Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 62/2002/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng

Số hiệu: 62/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 18/07/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 62/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 62/2002/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỂ THU HỒI NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG.

Căn cứ vào Luật thuế GTGT, Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ.
Căn cứ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1151/CP-KTTH ngày 20/12/2001 của Chính phủ.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung không thu thuế GTGT đối với hoạt động bán tài sản để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng khi thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

1- Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, bao gồm các phương thức dưới đây:

a- Tổ chức tín dụng trực tiếp bán tài sản bảo đảm tiền vay cho người mua hoặc bán cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại, các tổ chức có chức năng mua bán tài sản nợ.

b- Tổ chức tín dụng uỷ quyền việc bán tài sản bảo đảm tiền vay cho các tổ chức sau:

- Trung tâm bán đấu giá tài sản;

- Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của Pháp luật về bán đấu giá tài sản;

- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại;

- Tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để bán

c- Tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ.

d- Tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.

Đối với trường hợp bán tài sản của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ "về giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước", bán tài sản của các doanh nghiệp phá sản theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp không phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính thì không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này.

2- Phạm vi áp dụng:

Căn cứ Điều 32 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ và khoản 3.1 điểm 1 quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại thì các trường hợp áp dụng đối với các tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ bao gồm:

a- Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ mà tài sản bảo đảm tiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận.

b- Khách hàng vay phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

c- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ, thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng vay không trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ.

d- Trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá không thực hiện việc giải quyết tài sản bảo đảm tiền vay như quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ.

e- Toà án phán quyết giao tài sản cho các tổ chức tín dụng xử lý

II- THỦ TỤC, HỒ SƠ CHỨNG TỪ, HOÁ ĐƠN KHI TỔ CHỨC TÍN DỤNG XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY

1- Trường hợp tổ chức tín dụng trực tiếp bán tài sản đảm bảo tiền vay:

a- Tổ chức tín dụng trực tiếp bán cho người mua phải thực hiện:

a.1- Thông báo công khai về việc bán tài sản bảo đảm và được tiến hành bán tài sản bảo đảm theo thời hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng và các cơ quan có thẩm quyền.

a.2- Phải có hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh (sau đây gọi chung là bên bảo đảm). Đối với trường hợp nêu tại khoản 2b; 2c; 2d Mục I Thông tư này thì phải có thêm văn bản xử lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan công chứng).

a.3- Khi bán tài sản bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng. Trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ bán tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ, dòng thuế suất và tiền thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

a.4- Khi kết thúc việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm trong đó nêu rõ số tiền bán tài sản đảm bảo tiền vay của bên bảo đảm. Đối với trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của bên bảo đảm theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ thì tổ chức tín dụng không phải thông báo cho bên bảo đảm (trừ trường hợp tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của bên bảo lãnh mà bên bảo lãnh không bị giải thể, chia, tách, hợp nhất, sát nhập).

b- Tổ chức tín dụng bán cho tổ chức có chức năng được mua bán tài sản hoặc Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại (gọi tắt là đơn vị mua):

- Tổ chức tín dụng cũng phải thực hiện các thủ tục hồ sơ, chứng từ, hoá đơn theo quy định tại khoản 1a Mục II Thông tư này.

- Các đơn vị mua tài sản của tổ chức tín dụng khi bán lại tài sản được miễn thuế GTGT và xuất hoá đơn GTGT như quy định tại khoản 1.a.3, mục II nêu trên.

2- Trường hợp tổ chức tín dụng uỷ quyền việc bán tài sản bảo đảm tiền vay cho các tổ chức quy định tại điểm 1.b mục I Thông tư này:

a- Phải có hợp đồng uỷ quyền bán tài sản được ký kết giữa tổ chức tín dụng và bên được uỷ quyền.

b- Khi xác định rõ người mua, đơn vị được uỷ quyền thông báo cho tổ chức tín dụng về các thông tin của khách hàng. Tổ chức tín dụng thực hiện các thủ tục hồ sơ, chứng từ, hoá đơn theo quy định tại khoản 1a Mục II Thông tư này.

3- Trường hợp tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

a- Tổ chức tín dụng và bên bảo đảm lập biên bản nhận tài sản bảo đảm, biên bản phải ghi rõ nội dung: tiếp nhận tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, việc bàn giao, tiếp nhận, định giá xử lý tài sản bảo đảm và thanh toán từ việc xử lý tài sản bảo đảm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp này tổ chức tín dụng không phải xuất hoá đơn mà làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.

b- Chứng từ để tổ chức tín dụng hạch toán là biên bản nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

c- Khi bán các tài sản này, tổ chức tín dụng có trách nhiệm xuất hoá đơn GTGT như quy định tại khoản 1.a.3, mục II Thông tư này. Khoản chênh lệch bán tài sản bảo đảm (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.

III- QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN KHI THỰC HIỆN XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY:

1- Đối với tổ chức tín dụng:

a- Thực hiện các quy định tại Mục II Thông tư này.

b- Hoá đơn GTGT về bán tài sản bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng phải quản lý và theo dõi riêng. Tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay không được coi là doanh thu hay thu nhập của tổ chức tín dụng (trừ trường hợp nêu tại tiết c, khoản 3, Mục II Thông tư này).

2- Đối với bên bảo đảm:

Bên bảo đảm là cơ sở kinh doanh được hạch toán số tiền bán hàng theo thông báo của tổ chức tín dụng vào doanh số bán hàng không chịu thuế GTGT. Trường hợp bên bảo đảm là cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì phải giảm trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số bán tài sản bảo đảm trong niên độ tài chính. Phương pháp xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào của tài sản bảo đảm tiền vay được tính theo quy định tại tiết c, khoản 1, Mục III Phần B Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.

3- Đối với bên mua:

Được quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cấp hoá đơn GTGT theo quy định tại mục II- Thông tư này và sử dụng hoá đơn này làm chứng từ hợp pháp để hạch toán kế toán khi mua tài sản hoặc hoàn tất các thủ tục khác theo quy định.

4- Đối với cơ quan thuế:

Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm cung cấp hoá đơn GTGT cho các tổ chức tín dụng để phục vụ cho việc bán tài sản bảo đảm tiền vay.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho các hợp đồng bảo đảm ký trước ngày Thông tư có hiệu lực nhưng chưa thực mua bán và xuất hoá đơn. Các trường hợp đã bán tài sản bảo đảm và đã xuất hoá đơn tính thuế GTGT cho người mua thì không điều chỉnh lại.

2- Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

Trương Chí Trung

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 62/2002/TT-BTC

Hanoi, July 18, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE APPLICATION OF VALUE ADDED TAX (VAT) ON CREDIT INSTITUTIONS’ ACTIVITIES OF HANDLING LOAN SECURITY ASSETS TO RECOVER DEBTS

Pursuant to the VAT Law, the Government’s Decree No.79/2000/ND-CP of December 29, 2000 detailing the implementation of the VAT Law and the Finance Ministry’s Circular No.122/2000/TT-BTC of December 29, 2000 guiding the implementation of the Government’s Decree No.79/2000/ND-CP of December 29, 2000;
Pursuant to the Government’s Decree No.178/1999/ND-CP of December 29, 1999 on security for loans of credit institutions and directing opinions of the Prime Minister in the Government’s Official Dispatch No.1151/CP-KTTH of December 20, 2001.
The Finance Ministry hereby guides in detail the contents concerning the non-collection of VAT on credit institutions’ activities of selling assets to recover debts when handling loan security assets, as follows:

I. APPLICATION OBJECTS AND SCOPE

1. Application objects:

This Circular shall apply to credit institutions which are entitled to handle loan security assets according to the provisions in Clause 2, Article 34 of the Government’s Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999 on security for loans of credit institutions, by the following modes:

a/ Credit institutions directly sell loan security assets to purchasers or to debt-managing and asset-exploiting companies under commercial banks, and/or to organizations with the function of purchasing and selling debt assets.

b/ Credit institutions shall authorize the sale of loan security assets to the following organizations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Asset-auctioning enterprises defined by the legislation on asset auction;

- Debt-managing and asset-exploiting companies under commercial banks;

- Organizations with the function of purchasing assets for sale.

c/ Credit institutions shall take the very loan security assets in lieu of the debt repayment obligation.

d/ Credit institutions shall be allowed to receive assets directly from a third party in cases where such third party is obliged to return the assets to the borrower or the guarantor.

Cases of selling enterprises’ assets under the provisions of the Government’s Decree No.103/1999/ND-CP of September 10, 1999 on the sale, business contracting or lease of State enterprises or selling assets of bankrupt enterprises under the provisions of the Enterprise Bankruptcy Law, which are not subject to VAT calculation, declaration and payment as guided in the Finance Ministry’s Circular No.122/2000/TT-BTC of December 29, 2000, shall not be governed by this Circular.

2. Application scope:

Pursuant to Article 32 of the Government’s Decree No.178/1999/ND-CP of December 29, 1999 and Item 3.1, Point 1 of the Prime Minister’s Decision No.149/2001/QD-TTg of October 5, 2001 on the approval of schemes on handling of unsettled debts of commercial banks, cases where credit institutions shall be entitled to handle loan security assets for debt recovery include:

a/ 60 days after debts become due, the loan security assets are not yet handled as agreed upon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Undue debt repayment obligations shall be considered due if borrowers being economic organizations are dissolved before the debt repayment deadlines come. If borrowers fail to repay debts and fail to handle loan security assets for repaying debts, credit institutions may handle such assets to recover their debts.

d/ For cases where borrowers or guarantors are enterprises which are not yet split up, separated, consolidated, merged, transformed or equitized, the handling of loan security assets according to the provisions in Clause 2, Article 13 of the Government’s Decree No.178/1999/ND-CP of December 29, 1999 shall not be effected.

e/ Courts rule that assets shall be handed over to credit institutions for handling.

