Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng

Số hiệu: 08/2024/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Phạm Tiến Dũng
Ngày ban hành: 25/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Danh mục mẫu biểu trong Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Ngày 25/6/2024,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Danh mục mẫu biểu trong Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Theo đó, ban hành danh mục 36 mẫu biểu trong Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia kèm theo, cụ thể:

- Mẫu số TTLNH-01: Đề nghị tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

- Mẫu số TTLNH-02: Đề nghị rút khỏi Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

- Mẫu số TTLNH-03: Đề nghị cho đơn vị thành viên tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

- Mẫu số TTLNH-04: Lệnh chuyển Nợ/Có.

- Mẫu số TTLNH-05: Lệnh hủy lệnh thanh toán.

- Mẫu số TTLNH-06: Yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán.

- Mẫu số TTLNH-07: Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán.

- Mẫu số TTLNH-08: Điện tra soát.

- Mẫu số TTLNH-09: Điện trả lời điện tra soát.

- Mẫu số TTLNH-10: Tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên.

- Mẫu số TTLNH-11: Tổng hợp giao dịch thành viên.

- Mẫu số TTLNH-12: Bảng cân đối chuyển tiền.

- Mẫu số TTLNH-13: Bảng kết quả hạch toán.

- Mẫu số TTLNH-14: Bảng tổng hợp kết quả thực hóa.

- Mẫu số TTLNH-15: Bảng tổng hợp kết quả hạch toán.

- Mẫu số TTLNH-16: Báo cáo chuyển tiền đi.

- Mẫu số TTLNH-17: Báo cáo chuyển tiền đến.

- Mẫu số TTLNH-18: Đối chiếu chuyển tiền đi.

- Mẫu số TTLNH-19: Đối chiếu chuyển tiền đến.

- Mẫu số TTLNH-20: Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên.

- Mẫu số TTLNH-21: Bảng kết quả thanh toán của thành viên.

- Mẫu số TTLNH-22: Bản cam kết.

- Mẫu số TTLNH-23: Biên bản chuyển tiền (thừa/thiếu).

- Mẫu số TTLNH-24: Bảng kê tổng hợp thanh toán liên ngân hàng giá trị cao.

- Mẫu số TTLNH-25: Báo cáo ngân hàng thiếu vốn.

- Mẫu số TTLNH-26: Đề nghị đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

- Mẫu số TTLNH-27: Đề nghị ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán.

- Mẫu số TTLNH-28: Giấy nhận nợ vay bù trừ.

- Mẫu số TTLNH-29: Đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

- Mẫu số TTLNH-30: Bảng tổng hợp các giao dịch yêu cầu quyết toán lô.

- Mẫu số TTLNH-31: Bảng đối chiếu kết quả lô quyết toán nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia.

- Mẫu số TTLNH-32: Báo cáo đối chiếu kết quả quyết toán lô.

- Mẫu số TTLNH-33: Bảng tổng hợp kết quả quyết toán lô gửi đến Trung tâm Xử lý Quốc gia.

- Mẫu số TTLNH-34: Bảng đối chiếu kết quả quyết toán lô.

- Mẫu số TTLNH-35: Đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác.

- Mẫu số TTLNH-36: Đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 08/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2024/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia để thực hiện việc thanh toán và quyết toán giữa các đơn vị tham gia hệ thống thanh toán này bằng đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD), Đồng tiền chung châu Âu (EUR) và các loại ngoại tệ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định trong từng thời kỳ.

2. Đối tượng áp dụng

Thành viên, đơn vị thành viên của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, Đơn vị vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, Thành viên chủ trì hệ thống bù trừ điện tử (sau đây viết tắt là BTĐT), các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (sau đây gọi là dịch vụ quyết toán ròng) là dịch vụ tiếp nhận và xử lý kết quả quyết toán ròng từ Hệ thống bù trừ tự động, Hệ thống bù trừ thẻ và các hệ thống thanh toán bù trừ khác.

2. Dịch vụ thanh toán giá trị cao là dịch vụ thuộc Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia xử lý các lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng phương thức quyết toán tổng tức thời.

3. Dịch vụ thanh toán giá trị thấp là dịch vụ thuộc Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia xử lý các lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng phương thức quyết toán bù trừ.

4. Dịch vụ thanh toán ngoại tệ là dịch vụ thuộc Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia xử lý các lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng phương thức quyết toán tổng tức thời.

5. Đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán (sau đây gọi là đơn vị khởi tạo lệnh) là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt cho khách hàng lập và xử lý lệnh thanh toán (đi).

6. Đơn vị nhận lệnh thanh toán (sau đây gọi là đơn vị nhận lệnh) là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt khách hàng nhận và xử lý lệnh thanh toán (đến).

7. Đơn vị thành viên là đơn vị phụ thuộc hoặc đơn vị trực thuộc của thành viên tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo đề nghị của thành viên.

8. Đơn vị vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia là đơn vị trực tiếp vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

9. Hạn mức nợ ròng là mức giá trị tối đa quy định cho các giao dịch thanh toán giá trị thấp được tham gia quyết toán bù trừ.

10. Khả năng thanh toán của thành viên là số dư tài khoản thanh toán của thành viên tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cộng thêm hạn mức thấu chi hiện có của thành viên đó tại một thời điểm nhất định.

11. Khách hàng là người phát lệnh hoặc là người nhận lệnh.

12. Lệnh thanh toán là một tin điện sử dụng để thực hiện một giao dịch thanh toán trong Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

13. Lệnh thanh toán Có là lệnh thanh toán của đơn vị khởi tạo lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị khởi tạo lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị nhận lệnh khoản tiền đó.

14. Lệnh thanh toán Nợ là lệnh thanh toán của đơn vị khởi tạo lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị nhận lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị khởi tạo lệnh khoản tiền đó.

15. Lệnh thanh toán giá trị thấp là lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.

16. Lệnh thanh toán giá trị cao là lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.

17. Lệnh thanh toán ngoại tệ là lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.

18. Mã xác nhận tin điện là ký hiệu của thông tin điện tử về tình trạng của các lệnh thanh toán trong Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

19. Người duyệt lệnh thanh toán (sau đây gọi là người duyệt lệnh) là người có thẩm quyền của thành viên, đơn vị thành viên; trường hợp đơn vị thành viên là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, người duyệt lệnh là Lãnh đạo đơn vị hoặc người được Lãnh đạo đơn vị ủy quyền thực hiện duyệt lệnh thanh toán.

20. Người kiểm soát lệnh thanh toán (sau đây gọi là người kiểm soát lệnh) là kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người được ủy quyền của thành viên, đơn vị thành viên thực hiện kiểm soát lệnh thanh toán.

21. Người lập lệnh thanh toán (sau đây gọi là người lập lệnh) là cá nhân thuộc thành viên, đơn vị thành viên được giao nhiệm vụ thực hiện khởi tạo lệnh thanh toán.

22. Người nhận lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân nhận lệnh thanh toán thông qua thành viên, đơn vị thành viên.

23. Người phát lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu tạo lập lệnh thanh toán thông qua thành viên, đơn vị thành viên.

24. Quyết toán là việc xác định và thanh toán giá trị cuối cùng giữa các thành viên liên quan để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.

25. Quyết toán kết quả bù trừ giá trị thấp (sau đây gọi là quyết toán bù trừ) là việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán giữa các bên tham gia thanh toán bằng cách bù trừ trực tiếp sau khi đã cân đối giữa tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả.

26. Quyết toán tổng tức thời là việc xử lý quyết toán tức thời từng lệnh thanh toán để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán giữa các thành viên hoặc đơn vị thành viên.

27. Thanh toán điện tử liên ngân hàng (sau đây viết tắt là TTLNH) là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện lệnh thanh toán, được thực hiện qua mạng máy tính.

28. Thành viên chủ trì hệ thống BTĐT (sau đây gọi là Thành viên chủ trì BTĐT) là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ BTĐT và được tham gia, kết nối trực tiếp vào Hệ thống TTLNH Quốc gia để thực hiện quyết toán BTĐT.

29. Thành viên là Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.

30. Tin điện là thông tin điện tử thể hiện nội dung của lệnh thanh toán hay thông báo liên quan đến giao dịch thanh toán cần thực hiện và được truyền qua mạng máy tính giữa các đơn vị tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.

31. Trung tâm Xử lý TTLNH Quốc gia (sau đây gọi là Trung tâm Xử lý Quốc gia - NPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại Cục Công nghệ thông tin để thực hiện các chức năng của Cấu phần Thanh toán giá trị cao, Cấu phần Thanh toán ngoại tệ, Cấu phần Thanh toán giá trị thấp, Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu.

32. Trung tâm Xử lý TTLNH Quốc gia dự phòng (sau đây gọi là Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng - BNPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại trung tâm dữ liệu dự phòng để thực hiện chức năng dự phòng cho Trung tâm Xử lý Quốc gia.

33. Tỷ lệ ký quỹ là tỷ lệ phần trăm (%) của hạn mức nợ ròng được ký quỹ bằng giá trị giấy tờ có giá, tiền ký quỹ.

Điều 3. Các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Hệ thống TTLNH Quốc gia là hệ thống tổng thể bao gồm: Trung tâm Xử lý Quốc gia; Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng; phần mềm cài đặt tại các thành viên và đơn vị thành viên để xử lý các lệnh thanh toán.

2. Các cấu phần xử lý nghiệp vụ bao gồm: Cấu phần Thanh toán giá trị cao; Cấu phần Thanh toán ngoại tệ; Cấu phần Thanh toán giá trị thấp; Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu.

3. Cấu phần Thanh toán giá trị cao thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.

4. Cấu phần Thanh toán ngoại tệ thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.

5. Cấu phần Thanh toán giá trị thấp thực hiện thanh toán các lệnh thanh toán giá trị thấp sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.

6. Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu thực hiện kiểm tra, hạch toán lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, xử lý kết quả bù trừ giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác.

Điều 4. Hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia

1. Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ điện tử.

2. Thực hiện xử lý các lệnh thanh toán hợp lệ, lệnh hủy lệnh thanh toán hợp lệ; thông báo theo yêu cầu về lệnh thanh toán và kết quả xử lý lệnh thanh toán cho các thành viên, đơn vị thành viên liên quan đến lệnh thanh toán đó.

3. Đối chiếu lệnh thanh toán với các thành viên, đơn vị thành viên trong Hệ thống TTLNH Quốc gia.

4. Từ chối thực hiện thanh toán các lệnh thanh toán không hợp lệ, lệnh hủy lệnh thanh toán không hợp lệ, lệnh thanh toán gửi sau thời điểm Hệ thống TTLNH Quốc gia ngừng nhận lệnh thanh toán.

5. Từ chối thực hiện thanh toán các lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ đối với các thành viên không đủ khả năng thanh toán của loại tiền tương ứng.

6. Thông báo trạng thái lệnh thanh toán cho đơn vị khởi tạo lệnh sau thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán.

7. Tự động gửi tin điện kết quả bù trừ giá trị thấp cho Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu để hạch toán cho các thành viên tham gia quyết toán bù trừ giá trị thấp trong ngày.

8. Xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Điều 5. Hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng

1. Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng hoạt động thay thế cho Trung tâm Xử lý Quốc gia khi Trung tâm Xử lý Quốc gia bị sự cố không thể vận hành bình thường hoặc do chuyển đổi theo kế hoạch nhằm đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của Hệ thống TTLNH Quốc gia hoặc hoạt động theo cơ chế đồng thời cung cấp dịch vụ (Active-Active) với Trung tâm Xử lý Quốc gia.

2. Trong thời gian Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng hoạt động thay thế Trung tâm Xử lý Quốc gia, Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng có chức năng hoạt động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Mọi dữ liệu và kết quả xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng có giá trị pháp lý như đối với Trung tâm Xử lý Quốc gia.

Điều 6. Chứng từ sử dụng trong TTLNH

1. Chứng từ sử dụng trong TTLNH là chứng từ bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ chứng từ kế toán.

2. Cơ sở để lập lệnh thanh toán là các chứng từ sử dụng trong TTLNH.

3. Lệnh thanh toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Điều 7. Lưu trữ dữ liệu điện tử các giao dịch

1. Dữ liệu điện tử lưu trữ bao gồm:

a) Đối với mỗi thành viên, đơn vị thành viên, lưu trữ dữ liệu điện tử về các yêu cầu giao dịch và tin điện kết quả;

b) Đối với Trung tâm Xử lý Quốc gia, lưu trữ dữ liệu điện tử về các tin điện giao dịch, giao dịch hạch toán, dữ liệu đối chiếu và kết quả xử lý.

2. Việc quản lý tài liệu, dữ liệu điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 8. Cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Chữ ký điện tử được chia làm 3 loại:

a) Chữ ký điện tử của người lập lệnh;

b) Chữ ký điện tử của người kiểm soát lệnh;

c) Chữ ký điện tử của người duyệt lệnh.

2. Việc tổ chức phân quyền người lập lệnh, người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh tại các thành viên, đơn vị thành viên do người có thẩm quyền của đơn vị quy định, đảm bảo nguyên tắc người lập lệnh độc lập với người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh.

3. Ngân hàng Nhà nước cấp phát chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối (chứng thư kết nối) giữa phần mềm cài đặt tại các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên với Trung tâm Xử lý Quốc gia.

4. Việc cấp phát, quản lý, sử dụng chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 9. Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Thanh toán Nợ giữa các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có hợp đồng ủy quyền trước.

2. Thanh toán Nợ giữa các thành viên là đơn vị Ngân hàng Nhà nước với các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản thỏa thuận trước.

3. Hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận về việc thanh toán Nợ giữa các thành viên phải bao gồm tối thiểu các yếu tố sau:

a) Hạn mức tối đa trong ngày được thanh toán Nợ giữa các thành viên;

b) Hạn mức tối đa của một lệnh thanh toán Nợ không cần xác nhận nợ;

c) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận.

Điều 10. Quy định về sử dụng dịch vụ thanh toán

1. Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị từ 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) trở lên phải sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.

2. Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao hoặc dịch vụ thanh toán giá trị thấp.

3. Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ phải sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.

Điều 11. Chi phí và phí dịch vụ trong TTLNH

1. Chi phí xây dựng, lắp đặt, duy trì, phát triển và nâng cấp hoạt động của Hệ thống TTLNH Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước chi trả. Chi phí xây dựng, lắp đặt, duy trì, phát triển và nâng cấp hoạt động của các hệ thống khác thuộc thành viên, đơn vị thành viên để phục vụ cho hoạt động TTLNH tại thành viên, đơn vị thành viên do thành viên, đơn vị thành viên chi trả.

2. Khi tham gia sử dụng dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia, các thành viên, đơn vị thành viên phải trả phí dịch vụ tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, phí thường niên và phí dịch vụ thanh toán trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước.

Chương II

LỆNH THANH TOÁN TRONG TTLNH

Điều 12. Quy trình tạo lập lệnh thanh toán

1. Đối với lệnh thanh toán khởi tạo từ chứng từ giấy

a) Người lập lệnh thực hiện khởi tạo lệnh thanh toán qua các bước sau:

(i) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp chứng từ giao dịch thanh toán của khách hàng;

(ii) Xác định, phân loại lệnh thanh toán để xử lý;

(iii) Đối chiếu, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng;

(iv) Nhập các thông tin cơ bản sau: đơn vị khởi tạo lệnh (tên, mã ngân hàng), số tiền, tên, địa chỉ, tài khoản (nếu có), số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người phát lệnh hoặc mã số doanh nghiệp (đối với người phát lệnh là doanh nghiệp), đơn vị phục vụ người phát lệnh, đơn vị nhận lệnh (tên, mã ngân hàng), tên, địa chỉ, tài khoản (nếu có), số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu của người nhận lệnh hoặc mã số doanh nghiệp (đối với người nhận lệnh là doanh nghiệp), đơn vị phục vụ người nhận lệnh, nội dung chuyển tiền và các nội dung khác liên quan đến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch nộp ngân sách nhà nước, giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ và các loại giao dịch khác (nếu có) theo Mẫu số TTLNH-04 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

(v) Kiểm soát lại các dữ liệu đã nhập và ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán;

(vi) Ký trên chứng từ, chuyển chứng từ và dữ liệu đã nhập cho người kiểm soát lệnh;

b) Người kiểm soát lệnh

(i) Căn cứ nội dung trên các chứng từ liên quan, kiểm soát lại các yếu tố: đơn vị nhận lệnh, đơn vị phục vụ người phát lệnh, đơn vị phục vụ người nhận lệnh, số tiền để kiểm tra dữ liệu do người lập lệnh đã nhập, nội dung thanh toán;

(ii) Trường hợp phát hiện có sai sót: chuyển trả người lập lệnh;

(iii) Trường hợp dữ liệu đúng: ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán, ký trên chứng từ và chuyển cho người duyệt lệnh;

c) Người duyệt lệnh

(i) Kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ gốc và số liệu trên hệ thống;

(ii) Trường hợp phát hiện sai sót: chuyển trả người lập lệnh hoặc người kiểm soát lệnh;

(iii) Trường hợp dữ liệu đúng: ký trên chứng từ, ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán để chuyển đi.

2. Đối với lệnh thanh toán khởi tạo từ chứng từ điện tử

Trường hợp lệnh thanh toán được khởi tạo từ chứng từ điện tử từ các hệ thống nội bộ của thành viên, đơn vị thành viên thì phải tuân thủ quy định về cấu trúc, định dạng dữ liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Nếu chứng từ điện tử hợp lệ nhưng chưa đầy đủ thông tin theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: người lập lệnh bổ sung các nội dung còn thiếu theo quy định lập lệnh thanh toán; người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh kiểm tra lại các yếu tố tương tự như đối với trường hợp chứng từ giấy để bảo đảm tính chính xác và ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán để chuyển đi;

b) Nếu chứng từ điện tử hợp lệ, đầy đủ thông tin theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và bao gồm chữ ký điện tử chuyên dùng của thành viên, các đơn vị lựa chọn phương án ký chữ ký điện tử trên lệnh thanh toán theo phương pháp thủ công hoặc lựa chọn ký chữ ký điện tử theo phương pháp tự động đối với từng lệnh thanh toán;

c) Nếu các chứng từ điện tử hợp lệ, có đầy đủ thông tin theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn, tính chính xác của dữ liệu, người có thẩm quyền của các đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định cho phép chỉ cần người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử trên lệnh thanh toán.

3. Sau khi lệnh thanh toán đã được gửi đi và nhận được kết quả trạng thái thành công, lệnh thanh toán đó có thể được in ra chứng từ giấy khi có yêu cầu.

4. Lệnh thanh toán bằng loại đồng tiền nào sẽ được Hệ thống TTLNH Quốc gia xử lý, hạch toán trên tài khoản thanh toán của loại đồng tiền tương ứng đó của thành viên mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Sở Giao dịch).

Điều 13. Kiểm tra tính hợp lệ của lệnh thanh toán

Trong quá trình sử dụng, các thành viên, đơn vị thành viên chịu trách nhiệm pháp lý về tính hợp pháp của chứng từ dùng để lập lệnh thanh toán tại đơn vị. Thành viên, đơn vị thành viên kiểm tra tính hợp lệ của lệnh thanh toán, thông tin kiểm tra bao gồm:

1. Loại và khuôn dạng của các dữ liệu.

2. Tính hợp lệ (có thẩm quyền) của người lập lệnh, người kiểm soát lệnh, người duyệt lệnh.

3. Ngày, tháng, năm.

4. Tính duy nhất.

5. Các yếu tố bắt buộc đối với lệnh thanh toán.

6. Mã xác nhận tin điện.

7. Mã đơn vị tham gia, mã thiết bị sử dụng đầu cuối và mã người duyệt lệnh.

Điều 14. Hạch toán tại thành viên, đơn vị thành viên

Các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện hạch toán lệnh thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 15. Xử lý, đối chiếu các lệnh thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước

Lệnh thanh toán được xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia và gửi kết quả cho Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu để hạch toán cho các thành viên và đơn vị Ngân hàng Nhà nước.

