Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cung ứng sử dụng séc

Số hiệu: 22/2015/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Toàn Thắng
Ngày ban hành: 20/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 22/2015/TT-NHNN về hoạt động cung ứng và sử dụng séc với các quy định về nội dung của Séc và ký phát Séc; cung ứng Séc, chuyển nhượng, nhờ thu Séc; đảm bảo thanh toán Séc; xuất trình và thanh toán Séc; xử lý mất và hư hỏng Séc được ban hành ngày 20/11/2015.

 

1. Cung ứng séc

Theo Điều 7 Thông tư số 22 về việc in séc trắng và thông báo mẫu séc trắng, thì:

- Tổ chức cung ứng séc có trách nhiệm tra cứu thông tin về người đề nghị được cung ứng séc trắng lần đầu tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia trước khi quyết định cung ứng séc trắng.

- Tổ chức cung ứng séc thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng mở tài khoản thanh toán tại đơn vị mình theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận.

- Tổ chức cung ứng séc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán séc; xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại của người sử dụng dịch vụ thanh toán séc trong phạm vi nghĩa vụ và quyền hạn của mình.

- Tổ chức cung ứng séc phải thực hiện những biện pháp nhận biết khách hàng; kiểm soát, phát hiện, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch chuyển tiền điện tử, giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước.

2. Đảm bảo thanh toán séc

Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh thanh toán séc được Thông tư 22/2015 quy định như sau:

- Người bảo lãnh thanh toán séc chỉ có quyền hủy bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp séc không đủ các nội dung bắt buộc tại Điều 6 Thông tư số 22/2015/TT-NHNN.

- Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán séc đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh thanh toán séc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi séc đến hạn thanh toán.

- Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán séc, người bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thanh toán séc, người ký phát, người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.

- Việc bảo lãnh séc của các ngân hàng được thực hiện theo quy định của Thông tư 22/2015 của Ngân hàng nhà nước và quy định khác liên quan.

3. Xuất trình và thanh toán séc

Lãi suất phạt chậm trả séc theo Khoản 2 Điều 71 Luật Các công cụ chuyển nhượng bằng 150% lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức cung ứng séc niêm yết tại thời điểm thanh toán séc.

 

Thông tư 22 còn quy định xử lý mất séc, hư hỏng séc; nội dung trên séc, lập và ký phát séc; chuyển nhượng séc, nhờ thu séc. Thông tư số 22/2015/NHNN có hiệu lực từ ngày 12/01/2016.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2015/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG SÉC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động cung ứng và sử dụng séc tại các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh th Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng), quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng, thanh toán séc, bao gồm: người ký phát, người bị ký phát, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, người được bảo lãnh, người thụ hưởng, người đại diện hợp pháp của những người trên và những người khác có liên quan đến sử dụng séc.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

2. Người ký phát là người lập và ký phát séc.

3. Người bị ký phát là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho người ký phát có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát.

4. Người thụ hưởng là một trong những người sau đây:

a) Người được nhận số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người ký phát;

b) Người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Thông tư này;

c) Người cầm giữ séc có ghi trả cho người cầm giữ.

5. Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách ký tên trên séc với tư cách là người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, người bảo chi.

6. Người thu hộ là ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước làm dịch vụ thu hộ séc được người thụ hưởng nhờ thu hộ.

7. Người bảo lãnh là người cam kết sẽ thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng khi đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ nghĩa vụ trả tiền ghi trên séc.

8. Người được bảo lãnh là người được người bảo lãnh cam kết trả thay nghĩa vụ trả tiền cho người thụ hưởng.

9. Bảo chi séc là việc người bị ký phát bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình đòi thanh toán,

10. Phát hành séc là việc người ký phát ký và chuyển giao séc lần đầu cho người thụ hưởng.

11. Chuyển nhượng séc là việc người thụ hưởng séc chuyển giao quyền sở hữu séc cho người nhận chuyển nhượng séc bằng hình thức ký trên mặt sau của séc và chuyển giao cho người nhận chuyển nhượng.

12. Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc, quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước.

13. Tổ chức cung ứng séc là người bị ký phát.

14. MICR (Magnetic Ink Character Recognition): Là một hệ thống nhận dạng ký tự có sử dụng mực in đặc biệt và các ký tự.

Điều 4. Ký phát, thanh toán séc ghi số tiền bằng ngoại tệ

1. Ký phát séc được ghi trả bằng ngoại tệ:

Séc được ký phát với số tiền được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

2. Thanh toán séc được ghi trả bằng ngoại tệ:

a) Séc được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của Khoản 1 Điều này được thanh toán số tiền ghi trên séc bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;

b) Séc được ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền ghi trên séc được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán.

Điều 5. Truy đòi do séc không được thanh toán

1. Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ số tiền ghi trên séc theo quy định của Thông tư này, người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền mình được hưởng hợp pháp. Đối tượng, số tiền, cách thức và thủ tục truy đòi áp dụng theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của Luật Các công cụ chuyển nhượng.

2. Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình.

Chương II

CÁC NỘI DUNG CỦA SÉC VÀ KÝ PHÁT SÉC

Điều 6. Nội dung trên séc

Nội dung của tờ séc theo quy định tại Điều 58 Luật các công cụ chuyển nhượng.

Điều 7. Lập và ký phát séc

1. Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng; nếu séc được lập trên mẫu séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng, thì người bị ký phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.

2. Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đỏ, mực dễ bay màu, không sửa chữa, tẩy xóa. Chữ viết trên séc là tiếng Việt. Trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì séc có thể sử dụng tiếng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên.

3. Chỉ định về người thụ hưởng được ghi theo một trong ba cách thức quy định tại Khoản 1 Điều 60 của Luật Các công cụ chuyển nhượng.

4. Số tiền được ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc.

Số tiền bằng số trên séc là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.

Số tiền bằng chữ phải viết rõ ràng: chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ (khác dòng) vào giữa hai chữ viết liền nhau trên séc.

5. Địa điểm thanh toán là nơi mà tờ séc được thanh toán và do người bị ký phát quy định. Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán thì tờ séc được thanh toán tại bất kỳ địa điểm kinh doanh nào của người bị ký phát.

6. Ngày ký phát là ngày mà người ký phát ghi trên tờ séc và phải ghi bằng số.

7. Chữ ký của người ký phát là chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc của người có quyền và nghĩa vụ đối với tờ séc hoặc người được ủy quyền lập và ký phát séc. Chữ ký của người ký phát phải bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại người bị ký phát, kèm theo họ tên và theo dấu (nếu có) của tổ chức trong trường hợp séc do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký hoặc chữ ký điện tử (trường hợp xử lý thanh toán bằng điện tử).

8. Để chỉ định số tiền trên tờ séc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng, người ký phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặt trước của tờ séc ngay dưới chữ “Séc”.

9. Để chỉ định số tiền trên séc chỉ được thanh toán cho ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại người bị ký phát; người ký phát hoặc người chuyển nhượng gạch trên mặt trước tờ séc hai gạch chéo song song từ phía góc trên góc bên trái xuống góc dưới bên phải của tờ séc.

10. Để chỉ định số tiền ghi trên séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đó, người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc gạch trên séc hai gạch chéo song song từ phía góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải của mặt trước tờ séc và ghi tên ngân hàng được chỉ định giữa hai gạch chéo. Séc có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo đó là ngân hàng thu hộ tờ séc đó.

11. Trường hợp người ký phát séc là người được chủ tài khoản thanh toán ủy quyền thì chủ tài khoản thanh toán phải làm đầy đủ thủ tục thông báo, đăng ký chữ ký mẫu, quy định hạn mức (nếu có) với người bị ký phát.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của người ký phát

1. Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng việc thông báo bằng văn bản cho người bị ký phát yêu cầu đình chỉ thanh toán séc khi séc này được xuất trình yêu cầu thanh toán. Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư này mà người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền chưa xuất trình tờ séc để thanh toán séc tại người bị ký phát.

2. Ký phát séc theo đúng quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

3. Bảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh toán là số dư trên tài khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng theo thỏa thuận với người bị ký phát.

4. Trường hợp tờ séc lập không đúng quy định bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng yêu cầu thì người ký phát có nghĩa vụ ký phát tờ séc khác thay thế ngay trong ngày được yêu cầu hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày được yêu cầu đó.

5. Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ do người ký phát không đủ khả năng thanh toán số tiền trên séc, người ký phát phải hoàn trả không điều kiện số tiền bị truy đòi trên séc.

Chương III

CUNG ỨNG SÉC

Điều 9. Mẫu séc trắng

1. Tổ chức cung ứng séc tự quyết định về thiết kế mẫu séc trắng do mình cung ứng theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Luật Các công cụ chuyển nhượng.

2. Để bảo đảm cho tờ séc được thanh toán qua Trung tâm Thanh toán bù trừ séc thì giấy in séc, kích thước séc, yếu tố và vị trí các yếu tố trên séc trắng phải được thiết kế theo Phụ lục 01aPhụ lục 01b đính kèm Thông tư này.

