Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 39/2000/TT-BTC hướng dẫn phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước

Số hiệu: 39/2000/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 11/05/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 39/2000/TT-BTC NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC PHÁT HÀNH TÍN PHIẾU KHO BẠC QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13 tháng 1 năm 2000 của Chính phủ về việc ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, sau khi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tín phiếu kho bạc phát hành qua Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới hình thức đấu thầu theo quy định cụ thể tại Thông tư này.

2. Đấu thầu tín phiếu Kho bạc là đấu thầu lãi suất. Lãi suất đặt thầu, trúng thầu được tính theo năm (365 ngày).

3. Bộ Tài chính căn cứ vào dự toán và tình hình thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm, dự kiến khối lượng tín phiếu phát hành, thời gian, hình thức bán tín phiếu, thời hạn, lãi suất chỉ đạo và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước trước khi tổ chức đấu thầu tín phiếu.

4. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại lý cho Bộ Tài chính trong việc phát hành và thanh toán tín phiếu, thực hiện nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc, tổ chức và giám sát thị trường mua bán lại tín phiếu kho bạc sau khi đấu thầu.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nguyên tắc đầu thầu:

- Bí mật mọi thông tin đặt thầu của các đơn vị đặt thầu và lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chính (nếu có).

- Tổ chức đấu thầu công khai bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia đấu thầu.

- Đơn vị trúng thầu có trách nhiệm mua tín phiếu kho bạc theo khối lượng và lãi suất trúng thầu được thông báo.

2. Đối tượng tham gia đấu thầu quy định tại điều 14 của Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 01/2000/NĐ-CP phải có đủ các điều kiện sau:

- Có tư cách pháp nhân, được thành lập theo luật pháp hiện hành của Việt Nam;

- Có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng Việt Nam trở lên;

- Có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại ngân hàng;

- Có đơn xin tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc gửi đến Ngân hàng Nhà nước.

Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xem xét các điều kiện, tiêu chuẩn của các đối tượng xin tham gia đấu thầu để cấp hoặc thu hồi giấy công nhận thành viên.

3. Kỳ hạn tín phiếu

Tín phiếu kho bạc có các loại kỳ hạn: 91 ngày, 182 ngày, 273 ngày, 364 ngày.

4. Lãi suất tín phiếu: Được hình thành trên cơ sở kết quả từng phiên đấu thầu.

5. Hình thức bán tín phiếu

Tín phiếu kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng nhà nước được thực hiện theo một trong 2 hình thức sau:

- Hình thức ngang mệnh giá: Tín phiếu được bán bằng mệnh giá; tiền gốc và lãi được thanh toán 1 lần khi đến hạn.

- Hình thức chiết khấu: Tín phiếu được bán thấp hơn mệnh giá và thanh toán bằng mệnh giá khi đến hạn.

6. Hình thức tín phiếu

Tín phiếu kho bạc được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ.

- Chứng chỉ tín phiếu do Bộ Tài chính quy định mẫu, tổ chức in và giao cho Ngân hàng Nhà nước phân phối theo từng đợt phát hành.

- Bút toán ghi sổ: do Ngân hàng Nhà nước ghi và quản lý sổ sách.

7. Tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc

Việc đấu thầu tín phiếu kho bạc được tổ chức định kỳ 1 tuần, 2 tuần hoặc 1 tháng một lần tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn của ngân sách nhà nước và tình hình thị trường tiền tệ.

7.1. Thông báo đấu thầu

Trước ngày tổ chức đấu thầu hai ngày, căn cứ vào đề nghị phát hành tín phiếu kho bạc của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo phát hành tín phiếu kho bạc cho các thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7.2. Đăng ký đấu thầu

7.2.1. Trước 13h của ngày mở thầu, các thành viên tham gia đấu thầu phải gửi phiếu đặt thầu cho Ngân hàng Nhà nước.

7.2.2. Khối lượng đặt thầu tối thiểu là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng). Trường hợp phát hành tín phiếu kho bạc dưới hình thức chứng chỉ, mệnh giá tín phiếu do Bộ Tài chính quy định và công bố trong thông báo phát hành.