Sở Giao dịch căn cứ Bảng kê được lập hàng ngày trên dữ liệu điện tử theo các Mẫu số TTLNH-10, Mẫu số TTLNH-11, Mẫu số TTLNH-12, Mẫu số TTLNH-13, Mẫu số TTLNH-14, Mẫu số TTLNH-15 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để làm cơ sở thực hiện, đối chiếu với kết quả hạch toán lệnh thanh toán và lưu trữ.

Chương III

XỬ LÝ QUYẾT TOÁN BÙ TRỪ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN VÀ KẾT QUẢ QUYẾT TOÁN RÒNG TỪ CÁC HỆ THỐNG KHÁC

Điều 16. Hạn mức nợ ròng

1. Thiết lập hạn mức nợ ròng

a) Khi lần đầu tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp thiết lập hạn mức nợ ròng bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên;

b) Việc thiết lập hạn mức nợ ròng được thực hiện định kỳ 06 tháng một lần vào thời gian 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng 01 và tháng 7 hàng năm. Hạn mức nợ ròng được thiết lập trên Hệ thống TTLNH Quốc gia và thông báo bằng văn bản cho các thành viên có hiệu lực đến ngày làm việc thứ 05 đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng tiếp theo;

c) Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp tự tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng đến Sở Giao dịch trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng.

Hạn mức nợ ròng đầu kỳ của mỗi thành viên được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) cao nhất trong thanh toán giá trị thấp của thành viên xét trong 06 tháng liền trước của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;

Trường hợp hạn mức nợ ròng đầu kỳ tính toán bằng không hoặc âm, hạn mức nợ ròng được tính trên cơ sở hạn mức nợ ròng kỳ liền trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;

Trường hợp thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp có thời gian chưa đủ 06 tháng, hạn mức nợ ròng của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên;

Thành viên chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ. Sở Giao dịch thiết lập hạn mức nợ ròng căn cứ đề nghị của thành viên, giấy tờ có giá, tiền ký quỹ của thành viên để thiết lập hạn mức nợ ròng cho thành viên, đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, sau đó, thông báo kết quả để thành viên thực hiện;

Trường hợp thành viên không đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng định kỳ trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, hạn mức nợ ròng của thành viên được thiết lập bằng không. Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng sau thời gian 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định (ngoại trừ các thành viên thuộc các trường hợp được quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 17 Thông tư này);

Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng cao hơn hạn mức nợ ròng đầu kỳ, phần giá trị tăng thêm của hạn mức nợ ròng so với hạn mức nợ ròng đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm a(i) khoản 2 Điều này.

d) Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

2. Điều chỉnh hạn mức nợ ròng

a) Trong kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, mỗi thành viên có thể đề nghị Sở Giao dịch điều chỉnh hạn mức nợ ròng trên cơ sở giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và dự kiến tình hình thanh toán của thành viên.

(i) Trường hợp thành viên có nhu cầu điều chỉnh tăng hạn mức nợ ròng, Sở Giao dịch xem xét áp dụng tỷ lệ ký quỹ 100% đối với phần giá trị hạn mức nợ ròng tăng thêm vượt quá 150% giá trị hạn mức nợ ròng đầu kỳ; phần giá trị hạn mức nợ ròng tăng thêm không vượt quá 150% giá trị hạn mức nợ ròng đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định;

(ii) Trường hợp thành viên có nhu cầu giảm hạn mức nợ ròng, phần giá trị hạn mức nợ ròng điều chỉnh giảm sẽ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng với các tỷ lệ đã áp dụng trước đó;

b) Sở Giao dịch điều chỉnh giảm hạn mức nợ ròng về bằng không khi thành viên có dư nợ vay thanh toán bù trừ tại Sở Giao dịch.

3. Điều chỉnh hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày

a) Trong ngày làm việc, trường hợp thành viên yêu cầu điều chỉnh tăng hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày, phần giá trị tăng thêm tạm thời trong ngày của hạn mức nợ ròng được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm a(i) khoản 2 Điều này.

Trường hợp thành viên sử dụng giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để yêu cầu tăng hạn mức nợ ròng, thành viên phải thực hiện ký quỹ giấy tờ có giá, ký quỹ bằng tiền bổ sung. Trường hợp thành viên sử dụng số dư tài khoản thanh toán để yêu cầu tăng hạn mức nợ ròng, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tiền trên tài khoản thanh toán của thành viên đó để thực hiện ký quỹ bổ sung. Trường hợp ký quỹ bổ sung không đủ, không thực hiện yêu cầu này;

Sau khi hoàn thành việc quyết toán bù trừ giá trị thấp trong ngày, Sở Giao dịch hoàn trả giấy tờ có giá, tiền ký quỹ bổ sung khi thành viên có yêu cầu; đồng thời, hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày được điều chỉnh về bằng hạn mức nợ ròng. Hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày được xác định như sau:

Hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày = hạn mức nợ ròng + phần giá trị tăng thêm tạm thời trong ngày của hạn mức nợ ròng;

b) Trường hợp thành viên có nhu cầu giảm hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày để bảo đảm khả năng thanh toán của thành viên, Sở Giao dịch điều chỉnh giảm hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày theo đề nghị của thành viên và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, phần giá trị hạn mức nợ ròng điều chỉnh giảm được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng với các tỷ lệ đã áp dụng trước đó. Sau khi hoàn thành việc quyết toán bù trừ giá trị thấp, hạn mức nợ ròng tạm thời được điều chỉnh về bằng hạn mức nợ ròng. Hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày được xác định như sau:

Hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày = hạn mức nợ ròng - phần giá trị giảm tạm thời trong ngày của hạn mức nợ ròng.

4. Quản lý hạn mức nợ ròng hiện thời

Hạn mức nợ ròng hiện thời = hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày + tổng các khoản tiền phải thu của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời - tổng các khoản tiền phải trả của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời;

Đầu ngày làm việc, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp được cấp hạn mức nợ ròng. Tại mỗi thời điểm trong ngày làm việc, hạn mức nợ ròng hiện thời có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) tùy thuộc vào hoạt động giao dịch thanh toán giá trị thấp của các thành viên và đơn vị thành viên. Hạn mức nợ ròng hiện thời là cơ sở để thực hiện dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên, đơn vị thành viên.

5. Để biết thông tin về hạn mức nợ ròng hiện thời, các thành viên thực hiện tra cứu trên Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Điều 17. Quy định về ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng

1. Giấy tờ có giá được sử dụng ký quỹ (sau đây gọi là giấy tờ có giá ký quỹ) để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp là giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH. Giá trị của giấy tờ có giá ký quỹ được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH.

2. Tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp là tiền trong tài khoản ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên mở tại Sở Giao dịch.

3. Tỷ lệ ký quỹ

a) Thành viên tham gia thanh toán giá trị thấp thực hiện ký quỹ giấy tờ có giá, tiền trong tài khoản tại Sở Giao dịch. Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để thiết lập hạn mức nợ ròng được thực hiện theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

b) Nếu thành viên không đủ số dư quyết toán bù trừ tại thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao từ 02 lần trở lên trong một tháng hoặc từ 03 lần trở lên trong kỳ duy trì thiết lập hạn mức nợ ròng, Sở Giao dịch báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm hạn mức nợ ròng của thành viên bằng giá trị giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và duy trì tỷ lệ ký quỹ của thành viên đó tại Sở Giao dịch bằng 100% trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

c) Trường hợp để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ ký quỹ tối thiểu riêng đối với thành viên cụ thể.

4. Thời điểm chuyển giấy tờ có giá, tiền ký quỹ

a) Trường hợp điều chỉnh tăng hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày: ngay sau khi nhận đủ giấy tờ có giá, tiền ký quỹ, Sở Giao dịch thực hiện thiết lập hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày và thông báo cho thành viên đó;

b) Trường hợp thiết lập hạn mức nợ ròng lần đầu: thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp chuyển giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và văn bản đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng cho Sở Giao dịch. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao dịch nhận được giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và văn bản đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng, Sở Giao dịch thực hiện thiết lập hạn mức nợ ròng và thông báo cho thành viên bằng văn bản.

5. Hoàn trả, thay thế các giấy tờ có giá, tiền ký quỹ

a) Việc hoàn trả, thay thế giấy tờ có giá ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước đăng tải thông tin về việc ngừng tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên và thành viên đã hoàn thành các nghĩa vụ với Ngân hàng Nhà nước trên Hệ thống TTLNH Quốc gia, Sở Giao dịch thực hiện hoàn trả tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng cho thành viên đó.

Điều 18. Xử lý thiếu hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp

Trường hợp số tiền trên lệnh thanh toán vượt quá hạn mức nợ ròng hiện thời, việc xử lý được thực hiện như sau:

1. Hệ thống tự động thông báo cho thành viên để thực hiện tăng hạn mức nợ ròng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này để xử lý lệnh thanh toán.

2. Khi đủ hạn mức nợ ròng hiện thời, lệnh thanh toán được thực hiện theo thứ tự đến trước xử lý trước.

3. Đến thời điểm Hệ thống TTLNH Quốc gia ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp, các lệnh thanh toán vượt quá hạn mức nợ ròng hiện thời bị hủy. Các thành viên và đơn vị thành viên thực hiện vấn tin để kiểm tra tình trạng của các lệnh thanh toán này.

Điều 19. Thực hiện quyết toán bù trừ

Trung tâm Xử lý Quốc gia thực hiện quyết toán bù trừ như sau:

1. Ngừng tiếp nhận các lệnh thanh toán giá trị thấp trên toàn hệ thống.

2. Kiểm tra và thực hiện tính toán hạn mức nợ ròng hiện thời đối với các lệnh thanh toán giá trị thấp chưa được tính toán hạn mức nợ ròng hiện thời.

3. Loại bỏ và trả lại thành viên, đơn vị thành viên lệnh thanh toán giá trị thấp với tình trạng thiếu hạn mức nợ ròng hiện thời.

4. Căn cứ trên các lệnh thanh toán giá trị thấp với tình trạng đủ hạn mức nợ ròng hiện thời, tính toán kết quả chênh lệch giữa các khoản tiền phải thu và các khoản tiền phải trả của từng thành viên.

5. Kết quả bù trừ giá trị thấp được Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu tự động thực hiện hạch toán.

Điều 20. Theo dõi và thông báo tình trạng quyết toán bù trừ

Sở Giao dịch thực hiện theo dõi tình trạng quyết toán bù trừ qua Hệ thống TTLNH Quốc gia theo trình tự sau:

1. Theo dõi khả năng thanh toán của thành viên so với hiệu số giữa hạn mức nợ ròng và hạn mức nợ ròng hiện thời.

2. Trường hợp thành viên thiếu khả năng thanh toán, thông báo tình trạng thiếu vốn cho thành viên và yêu cầu thành viên có các biện pháp bổ sung vốn, theo dõi tình hình thực hiện bổ sung vốn vào tài khoản thanh toán của thành viên đã được thông báo thiếu vốn.

3. Trường hợp sau thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao mà việc quyết toán bù trừ vẫn chưa thành công do thành viên thiếu vốn, Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn theo Mẫu số TTLNH-25 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia, thành viên thiếu vốn.

Điều 21. Xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác

1. Hệ thống TTLNH Quốc gia được phép tiếp nhận và xử lý kết quả quyết toán ròng từ Hệ thống bù trừ tự động, Hệ thống bù trừ thẻ và các hệ thống thanh toán bù trừ khác.

2. Việc xử lý kết quả quyết toán ròng được thực hiện bằng phương thức xử lý theo lô (quyết toán lô) trên cơ sở đủ số dư tài khoản thanh toán của các thành viên tham gia quyết toán ròng. Thành viên chủ trì BTĐT thực hiện theo dõi tình trạng quyết toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia để cập nhật hạn mức bù trừ cho thành viên quyết toán.

a) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán không đủ số dư khi quyết toán, trình tự xử lý như sau:

(i) Thành viên quyết toán thực hiện thấu chi trong hạn mức thấu chi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH để xử lý kết quả quyết toán ròng;

(ii) Khi thành viên quyết toán đã sử dụng hết hạn mức thấu chi được cấp nhưng không đủ số dư để xử lý quyết toán ròng, kết quả quyết toán ròng được chuyển vào hàng đợi quyết toán. Khi đủ số dư, kết quả quyết toán ròng được xử lý tiếp;

(iii) Thành viên chủ trì BTĐT thực hiện vấn tin trên Hệ thống TTLNH Quốc gia để kiểm tra tình trạng xử lý kết quả quyết toán ròng trong hàng đợi; đồng thời, thông báo và yêu cầu thành viên quyết toán không đủ số dư khi quyết toán ròng có biện pháp kịp thời tăng số dư trên tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên quyết toán hoặc thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện quyết toán ròng;

(iv) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp Hệ thống TTLNH Quốc gia, trường hợp thành viên quyết toán không đủ khả năng thanh toán, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán (nếu có) để thực hiện việc quyết toán ròng. Ngay sau khi trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết trong trường hợp Hệ thống TTLNH Quốc gia chưa có chức năng hỗ trợ Thành viên chủ trì BTĐT truy cập để tự theo dõi. Thành viên chủ trì BTĐT điều chỉnh giảm hạn mức BTĐT trên cơ sở giá trị giấy tờ có giá, tiền ký quỹ còn lại của thành viên quyết toán đó;

(v) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao Hệ thống TTLNH Quốc gia, thành viên quyết toán không đủ khả năng thanh toán, Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn theo Mẫu số TTLNH-25 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT, thành viên thiếu vốn.

Thành viên quyết toán không đủ khả năng thanh toán phải lập Giấy nhận nợ vay bù trừ theo Mẫu số TTLNH-28 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao dịch để thực hiện quyết toán ròng với lãi suất bằng lãi suất cho vay qua đêm trong TTLNH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Sở Giao dịch thực hiện cho vay và gửi thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết để điều chỉnh giảm hạn mức BTĐT bằng không đối với thành viên quyết toán đang có nợ vay thanh toán bù trừ đến khi Sở Giao dịch hoàn thành việc thu hồi nợ; đồng thời, gửi thông tin về thành viên vay thanh toán bù trừ cho Vụ Thanh toán để theo dõi; sau khi hoàn thành việc thu nợ, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT và Vụ Thanh toán;

b) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán phát sinh khoản vay để quyết toán ròng, trình tự xử lý như sau:

(i) Vào đầu ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán ròng và trước thời điểm Thành viên chủ trì BTĐT gửi kết quả quyết toán ròng, thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng phải trả cả gốc và lãi vay cho Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thành viên thiếu vốn quyết toán ròng không hoàn thành việc trả nợ, Sở Giao dịch chủ động thu hồi nợ cho vay để thực hiện quyết toán ròng (bao gồm cả gốc và lãi vay) bằng cách trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên quyết toán tại Sở Giao dịch theo nguyên tắc thu gốc trước, thu lãi sau;

(ii) Đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán ròng, trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định tại điểm b(i) khoản này mà vẫn không đủ tiền để thu hồi, Sở Giao dịch chuyển toàn bộ số dư nợ còn thiếu sang dư nợ quá hạn; lãi suất đối với dư nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với lãi vay chậm trả bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi suất đối với lãi vay qua đêm chậm trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH, thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết số tiền nợ còn thiếu cần thu hồi (bao gồm cả gốc và lãi vay) của thành viên.

Thành viên chủ trì BTĐT phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro cho các thành viên quyết toán còn lại để trả nợ vay cho Sở Giao dịch theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro đối với trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay):

(i) Vào ngày làm việc kế tiếp ngày Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT về việc chưa thu hồi đủ khoản nợ cho vay để quyết toán ròng và tổng số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) còn phải trả cho Ngân hàng Nhà nước của các thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng theo quy định tại điểm b(ii) khoản này, Thành viên chủ trì BTĐT phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro của các thành viên quyết toán còn lại theo công thức sau:

Trong đó:

Ai: là số tiền mà thành viên quyết toán thứ i phải trả Ngân hàng Nhà nước khoản nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) để chia sẻ rủi ro do thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay);

Di: là tổng số tiền chênh lệch phải trả của các thành viên quyết toán xảy ra thiếu vốn với thành viên thứ i trong phiên quyết toán;

D: là tổng số tiền chênh lệch phải trả của các thành viên quyết toán thiếu vốn với các thành viên trong phiên quyết toán;

D(x): là tổng số tiền chênh lệch phải trả của thành viên quyết toán thiếu vốn với các thành viên thiếu vốn khác;

M: là tổng số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) còn phải trả cho Ngân hàng Nhà nước của các thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng;

(ii) Sau khi tính toán, xác định số tiền mà từng thành viên quyết toán có nghĩa vụ phải chia sẻ rủi ro, Thành viên chủ trì BTĐT gửi Sở Giao dịch để trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán phải chia sẻ tại Sở Giao dịch để thu hồi đủ số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) của các thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng; đồng thời, thông báo cho các thành viên quyết toán biết;

(iii) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán phải chia sẻ không đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán biết để có biện pháp tăng số dư trên tài khoản thanh toán; đồng thời, Sở Giao dịch theo dõi số dư trên tài khoản thanh toán mở tại Sở Giao dịch của các thành viên quyết toán đó để tiếp tục trích (ghi Nợ) cho đến khi thu đủ số tiền phân bổ theo nghĩa vụ chia sẻ;

(iv) Đến cuối ngày làm việc của ngày Thành viên chủ trì BTĐT xác định và thông báo cho các thành viên quyết toán phải chia sẻ về nghĩa vụ phải chia sẻ rủi ro, thành viên quyết toán nào không đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán đó biết để tính toán và điều chỉnh giảm hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán đó; đồng thời, Sở Giao dịch thu hồi số tiền còn thiếu bằng cách chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ để thiết lập hạn mức BTĐT (nếu có) của thành viên quyết toán đó. Sau khi trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ thiết lập hạn mức BTĐT nhưng vẫn chưa thu hồi đủ số tiền còn thiếu trong chia sẻ rủi ro, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết để xem xét tạm dừng việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Hệ thống BTĐT của thành viên quyết toán đó;

d) Hoàn trả phần các thành viên quyết toán đã chia sẻ rủi ro:

(i) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Thành viên chủ trì BTĐT thông báo với các thành viên quyết toán về nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp để hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) cho Ngân hàng Nhà nước;

Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo sau 05 ngày làm việc kể từ ngày Thành viên chủ trì BTĐT thông báo với các thành viên quyết toán về nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, trường hợp không nhận đủ số dư nợ cho vay để quyết toán ròng (bao gồm cả gốc và lãi vay), Sở Giao dịch chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán đó mở tại Sở Giao dịch để thu hồi số tiền còn thiếu và thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết về số tiền đã thu hồi được;

Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo, trường hợp sau khi trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên thiếu vốn quyết toán ròng nhưng không đủ để hoàn trả số dư nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay), Sở Giao dịch yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán cho Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp giấy tờ có giá lưu ký tại tổ chức lưu ký giấy tờ có giá) hoặc chủ động chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán cho Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Sở Giao dịch) đối với những giấy tờ có giá mà thành viên quyết toán đó ký quỹ tại Sở Giao dịch để thiết lập hạn mức BTĐT;

Việc xử lý giấy tờ có giá ký quỹ để thu hồi nợ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

(ii) Thành viên chủ trì BTĐT căn cứ số tiền đã thu hồi được theo thông báo của Sở Giao dịch và tỷ lệ phần trăm (%) giữa số tiền phải chia sẻ của mỗi thành viên quyết toán còn lại với tổng số tiền phải trả (bao gồm cả gốc và lãi vay) tính toán phần hoàn trả cho từng thành viên quyết toán đã thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro và gửi Sở Giao dịch để hoàn trả (ghi Có) vào tài khoản thanh toán cho thành viên quyết toán; đồng thời, thông báo cho các thành viên quyết toán biết;

(iii) Trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng bị phá sản, Ngân hàng Nhà nước được nhận các khoản nợ theo quy định pháp luật về phá sản và chuyển trả các thành viên quyết toán đã chia sẻ theo tỷ lệ phân bổ trong phạm vi khoản nợ thu hồi được.

