Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 32/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 11/2011/TT-NHNN chấm dứt huy động

Số hiệu: 32/2011/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Văn Bình
Ngày ban hành: 06/10/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Cho phép mở 2 tài khoản vàng ở nước ngoài

Nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng, mới đây ngày 6/10/2011, NHNN ban hành Thông tư số 32/2011/TT-NHNN cho phép Ngân hàng thương mại (NHTM) được mở tối đa 02 tài khoản vàng ở nước ngoài, chỉ được mua vàng trên tài khoản ở nước ngoài khi đã chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và với khối lượng không vượt quá lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi ở trong nước.


Ngoài ra, nhằm thu hẹp sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, NHNN cho phép NHTM đáp ứng đủ các điều kiện được chuyển đổi lượng vàng huy động và giữ hộ tồn quỹ. NHTM được chuyển đổi tối đa 40% lượng vàng tồn quỹ thành tiền tại thời điểm nộp hồ sơ xin chuyển đổi vàng tồn quỹ

Tuy nhiên, NHTM tự chịu trách nhiệm về hiệu quả và tính an toàn trong hoạt động chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Nếu gặp khó khăn trong việc mua vàng vật chất trong nước, NHNN sẽ xem xét cho việc bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06/10/2011.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2011/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2011

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 11/2011/TT-NHNN NGÀY 29/4/2011 CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN BẰNG VÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1006/VPCP-KTTH ngày 08 tháng 9 năm 2011;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Thông tư 11/2011/TT-NHNN) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN như sau:

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3.

1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng trước đây thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác.

2. Căn cứ vào tình hình thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép ngân hàng thương mại đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này được chuyển đổi lượng vàng huy động và giữ hộ tồn quỹ (sau đây gọi là vàng tồn quỹ) và mở tài khoản vàng ở nước ngoài để bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Vàng tồn quỹ là số dư vàng huy động và giữ hộ trừ đi số dư vàng cho vay, gửi tại các ngân hàng thương mại khác và sử dụng cho các mục đích khác.

Căn cứ vào tình hình thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng ngân hàng thương mại được phép chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài.

3. Ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

a) Có kinh nghiệm hoạt động từ 05 (năm) năm trở lên trong hoạt động kinh doanh vàng, huy động và cho vay bằng vàng.

b) Có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả; có quy định về quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh vàng.

c) Có địa bàn hoạt động chính tại các thành phố trực thuộc trung ương;

d) Không vi phạm các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

4. Ngân hàng thương mại có nhu cầu chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối), bao gồm:

a) Đơn xin chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này);

b) Đề án chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng tại nước ngoài để bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng với các nội dung tối thiểu bao gồm: kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh vàng, quy trình thực hiện chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và giao dịch trên tài khoản vàng ở nước ngoài và hệ thống giám sát rủi ro trong quá trình chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài;

c) Báo cáo tình hình kinh doanh vàng, nhập khẩu vàng trong 6 tháng gần nhất và lượng vàng tồn quỹ tại thời điểm đề nghị cho phép chuyển đổi lượng vàng tồn quỹ thành tiền (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này).

5. Căn cứ vào hồ sơ xin chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở nước ngoài, trong thời hạn tối đa 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận cho phép ngân hàng thương mại chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài hoặc có văn bản từ chối. Văn bản chấp thuận cho phép ngân hàng thương mại chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước quy định rõ lượng vàng tồn quỹ được phép chuyển đổi.

6. Việc chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài của ngân hàng thương mại được thực hiện như sau:

a) Ngân hàng thương mại được chuyển đổi tối đa 40% lượng vàng tồn quỹ thành tiền tại thời điểm nộp hồ sơ xin chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở nước ngoài.

b) Ngân hàng thương mại thực hiện mua vàng vật chất tại thị trường trong nước để bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi thành tiền theo văn bản cho phép chuyển đổi của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc mua vàng vật chất bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi thành tiền tại thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét cho phép nhập khẩu vàng để bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi.

c) Ngân hàng thương mại được mở tối đa 02 (hai) tài khoản vàng ở nước ngoài. Ngân hàng thương mại phải đăng ký tài khoản với Ngân hàng Nhà nước và thỏa thuận với đối tác nước ngoài để đối tác nước ngoài hàng ngày gửi sao kê chi tiết giao dịch trong ngày trên tài khoản của ngân hàng thương mại cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).

d) Ngân hàng thương mại chỉ được mua vàng trên tài khoản ở nước ngoài khi đã chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và với khối lượng không vượt quá lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi ở trong nước.

