Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 194/2011/TT-BTC hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính

Số hiệu: 194/2011/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 26/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 194/2011/TT-BTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN GIẢI NGÂN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HẠN MỨC TÍN DỤNG LẦN 4 CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ BẮC ÂU

Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Hiệp định vay số PIL 5229 ký ngày 21 tháng 07 năm 2010 giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Bắc Âu (NIB) về việc cung cấp Hạn mức tín dụng 40 triệu USD (sau đây gọi là Hạn mức tín dụng);

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giải ngân và cơ chế tài chính đối với Hạn mức tín dụng lần 4 của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu như sau:

Điều 1. Các quy định chung

1. Hạn mức tín dụng của NIB là khoản vay nước ngoài của Chính phủ, toàn bộ tiền vay, trả nợ được hạch toán vào Ngân sách nhà nước.

2. Các dự án sử dụng vốn vay từ Hạn mức tín dụng (sau đây gọi là Dự án) thuộc danh mục dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với các tiêu chí của Hiệp định Tín dụng, được NIB phê duyệt.

3. Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với Dự án là cơ chế cho vay lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 1029/TTg-QHQT ngày 17/6/2010 và theo các điều kiện cụ thể quy định tại phần II của công văn này.

4. Ngân hàng Phát triển Việt Nam là Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại vốn vay từ Hạn mức tín dụng theo Hợp đồng ủy quyền số 04/2011/UQ/BTC-QLN ngày 29/03/2011 giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là Hợp đồng ủy quyền).

5. Các Chủ dự án có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả, phù hợp với các điều kiện qui định của Hiệp định và thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng qui định tại Hợp đồng tín dụng ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là Hợp đồng tín dụng).

Điều 2. Các quy định cụ thể

1. Các điều kiện vay chính theo Hiệp định

- Đồng tiền vay là đồng Đôla Mỹ (USD) hoặc đồng Euro (EUR) tùy theo đề xuất của từng Dự án cụ thể và được NIB phê duyệt.

- Tổng trị giá Hạn mức tín dụng tương đương 40 triệu USD, trong đó trị giá mỗi khoản vay thuộc Hạn mức tín dụng (sau đây gọi là Khoản vay phụ - Sub Loan) tối thiểu tương đương 1 triệu USD và tối đa tương đương 20 triệu USD, nhưng không vượt quá 50% tổng mức đầu tư Dự án.

- Lãi suất vay: Lãi suất cho vay lại bằng LIBOR (nếu Khoản vay được giải ngân bằng đồng USD)/EURIBOR (nếu Khoản vay được giải ngân bằng đồng EUR) + Lãi lề (Margin). Lãi suất lề cụ thể cho từng Khoản vay phụ sẽ do NIB xác định và thông báo cho Bộ Tài chính tại Bản chào các điều kiện vay khi phê duyệt Khoản vay phụ đó.

- Đối với những Khoản vay phụ có trị giá từ 2 triệu USD hoặc tương đương trở lên, sau khi đã giải ngân toàn bộ Khoản vay phụ, Bộ Tài chính và NIB có thể thỏa thuận chuyển sang áp dụng lãi suất cố định cho toàn bộ Khoản vay phụ nếu Chủ dự án có đề nghị bằng văn bản gửi cho Bộ Tài chính không muộn hơn 30 ngày dương lịch trước bất kỳ Ngày thanh toán nào.

- Kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) và thời gian trả nợ gốc của mỗi Khoản vay phụ sẽ được quy định tại Bản chào các điều kiện vay tương ứng của mỗi Khoản vay phụ theo nguyên tắc thời gian vay tối đa của Khoản vay phụ là 17 năm, trong đó thời gian ân hạn tối đa là 5 năm kể từ ngày quy định tại Bản chào các điều kiện vay tương ứng của mỗi Khoản vay phụ.

- Hạn rút vốn của toàn bộ Hạn mức tín dụng là ngày 21/07/2013 và có thể được gia hạn theo thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và NIB.

- Phí thu xếp (front-end fee): 5.000 USD tính một lần cho toàn bộ Hạn mức tín dụng, được Bộ Tài chính ứng trả trước cho NIB trước đợt giải ngân đầu tiên theo Hiệp định này. Phí thu xếp cho mỗi Khoản vay phụ được tính theo tỷ lệ vốn sử dụng của dự án so với tổng số tiền thực sử dụng của Hạn mức trên tổng phí thu xếp cho toàn bộ Hạn mức được Bộ Tài chính ứng trả trước cho NIB. Trong trường hợp tổng số tiền thực sử dụng của Hạn mức có sự thay đổi, Bộ Tài chính thông báo cho Chủ dự án để thu bổ sung phí thu xếp đối với các Khoản vay phụ.

- Phí cam kết (commitment fee): 0,25%/năm trên cơ sở trên số tiền chưa giải ngân hàng ngày của mỗi Khoản vay phụ từ ngày Bộ Tài chính chấp nhận bản chào lãi suất tương ứng với Khoản vay phụ đó nhưng trừ ngày thực tế mà số tiền đã giải ngân hết hoặc bị huỷ bỏ. Phí cam kết được trả bán niên theo ngày trả nợ áp dụng cho Khoản vay phụ đó.

- Lãi suất chậm trả là mức lãi suất cao hơn trong hai mức sau:

• 150% lãi suất cho vay lại quy định tại thỏa thuận cho vay lại tính trên số nợ quá hạn, hoặc

• Mức lãi suất chậm trả quy định tại Hiệp định tính trên số nợ quá hạn (bằng LIBOR (nếu Khoản vay được giải ngân bằng đồng USD)/EURIBOR (nếu Khoản vay được giải ngân bằng đồng EUR) + Lãi lề (Margin) + 2%).

Lãi chậm trả được tính từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trả nợ thực tế. Mức lãi suất chậm trả sẽ được Bộ Tài chính thông báo tới Cơ quan cho vay lại khi Bộ Tài chính nhận được thông báo từ NIB.