Điều 10. Thủ tục đăng ký mẫu séc trắng

1. Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi in séc trắng để cung ứng cho khách hàng phải thực hiện đăng ký mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức cung ứng séc nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) 01 bộ hồ sơ đăng ký mẫu séc trắng, hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký mẫu séc trắng theo Phụ lục 08 đính kèm theo Thông tư này;

b) Mẫu thiết kế của tờ séc trắng, gồm: kích thước, màu sắc, các yếu tố chi tiết của tờ séc trắng;

c) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao không có chứng thực xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Giấy phép hoạt động của tổ chức cung ứng séc (trường hợp đăng ký lần đầu) hoặc bản sao không có chứng thực đối với trường hợp đăng ký từ lần thứ hai trở đi.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận về việc đăng ký mẫu séc trắng của tổ chức cung ứng séc.

Điều 11. In séc trắng và thông báo mẫu séc trắng

1. Sau khi mẫu séc trắng được Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản, tổ chức cung ứng séc tiến hành in séc trắng. Trước khi cung ứng séc trắng cho người sử dụng séc, tổ chức cung ứng séc phải gửi mẫu séc trắng đã in để lưu mẫu tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán).

2. Tổ chức cung ứng séc được lựa chọn nơi in để ký hợp đồng in séc trắng trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc bảo đảm những yếu tố kỹ thuật và yếu tố chống giả của séc trắng do mình cung ứng.

3. Tổ chức cung ứng séc chịu trách nhiệm thông báo cho các bên liên quan về mẫu séc trắng của mình.

4. Tổ chức cung ứng séc chịu trách nhiệm về việc quy định và thỏa thuận đối với người sử dụng séc về điều kiện và điều khoản sử dụng séc do mình cung ứng:

a) Cung ứng số lượng séc trắng cho khách hàng, trên cơ sở bảo đảm phù hợp với nhu cầu và độ tin cậy trong thanh toán của từng đối tượng cụ thể;

b) Xây dựng quy trình, thủ tục bảo đảm an toàn và phân định trách nhiệm của các bên liên quan trong lưu trữ, bảo quản, luân chuyển séc trắng và séc trong quá trình xử lý thanh toán trong nội bộ tổ chức cung ứng séc;

c) Quy định, hướng dẫn và phổ biến về trách nhiệm trong việc bảo quản séc trắng và những yêu cầu trong việc sử dụng séc đối với người được cung ứng séc trắng.

5. Tổ chức cung ứng séc có trách nhiệm tra cứu thông tin về người đề nghị được cung ứng séc trắng lần đầu tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam trước khi quyết định cung ứng séc trắng cho người đó.

6. Tổ chức cung ứng séc thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng mở tài khoản thanh toán tại đơn vị mình theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng séc và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

7. Tổ chức cung ứng séc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán séc mà mình cung ứng; trả lời hoặc xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán séc trong phạm vi nghĩa vụ và quyền hạn của mình.

8. Tổ chức cung ứng séc phải thực hiện những biện pháp nhận biết khách hàng; kiểm soát, phát hiện, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch chuyển tiền điện tử, giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 12. Thủ tục cung ứng séc trắng

1. Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản thanh toán hoặc người được chủ tài khoản thanh toán ủy quyền lập giấy đề nghị cung ứng séc trắng nộp cho tổ chức cung ứng séc.

2. Khi nhận được giấy đề nghị cung ứng séc trắng, tổ chức cung ứng séc có trách nhiệm kiểm tra điều kiện của người đề nghị cung ứng séc trắng.

3. Trước khi cung ứng séc trắng cho khách hàng, tổ chức cung ứng séc phải chịu trách nhiệm in, dập chữ hoặc ghi sẵn nội dung của các yếu tố: số séc, tên người bị ký phát, tên người ký phát séc; các yếu tố trên dải từ MICR (nếu có). Trường hợp tổ chức cung ứng séc có quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì cần in, dập chữ hoặc ghi sẵn địa điểm thanh toán trên mẫu séc trắng.

4. Tổ chức cung ứng séc phải theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của người được cung ứng séc trắng, số lượng và ký hiệu (số xê-ry, số séc) của các tờ séc cung ứng cho người được cung ứng séc.

Điều 13. Trách nhiệm của người được cung ứng séc trắng

1. Người được cung ứng séc trắng phải kiểm đếm số lượng tờ séc, tính chính xác của các yếu tố trên tờ séc trang được cung ứng. Nếu có sai sót phải báo ngay cho tổ chức cung ứng séc để đổi lấy tờ séc khác.

2. Sau khi đã nhận séc trắng từ tổ chức cung ứng séc, nếu xảy ra sai sót hoặc để séc bị lợi dụng thì người được cung ứng séc trắng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra.

Chương IV

CHUYỂN NHƯỢNG, NHỜ THU SÉC

Điều 14. Chuyển nhượng séc

1. Tờ séc được ký chuyển nhượng thì tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng thể hiện như sau: trong giao dịch chuyển nhượng thứ nhất của tờ séc, người đứng tên chuyển nhượng phải là tên của người thụ hưởng đã ghi trên mặt trước tờ séc; trong giao dịch chuyển nhượng thứ hai của tờ séc, người đứng tên chuyển nhượng phải là tên của người đã được chuyển nhượng trong giao dịch chuyển nhượng thứ nhất; và tiếp tục như vậy cho tới giao dịch chuyển nhượng cuối cùng.

2. Người thụ hưởng tờ séc đã qua ký chuyển nhượng là người cuối cùng được chuyển nhượng trong dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục như quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Người bị ký phát, khi thanh toán tờ séc đã qua chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng, có trách nhiệm kiểm tra tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng để bảo đảm số tiền trên séc được chi trả đúng người thụ hưởng.

Điều 15. Nhờ thu séc

1. Để được thanh toán số tiền ghi trên séc, người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng ký chuyển nhượng cho người thu hộ để nhờ thu theo thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên. Người thu hộ được quyền quyết định việc chi trả ngay cho người ký chuyển nhượng để nhờ thu, hoặc chi trả sau khi có kết quả thanh toán của tờ séc từ người bị ký phát, trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của tờ séc và khả năng truy đòi số tiền, ghi trên séc trong trường hợp séc không được thanh toán.

2. Trong trường hợp không thể trực tiếp xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy định, người thu hộ có quyền chuyển giao tiếp séc đó cho người thu hộ khác mà mình có quan hệ đại lý theo thỏa thuận giữa hai bên để người thu hộ này xuất trình tờ séc.

Chương V

BẢO ĐẢM THANH TOÁN SÉC

Điều 16. Bảo chi séc

1. Điều kiện bảo chi séc

Để thực hiện bảo chi séc, người ký phát phải có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản thanh toán nhưng được người bị ký phát chấp thuận cho người ký phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc được quyền yêu cầu người bị ký phát bảo chi tờ séc đó.

2. Thủ tục bảo chi séc

a) Trường hợp bảo chi séc sử dụng tiền ký quỹ

Người ký phát séc lập và nộp cho người bị ký phát tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc kèm ủy nhiệm chi (số tiền ủy nhiệm chi do người bị ký phát quy định nhưng phải đảm bảo đủ số tiền để hạch toán thanh toán và lưu trữ). Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều này thì ký tên, đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc và xử lý các liên ủy nhiệm chi như sau:

- Một liên ủy nhiệm chi làm chứng từ ghi Nợ tài khoản thanh toán của người ký phát, đồng thời ghi Có tài khoản tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc của người ký phát.

- Một liên ủy nhiệm chi làm giấy báo Nợ giao cho người ký phát séc;

b) Trường hợp bảo chi séc bằng tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán

Người ký phát séc lập và nộp cho người bị ký phát tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc. Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều này thì tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán của người ký phát theo thỏa thuận bằng văn bản giữa bên ký phát và bên bị ký phát, số tiền bị tạm khóa đúng bằng số tiền bảo đảm thanh toán séc và ký tên, đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc.

3. Khi đã bảo chi séc, người bị ký phát chịu trách nhiệm bảo đảm khả năng thanh toán số tiền ghi trên séc đến hết thời hạn xuất trình của tờ séc.

4. Sau thời hạn xuất trình mà tờ séc đó vẫn chưa được xuất trình đòi thanh toán, người ký phát có quyền yêu cầu người bị ký phát chấm dứt việc tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán; chấm dứt việc sử dụng tài khoản tiền gửi để bảo đảm thanh toán séc dùng để bảo đảm thanh toán cho tờ séc đó; lệnh chấm dứt việc tạm khóa, chấm dứt việc sử dụng tài khoản tiền gửi để bảo đảm thanh toán của người ký phát cũng là lệnh đình chỉ thanh toán tờ séc đó.