đ) Ngân hàng thương mại chỉ được bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài khi đã mua vàng vật chất trong nước hoặc nhập khẩu vàng theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước để bù đắp lượng vàng tồn quỹ và chuyển đổi thành tiền và với khối lượng không vượt quá lượng vàng vật chất đã mua trong nước hoặc nhập khẩu.

e) Ngân hàng thương mại phải cân bằng trạng thái vàng tồn quỹ với vàng trên tài khoản ở nước ngoài vào 7h00 sáng hàng ngày (trừ ngày chủ nhật và ngày nghỉ lễ);

g) Ngân hàng thương mại không được giữ trạng thái đoản (short position) trên hai tài khoản vàng ở nước ngoài.

h) Căn cứ vào tình hình thị trường vàng và mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại ngừng chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và thực hiện đóng tài khoản vàng ở nước ngoài. Ngân hàng thương mại phải ngừng chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền ngay sau khi có thông báo của Ngân hàng Nhà nước và đóng tài khoản vàng ở nước ngoài trong vòng 02 (hai) ngày làm việc từ khi có thông báo của Ngân hàng Nhà nước.

7. Trách nhiệm của ngân hàng thương mại thực hiện chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài:

a) Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả và tính an toàn trong hoạt động chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.

b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng và các quy định tại Thông tư này.

c) Hàng ngày gửi báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ) về lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi thành tiền, lượng vàng mua lại tại thị trường trong nước và các giao dịch trên tài khoản vàng ở nước ngoài từ 7h00 sáng ngày hôm trước đến 7h00 sáng ngày báo cáo (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này).

d) Hàng ngày gửi bản sao kê chi tiết các giao dịch trong ngày trên tài khoản vàng ở nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao kê.

đ) Báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước ngay khi chuyển đổi hết 40% vàng tồn quỹ và khi có sự thay đổi về tài khoản vàng ở nước ngoài.”

2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Bổ sung Khoản 2 Điều 4 như sau:

“c) Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc mua, bán vàng tại thị trường trong nước và trên tài khoản vàng ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại trên địa bàn và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.”

b) Sửa đổi Khoản 3 Điều 4 như sau:

“Đối với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Thực hiện giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, việc chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mua vàng tại thị trường trong nước và giao dịch trên tài khoản vàng ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại theo quy định tại Thông tư này; xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; báo cáo và đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các khó khăn và vướng mắc liên quan.”

c) Bổ sung Điều 4 như sau:

“4. Đối với Vụ Quản lý Ngoại hối: Xem xét, trình Thống đốc hồ sơ xin chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở nước ngoài của ngân hàng thương mại; theo dõi biễn biến thị trường vàng, theo dõi và tổng hợp báo cáo về việc chuyển đổi vàng tồn quỹ, mua vàng để bù đắp vàng tồn quỹ đã chuyển đổi và các giao dịch phát sinh trên tài khoản vàng ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại trong thời hạn ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở nước ngoài để tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phương án triển khai, xử lý.

5. Đối với Vụ Chính sách tiền tệ: Theo dõi việc sử dụng số vàng tồn quỹ của các ngân hàng thương mại”.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2011.

2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc của ngân hàng thương mại và các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 2;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ QLNH, Vụ Pháp chế.

THỐNG ĐỐC




Nguyễn Văn Bình

PHỤ LỤC 1

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: _____/CV

……., ngày tháng năm 2011

ĐƠN XIN CHUYỂN ĐỔI VÀNG TỒN QUỸ
VÀ MỞ TÀI KHOẢN VÀNG Ở NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

Tên ngân hàng thương mại:

Tên giao dịch đối ngoại (nếu có):

Trụ sở chính:

Điện thoại: Fax:

Giấy phép thành lập và hoạt động số:

Cơ quan cấp: ……………. ngày ………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

Cơ quan cấp: ………….. ngày …………….