2. Điều kiện cho vay lại

- Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ cho Chủ dự án vay lại vốn vay từ Hạn mức tín dụng theo đúng các điều kiện vay của NIB nêu tại điểm 1 trên đây. Ngoài ra, Chủ Dự án phải trả phí cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ gốc.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam là Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại Hạn mức tín dụng đối với Chủ dự án và được hưởng phí cho vay lại theo quy định của Hợp đồng ủy quyền.

- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Tài chính về các điều kiện cụ thể của Khoản vay phụ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm ký Hợp đồng tín dụng với Chủ dự án quy định cụ thể các điều kiện cho vay lại của Khoản vay phụ cho Dự án.

- Chủ dự án có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản trả nợ gốc, nợ lãi và các khoản phí cho NIB và Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Hiệp định và Hợp đồng tín dụng.

- Căn cứ Hợp đồng tín dụng, thông báo rút vốn của NIB và chứng từ ghi thu ghi chi các khoản rút vốn vay nước ngoài qua Ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm thông báo và ký khế ước nhận nợ vốn vay từng lần với Chủ dự án.

3. Thủ tục tài trợ của NIB

3.1 Nguyên tắc chung: Nguồn vốn vay của NIB là tín dụng có ràng buộc, chỉ sử dụng để tài trợ cho các hàng hóa, dịch vụ có xuất xứ từ các nước Bắc Âu (Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland) và các nước vùng Baltic (Estônia, Lítva, Látvia) hoặc đồng tài trợ cho các dự án có sự tham gia (về vốn, công nghệ kỹ thuật...) của các nước trên. Thông thường, mức tài trợ của NIB cho một dự án sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ tham gia của các nước Bắc Âu và Baltic nói trên trong dự án đó nhưng không vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án. Các tiêu chí tài trợ cụ thể của NIB nêu tại Phụ lục 1 của công văn này.

3.2 Thủ tục đề nghị tài trợ Dự án

a) Chủ dự án gửi Bộ Tài chính công văn đăng ký dự án và các tài liệu sau:

- Mô tả chi tiết dự án do Chủ dự án ký và bản dịch sang Tiếng Anh.

- Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án (bản chính) và bản dịch sang Tiếng Anh.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment) theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

b) Bộ Tài chính gửi các tài liệu dự án như trên để xin ý kiến NIB về nguyên tắc tài trợ dự án. Trong trường hợp phía NIB chấp thuận về nguyên tắc tài trợ, Chủ dự án triển khai thủ tục đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị cho Dự án theo các quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu, quản lý đầu tư và xây dựng. (Đồng tiền thanh toán trong các Hợp đồng thương mại cung cấp vật tư, thiết bị của Dự án (sau đây gọi là Hợp đồng thương mại) là đồng USD hoặc đồng EUR để phù hợp với đồng tiền vay theo Hiệp định và tránh rủi ro hối đoái (nếu có)).

c) Sau khi Chủ dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư Dự án theo quy định và đã có kết quả đấu thầu trong trường hợp nhà thầu Bắc Âu trúng thầu loại hàng hoá đáp ứng các tiêu chí tài trợ của NIB, Bộ Tài chính xin ý kiến thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án. Để phục vụ việc thẩm định Dự án, Chủ dự án gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam 02 (hai) bộ các tài liệu theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 19 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

d) Chủ dự án gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau để hoàn thiện hồ sơ gửi NIB và thực hiện các thủ tục trình duyệt:

- Đề nghị Phê duyệt Dự án (Form of Sub Project Request) theo mẫu tại Phụ lục 2 của công văn này, có dấu của Chủ Dự án.

- Kế hoạch rút vốn của Dự án (tối đa là 5 đợt) do Chủ dự án ký và bản dịch sang Tiếng Anh.

- Quyết định phê duyệt Hợp đồng thương mại (bản chính) và bản dịch sang Tiếng Anh.

- 02 bản Hợp đồng thương mại (bản chính hoặc bản sao có xác nhận sao y bản chính).

- Thông báo tên, chức vụ, mẫu dấu và chữ ký của những người có thẩm quyền đại diện Chủ dự án ký xác nhận hồ sơ rút vốn của Dự án.

đ) Sau khi NIB có phê duyệt chính thức Dự án, trong vòng 15 ngày Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho Chủ dự án và Ngân hàng Phát triển Việt Nam về quyết định tài trợ Dự án của NIB và các điều kiện cụ thể của Khoản vay phụ để làm căn cứ ký kết Hợp đồng tín dụng quy định cụ thể các điều kiện cho vay lại Khoản vay đối với Dự án.

4. Hướng dẫn giải ngân Hạn mức tín dụng

4.1 Nguyên tắc chung

Theo quy định của Hiệp định, NIB chỉ thực hiện giải ngân trên cơ sở Đơn đề nghị rút vốn của Bộ Tài chính gửi kèm các chứng từ thanh toán có liên quan. Hồ sơ rút vốn phải được chuyển cho phía NIB chậm nhất là 15 ngày trước ngày đề nghị rút vốn. Theo đề nghị của Bộ Tài chính, NIB sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho Người Bán/ Nhà Cung cấp trong Hợp đồng thương mại hoặc có thể xem xét áp dụng các hình thức rút vốn khác (tạm ứng, hoàn vốn) phù hợp với yêu cầu thanh toán của Dự án nhưng phải được sự chấp thuận trước của NIB.

Mỗi Khoản vay thuộc Hạn mức tín dụng chỉ được giải ngân tối đa là 5 đợt (Tranche) phù hợp với kế hoạch rút vốn của Dự án.

4.2 Thủ tục rút vốn cụ thể

a) Thanh toán trực tiếp

Căn cứ vào kế hoạch rút vốn của Dự án và tiến độ thực hiện Hợp đồng thương mại, khi có yêu cầu thanh toán, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị rút vốn gồm các tài liệu sau:

- Công văn đề nghị rút vốn, trong đó nêu rõ các căn cứ pháp lý để rút vốn, kèm theo các chỉ dẫn thanh toán cần thiết (tên, số tài khoản và ngân hàng của Người Bán/Nhà Cung cấp).