3. Khi phát sinh nhu cầu quyết toán lô, Thành viên chủ trì BTĐT tạo (lập) yêu cầu quyết toán lô theo Mẫu số TTLNH-30 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, ký chữ ký điện tử, gửi Trung tâm Xử lý Quốc gia để xử lý.

4. Thành viên chủ trì BTĐT được phép hủy lô quyết toán có tình trạng chưa thành công đã gửi Trung tâm Xử lý Quốc gia để quản lý thứ tự ưu tiên và phù hợp với tình trạng số dư của thành viên tham gia lô quyết toán.

5. Khi lô quyết toán được xử lý và hạch toán thành công tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, Hệ thống TTLNH Quốc gia tự động tạo và gửi các giao dịch quyết toán lô cho các thành viên, đơn vị thành viên tham gia lô quyết toán. Thành viên, đơn vị thành viên nhận, kiểm soát, in giao dịch quyết toán lô và hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Sau thời điểm hoàn thành đối chiếu của Hệ thống TTLNH Quốc gia, các đơn vị in và đối chiếu số liệu quyết toán lô trong ngày để đảm bảo số liệu cân, khớp trên hệ thống. Cụ thể như sau:

a) Đối với Sở Giao dịch

(i) Bảng đối chiếu kết quả lô quyết toán nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia theo Mẫu số TTLNH-31 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

(ii) Báo cáo đối chiếu kết quả quyết toán lô theo Mẫu số TTLNH-32 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

b) Đối với Thành viên chủ trì BTĐT

(i) Bảng tổng hợp kết quả quyết toán lô gửi đến Trung tâm Xử lý Quốc gia theo Mẫu số TTLNH-33 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

(ii) Bảng đối chiếu kết quả lô quyết toán nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia theo Mẫu số TTLNH-31 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

c) Đối với các thành viên, đơn vị thành viên tham gia lô quyết toán: bảng đối chiếu kết quả quyết toán lô theo Mẫu số TTLNH-34 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

7. Xử lý báo cáo quyết toán lô sai sót

Trường hợp có sai sót đối với báo cáo, đối chiếu quyết toán lô, các đơn vị liên hệ với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia để phối hợp xử lý.

Chương IV

XỬ LÝ THIẾU VỐN TRONG TTLNH

Điều 22. Nguyên tắc xử lý lệnh thanh toán, hàng đợi, quyết toán và giải tỏa

1. Nguyên tắc xử lý

a) Lệnh thanh toán qua Hệ thống TTLNH Quốc gia được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau: kết quả bù trừ giá trị thấp, kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác, các lệnh thanh toán giá trị cao và lệnh thanh toán ngoại tệ;

b) Các lệnh thanh toán không đảm bảo khả năng thanh toán được chuyển vào hàng đợi và xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Trường hợp trong hàng đợi đã có kết quả bù trừ giá trị thấp, kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác, các lệnh thanh toán giá trị cao đến sau của ngân hàng thiếu vốn phải chuyển vào hàng đợi.

2. Xử lý hàng đợi quyết toán

Trường hợp tài khoản của một thành viên không đủ khả năng thanh toán, Trung tâm Xử lý Quốc gia xử lý như sau:

a) Giữ lại các lệnh thanh toán giá trị cao hoặc kết quả bù trừ giá trị thấp hoặc kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác tại hàng đợi quyết toán đối với thanh toán bằng đồng Việt Nam;

b) Giữ lại các lệnh thanh toán bằng ngoại tệ đối với thanh toán bằng loại ngoại tệ tương ứng;

c) Khi tiền được bổ sung vào tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng của thành viên thiếu vốn đó, Trung tâm Xử lý Quốc gia xử lý các lệnh thanh toán theo thứ tự đến trước xử lý trước. Trường hợp lệnh thanh toán với số tiền vượt quá số dư trong tài khoản thanh toán của thành viên, gây ách tắc xử lý các lệnh thanh toán khác trong hàng đợi quyết toán, Trung tâm Xử lý Quốc gia có thể chuyển (đảo hàng đợi) các lệnh thanh toán trong hàng đợi quyết toán có số tiền nhỏ hơn hoặc bằng số dư trong tài khoản thanh toán của thành viên lên xử lý trước theo thứ tự đến trước xử lý trước nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nêu tại khoản 1 Điều này. Các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện vấn tin để kiểm tra tình trạng các lệnh thanh toán trong hàng đợi quyết toán;

d) Thực hiện quản lý hàng đợi quyết toán như sau:

(i) Kiểm tra số dư các tài khoản thanh toán theo định kỳ;

(ii) Thực hiện quyết toán theo thứ tự sau: kết quả bù trừ giá trị thấp, kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác, các lệnh thanh toán giá trị cao và lệnh thanh toán bằng ngoại tệ nếu đủ số dư tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng;

(iii) Xử lý các yêu cầu hủy bỏ lệnh thanh toán theo nguyên tắc đến trước xử lý trước.

3. Các thành viên, đơn vị thành viên chỉ được thực hiện hủy lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ trong hàng đợi quyết toán và lệnh thanh toán giá trị thấp trong hàng đợi xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia;

a) Nhận được lệnh hủy lệnh thanh toán từ đơn vị khởi tạo lệnh, Trung tâm Xử lý Quốc gia căn cứ nhật ký để kiểm tra tính hợp lệ của lệnh hủy lệnh thanh toán;

b) Nếu lệnh hủy lệnh thanh toán hợp lệ và lệnh thanh toán được yêu cầu hủy đang chờ trong hàng đợi quyết toán (đối với lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ) hoặc hàng đợi xử lý (đối với lệnh thanh toán giá trị thấp) tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, quá trình hủy được thực hiện; kết quả hủy được thông báo cho đơn vị khởi tạo lệnh. Trường hợp lệnh thanh toán yêu cầu hủy không có trong hàng đợi, hệ thống gửi thông báo tình trạng lệnh thanh toán yêu cầu hủy cho đơn vị khởi tạo lệnh.

Điều 23. Xử lý trong trường hợp tài khoản thanh toán không đủ số dư để thực hiện thanh toán, quyết toán

1. Đối với lệnh thanh toán giá trị cao bằng đồng Việt Nam

a) Thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) thực hiện thấu chi trong hạn mức thấu chi đã được cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH để xử lý các lệnh thanh toán giá trị cao;

b) Trường hợp tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước không đủ số dư để thực hiện thanh toán và trường hợp thành viên sử dụng hết hạn mức thấu chi được Ngân hàng Nhà nước cấp nhưng vẫn không đủ vốn để thực hiện thanh toán, lệnh thanh toán đó được chuyển vào hàng đợi quyết toán, khi đủ số dư trên tài khoản thanh toán lệnh thanh toán được xử lý tiếp;

c) Thành viên chủ động tăng số dư tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên đó hoặc thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) thực hiện tăng số dư tài khoản thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

d) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao, trường hợp tài khoản thanh toán không đủ số dư quyết toán, những lệnh thanh toán giá trị cao lưu trong hàng đợi quyết toán tự động bị hủy bỏ. Các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện vấn tin kiểm tra tình trạng của các lệnh thanh toán này.

2. Đối với lệnh thanh toán bằng ngoại tệ

a) Thành viên chủ động tăng số dư tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên đó hoặc thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) vay vốn lẫn nhau theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, trường hợp tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng không đủ số dư quyết toán, những lệnh thanh toán bằng ngoại tệ lưu trong hàng đợi quyết toán tự động bị hủy bỏ. Các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện vấn tin để kiểm tra tình trạng của các lệnh thanh toán này.

3. Đối với kết quả bù trừ giá trị thấp

a) Thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) thực hiện thấu chi trong hạn mức thấu chi đã được cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH để quyết toán kết quả bù trừ;

b) Thành viên chủ động tăng số dư tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên đó hoặc thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) thực hiện tăng số dư tài khoản thanh toán thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

c) Trường hợp thành viên không có khả năng thanh toán các khoản phải trả ròng vào thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao, sau khi đã trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng từ tài khoản ký quỹ của thành viên (nếu có) nhưng vẫn không đủ số dư quyết toán, Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn theo Mẫu số Mẫu số TTLNH-25 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho thành viên không đủ khả năng chi trả. Thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) không đủ khả năng chi trả lập Giấy nhận nợ vay bù trừ theo Mẫu số TTLNH-28 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao dịch để thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giá trị thấp với lãi suất bằng lãi suất cho vay qua đêm trong TTLNH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Sở Giao dịch thực hiện cho vay và điều chỉnh giảm hạn mức nợ ròng về bằng không đối với thành viên đang có nợ vay bù trừ cho đến khi hoàn thành việc thu hồi nợ; đồng thời, gửi thông tin về thành viên vay thanh toán bù trừ cho Vụ Thanh toán để giám sát;

d) Sau khi trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng từ tài khoản ký quỹ của Kho bạc Nhà nước nhưng vẫn không đủ số dư quyết toán, Sở Giao dịch thông báo cho Kho bạc Nhà nước về việc thiếu số dư tài khoản thanh toán để quyết toán bù trừ giá trị thấp.

Sau khi nhận được thông báo của Sở Giao dịch về việc thiếu số dư, Kho bạc Nhà nước phải có biện pháp bổ sung số dư tài khoản trong ngày để đảm bảo việc xử lý kết quả bù trừ. Trường hợp Kho bạc Nhà nước không bổ sung vốn kịp thời trong ngày, Sở Giao dịch tạm treo số tiền quyết toán bù trừ còn thiếu vào tài khoản phải thu đối với Kho bạc Nhà nước. Sở Giao dịch thực hiện tất toán tài khoản phải thu khi trích (ghi Nợ) đủ số tiền còn thiếu trên tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước mở tại Sở Giao dịch hoặc Kho bạc Nhà nước hoàn trả đủ số tiền. Kho bạc Nhà nước bị xem xét xử lý theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Thông tư này.

4. Đối với kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.

Điều 24. Xử lý trường hợp thành viên có dư nợ vay thanh toán bù trừ quá hạn

1. Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản cho vay thanh toán bù trừ, Sở Giao dịch chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên tại Sở Giao dịch để thu hồi nợ vay.

Trường hợp đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay thanh toán bù trừ, thành viên chưa trả hết dư nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay), Sở Giao dịch thực hiện chuyển số dư nợ cho vay thanh toán bù trừ chưa thanh toán sang dư nợ quá hạn; lãi suất đối với dư nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với lãi vay chậm trả bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi suất đối với lãi vay qua đêm chậm trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH.

2. Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay thanh toán bù trừ quá hạn, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên tại Sở Giao dịch để thu hồi nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn (bao gồm dư nợ gốc vay thanh toán bù trừ quá hạn, lãi suất vay thanh toán bù trừ chậm trả, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay thanh toán bù trừ, lãi đối với lãi vay thanh toán bù trừ chậm trả) theo nguyên tắc thu gốc trước, thu lãi sau và thông báo cho thành viên biết.

Đến cuối ngày làm việc, sau khi trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên tại Sở Giao dịch vẫn không đủ để thu hồi dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn, Sở Giao dịch thực hiện chia sẻ cho các thành viên tham gia quyết toán bù trừ còn lại trong phiên quyết toán bù trừ (trừ Kho bạc Nhà nước) và thông báo khoản tiền phân bổ cho từng thành viên. Số tiền phải chia sẻ của mỗi thành viên tham gia quyết toán bù trừ còn lại được xác định theo công thức:

Số tiền phải chia sẻ của thành viên thứ i =

Trong đó:

A: Tổng số tiền phải chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại của các thành viên.

Bi: Số tiền trung bình phải trả giá trị thấp của thành viên thứ i trong 20 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh khoản vay vốn thanh toán bù trừ trở về trước.

C: Tổng số tiền trung bình phải trả giá trị thấp của các thành viên tham gia chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại trong 20 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh khoản vay vốn thanh toán bù trừ trở về trước.

n: Là tổng số thành viên phải chia sẻ.

i: Có giá trị từ 1 đến n.

Trường hợp thành viên mới tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp Hệ thống TTLNH Quốc gia chưa đủ 20 ngày làm việc, căn cứ trên số ngày làm việc mà thành viên đó đã tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.

3. Trình tự thực hiện chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại trong quyết toán bù trừ.

Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày Sở Giao dịch có thông báo khoản tiền phân bổ cho từng thành viên tham gia quyết toán bù trừ, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên số tiền được phân bổ vào tài khoản của Sở Giao dịch;

Trường hợp tài khoản của thành viên không đủ số tiền để trích nợ đúng hạn, Sở Giao dịch báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét tạm ngừng sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên đó đến ngày làm việc tiếp theo sau ngày thành viên đó gửi đủ số tiền được phân bổ cho Sở Giao dịch. Đồng thời, Sở Giao dịch theo dõi số dư tài khoản thanh toán của thành viên đó mở tại Sở Giao dịch và tiếp tục trích (ghi Nợ) đủ số tiền phân bổ chưa thanh toán cộng thêm phần lãi với lãi suất bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ vay qua đêm quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH.

4. Hoàn trả phần chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại

a) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao dịch thông báo khoản tiền dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại phân bổ cho từng thành viên chia sẻ, thành viên thiếu tiền trả dư nợ vay thanh toán bù trừ quá hạn phải có biện pháp hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay (bao gồm cả gốc và lãi vay). Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo sau 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao dịch thông báo khoản tiền dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại phân bổ cho từng thành viên chia sẻ, trường hợp không nhận đủ số tiền còn thiếu, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán mở tại Sở Giao dịch của thành viên đó số tiền còn thiếu vào tài khoản của Sở Giao dịch;

Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo, sau khi trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán nhưng vẫn không đủ số tiền còn thiếu, Sở Giao dịch yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán cho Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp giấy tờ có giá lưu ký tại tổ chức lưu ký giấy tờ có giá) hoặc chủ động chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán cho Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Sở Giao dịch) đối với những giấy tờ có giá mà thành viên quyết toán đó ký quỹ tại Sở Giao dịch để thiết lập hạn mức nợ ròng;

Việc xử lý giấy tờ có giá ký quỹ để thu hồi nợ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Khi nhận được số tiền hoàn trả khoản chia sẻ tại điểm a khoản này, căn cứ số tiền hoàn trả, tỷ lệ phần trăm (%) giữa số tiền phải chia sẻ của mỗi thành viên và tổng số tiền chia sẻ, Sở Giao dịch tính toán số tiền phải trả (bao gồm cả gốc và lãi vay được xác định tại điểm a khoản này) và chuyển trả cho mỗi thành viên đã chia sẻ theo tỷ lệ đã chia sẻ trước đó.

5. Trường hợp thành viên thiếu tiền trả dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại bị phá sản, Ngân hàng Nhà nước được nhận thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật về phá sản và chuyển trả các thành viên đã tham gia chia sẻ theo tỷ lệ phân bổ trong phạm vi khoản nợ thu hồi được.

Chương V

XỬ LÝ SAI SÓT TRONG TTLNH

Điều 25. Các nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Bảo đảm sự nhất quán số liệu giữa đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh và Trung tâm Xử lý Quốc gia. Sai sót phát sinh ở khâu nào, chỉnh sửa ở khâu đó đến hết quy trình thanh toán.

2. Khi phát hiện sai sót, có biện pháp điều chỉnh ngay, không gây chậm trễ tới công tác thanh toán. Việc điều chỉnh sai sót theo đúng các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai sót của kế toán.

3. Đơn vị, cá nhân gây ra sai sót hoặc vi phạm các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai sót phải chịu trách nhiệm về lỗi gây ra cho các bên liên quan.

Điều 26. Hủy và hoàn trả lệnh thanh toán tại các thành viên và đơn vị thành viên

1. Nguyên tắc

a) Lệnh thanh toán chỉ được hủy trong các trường hợp sau:

(i) Đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh nhưng chưa chuyển đi, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện thoái lệnh thanh toán;

(ii) Đã chuyển đến Trung tâm Xử lý Quốc gia và đang trong hàng đợi quyết toán đối với lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ; đang trong hàng đợi xử lý đối với lệnh thanh toán giá trị thấp, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Thông tư này;

b) Lệnh thanh toán chỉ được hoàn trả trong các trường hợp sau:

(i) Lệnh thanh toán Nợ chỉ được hoàn trả khi đơn vị khởi tạo lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được;

(ii) Lệnh thanh toán Có chỉ được hoàn trả khi đơn vị nhận lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được.

2. Chứng từ hủy và hoàn trả lệnh thanh toán

a) Chứng từ hủy lệnh thanh toán bao gồm:

(i) Lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ: có giá trị như một lệnh thanh toán Có, do đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi đơn vị nhận lệnh để hủy lệnh thanh toán Nợ bị sai sót (hoàn trả toàn bộ số tiền);

(ii) Lệnh hủy lệnh thanh toán Có: do đơn vị khởi tạo lệnh lập để hủy lệnh thanh toán Có đã chuyển đi nhưng còn trong hàng đợi;

b) Chứng từ hoàn trả lệnh thanh toán bao gồm:

(i) Yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán: đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi cho đơn vị nhận lệnh đề nghị hoàn trả lệnh thanh toán Có bị sai sót và ghi rõ lý do là lỗi của đơn vị khởi tạo lệnh hay do yêu cầu khách hàng; là căn cứ để đơn vị nhận lệnh lập lệnh thanh toán Có trả tiền cho đơn vị khởi tạo lệnh trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền;

(ii) Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán: đơn vị nhận lệnh lập và gửi cho đơn vị khởi tạo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có do không thu hồi được tiền từ khách hàng.

3. Các đơn vị thành viên khi xử lý hủy và hoàn trả lệnh thanh toán, thực hiện như đối với việc xử lý lệnh thanh toán giá trị cao.

Điều 27. Xử lý sai sót tại đơn vị khởi tạo lệnh trong trường hợp phát sinh do thành viên, đơn vị thành viên

1. Xử lý sai sót ở thời điểm trước khi chuyển lệnh thanh toán đi

a) Trường hợp lệnh thanh toán có sai sót được phát hiện khi người duyệt lệnh chưa ký chữ ký điện tử để chuyển đi, người duyệt lệnh và người kiểm soát lệnh thực hiện thao tác thoái duyệt lệnh thanh toán, người lập lệnh căn cứ chứng từ gốc sửa lại cho đúng;

b) Trường hợp lệnh thanh toán có sai sót được phát hiện sau khi người duyệt lệnh đã ký chữ ký điện tử, lập biên bản hủy lệnh thanh toán sai, trong đó ghi rõ ký hiệu lệnh, giờ, ngày hủy lệnh thanh toán và có đầy đủ chữ ký của người duyệt lệnh, người kiểm soát lệnh và người lập lệnh có liên quan đến lệnh thanh toán sai. Biên bản được lưu vào hồ sơ riêng để bảo quản, sau đó, người duyệt lệnh thoái duyệt lệnh thanh toán và chuyển cho người lập lệnh căn cứ chứng từ gốc sửa lại cho đúng.