Điều 17. Bảo lãnh séc

1. Để bảo lãnh cho tờ séc, người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên mặt trước tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm.

2. Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh

1. Người bảo lãnh chỉ có quyền hủy bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp séc không đủ các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán séc đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi séc đến hạn thanh toán.

3. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát, người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.

4. Việc bảo lãnh séc của các ngân hàng được thực hiện theo quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương VI

XUẤT TRÌNH VÀ THANH TOÁN SÉC

Điều 19. Xuất trình séc

Tờ séc được xuất trình là tờ séc bằng chứng từ giấy (trường hợp xử lý thanh toán bằng chứng từ) hoặc dữ liệu điện tử của tờ séc (trường hợp xử lý thanh toán bằng điện tử) được chuyển tới địa điểm xuất trình quy định tại Điều 20 Thông tư này.

1. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan).

2. Tờ séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó của người ký phát và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thanh toán.

3. Người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán theo hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình séc để thanh toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi.

Điều 20. Địa điểm xuất trình

Người thụ hưởng hoặc người thu hộ xuất trình séc tại những địa điểm sau:

1. Địa điểm thanh toán ghi trên tờ séc.

2. Bất kỳ địa điểm kinh doanh nào của người bị ký phát nếu tờ séc không ghi địa điểm thanh toán.

3. Trường hợp người xuất trình tờ séc là một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thì ngoài những địa điểm xuất trình nói trên, tổ chức đó được xuất trình tờ séc tại Trung tâm Thanh toán bù trừ séc, nếu tổ chức đó là thành viên trực tiếp của Trung tâm Thanh toán bù trừ séc.

Điều 21. Thanh toán séc tại người bị ký phát

Khi séc được xuất trình để thanh toán theo thời hạn và địa điểm xuất trình quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Thông tư này và người ký phát có đủ khả năng thanh toán để chi trả số tiền ghi trên séc, thì người bị ký phát kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc và có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền đối với tờ séc đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó. Người bị ký phát thực hiện thanh toán séc như sau:

1. Người bị ký phát thực hiện việc tiếp nhận và kiểm tra séc như sau:

a) Khi nhận được các liên bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc do người thụ hưởng hoặc người thu hộ nộp vào, người bị ký phát phải kiểm tra các yếu tố trên tờ séc để bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc.

Khi phát hiện bảng kê nộp séc có sai sót thì người bị ký phát phải trả lại tờ séc đó cho người nộp séc và yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện; Nếu không có gì sai sót thì người bị ký phát ký xác nhận về việc nhận séc theo yêu cầu của người thụ hưởng hoặc người thu hộ;

b) Trường hợp tờ séc không ghi cụm từ “trả vào tài khoản” thì người bị ký phát có thể thanh toán bằng tiền mặt theo đề nghị của người thụ hưởng tại các địa điểm xuất trình nêu tại Điều 20 Thông tư này trừ trường hợp pháp luật quy định không được thanh toán bằng tiền mặt.

Người lĩnh tiền mặt phải ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc số giấy tờ thay thế hợp pháp khác của mình vào phần quy định dùng cho lĩnh tiền mặt ở mặt sau của tờ séc;

c) Trường hợp vi phạm quy định về việc kiểm soát séc gây ra lợi dụng, thất thoát tài sản thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi hoàn.

2. Nếu số dư trên tài khoản thanh toán của người ký phát séc, hoặc số dư cộng với hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán của người ký phát séc (trường hợp người ký phát được phép thấu chi) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc thì người bị ký phát xử lý:

a) Các tờ séc làm chứng từ ghi Nợ tài khoản thanh toán của người ký phát, hoặc tài khoản tiền gửi để bảo đảm thanh toán séc;

b) Các liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản thích hợp như: tài khoản thanh toán của người thụ hưởng (trường hợp người thụ hưởng mở tài khoản tại người bị ký phát); tiền mặt (trường hợp người thụ hưởng lĩnh tiền mặt); thanh toán bù trừ, tiền gửi Ngân hàng Nhà nước (trường hợp thanh toán bù trừ hoặc thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước); tài khoản của người thu hộ (trường hợp thanh toán theo thỏa thuận đại lý)... Đồng thời lập chứng từ thanh toán thích hợp để chuyển đi bù trừ (nếu người thu hộ có tham gia thanh toán bù trừ) hoặc lập chứng từ chuyển tiền cho người thu hộ để ghi Có tài khoản người thụ hưởng;

c) Thủ tục thanh toán, luân chuyển chứng từ trong trường hợp người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản thanh toán tại cùng một đơn vị chi nhánh ngân hàng, hoặc hai đơn vị chi nhánh thuộc cùng hệ thống ngân hàng và tổ chức đó có hệ thống thanh toán trực tuyến do Tổng Giám đốc (Giám đốc) của đơn vị hoặc tổ chức đó chịu trách nhiệm quy định và hướng dẫn phù hợp với quy định của Thông tư này.

Điều 22. Xử lý séc không đủ khả năng thanh toán

1. Tờ séc được xuất trình trong thời hạn thanh toán, nhưng khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc tại người bị ký phát không đủ để chi trả toàn bộ số tiền trên tờ séc thì được coi là ký phát séc không đủ khả năng thanh toán. Xử lý séc không đủ khả năng thanh toán như sau:

a) Người bị ký phát thông báo cho người ký phát về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán và có trách nhiệm lưu giữ thông tin về người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán vào hồ sơ lưu của mình. Việc thông báo này có thể bằng điện thoại, điện tín hoặc phương tiện thông tin thích hợp khác.

Đồng thời, người bị ký phát thông báo về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán cho người xuất trình séc (bao gồm người thụ hưởng hoặc người thu hộ) ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình tờ séc đó bằng phương thức thông tin theo thỏa thuận giữa hai bên.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo cho người ký phát séc về tờ séc không đủ khả năng thanh toán, người bị ký phát thông báo cho Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thông tin séc không đủ khả năng thanh toán theo Phụ lục 07 đính kèm Thông tư này. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm cung ứng dịch vụ tra cứu thông tin đã tiếp nhận về thông tin séc không đủ khả năng thanh toán cho tổ chức cung ứng séc ngay trong ngày nhận được yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo sau ngày đó;

b) Người thụ hưởng có quyền yêu cầu hoặc thông qua người thu hộ yêu cầu người bị ký phát tiến hành một trong hai phương thức sau:

- Lập giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với toàn bộ số tiền ghi trên séc và trả lại tờ séc cho mình.

- Thanh toán một phần số tiền ghi trên tờ séc tối đa bằng khoản tiền người ký phát được sử dụng tại người bị ký phát và lập giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với phần tiền còn lại chưa được thanh toán trên séc (Trong trường hợp này người thụ hưởng lập Lệnh thu theo mẫu tại Phụ lục 03 đính kèm Thông tư này);

c) Khi nhận được Lệnh thu yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên séc của người thụ hưởng thì người bị ký phát tiến hành xử lý:

- Ghi Nợ tài khoản thanh toán của người ký phát séc và ghi Có tài khoản thích hợp (tài khoản thanh toán của người thụ hưởng; tiền mặt; tài khoản bù trừ; tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tài khoản của người thu hộ...).

- Lập chứng từ thanh toán bù trừ (nếu người thu hộ có tham gia thanh toán bù trừ) hoặc lập chứng từ chuyển tiền cho người thu hộ để ghi Có tài khoản người thụ hưởng đồng thời:

+ Lập giấy xác nhận từ chối thanh toán theo Phụ lục 05Phụ lục 06 đính kèm Thông tư này đối với số tiền chưa được thanh toán của tờ séc và ghi cụm từ “đã thanh toán...(số tiền)..., từ chối... (số tiền)..., ngày thanh toán...” trên mặt trước tờ séc, chuyển giấy xác nhận từ chối thanh toán kèm tờ séc và các chứng từ thanh toán khác cho người thụ hưởng hoặc người thu hộ; chuyển giấy xác nhận từ chối thanh toán cho người ký phát.

+ Lập thông báo về việc tờ séc bị từ chối thanh toán, gửi cho người ký phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với số tiền bị từ chối thanh toán của tờ séc, kèm theo lời thông báo về hậu quả có thể xảy ra nếu người đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với số tiền bị từ chối thanh toán đó.

Người bị ký phát phải theo dõi các tờ séc được thanh toán một phần. Các thông tin liên quan đến người ký phát tờ séc không đủ khả năng thanh toán phải được xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

- Khi thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, người bị ký phát yêu cầu người thụ hưởng (trường hợp thanh toán vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng mở tại người bị ký phát hoặc thanh toán tiền mặt) hoặc người thu hộ (trường hợp thanh toán thông qua người thu hộ) làm giấy biên nhận theo mẫu Phụ lục 04 đính kèm Thông tư này để lưu chứng từ.