- Hóa đơn hoặc Yêu cầu thanh toán của Người Bán/Nhà Cung cấp đã được Chủ dự án kiểm tra và (ký, đóng dấu) xác nhận đồng ý thanh toán theo các điều kiện của Hợp đồng thương mại đã ký kết.

- Các tài liệu khác được xác định trong Hợp đồng thương mại (Bảo lãnh đặt cọc, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Biên bản nghiệm thu, bàn giao vận hành máy móc thiết bị...) hoặc tài liệu giải trình bổ sung nếu Bộ Tài chính và NIB có yêu cầu.

Trong vòng tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ xem xét và ký Đơn rút vốn gửi NIB.

Trong vòng tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị rút vốn của Bộ Tài chính, NIB sẽ xem xét, chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của Người Bán/Nhà cung cấp nếu chấp nhận thanh toán (hoặc sẽ có thư gửi Bộ Tài chính thông báo lý do nếu không chấp nhận thanh toán).

b) Thanh toán tạm ứng

Trong một số trường hợp đặc biệt, NIB có thể xem xét thanh toán theo hình thức tạm ứng cho Chủ dự án một khoản tiền vào tài khoản tạm ứng mở tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để Chủ dự án có thể chủ động và thuận lợi trong việc thanh toán các chi phí nhỏ lẻ hoặc các hạng mục trong nước của Dự án, giảm bớt số lần rút vốn từ NIB.

Hạn mức tài khoản tạm ứng tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm và nhu cầu chi tiêu của Dự án và sẽ do NIB quyết định đối với từng Dự án cụ thể.

- Rút vốn lần đầu về tài khoản tạm ứng:

Căn cứ vào hạn mức tài khoản tạm ứng và kế hoạch sử dụng vốn đã thoả thuận với phía NIB, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài chính các tài liệu sau:

• Công văn đề nghị rút vốn tạm ứng, trong đó nêu rõ các căn cứ pháp lý để xin tạm ứng vốn, kèm theo các chỉ dẫn thanh toán cần thiết (số tiền đề nghị tạm ứng tối đa bằng hạn mức của tài khoản tạm ứng, số tài khoản tạm ứng).

• Kế hoạch giải ngân từ tài khoản tạm ứng của Dự án.

• Các tài liệu giải trình bổ sung nếu NIB có yêu cầu.

Trong vòng tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ xem xét và ký Đơn rút vốn gửi NIB.

Trong vòng tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị rút vốn của Bộ Tài chính, NIB sẽ xem xét, chuyển tiền vào tài khoản tạm ứng của Dự án nếu chấp nhận thanh toán tạm ứng (hoặc sẽ có thư gửi Bộ Tài chính thông báo rõ lý do nếu không chấp nhận thanh toán).

- Rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng:

Để rút vốn bổ sung trên cơ sở chi tiêu thực tế từ tài khoản tạm ứng, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài chính các tài liệu sau :

• Công văn đề nghị rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý để xin rút vốn và các chỉ dẫn thanh toán cần thiết (số tiền đề nghị bổ sung tài khoản tạm ứng có thể thấp hơn hoặc bằng số tiền đã tạm ứng).

• Sao kê chi tiêu từ tài khoản tạm ứng do Chủ dự án lập, thể hiện rõ từng khoản chi (ngày thanh toán, số tiền nguyên tệ, tỷ giá và số tiền quy đổi ra USD/EUR, nội dung thanh toán, đối tưọng thụ hưởng) có xác nhận của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

• Sao kê tài khoản tạm ứng của Dự án, có xác nhận của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

• Khế ước nhận nợ đã ký giữa Chủ dự án và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, có dấu sao y bản chính của Chủ Dự án.

Trong vòng tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ xem xét và ký Đơn rút vốn gửi NIB.

Trong vòng tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị rút vốn của Bộ Tài chính, NIB sẽ xem xét, chuyển tiền vào tài khoản tạm ứng của Dự án nếu chấp nhận thanh toán bổ sung tạm ứng (hoặc sẽ có thư gửi Bộ Tài chính thông báo rõ lý do nếu không chấp nhận thanh toán).

5. Chế độ báo cáo

5.1 Trong quá trình thực hiện Dự án, Chủ dự án có trách nhiệm gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Phát triển Việt Nam các báo cáo sau :

- Báo cáo Dự án không muộn hơn 06 tháng kể từ Ngày kết thúc giải ngân.

- Báo cáo kiểm toán hàng năm và cung cấp mọi thông tin khác về tình hình tài chính của Chủ dự án nếu Bộ Tài chính và NIB có yêu cầu.

Các báo cáo trên cần được dịch sang tiếng Anh để gửi đồng thời cho phía NIB theo quy định của Hiệp định.

5.2 Hàng quý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính đánh giá thực hiện các dự án sử dụng vốn vay lại và kế hoạch trả nợ vốn vay lại trong quý tiếp theo.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2012.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Dự án và triển khai Hạn mức tín dụng, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Công thương;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- Bộ Thuỷ sản;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố;
-
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
- Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Bộ Tài chính;

- Lưu VT, QLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

PHỤ LỤC 1

Điều kiện tài trợ

Các dự án do NIB tài trợ phải tăng cường tính cạnh tranh và/hoặc cải thiện môi trường theo quy định của NIB và điều kiện tài trợ. Ngoài ra, đối với các nước không phải là thành viên, các dự án tài trợ bởi NIB phải có lợi ích chung cho nước bên vay và các nước thành viên.

Tăng cường khả năng cạnh tranh

Một trong hai điều kiện tài trợ chính là tăng cường khả năng cạnh tranh của các nước thành viên. Khả năng cạnh tranh được xem là khả năng của một quốc gia đạt được mức độ cao bền vững sự giàu có và thịnh vượng, thông thường được đánh giá qua GDP bình quân đầu người.