2. Xử lý sai sót phát hiện sau khi đã chuyển lệnh thanh toán đi

Khi phát hiện các sai sót như sai số tiền (thừa hoặc thiếu), sai ngược vế, đơn vị khởi tạo lệnh tra soát vấn tin ngay cho đơn vị nhận lệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Đơn vị khởi tạo lệnh lập biên bản theo Mẫu số TTLNH-23 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và xử lý như sau:

a) Trường hợp sai thiếu

Căn cứ biên bản, đơn vị khởi tạo lệnh lập lệnh thanh toán bổ sung số tiền chuyển thiếu gửi tiếp cho đơn vị nhận lệnh. Trong nội dung thanh toán ghi rõ "chuyển bổ sung theo lệnh thanh toán Nợ (hoặc Có) số... ngày... tháng... năm... Số tiền đã chuyển..." và hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Trường hợp sai thừa

(i) Đối với lệnh thanh toán Có bị sai thừa:

Căn cứ biên bản, đơn vị khởi tạo lệnh lập yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có số tiền đã chuyển thừa gửi đơn vị nhận lệnh; đồng thời, lập Phiếu chuyển khoản, hạch toán và theo dõi theo quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung trường lý do trong tin điện yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có ghi rõ sai sót là do đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán Có;

Trường hợp nhận được lệnh hoàn trả của đơn vị nhận lệnh, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện chuyển lại khoản tiền trên cho khách hàng; đồng thời, vào sổ theo dõi ghi rõ kết quả giải quyết;

Trường hợp đơn vị nhận lệnh từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có đối với số tiền bị sai thừa trên do không thu hồi được tiền từ khách hàng, đơn vị khởi tạo lệnh lập Hội đồng xử lý để xác định trách nhiệm và mức bồi hoàn của cá nhân gây ra sai sót;

(ii) Đối với lệnh thanh toán Nợ bị sai thừa:

Căn cứ biên bản, lập lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ, gửi cho đơn vị nhận lệnh hủy số tiền đã chuyển thừa trên lệnh thanh toán Nợ; đồng thời, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp đã trả tiền cho khách hàng nhưng tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thực hiện lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ đối với số tiền chuyển thừa, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán vào tài khoản các khoản phải thu (tài khoản cá nhân gây ra sai sót), sau đó, có biện pháp để thu hồi tiền, bao gồm phối hợp với đơn vị nhận lệnh và cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không thu hồi được, đơn vị khởi tạo lệnh thành lập Hội đồng xử lý để xác định trách nhiệm và mức bồi hoàn của cá nhân gây ra sai sót. Khi nhận được thông báo số tiền do khách hàng chuyển về, đơn vị khởi tạo lệnh xử lý, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành;

c) Trường hợp sai ngược vế

Đơn vị khởi tạo lệnh lập biên bản, đồng thời, lập lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ (đối với lệnh thanh toán Có bị sai ngược vế) hoặc yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có (đối với lệnh thanh toán Nợ bị sai ngược vế) để hủy toàn bộ lệnh thanh toán bị sai ngược vế, sau đó lập lệnh thanh toán đúng gửi đơn vị nhận lệnh; đồng thời, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp lệnh thanh toán Nợ bị sai ngược vế, khi nhận được lệnh thanh toán Có của đơn vị nhận lệnh chuyển trả lại số tiền chuyển sai, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 28. Xử lý sai sót tại đơn vị nhận lệnh trong trường hợp phát sinh do thành viên, đơn vị thành viên

1. Đối với trường hợp phát hiện lệnh thanh toán sai sót do lỗi kỹ thuật hoặc bị giả mạo trước thời điểm hạch toán, đơn vị nhận lệnh không được phép hạch toán mà phối hợp với đơn vị khởi tạo lệnh và Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia áp dụng các biện pháp xử lý.

2. Đối với lệnh thanh toán bị sai thiếu

Khi nhận được lệnh thanh toán bổ sung chuyển khoản tiền thiếu của đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh đối chiếu, kiểm soát chặt chẽ lệnh thanh toán bị sai thiếu và lệnh thanh toán bổ sung trước khi hạch toán.

3. Đối với lệnh thanh toán bị sai thừa

a) Trường hợp phát hiện trước khi trả tiền cho khách hàng

Trường hợp đơn vị nhận lệnh chưa nhận được lệnh thanh toán bị sai thừa nhưng đã nhận được yêu cầu hoàn trả của đơn vị khởi tạo lệnh về chuyển tiền thừa, đơn vị nhận lệnh ghi sổ theo dõi lệnh thanh toán bị sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi nhận được lệnh thanh toán bị sai thừa, đơn vị nhận lệnh kiểm soát, đối chiếu với nội dung yêu cầu hoàn trả nhận được, nếu đúng, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành;

(i) Đối với lệnh thanh toán Có bị sai thừa: khi nhận được yêu cầu hoàn trả đối với số tiền thừa, đơn vị nhận lệnh lập lệnh thanh toán Có đi hoàn trả đơn vị khởi tạo lệnh số tiền thừa;

(ii) Đối với lệnh thanh toán Nợ bị sai thừa: đơn vị nhận lệnh theo dõi và xử lý lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ đối với số tiền thừa của đơn vị khởi tạo lệnh;

b) Trường hợp nhận được yêu cầu hoàn trả của đơn vị khởi tạo lệnh sau khi đã trả tiền cho khách hàng, đơn vị nhận lệnh ghi sổ theo dõi lệnh thanh toán bị sai sót và xử lý:

Đối với lệnh thanh toán Có bị sai thừa, khi nhận được yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có đối với số tiền chuyển thừa của đơn vị khởi tạo lệnh, trường hợp yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có là hợp lệ, đơn vị nhận lệnh xử lý:

(i) Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng có đủ số dư: căn cứ vào yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có, đơn vị nhận lệnh chủ động phong tỏa/thu hồi số tiền bị sai thừa để lập lệnh thanh toán Có đi theo quy định tại Thông tư quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có, đơn vị nhận lệnh thực hiện chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh số tiền chuyển thừa;

(ii) Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng không đủ số dư để thu hồi, đơn vị nhận lệnh ghi nhập sổ theo dõi yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện, phong tỏa và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện yêu cầu hoàn trả này (số tiền phong tỏa không vượt quá số tiền bị sai thừa). Khi khách hàng nộp đủ tiền hoặc tài khoản của khách hàng có đủ số dư để hoàn trả, kế toán ghi xuất sổ theo dõi yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có chưa thực hiện được, lập lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh;

(iii) Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, đơn vị nhận lệnh đầu mối phối hợp với đơn vị khởi tạo lệnh và cơ quan có thẩm quyền có biện pháp thu hồi lại tiền. Trường hợp không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ tiền, đơn vị nhận lệnh được từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có; lập thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có, ghi rõ lý do từ chối; gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh số tiền thu hồi được (nếu có); đồng thời, ghi xuất sổ theo dõi yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện.

4. Điều chỉnh các sai sót khác

Đối với lệnh thanh toán sai ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, loại đồng tiền, đơn vị phục vụ người nhận lệnh không phải là đơn vị nhận lệnh và không thuộc đơn vị nhận lệnh, xử lý như sau:

a) Đối với các lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ), đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu), sau đó, lập lệnh thanh toán chuyển trả đơn vị khởi tạo lệnh. Đơn vị nhận lệnh không thực hiện chuyển tiền tiếp;

b) Đối với các lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Điều 29. Hủy và hoàn trả lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng

1. Xử lý tại đơn vị khởi tạo lệnh

Khi tiếp nhận yêu cầu hủy lệnh thanh toán Có hoặc yêu cầu hủy lệnh thanh toán Nợ của khách hàng, đơn vị khởi tạo lệnh kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ, đối chiếu với lệnh thanh toán bị hủy. Trường hợp các chứng từ không hợp lệ, đơn vị khởi tạo lệnh trả lại cho khách hàng và thông báo lý do. Trường hợp các chứng từ hợp lệ, đơn vị khởi tạo lệnh xử lý như sau:

a) Đối với lệnh thanh toán chưa được thực hiện hoặc chưa chuyển đi: đơn vị khởi tạo xử lý hủy lệnh thanh toán theo quy định tại Điều 26 Thông tư này, đơn vị khởi tạo lệnh gửi cho khách hàng thông báo chấp nhận hủy lệnh thanh toán và không thực hiện lệnh thanh toán đó;

b) Đối với lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, lệnh thanh toán Nợ đã được thực hiện và chuyển đi nhưng đang trong hàng đợi quyết toán (do tài khoản thanh toán loại tiền tương ứng chưa đủ tiền) hoặc lệnh thanh toán giá trị thấp đã được thực hiện và chuyển đi nhưng đang trong hàng đợi xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, xử lý hủy lệnh thanh toán như sau:

(i) Đối với yêu cầu hủy lệnh thanh toán Có

Căn cứ yêu cầu hủy lệnh thanh toán hợp lệ của khách hàng, người lập lệnh bổ sung các yếu tố cần thiết và lập lệnh hủy theo Mẫu số TTLNH-05 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, ký chữ ký điện tử lên lệnh hủy;

Người duyệt lệnh kiểm soát lại các yếu tố của lệnh hủy vừa lập với yêu cầu hủy lệnh thanh toán của khách hàng để bảo đảm sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng, người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử lên lệnh hủy và chuyển đi;

Trung tâm Xử lý Quốc gia gửi đơn vị khởi tạo lệnh thông báo kết quả thực hiện yêu cầu hủy lệnh thanh toán. Đơn vị khởi tạo lệnh kiểm tra thông tin trên thông báo, trường hợp kết quả hủy thành công, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành; trường hợp kết quả hủy không thành công (do lệnh thanh toán không còn trong hàng đợi), đơn vị khởi tạo lệnh xử lý theo thủ tục yêu cầu hoàn trả như hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều này;

(ii) Đối với lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ

Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Thông tư này;

c) Đối với lệnh thanh toán đã được xử lý và chuyển đi, Trung tâm Xử lý Quốc gia đã hạch toán, đơn vị khởi tạo lệnh lập yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán và thực hiện như sau:

(i) Đối với yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có

Căn cứ vào yêu cầu hủy lệnh thanh toán hợp lệ của khách hàng, người lập lệnh bổ sung các yếu tố cần thiết của yêu cầu hoàn trả theo Mẫu số TTLNH-06 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và ký chữ ký điện tử lên yêu cầu hoàn trả. Nội dung trường lý do trong tin điện yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có ghi rõ sai sót là do khách hàng;

Người duyệt lệnh kiểm soát các yếu tố của yêu cầu hoàn trả vừa lập với yêu cầu hủy lệnh thanh toán của khách hàng để bảo đảm sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng, người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử lên yêu cầu hoàn trả và gửi đơn vị nhận lệnh;

Khi nhận đủ số tiền (của lệnh thanh toán Có bị hủy) do đơn vị nhận lệnh hoàn trả, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện các thủ tục hoàn trả tiền cho khách hàng;

(ii) Đối với lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ

Căn cứ lệnh hủy lệnh thanh toán thành công, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện thủ tục trích tài khoản của khách hàng số tiền đã ghi Có để chuyển cho đơn vị nhận lệnh.

2. Xử lý tại đơn vị nhận lệnh

Khi nhận được yêu cầu hoàn trả (đối với lệnh thanh toán Có), hoặc lệnh hủy (đối với lệnh thanh toán Nợ) của đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh kiểm tra tính hợp lệ của yêu cầu hoàn trả (hoặc lệnh hủy), đối chiếu yêu cầu hoàn trả (hoặc lệnh hủy) với lệnh thanh toán đã nhận được và xử lý theo thủ tục hoàn trả;

a) Trường hợp phát hiện yêu cầu hoàn trả có sai sót, đơn vị nhận lệnh lập thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có theo Mẫu số TTLNH-07 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, ghi rõ lý do từ chối và gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh; trường hợp lệnh hủy có sai sót, đơn vị nhận lệnh xử lý như đối với lệnh thanh toán Có đến bị sai sót;

b) Trường hợp yêu cầu hoàn trả (hoặc lệnh hủy) hợp lệ, xử lý như sau:

(i) Đối với lệnh thanh toán Có đến chưa được thực hiện tại đơn vị nhận lệnh: đơn vị nhận lệnh lập lệnh thanh toán Có hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh (ghi rõ thông tin của lệnh thanh toán gốc bao gồm: số hiệu giao dịch, ngày, tháng, năm giao dịch);

(ii) Đối với lệnh thanh toán đến đã được thực hiện tại đơn vị nhận lệnh

Đối với yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có đến: đơn vị nhận lệnh gửi yêu cầu hoàn trả cho khách hàng để thông báo. Trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc nộp tiền mặt hoặc lập chứng từ thanh toán trích tài khoản của mình để chuyển trả, đơn vị nhận lệnh thực hiện lập lệnh thanh toán Có để hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh. Trường hợp khách hàng không chấp thuận chuyển trả, đơn vị nhận lệnh lập thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả, có ghi rõ lý do gửi đơn vị khởi tạo lệnh;

Đối với lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ đến: căn cứ vào lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ đến, đơn vị nhận lệnh gửi thông báo chấp nhận lệnh hủy cho khách hàng biết.

Điều 30. Tra soát và trả lời tra soát

Trường hợp phát hiện một số yếu tố chưa chính xác trên lệnh thanh toán (trừ các yếu tố: mã ngân hàng, tính chất Nợ/Có, ngày thực hiện, số tiền, loại đồng tiền, loại thanh toán, ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, đơn vị phục vụ người nhận lệnh không phải là đơn vị nhận lệnh và không thuộc đơn vị nhận lệnh), xử lý như sau:

1. Đơn vị khởi tạo lệnh lập tra soát theo Mẫu số TTLNH-08 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để đính chính thông tin hoặc đơn vị nhận lệnh lập tra soát yêu cầu đơn vị khởi tạo lệnh đính chính thông tin.

2. Trình tự xử lý tin điện tra soát bao gồm:

a) Lập tin điện

Người lập lệnh nhập dữ liệu;

Người duyệt lệnh tiến hành kiểm soát và ký chữ ký điện tử;

Gửi tin điện lên Trung tâm Xử lý Quốc gia; in nội dung tin điện và cả hai người cùng ký trên bức điện in ra;

b) Nhận tin điện

Người duyệt lệnh kiểm tra chữ ký điện tử;

Người lập lệnh và người duyệt lệnh cùng ký trên bức điện in ra.

3. Khi đơn vị khởi tạo lệnh nhận được yêu cầu tra soát của đơn vị nhận lệnh, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu tra soát, đơn vị khởi tạo lệnh có trách nhiệm trả lời yêu cầu tra soát lập theo Mẫu số TTLNH-09 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày gửi yêu cầu tra soát, nếu không nhận được trả lời tra soát, đơn vị nhận lệnh thực hiện hoàn trả lại lệnh thanh toán Có thông tin yêu cầu tra soát.

4. Lưu trữ chứng từ tra soát và trả lời tra soát

Chứng từ tra soát và trả lời tra soát với đầy đủ chữ ký được lưu kèm với lệnh thanh toán gốc và là căn cứ để thanh toán với khách hàng.

Chương VI

ĐỐI CHIẾU, BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ BÁO CÁO

Điều 31. Đối chiếu kết quả thanh toán

1. Việc đối chiếu kết quả thanh toán được thực hiện hàng ngày vào thời điểm Hệ thống TTLNH Quốc gia hoàn tất công việc xử lý cuối ngày.

2. Số liệu đã quyết toán trong ngày tại Trung tâm Xử lý Quốc gia là căn cứ gốc để đối chiếu kết quả thanh toán.

3. Toàn bộ lệnh thanh toán phát sinh được đối chiếu khớp đúng giữa số liệu tại Trung tâm Xử lý Quốc gia và các thành viên, đơn vị thành viên ngay trong ngày, trừ trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật dẫn đến việc đối chiếu tại thành viên, đơn vị thành viên không thể hoàn thành trong ngày.

4. Việc đối chiếu lệnh thanh toán được thực hiện cho từng ngày riêng biệt. Trường hợp có sự cố không thể hoàn thành trong ngày theo quy định, việc đối chiếu được phép kéo dài sang ngày làm việc kế tiếp sau khi sự cố được khắc phục. Việc đối chiếu được thực hiện vào ngày kế tiếp phải được phản ánh theo ngày phát sinh lệnh thanh toán.

5. Trung tâm Xử lý Quốc gia tự động tạo số liệu đối chiếu cuối ngày cho các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện đối chiếu.

6. Các thành viên, đơn vị thành viên nhận số liệu, đối chiếu với số liệu lệnh thanh toán thực gửi và nhận trong ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư này;

Trường hợp phát sinh sai sót, các thành viên, đơn vị thành viên thông báo và phối hợp với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia để xử lý.

Điều 32. Báo cáo ngày tại Sở Giao dịch

1. Lập báo cáo ngày của Hệ thống TTLNH Quốc gia

Sau thời điểm hoàn thành đối chiếu chuyển tiền trong ngày, Sở Giao dịch lập (tạo) báo cáo ngày của toàn Hệ thống TTLNH Quốc gia dưới dạng chứng từ điện tử, bao gồm các loại sau:

a) Tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên theo Mẫu số TTLNH-10 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

b) Tổng hợp giao dịch thành viên theo Mẫu số TTLNH-11 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

c) Bảng cân đối chuyển tiền theo Mẫu số TTLNH-12 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

d) Bảng kết quả hạch toán theo Mẫu số TTLNH-13 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

đ) Bảng tổng hợp kết quả thực hóa theo Mẫu số TTLNH-14 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

e) Bảng tổng hợp kết quả hạch toán theo Mẫu số TTLNH-15 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

g) Bảng tổng hợp TTLNH giá trị cao theo Mẫu số TTLNH-24 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

2. Xử lý báo cáo

a) Người kiểm soát lệnh của Sở Giao dịch phải kiểm soát báo cáo ngày (bao gồm cả chứng từ điện tử và chứng từ giấy), kiểm tra các cân đối theo quy định tại Thông tư này để bảo đảm sự chính xác, khớp đúng của khâu lập báo cáo và số liệu thể hiện trên các mẫu biểu;

b) Báo cáo ngày của toàn Hệ thống TTLNH Quốc gia được lưu trữ sau khi được kiểm soát và đối chiếu khớp đúng hoàn toàn theo quy định, người kiểm soát lệnh ký báo cáo. Việc xử lý lưu trữ báo cáo ngày của toàn Hệ thống TTLNH Quốc gia như sau:

(i) Chứng từ giấy: các mẫu biểu báo cáo (có đầy đủ chữ ký và dấu) được lưu trữ theo quy định đối với chứng từ giấy;

(ii) Chứng từ điện tử: báo cáo ngày của toàn Hệ thống TTLNH Quốc gia được lưu trữ theo quy định đối với chứng từ điện tử.

Điều 33. Lập và xử lý báo cáo tại thành viên, đơn vị thành viên tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Đối với các đơn vị thành viên

a) Báo cáo chuyển tiền đi theo Mẫu số TTLNH-16 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo chuyển tiền đến theo Mẫu số TTLNH-17 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

c) Đối chiếu chuyển tiền đi theo Mẫu số TTLNH-18 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

d) Đối chiếu chuyển tiền đến theo Mẫu số TTLNH-19 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

đ) Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên theo Mẫu số TTLNH-20 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

2. Xử lý báo cáo

a) Kiểm soát

(i) Doanh số Nợ (Có) trên các Mẫu số TTLNH-16 bằng doanh số Nợ (Có) trên Mẫu số TTLNH-18 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

(ii) Doanh số Nợ (Có) trên các Mẫu số TTLNH-17 bằng doanh số Nợ (Có) trên Mẫu số TTLNH-19 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

(iii) Chênh lệch kết quả đối chiếu trên Mẫu số TTLNH-18Mẫu số TTLNH-19 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này bằng không;

b) Xử lý báo cáo sai sót

Nếu có sai sót, đơn vị thành viên liên hệ với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia để cùng phối hợp xử lý.

3. Lập báo cáo tại thành viên

a) Báo cáo chuyển tiền đi theo Mẫu số TTLNH-16 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo chuyển tiền đến theo Mẫu số TTLNH-17 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

c) Đối chiếu chuyển tiền đi theo Mẫu số TTLNH-18 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

d) Đối chiếu chuyển tiền đến theo Mẫu số TTLNH-19 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

đ) Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên theo Mẫu số TTLNH-20 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

e) Bảng kết quả thanh toán của thành viên theo Mẫu số TTLNH-21 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

4. Báo cáo ngày của cả thành viên và đơn vị thành viên sau khi sử dụng để đối chiếu, tổng hợp báo cáo được lưu trữ theo đúng quy định hiện hành.