Giấy phép cung ứng dịch vụ ngoại hối số: …………… ngày …….

Căn cứ Thông tư số … ngày … của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài.

Nơi mở tài khoản: Nước ……….. Tổ chức …………..

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

Tổng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

- Đề án chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng tại nước ngoài để bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng;

- Báo cáo tình hình kinh doanh vàng, nhập khẩu vàng trong 6 tháng gần nhất và lượng vàng tồn quỹ hiện tại.

PHỤ LỤC 2

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày tháng năm 2011

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀNG, NHẬP KHẨU VÀNG VÀ
TỒN QUỸ VÀNG THỰC TẾ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

I. Tình hình tồn quỹ vàng

Chỉ tiêu

Vàng
miếng SJC

Vàng
miếng khác

Vàng
nguyên liệu

Tổng

1. Huy động vốn bằng vàng (kg)

a. Số dư

b. Số vàng huy động có thời hạn còn lại từ 01 tháng trở lên

2. Giữ hộ vàng (kg)

a. Số dư

b. Số vàng giữ hộ có thời hạn còn lại từ 01 tháng trở lên

3. Cho vay bằng vàng (kg)

a. Số dư

b. Số vàng cho vay có thời hạn còn lại từ 01 tháng trở lên

4. Gửi vàng tại các TCTD khác (kg)

a. Số dư

b. Số vàng đã gửi có thời hạn còn lại từ 01 tháng trở lên

5. Sử dụng vào mục đích khác (kg)

a. Số dư

b. Số vàng sử dụng vào mục đích khác có thời hạn thu hồi còn lại từ 01 tháng trở lên

6. Tồn quỹ vàng (kg)

a. Tổng tồn quỹ

(6a) = (1a) + (2a) - (3a) - (4a) - (5a)

b. Tồn quỹ vàng có thời hạn còn lại 01 tháng trở lên (kg)

(6b) = (1b) + (2b) - (3b) - (4b) - (5b)

II. Tình hình kinh doanh vàng và nhập khẩu vàng trong 6 tháng gần nhất

Chỉ tiêu

Khối lượng

Giá

Giá trị

1. Nhập khẩu vàng

Kg

USD/oz

USD

a. Tổng hạn ngạch

b. Đã nhập

c. Còn lại

2. Doanh số mua bán vàng trong nước

Kg

VND/kg

VND

a. Doanh số mua

b. Doanh số bán

c. Lượng mua/bán ròng


Lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

….., ngày … tháng … năm ...
Tổng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn tổng hợp và gửi báo cáo:

- Thời hạn huy động vốn bằng vàng còn lại được tính bằng thời hạn ghi trên chứng chỉ huy động vốn bằng vàng trừ đi thời gian đã huy động.

- Thời hạn giữ hộ vàng còn lại được tính bằng thời hạn ghi trên chứng từ giữ hộ vàng trừ đi thời gian đã giữ hộ.

- Thời hạn cho vay còn lại được tính bằng thời hạn cho vay ghi trên hợp đồng cho vay bằng vàng trừ đi thời gian đã cho vay.

- Thời hạn gửi vàng còn lại được tính bằng thời hạn ghi trên chứng từ gửi vàng trừ đi thời gian đã gửi.

- Ghi chú cụ thể những mục đích khác trong điểm 5 phần I.

- Đề nghị ghi rõ họ tên và số điện thoại liên lạc của người chịu trách nhiệm trả lời các chi tiết báo cáo khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu.

PHỤ LỤC 3

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày tháng năm 2011

BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIAO DỊCH VÀNG

Kính gửi:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ)

I. Trạng thái và tổng giao dịch

Chỉ tiêu

Khối lượng

Giá trị

Giá

1. Mua bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài

Kg

USD

USD/oz

a. Trạng thái

b. Giao dịch phát sinh trong ngày

- Mua

- Bán

2. Chuyển đổi vàng tồn quỹ và mua vàng trong nước

Kg

VND

VND/lượng

a. Tồn quỹ

b. Giao dịch phát sinh trong ngày

- Chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền

- Mua vàng trong nước

II. Giao dịch chi tiết

Giao dịch vàng vật chất trong nước

Giao dịch vàng trên tài khoản ở nước ngoài

Thời gian

Loại giao dịch (mua/bán)

Khối lượng

Thời gian

Loại giao dịch (mua/bán)

Khối lượng

Ví dụ:

10:00,

2/11/2011

Bán

300kg

10:10,

2/11/2011

Mua

200kg

11:00

Mua

100kg

Lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn tổng hợp và gửi báo cáo:

- Giá mua, bán vàng tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Đề nghị ghi rõ họ tên và số điện thoại liên lạc của người chịu trách nhiệm trả lời các chi tiết báo cáo khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu.