Theo khái niệm này, khả năng cạnh tranh có thể được cải thiện thông qua tăng tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ hoặc sản xuất tăng thêm trên lượng đầu vào lao động và vốn ban đầu. Về ngắn hạn, có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Về dài hạn, giá trị tăng thêm trong sản xuất hang hoá và dịch vụ mà một quốc gia có thể tạo ra từ vốn hữu hình và vốn con người quyết định chủ yếu khả năng cạnh tranh của quốc gia đó.

Nền kinh tế là tổng hợp của nhiều đơn vị sản xuất. Do đó, nền kinh tế có khả năng cạnh tranh khi các công ty của quốc gia đó tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Vì vậy, điểm xuất phát của NIB khi đánh giá hiệu ứng tạo khả năng cạnh tranh của một dự án là ảnh hưởng của dự án đó đến các công ty tham gia. NIB đánh giá cả hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp.

Hiệu ứng trực tiếp thông thường là ảnh hưởng thương mại đến công ty tham gia, như tăng vốn con người hoặc vốn hữu hình, cải thiện mức độ tiếp cận nhà thầu hoặc thị trường hoặc phát triển tập quán kinh doanh. Một dự án có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng hoặc khu vực lớn hơn ví dụ thông qua chi phí vận chuyển thấp hơn.

Hiệu ứng gián tiếp bao gồm hiệu ứng từ cải tiến và tập quán thị trường mới, và áp lực tăng khả năng cạnh tranh lên các công ty khác cùng ngành.

Các lĩnh vực tài trợ:

- đầu tư cơ sở hạ tầng như vận tải;

- dự án năng lượng lớn;

- đầu tư lớn vào cải thiện quá trình sản xuất và R&D; và

- tài trợ thông qua trung gian tài chính cho các hoạt động của SMEs.

Cải thiện môi trường

Cải thiện môi trường là một trong hai điều kiện tài trợ của NIB, có nghĩa là NIB cho vay cho các dự án ngăn chặn và cải thiện ô nhiễm môi trường.

Trong việc đánh giá tác động môi trường của một dự án, NIB so sánh ảnh hưởng dự kiến đến môi trường trước và sau khi có dự án. Một dự án được xem là cải thiện môi trường nếu có lợi ích ròng với môi trường. Các lĩnh vực môi trường NIB quan tâm là: sản xuất và quản lý nguồn lực sạch; công nghệ môi trường; giảm thiểu khí thải; và năng lượng tái tạo. Khi thẩm định tác động môi trường, NIB quan tâm những khu vực trọng tâm trên và thẩm định định lượng lợi ích với môi trường.

Quốc gia thành viên

NIB thuộc sở hữu của 5 quốc gia Bắc Âu và 3 quốc gia vùng Baltic: Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Iceland, Latvia, Lithuania, Nauy và Thuỵ Điển.

DANH SÁCH LOẠI TRỪ

• Các hoạt động được coi là bất hợp pháp theo pháp luật quy chế (quốc gia) của nước chủ nhà, hay các công ước và điều ước quốc tế.

• Các hoạt động bị cấm theo pháp luật của nước chủ nhà hoặc công ước quốc tế liên quan đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học hay di sản văn hoá1.

• Các hoạt động không tuân thủ các quy định về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp tương ứng(OHS) (Các quy định OHS của EU hay các tiêu chuẩn chính về lao động của ILO và các hướng dẫn EHS về các vấn đề OHS)

• Việc sản xuất hay buôn bán các sản phẩm chứa chất PCBs2.

• Việc sản xuất hay buôn bán các dược phẩm, thuốc trừ sâu/thuốc diệt cỏ và các chất độc hại khác bị quốc tế cấm hay bị loại bỏ không sản xuất nữa3.

• Việc sản xuất hay buôn bán các các chất phá hoại tầng ozôn mà quốc tế đã loại bỏ không sản xuất nữa4.

• Việc buôn bán động vật hoang dã hoặc các sản phẩm làm từ động vật hoang dã theo quy định của CITES5.

• Việc sản xuất hay buôn bán hay sử dụng các sợi amiăng bền hay các sản phẩm chứa chất amiăng.

• Đánh cá bằng lưới kéo trong môi trường đại dương sử dụng các lưới với chiều dài vượt quá 2,5 km.

Việc vận chuyển dầu hay các chất độc hại khác trong các tầu chở dầu không tuân thủ các yêu cầu IMO.

Việc vận chuyển dầu hay các chất độc hại khác trong các tầu chở dầu không tuân thủ các yêu cầu IMO.

Việc vận chuyển dầu hay các chất độc hại khác trong các tầu chở dầu không tuân thủ các yêu cầu IMO 6.

1. Các công ước quốc tế liên quan được đề cập ở đay bao gồm, không giới hạn: Công ước về Bảo tồn các loài động vật di trú hoang dã (Công ước Bonn); Công ước về Các vùng đầm lầy có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar); Công ước về Bảo tồn môi trường sống và động vật hoang dã của Châu Âu (Công ước Bern), Công ước Di sản thế giới; Công ước về Đa dạng sinh học.

2. PCBs: Polychlorinated biphenyls— một nhóm chất hoá học cực độc. PCPs có thể được tìm thấy trong các máy biến thế bơm dầu, bộ tụ điện và cơ cấu chuyển mạch từ năm 1950-1985.

3. Các tài liệu tham khảo được sử dụng ở đây là Quy định EU (EEC) Số 2455/92 về Việc nhập khẩu và xuất khẩu các chất hoá học nguy hiểm, đã được sửa đổi; Danh sách hợp nhất các sản phẩm mà việc tiêu dùng hay việc bán đã các Chính phủ cấm, huỷ bỏ hay nghiêm khắc cấm và không được thông qua; Công ước về các thủ tục thỏa thuận, thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc BVTV nguy hại trong thương mại quốc tế. ( Công ước Rotterdam); Công ước Stockholm về Các chất hữu cơ khó phân huỷ; Phân loại thuốc trừ sâu theo mức độ nguy hiểm của WHO.