Điều 34. Báo cáo tháng

Đối với các mẫu biểu báo cáo khác ngoài các mẫu biểu quy định tại Điều 36, Điều 37 Thông tư này, các đơn vị thực hiện báo cáo theo quy định về chế độ thông tin báo cáo hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

Chương VII

THAM GIA, SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÀ RÚT KHỎI HỆ THỐNG TTLNH QUỐC GIA

Điều 35. Tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia

a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước khi có nhu cầu tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia gửi đề nghị tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia theo Mẫu số TTLNH-01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);

b) Khi có nhu cầu đăng ký cho đơn vị thành viên tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước gửi văn bản đề nghị theo Mẫu số TTLNH-03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);

c) Tổ chức chủ trì BTĐT để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng gửi văn bản đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-29 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia).

2. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước khi có sự thay đổi về thành viên, đơn vị thành viên, Thành viên chủ trì BTĐT tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán của Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Điều 36. Yêu cầu về sử dụng dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Để sử dụng dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia, thành viên đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phải có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Sở Giao dịch;

b) Trường hợp tham gia thanh toán bằng ngoại tệ, phải có tài khoản thanh toán ngoại tệ tương ứng mở tại Sở Giao dịch;

c) Trường hợp tham gia thanh toán giá trị thấp phải có cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) cho Ngân hàng Nhà nước; ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Sở Giao dịch được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ, chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá ký quỹ (khi thiết lập hạn mức nợ ròng) để thực hiện việc quyết toán bù trừ và thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay;

d) Yêu cầu về nguồn nhân lực

(i) Có tối thiểu 02 cán bộ vận hành được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia;

(ii) Đối với cán bộ được giao trách nhiệm hoặc ủy quyền thực hiện chuyển, nhận dữ liệu thanh toán, ký duyệt lệnh thanh toán phải có chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại Thông tư quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Yêu cầu về kỹ thuật

(i) Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;

(ii) Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng độc lập về hạ tầng cáp truyền dẫn kết nối đến Hệ thống TTLNH Quốc gia.

2. Đối với đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước phải tuân thủ các quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều này.

3. Để sử dụng dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Các điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

b) Yêu cầu về kỹ thuật theo quy định về vận hành và sử dụng Hệ thống TTLNH Quốc gia;

(i) Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;

(ii) Có tối thiểu 01 đường truyền kết nối đến Hệ thống TTLNH Quốc gia;

c) Đã được thành viên đăng ký sử dụng dịch vụ theo Mẫu số TTLNH-03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

4. Đối với Thành viên chủ trì BTĐT, để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng, Thành viên chủ trì BTĐT đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Thành viên tham gia quyết toán phải là thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia;

b) Có văn bản thỏa thuận trước gửi Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ giữa Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên tham gia quyết toán. Văn bản thỏa thuận bao gồm nội dung ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Sở Giao dịch được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức BTĐT) để thực hiện việc quyết toán ròng, thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay theo quy định về hoạt động BTĐT tại Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước; có cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ, hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) cho Ngân hàng Nhà nước;

c) Có xác nhận của Sở Giao dịch về việc thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia tham gia quyết toán đã thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức BTĐT theo quy định hiện hành tại Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước;

d) Khi có sự thay đổi thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác, Thành viên chủ trì BTĐT gửi văn bản đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-35 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);

đ) Yêu cầu về nguồn nhân lực

(i) Có tối thiểu 02 cán bộ vận hành được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia;

(ii) Đối với cán bộ được giao trách nhiệm hoặc ủy quyền thực hiện truyền, nhận dữ liệu quyết toán, ký duyệt lô quyết toán phải có chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại Thông tư quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;

e) Yêu cầu về kỹ thuật

(i) Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;

(ii) Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng độc lập về hạ tầng cáp truyền dẫn kết nối đến Hệ thống TTLNH Quốc gia.

5. Trước khi sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia, đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước gửi qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia)

a) Văn bản về việc ký quỹ giấy tờ có giá hoặc ký quỹ bằng tiền để thiết lập hạn mức nợ ròng trong TTLNH có xác nhận của Sở Giao dịch trong trường hợp đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp (không áp dụng đối với các đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước);

b) Hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này về việc thanh toán Nợ giữa các thành viên trong trường hợp đăng ký sử dụng dịch vụ gửi lệnh thanh toán Nợ;

c) Văn bản đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia cho thành viên, đơn vị thành viên theo Mẫu số TTLNH-26 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trong trường hợp bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia.

6. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước khi có sự thay đổi về thông tin sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia của các thành viên, đơn vị thành viên.

Điều 37. Ngừng, tạm ngừng sử dụng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Khi có nhu cầu ngừng sử dụng một hoặc một số dịch vụ gửi lệnh thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước gửi văn bản đăng ký ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán theo Mẫu số TTLNH-27 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia); Thành viên chủ trì BTĐT gửi văn bản đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-36 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia).

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng một số dịch vụ thanh toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia của thành viên, đơn vị thành viên trong trường hợp thành viên không đảm bảo, duy trì các yêu cầu về nguồn lực và kỹ thuật quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 36 Thông tư này; đơn vị thành viên không đảm bảo, duy trì các yêu cầu về nguồn lực và kỹ thuật quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 36 Thông tư này cho đến khi thành viên đảm bảo các yêu cầu định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 36 Thông tư này và đơn vị thành viên đảm bảo các yêu cầu về quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 36 Thông tư này.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tạm ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia của thành viên, đơn vị thành viên trong trường hợp thành viên, đơn vị thành viên để xảy ra sự cố kỹ thuật làm gián đoạn Hệ thống TTLNH Quốc gia tại đơn vị, cụ thể:

a) Gián đoạn quá 04 lần trong 01 tháng: tạm ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày vi phạm;

b) Gián đoạn quá 11 lần trong 01 quý: tạm ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày vi phạm;

c) Gián đoạn quá 19 lần trong 01 năm: tạm ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trong vòng 01 tháng kể từ ngày vi phạm.

4. Thành viên, đơn vị thành viên bị xem xét tạm ngừng dịch vụ thanh toán giá trị thấp trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp Kho bạc Nhà nước không đủ số dư quyết toán kết quả bù trừ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 23 Thông tư này, Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp của Kho bạc Nhà nước cho đến khi trả đủ số tiền quyết toán bù trừ còn thiếu;

b) Sau thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao mà thành viên không đủ số dư quyết toán kết quả bù trừ, Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn và thông báo cho Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia. Thành viên thiếu vốn từ 02 lần trở lên trong 01 tháng, Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng 01 tháng sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên;

c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư này;

d) Thành viên để xảy ra thiếu tiền trả dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn dẫn đến các thành viên khác phải chia sẻ, Sở Giao dịch báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét tạm ngừng dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên đó. Thời gian tạm ngừng dịch vụ là 6 tháng kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tất cả các thành viên, đơn vị thành viên.

5. Trường hợp thành viên bị đặt vào kiểm soát đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Hệ thống TTLNH Quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng một số dịch vụ thanh toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia của thành viên đó.

6. Khi có sự thay đổi về thông tin ngừng, tạm ngừng sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia của các thành viên, đơn vị thành viên, Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 38. Chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Thành viên, đơn vị thành viên chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên khi:

a) Thành viên hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong việc tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có) và có văn bản rút khỏi hệ thống theo Mẫu số TTLNH-02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);

b) Thành viên bị tự động chấm dứt tư cách thành viên khi thành viên bị giải thể, phá sản, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

c) Khi tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Sở Giao dịch của thành viên bị đóng.

2. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia sau khi nhận được văn bản đề nghị rút khỏi Hệ thống TTLNH Quốc gia, thực hiện tạm dừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán của thành viên, đơn vị thành viên theo đề nghị, đồng thời có văn bản gửi Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi thành viên, đơn vị thành viên mở tài khoản thanh toán để phối hợp thực hiện việc xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong việc tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có).

3. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước khi có sự chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Chương VIII

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TTLNH QUỐC GIA

Điều 39. Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành phần bao gồm: Trưởng ban là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên là đại diện lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, Vụ Thanh toán, Sở Giao dịch, lãnh đạo của một số đơn vị khác.

2. Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện trách nhiệm quản lý Hệ thống TTLNH Quốc gia:

a) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chiến lược, kế hoạch phát triển Hệ thống TTLNH Quốc gia;

b) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xây dựng và quản lý khuôn khổ quản trị rủi ro toàn diện đối với Hệ thống TTLNH Quốc gia;

c) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về loại ngoại tệ khác sử dụng trong Hệ thống TTLNH Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này;

d) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các nội dung quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 17; khoản 2, 3, 5 Điều 37 Thông tư này;

đ) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế vận hành và sử dụng Hệ thống TTLNH Quốc gia, trong đó, quy định về thời gian làm việc, việc xử lý lỗi kỹ thuật trong Hệ thống TTLNH Quốc gia;

e) Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống TTLNH Quốc gia được quy định trong Quy chế hoạt động do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Điều 40. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia

1. Trực tiếp vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia.

2. Đầu mối tiếp nhận, xử lý, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều 35, 36, 37, 38 Thông tư này.

3. Thực hiện các quy định và các khuyến nghị về giám sát của Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán); đồng thời ban hành và thực hiện các quy định nội bộ về kiểm soát rủi ro vận hành để đảm bảo sự hoạt động liên tục của Hệ thống TTLNH Quốc gia.

4. Định kỳ hàng tháng, báo cáo Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia và gửi Vụ Thanh toán về tình hình và thời gian hoạt động của Hệ thống TTLNH Quốc gia theo chế độ báo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.

Chương IX

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ

Điều 41. Quyền và trách nhiệm của các thành viên, đơn vị thành viên

1. Các thành viên và đơn vị thành viên có quyền

a) Sử dụng các dịch vụ thanh toán được phép thực hiện do Hệ thống TTLNH Quốc gia cung cấp;

b) Yêu cầu Trung tâm Xử lý Quốc gia xác nhận đã nhận được lệnh thanh toán do mình gửi và cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện lệnh thanh toán đó trên Hệ thống TTLNH Quốc gia;

c) Yêu cầu Trung tâm Xử lý Quốc gia hủy lệnh thanh toán theo quy định tại Thông tư này;

d) Đơn vị thành viên được thực hiện các dịch vụ thanh toán giá trị cao của thành viên mà đơn vị này trực thuộc;

đ) Vấn tin về số dư tài khoản; hạn mức thấu chi; hạn mức nợ ròng hiện thời trên hệ thống; theo dõi tình trạng các yêu cầu quyết toán bù trừ; tình trạng các yêu cầu quyết toán đang chờ xử lý trong hàng đợi quyết toán; tình trạng các yêu cầu quyết toán đã hủy.

2. Các thành viên và đơn vị thành viên có trách nhiệm

a) Thành viên quản lý các hoạt động thanh quyết toán, hạn mức nợ ròng của Hệ thống TTLNH Quốc gia thuộc phạm vi mình quản lý;

b) Thành viên nhận và xử lý các dữ liệu điện tử từ Trung tâm Xử lý Quốc gia vào thời điểm kết thúc ngày làm việc. Nội dung dữ liệu bao gồm:

(i) Số hạch toán phải thu (phải trả) vào tài khoản thanh toán của thành viên;

(ii) Số hạch toán phải thu (phải trả) của từng đơn vị thành viên, thông qua dữ liệu này thành viên hạch toán và quyết toán các khoản thu (chi) hộ cho các đơn vị thành viên;

(iii) Chi tiết từng lệnh thanh toán đi và đến của tất cả các đơn vị thành viên trong Hệ thống TTLNH Quốc gia;

c) Thành viên có trách nhiệm thông báo, chỉ đạo đơn vị thành viên thuộc phạm vi mình quản lý tuân thủ các văn bản, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến TTLNH;

d) Tuân thủ các quy định về việc lập và gửi lệnh thanh toán qua Hệ thống TTLNH Quốc gia và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và các nội dung liên quan đến lệnh thanh toán đó;

đ) Phối hợp với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia, các thành viên và đơn vị thành viên khác để xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia và chuyển sang hệ thống dự phòng;

e) Trường hợp đơn vị khởi tạo lệnh vi phạm quy định về việc lập, gửi lệnh thanh toán hoặc số liệu, nội dung trên lệnh thanh toán sai dẫn đến thanh toán chậm trễ, mất tiền và gây tổn thất khác, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

g) Thực hiện các quy định về phí và quản lý phí trong TTLNH được quy định tại Điều 11 Thông tư này;

h) Không được tiết lộ hoặc cung cấp các thông tin thu được qua Hệ thống TTLNH Quốc gia cho bên thứ ba trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

i) Thành viên phải chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn của các thành viên khác;

k) Thành viên phải duy trì số dư tài khoản thanh toán bảo đảm thực hiện các lệnh thanh toán và quyết toán bù trừ qua Hệ thống TTLNH Quốc gia;

l) Trường hợp thành viên, đơn vị thành viên chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên, phải thực hiện thủ tục đề nghị thu hồi chứng thư chữ ký số (nếu có) sử dụng trong TTLNH theo quy định tại Thông tư về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;

m) Đảm bảo, duy trì hạ tầng kỹ thuật và nguồn lực quy định tại điểm d, đ khoản 1 và điểm a, b khoản 3 Điều 36 Thông tư này;

n) Đăng ký danh sách địa chỉ hộp thư điện tử để trao đổi các thông tin liên quan đến Hệ thống TTLNH Quốc gia được quy định trao đổi qua thư điện tử tại Thông tư này;

o) Thực hiện các quy định về thời điểm áp dụng trong Hệ thống TTLNH Quốc gia để bảo đảm thanh toán được thực hiện thuận lợi, chính xác, kịp thời và an toàn tài sản;

p) Thành viên thường xuyên giám sát hạn mức nợ ròng hiện thời của mình để duy trì ở mức thích hợp;

q) Khi phát sinh tranh chấp với khách hàng, các bên liên quan có trách nhiệm cung cấp, trao đổi dữ liệu cho nhau và báo cáo tình hình cho các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để giải quyết;

r) Thông báo tình trạng nhận được từ Trung tâm Xử lý Quốc gia đối với việc xử lý, hạch toán lệnh thanh toán cho khách hàng (nếu có).

Điều 42. Sở Giao dịch

1. Kết nối với Trung tâm Xử lý Quốc gia để thực hiện các trách nhiệm của Sở Giao dịch quy định tại Thông tư này.

2. Hàng ngày, vào đầu giờ làm việc, Sở Giao dịch theo dõi việc cập nhật của hệ thống đối với số dư tài khoản thanh toán và hạn mức thấu chi (nếu có) của các thành viên.

3. Cập nhật thông tin về tình trạng hoạt động của các tài khoản thanh toán.

4. Thực hiện công việc đối chiếu theo quy định tại Điều 15 Thông tư này; thông báo cho các thành viên, đơn vị Ngân hàng Nhà nước biết để phối hợp xử lý khi có sai sót.

5. Theo dõi, xử lý quyết toán bù trừ, xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác.

a) Theo dõi việc duy trì hạn mức nợ ròng của các thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Xử lý các yêu cầu ký quỹ giấy tờ có giá, ký quỹ bằng tiền của thành viên theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này;

c) Theo dõi và thông báo tình trạng quyết toán bù trừ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;

d) Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành viên sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp, thành viên quyết toán của Hệ thống BTĐT được kiểm soát đặc biệt có dư nợ vay thanh toán bù trừ quá hạn.

6. Chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên để: Thu hồi các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong quá trình tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia theo quy định tại Thông tư này và thu các khoản phí thường niên, phí thanh toán (nếu có) của thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia thuộc phạm vi quản lý nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị.

7. Xác nhận bằng văn bản theo yêu cầu của Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia tình trạng hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán của thành viên khi thành viên đề nghị rút khỏi Hệ thống TTLNH Quốc gia.

8. Thực hiện chức năng thành viên của Hệ thống TTLNH Quốc gia và tuân thủ đầy đủ các quy định đối với thành viên của Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Điều 43. Vụ Tài chính - Kế toán

Hướng dẫn về nghiệp vụ kế toán đối với các đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Điều 44. Vụ Thanh toán

1. Hướng dẫn về nghiệp vụ thanh toán đối với Hệ thống TTLNH Quốc gia.

2. Xây dựng và ban hành các quy định về giám sát Hệ thống TTLNH Quốc gia để đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả của Hệ thống TTLNH Quốc gia.

3. Thực hiện giám sát hoạt động Hệ thống TTLNH Quốc gia, truy cập dữ liệu lưu trữ điện tử của Hệ thống TTLNH Quốc gia, thông qua các kênh trao đổi thông tin với Đơn vị vận hành, các thành viên hệ thống để kiểm tra liên tục và đánh giá hoạt động Hệ thống TTLNH Quốc gia hàng ngày trong điều kiện hoạt động bình thường. Yêu cầu Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia báo cáo khi có thay đổi Hệ thống TTLNH Quốc gia và khi có phát sinh sự cố.

4. Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ ký quỹ thiết lập hạn mức nợ ròng.

Điều 45. Cục Công nghệ thông tin

1. Thực hiện các nhiệm vụ của Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia quy định tại Thông tư này.

2. Trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về hạ tầng kỹ thuật Hệ thống TTLNH Quốc gia.

3. Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng Hệ thống TTLNH Quốc gia.

4. Thực hiện công tác bảo trì Hệ thống định kỳ để đảm bảo hoạt động an toàn, liên tục.

5. Tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chuẩn dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Điều 46. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố

1. Yêu cầu Trung tâm Xử lý Quốc gia xác nhận đã nhận được các lệnh thanh toán do mình chuyển tới và các thông tin liên quan đến lệnh thanh toán đó.

2. Đảm bảo điều kiện kỹ thuật trong phạm vi phụ trách để Hệ thống TTLNH Quốc gia hoạt động thông suốt.

3. Phối hợp với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia, các thành viên và đơn vị thành viên xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia.

4. Phối hợp giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để xử lý sai sót trong thanh toán chuyển tiền.

5. Thực hiện thu hồi các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong quá trình tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có) của thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia thuộc phạm vi quản lý nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị, đồng thời có văn bản xác nhận gửi Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia tình trạng hoàn thành nghĩa vụ này khi thành viên đề nghị rút khỏi Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Quy định chuyển tiếp

1. Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị phụ thuộc của các đối tượng này là thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục là thành viên, đơn vị thành viên của Hệ thống TTLNH Quốc gia và được tiếp tục sử dụng các dịch vụ đã được thiết lập trên Hệ thống TTLNH Quốc gia.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các thành viên gián tiếp được chuyển thành đơn vị gián tiếp được quy định tại Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế vận hành, sử dụng Hệ thống TTLNH Quốc gia.

3. Các thành viên đang sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp, thành viên tham gia quyết toán ròng nộp bổ sung văn bản cam kết theo Mẫu số TTLNH-22 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ khả năng chi trả và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay).