2. Trường hợp có nhiều tờ séc nộp vào cùng một thời điểm để đòi tiền từ một người ký phát mà khả năng chi trả của người ký phát không đủ để thanh toán tất cả các tờ séc đó thì thứ tự thanh toán séc được xác định theo ngày ký phát và theo thứ tự số séc đã được ký phát, tờ séc có ngày ký phát trước sẽ được thanh toán trước và nếu các tờ séc có cùng ngày ký phát, thì tờ séc có số thứ tự nhỏ sẽ được thanh toán trước.

Điều 23. Thanh toán séc thông qua người thu hộ séc

1. Người thu hộ séc có quyền quy định mức phí dịch vụ thu hộ séc đối với người thụ hưởng. Trong trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán không do lỗi của người thu hộ, người thu hộ không có nghĩa vụ phải hoàn trả phí thu hộ cho người thụ hưởng.

2. Trường hợp tờ séc bị từ chối do lỗi của người thu hộ, người thu hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng theo thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục giao, nhận và kiểm tra séc tại người thu hộ như sau:

a) Căn cứ vào các tờ séc, người thụ hưởng lập bảng kê nộp séc theo Phụ lục 02 đính kèm Thông tư này. Số liên bảng kê nộp séc do người bị ký phát quy định nhưng phải đảm bảo đủ số tiền để hạch toán, thanh toán và lưu trữ. Bảng kê nộp séc được lập theo từng người bị ký phát kèm theo các tờ séc giao cho người thu hộ. Các yếu tố quy định trên bảng kê nộp séc phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được sửa chữa hoặc tẩy xóa;

b) Khi nhận được các liên bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc được nộp vào, người thu hộ phải kiểm tra các yếu tố thể hiện trên tờ séc để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc;

c) Khi phát hiện bảng kê nộp séc có sai sót hoặc các tờ séc không có đầy đủ các điều kiện thì người thu hộ phải trả lại séc cho người nộp séc và yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện;

d) Nếu không có gì sai sót thì người thu hộ ký xác nhận về việc nhận thu hộ theo yêu cầu của người thụ hưởng và gửi các tờ séc và bảng kê séc tới địa điểm xuất trình đúng thời gian, phương thức thỏa thuận với người thụ hưởng và phù hợp với các quy định hiện hành của người bị ký phát.

4. Thủ tục hạch toán tại người thu hộ séc:

a) Trường hợp thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc

Khi nhận được chứng từ thanh toán séc do người bị ký phát gửi đến, người thu hộ sử dụng các chứng từ đó để hạch toán:

- Ghi Nợ tài khoản thích hợp (thanh toán bù trừ, tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người bị ký phát...) và ghi Có tài khoản thanh toán của người thụ hưởng.

- Gửi giấy báo Có cho người thụ hưởng;

b) Trường hợp tờ séc được thanh toán một phần theo thông báo của người bị ký phát

Căn cứ vào số tiền đã được thanh toán, người thu hộ sử dụng các chứng từ thanh toán một phần tờ séc do người bị ký phát gửi đến để hạch toán:

- Ghi Nợ tài khoản thích hợp (thanh toán bù trừ, tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tài khoản thanh toán của người bị ký phát....) và ghi Có tài khoản thích hợp (tài khoản chờ thanh toán khác...).

Người thụ hưởng hoặc người thu hộ (với tư cách là người được người thụ hưởng ủy quyền) phải lập giấy biên nhận theo Phụ lục 04 đính kèm Thông tư này để giao cho người bị ký phát.

Khi người thu hộ nhận được giấy biên nhận của người thụ hưởng nộp vào, căn cứ vào giấy biên nhận, người thu hộ tiến hành lập phiếu chuyển khoản, hạch toán:

- Ghi Nợ tài khoản các khoản chờ thanh toán khác (mở tài khoản chi tiết cho từng người thụ hưởng séc) và ghi Có tài khoản thích hợp (tài khoản thanh toán của người thụ hưởng; tiền mặt).

- Gửi một liên giấy biên nhận tới người bị ký phát;

c) Trường hợp sau 05 ngày làm việc kể từ ngày người thu hộ gửi giấy báo Có về việc thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, mà người thu hộ không nhận được giấy biên nhận của người thụ hưởng, thì người thu hộ phải chuyển trả lại số tiền của tờ séc đã được thanh toán một phần cho người bị ký phát, hạch toán:

Ghi Nợ tài khoản các khoản chờ thanh toán khác (mở tài khoản chi tiết cho từng người thụ hưởng séc) và ghi Có tài khoản thích hợp (thanh toán bù trừ, tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người bị ký phát…).

Điều 24. Tổ chức cung ứng séc

1. Tổ chức cung ứng séc có trách nhiệm ban hành quy định nội bộ hướng dẫn về việc cung ứng séc, thanh toán séc, đình chỉ thanh toán séc tại tổ chức đó phù hợp với quy định của Thông tư này.

2. Tổ chức cung ứng séc có quyền thỏa thuận với tổ chức cung ứng séc khác trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn tỉnh, thành phố về việc tổ chức thanh toán séc cho các khách hàng của hai bên, quy định về quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn trong quá trình thanh toán séc, đồng thời thông báo và phổ biến cho khách hàng của mình thực hiện.

3. Séc thanh toán qua Trung tâm Thanh toán bù trừ séc thực hiện như sau:

a) Đối với các Trung tâm Thanh toán bù trừ séc của Ngân hàng Nhà nước, việc thanh toán séc qua Trung tâm Thanh toán bù trừ séc được áp dụng quy trình thanh toán bù trừ do Ngân hàng Nhà nước quy định;

b) Đối với Trung tâm Thanh toán bù trừ séc là tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, thanh toán bù trừ séc được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức đó và các thành viên.

Điều 25. Lãi suất phạt

Lãi suất phạt chậm trả séc theo quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Các công cụ chuyển nhượng bằng 150% lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức cung ứng séc niêm yết tại thời điểm thanh toán séc.

Chương VII

XỬ LÝ MẤT VÀ HƯ HỎNG SÉC

Điều 26. Mất séc

1. Trường hợp làm mất séc, thì xử lý như sau:

a) Nếu người ký phát làm mất tờ séc trắng thì người làm mất séc phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị ký phát;

b) Nếu người làm mất séc là người thụ hưởng, thì người làm mất séc phải thông báo mất séc ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị ký phát; đồng thời trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng séc trước mình thông báo cho người ký phát để yêu cầu người ký phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đã mất cho người bị ký phát.

2. Người làm mất séc sau khi làm thông báo mất séc, nếu tờ séc đó chưa được xuất trình để thanh toán có quyền yêu cầu người ký phát ký phát lại tờ séc có cùng nội dung với tờ séc đã mất và người ký phát có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu này.

3. Người bị ký phát khi nhận được thông báo về việc tờ séc bị mất, phải kiểm tra ngay các thông tin về tờ séc bị mất, và theo dõi séc đã được thông báo mất.

Người bị ký phát không được thanh toán tờ séc đã được báo mất. Khi tờ séc đã được báo mất được xuất trình đòi thanh toán, người bị ký phát có trách nhiệm lập biên bản giữ lại tờ séc đó và thông báo cho người ra thông báo mất séc đến giải quyết.

4. Người bị ký phát không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc lợi dụng tờ séc bị mất gây ra, nếu trước khi nhận được thông báo mất séc, tờ séc đó đã được xuất trình và thanh toán đúng quy định của pháp luật.

Nếu sau khi có thông báo mất séc mà người bị ký phát vẫn thanh toán cho tờ séc đó thì người bị ký phát chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng.

5. Người bị ký phát có trách nhiệm lưu giữ thông tin về séc bị báo mất và thông báo bằng văn bản cho Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

Điều 27. Hư hỏng séc

1. Khi tờ séc bị hư hỏng, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát ký phát lại tờ séc có cùng nội dung để thay thế.

2. Người ký phát séc có nghĩa vụ ký phát lại tờ séc sau khi nhận được tờ séc bị hư hỏng nếu tờ séc còn đủ thông tin hoặc bằng chứng xác định người có tờ séc bị hư hỏng là người thụ hưởng hợp pháp của tờ séc bị hư hỏng.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/01/2016.

2. Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc; Điều 2 Thông tư số 23/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 về phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 29. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 29;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, TT (3b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Toàn Thắng

 

Phụ lục 01a

MẪU SÉC TRẮNG THANH TOÁN QUA TRUNG TÂM
THANH TOÁN BÙ TRỪ

(Mặt trước)

Phụ lục 01b

MẪU SÉC TRẮNG THANH TOÁN QUA TRUNG TÂM
THANH TOÁN BÙ TRỪ

(mặt sau)

Thanh toán vào tài khoản số: ………….

Tại Ngân hàng:

Phần dành cho việc chuyển nhượng:

Ngày

Tên người nhận chuyển nhượng

Người chuyển nhượng ký/ đóng dấu

Phần trả bằng tiền mặt:

Họ tên người nhận tiền:

(ký và ghi rõ họ tên): ……….