7.2.3. Các thành viên tham gia đấu thầu phải hoàn thành việc ký quỹ 5% trên khối lượng tín phiếu đặt thầu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định và không được hưởng lãi trong thời gian ký quỹ.

7.3. Mở thầu

Giờ mở thầu quy định là 13h30 phút của ngày đấu thầu. Việc đấu thầu có thể được thực hiện qua mạng máy vi tính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn trình tự, thủ tục đấu thầu qua mạng máy vi tính để bảo đảm chính xác, an toàn và bảo mật cao.

Thủ tục đăng ký đấu thầu, trình tự mở phiếu đặt thầu, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của phiếu đặt thầu cũng như trình tự và thủ tục đấu thầu do Ngân hàng Nhà nước quy định.

7.4. Xác định khối lượng và lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu

7.4.1. Việc xác định khối lượng và lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu căn cứ vào:

- Khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên.

- Khối lượng tín phiếu kho bạc dự kiến phát hành và lãi suất chỉ đạo (nếu có).

7.4.2. Trường hợp sử dụng lãi suất chỉ đạo, khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu trong phạm vi lãi suất chỉ đạo.

Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất trong phạm vi lãi suất chỉ đạo có khối lượng tín phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng tín phiếu dự kiến phát hành, thì khối lượng tín phiếu trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu theo tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó.

7.4.3. Nếu không sử dụng lãi suất chỉ đạo, khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu đến khi đạt được khối lượng tín phiếu kho bạc dự kiến huy động.

Trường hợp có nhiều phiếu đặt thầu cùng mức lãi suất với khối lượng đặt thầu tại mức lãi suất đó vượt quá khối lượng tín phiêú kho bạc dự kiến phát hành, thì khối lượng tín phiếu trúng thầu được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu theo tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó.

7.4.4. Lãi suất phát hành tín phiếu là lãi suất trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trúng thầu.

7.5. Phương pháp tính giá bán, tiền lãi tín phiếu kho bạc

7.5.1. Đối với loại tín phiếu phát hành theo hình thức ngang mệnh giá

- Giá bán tín phiếu bằng 100% mệnh giá.

- Số tiền thanh toán tín phiếu khi đến hạn được tính theo công thức sau:

n

T = G + ( G x Ls x ------ )

365

Trong đó:

T: Tổng số tiền (gốc+lãi) tín phiếu kho bạc được thanh toán khi đến hạn

G: Giá bán tín phiếu kho bạc.

Ls: Lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu (tính theo tỷ lệ %/ 365 ngày)

n: Số ngày trong thời hạn tín phiếu

7.5.2. Đối với loại tín phiếu phát hành theo hình thức chiết khấu:

- Giá bán tín phiếu kho bạc được tính theo công thức sau:

MG

G = ------------------

Ls x n

1 + --------

365 x 100

Trong đó:

G: Giá bán tín phiếu kho bạc

MG: Mệnh giá tín phiếu kho bạc

Ls: Lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu (tính theo tỷ lệ %/365 ngày)

n: Số ngày trong thời hạn tín phiếu

Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về cách tính tròn giá tín phiếu Kho bạc.

7.6. Thông báo kết quả đấu thầu

Sau khi kết thúc việc mở thầu, xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu, Ban đấu thầu ký xác nhận vào Bản tổng hợp kết quả đấu thầu tại nơi tổ chức xét thầu và gửi kết quả đấu thầu cho Bộ Tài chính. Căn cứ vào Bản tổng hợp kết quả đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo cho các đơn vị trúng thầu, công bố kết quả đấu thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước.

8. Thanh toán tín phiếu kho bạc

8.1. Thanh toán tín phiếu kho bạc trúng thầu

- Trong phạm vi 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày đấu thầu, các thành viên trúng thầu phải thanh toán toàn bộ số tiền mua tín phiếu kho bạc theo giá bán tín phiếu kho bạc được xác định trong thông báo trúng thầu, đồng thời được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc ghi có tài khoản tín phiếu kho bạc (đối với loại ghi sổ).