4. Các chất phá huỷ tầng Ozôn (ODSs): Các hợp chất hoá học phản ứng với nhau và phá huỷ tầng bình lưu của Ozon, kết quả là tạo ra các ”lỗ hổng ozôn” rất lớn. Nghị định thư Montreal liệt kê chất ODSs và việc gây ảnh hưởng và giai đoạn hết tác dụng của các chất đó.

5. CITES: Công ước về Buôn bán quốc tế đối với các loài thực vật và động vật đang gặp nguy hiểm.

6. Bao gồm: Các tàu chở không đáp ứng được yêu cầu của Chứng nhận MARPOL SOLÁ (bao gồm, không có giới hạn, không tuân thủ Mã ISM), các tàu chở này làm trong danh sách đen của Uỷ ban Châu Âu hay bị cấm bởi Bản ghi nhớ Paris về kiểm soát cảng quốc gia (Paris MOU) và các tàu chở hàng khong đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định 13G MARPOL. Không sử dụng tàu chở hàng với một vỏ bọc duy nhất quá 25 năm.

DANH SÁCH HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

• Các hoạt động nằm trong, sát kề hay nằm phía thượng nguồn các vùng đất bị chiếm hữu bởi người dân bản địa hay/ hoặc các nhóm người dễ bị tổn thương bao gồm các vùng đất và các nguồn nước được sử dụng cho các hoạt động sinh sống như là chăn thả gia súc, săn bắt hay nghề cá.

• Các hoạt động nằm trong, sát kề hay nằm phía thượng nguồn các khu vực bảo tồn được chỉ định theo pháp luật quốc gia hay công ước quốc tế, các địa điểm nghiên cứu khoa học, môi trường sống của các loài quý hiếm/có nguy cơ tuyệt chủng, ngành cá có tầm quan trọng kinh tế, và các cánh rừng tăng trướng lâu năm hay sơ khai có tầm quan trọng sinh thái. [1].

• Các hoạt động có thể ảnh hưởng bất lợi tới các địa điểm có tầm quan trọng văn hoá hoặc khảo cổ học.

• Các hoạt động liên quan đến việc tái định cư không tự nguyện.

PHỤ LỤC 2

ANNEX – C

FORM OF SUB-PROJECT REQUEST

To:

Nordic Investment Bank

Attention: Lending - Client and Country Management

P.O. Box 249 Date [ ]

FI-00171 Helsinki

Finland

(telefax No. +358 10 618 0717)

Re. Sub-project Request under Loan Facility Agreement PIL []

Please refer to the above Loan Facility Agreement (the "Loan Agreement") between [the Borrower] (the "Borrower"), as the borrower, and Nordic Investment Bank ("NIB"), as the lender. Terms defined in the Loan Agreement have their defined meanings whenever used in this Sub-project Request.

The Borrower requests that the following project is [projects are] accepted as [a] Sub-project[s] under the Loan Agreement:[2]

1. Beneficiary

1. Name

2. Address

2. Sub-project Details

1. Business

- type of production/construction/activity; principal products (if any)

- type of processes/methods

- capacity

- greenfield/brownfield; to what extent does the project replace any existing activities

2. Brief description of the proposed investment

3. Implementation schedule and production commencement date (if applicable)

4. Intended utilization of Loan proceeds

5. Description of the Delivery Contracts from the Member Countries

- date

- parties

- object (Goods to be delivered)

- amount and value (USD/EUR)

6. Information about the Contractors from the Member Countries

- name

- country of registration; subsidiary of multinational company (Yes/No)

7. Other Member Country interest (if any)

3. Environmental impacts (Information / documentation to be provided)

1. Location of the suggested Sub-project

- distance to the closest sensitive area[3]

- involuntary resettlement[4] involved because of land acquisition in connection with the suggested Sub-project (Yes/No)

2. Description of environmental impacts of the suggested Sub-project, and placement of the Sub-project in category B or C in accordance with Appendix 1 of the Environmental Policy.

3. Summary report of any environmental analysis of the suggested Sub-project, if available.

4. Confirmation by the Borrower that all environmental laws and regulations applicable to the suggested Sub-project are complied with.

5. If NIB so requests, all relevant supporting documentation to verify 1. through 4. above.

4. Total Cost of the Sub-project

1. Local costs (Breakdown in main components including working capital)

2. Foreign costs (Breakdown in main components)

5. Financing Arrangements

1. Financing plan (sources and amount)

2. Amount requested to be allocated under the Loan

3. Requested maturity and grace period

Place and Date:

[THE BORROWER]

______________________________

(Signatures)

PHỤ LỤC 3

ENVIRONMENTAL IMPACT SCREENING

(Brief on the project)

No.

Screening question

Yes

No

Description of the potential impacts

PRE-CONSTRUCTION PHASE

What will the project cause impacts?

1)

Causing the damage of land, assets, trees and crops of the local people?

CONSTRUCTION PHASE

2)

Impacting on vegetation cover as follows:

- Decreasing vegetation cover due to acquiring land for constructing substation, access road and ROW?

3)

Causing impact on animals?

- Impacting on animals and their movement?

4)

Impact on air environment as follows:

- Increasing dust, exhaust by equipment’s, machine’s and material transportation mean’s activities during construction process (due to excavation and backfill & material transportation)

- Bad smell due to rubbish of workers?

- Increasing noise due to construction in the project site that will impact on resident’s living activities?

5)

Impacts on soil environment are as follow:

- Decreasing agriculture land area, residential area, and fruit-tree land

- Impact by rubbish?

- Impacting on soil environment due to leaking oil during construction equipment maintenance in construction process?

6)

Impact on water environment as follow:

- Pollution by construction sewage, including water released from concrete mixing plant, water pumped from foundation hole, and water released from concrete maintenance.

- Increasing turbidity of surface water source in rainy season?