Số CMND cấp tại …… ngày

(Cung séc)

Những lưu ý về các tiêu chuẩn mẫu séc:

1. Tiêu chuẩn giấy và kích thước phần thân séc:

- Trọng lượng: 90 đến 105 gram/m2 (khoảng 24 - 28 pound).

- Chiều dài: 180mm;

- Chiều rộng: 90mm;

- Vân giấy: Chiều dọc;

- Độ dày: 0,075 đến 0,190mm (từ 0,003 đến 0,0075 inch)

Mặt trước:

2. Dải từ tính MICR:

- Phải tuân thủ theo chuẩn E13B

- Trình tự thể hiện ở mã số: “Số séc”/ “Mã số của người bị ký phát (chi nhánh hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán)/ “Số tài khoản ký phát séc”/...

- Vị trí dải từ tính MICR: Máy in dải từ phải in theo tiêu chuẩn như sau:

. Tuân theo tiêu chuẩn in dải từ MICR.ANSI X9.27-1988

. Mực từ dùng để in phải theo chuẩn ISO 1004 - 1977

3. Ngày ký phát: Đóng khung cho mỗi ô số (ngày, tháng, năm) để dễ dàng nhận dạng.

4. Số tiền:

- Số tiền bằng chữ cần để hai dòng; Mỗi dòng dài tối thiểu 100mm (4,1 inch);

Khoảng cách giữa mỗi dòng 10mm (0,7 inch).

- Số tiền bằng số cần được đóng khung để dễ dàng nhận dạng hình ảnh...

Mặt sau:

5. Tiêu chuẩn của phần dành cho việc chuyển nhượng:

- Đủ rộng để bảo đảm: Chứa được ít nhất 04 hàng chữ theo kích cỡ chuẩn;

- Chứa được ít nhất 02 hàng chữ theo kích cỡ mở rộng.

- Đủ rộng cho con dấu của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng séc.

6. Thiết kế nội dung phần cuống séc và mặt sau của tờ séc có tính tham khảo.

Phụ lục 02

BẢNG KÊ NỘP SÉC

Phần dành cho khách hàng lập

Số bảng kê:

Ngày………/ ………/…….

Tên người thụ hưởng: …………………………………………………………………………………….

Số hiệu TK: ………………………………………………………………………………………………..

Tại: …………………………………………………………………………………………………………

STT

S Séc

Ngày ký phát

Người ký phát séc

Số TK người ký phát séc

Người bị ký phát Mã NH

S Tin

1

2

3

S tin bng s:

Số tiền bằng chữ: ………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………….

Kế toán trưởng
(Nếu có)

Chủ tài khoản

 

Phn dành cho người thu hộ:

Đã nhận đủ …………….. tờ séc của…………..

…………………………………………………

Số tài khoản …………………………………

(tại) ……………………………………………

Phn dành cho người bị ký phát

Thanh toán ngày

Số tiền thanh toán (bằng số)

Bằng chữ

Toàn bộ số séc

□ Trả lại tờ séc số.........................

Kế toán

Ngày.... tháng ….. năm……
Kiểm soát
(Ký tên, đóng dấu)

Kế toán

Ngày.... tháng ….. năm……
Kiểm soát
(Ký tên, đóng dấu)

Người bị ký phát
(ngân hàng)...

Phụ lục 03

LỆNH THU

Phần dành cho khách hàng lập

….., ngày … …/ … …/ … ...

Căn cứ thông báo của quý ngân hàng về việc tờ séc số: ………………………………………..

ngày ký phát: ……/ …../ …………. người ký phát ……………… không đủ khả năng thanh toán,

Tôi ……………………………. (tên người thụ hưởng).

Địa chỉ: ………………………………………………….

Số CMND (trường hợp cá nhân thụ hưởng) ………………………………………………….

Tài khoản số: ………………………………………………………………..

Tại ngân hàng: ………………………………………………………………

Đề nghị ngân hàng thanh toán cho tôi một phần số tiền của tờ séc trên theo khả năng chi trả hiện có trên tài khoản của người ký phát tại thời điểm nhận được Lệnh thu này và từ chối thanh toán số tiền còn lại.

Người thụ hưởng

Kế toán trưởng
(nếu có)

Chủ tài khoản
(Ký tên, đóng dấu (nếu có)

Phn dành cho người bị ký phát lập

Nhận được vào hồi ……………….. Ngày …../ …./ ………

Thanh toán ngày ………………………./

Số tiền thanh toán (Bằng số) ……………………………………..

(Bằng chữ) …………………………………………………..

Số tiền từ chối thanh toán (Bằng số) ……………………………………..

(Bằng chữ) ………………………………………………………………….

Kế toán

Kiểm soát (ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 04

GIẤY BIÊN NHẬN

… … … ngày … …/ … …/ … …

Kính gửi: ………..(Ngân hàng thanh toán séc)…………………

Tôi: ………………………..(người thụ hưởng hoặc người thu hộ) ……………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….

Số CMND (trường hợp người thụ hưởng là cá nhân) …………………………………..

Viết giấy này biên nhận về việc tờ séc số …………………………. ngày ký phát …../ …../…. người ký phát ………………………………….. số tiền ghi trên séc là (bằng số)...................................... …………. Do séc không đủ khả năng thanh toán và theo đề nghị của tôi, Ngân hàng) …………… (tên ngân hàng) …………………… đã thu cho tôi một phần số tiền ghi trên séc là:

Số tiền (bằng số) …………………………………………………………………………………………

Số tiền (bằng chữ) ………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

Người lập giấy ký vào một trong hai ô thích hợp dưới đây

Người thụ hưởng

Người thu hộ
(người được người thụ hưởng ủy quyn)

Kế toán trưởng
(nếu có)

Chủ tài khoản
(ký tên, đóng dấu (nếu có)

Kế toán

Kiểm soát
Ký tên, đóng dấu

Phần dành cho người bị ký phát

Nhn được ngày …../ …../…………..

Kế toán

Kiểm soát
Ký tên, đóng dấu

Phụ lục 05

Người bị ký phát
…….(ngân hàng)……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..........., ngày ......./........./........

GIẤY XÁC NHẬN TỪ CHỐI THANH TOÁN SÉC

Kính gửi: (người thụ hưởng séc; …………………………..)

Chúng tôi lấy làm tiếc khi thông báo với Quý khách là tờ séc:

Số séc: …………………………………… Ngày ký phát: ……/ ………./ ………………….

Người ký phát ………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..

Số CMND (trường hợp người ký phát séc là cá nhân): ……………………………

Tài khoản: ……………………………………………………………………………………….

Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………………………….

Số tiền viết trên séc (bằng số) ………………………………………………………………….

Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..

Số tiền từ chối thanh toán (bằng số) ………………………………………………………..

Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..

Lý do từ chối: …………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

K TOÁN

K TOÁN TRƯỞNG

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 06

Người bị ký phát
…….
(ngân hàng)……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..........., ngày ......./........./........

GIẤY XÁC NHẬN TỪ CHỐI THANH TOÁN SÉC

Kính gửi: (người ký phát …………………………..)

Chúng tôi lấy làm tiếc khi thông báo với Quý khách là tờ séc:

Số séc: …………………………………… Ngày ký phát: ……/ ………./ ………………….

Người thụ hưởng ………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..

Số CMND (trường hợp người ký phát séc là cá nhân): ……………………………

Tài khoản: ……………………………………………………………………………………….

Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………………………….

Số tiền viết trên séc (bằng số) ………………………………………………………………….

Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..

Số tiền từ chối thanh toán (bằng số) ………………………………………………………..

Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..

Lý do từ chối: …………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

K TOÁN

K TOÁN TRƯỞNG

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 07
Mẫu số: S01/CIC

Người bị ký phát
(ngân hàng)……….
Số hiệu: …………………

THÔNG TIN SÉC KHÔNG ĐỦ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Kính gửi:

Số séc ……………………………………… Ngày xuất trình séc ….../ ……/ …………………..

Người ký phát séc (tổ chức hoặc cá nhân) …………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Số CMND (trường hợp cá nhân ký phát séc): …..ngày cấp.../ ……/...Nơi cấp ………….

Người thụ hưởng séc: …………………………………………………………………………..

Địa chỉ người thụ hưởng: ……………………………………………………………………….

Người ký chuyển nhượng cuối cùng: …………………………………………………………..

Số tiền bằng số: ………………………… (ký hiệu tiền tệ) …………………………………

Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………..

Lý do: Không đủ khả năng thanh toán □              Số tiền không đủ khả năng thanh toán:.....

           Vi phạm các quy định khác       □

Kế toán

… … … …, ngày …. tháng …. năm ….
 Kiểm soát
(ký tên, đóng dấu)

Địa chỉ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước (CIC):

1. Địa chỉ trụ sở làm việc: Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

2. Địa chỉ Website: http://www.creditinfo.org.vn trang thanh toán séc.

