đảm quy định tại điểm 3.1.a khoản 3 Điều 1 của Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg đối với các khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm của Ngân hàng thương mại còn dư nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2000.

2. Tài sản bảo đảm của các khoản nợ tồn đọng được bán theo hướng dẫn tại Thông tư này, kể cả tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bao gồm:

a. Tài sản bảo đảm được Toà án giao cho Ngân hàng thương mại theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực thi hành;

b. Tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng thương mại không có tranh chấp đang được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết và có các giấy tờ sau:

- Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản (có hoặc không có công chứng, chứng thực);

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc các giấy tờ hợp lệ khác thay thế.

Các giấy tờ hợp lệ khác thay thế có thể là các giấy tờ quy định tại điểm 2 khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản như: hợp đồng mua bán, tặng, cho, chuyển nhượng có kèm theo giấy tờ gốc về tài sản; hoá đơn mua bán theo quy định của Bộ Tài chính; chứng từ nộp tiền mua hàng; văn bản bàn giao tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp nhà nước; biên bản nghiệm thu công trình; các giấy tờ hợp lệ khác (nếu có).

3. Việc bán tài sản bảo đảm của Ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng không áp dụng thủ tục bán tài sản bảo đảm quy định tại Mục II của Thông tư này.

II. THỦ TỤC BÁN TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM 3.1.A KHOẢN 3 ĐIỀU 1 CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 149/2001/QĐ-TTG

1. Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng thương mại và các chi nhánh được uỷ quyền (sau đây gọi chung là Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ) được chủ động lựa chọn hình thức bán tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm 3.1.a khoản 3 Điều 1 của Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg, bao gồm: tự bán công khai trên thị trưởng, bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước.

Trong trường hợp tự bán công khai trên thị trường, Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ phải thực hiện theo hình thức tự bán đấu giá công khai.

2. Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ là bên bán tài sản quyết định đưa tài sản ra bán đấu giá công khai, trực tiếp ký kết văn bản hoặc hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng khi tự bán đấu giá công khai trên thị trường hoặc trực tiếp ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc bán cho Công ty mua bán nợ của nhà nước.

3. Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng thương mại, Giám đốc Công ty quản lý nợ thành lập Hội đồng xử lý tài sản ở từng chi nhánh hoặc từng địa phương nơi có tài sản được xử lý khi tự bán đấu giá công khai một hoặc nhiều tài sản bảo đảm.

4. Hội đồng xử lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a. Xác định giá khởi điểm để tự bán đấu giá công khai tài sản bảo đảm trên thị trường trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm bán.

Giá khởi điểm để bán tài sản (giá bán tài sản) có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị khoản nợ tồn đọng, giá trị tài sản được xác định khi cho vay hoặc giá tài sản do Toà án xác định trong bản án, quyết định của Toà án;

b. Chỉ định người điều hành bán đấu giá tài sản;

c. Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc bán đấu giá tài sản công khai trên thị trường;

d. Được sử dụng dấu của Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại khoản này.

5. Khi tự bán đấu giá công khai trên thị trường, Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ phải thực hiện các thủ tục sau đây:

a. Niêm yết, thông báo công khai việc bán tài sản tại trụ sở của Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ, nơi bán đấu giá và trên báo địa phương hoặc Trung ương hai lần, mỗi lần cách nhau không quá ba ngày (3 ngày) ít nhất mười lăm ngày (15 ngày) trước ngày tổ chức bán tài sản các thông tin sau đây:

- Thông tin về tài sản được bán, bao gồm: loại tài sản, đặc điểm, số lượng, chất lượng của tài sản;

- Thông tin về việc bán tài sản, bao gồm: thời gian và địa điểm đăng ký mua tài sản, thời gian và địa điểm bán tài sản, phương thức bán tài sản, giá khởi điểm, điều kiện đối với người mua tài sản (nếu có), thủ tục bán tài sản và các thông tin khác liên quan đến việc bán tài sản;

b. Tổ chức trưng bày tài sản, cho xem tài sản hoặc hồ sơ về tài sản theo yêu cầu của người đăng ký mua tài sản;

c. Lập biên bản xác nhận danh sách người đăng ký mua hợp lệ. Người đăng ký mua tài sản phải đăng ký mua tài sản chậm nhất là hai ngày (2 ngày) trước ngày mở phiên bán đấu giá tài sản và đặt trước một khoản tiền là năm phần trăm (5%) giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.