7)

Impacting on cultural heritages, historical monuments? (impacting on their structure or landscape)

8)

Impacting on public traffic as interrupting traffic and breaking down road foundation?

9)

Impacting on worker’s health and labour safety?

OPERATION PHASE

10)

Impacting on vegetation cover by cutting down tree in ROW when implementing T/L maintenance?

11)

Impact caused by substation operation worker’s rubbish?

12)

Does electromagnetic field impact on health of local people and operator?

13)

Risks due firing, explosion?

14)

Leaking oil due to transformer failure?


[1] Văn bản tham chiếu mang tính quy tắc: Các Hướng dẫn IUCN về Các vùng bảo tồn.

[2] The details to be filled in about each suggested Sub-project.

[3] Sensitive areas include national parks and other protected areas identified by national or international law; other sensitive locations of international, national or regional importance, e.g. wetlands, forests with high biodiversity value; areas of archaeological or cultural significance; areas of importance for indigenous peoples or other vulnerable groups.

[4]Involuntary resettlement means physical displacement (relocation or loss of shelter), or economic displacement (loss of assets or access to assets that leads to loss of income sources or means of livelihood).

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 194/2011/TT-BTC

Hanoi, December 26, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING DISBURSEMENT AND FINANCIAL MECHANISM FOR THE 4TH CREDIT LIMIT OF THE NORDIC INVESTMENT BANK

Pursuant to June 17, 2009 Law No. 29/2009/QH12 on Public Debt Management;

Pursuant to the Government's Decree No. 78/20I0/ND-CP of July 14, 2010, on on-lending of the Government's foreign loans;

Pursuant to Loan Facility Agreement PIL 5229 signed on July 21, 2010, between the Ministry of Finance on behalf of the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Nordic Investment Bank (NIB) on the grant of a credit limit of USD 40 million (below referred to as the credit limit);

The Ministry of Finance guides capital disbursement and financial mechanism for the 4th credit limit of the NIB as follows:

Article 1. General provisions

1. The NIB's credit limit is the Government's foreign loan; the whole loan and paid debt shall be accounted into the state budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The domestic financial mechanism applicable to projects is the on-lending mechanism approved by the Prime Minister under Official Letter No. 1029/TTg-QHQT of June 17, 2010, and under the conditions specified in part II of this Circular.

4. The Vietnam Development Bank is the on-lending agency authorized by the Ministry of Finance to on-lend loans from the credit limit under authorization contract No. 04/2011/UQ/ BTC-QLN of March 29, 2011, between the Ministry of Finance and the Vietnam Development Bank (below referred to as the authorization contract).

5. Project owners shall use properly and effectively loans under the conditions specified in the Agreement and pay debts under the credit contract signed with the Vietnam Development Bank (below referred to as the credit contract).

Article 2. Specific provisions

1. Principal borrowing conditions under the Agreement

- Lending currency is the US dollar (USD) or Euro (EUR) as proposed under each project and approved by the NIB.

- The total value of the credit limit is equivalent to USD 40 million, of which the value of each loan within the credit limit (below referred to as sub-loan) is equivalent to at least USD 1 million and at most USD 20 million but must not exceed 50% of a project's total investment.

- Loan interest rate: The on-lending interest rate is the LIBOR (if the loan is disbursed in - USDVEURIBOR (if the loan is disbursed in EUR) + margin interest rate. The specific margin interest rate for each sub-loan shall be determined by the NIB and notified to the Ministry of Finance in the offer of lending conditions when approving such sub-loan.

- For a sub-loan valued at USD 2 million or equivalent or more, after it is wholly disbursed, the Ministry of Finance and NIB may agree to apply a fixed interest rate for the whole sub- loan if the project owner sends a written request to the Ministry of Finance no later than 30 calendar days before any dale of payment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The capital withdrawal deadline for the whole credit limit is July 21,2013, and may be extended as agreed between the Ministry of Finance and the NIB.

- Front-end fee: USD 5,000 in a lump-sum for the whole credit limit, which shall be advanced by the Ministry of Finance for the NIB before the first tranche disbursement under the Agreement. The front-end fee for each sub-loan shall be calculated based on the proportion of the project's used capital to the total actually used amount of the credit limit in the total front-end fee for the whole credit limit advanced by the Ministry of Finance to the NIB. Any change in the total actually used amount of the credit limit shall be notified by the Ministry of Finance to the project owner for adding the front-end fee for sub-loans.

- Commitment fee: 0.25%/year on the amount not yet disbursed daily for each sub-loan, counting from the date the Ministry of Finance accepts the offer of relevant interest rate for such sub-loan, but excluding the actual number of days for which the amount is wholly disbursed or cancelled. The commitment fee shall be paid biannually depending on the date of debt payment applicable to such sub-loan.

- The interest rate for deferred payment is the higher one of the following two interest rates:

* 150% of the on-lending interest rate specified in the on-lending agreement, calculated on the overdue debt, or

* The interest rate for deferred payment specified in the Agreement, calculated on the overdue debt (equal to the LIBOR (if the loan is disbursed in USD)/EURIBOR (if the loan is disbursed in FUR) + margin interest rate + 2%).

The interest for deferred payment is calculated from the date on which a debt becomes due but cannot be paid to the dale such debt is actually paid. The Ministry of Finance shall notify the on-lending agency of the interest for deferred payment when receiving a notice from the NIB.

2. On-lending conditions

- The Ministry of Finance shall, on behalf of the Government, on-lend loans within the credit limit to the project owner strictly under the NIB's lending conditions specified at Point I above. In addition, the project owner must pay an on-lending charge equal to 0.25%/year of the outstanding original debt.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Within 15 days after receiving the Ministry of Finance's notice of the sub-loan's specific conditions, the Vietnam Development Bank shall sign a credit contract with the project owner, specifying the on-lending conditions for the project's sub-loan.

- The project owner shall fully and timely pay debt principals and interests and charges to the NIB and the Vietnam Development Bank under the Agreement and the credit contract.