- Trường hợp thành viên trúng thầu chậm làm thủ tục thanh toán, Ngân hàng Nhà nước trích tiền ký quỹ và tiền gửi của thành viên trúng thầu (đối với thành viên trúng thầu là tổ chức ngân hàng) hoặc đề nghị ngân hàng nơi thành viên mở tài khoản trích tiền gửi của thành viên trúng thầu (đối với thành viên trúng thầu là đối tượng quy định tại điểm 2, Điều 14 của Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 của Chính phủ) chuyển cho Ngân hàng Nhà nước.

- Trường hợp số dư trên tài khoản tiền gửi của các thành viên trúng thầu không đủ để thanh toán, thì phần kết quả trúng thầu của thành viên đó sẽ bị huỷ bỏ và toàn bộ tiền ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước sẽ được trích chuyển nộp ngân sách nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước ghi có cho tài khoản của Kho bạc Nhà nước Trung ương mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước toàn bộ số tiền thực thu (giá bán tín phiếu kho bạc) ngay trong ngày các thành viên trúng thầu thanh toán tiền mua tín phiếu kho bạc.

8.2. Thanh toán tín phiếu kho bạc khi đến hạn

Trước ngày đến hạn thanh toán tín phiếu kho bạc 1 ngày, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước Trung ương) chuyển tiền thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Vào ngày đến hạn thanh toán tín phiếu, nếu Ngân hàng Nhà nước Trung ương chưa nhận được chứng từ chuyển tiền của Kho bạc Nhà nước Trung ương thì sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước Trung ương tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để thanh toán cho chủ sở hữu tín phiếu.

Trường hợp ngày đến hạn thanh toán gốc, lãi tín phiếu kho bạc là ngày nghỉ theo chế độ, thì tiền gốc, lãi tín phiếu được thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước phải bảo đảm trách nhiệm thanh toán của mình theo đúng quy định trên đây, các trường hợp vi phạm thời hạn thanh toán, khối lượng vốn chậm thanh toán sẽ bị xử lý phạt theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

9. Chi phí tổ chức phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc

9.1. Chi phí đấu thầu và thanh toán tín phiếu kho bạc

Toàn bộ chi phí tổ chức đấu thầu, thanh toán tín phiếu kho bạc do Ngân sách nhà nước đảm bảo, tối đa bằng 0,1% tổng doanh số tín phiếu kho bạc phát hành và được chuyển cho Ngân hàng Nhà nước hàng quý căn cứ vào kết quả đấu thầu. Khoản kinh phí này được sử dụng vào các mục đích sau:

- Chi mua sắm thiết bị phục vụ cho đấu thầu tín phiếu Kho bạc;

- Chi bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất máy móc, thiết bị;

- Chi thiết kế và xây dựng phần mềm chương trình đấu thầu tín phiếu Kho bạc;

- Chi thông tin quảng cáo về đấu thầu tín phiếu kho bạc trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Chi phí trực tiếp cho từng phiên đấu thầu;

- Chi hội thảo, khảo sát, học tập kinh nghiệm đấu thầu tín phiếu;

- Chi hội nghị khách hàng hàng năm tổng kết công tác tổ chức đấu thầu;

- Chi khen thưởng đột xuất và định kỳ cho các thành viên Ban đấu thầu, cán bộ phục vụ công tác đấu thầu, các cơ quan có liên quan được tính không quá 10% tổng chi phí đấu thầu và thanh toán tín phiếu;

- Chi họp Ban đấu thầu tín phiếu kho bạc định kỳ sơ kết tình hình đấu thầu và bàn phương hướng công tác;

- Chi văn phòng phẩm;

- Các khoản chi khác phục vụ cho việc đấu thầu tín phiếu kho bạc.

Khoản chi này thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước và được quyết toán trong chi phí hàng năm của Ngân hàng Nhà nước.

9.2. Chi phí in chứng chỉ tín phiếu kho bạc

Bộ Tài chính thanh toán chi phí in chứng chỉ theo hợp đồng với cơ quan in ấn.