Người đăng ký mua hợp lệ là người đáp ứng đủ điều kiện của người mua tài sản (nếu có), đã thực hiện việc đăng ký mua tài sản và nộp khoản tiền đặt trước, trước khi kết thúc thời hạn đăng ký mua tài sản.

Trong trường hợp mua được tài sản bán đấu giá, thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu không mua được, thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người đăng ký mua tài sản ngay sau khi phiên bán đấu giá kết thúc.

Trong trường hợp người đăng ký mua tài sản đã nộp một khoản tiền đặt trước nưng sau đó đã không tham gia đấu giá, thì khoản tiền đặt trước đó thuộc Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ, trừ trường hợp người không tham gia đấu giá chứng minh được việc không thể tham dự phiên đấu giá là do những nguyên nhân bất khả kháng (tai nạn, ốm nặng phải nằm bệnh viện, thiên tai). Trong trường hợp này khoản tiền đặt trước được trả lại cho người không tham gia đấu giá;

đ. Đối với tài sản là động sản có giá khởi điểm dưới mười triệu đồng (10.000.000 đồng) thì người tham gia đấu giá được trực tiếp tham gia đấu giá mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký mua tài sản quy định tại điểm c khoản này.

6. Người có thẩm quyền công chứng, chứng thực đối với bất động sản phải tham gia dự phiên bán đấu giá theo yêu cầu bằng văn bản của ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ để chứng kiến phiên bán đấu giá bất động sản đó.

7. Tại phiên bán đấu giá, người điều hành bán đấu giá thực hiện các công việc sau đây:

a. Công bố quyết định về việc đưa tài sản ra bán đấu giá;

b. Điểm danh những người đã đăng ký mua hợp lệ;

c. Giới thiệu từng tài sản bán đấu giá, trả lời các câu hỏi của người tham gia đáu giá (nếu có), nhắc lại giá khởi điểm và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm;

d. Nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác bằng lời nói giá đã trả sau cùng cao hơn giá người trước đã trả, mỗi lần cách nhau ba mươi giây (30 giấy);

đ. Công bố người mua được tài sản bán đấu giá, nếu sau ba lần nhắc lại giá đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn. Trong trường hợp có nhiều người cùng trả một giá, thì người điều hành bán đấu giá tổ chức việc rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm là người mua được tài sản bán đấu giá;

e. Ghi rõ kết quả bán đấu giá vào Biên bản đấu giá tài sản (Biên bản do Thư ký của phiên bán đấu giá lập) có chữ ký của người điều hành bán đấu giá, người mua tài sản, Thư ký của phiên bán đấu giá, có chữ ký, đóng dấu của người quyết định đưa tài sản ra bán đấu giá;

g. Trong trường hợp không có người trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm, thì người điều hành bán đấu giá cho ngừng việc bán tài sản. Việc tổ chức lại phiên bán đấu giá được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại các khoản 5, 6 và 7 của Mục này. Nếu tại lần bán tài sản sau vẫn không có người nào trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm, thì Hội đồng xử lý tài sản xác định lại giá khởi điểm để bán đấu giá.

8. Người có thẩm quyền công chứng, chứng thực đã chứng kiến việc bán đấu giá thực hiện việc công chứng, chứng thực văn bản bán đấu giá tài sản, sau đó ký và đóng dấu vào văn bản đó.

9. Sau khi hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản, thì tài sản được bán trực tiếp cho người mua, nhưng giá bán tài sản ít nhất phải bằng giá khởi điểm mà Hội đồng đã xác định. Người có thẩm quyền công chứng, chứng thực đối với bất động sản phải tham dự, chứng kiến việc bán tài sản và công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản theo yêu cầu bằngvăn bản của Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ.

10. Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ công bố công khai tại trụ sở của mình và nơi bán tài sản kết quả bán đấu giá tài sản chậm nhất là ba ngày (3 ngày) kể từ ngày kết thúc việc bán tài sản.

11. Thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm.

Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được dùng để thanh toán nợ gốc, lãi, lãi quá hạn cho Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ sau khi trừ đi các chi phí thực tế, hợp lý liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm: chi phí bảo quản, quản lý, định giá, niêm yết, thông báo công khai việc bán tài sản, vận chuyển tài sản, bán tài sản, chi phí làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng (nếu có) và các chi phí hợp lý khác (nếu có). Trường hợp số tiền thu được cao hơn giá trị nợ tồn đọng và các chi phí nêu trên thì được xử lý như sau:

a. Trong trường hợp tài sản bảo đảm được giao cho Ngân hàng thương mại theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực thi hành thì Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ tạm giữ khoản tiền chênh lệch đó và thông báo ngay cho cơ quan thi hành án;

b. Trong trường hợp khác, Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ tạm giữ khoản tiền chênh lệch đó và thông báo ngay cho người có tài sản bảo đảm bị xử lý biết.

III. THỦ TỤC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC VĂN BẢN BÁN TÀI SẢN

1. Trong trường hợp các Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ đã tự bán tài sản bảo đảm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì thủ tục công chứng, chứng thực văn bản bán tài sản được thực hiện như sau:

a. Đối với tài sản bảo đảm thuộc những vụ án đã được Toà án phán quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, thì theo yêu cầu của Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ, người có thẩm quyền công chứng, chnứg thực căn cứ vào bản án, quyết định của Toà án và văn bản mua bán, chuyển nhượng tài sản để thực hiện việc công chứng, chứng thực văn bản mua bán, chuyển nhượng đó;

b. Đối với tài sản bảo đảm mà không có bản án, quyết định của Toà án giao cho Ngân hàng thương mại nhưng đã đủ hồ sơ pháp lý, thì người có thẩm quyền công chứng, chứng thực thực hiện việc công chứng, chứng thực văn bản mua bán, chuyển nhượng tài sản đó;

c. Đối với tài sản bảo đảm mà không có bản án, quyết định của Toà án giao cho Ngân hàng thương mại và chưa đủ hồ sơ pháp lý hoặc tuy đã đủ hồ sơ pháp lý nhưng có tranh chấp đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, thì sau khi hoàn tất hồ sơ pháp lý hoặc tranh chấp đẫ được giải quyết, người có thẩm quyền công chứng, chứng thực thực hiện việc công chứng, chứng thực văn bản mua bán, chuyển nhượng tài sản đó.

2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm được Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ tự bán công khai trên thị trường kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì việc công chứng, chứng thực văn bản mua bán, chuyển nhượng tài sản được thực hiện theo quy định tại Mục II của Thông tư này.

3. Trong trường hợp tài sản bảo đảm do Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tổ chức bán đấu giá, thì thủ tục công chứng, chứng thực được thực hiện theo Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 18/12/1996 của Chính phủ.

IV. THỦ TỤC GIAO TÀI SẢN CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

1. Khi thi hành án, Cơ quan thi hành án phải thực hiện đúng pháp luật hiện hành và bản án đã tuyên. Trong trường hợp bản án nêu chưa rõ gây khó khăn, vướng mắc khi thi hành, thì cơ quan thi hành án đề nghị Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích. Nếu cơ quan thi hành án không đồng ý với giải thích của Toà án, thì báo cáo Bộ Tư pháp để xem xét, giải quyết.

2. Đối với các tài sản mà cơ quan thi hành án đã giao hoặc chưa giao nho các Ngân hàng thương mại nhưng chưa đủ hồ sơ pháp lý, thì cơ quan thi hành án phối hợp với Ngân hàng thương mại đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục pháp lý để các Ngân hàng thương mại bán tài sản, thu hồi vốn.

3. Đối với đất, tài sản gắn liền với đất và các tài sản khác mà cơ quan thi hành án chưa giao cho các Ngân hàng thương mại, vì còn khó khăn, vướng mắc (không xác định được mốc giới, bị lấn chiếm, chưa đền bù đủ để giải phóng mặt bằng...) thì cơ quan thi hành án phối hợp với Ngân hàng thương mại đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hoàn chỉnh thủ tục để giao ngay cho các Ngân hàng thương mại.

V. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày (15 ngày) kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ, các cơ quan Công chứng và cơ quan thi hành án báo cáo để liên ngành giải thích, bổ sung, sửa đổi kịp thời. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.