3. Địa chỉ Email: sec@creditinfo.org.vn

4. Fax: 04 33824693, điện thoại: 04 33824473

Cung cấp và khai thác thông tin theo 1 trong các phương thức sau:

1. Gửi file số liệu định dạng text theo mẫu vào địa chỉ Email

2. Nhập theo Form trực tiếp trên Website CIC.

3. Gửi qua Fax (04 33824693)/thư bưu điện/cầm tay (với số ít)

4. Tra cứu trực tiếp trên WEB site CIC.

5. Gửi yêu cầu đến CIC qua FAX hoặc Email.

(Mọi thông tin chi tiết xem trên WEB site CIC địa chỉ http://www.creditinfo.org.vn hoặc điện thoại số 04 33824473)

Phụ lục 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày … tháng..... năm....

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ MẪU SÉC TRẮNG

Kính gửi: Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Căn cứ Luật Các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

- Căn cứ Thông tư số     /2015/TT-NHNN ngày    tháng     năm       của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc.

- Căn cứ Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng/ Giấy phép hoạt động ngân hàng số ... ngày ... tháng ... năm ........

- Tên tổ chức cung ứng séc:..............................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:.........................................................................................

- Điện thoại: ................................................. Fax:..............................................

- (Tên tổ chức cung ứng séc) xin đăng ký mẫu séc trắng gồm các yếu tố theo quy định tại Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng; cụ thể kích thước, màu sắc, tờ séc được thiết kế như sau:

- Kích thước:........................................................................................................

- Màu sắc:............................................................................................................

Sau khi mẫu séc trắng được Ngân hàng Nhà nước xác nhận, chúng tôi xin cam kết sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về cung ứng và sử dụng séc./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu...
Đính kèm:
- Mẫu séc trắng.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký tên, đóng dấu)

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No. 22/2015/TT-NHNN

Hanoi, November 20, 2015

 

CIRCULAR

ON SUPPLY AND USE OF CHEQUES

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Negotiable Instruments 2005;

Pursuant to the Government's Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the State bank of Vietnam;

Pursuant to Government's Decree No. 101/2012/ND-CP dated November 22, 2012 on non-cash payments;

At the request of the Director of Payment Department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular sets forth supply and use of cheques at banks and foreign bank branches operating within Vietnam’s territory.

Article 2. Regulated entities

1. The State Bank of Vietnam, commercial banks, banks for social policies, cooperatives banks, foreign bank branches (hereinafter referred to as banks), people's credit funds, microfinance institutions, and other organizations as prescribed by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank).2. Entities that use cheques and relate to the use and payment of cheques, including: drawer, drawee, endorser, endorsee, guarantor, principal, payee, legal representative thereof and others related to the use of cheques.

Article 3. Interpretation of terms

For the purposes of this Circular, the following term has the meaning attributed as follows:

1. “cheque” means a financial instrument made by a drawer, which orders a drawee to pay a specific amount of money from the drawer's account to the payee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. “drawee” means a bank which opens a checking account for a drawer and honour the monetary amount on a cheque to the order of the drawer.

4. “payee” refers to one of the following:

a) the receiver of the specified amount on the cheque designated by the drawer;

b) the endorsee under methods of negotiation as per this Circular;

c) the bearer if the cheque indicates that “pay to the bearer”

5. “relevant entities” refer to those who engage in the cheque payment by endorsing the cheque as a drawer, endorser, guarantor, and certifier.

6. “collecting banker” means a bank, people's credit fund, microfinance institution or other entity under regulations of the State Bank which collects the proceeds of the cheque in favour of the payee.

7. “guarantor” means an entity which undertakes full payment or partial payment of the amount specified on the cheque to the payee when due in case the drawer fails to pay or pay insufficiently the amount specified on the cheque.

8. “principal” means an entity whose payment to the payee is secured by the guarantor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. “issue of cheque” means that a drawee makes a cheque out to the payee for the first time.

11. “negotiation of cheque” means that the payee negotiates the cheque by endorsing it and transferring it to the endorsee. 

12. “clearing house” refers to the State Bank or an entity authorized by the State Bank to assume the prime responsibility for clearing bank exchange cheques and paying financial liabilities incurred from the cheque clearing to authorized banks and payment service suppliers of the State Bank.

13. “cheque supplier” means a drawee.

14. MICR means Magnetic Ink Character Recognition.

Article 4. Drawing and clearing of cheques made out in foreign currency

1. Drawing cheques made out in foreign currency:

Cheques made out in foreign currency shall be drawn in accordance with law on foreign exchange management.

2. Clearing cheques made out in foreign currency:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A cheque made out in foreign currency, in case the last payee is not allowed to receive foreign currency in accordance with law on foreign exchange management, shall be cleared with the specified amount on the cheque in Vietnamese dong according to the exchange rate quoted by the State Bank at the clearing time or the exchange rate quoted by the bank which performs the clearing at the clearing time.

Article 5. Right of recourse in case of dishonour of cheque

1. If the amount on a cheque is fully or partially dishonoured as prescribed in this Circular, the payee may exercise the right of recourse concerning the amount he/she is legally entitled to. Subject matter, amount, method and procedure for recourse are specified in Article 48 through Article 52 of the Law on Negotiable Instruments.

2. The endorser who already paid the endorsee may exercise the right of recourse against the drawer or the prior endorser.

Chapter II

PARTS OF A CHEQUE AND DRAWING CHEQUES

Article 6. Parts of a cheque

Parts of a cheque are stipulated in Article 58 of the Law on Negotiable Instruments.

Article 7. Making and drawing cheques

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The designation of the payee may be written following one of three methods specified in clause 1 Article 60 of the Law on Negotiable Instruments.

4. The amount written in figures on the cheque must be equal to the amount written in words on the cheque.

The numerical amount on a cheque is written in Arabic numerals: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; the decimal point (.) must be put after the digit in thousands place, millions place, billions place, thousands of billions place and millions of billions place; and comma (,) must be put after the digit in ones place.

Amount in words must be clearly written: the first letter of the amount must be in uppercase and close to the beginning of the first line, skipping a line and spacing out between words are not allowed, no more words are added (different lines) between the two consecutive words on the cheque.

5.  Place of payment is the place, designated by the drawee, where the cheque is paid. If the place of payment is not indicated on a cheque, that cheque may be paid at any business location of the drawee.

6. Drawing date is the date the drawer writes on the cheque and it must be written in figures.

7. Signature of a drawer is a hand-signed signature on the cheque of the person who has rights and obligations as to the cheque or the person who is authorized to make and draw the cheque. The signature of the drawer must be written by a fountain pen or ball-point pen and matched with the specimen of signature registered at the drawee bank, together with the full name and seal (if any) of the corporate if the cheque is signed by the legal representative of the corporate or signed by digital signature (in case of electronic-based clearing).

8. Write or stamp the words “trả vào tài khoản” (account payee) on the face of the cheque below the work “Séc” (cheque) to instruct that the cheque may only be deposited directly to a checking account of the payee, drawer, or endorser and cannot be presented for cash.

9. The drawer or endorser will cross on the face of the cheque two parallel lines from the top left-hand corner to the bottom right-hand corner of the cheque to instruct that the cheque may only be deposited directly to a bank or the payee which has a checking account opened by the drawee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. If the drawer is authorized by the checking account holder, the account holder must complete procedures for notification, registration of specimen signature and authorized overdraft limit (if any) with the drawee.

Article 8. Rights and obligations of a drawer

1. A drawer may issue a stop payment order by notifying the drawee in writing of stopping payment on a cheque when it is presented for payment. The stop payment order takes affect only if, after the period of presentment for payment as prescribed in clause 1 Article 19 hereof, the payee or the person authorized by the payee fails to present the cheque to the drawee for payment.

2. The cheque must be drawn in accordance with Article 7 hereof.

3. Ensure there are sufficient funds in the account on which all of specified amount on the cheque was drawn to the payee if the cheque is presented within the period of presentment for payment. The funds consist of the balance of the checking account plus the authorized overdraft limit that the drawer may use as agreed upon with the drawee.

4. If a cheque is dishonoured since it has been made improperly, the drawer, upon request of the payee, is obliged to draw another cheque in substitution of that cheque within the same date on which the request has been made or in the next business day.

5. If a cheque is fully or partially dishonoured because of non-sufficient funds, the drawer must reimburse the specified amount on the cheque without any condition.

Chapter III

SUPPLY OF CHEQUES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Cheque suppliers have their discretion to design blank cheque templates supplied by themselves in accordance with Article 58 and Article 59 of the Law on Negotiable Instruments.

2. To ensure that cheques are successfully cleared through the clearing house, printing paper, size of cheques, parts and locations of parts on a blank cheque must be design in accordance with Appendix 01a and 01b hereto. 