10. Trách nhiệm của các ngành trong việc tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc

10.1. Việc phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong việc đấu thầu tín phiếu kho bạc được thực hiện qua Ban đấu thầu tín phiếu kho bạc. Ban đấu thầu của liên Bộ có 10 thành viên: 5 thành viên của Ngân hàng Nhà nước trong đó có 1 Vụ trưởng của Ngân hàng Nhà nước làm trưởng ban; 5 thành viên của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước Trung ương) trong đó có 1 hoặc 2 lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Trung ương. Ban đấu thầu tín phiếu kho bạc có nhiệm vụ:

10.1.1. Chuẩn bị nội dung có liên quan đến đợt đấu thầu trình lãnh đạo Bộ Tài chính quyết định:

- Khối lượng tín phiếu kho bạc dự kiến phát hành của từng đợt đấu thầu;

- Thời hạn tín phiếu kho bạc;

- Lãi suất chỉ đạo của từng đợt phát hành tín phiếu kho bạc (nếu có);

- Hình thức bán tín phiếu, hình thức tín phiếu;

- Thời điểm phát hành tín phiếu kho bạc.

10.1.2. Kiểm tra các điều kiện của đơn vị tham gia đấu thầu;

10.1.3. Giám sát việc mở thầu, xác định khối lượng trúng thầu, giá phát hành, tiền lãi tín phiếu kho bạc;

10.1.4. Duyệt kết quả đấu thầu và xác nhận bản thông báo kết quả đấu thầu;

10.1.5. Theo dõi diễn biến thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước các biện pháp điều hành hoạt động thị trường.

10.2. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm giải quyết mọi tranh chấp, khiếu nại phát sinh trong quá trình đấu thầu và thanh toán tín phiếu kho bạc.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Thông tư 01/NHNN-TC ngày 10/2/1995 của liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 02/NHNN-TC ngày 4/6/1997 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên Bộ số 01/NHNN-TC.

2. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính ban hành quy chế hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu tín phiếu qua Ngân hàng Nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.

 

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 39/2000/TT-BTC

Hanoi, May 11, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE ISSUANCE OF TREASURY BILLS VIA THE STATE BANK

In furtherance of the Government’s Decree No.01/2000/ND-CP of January 13, 2000 promulgating the Regulation on the issuance of the Government’s bonds, after consulting the Vietnam State Bank, the Finance Ministry hereby guides the issuance of treasury bills via the State Bank as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Treasury bills are issued via the State Bank in form of bidding according to the specific provisions of this Circular.

2. Bidding for treasury bills means the interest-rate bidding, whereby the bid-offering and bid-winning interest rates are calculated on the yearly basis (365 days).

3. The Finance Ministry shall base itself on the annual State budget estimate as well as the State budget revenue and expenditure situation to estimate the volume of the to be-issued treasury bills, time and form of selling the treasury bills, their terms and directed interest rates, and inform such to the State Bank before organizing bidding for treasury bills.

4. The State Bank shall act as an agent for the Finance Ministry in issuing and settling treasury bills, performing the treasury bill-bidding operations, organizing and supervising the market for re-sale and re-purchase of treasury bills after the bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Bidding principles:

- Keeping secret all bid-offering information of the bid-offering units and the directed interest rates (if any) of the Finance Ministry.

- Organizing open biddings, ensuring the interest- and obligation- equality between the bid participants in terms of their interests and obligations.

- Bid-wining units shall have to buy treasury bills according to the notified bid-winning volumes and interest rates.

2. Subjects participating in biddings defined in Article 14 of the Regulation on the issuance of the Government’s bonds issued together with Decree No.01/2000/ND-CP must fully meet the following conditions:

- Having legal person status and having been established under the current Vietnamese laws;

- Having the legal capital of 20 billion VND or more;

- Having their Vietnam dong accounts opened at banks;

- Having filed their application for participation in the market of bidding for treasury bills to the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Terms of treasury bills:

Treasury bills have a term of 91, 182, 273 or 364 days.

4. Interest rates of treasury bills: shall be determined on the basis of the results of each bidding session.

5. Mode of treasury bill sale:

Treasury bills subject to bidding via the State Bank may be sold by either of the two following modes:

- Par-value equivalence: Treasury bills shall be sold at prices equal to their par values; the principals and interests shall be settled in lump-sum when the bills mature.

- Discounting: Treasury bills shall be sold at prices under their par values and shall be settled equally to their par values when they mature.

6. Forms of treasury bill

Treasury bills shall be issued in form of certificates or book-entries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Book entries: shall be carried out and managed by the State Bank.