Trần Minh Tuấn

(Đã ký)

Uông Chu Lưu

(Đã ký)

THE STATE BANK
THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 02/2002/TTLT-NHNN-BTP

Hanoi, February 05, 2002

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER'S DECISION No. 149/2001/QD-TTg OF OCTOBER 5, 2001 ON THE PROCEDURES FOR THE SALE OF SECURITY PROPERTIES AS WELL AS THE NOTARIZATION AND AUTHENTICATION OF DOCUMENTS ON THE SALE AND HAND-OVER OF PROPERTIES TO COMMERCIAL BANKS UNDER COURTS' JUDGMENTS AND/OR RULINGS

Pursuant to Clause 2 and Clause 4, Article 3 of the Prime Minister's Decision No. 149/2001/QD-TTg of October 5, 2001 approving the Scheme on the handling of commercial banks’ outstanding debts (hereinafter called Decision No. 149/2001/QD-TTg);
In order to implement the Scheme on the handling of commercial banks’ outstanding debts already approved by the Prime Minister, thus creating conditions for the banks to handle security properties for outstanding debts in a public, prompt and lawful manner, Vietnam State Bank and the Ministry of Justice hereby jointly guide the implementation of the procedures for the sale of security properties as well as the notarization and authentication of documents on the sale and hand-over of the properties to commercial banks under courts’ judgments and/or rulings as follows:

I. SCOPE OF APPLICATION

1. This Circular shall apply to the handling of security properties according to various forms of selling security properties prescribed at Point 3.1.a, Clause 3, Article 1 of Decision No. 149/2001/QD-TTg for outstanding debts with security properties owed to commercial banks by December 31, 2000.

2. Security properties for outstanding debts allowed to be sold under the guidance in this Circular, including the properties being the land use right and assets affixed to land, are:

a) Security properties which are handed over to commercial banks by courts under their effective judgments and/or rulings;

b) Pledged and mortgaged properties which fall under the commercial banks’ disposing competence, are not involved in any disputes being settled by competent State agencies and have the following papers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Certificates of rights to own or use the properties or other valid substitute papers.

The valid substitute papers may be those prescribed at Point 2, Clause 3, Article 1 of the Government’s Decree No. 79/2001/ND-CP of November 1, 2001 amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 17/1999/ND-CP of March 29, 1999 on the procedures for the exchange, transfer, lease, sublease and inheritance of the land use right as well as the mortgage of and capital contribution with the land use right value or papers evidencing the rights to own or to use the properties such as: contracts on the sale and purchase, presentation, donation, transfer, enclosed with original papers on the properties; sale and purchase invoices as stipulated by the Ministry of Finance; vouchers on the payment for goods purchase; documents on the hand-over of the properties by competent State agencies, for State enterprises; record on the project pre-acceptance test; and other valid papers (if any).

3. The sale of commercial banks’ security properties prescribed in Clause 1 and Point a, Clause 2, Article 34 of the Government’s Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999 on credit institutions’ loan security shall not comply with the procedures for the sale of security properties prescribed in Section II of this Circular.

II. PROCEDURES FOR THE SALE OF SECURITY PROPERTIES UNDER THE PROVISIONS AT POINT 3.1.a, CLAUSE 3, ARTICLE 1 OF DECISION No. 149/2001/QD-TTg

1. Commercial banks, their debt management and property exploitation companies as well as authorized branches (hereinafter referred collectively to as commercial banks and debt management companies) shall be allowed to take initiative in selecting the forms of selling security properties according to the provisions at Point 3.1.a, Clause 3, Article 1 of Decision No. 149/2001/QD-TTg, including: direct public sale on the market; sale through Property Auction Service Centers and sale to State-run Debt Sale and Purchase Companies.

In cases of direct public sale on the market, the commercial banks and debt management companies shall have to effect the sale thereof in the form of public auction.

2. Commercial banks and debt management companies, which are the property sellers, shall decide to put the properties on public auctions, directly sign documents or contracts on the property sale, purchase and transfer, carry out the procedures for the transfer of the ownership right and/or use right over the properties to the buyers and the transferees, if they directly organize the public auction on the market; directly sign authorization contracts on property auction with Property Auction Service Centers or sell such properties to the State-run Debt Sale and Purchase Companies.