Điều 48. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau hết hiệu lực:

a) Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;

b) Thông tư số 21/2020/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;

c) Khoản 6 Điều 9a Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 49. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc (Giám đốc) các thành viên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Nơi nhận:
- Như Điều 49;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ TT (5b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Phạm Tiến Dũng

PHỤ LỤC

DANH MỤC MẪU BIỂU TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA
(Kèm theo Thông tư số 08/2024/TT-NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Mẫu số TTLNH-01

Đề nghị tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Mẫu số TTLNH-02

Đề nghị rút khỏi Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-03

Đề nghị cho đơn vị thành viên tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-04

Lệnh chuyển Nợ/Có

Mẫu số TTLNH-05

Lệnh hủy lệnh thanh toán

Mẫu số TTLNH-06

Yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán

Mẫu số TTLNH-07

Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán

Mẫu số TTLNH-08

Điện tra soát

Mẫu số TTLNH-09

Điện trả lời điện tra soát

Mẫu số TTLNH-10

Tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên

Mẫu số TTLNH-11

Tổng hợp giao dịch thành viên

Mẫu số TTLNH-12

Bảng cân đối chuyển tiền

Mẫu số TTLNH-13

Bảng kết quả hạch toán

Mẫu số TTLNH-14

Bảng tổng hợp kết quả thực hóa

Mẫu số TTLNH-15

Bảng tổng hợp kết quả hạch toán

Mẫu số TTLNH-16

Báo cáo chuyển tiền đi

Mẫu số TTLNH-17

Báo cáo chuyển tiền đến

Mẫu số TTLNH-18

Đối chiếu chuyển tiền đi

Mẫu số TTLNH-19

Đối chiếu chuyển tiền đến

Mẫu số TTLNH-20

Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên

Mẫu số TTLNH-21

Bảng kết quả thanh toán của thành viên

Mẫu số TTLNH-22

Bản cam kết

Mẫu số TTLNH-23

Biên bản chuyển tiền (thừa/thiếu)

Mẫu số TTLNH-24

Bảng kê tổng hợp thanh toán liên ngân hàng giá trị cao

Mẫu số TTLNH-25

Báo cáo ngân hàng thiếu vốn

Mẫu số TTLNH-26

Đề nghị đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-27

Đề nghị ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán

Mẫu số TTLNH-28

Giấy nhận nợ vay bù trừ

Mẫu số TTLNH-29

Đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-30

Bảng tổng hợp các giao dịch yêu cầu quyết toán lô

Mẫu số TTLNH-31

Bảng đối chiếu kết quả lô quyết toán nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-32

Báo cáo đối chiếu kết quả quyết toán lô

Mẫu số TTLNH-33

Bảng tổng hợp kết quả quyết toán lô gửi đến Trung tâm Xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-34

Bảng đối chiếu kết quả quyết toán lô

Mẫu số TTLNH-35

Đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác

Mẫu số TTLNH-36

Đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-01. Đề nghị tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN ĐƠN VỊ >
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:             /CV
V/v Đăng ký tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

……., ngày ….... tháng ….. năm…….

ĐỀ NGHỊ THAM GIA HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Mã đơn vị(1):                       Tên đơn vị:                   Địa chỉ:

Điện thoại:                         Fax:                              Email:

Số tài khoản thanh toán Việt Nam đồng (VND) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đô la Mỹ (USD) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đồng tiền chung Châu Âu (EUR) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Ngoại tệ khác (Ghi rõ loại đồng tiền) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Đề nghị được tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia với cam kết tuân thủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, quy tắc vận hành, chia sẻ khoản vay trong quyết toán bù trừ giá trị thấp (khi tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp), thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho NHNN và các quy định liên quan khác của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Dưới đây chúng tôi đăng ký dịch vụ thanh toán và kênh truyền thông sử dụng:

1. Đăng ký các dịch vụ thanh toán (đánh dấu “X” vào ô tương ứng)

STT

Loại dịch vụ thanh toán

Đăng ký

Thanh toán nợ(3)

1

Dịch vụ thanh toán Giá trị cao

2

Dịch vụ thanh toán Giá trị thấp(2)

3

Dịch vụ thanh toán Ngoại tệ

3.1

- Đô la Mỹ (USD)

3.2

- Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

3.3

- Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

2. Đăng ký kênh truyền thông (đánh dấu X vào ô tương ứng)

Kênh truyền thông sẽ sử dụng

STT

Leasedline

MetroNet

Khác

1

2

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2) Kèm theo Văn bản đề nghị về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hoặc ký quỹ bằng tiền để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng có xác nhận của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

- (3) Kèm theo Hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận trước về việc thanh toán Nợ loại tiền tệ tương ứng giữa các thành viên.

Mẫu số TTLNH-02. Đề nghị rút khỏi Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN THÀNH VIÊN>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:             /CV
V/v Rút khỏi Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

……., ngày ….... tháng ….. năm…….

ĐỀ NGHỊ RÚT KHỎI HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Mã đơn vị (1):                             Tên đơn vị:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                 Fax:                               Email:

Số tài khoản thanh toán Việt Nam đồng (VND) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đô La Mỹ (USD) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Euro (EUR) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Ngoại tệ khác (Ghi rõ loại đồng tiền) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Đề nghị được rút khỏi Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Lý do: ..........................................................................................….............

.......................................................................................................................

Danh sách các thành viên/đơn vị thành viên đề nghị rút khỏi Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

STT

Tên thành viên/ Đơn vị thành viên

Mã ngân hàng

Loại thành viên(2)

Ngày dự kiến rút khỏi hệ thống

1

2

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, chấp thuận./.

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

- (1): Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2): Ghi rõ loại thành viên đang tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Mẫu số TTLNH-03. Đề nghị cho đơn vị thành viên tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN THÀNH VIÊN>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:               /CV
V/v Đăng ký đơn vị thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

……., ngày ….... tháng ….. năm…….

ĐỀ NGHỊ CHO ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN THAM GIA HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đề nghị đăng ký các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia như sau:

STT

Mã ngân hàng(1)

Tên đơn vị thành viên

Thông tin liên hệ

Đăng ký thừa hưởng quyền thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thành viên (đánh dấu X vào ô tương ứng)

Địa chỉ

Số điện thoại

Thanh toán giá trị thấp

Thanh toán Đô la Mỹ (USD)

Thanh toán Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

Thanh toán ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

Thanh toán Nợ Việt Nam đồng (VND) (2)

Thanh toán Nợ Đô la mỹ (USD) (2)

Thanh toán Nợ Đồng tiền chung Châu Âu (EUR) (2)

Thanh toán Nợ Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền) (2)

1

2

3

...

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

(1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng..

(2) Kèm theo Hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận trước về việc thanh toán Nợ loại tiền tệ tương ứng giữa các thành viên.

Mẫu số TTLNH-04. Lệnh chuyển Nợ/Có

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
---------------------

LỆNH CHUYỂN NỢ/

Loại đồng tiền:………….

Loại giao dịch:

Ngày giao dịch:

Số hiệu giao dịch:

Ngày, giờ gửi (nhận):

Ngân hàng gửi:

Mã ngân hàng:         TK Nợ:

Ngân hàng nhận:

Mã ngân hàng:         TK Có:

Ngân hàng chịu phí:

Người phát lệnh:

Địa chỉ:

Số CMND/hộ chiếu/căn cước/mã số doanh nghiệp:

Ngày cấp:……/…./….

Nơi cấp:

Tài khoản:                            Tại ngân hàng:

Người nhận lệnh:

Địa chỉ:

Số CMND/hộ chiếu/căn cước/mã số doanh nghiệp:

Ngày cấp:……/…./….

Nơi cấp:

Tài khoản:                            Tại ngân hàng:

Nội dung:

Số tiền bằng số:

Số tiền bằng chữ:

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN

Mẫu số TTLNH-05. Lệnh hủy lệnh thanh toán

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
-------------------

LỆNH HUỶ LỆNH THANH TOÁN

Loại đồng tiền:………….

Số giao dịch:                                               Ngày giao dịch:                  Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi:

Ngân hàng nhận:

Người phát lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

Người nhận lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

Số tiền bằng số:

Số tiền bằng chữ:

Kết quả huỷ:

Lý do huỷ:

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN

Chú thích:

Lệnh huỷ Lệnh thanh toán chỉ sử dụng đối với các chuyển tiền đang trong hàng đợi của Trung tâm Xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-06. Yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

YÊU CẦU HOÀN TRẢ LỆNH THANH TOÁN

Loại đồng tiền:………….

Số giao dịch:                                                Ngày giờ lập:

Ngân hàng gửi lệnh:

Lý do:

Các thông tin của giao dịch gốc

Số hiệu giao dịch:                                        Ngày giao dịch:                 Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi:

Ngân hàng nhận:

Người phát lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

Người nhận lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

Số tiền bằng số:

Số tiền bằng chữ:

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN

Mẫu số TTLNH-07. Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

THÔNG BÁO

TỪ CHỐI YÊU CẦU HOÀN TRẢ LỆNH THANH TOÁN

Loại đồng tiền:………….

Số hiệu giao dịch:                                                                              Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi lệnh:

Lý do:

Các thông tin của giao dịch gốc

Số hiệu giao dịch:                                      Ngày giao dịch:           Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi:

Ngân hàng nhận:

Người phát lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

Người nhận lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

Số tiền bằng số:

Số tiền bằng chữ:

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN

Mẫu số TTLNH-08. Điện tra soát

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

ĐIỆN TRA SOÁT

Loại đồng tiền:………….

Số điện tra soát:                                                                                       Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi lệnh:

Thông tin giao dịch gốc

Số giao dịch:

Ngày giao dịch:

Số tiền:

Ngân hàng gửi:

Ngân hàng nhận:

Nội dung yêu cầu tra soát:

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN

Mẫu số TTLNH-09. Điện trả lời điện tra soát

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

ĐIỆN TRẢ LỜI TRA SOÁT

Loại đồng tiền:………….

Số điện trả lời:                                                                                         Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi lệnh:

Thông tin giao dịch gốc

Số giao dịch:

Ngày giao dịch:

Loại tiền:

Số tiền:

Ngân hàng gửi:

Ngân hàng nhận:

Nội dung yêu cầu tra soát:

Nội dung trả lời

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN

Mẫu số TTLNH-10. Tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

TỔNG HỢP GIAO DỊCH ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Dịch vụ:

Ngân hàng:

Trang:

Ngân hàng tham gia

Nợ

Chênh lệch số tiền

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Lập theo từng loại dịch vụ và tổng hợp.

- Lập cho từng đơn vị thành viên

- Cho biết giao dịch đi và đến của đơn vị thành viên này với từng đơn vị thành viên khác

- Cộng tổng của từng hệ thống và toàn bảng.

Mẫu số TTLNH-11. Tổng hợp giao dịch thành viên

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

TỔNG HỢP GIAO DỊCH THÀNH VIÊN     

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Dịch vụ:

Ngân hàng:

Số hiệu tài khoản:

Trang:

Chi nhánh

Nợ

Chênh lệch số tiền

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

TỔNG CỘNG

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Lập cho từng hệ thống thành viên.

- Lập theo từng loại dịch vụ và tổng hợp.

- Lập cho nội tỉnh - liên tỉnh và toàn quốc.

- Mỗi dòng là dòng tổng cộng của Mẫu số TTLNH-10.

Mẫu số TTLNH-12. Bảng cân đối chuyển tiền

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

BẢNG CÂN ĐỐI CHUYỂN TIỀN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Dịch vụ:

Trang:

Ngân hàng

Nợ

Chênh lệch số tiền

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

TỔNG CỘNG

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Lập cho toàn bộ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

- Lập theo từng loại dịch vụ và tổng hợp.

- Lập cho nội tỉnh - liên tỉnh và toàn quốc.

- Mỗi dòng là dòng tổng toàn bảng của Mẫu số TTLNH-TTLNH -11.

Mẫu số TTLNH-13. Bảng kết quả hạch toán

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

BẢNG KẾT QUẢ HẠCH TOÁN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Dịch vụ:

Trang:

Ngân hàng

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

TỔNG CỘNG

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Lập cho toàn bộ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

- Lập theo từng loại dịch vụ và tổng hợp.

- Lập cho nội tỉnh - liên tỉnh và toàn quốc.

- Mỗi dòng tương ứng dòng (2 cột cuối) trên Mẫu số TTLNH-12.

Mẫu số TTLNH-14. Bảng tổng hợp kết quả thực hóa

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HOÁ

Ngày giao dịch:......./............./..............

Lần thực hoá:

Giờ thực hoá:

Trang:

Ngân hàng

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

TỔNG CỘNG

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Kết quả của từng lần thực hoá.

- Mỗi dòng là CIHO (Hội sở chính của ngân hàng thành viên) hoặc chi nhánh NHNN.

Mẫu số TTLNH-15. Bảng tổng hợp kết quả hạch toán

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HẠCH TOÁN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Dịch vụ:

Ngân hàng:

Số hiệu tài khoản:

Trang:

Chi nhánh

Nợ

Chênh lệch

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

TỔNG CỘNG

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Lập cho từng hệ thống

- Mỗi dòng là kết quả hạch toán của đơn vị thành viên trong hệ thống

Mẫu số TTLNH-16. Báo cáo chuyển tiền đi

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

BÁO CÁO CHUYỂN TIỀN ĐI

Loại đồng tiền:………….

 Ngày giao dịch:......./............./..............

Mã ngân hàng:

Tên:

STT

Số giao dịch

Dịch vụ

Doanh số phát sinh

Nợ

1

2

3

4

5

Ngân hàng nhận: xxxxxxxxx

Tên:

Cộng ngân hàng:

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

Cộng toàn bảng:

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

Lũy kế từ đầu tháng

Lũy kế từ đầu năm

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Số giao dịch trong ngày

- Cột 3: Các dịch vụ phát sinh (theo luồng giá trị cao hoặc thấp)

- Cột 4: Lệnh chuyển nợ

- Cột 5: Lệnh Chuyển có

- Dòng cuối: Tổng cộng phát sinh

- Cộng theo tổng của đơn vị thành viên

- Các lệnh sắp xếp theo thứ tự số giao dịch tăng dần

- Biểu lập theo giá trị cao, giá trị thấp và tổng hợp

- Đối với thành viên có thể in lại báo cáo các đơn vị thành viên trong cùng hệ thống để kiểm tra từ dữ liệu của thành viên nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-17. Báo cáo chuyển tiền đến

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

BÁO CÁO CHUYỂN TIỀN ĐẾN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Mã ngân hàng:

Tên:

STT

Số giao dịch

Dịch vụ

Doanh số phát sinh

Nợ

1

2

3

4

5

Ngân hàng chuyển: xxxxxxxxx

Tên:

Cộng ngân hàng:

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

Cộng toàn bảng:

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

Lũy kế từ đầu tháng

Lũy kế từ đầu năm

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Số giao dịch trong ngày

- Cột 3: Các dịch vụ phát sinh (theo luồng giá trị cao hoặc thấp)

- Cột 4: Lệnh chuyển có

- Cột 5: Lệnh chuyển nợ

- Dòng cuối: Tổng cộng phát sinh

- Cộng theo tổng của đơn vị thành viên

- Các lệnh sắp sếp theo thứ tự số giao dịch tăng dần

- Biểu lập theo giá trị cao, giá trị thấp và tổng hợp

- Đối với thành viên có thể in lại báo cáo các đơn vị thành viên trong cùng hệ thống để kiểm tra từ dữ liệu của thành viên nhận từ Trung tâm xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-18. Đối chiếu chuyển tiền đi

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

ĐỐI CHIẾU CHUYỂN TIỀN ĐI

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Mã ngân hàng:

Tên:

Phần 1: Số liệu đối chiếu nhận được

STT

Số giao dịch

Dịch vụ

Doanh số phát sinh

Lệnh nợ

Lệnh có

1

2

3

4

5

Ngân hàng nhận: xxxxxxxx

Tên:

Cộng ngân hàng: xxxxxxxx

xxxxxxxx

xxxxxxxx

Cộng toàn bảng: xxxxxxxx

xxxxxxxx

xxxxxxxx

Luỹ kế từ đầu tháng

Luỹ kế từ đầu năm

Phần 2: Tổng hợp Kết quả đối chiếu

STT

Nội dung

Lệnh chuyển nợ

Lệnh chuyển có

Số món

Tổng số tiền

Số món

Tổng số tiền

1

Số liệu trên báo cáo chuyển tiền đi của đơn vị

2

Số liệu trên báo cáo đối chiếu nhận được từ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

3

Chênh lệch

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Mẫu số TTLNH-19. Đối chiếu chuyển tiền đến

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

ĐỐI CHIẾU CHUYỂN TIỀN ĐẾN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Mã ngân hàng:

Tên:

Phần 1: Số liệu đối chiếu nhận được

STT

Số giao dịch

Dịch vụ

Doanh số phát sinh

Lệnh nợ

Lệnh có

1

2

3

4

5

Ngân hàng chuyển: xxxxxxxx

Tên:

Cộng ngân hàng: xxxxxxxx

xxxxxxxx

xxxxxxxx

Cộng toàn bảng: xxxxxxxx

xxxxxxxx

xxxxxxxx

Luỹ kế từ đầu tháng

Luỹ kế từ đầu năm

Phần 2: Tổng hợp Kết quả đối chiếu

STT

Nội dung

Lệnh chuyển nợ

Lệnh chuyển có

Số món

Tổng số tiền

Số món

Tổng số tiền

1

Số liệu trên báo cáo chuyển tiền đến của đơn vị

2

Số liệu trên báo cáo đối chiếu nhận được từ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

3

Chênh lệch

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Mẫu số TTLNH-20. Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

BẢNG KẾT QUẢ THANH TOÁN CỦA ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Ngân hàng:

Tên:

STT

Mã NH

Tên ngân hàng

Doanh số

Chênh lệch

Nợ

Nợ

1

2

3

4

5

6

7

Tổng cộng

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

Chênh lệch phải thu (trả): xxxxxxxxx (8)

Số tiền bằng chữ:

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Cột 4: Tổng cộng lệnh chuyển nợ đi và lệnh chuyển có đến

- Cột 5: Tổng cộng lệnh chuyển có đi và lệnh chuyển nợ đến

- Cột 6: Cột 4 - cột 5 (nếu cột 4 >cột 5)

- Cột 7: Cột 5 - cột 4 ( nếu cột 4 <cột 5)

- Cột 8: Phải trả nếu cột 7 > cột 6, phải thu nếu cột 6>cột 7

- Số liệu được lập từ số liệu đối chiếu nhận được từ Trung tâm Xử lý Quốc gia sau khi đã đối chiếu cân.

- Sắp xếp theo từng Ngân hàng đối phương là đơn vị thành viên

- Lập cho giá trị thấp, giá trị cao và tổng hợp

- Đối với thành viên có thể in lại báo cáo các đơn vị thành viên trong cùng hệ thống để kiểm tra từ dữ liệu của thành viên nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia.

Mẫu số TTLNH-21. Bảng kết quả thanh toán của thành viên

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
--------------------

BẢNG KẾT QUẢ THANH TOÁN CỦA THÀNH VIÊN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Ngân hàng (Hội sở chính):

Tên:

STT

Mã NH

Tên Ngân hàng

Doanh số

Chênh lệch

Nợ

Nợ

1

2

3

4

5

6

7

Tổng cộng

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

Chênh lệch phải thu (trả): xxxxxxxxx (8)

Số tiền bằng chữ:

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Cột 4: Tổng toàn bảng trên cột 4 - Mẫu số TTLNH-20

- Cột 5: Tổng toàn bảng trên cột 5 - Mẫu số TTLNH-20

- Cột 6: Cột 4 - cột 5 (nếu cột 4 >cột 5)

- Cột 7: Cột 5 - cột 4 ( nếu cột 4 <cột 5)

- Cột 8: Phải trả nếu cột 7 > cột 6, phải thu nếu cột 6 >cột 7

- Số liệu được lập từ số thành viên nhận được từ Trung tâm xử lý Quốc gia

- Lập theo từng đơn vị thành viên trong cùng hệ thống

- Lập cho giá trị thấp, giá trị cao và tổng hợp

Mẫu số TTLNH-22. Bản cam kết

<TÊN THÀNH VIÊN>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:            /CV
V/v cam kết thực hiện nghĩa vụ khi tham gia sử dụng Dịch vụ thanh toán giá trị thấp/Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác.

……., ngày ….... tháng ….. năm…….

BẢN CAM KẾT

(Dành cho thành viên Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia sử dụng Dịch vụ thanh toán giá trị thấp/Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác)

Kính gửi:

- Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mã đơn vị(1):                                                        Tên đơn vị:                    Địa chỉ:

Điện thoại:                                                           Fax:                              Email:

Số tài khoản thanh toán Việt Nam đồng (VND) mở tại SGD NHNN:

<Tên thành viên> cam kết:

1. Thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư thực hiện quyết toán bù trừ; chia sẻ rủi ro trong trường hợp có thành viên thiếu vốn quyết toán không đủ khả năng trả nợ vay quyết toán bù trừ quá hạn.

2. Ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), chủ động ghi nợ vào Tài khoản thanh toán và xử lý tài sản ký quỹ của <Tên thành viên> khi thực hiện quyết toán bù trừ, chia sẻ rủi ro và thu hồi nợ vay quyết toán bù trừ theo quy định tại Thông tư này.

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Mẫu số TTLNH-23. Biên bản chuyển tiền (thừa/thiếu)

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
LIÊN NGÂN HÀNG
---------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

BIÊN BẢN CHUYỂN TIỀN (THỪA/THIẾU)

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông (bà): ......................................... chức vụ: .........................................

2/ Ông (bà): ......................................... chức vụ: .........................................

3/ Ông (bà): ......................................... chức vụ: .........................................

Nhất trí xác định tình trạng, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc chuyển tiền ...... (thừa/thiếu) .......... dưới đây:

Lệnh thanh toán (Nợ/Có) số: ................... Ngày lập lệnh: ...../...../...............

Người phát lệnh: .........................................................................................................

Địa chỉ/số CMND/hộ chiếu/căn cước/mã số doanh nghiệp:............................................

Tài khoản:....................................................................................................................

Tại Ngân hàng ……………………. Mã ngân hàng: ...................................

Người nhận lệnh: .........................................................................................................

Địa chỉ/số CMND/hộ chiếu/căn cước:............................................................................

Tài khoản:....................................................................................................................

Tại Ngân hàng:....................... Mã NH: ........................................................

Số tiền: .........................................................................................................

Đã chuyển: ….. (thừa/ thiếu) ..... là .................. đ

(bằng chữ: ...................................................................................................)

Nguyên nhân sai sót:……………………………………………………….

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Người chịu trách nhiệm: ..............................................................................

.................................................................................................................................

Đề nghị quý Ngân hàng: ............................. căn cứ Biên bản này để: .............. (thu hồi ngay hoặc xử lý trả tiếp cho khách hàng) .................. số tiền đã chuyển: ..... (thừa/ thiếu) ........ nói trên./.

KẾ TOÁN

TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN

........., ngày ........ tháng ..... năm .........

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN

Mẫu số TTLNH-24. Bảng kê tổng hợp thanh toán liên ngân hàng giá trị cao

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỞ GIAO DỊCH
--------------

Trang:

BẢNG KÊ TỔNG HỢP

THANH TOÁN LIÊN NGÂN HÀNG GIÁ TRỊ CAO

Lệnh chuyển Đi/Đến - Nợ/Có

Ngày:

Kính gửi: <Tên ngân hàng>

Mã ngân hàng:

Tài khoản:

STT

Ngân hàng đầu mối nhận/chuyển

Tài khoản nợ/có

Số món

Số tiền

1

2

3

4

5

TỔNG CỘNG

xxxxxxxxx

xxxxxxxxxxx

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Chú thích:

- Lập riêng từng bảng cho lệnh chuyển Đi - Nợ, Đi - Có, Đến - Nợ, Đến - Có

- Đối với lệnh chuyển đi

+ <Tên ngân hàng>: là ngân hàng gửi lệnh

+ Cột 2: Ngân hàng đầu mối nhận lênh

- Đối với lệnh chuyển đến

+ <Tên ngân hàng>: là ngân hàng i lệnh

+ Cột 2: Ngân hàng đầu mối gửi lệnh

Mẫu số TTLNH-25. Báo cáo ngân hàng thiếu vốn

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỞ GIAO DỊCH
------------

BÁO CÁO NGÂN HÀNG THIẾU VỐN

Thời điểm bù trừ:

Mã ngân hàng:

Tên ngân hàng:

Số tiền nợ:

Số tiền có:

Chênh lệch:

Khả năng thanh toán:

Số tiền thiếu:

Số tiền thiếu: ……………………………… đồng.

(Bằng chữ:………………………………………………………………….)

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Mẫu số TTLNH-26. Đề nghị đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN THÀNH VIÊN>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:           /CV
V/v Đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

….., ngày ….... tháng ….. năm…….

ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Mã đơn vị(1):                                                        Tên đơn vị:                         Địa chỉ:

Điện thoại:                                                           Fax:                                   Email:

Số tài khoản thanh toán Việt Nam đồng (VNĐ) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đô la Mỹ (USD) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đồng tiền chung Châu Âu (EUR) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Đề nghị được được đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia cho các đơn vị dưới đây với cam kết tuân thủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, quy tắc vận hành, chia sẻ khoản vay trong quyết toán bù trừ giá trị thấp (khi tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp) và các quy định liên quan khác của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

1. <Tên đơn vị>, <mã ngân hàng(1)>

Đăng ký các dịch vụ thanh toán (đánh dấu X vào ô tương ứng)

STT

Loại dịch vụ thanh toán

Đăng ký

Thanh toán nợ (3)

1

Dịch vụ thanh toán Giá trị cao

2

Dịch vụ thanh toán Giá trị thấp(2)

3

Dịch vụ thanh toán Ngoại tệ

3.1

- Đô la Mỹ (USD)

3.2

- Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

3.3

- Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

2. <Tên đơn vị>, <mã ngân hàng(1)>

...

Đề nghị Quý cơ quan xem xét, chấp thuận./.

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2) Kèm theo Văn bản đề nghị về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hoặc ký quỹ bằng tiền để thiết lập hạn hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng có xác nhận của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

- (3) Kèm theo Hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận trước về việc thanh toán Nợ loại tiền tệ tương ứng giữa các thành viên.

Mẫu số TTLNH-27. Đề nghị ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán

<TÊN THÀNH VIÊN>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /CV
V/v Ngừng dịch vụ gửi giao dịch thanh toán.

….., ngày ….... tháng ….. năm…….

ĐỀ NGHỊ NGỪNG DỊCH VỤ GỬI LỆNH THANH TOÁN

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia <Tên đơn vị> đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trong Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia cho các đơn vị cụ thể như sau:

1. <Tên đơn vị>, <mã ngân hàng(1)>

a) Danh sách các dịch vụ ngừng sử dụng (đánh dấu X vào ô tương ứng):

STT

Loại dịch vụ thanh toán

Ngừng sử dụng

Ngừng sử dụng Thanh toán nợ

1

Dịch vụ thanh toán Giá trị cao

2

Dịch vụ thanh toán Giá trị thấp

3

Dịch vụ thanh toán Ngoại tệ

3.1

- Đô la Mỹ (USD)

3.2

- Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

3.3

- Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

b) Danh sách các đơn vị ngừng ủy quyền (trong trường hợp ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán nợ)

STT

Mã ngân hàng(1)

Tên đơn vị ngừng ủy quyền

Loại tiền ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán nợ

VND

USD

EUR

Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

1

2

...

2. <Tên đơn vị>, <mã ngân hàng(1)>

...

Đề nghị Quý cơ quan xem xét, chấp thuận./.

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

Mẫu số TTLNH-28. Giấy nhận nợ vay bù trừ

<TÊN THÀNH VIÊN>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /CV
V/v
Nhận nợ vay bù trừ.

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……

GIẤY NHẬN NỢ VAY BÙ TRỪ

Kính gửi: Sở Giao dịch NHNN.

Căn cứ vào Báo cáo ngân hàng thiếu vốn ngày ... tháng .... năm …. của Sở Giao dịch NHNN.

<Thành viên> nhận nợ vay bù trừ:

Số tiền .......................................................................................đồng

Bằng chữ:

Lãi suất………………………………. % năm.

<Thành viên> cam kết trả nợ (cả gốc lẫn lãi) theo đúng quy định của NHNN.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu….

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số TTLNH-29. Đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN THÀNH VIÊN>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /CV
V/v Đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

……., ngày ….... tháng ….. năm…….

ĐỀ NGHỊ SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUYẾT TOÁN RÒNG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Mã đơn vị(1):                                                      Tên đơn vị:                      Địa chỉ:

Điện thoại:                                                        Fax:                                 Email:

Đề nghị được sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia với cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia quốc gia.

Dưới đây chúng tôi đăng ký dịch vụ, kênh truyền thông sử dụng và danh sách các thành viên tham gia dịch vụ:

1. Đăng ký các dịch vụ thanh toán (đánh dấu X vào ô tương ứng)

STT

Loại dịch vụ thanh toán

Đăng ký

1

Quyết toán ròng từ các hệ thống khác (2)

2. Đăng ký kênh truyền thông (đánh dấu X vào ô tương ứng)

STT

Kênh truyền thông sẽ sử dụng

Leasedline

MetroNet

Khác

1

2

3

3. Danh sách các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia tham gia dịch vụ quyết toán ròng(3)

STT

Tên thành viên

Mã ngân hàng

Ngày dự kiến tham gia

1

2

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2) Kèm theo Văn bản thỏa thuận cam kết trước giữa Tổ chức chủ trì BTĐT và các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ.

- (3) Kèm theo xác nhận của Sở Giao dịch NHNN về việc đã ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử.

Mẫu số TTLNH-30. Bảng tổng hợp các giao dịch yêu cầu quyết toán lô

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
------------------

BẢNG TỔNG HỢP CÁC GIAO DỊCH YÊU CẦU QUYẾT TOÁN LÔ

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

Đơn vị gửi lô quyết toán: ....

STT

Số hiệu lô quyết toán

Mã ngân hàng nhận

Số tiền ghi Có

Số tiền ghi Nợ

1

2

3

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Mẫu số TTLNH-31. Bảng đối chiếu kết quả lô quyết toán nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
------------------

BẢNG ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ LÔ QUYẾT TOÁN NHẬN TỪ TRUNG TÂM XỬ LÝ QUỐC GIA

Loại đồng tiền: VND

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

Số lượng lô trong ngày:

Đơn vị gửi lô quyết toán: ....

STT

Ngân hàng

Nợ

Mã NH

Tên Ngân hàng

1

Số hiệu lô quyết toán 1: QT01001

Số lượng giao dịch quyết toán trong lô:

1.1

1.2

1.n

Tổng số:

2

Số hiệu lô quyết toán 2: QT01002

1.1

1.2

1.n

Tổng số:

..

...

TỔNG CỘNG

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Mẫu số TTLNH-32. Báo cáo đối chiếu kết quả quyết toán lô

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
------------------

BÁO CÁO ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ QUYẾT TOÁN LÔ

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

Ngân hàng

Số liệu thanh toán quyết toán lô

Số liệu quyết toán trên T24

Đối chiếu kết quả quyết toán lô

Số tiền thanh toán

Chênh lệch

Chênh lệch

Mã ngân hàng

Tên ngân hàng

Nợ

Nợ

Nợ

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Mẫu số TTLNH-33. Bảng tổng hợp kết quả quyết toán lô gửi đến Trung tâm Xử lý Quốc gia

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
------------------

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUYẾT TOÁN LÔ GỬI ĐẾN TRUNG TÂM XỬ LÝ QUỐC GIA

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

Số lượng lô trong ngày:

Đơn vị quyết toán: ....

STT

Ngân hàng

Nợ

Mã ngân hàng

Tên Ngân hàng

1

Số hiệu lô quyết toán 1:

Tổng số:

<Cộng số tiền ghi nợ của lô quyết toán 1>

<Cộng số tiền ghi có của lô quyết toán 1>

2

Số hiệu lô quyết toán 2:

Tổng số:

<Cộng số tiền ghi nợ của lô quyết toán 2>

<Cộng số tiền ghi có của lô quyết toán 2>

..

...

TỔNG CỘNG

<Tổng số tiền ghi nợ của các lô quyết toán trong ngày>

<Tổng số tiền ghi có của các lô quyết toán trong ngày>

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Mẫu số TTLNH-34. Bảng đối chiếu kết quả quyết toán lô

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
------------------

BẢNG ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ QUYẾT TOÁN LÔ

Loại đồng tiền: VND

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

Mã ngân hàng:

Tên ngân hàng:

STT

Số hiệu lô quyết toán

Nợ

1

QT01001

2

QT01002

3

QT01003

TỔNG CỘNG

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

Mẫu số TTLNH-35. Đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác

<TÊN ĐƠN VỊ>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:           /CV
V/v Đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác.

……., ngày ….... tháng ….. năm…….

ĐĂNG KÝ DANH SÁCH THAY ĐỔI CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA DỊCH VỤ QUYẾT TOÁN RÒNG TỪ CÁC HỆ THỐNG KHÁC

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Mã đơn vị(1):                                                       Tên đơn vị:                       Địa chỉ:

Điện thoại:                                                          Fax:                                 Email:

1- Danh sách các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia mới tham gia dịch vụ quyết toán ròng(2)

STT

Tên thành viên

Mã ngân hàng

Ngày dự kiến tham gia

1

2

...

2- Danh sách các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia ngừng tham gia dịch vụ quyết toán ròng

STT

Tên thành viên

Mã ngân hàng

Ngày dự kiến ngừng tham gia

1

2

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2) Kèm theo Văn bản thỏa thuận cam kết trước của Tổ chức chủ trì BTĐT với các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ và xác nhận của Sở Giao dịch NHNN về việc thành viên đã ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử.

Mẫu số TTLNH-36. Đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN ĐƠN VỊ>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /CV
V/v Đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

……., ngày ….... tháng ….. năm…….

ĐỀ NGHỊ NGỪNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUYẾT TOÁN RÒNG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Mã đơn vị(1):                                                       Tên đơn vị:                      Địa chỉ:

Điện thoại:                                                          Fax:                                 Email:

Căn cứ trên nhu cầu thực tế đề nghị đơn vị vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia - Ngân hàng Nhà nước cho phép ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia kể từ ngày….

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 08/2024/TT-NHNN

Hanoi, June 25, 2024

 

CIRCULAR

PRESCRIBING MANAGEMENT, OPERATION AND USE OF NATIONAL INTERBANK ELECTRONIC PAYMENT SYSTEM

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18, 2024;

Pursuant to the Law on Electronic Transactions dated June 22, 2023;

Pursuant to the Government’s Decree No. 52/2024/ND-CP dated May 15, 2024 prescribing non-cash payment;

Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam (SBV); 

At the request of the Director of the Payment Department;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. Scope

This Circular introduces regulations on management, operation and use of the National Interbank Electronic Payment System (NIEPS) serving payment and settlement between the units participating in this system in Vietnamese dongs (VND), US dollars (USD), Euros (EUR) and other foreign currencies decide by the Governor of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) in each period.

2. Regulated entities

Participants and affiliated participants of NIEPS, NIEPS operator, electronic clearing house (ECH) managers, and relevant units of SBV.

Article 2. Definitions

For the purposes of this Circular, these terms shall construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. “high-value payment service” means a service provided by the NIEPS to process payment orders in VND using the real-time gross settlement method.

3. “low-value payment service” means a service provided by the NIEPS to process payment orders in VND using the clearing settlement method.

4. “foreign payment service” means a service provided by the NIEPS to process payment orders in foreign currencies using the real-time gross settlement method.

5. “order-creating unit” means a participant or affiliated participant that creates and processes (sends) a payment order on behalf of its client.

6. “order-receiving unit” means a participant or affiliated participant that receives and processes a (received) payment order on behalf of its client.

7. “affiliated participant” means an entity of or affiliated to a participant that participates in NIEPS at the request of that participant.

8. “NIEPS operator” means the unit that directly takes charge of operating the NIEPS.

9. “net debit cap” means the maximum value of low-value payments to be settled by clearing.

10. “participant’s solvency” means the balance on the participant’s checking account opened at the SBV Operations Center plus that participant’s existing overdraft limit at a given time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. “payment order” means an electronic message used for making a payment in the NIEPS.

13. “credit order” means a payment order that is created by the order-creating unit to debit a certain amount from a client’s account opened at the order-creating unit and credit the same amount to another client’s account opened at the order-receiving unit.

14. “debit order” means a payment order that is created by the order-creating unit to debit a certain amount from a client’s account opened at the order-receiving unit and credit the same amount to another client’s account opened at the order-creating unit.

15. “low-value payment order” means a payment order in VND made using low-value payment services.

16. “high-value payment order” means a payment order in VND made using high-value payment services.

17. “foreign currency payment order” means a payment order in a foreign currency made using foreign currency payment services.

18. “electronic message authentication code” means the symbol of an electronic file containing information about the status of payment orders in the NIEPS.

19. “approver” means a competent person of a participant or affiliated participant. If an affiliated participant is an affiliated unit of the SBV, the approver shall be its head or his/her authorized person.

20. “controller” means chief accountant, acting chief accountant or an authorized person of a participant or affiliated participant who takes charge of controlling payment orders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



22. “recipient” means an organization or individual that receives payment orders via a participant or affiliated participant.

23. “sender” means an organization or individual that requests a payment order to be created via a participant or affiliated participant.

24. “settlement” means a process of determination and payment of the final value between relevant participants to fulfill a payment obligation.

25. “clearing settlement” means fulfillment of payment obligations among the participants involving in a payment by directly offsetting total amount receivable against total amount payable.

26. “real-time gross settlement” means the real-time settlement of payment orders individually to fulfill payment obligations among participants or affiliated participants.

27. “interbank electronic payment” means the processing of interbank payments by the computer network from the creation of the payment order until the payment order is completely executed.

28. “ECH (electronic clearing house) manager” means an intermediary payment service provider that is licensed by SBV to provide financial switching and electronic clearing services, and to make direct connection to the NIEPS to perform electronic clearing settlement operations.

29. “participants” includes SBV, banks, foreign bank branches and State Treasuries that participate in the NIEPS.

30. “electronic message” means an electronic file that contains information about a payment order or a notification related to the payment to be made, and is transmitted between participants in the NIEPS through the computer network.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



32. “BNPSC” stands for Backup National Payment Service Center, which is a system located in the backup data center and operated as a backup system for the NPSC.

33. “margin ratio” means a percentage (%) of the net debit cap deposited using financial instruments and money.

Article 3. Primary modules and functions of the NIEPS

1. NIEPS is an integrated system that consists of: NPSC; BNPSC; software installed in participants and affiliated participants to process payment orders.

2. Processing modules include: high-value payment module; foreign currency payment module; low-value payment module; checking account processing and data verification module.

3. The high-value payment module is meant to process real-time gross settlement for payment orders in VND using high-value payment services.

4. The foreign currency payment module is meant to process real-time gross settlement for foreign currency payment orders using foreign currency payment services.

5. The low-value payment module is meant to process low-value payment orders using low-value payment services.

6. The checking account processing and data verification module is meant to inspect and record high-value payment orders, foreign currency payment orders, process results of low-value clearing and net settlement from other systems.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Receive and check the validity of electronic records.

2. Process valid payment orders, and valid cancellation orders; notify payment orders and processing results to relevant participants and affiliated participants as requested.

3. Compare payment orders with participants and affiliated participants in the NIEPS.

4. Reject invalid payment orders, invalid cancellation orders, and payment orders sent after the NIEPS’s prescribed payment order reception time.

5. Reject high-value payment orders and foreign currency payment orders from participants whose account balances in corresponding currencies are not sufficient.

6. Notify the status of payment orders to order-creating units after the cut-off time for receipt of payment orders.

7. Automatically send electronic messages about low-value clearing results to the checking account processing and data verification module to record such results for participants involving clearing settlement on the same day.

8. Process net settlement results from other systems in accordance with Article 21 of this Circular.

Article 5. Operations of BNPSC

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. During its operation, the BNPSC has the same functions as those specified in Article 4 of this Circular.

3. All data and processing results of the BNPSC have the same legal validity as those of the NPSC.

Article 6. Interbank electronic payment records

1. Interbank electronic payment records may be physical or electronic documents as prescribed in current regulations of law on accounting records.

2. Interbank electronic payment records are used as the basis for creation of payment orders.

3. Payment orders shall be created in the form of electronic documents according to the template and data standards decided by the SBV’s Governor.