- Based on the credit contract, the NIB's capital withdrawal notice and the Ministry of Finance's mutual ceasing documents of foreign loans withdrawn via the state budget, the Vietnam Development Bank shall notify and sign a loan debt acknowledgement contract upon each time of withdrawal with the project owner.

3. The NIB's financing procedures

3.1. General principles: The NIB's loan is a binding credit which is used only for financing goods and services originating from Nordic countries (Finland. Denmark. Sweden. Norway and Iceland) and Baltic countries (Estonia, Lithuania and Latvia) or for co-financing projects participated (with capital, technologies, etc.) by the above countries. Normally, the NIB's fund for a project depends on the proportion of participation of the above Nordic and Baltic countries in such project but must not exceed 50% of the project's total investment. The NIB's financing criteria are specified in Annex I to this Circular.

3.2. Procedures to request financing for projects

a/ The project owner shall send to the Ministry of Finance a project registration official letter and the following documents:

- Detailed description of the project, signed by the project owner, and its English translation.

- (Original) decision approving the project's feasibility study report and its English translation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The Ministry of Finance shall send the above project documents to the NIB for in-principle approval. If the NIB gives in-principle approval of financing, the project owner shall carry out bidding procedures for procuring supplies and equipment for the project under current state regulations on bidding and investment and construction management. (Payment currency under commercial contracts on supply of supplies and equipment (below referred to as commercial contracts) for projects is USD or EUR according to the lending currency under the Agreement and avoid exchange risks (if any)).

c/ After the project owner has completed project investment procedures under regulations and bidding results show that a Nordic bidder has won a contract to supply types of goods satisfying the NIB's financing criteria, the Ministry of Finance shall ask for evaluation opinions of the Vietnam Development Bank and the Ministry of Planning and Investment before submitting the project to the Prime Minister for approval. To serve the project evaluation, the project owner shall send to the Ministry of Finance and the Vietnam Development Bank 2 (two) sets of documents specified at Point a, Clause 4, Article 19 of the Government's Decree No. 78/2010/ND-CP of July 14, 2010, on on-lending of the Government's overseas loans.

d/ The project owner shall send to the Ministry of Finance the following documents for completing the dossier to be sent to the NIB and carrying out approval submission procedures:

- A sub-project request, made according to the form provided in Annex 2 to this Circular (not primed herein), appended with the project owner's seal.

- The project's capital withdrawal plan (5 tranches at most), signed by the project owner, and its English translation.

- (Original) decision approving the commercial contract and its English translation.

- 2 commercial contracts (originals or certified true copies).

- Notice of names, positions, specimen seals and signatures of persons competent to represent the project owner to sign the project's capital withdrawal dossier.

e/ Within 15 days after the NIB officially approves the project, the Ministry of Finance shall notify in writing the project owner and the Vietnam Development Bank of the NIB's project financing decision and the sub-loan's specific conditions as a basis for signing a credit contract specifying the conditions for on-lending the loan for the project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.1. General principles

Under the Agreement, the NIB shall only disburse capital on the basis of the Ministry of Finance's capital withdrawal application, enclosed with relevant payment documents.

Capital withdrawal dossiers must be forwarded to the NIB at least 15 days before the date of request for capital withdrawal. At the proposal of the Ministry of Finance, the NIB shall transfer payment money directly to the seller/ supplier designated under the commercial contract, or may consider applying other forms of capital withdrawal (advance or refund) to meet the project's payment requirements subject to the NIB's prior approval.

Each loan within the credit limit may be disbursed in 5 tranches at most under the project's capital withdrawal plan.

4.2. Specific capital withdrawal procedures

a/ Direct payment

Based on the project's capital withdrawal plan and commercial contract performance progress, when needing payment, the project owner shall send to the Ministry of Finance a capital withdrawal request dossier comprising the following documents:

- Written request for capital withdrawal, stating the legal grounds for capital withdrawal, enclosed with necessary payment instructions (name, account number and bank of the seller/ supplier).

- The seller's/supplier's invoice or payment request already examined and certified (with the signature and seal) by the project owner to approve payment under the conditions of the signed commercial contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 5 working days after receiving a complete and valid dossier and payment documents, the Ministry of Finance shall consider and sign a capital withdrawal application and send it to the NIB.

Within 15 working days after receiving the Ministry of Finance's capital withdrawal application, the NIB shall consider and transfer money directly into the seller's/supplier's account if approving payment (or send to the Ministry of Finance a letter notifying the reason for disapproval of such payment).

b/ Advance payment

In special cases, the NIB may consider advancing a sum of money for the project owner and transfer this sum into an advance account opened at the Vietnam Development Bank to help the project owner pay small expenses or pay for items of the project in the country, reducing the number of capital withdrawals from the NIB.

The advance account limit depends on the project's size, characteristics and spending need and shall be decided by the NIB for each project.

- First withdrawal of capital into the advance account:

Based on the advance account limit and capital use plan already agreed with the NIB, the project owner shall send to the Ministry of Finance the following documents:

* Written request for advance, clearly stating the legal grounds for advance, enclosed with necessary payment instructions (to-be-advanced amount not exceeding the advance account limit, and advance account number).

* Plan on capital disbursement from the project's advance account.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 5 working days after receiving a complete and valid dossier and payment documents, the Ministry of Finance shall consider and sign a capital withdrawal application and send it to the NIB.

Within 15 working days after receiving the Ministry of Finance's capital withdrawal application, the NIB shall consider and transfer money into the project's advance account if approving advance payment (or send to the Ministry of Finance a letter notifying the reason for rejection of such payment).

- Withdrawal of additional capital into the advance account:

To withdraw additional capital based on expenses actually paid from the advance account, the project owner shall send to the Ministry of Finance the following documents:

* Written request for withdrawal of additional capital into the advance account, clearly stating the legal grounds for withdrawal and necessary payment instructions (to-be-added amount may be lower than or equal to the advanced amount).