3. When directly organizing the public auction of one or more security properties, the General Directors (Directors) of commercial banks and the directors of debt management companies shall set up a Council for Property Handling at each branch or locality where exist the properties to be handled.

4. The Council for Property Handling shall have the following tasks and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The reserve prices for the sale of properties (the selling prices) may be higher or lower than the value of the outstanding debts, the value of the properties determined upon the loan provision or the value of the properties determined by courts in their judgments and/or rulings;

b) To appoint the auctioneers;

c) To settle complaints relating to the public auction of the properties on the market;

d) To be allowed to use seals of commercial banks or debt management companies while performing the tasks and exercising powers mentioned in this Clause.

5. When directly organizing the public auction on the market, commercial banks and debt management companies shall have to carry out the following procedures:

a) To post up the property sale at their offices and the places of auction and announce it on local or central newspapers twice at an interval of no more than three (3) days between the two announcements and at least fifteen (15) days before the auction day, with the following information:

- Information on the to-be-sold properties, including: type, characteristics, quantity and quality of the properties;

- Information on the sale of properties, including: the time and place of registration for property purchase, time and place of property sale, modes of property sale, reserve prices, conditions for the property buyers (if any), procedures for the sale of properties and other information relating to the sale of properties;

b) To organize the property display, show the properties or documents thereon at the request of those who register for property purchase;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Eligible purchase registrants are those who fully meet the conditions of the property buyers (if any), have registered for the property purchase and paid the deposit before the deadline for property purchase registration.

In cases where the auctioned properties are purchased, the deposit shall be deducted from the buying prices; if the properties are not purchased, the deposit shall be returned to the property purchase registrants right after the auction.

In cases where the property purchase registrants, have paid deposits but later did not participate in the auction, the deposit amounts shall belong to commercial banks or debt management companies, except for cases where such persons can prove that their failure to participate in the auction is due to force majeure reasons (accidents, hospitalization due to serious illness, natural disasters). In these cases, the deposit amounts shall be returned to the persons who did not participate in the auction;

d) For properties being movables with the reserve prices of under ten million Vietnam dong (VND 10,000,000), the auction participants may directly participate therein without having to fill in the procedures for property purchase registration as prescribed at Point c of this Clause.

6. At the written request of commercial banks and debt management companies, the persons competent to make notarization and/or authentication for immovable properties shall have to attend the auctions to witness the auction of such immovables.

7. At the auctions, the auctioneers shall perform the following jobs:

a) Announcing the decision to put the properties on auction;

b) Making a roll call of eligible purchase registrants;

c) Presenting each of the to-be-auctioned properties, answering questions of the auction participants (if any), repeating the reserve prices and requesting the auction participants to offer bids at least equal to the reserve prices;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Announcing the name of the property auction winner, if after repeating the offered price for three times, no one offers a higher bid. In cases where many persons offer the same price, the auctioneers shall organize a lot drawing, then announce the name of the person who has drawn the right lot as the property auction winner;

g) Clearly stating the auction results in the property auction written record (the record shall be compiled by the auction secretary ), affixed with the signatures of the auctioneer, the property buyer, the auction secretary and signature and stamp of the person who has decided to put the properties on auction;

h) In cases where no one offers a bid at least equal to the reserve price, the auctioneers shall cease the property sale. The auction re-organization shall comply with the order and procedures prescribed at Clauses 5, 6 and 7 of this Section. If at the subsequent auction, no one offers a bid at least equal to the reserve price, the Council for Property Handling shall re-determine the reserve price for auction.

8. The persons competent to make notarization and/or authentication, who have witnessed the auction, shall notarize or authenticate the documents on property auction, then sign and fix their stamps therein.

9. If, past the time limit of registration for auction participation, there is only one person register for property purchase, the properties shall be sold directly to such person, provided that the selling prices thereof must be at least equal to the reserve prices determined by the Council. At the written request of commercial banks or debt management companies, the person competent to make notarization and/or authentication shall have to attend and witness the property sale, then notarize or authenticate the contracts on the property sale, purchase and transfer.

10. Commercial banks and their debt management companies shall publicly announce the results of the property auction at their offices and the auction place within three (3) days after the completion of the property sale.