Article 10. Procedures for registration of blank cheque templates

1. A commercial bank, bank for social policies, cooperatives bank, or foreign bank branch shall, prior to printing and supply of blank cheques to their clients, complete the registration of blank cheque template with the State Bank. The cheque supplier shall submit, in person or by post, to the Payment Department affiliated to the State Bank 01 set of application for registration of blank cheque template, including:

a) An application form for registration of blank cheque template using Appendix 08 hereto;

b) A design of blank cheque, containing: size, color, detailed parts of a blank cheque;

c) A copy from master register or a certified true copy or a non-certified copy presented together with the original for comparison of the operation license of the cheque supplier (for initial registration) or a non-certified copy (for registration for second time onwards).

2. Within 5 working days after receiving a duly complete application, the State Bank shall issue a certification of registration of blank cheque template of the cheque supplier.

Article 11. Printing of blank cheques and notification of blank cheque template

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The cheque supplier has discretion to choose the printing facility to sign a contract for printing blank cheques on the basis of self-responsibility for ensuring the technical and anti-counterfeiting elements of their blank cheques.

3. The cheque supplier is responsible for notifying concerned parties of their blank cheque template.

4. The cheque supplier is responsible for stipulating and agreeing with the cheque users about the conditions and terms of use of the cheques they supply:

a) Supply a given number of blank cheques to clients, in conformity with the needs and reliability of payment of each specific client;

b) Formulate processes and procedures to ensure safety and designate responsibilities of related parties in storage, preservation and rotation of blank cheques and cheques during the clearing process within the cheque supplier;

c) Stipulate, instruct and raise awareness of the receivers of blank cheques of their responsibilities for the maintenance of blank cheques and requirements for the use of cheques.

5. The cheque supplier is responsible for looking up information about the applicant for blank cheque for the first time at the National Credit Information Center prior to decision whether to supply blank cheques to that applicant.

6. The cheque supplier shall promptly send debit and credit alerts to customers who open checking accounts according to the method and time of debit and credit alert as agreed between the supplier and the customer as per the law.

7. The cheque supplier must guide customers to use the cheque payment service they provide; answer or promptly handle inquiries and complaints of organizations and individuals that use cheque payment services within the scope of their obligations and powers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Procedures for supplying blank cheques

1. The checking account holder or his/her authorized person may submit an application for supply of blank cheques to a cheque supplier.

2. On receiving such an application for supply of blank cheques, the cheque supplier shall verify if the applicant meets all the eligibility requirements.

3. Before supplying blank cheques to the applicant, the cheque supplier shall have to print, stamp or pre-write the following parts of the cheque: serial number, name of drawee, name of drawer; elements on the MICR (if any). The place of payment (if any) shall be printed, stamped or pre-written on the blank cheque.

4. The cheque supplier must monitor the name, address and checking account number of the receiver of blank cheques, quantity and symbol (serial number and cheque number) on the supplied cheques.

Article 13. Responsibilities of a blank cheque supplier

1. The cheque supplier must tally the number of cheques, the accuracy of the parts on the supplied blank cheques.  Any error must be reported to the cheque supplier for replacement of another cheque.

2. Once a blank cheque is received, if there is any error or the cheque is misused, the receiver of the blank cheque shall take full responsibility for any damage occurred.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Negotiation of a cheque

1. When a cheque is endorsed, the continuity of the endorsement signatures is shown as follows: in the first negotiation of the cheque, the endorser must be the payee whose name is written on the face of the cheque; in the second negotiation of the cheque, the endorser must be the endorsee of the first negotiation; and as above until the last negotiation.

2. The payee of the cheque through endorsements is the last endorsee in the chain of continuous endorsement signatures as prescribed in clause 1 hereof.

3. The drawee shall, when honouring a cheque that has been negotiated by multiple endorsements, check the continuity of the chain of endorsement signatures to ensure that the specified amount on the cheque will be paid to the right payee.

Article 15. Collection of a cheque

1. In order to receive the specified amount of a cheque, the payee may endorse a collecting banker, under a given agreement in writing, to collect proceeds of the cheques on behalf of the payee. The collecting banker has discretion to pay the endorser either at sight or after the drawee has honoured the cheque on the basis of their own responsibility for payment and recourse of the cheque in case of dishonoured cheque.

2. In case where the collecting banker cannot present the cheque for payment in person at the place of payment, the collecting banker may authorize an agent present such cheque for payment.

Chapter V

SECURITY OF PAYMENT OF CHEQUES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Requirement for certification of a cheque

To obtain a certified cheque, the drawer must have sufficient funds on the his/her checking account or has been approved by the drawee, in case of non-sufficient funds, an authorized overdraft limit to ensure that the cheque will be honoured, and then request the drawee to certify the cheque.

2. Procedures for certifying a cheque

a) Certification of cheque using deposit

The drawer shall make and submit to the drawee a completely filled cheque with signature and seal (if any) on the face of the cheque together with a payment order (with a specified amount required by the drawee to ensure sufficient funds for accounting and keeping).  Once the drawee verifies that the cheque meets all requirements prescribed in clause 1 hereof, the drawee shall bear the signature and seal of the drawee and the words “Bảo chi” (Certified) on the face of the cheque, and then proceed as follows:

- One copy of payment order as the proof of debit to the checking account of the drawer, and credit to the deposit account to secure the cheque of the drawer will be honoured by the drawee.

- One copy of payment order as the letter of debit to be sent to the drawer;

b) Certification of cheque by temporary freezing of the funds on the checking account

The drawer shall make and submit to the drawee a completely filled cheque with signature and seal (if any) on the face of the cheque. Once the drawee verifies that the cheque meets all requirements prescribed in clause 1 hereof, the drawee shall temporarily freeze the funds on the checking account of the drawer as so agreed in writing between the drawer and the drawee, the temporarily frozen amount shall be the same as the specified amount of the cheque, and then bear the signature and seal of the drawee and the words “Bảo chi” (Certified) on the face of the cheque.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. If the cheque has not been presented for payment upon expiry of validity period, the drawer may order the drawee to unfreeze the funds on the checking account; or terminate the use of deposit to secure the payment of the cheque; such an order is also deemed a stop payment order of such cheque.

Article 17. Guarantee of a cheque

1. To guarantee a cheque, the guarantor will indicate the word “bảo lãnh” (guarantee), amount, name, address, signature of the guarantor and name of the principal on the face of the cheque or on the attached document.

2. In case of guarantee without a specified name of the principal, it shall be deemed a guarantee for the drawer.

Article 18. Rights and obligations of a guarantor

1. The guarantor may cancel the guarantee only when the cheque does not have all required parts prescribed in Article 6.

2. The guarantor is obliged to pay the cheque with the guaranteed amount if the principal has not paid or has not paid completely when the cheque is due.

3. After performing the guarantee obligations, the guarantor may take over the rights of the principal as to relevant entities, dispose of the collateral of the principal and require the principal, the drawer and the person assuming joint liability to reimburse the paid amount.

4. The guarantee of cheques shall comply with this Circular and other relevant laws and regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PRESENTMENT AND PAYMENT OF CHEQUES

Article 19. Presentment of a cheque

A presented cheque is a paper cheque (document-based clearing) or electronic data of the cheque (electronic-based clearing) which is transferred to the place of presentment as prescribed in Article 20.

1. The period of presentment for payment of the cheque is 30 days after its drawing date (excluding the time of force majeure events or objective hindrance).

2. If a cheque is presented after the period of presentment for payment but not exceeding 06 months after the drawing date, the drawee may honour this cheque if the drawee does not receive a stop payment order from the drawer and the drawer has enough funds on the checking account.

3. The payee may present the cheque for payment via registered post of the public postal network. The period of presentment shall be determined according to the postmark of the sending post office.

Article 20. Place of presentment

The payee or collecting banker may present a cheque at any of the following:

1. The place of payment specified in the cheque.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If the cheque is presented by a payment service supplier, apart from the mentioned places of presentment, that payment service supplier may present the cheque at the clearing house, if such supplier is a member of the clearing house.

Article 21. Payment of a cheque by the drawee

When a cheque is presented for payment within the period and place of presentment prescribed in Article 19 and Article 20 of this Circular and the drawer has sufficient funds to pay the cheque, the drawee shall check the legality and validity of the cheque and pay the cheque for the payee or payee’s authorized person within the date of presentment or the subsequent working day.  The drawee shall pay a cheque as follows:

1. The drawee shall receive and verify the cheque as follows:

a) On receiving copies of cheque deposit slip and the cheques submitted by the payee or the collecting banker, the drawee must verify if all the parts of the cheque are legal and valid.

In case of any error, the drawee shall return the cheque to the payee or collecting banker and require another cheque deposit slip in conformity with the eligible cheques; if no error is found, the drawee shall acknowledge the cheques received at the request of the payee or collecting bank;

b) If the cheque does not have the word “trả vào tài khoản” (account payee), the drawee may make the payment in cash at the request of the payee at any of places of presentment in Article 20 unless the law requires non-payment in cash.