- Gửi báo cáo chậm nhất vào 10h sáng theo số fax: 04.39343352 và 04.39364620 (Điện thoại: 04.39343325).

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 32/2011/TT-NHNN

Hanoi, October 06, 2011

 

CIRCULAR

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE STATE BANK OF VIETNAM’S CIRCULAR NO. 11/2011/TT-NHNN OF APRIL 29, 2011, ON TERMINATION OF MOBILIZATION OF DEPOSITS AND PROVISION OF LOANS IN GOLD BY CREDIT INSTITUTIONS

Pursuant to June 16, 2010 Law No. 46/2010/QH12 on the State Bank of Vietnam;

Pursuant to June 16, 2010 Law No. 47/2010/QH12 on Credit Institutions; Pursuant to the Government’s Decree No. 160/2006/ND-CP of December 28, 2006, detailing the Ordinance on Foreign Exchange;

Pursuant to the Government’s Decree No. 96/2008/ND-CP of August 26, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

In furtherance of the Prime Minister’s instructions in Document No.1006/VPCP-KTTH of September 8, 2011;

The State Bank of Vietnam (below referred to as the State Bank) amends and supplements a number of articles of Circular No. 11/2011/TT-NHNN of April 29, 2011, on termination of mobilization of deposits and provision of loans in gold by credit institutions (below referred to as Circular No.11/2011/TT-NHNN), as follows:

Article 1. To amend and supplement a number of articles of Circular No.11/2011/TT-NHNN as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Except the case specified in Clause 2 of this Article, credit institutions are not allowed to convert previously mobilized deposits in gold into Vietnam dong and other monetary forms.

2. Based on the gold market situation, the State Bank will consider allowing commercial banks fully meeting the conditions specified in Clause 3 of this Article to convert mobilized and currently kept gold amounts (below referred to as untraded gold amounts) into cash and open overseas gold accounts to offset gold-price fluctuation risks. Untraded gold amount equals mobilized and currently kept gold amount minus (-) gold amount lent to or deposited at other commercial banks and gold amount used for other purposes.

Based on the gold market situation, the State Bank will decide on the number of commercial banks that are allowed to convert untraded gold amounts into cash and open overseas gold accounts.

3. Commercial banks may be considered and allowed by the State Bank to convert untraded gold amounts into cash and open overseas gold accounts when fully meeting the following conditions:

a/ Having conducted gold trading, mobilization or lending for five years or more.

b/ Having an effective internal control system; having issued regulations on risk management in gold trading.

c/ Operating mainly in centrally run cities.

d/ Committing no violation of regulations on gold trading management.

4. Commercial banks wishing to convert untraded gold amounts into cash and open overseas gold accounts must send 1 (one) dossier directly or by post to the State Bank (the Foreign Exchange Management Department), such a dossier comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ A plan on conversion of untraded gold amounts into cash and opening of overseas gold accounts to offset gold-price fluctuation risks, containing at least description of experience on gold trading, process of converting untraded gold amounts into cash and conducting transactions on overseas gold accounts, and the system of risk supervision in the process of converting untraded gold amounts into cash and opening overseas gold accounts;

c/ A report on gold trading and gold import in the last 6 months and untraded gold amounts at the time of application (made according to the form provided in Appendix 2 to this Circular - not printed herein).

5. Within 3 (three) working days after receiving a valid and complete dossier of application for converting untraded gold amounts into cash and opening overseas gold accounts, the State Bank shall issue a written permission or a written notice of refusal. A written permission must specify the quantity of untraded gold amounts allowed to be converted.