11. Retrieval of debts from the handling of security properties

The whole proceeds from the handling of security properties shall be used to repay debts, including principals, interests and overdue interests, to commercial banks or debt management companies after substracting the actual and reasonable expenses related to the handling of security properties: expenses for the preservation and management of the properties, expenses for price determination as well as for the posting up and announcement of the property sale, expenses for the transportation and sale of properties, expenses for carrying out procedures for the transfer of the ownership right and/or use right (if any) and other reasonable expenses (if any). In cases where the proceeds are higher than the value of the outstanding debts plus the above-mentioned expenses, they shall be handled as follows:

a) In cases where the security properties are handed over to commercial banks under effective judgments or rulings of courts, the commercial banks or debt management companies shall temporarily keep the differences and immediately notify the judgment execution bodies thereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. PROCEDURES FOR THE NOTARIZATION AND AUTHENTICATION OF DOCUMENTS ON PROPERTY SALE

1. In cases where commercial banks and debt management companies have directly sold security properties before the effective date of this Circular, the procedures for the notarization and authentication of documents on property sale shall be carried out as follows:

a) For the security properties belonging to cases which have been judged by courts in an effective judgment or ruling, at the request of commercial banks or debt management companies, the persons competent to make notarization and/or authentication shall base themselves on the court’s judgment or ruling and the documents on the property sale, purchase and transfer to effect the notarization or authentication of such documents;

b) For security properties, the transfer of which to commercial banks has not yet stated in the court’s judgment or ruling but for which there are enough legal dossiers, the persons competent to make notarization and/or authentication shall effect the notarization or authentication of the documents on the sale, purchase and transfer of such properties;

c) For security properties, the transfer of which to commercial banks has not yet stated in the court’s judgment or ruling and for which there are not enough legal dossiers or there are enough legal dossiers but they are on dispute being settled by competent State agencies, after the legal dossiers are completed or the disputes are settled, the persons competent to make notarization and/or authentication shall effect the notarization or authentication of the documents on the sale, purchase and transfer of such properties.

2. In cases where security properties have been directly sold on the market by commercial banks and debt management companies as from the effective date of this Circular, the notarization and/or authentication of the documents on the property sale, purchase and transfer shall comply with the provisions in Section II of this Circular.

3. In cases where security properties are auctioned by Property Auction Service Centers, the notarization and/or authentication procedures shall comply with the Regulation on Property Auction, issued together with the Government’s Decree No. 86/CP of December 18, 1996.

IV. PROCEDURES FOR HANDING OVER PROPERTIES TO COMMERCIAL BANKS UNDER COURTS’ JUDGMENTS OR RULINGS

1. When executing judgments, the judgment execution bodies shall have to strictly comply with current legislation and the declared judgments. In cases where the judgments are not clear, thus causing difficulties and troubles to the execution, the judgment execution bodies shall request the courts which have issued the judgments or rulings to make explanations thereon. If the judgment execution bodies disagree with courts’ explanations, they shall report such to the Ministry of Justice for consideration and settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For land, assets affixed to land and other properties not yet handed over to commercial banks by judgment execution bodies due to existing difficulties and troubles (failure to determine boundary markers, land transgression, inadequate payment of compensation for ground clearance…), the judgment execution bodies shall coordinate with the commercial banks in proposing the provincial/municipal People’s Committees and competent State agencies to concentrate their efforts on removing such difficulties and troubles and completing the procedures so as to immediately hand over such properties to the commercial banks.

V. IMPLEMENTATION EFFECT

This Circular takes effect fifteen (15) days after its signing. In the course of implementation, if any troubles arise, the commercial banks, debt management companies, notary offices and judgment execution bodies shall report them to the State Bank and the Justice Ministry for timely explanation, supplementation and amendment. The supplementation and/or amendment of this Circular shall be decided by the State Bank Governor and the Minister of Justice.

 

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Tran Minh Tuan

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
VICE MINISTER




Uong Chu Luu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT/NHNN-BTP ngày 05/02/2002 hướng dẫn Quyết định 149/2001/QĐ-TTg về thủ tục bán tài sản bảo đảm, công chứng, chứng thực văn bản bán tài sản và giao tài sản cho các ngân hàng thương mại theo bản án, quyết định của toà án do Ngân hành Nhà nước và Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.422

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.175.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!