The receiver of the cash must specify his/her full name, unexpired ID number or passport number or number of alternate document in the section intended for cash payment on the back of the cheque;

c) Any person who violates regulations on control of cheques which leads to misuse or loss of property, the violator shall take responsibility for compensation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The cheques as proof of debit to the checking account of the drawer or the deposit account to secure the payment of the cheque;

b) The copies of cheque deposit slips as proof of credit to proper accounts such as: checking account of the payee (if the payee opens the account at the drawee bank); cash (if the payee receives cash); clearing and deposit to the State Bank (in case of clearing and deposit to the State Bank); the account of the collecting banker (in case of collection by agent), etc.  And further make a proper proof of payment for clearing (if the collecting banker has joined the clearing system) or make a proof of fund transfer to the collecting banker to credit the account of the payee;

c) Procedures for payment and transfer of documents in a case where the drawer and the payee open the checking account at the same branch or two branches of the same bank which has an internet banking system shall be specified by the Director General (Director) in accordance with this Circular.

Article 22. Handling an NFS cheque

1. An NSF (non-sufficient fund) cheque is a cheque that cannot be honoured, although it is presented in the validity period, because there are insufficient funds in the account of the drawer to cover the amount of the cheque. Handling an NFS cheque:

a) The drawer shall notify the drawer of the NFS cheque and keep the details of that drawer in the file. Such notification may be made by phone, fax or other appropriate means.

The drawer shall also notify the entity which presents the cheque (the payee or the collecting banker) of such NFS cheque in the presentment date or the subsequent working day by a mean as agreed between two parties.

Within 5 working days after notifying the drawer of the NFS cheque, the drawee shall further notify the National Credit Information Center of the NFS cheque using the form of Appendix 07 hereto. National Credit Information Center shall provide information about such NFS cheque for the drawee on the same day of receipt of such a notification or subsequent working day;

b) The payee may, by himself/herself or through the collecting banker, require the drawee to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Partially pay on the cheque, not exceeding the amount as agreed with the drawee, and make a certification of dishonour as to the remaining amount (in this case, the payee shall make a collection order using the form of Appendix 03 hereto);

c) On receiving a collection order to pay partial amount of the cheque from the payee, the drawee shall:

- Debit to the checking account of the drawer and credit to a proper account (the checking account of the payee; cash, clearing account; deposit account at the State Bank, account of the collecting banker, etc.).

- Make a proof of clearing (if the collecting banker has joined the clearing system) or make a proof of fund transfer to the collecting banker to credit the account of the payee; and

+ Make a certification of dishonour using the forms of Appendix 05 and 06 hereto as to the dishonoured amount of the cheque and mark it  “đã thanh toán...(số tiền)..., từ chối... (số tiền)..., ngày thanh toán...” (amount paid, amount dishonoured, payment date…) on the face of the cheque, and send the certification of dishonour enclosed with the cheque and other documents to the payee or collecting banker; and send the certification of dishonour to the drawer.

+ Send a notice of NFS cheque to the drawer and ask the drawer to pay the dishonoured amount and emphasize the consequences following drawer’s failure to pay such amount.

The drawee shall keep track of partially-paid cheques. Any details about the drawer of NFS cheque shall be considered as prescribed in clause 2 hereof.

- Where partial amount of the cheque is paid, the drawee shall require the payee (in case of payment to the checking account of the payee at the drawee bank or payment in cash) or the collecting banker (in case of payment to the collecting banker) to make a receipt using the form of Appendix 04 hereto.

2. If multiple NFS cheques of the same drawer are presented at a time, the order to honour these cheques shall be determined according to the drawing date and number order of the drawn cheques, the cheque drawn first will be paid first and regarding the cheques drawn on the same day, the cheque with the smallest number order will be paid first.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The collecting banker may charge the payee a given fee for collecting the cheque. If the cheque is dishonoured through no fault of the collecting banker, he is not obliged to return the above-mentioned fee to the payee.

2. If the cheque is dishonoured at the fault of the collecting banker, he is obliged to make restitution to the payee under an agreement between two parties. If they fail to reach an agreement, the case will be handled as per the law.

3. Procedures for presentment and scrutiny of the cheque at the collecting banker:

a) Based on the cheques, the payee shall make a cheque deposit slip using the form of Appendix 02 hereto. The copies of the cheque deposit slip shall be specified by the drawee provided that there is sufficient fund for accounting, payment and keeping. The cheque deposit slip shall be made by every drawee supported by the cheques presented to the collecting banker. All the parts of the cheque deposit slip must be complete and clear, and must not be corrected or erased;

b) On receiving copies of check deposit slip and the cheques submitted, the collecting banker must verify if all the parts of the check are legal and valid;

c) In case of any error found or any missing parts, the collecting banker shall return the ineligible cheque and require another cheque deposit slip in conformity with remaining eligible cheques;

d) In case no error is found, the collecting banker shall accept the collection of cheques at the request of the payee and send the cheques and the cheque deposit slip to the place of presentment in due time and with proper method as agreed upon with the payee and in accordance with applicable regulations of the drawee.

4. Procedures for doing accounting at the collecting banker:

a) For full payment of the cheque

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Record a debit to a proper account (clearing, deposit account at the State Bank, deposit of the drawee, etc.) And record a credit to the checking account of the payee.

- Send a credit alert to the payee;

b) For partial payment of the cheque as notified by the drawee

Based on the actually paid amount, the collecting banker shall use the proof of partial payment of the cheque sent by the drawee to:

- Record debit to a proper account (clearing, checking account at the State Bank, checking account of the drawee, etc.) and record credit to a proper account (other account pending for payment, etc.).

The payee or the collecting banker (authorized by the payee) must make a receipt using the form of Appendix 04 hereto and send it to the drawee.

On receiving such a receipt, the collecting banker shall make a deposit slip, and:

- Record debit to other accounts pending for payment (opening accounts for every payee) and record credit to a proper account (the checking account of the payee; cash).

- Send a copy of the receipt to the drawee;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Record debit to other accounts pending for payment (opening accounts for every payee) and record credit to a proper account (clearing, checking account at the State Bank, deposit of the drawee, etc.).

Article 24. Cheque suppliers

1. The check supplier shall promulgate internal regulations on their supply, payment, stop payment of cheques in accordance with the provisions of this Circular.

2. A cheque supplier may reach an agreement with another check supplier, either in or not in the same province or city, on payment of the cheques for customers of two parties, practices, powers and obligations of the relevant parties on the basis of their own responsibility for ensuring safety during payment of cheques, and notifying their customers of such agreement..

3. Cheques which are cleared through the clearing house:

a) When the clearing house is the State Bank, the cheques to be cleared shall comply with clearing procedures laid down by the State Bank;

b) When the clearing house is another organization operation license of which is issued by the State Bank, the clearing procedures shall be done in accordance with the agreement between that organization and members.

Article 25. Penalty interest rate

The interest rate on late payment of cheque, as prescribed in clause 2 Article 71 of the Law on Negotiable Instruments, is 150% of the interest rate of demand deposit of the cheque supplier quoted at the payment time.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ACTIONS AGAINST LOST AND DAMAGED CHEQUES

Article 26. Lost cheques

1. Where a cheque is lost, the following actions should be taken:

a) If the drawer loses a blank cheque, that drawer must immediately notify the drawee of the loss in writing or other forms as agreed upon;

b) If the payee loses the cheque, that payee must immediately notify the drawee of the loss in writing or other forms as agreed upon; and, in person or through the previous endorsers of the cheque, further notify the drawer in order for the drawer to report the drawee to put a stop payment on that cheque.

2. The mentioned payee may, after reporting to the drawee, if that cheque has not been presented for payment, require the drawer to draw a duplicate of that cheque and the drawer is obliged to do so.

3. On receiving such a report on lost cheque, the drawee shall immediately check details about the lost cheque and keep track of it.

The drawee may not honour the lost cheque in case it is presented. When the lost cheque is presented for payment, the drawee must make a record on holding that cheque and request the entity which reported the loss to come for further actions.

4. The drawee assumes no responsibility for any damage caused by the misuse of the cheque if it was presented for payment as per the law before such a loss report is received.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The drawee shall keep information about the lost cheque and send a notice to the National Credit Information Center.

Article 27. Damaged cheques

1. When a cheque is damaged, the payee may request the drawer to draw a duplicate of that cheque.

2. The drawer of the cheque is obliged to draw a duplicate upon receiving the damaged cheque which still has sufficient information or upon receiving evidence proving that the holder is the legal payee of the damaged cheque.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION

Article 28. Entry in force

1. This Circular comes into force as of January 12, 2016.

2. Decision No. 30/2006/QD-NHNN dated July 11, 2006 of the State Bank and Article 2 of Circular No. 23/2011/TT-NHNN dated August 31, 2011 shall cease to be effective since the date of entry into force of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Chief officers, Director of Payment Department, Heads of affiliates of the State Bank, Directors of branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities, Presidents of the Board of Directors, Presidents of the Member assembly, General Directors (Directors) of commercial banks, foreign bank branches, banks for social policies, cooperatives banks, people's credit funds, and microfinance institutions shall implement this Circular./.

 

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Toan Thang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


46.961

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.125.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!