7. Organization of bidding for treasury bills

The bidding for treasury bills shall be organized once a week, every two weeks or a month, depending on the State budget’s demand for capital and the monetary market situation.

7.1. Bidding notification:

Two days before organizing a bidding, on the basis of the Finance Ministry’s proposal for the issuance of treasury bills, the State Bank shall send notices on the issuance of treasury bills to participants in the treasury bill-bidding market and announce such on the mass media.

7.2. Registration for bidding:

7.2.1. Before 13.00 hrs of the bid-opening day, bidders shall have to send their bid-offering cards to the State Bank.

7.2.2. The minimum bid-offering volume is 100,000,000 VND (one hundred million dong). Where the treasury bills are issued in form of certificates, their par values shall be determined and announced by the Finance Ministry in the issuance notices.

7.2.3. Participants in a bidding shall have to pay a collateral of 5% of the offered treasury bill volume at the transaction bureau or designated branches of the State Bank and shall not enjoy interests during the collateral period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The prescribed bid-opening time is 13.30 hrs of the bidding day. The bidding may be conducted through the computer networks and the State Bank shall guide the order and procedures for bidding via computer networks in order to ensure the accuracy, safety and high confidentiality.

The procedures for bid registration, the order of opening bid-offering cards, the examination of the validity and legality of bid-offering cards as well as the bidding order and procedures shall be stipulated by the State Bank.

7.4. Determination of bid-winning treasury bill volume and interest rate:

7.4.1. The determination of bid-winning treasury bill volume and interest rate shall be based on:

- The volumes and interest rates offered by the bidding participants.

- The estimated volume of the to be-issued treasury bills and directed interest rate (if any).

7.4.2. In case using the directed interest rate, the bid-winning treasury bill volume shall be calculated according to the rising order of the bid-offering interest rates within the scope of directed interest rate.

If, at the highest bid-offering interest rate within the scope of the directed interest rate, the bid-offering volume exceeds the estimated volume of treasury bills to be issued, the bid-winning treasury bill volume shall be shared among the bid-offering cards according to the direct ratio of the bid-offering volume of each card at such interest rate.

7.4.3. If the directed interest rate is not used, the bid-winning treasury bill volume shall be calculated according to the rising order of bid-offering interest rates till the achievement of the estimated volume of the to be-issued treasury bills.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.4.4. The interest rate for the issuance of treasury bills shall be the highest bid-winning interest rate applicable to all bid winners.

7.5. Method of calculation of selling prices and interests of treasury bills:

7.5.1. For treasury bills issued by the mode of par-value equivalence:

- The selling prices of the treasury bills shall be 100% of their par values.

- The sum of money to be paid for treasury bills when they mature shall be calculated according to the following formula:

                              n

T = G + (G x Ls x ---------- )

                              365

Of which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



G: is the selling price of the treasury bills

Ls: is the bid-winning treasury bill interest rate (calculated in percentage/365 days)

n: is the number of days in the treasury bills term

7.5.2. For treasury bills issued by the mode of discounting:

- The selling prices of treasury bills shall be calculated according to the following formula:

G

=

MG

1    +

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

365 x 100

Of which:

G: is the selling price of the treasury bills

MG: is the par value of treasury bills

Ls: is the bid-winning treasury bill interest rate (calculated in percentage/365 days)

n: is the number of days in the treasury bills’ term

The State Bank shall specify the method of rounding up the prices of treasury bills.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



After completing the bid opening, determining the bid-winning volume and interest rate, the bidding board shall sign for certification the sum-up of the bidding results at the place where bid consideration is organized and send the bidding results to the Finance Ministry. Basing itself on the sum-up of the bidding results, the State Bank shall send notices to the bid-winning units, announce the bidding results on the mass media and post them up at the headquarters of the State Bank.

8. Payment for treasury bills:

8.1. Payment for bid-winning treasury bills:

- Within 2 working days following the bidding day, the bid winners shall have to pay the whole sum of money for the purchase of treasury bills according to their selling prices already determined in the bid-winning notices, and at the same time be granted certificates or have their treasury bill accounts credited (for book-entries) by the State Bank.