II. PROCEDURES, DOSSIERS, VOUCHERS AND INVOICES WHEN CREDIT INSTITUTIONS HANDLE LOAN SECURITY ASSETS

1. Cases where credit institutions directly sell loan security assets:

a/ Credit institutions which sell assets directly to purchasers shall have to:

a.1. Publicly announce the sale of security assets and shall be allowed to sell security assets within the time limit prescribed by Vietnam State Bank for the handling of loan security assets for debt recovery by credit institutions and competent agencies.

a.2. There must be credit contracts or security contracts between credit institutions and borrowers or guarantors (hereinafter referred collectively to as securing parties). For cases prescribed in Clauses 2b, 2c and 2d, Section I of this Circular, the handling documents of competent agencies as defined by law (the originals or notarized copies) shall also be required.

a.3. When selling loan security assets, credit institutions shall have to issue VAT invoices to customers. Such VAT invoices must clearly describe the sale of loan security assets according to Clause 2, Article 34 of the Government’s Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999, with the blank lines reserved for VAT rates and amounts crossed out.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Credit institutions sell loan security assets to organizations with the function of selling and purchasing assets or debt-managing and asset-exploiting companies under the commercial banks (called purchasing units for short):

- Credit institutions shall also have to complete formalities regarding dossiers, vouchers and invoices according to the provisions in Item 1a, Section II of this Circular.

- Units which purchase assets from credit institutions shall be exempt from VAT and issue VAT invoices according to the provisions in Item 1.a.3, Section II above.

2. In cases where credit institutions authorize the sale of loan security assets to the organizations defined at Point 1.b, Section I of this Circular:

a/ There must be asset-sale authorization contracts signed between credit institutions and the authorized parties.

b/ When clearly identifying the purchasers, the authorized units shall notify credit institutions of the information on such customers. Credit institutions shall complete formalities regarding dossiers, vouchers and invoices according to the provisions in Item 1a, Section II of this Circular.

3. In cases where credit institutions take the very security assets in lieu of performance of secured obligations:

a/ Credit institutions and securing parties shall make written records on receipt of security assets, clearly stating the following contents: the receipt of loan security assets according to the provisions in Clause 2, Article 34 of the Government’s Decree No.178/1999/ND-CP of December 29, 1999 in lieu of performance of the secured obligations, the hand-over, reception, pricing and handling of security assets and payment from the handling of security assets, as well as other contents prescribed by law. In these cases, credit institutions shall not have to issue invoices but shall carry out procedures to transfer the rights to own and use security assets.

b/ Vouchers for accounting by credit institutions shall be written records on receipt of the very security assets in lieu of performance of secured obligations and other relevant vouchers as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. SPECIFIC REGULATIONS APPLICABLE TO THE CONCERNED PARTIES WHEN THE HANDLING OF LOAN SECURITY ASSETS IS EFFECTED

1. Credit institutions:

a/ Shall have to comply with the provisions in Section II of this Circular.

b/ VAT invoices on sale of loan security assets must be separately managed and monitored by credit institutions. Proceeds from the handling of loan security assets shall not be considered turnovers or incomes of credit institutions (except for cases prescribed in Paragraph c, Clause 3, Section II of this Circular).

2. Securing parties:

Securing parties being business establishments shall be entitled to account sale proceeds as notified by credit institutions into the VAT-free sale turnover. In cases where the securing parties being business establishments pay VAT by the deduction method and loan security assets are subject to VAT, they shall have to deduct input VAT corresponding to the security asset sale turnover in the fiscal year. The method of determining and distributing input VAT on loan security assets shall comply with the provisions in Paragraph c, Clause 1, Section III, Part B of the Finance Ministry’s Circular No.122/2000/TT-BTC of December 29, 2000 guiding the implementation of the Government’s Decree No.79/2000/ND-CP of December 29, 2000 detailing the implementation of the VAT Law.

3. Purchasing parties:

They are entitled to request credit institutions to give VAT invoices according to the provisions in Section II of this Circular, and then use such invoices as lawful vouchers for book-keeping and accounting when purchasing assets or completing other procedures as prescribed.

4. Tax offices:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its signing and applies to security contracts signed before its effective date, provided that the purchase and sale have not yet been actually effected and invoices not yet issued. Cases where security assets have already been sold and VAT calculation invoices already issued to purchasers shall not be readjusted.

2. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported by the concerned organizations and individuals to the Finance Ministry for study and solution.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Truong Chi Trung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 62/2002/TT-BTC ngày 18/07/2002 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các Tổ chức tín dụng do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.287

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.157.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!