* Statement of expenses from the advance amount, made by the project owner, indicating each expense item (date of payment, amount in domestic currency, exchange rate and amount converted into USD/EUR, payment details, beneficiary), and certified by the Vietnam Development Bank.

* Statement of the project's advance account, certified by the Vietnam Development Bank.

* Debt acknowledgement contract signed between the project owner and the Vietnam Development Bank, bearing a true-copy mark of the project owner.

Within 5 working days after receiving a complete and valid dossier and payment documents, the Ministry of Finance shall consider and sign a capital withdrawal application and send it to the NIB.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Reporting regulations

5.1. In the course of project implementation, the project owner shall send to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the Vietnam Development Bank the following reports:

Project report, no later than 6 months after finishing capital disbursement.

Annual audit report and other information on the project owner's financial situation when so requested of the Ministry of Finance and the NIB.

The above reports should be translated into English to be concurrently sent to the NIB under the Agreement.

5.2. The Vietnam Development Bank shall quarterly report to the Ministry of Finance on the implementation of projects funded with on-lent loans and plans for repayment of on-lent loans for the subsequent quarter.

Article 3. Organization of implementation

This Circular takes effect on February 15, 2012.

The Vietnam Development Bank and project owners shall strictly comply with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Truong Chi Trung

 

ANNEX 1

FINANCING CONDITIONS

To be financed by the NIB, projects must be more competitive and/or help improve the environment under the NIB's regulations and financing conditions. In addition, for non-member stales, to be financed by the NIB. projects must serve common benefits of the borrowing state and member states.

Raising competitiveness

One of the two major financing conditions is raising competitiveness of member states. Competitiveness is seen as a country's capacity to attain high sustainability regarding wealth and prosperity, which is commonly assessed through per-capita average GDP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An economy is a combination of many production units. Therefore, the economy of a country is competitive when companies of the country raise their competitiveness. Hence, the NIB's starting point for assessing a project's competitiveness-creating effect is such project's effects on participating companies. The NIB assesses both direct and indirect effects.

Direct effects are normally commercial effects on a participating company, such as increasing human capital or tangible capital. improving accessibility to contractors or markets, or developing business practices. A project may directly affect the community or a larger region, e.g.. through its lower transportation costs.

Indirect effects include effects from innovations and new market practices, and competitiveness-raising pressure on other companies in the same sector.

Areas of financing:

- Investment in infrastructure, such as transportation;

- Big energy projects;

- Large investment in improving production processes and R&D; and,

- Financing SMEs' operations through financial intermediaries.

Environmental improvement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In assessing a project's environmental impacts, the NIB shall compare expected effects on the environment before and after the project is implemented. A project will be regarded as helping improve the environment if it can bring net profits for the environment. Environmental areas drawing the NIB's attention include production and management of clean resources; environmental technologies; reduction of gaseous emissions; and renewable energies. When appraising environmental impacts, the NIB shall pay attention to the above key areas and quantitatively appraise benefits for the environment.

Member states

The NIB belongs to 5 Nordic countries and 3 Baltic countries, namely Denmark. Estonia. Finland, Iceland, Latvia. Lithuania. Norway and Sweden.

 

EXCLUSION LIST

* Activities regarded as illegal under the (national) laws of host countries or under international conventions and treaties.

* Banned activities under the laws of host countries or under international conventions concerning the protection of biodiversity resources or cultural relics.1

* Activities failing to comply with relevant regulations on occupational health and safety (OHS) (the EU's OHS regulations or the ILO's major labor criteria and EHS (Environment, Health and Safety) instructions on OHS issues).

* Production of or trade in products containing PCBs.2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

* Production of or trade in ozone layer-depleting substances which are internationally excluded from production.4

* Trade in wild animals or products thereof under the CITES.5

* Production of or trade in or use of durable asbestos fibers or asbestos-containing products.

* Drag-net fishing in the ocean, using nets with length exceeding 2.5 km.

• Transportation of oil or other toxic substances in oil ships, failing to comply with IMO requirements.6

 

1. Relevant international conventions referred la herein include without limitation the Convention on Conservation of Migratory Species of Wild Animals (the Bonn Convention); the Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habitat (the Ramsar Convention); the Convention on the Conservation of European Wildlife and Natural Habitats (the Bern Convention); the Convention on World Heritage: and the Convention on Biodiversity.

2 Poly chlorinated biphenyls, a group of very toxic chemicals. PCPs may be found in oil pump transformers, capacitors and switching structures during 1950-1985.

3 Reference documents mentioned herein include revised Council Regulation (EEC) No. 2455/92 concerning the import and export of certain dangerous chemicals: the Integrated List of products whose consumption or sale has been banned, cancelled or severely restricted and not approved by governments; the Convention on Procedures for Agreement and Prior Infonned Consent of Some Dangerous Chemicals and Plant Protection Drugs in International Trade (the Rotterdam Convention); the Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants; the WHO-recommended classification of pesticides by hazard.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6 Including: ships failing to satisfy requirements of MARPOL SOLAS Certification (including without limitation and failure to comply with ISM code); these ships are on the European Commission's black list or are banned under the Paris Memorandum of Understanding on Control of National Ports (Paris MOU) and cargo ships failing to satisfy standards under I3G MARPOL. Not to use cargo ships with unique shells aged more than 25 years.

 

LIST OF ENVIRONMENT-RELATED ACTIVITIES

* Activities within, adjacent to or in upper parts of land areas owned by indigenous people and/or vulnerable groups, including land areas and water sources used for livelihood such as livestock pasturing, hunting or fishing.

* Activities within, adjacent to or in upper parts of designated conservation zones indentified by national law or international convention, scientific research sites and habitats of rare and precious or endangered species, fishing areas of economic importance, and perennial or primitive growth forests of ecological significancet[1].

* Activities which are likely to adversely impact areas of cultural or archaeological significance.

* Activities related to involuntary resettlement.

Note: [1] Reference regulatory documents: IUCN guidelines for protected areas.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 194/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với hạn mức tín dụng lần 4 của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.784

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.237.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!