- Where the bid-winners delay the fulfillment of the payment procedures, the State Bank shall make a deduction of their collateral money and deposit money (for bid-winners being banking organizations) or request the banks where such bid-winners open accounts to deduct their deposit money (for bid-winners being subjects defined at Point 2, Article 14 of the Regulation on the issuance of the Government bonds issued together with the Government’s Decree No.01/2000/ND-CP of January 13, 2000) and transfer such money to the State Bank.

- Where the balance on the deposit account of a bid-winner is not enough for the payment, the bidding results of such bid-winner shall be cancelled and his/her entire collateral money at the State Bank shall be remitted into the State budget.

- The State Bank shall credit to the account of the central State Treasury opened at the State Banks transaction bureau the total sum of money actually collected (according to the selling prices of treasury bills) right on the day the bid-winners make payment for the purchase of treasury bills.

8.2. Settlement of mature treasury bills:

1 day before the maturity of treasury bills, the Finance Ministry (the central State Treasury) shall transfer the settlement money to the central State Bank. On the day the bills mature, if the central State Bank has yet received the money-transfer vouchers from the central State Treasury, it shall automatically make deduction from the deposit account of the central State Treasury at the State Banks transaction bureau to make payment to the bill owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State Bank and the State Treasury shall have to perform their settlement obligation in strict compliance with the above-mentioned stipulations; cases of violation of the settlement time-limit and the capital amount of late payment shall be sanctioned according to the current regulations of the State Bank.

9. Expenses for organization of the issuance and settlement of treasury bills:

9.1. Expenses for bidding and settlement of treasury bills:

All expenses for organization of bidding and settlement of treasury bills shall be covered by the State budget, which shall not exceed 0.1% of the total turnover of the issued treasury bills and shall be transferred to the State Bank quarterly, based on the bidding results. This source of fund shall be used for the following purposes:

- The expense for the procurement of equipment in service of treasury bill- bidding;

- The expense for regular maintenance and unexpected repair of machinery and equipment;

- The expense for designing and writing software program on treasury bill- bidding;

- The expense for treasury bill-bidding advertisements on mass media;

- The direct expense for each bidding session;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The expense for annual customers’ conferences to sum up the work of organization of biddings;

- The expense for irregular and regular rewards for members of the bidding board and cadres working in service of the bidding work, as well as for the relevant agencies, which shall not exceed 10% of the total expenses for treasury bill- bidding and settlement;

- The expense for regular meetings of the treasury-bill bidding board to preliminarily sum up the bidding situation and discuss working orientations;

- The expense for stationery;

- Other expenses in service of treasury bill- bidding.

These expenses shall be effected according to the Finance Ministry’s regulations on financial management regime applicable to the State Bank and be accounted into the State Bank’s annual expenditure.

9.2. The expense for the printing of treasury bill certificates

The Finance Ministry shall pay the expense for the printing of certificates according to the contracts signed with the printing bodies.

10. Responsibilities of branches in organi-zation of treasury bill-bidding:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10.1.1. Prepare contents related to the bidding session to be submitted to the Finance Ministry for decision:

- The estimated volume of the to be-issued treasury bills in each bidding session;

- The terms of treasury bills;

- The directed interest rate (if any) for each treasury bill issuance;

- The mode of selling treasury bills and the form of treasury bills;

- The time for issuance of treasury bills.

10.1.2. Inspect the conditions of units participating in the bidding;

10.1.3. Supervise the bid opening, determine the bid-winning volume, issuance prices and interests of treasury bills;

10.1.4. Approve the bidding results and certify the bidding result notices;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10.2. The Finance Ministry and the State Bank shall have to settle all disputes and complaints arising in the course of treasury bill- bidding and settlement.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect as from the date of its signing and replaces Inter-ministerial Circular No.01/NHNN-TC of February 10, 1995 of the State Bank and the Finance Ministry guiding the issuance of treasury bills via the State Bank and Circular No.02/NHNN-TC of June 4, 1997 amending and supplementing Inter-ministerial Circular No.01/NHNN-TC.

2. The State Bank shall coordinate with the Finance Ministry in promulgating a regulation guiding in detail the treasury bill- bidding via the State Bank and organize the implementation of the provisions of this Circular.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Vu Van Ninh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 39/2000/TT-BTC ngày 11/05/2000 hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.250

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.126.146
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!