6. The conversion of untraded gold amounts into cash and opening of overseas gold accounts by commercial banks shall be conducted as follows:

a/ Commercial banks may convert a maximum 40 % of their untraded gold amounts into cash at the time of submitting the application dossier.

b/ Commercial banks may purchase material gold on the domestic market to make up for converted gold amounts in accordance with written permissions of the State Bank. In case commercial banks meet difficulties in purchasing material gold to make up for converted gold amounts on the domestic market, the State Bank will consider permitting gold import to make up for converted gold amounts.

c/ A commercial bank may open at most 2 (two) overseas gold accounts. Commercial banks shall register their accounts with the State Bank and reach agreement with foreign partners so that the latter will send statements of daily transactions on their accounts to the State Bank (the Foreign Exchange Management Department).

d/ Commercial banks may purchase gold on their overseas accounts only after converting into cash untraded gold amounts not exceeding gold amounts converted domestically.

e/ Commercial banks may sell gold on their overseas accounts only after domestically purchasing material gold or importing gold under permission of the State Bank to make up for converted gold amounts and of amounts not exceeding the material gold amounts domestically purchased or imported.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ Commercial banks may not keep the short position of 2 (two) overseas gold accounts.

h/ Based on the gold market situation and difference between domestic and international gold price, the State Bank will require commercial banks to stop converting untraded gold amounts into cash and close overseas gold accounts. Upon receiving the notice of the State Bank, commercial banks shall stop converting untraded gold amounts into cash and close overseas gold accounts within 2 (two) working days.

7. Responsibilities of commercial banks converting untraded gold amounts into cash and opening overseas gold trading accounts:

a/ To be accountable for efficiency and safety of the conversion of untraded gold amounts into cash and trading in gold on their overseas accounts.

b/ To observe regulations on management of foreign exchange and gold trading and this Circular.

c/ To submit daily written reports on converted and domestically purchased gold amounts and transactions on overseas gold accounts from 7:00 hours of the previous day to the reporting day (made according to a form provided in Appendix 3 to this Circular - not printed herein) to the State Bank (the Foreign Exchange Management Department and the Monetary Policy Department).

d/ To send statements of daily transactions on their overseas gold accounts to the State Bank (the Foreign Exchange Management Department) and be responsible for the accuracy of these statements.

e/ To report in writing to the State Bank immediately after converting 40% of untraded gold amounts and upon occurrence of changes in their overseas gold accounts.”

2. To amend and supplement Article 4 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“c/ To inspect and examine gold trading on the domestic market and on overseas gold accounts by commercial banks in their localities, and handle violations according to their competence”.

b/ To amend Clause 3, Article 4 as follows:

“The Banking Inspection and Supervision Agency shall supervise, inspect and examine the termination of the mobilization of deposits and provision of loans in gold, conversion of untraded gold amounts into cash, purchase of gold on the domestic market and conduct of transactions on overseas gold accounts of commercial banks under this Circular; handle violations according to its competence; and report on and propose the State Bank Governor to settle arising difficulties and problems”.

c/ To supplement Article 4 as follows:

“4. The Foreign Exchange Management Department shall examine and submit to the State Bank Governor dossiers of application for permission for converting untraded gold amounts into cash and opening overseas gold accounts of commercial banks; monitor the gold market, follow and make sum-up reports on conversion of untraded gold amounts into cash, purchase of gold to make up for converted gold amounts and conduct of transactions on overseas gold accounts of commercial banks when commercial banks are allowed by the State Bank to convert untraded gold amounts into cash and open overseas gold accounts so as to advise the State Bank Governor on plans on implementation or handling.

5. The Monetary Policy Department shall monitor the use of untraded gold amounts of commercial banks.”

Article 2. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on October 6, 2011.

2. The Chief of the Office, the Chief Banking Inspector, the director of the Monetary Policy Department, the director of the Foreign Exchange Management Department, heads of units of the State Bank, directors of State Bank provincial-level branches, chairpersons of boards of directors or members’ councils, directors general of commercial banks and related organizations shall implement this Circular.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

STATE BANK GOVERNOR




Nguyen Van Binh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 32/2011/TT-NHNN ngày 06/10/2011 sửa đổi Thông tư 11/2011/TT-NHNN quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.008

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.21.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!