Article 7. Retention of transaction data

1. Electronic data to be retained include:

a) Electronic data about transaction requests and electronic messages containing results which will be retained by each participant or affiliated participant;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Electronic data and documents shall be managed in accordance with regulations of law on archiving.

Article 8. Issuance, management and use of electronic signature certificates and electronic signatures on the NIEPS

1. There are 3 types of electronic signatures, including:

a) The creator’s digital signature;

b) The controller’s digital signature;

c) The approver’s digital signature.

2. Division of powers among creators, controllers and approvers of participants and affiliated participants shall be decided by their competent persons as long as creators must be independent from controllers and approvers.

3. SBV shall issue electronic signature certificates to approvers and electronic signature certificates for verifying connections (connection certificates) between software programs installed at participants, or affiliated participants, and the NPSC.

4. Issuance, management and use of approver's electronic signature certificates and electronic signature certificates for verifying connections with the NIEPS shall comply with SBV’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A prior authorization contract is required for debt payment made between participants that are not SBV's units.

2. A prior written agreement is required for debt payment made between participants that are SBV’s units and participants other than SBV’s units.

3. An authorization contract or written agreement on debt payment between participants shall have the following contents as a minimum:

a) Intraday limit on debt payment between the participants;

b) Limit on a debt payment order which does not require debt verification;

c) Validity period of the authorization contract or written agreement.

Article 10. Terms of payment service

1. High-value payment services must be used if the value of a payment order in VND is at least VND 500.000.000 (five hundred million).

2. Either high-value payment services or low-value payment services can be used if the value of a payment order in VND is smaller than VND 500.000.000 (five hundred million).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Expenditures and service charges in interbank electronic payment

1. Expenditures on development, installation, maintenance and upgrading of the NIEPS shall be paid by the SBV. Expenditures on development, installation, maintenance and upgrading of other systems of participants and affiliated participants to serve their interbank electronic payment shall be paid by such participants and affiliated participants.

2. When using services of the NIEPS, participants and affiliated participants shall pay the initial registration fee, annual fee and domestic payment service charges according to SBV’s regulations on schedule of charges for payment services rendered via SBV.

Chapter II

PAYMENT ORDERS USED IN INTERBANK ELECTRONIC PAYMENT

Article 12. Creation of payment orders

1. Regarding a payment order created from physical records:

a) The creator shall follow these steps:

 (i) Check the validity and legitimacy of transaction documents of the client;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 (iii) Compare and check the client’s account balance;

 (iv) Enter the following information: the order-creating unit (name, bank code), amount, name, address, account number (if any), ID number or personal identification number or passport number of the order sender or enterprise ID number (if the order sender is an enterprise), the unit serving the order sender, the order-receiving unit (name, bank code), name, address, account number (if any), ID number or personal identification number or passport number, date of issue and issuing authority of the order recipient or enterprise ID number (if the order recipient is an enterprise), the unit serving the order recipient, payment description and other information relevant to the interbank transaction, payment to state budget, trading of Government bonds and other types of transactions (if any) using Form TTLNH-04 in the Appendix enclosed herewith;

 (v) Double check the entered data and add the electronic signature to the payment order;

 (vi) Sign records and transfer such records and entered data to the controller;

b) The controller shall:

 (i) Based on relevant records, verify data, entered by the order creator, about: the order-receiving unit, the unit serving the order sender, the unit serving the order recipient, the amount and payment description;

 (ii) Return the order to the creator if any error is found;

 (iii) Add electronic signature to the payment order, sign records and transfer them to the approver if all data are correct;

c) The approver shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 (ii) Return the order to the creator or controller if any error is found;

 (iii) Sign records and add electronic signature to the payment order if all data are correct.

2. Regarding a payment order created from electronic records:

In case a payment order is created from electronic records available on the internal systems of a participant or affiliated participant, it must comply with the structure and format defined by the SBV’s Governor and meet the following requirements:

a) If such electronic records are valid but do not contain adequate information as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, the creator shall provide additional information according to regulations on creation of payment orders; the controller and approver shall carry out data verification in the same manner as physical records to ensure their accuracy, and add their electronic signatures to the payment order;

b) If such electronic records are valid, contain adequate information as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, and bear the specialized electronic signature of the participant, electronic signatures will be added manually or automatically to each payment order at the discretion of relevant units;

c) If such electronic records are valid, contain adequate information as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, and satisfy data security and accuracy requirements, the competent persons of relevant units will decide whether only the approver needs to append his/her electronic signature to the payment order, and will assume legal responsibility for their decision.

3. After the payment order is sent and the status is successful, it may be printed out if requested.

4. A payment order will be processed and recorded by the NIEPS using the participant’s checking account with the same currency as that on the payment order opened at the SBV Operations Center.

Article 13. Inspection of validity of payment orders

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Types and formats of data.

2. Eligibility (authority) of the creator, controller and approver.

3. Date.

4. Uniqueness.

5. Mandatory elements of a payment order.

6. Electronic message authentication code.

7. Participant’s ID code, terminal device code and approver code.

Article 14. Recording of payment orders by participants and affiliated participants

Participants and affiliated participants shall record payment orders in accordance with current regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Payment orders shall be processed by the NPSC that shall then send processing results to the checking account processing and data verification module for recording for relevant participants and SBV’s units.

The SBV Operations Center shall, based on the statements prepared daily using electronic data (forms TTLNH-10, TTLNH-11, TTLNH-12, TTLNH-13, TTLNH-14, and TTLNH-15 in the Appendix enclosed herewith), execute, compare and retain payment orders.

Chapter III

CLEARING SETTLEMENT AMONG PARTICIPANTS AND NET SETTLEMENT FROM OTHER SYSTEMS

Article 16. Net debit caps

1. Setting net debit caps

a) Participants that use low-value payment order services for the first time shall set their net debit caps using deposited financial instruments and money;

b) Net debit caps shall be set on a periodical basis of every 06 months within the first 05 working days of January and July each year. Net debit caps set on the NIEPS and notified in writing to participants will remain valid until the 05th working day of the next setting period of net debit caps;

c) Participants that use low-value payment order services shall themselves calculate their beginning net debit caps and send requests for setting net debit caps to the SBV Operations Center within the first 05 working days of the setting period of net debit caps.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the calculated beginning net debit cap is zero or a negative number, it shall be set according to the net debit cap of the previous period and must ensure the margin ratio as prescribed;

Where a participant has used low-value payment services for a period of less than 06 months, their net debit cap shall equal the value of their financial instruments and money deposited to establish the net debit cap;

Participants assume responsibility for data used for calculating their beginning net debit caps. SBV Operations Center shall consider setting net debit caps for participants on the basis of their requests and financial instruments and money deposited to establish net debit caps, provided that the margin ratio is ensured as prescribed, and then inform participants of their net debit caps;

If a participant does not send a request for setting net debit cap within the first 05 working days of the setting period of net debit caps, their net debit cap shall be zero. If a participant’s request for setting net debit cap is sent beyond the period of the first 05 working days of the setting period of net debit caps, the minimum margin ratio shall apply (except participants that are subject to provisions of Points b, c Clause 3 Article 17 of this Circular);

If a participant requests for setting a net debit cap that is higher than their beginning net debit cap, the margin ratio shall be increased in proportion to such increase in that participant's net debit cap as prescribed in Point a(i) Clause 2 of this Article.

d) Participants that use low-value payment order services shall provide margins to establish their net debit caps according to Article 17 of this Circular.

2. Adjusting net debit caps

a) During the setting period of net debit caps, each participant may request the SBV Operations Center to adjust their net debit cap on the basis of their deposited financial instruments and money and estimated payment demands.

 (i) Regarding increase in a participant’s net debit cap: if such increase exceeds 150% of the participant’s beginning net debit cap, the margin ratio shall be increased by up to 100% of such increase; if such increase is equal to or smaller than 150% of the participant’s beginning net debit cap, the minimum margin ratio shall apply;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) When a participant incurs outstanding debt on loans for settling their clearing transactions (“clearing loans”) with the SBV Operations Center, the SBV Operations Center shall reset this participant’s net debit cap to zero.

3. Temporarily adjusting intraday net debit caps

a) If a participant wishes to temporarily increase their net debit cap within a working day, such temporary intraday increase shall be subject to the corresponding margin ratio as prescribed in Point a(i) Clause 2 of this Article.

Where the participant requests for an increase in their net debit cap using deposited financial instruments/money, the participant shall deposit additional financial instruments/money. Where the participant requests for an increase in their net debit cap using their checking account balance, the SBV Operations Center shall withdraw money from (debit) that participant’s checking account to provide additional margin. If the required additional margin is not sufficiently provided, the participant’s request for intraday increase in their net debit cap will be rejected;

After completing the intraday clearing settlement, the SBV Operations Center shall return the financial instruments/money provided as additional margin at the request of the participant, and reset the participant’s temporary intraday net debit cap to their net debit cap. Temporary intraday net debit cap is determined as follows:

Temporary intraday net debit cap = Net debit cap + Temporary intraday increase in net debit cap;

b) If a participant wishes to temporarily decrease their net debit cap within a working day to maintain their solvency, the SBV Operations Center shall make temporary intraday decrease in the participant’s net debit cap as requested, and ensure the margin ratio as prescribed. The previously applied margin ratio shall also apply to such a decrease. After completing clearing settlement, the participant’s temporary net debit cap shall be reset to their net debit cap. Temporary intraday net debit cap is determined as follows:

Temporary intraday net debit cap = Net debit cap - Temporary intraday decrease in net debit cap.

4. Managing existing net debit caps

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Net debit caps will be set for participants that use low-value payment services at the start of each working day. Depending on low-value payments made by participants and affiliated participants, their existing net debit caps may increase or decrease at each point in time during a working day. Existing net debit caps are used as the basis for provision of low-value payment services for participants and affiliated participants.

5. Existing net debit caps can be found on the NIEPS.

Article 17. Provision of margins to establish net debit caps

1. Financial instruments provided as margin (hereinafter referred to as “deposited financial instruments”) for establishing net debit caps in low-value payments are those used in overdraft and overnight lending in interbank electronic payment. Value of deposited financial instruments shall be determined according to SBV’s regulations on overdraft and overnight lending in interbank electronic payment.

2. Money provided as margin for establishing net debit caps in low-value payments is money in the participant’s margin account opened at the SBV Operations Center.

3. Margin ratio

a) A participant that uses low-value payment services shall provide margin using financial instruments and/or money in their account at the SBV Operations Center. The minimum margin for establishing net debit caps shall comply with decision issued by the SBV's Governor in each period;

b) If a participant's account balance is not sufficient to make clearing settlement at the cut-off time for receipt of high-value payment orders 02 times or more in a month or 03 times or more in a period during which the net debit cap is maintained, the SBV Operations Center shall request the SBV’s Governor to consider decreasing the participant’s net debit cap to the value of the participant’s deposited financial instruments/money, and maintain the participant’s margin ratio of 100% at the SBV Operations Center for 06 months from the date of the decision issued by the SBV’s Governor.

c) The SBV’s Governor shall also decide the minimum margin ratio specific to each participant to ensure safe operation of the NIEPS.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In case of temporary intraday increase in a participant’s net debit cap: the SBV Operations Center shall set the temporary intraday net debit cap and notify it to the participant immediately after the required amount of financial instruments/money is fully deposited;

b) In case of initial net debit cap: the participant that uses low-value payment services shall deposit financial instruments/money and submit a request for setting a net debit cap to the SBV Operations Center. Within 07 working days from its receipt of deposited financial instruments/money and request for setting a net debit cap from the participant, the SBV Operations Center shall set the net debit cap and notify it in writing to the participant.

5. Returning or replacing deposited financial instruments/money

a) Financial instruments deposited to establish net debit caps shall be returned or replaced in accordance with SBV’s regulations on depositing and use of financial instruments at SBV;

b) Within 03 working days from the day on which the SBV’s web portal posts the information that a participant stops using low-value payment services or a participant has fulfilled their obligations towards the SBV on the NIEPS, the SBV Operations Center shall return money deposited to establish net debit cap to that participant.

Article 18. Lack of net debit caps in low-value payment

In case where the sum of amounts on payment orders of a participant exceeds their existing net debit cap, the following actions shall be taken:

1. The NIEPS will automatically request the participant to increase their net debit cap as prescribed in Clause 3 Article 16 of this Circular for processing their payment order.

2. When the participant’s existing net debit cap is sufficient, payment orders will be processed on a first in, first out (FIFO) basis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Clearing settlement

NPSC shall perform clearing settlement operations as follows:

1. Stop receiving low-value payment orders throughout the system.

2. Check and calculate existing net debit caps for the low-value payment orders for which existing net debit caps are not available.

3. Reject low-value payment orders from participants and affiliated participants whose existing net debit caps are exceeded.

4. Calculate the difference between receivables and payables of each participant whose existing net debit cap is sufficient according to their low-value payment orders;

5. The clearing settlement result will be automatically recorded by the checking account processing and data verification module.

Article 20. Monitoring and notifying clearing settlement status

The SBV Operations Center shall monitor the clearing settlement status via the NIEPS in the following order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. If the participant’s funds are insufficient, notify the participant of such insufficiency and request them to increase their funds; monitor the addition of money to the participant’s checking account.

3. If the clearing settlement is still unsuccessful after the cut-off time for receipt of high-value payment orders because of the participant's insufficient balance, the SBV Operations Center shall prepare a report on the participant's insufficient balance using Form No. TTLNH-25 in the Appendix enclosed herewith, and send it to the NIEPS operator and that participant.

Article 21. Processing of net settlement results from other systems

1. The NIEPS is allowed to receive and process net settlement results from the automated clearing house, card clearing house and other clearing houses.

2. Net settlement results are processed adopting the batch processing (batch settlement) method on the basis of settling participants’ checking account balances. The ECH manager shall monitor the settlement status on the NIEPS to update the clearing limit for the settling participant.

a) Where at least a settling participant’s checking account balance is insufficient to make settlement:

 (i) The settling participant shall overdraw its account within the overdraft limit in accordance with SBV's regulations on overdraft and overnight lending in interbank electronic payment to process the net settlement result;

 (ii) If the settling participant’s checking account balance is still insufficient for the net settlement when their overdraft limit is reached, the net settlement result shall be moved to the settlement queue. When the settling participant’s checking account balance is sufficient, the processing of the net settlement result will be resumed;

 (iii) The ECH manager shall check the processing status of net settlement results in the queue on the NIEPS by sending inquires; notify and request the settling participant whose checking account balance is insufficient for net settlement to increase their checking account balance from their own funds or through monetary market transactions or mutual lending on the interbank market as prescribed by the SBV for making net settlement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 (v) If the settling participant’s account balance is insufficient for settlement at the NIEPS’s cut-off time for receipt of high-value payment orders, the SBV Operations Center shall prepare a report on the participant's insufficient balance using Form No. TTLNH-25 in the Appendix enclosed herewith, and send it to the ECH manager and that participant.

The settling participant whose account balance is insufficient must make a certificate of clearing loan indebtedness using Form No. TTLNH-28 in the Appendix enclosed herewith, and send it to the SBV Operations Center for making the net settlement at the interest rate on overnight loans in interbank electronic payment and loans for making clearing settlement imposed by the SBV’s Governor in each period. The SBV Operations Center shall grant loan and send a notification thereof to the ECH manager for decreasing the electronic clearing limit of the settling participant that incurs clearing loan debt to zero until the debt is fully recovered by the SBV Operations Center, and provide information on that participant to the Payment Department for monitoring. After the debt has been fully recovered, the SBV Operations Center shall give notification to the ECH manager and the Payment Department;

b) Where at least a settling participant must obtain loan for making net settlement:

 (i) At the beginning of the working day following the day on which the settling participant gets a loan for making net settlement and before the net settlement result is sent by the ECH manager, the borrowing participant must pay both principal and interest to the SBV. If the borrowing participant fails to pay debt, the SBV Operations Center shall proactively collect debt (including principal and interest) by withdrawing money from (debiting) that participant's checking account in VND opened at the SBV Operations Center on the principal first, interest later basis;

 (ii) At the end of the working day following the day on which the settling participant gets a loan for making net settlement, if the debt is still not yet collected in full after the debt collection measure has been taken as prescribed in Point b(i) of this Clause, the SBV Operations Center shall record the entire unpaid outstanding debt as overdue debt. The interest rates on overdue principal and late interest payment shall be those on overdue principal and late interest payment of overnight loans imposed according to SBV’s regulations on overdraft and overnight lending in interbank electronic payment. The SBV Operations Center shall inform the ECH manager of total outstanding debt (including principal and interest) to be paid by the borrowing participant.

The ECH manager shall distribute risk-sharing obligations to other participants involved in the settlement to repay debt to the SBV Operations Center as prescribed in Point c of this Clause;

c) Distributing risk-sharing obligations in case a settling participant that has got loan for making net settlement (borrowing participant) is incapable of repaying loan debt (including principal and interest):

 (i) On the working day following the day on which the SBV Operations Center informs the ECH manager of its failure to fully collect debts arising from the loan granted for making net settlement and total debt amount (including principal and interest) that borrowing participants have to repay to the SBV as prescribed in Point b(ii) of this Clause, the ECH manager shall distribute risk-sharing obligations to other participants involved in the net settlement using the following formula:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ai: Amount of money that the settling participant i must pay to the SBV as repayment of loan debt (including principal and interest) in order to share risks posed to the borrowing participant that is incapable of repaying loan debt (including principal and interest);

Di: Difference between total amount payable by the borrowing participants and the amount payable by the participant i in the settlement session;      

D: Difference between total amount payable by the borrowing participants and total amount payable by other participants in the settlement session;

D(x): Difference between the amount payable by the borrowing participant that is incapable of repaying loan debt and total amount payable by other borrowing participants;

M: Total loan debt (including principal and interest) that borrowing participants have to repay to the SBV;

 (ii) After calculating and determining the amount of money that each participant involved in the net settlement is obliged to repay as a way to share risks, the ECH manager shall inform it to the SBV Operations Center to withdraw money from (debit) that participant's checking account opened at the SBV Operations Center to collect loan debts (including principal and interest) of borrowing participants; concurrently, inform settling participants of such event;

 (iii) If there is at least a participant’s checking account balance is not sufficient for fulfillment of risk-sharing obligation, the SBV Operations Center shall inform the situation to the ECH manager and that participant to increase their checking account balance. In addition, the SBV Operations Center shall monitor the balance on that participant’s checking account opened at the SBV Operations Center to continue withdrawing money from (debiting) that account until the amount of money to be paid by that participant to share risks is collected in full;

 (iv) By the end of the working day on which the ECH manager calculates and informs each settling participant of their risk-sharing obligations, if any settling participant's checking account balance is insufficient for fulfillment of risk-sharing obligation, the SBV Operations Center shall inform the situation to the ECH manager and that participant to calculate and decrease that participant’s electronic clearing limit. In addition, the SBV Operations Center shall collect the unpaid amount by proactively withdrawing money from (debiting) that participant’s margin account for setting electronic clearing limit (if any). If a participant's risk-sharing obligation is still not yet fulfilled after that participant's margin account for setting electronic clearing limit has been withdrawn (debited), the SBV Operations Center shall request the ECH manager to consider suspending the provision of payment services through the electronic clearing house to that participant;

d) Reimbursing amounts that settling participants pay as a way to share risks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



On the working day following such 05-working day period, if the loan debt (including principal and interest) is not yet fully repaid, the SBV Operations Center shall proactively withdraw money from (debit) that participant’s checking account opened at the SBV Operations Center to collect debt, and inform the ECH manager of the collected amount;

On the next working day, if the loan debt (including principal and interest) is not yet collected in full after withdrawing money from (debiting) the borrowing participant’s checking account, the SBV Operations Center shall request the financial instruments depository to transfer the ownership of financial instruments which are deposited to set the electronic clearing limit from that participant to the SBV (in case these financial instruments are deposited at the financial instruments depository) or proactively transfer the ownership of such financial instruments from that participant to the SBV (in case these financial instruments are deposited directly at the SBV Operations Center);

Such financial instruments shall be settled for debt collection in accordance with SBV’s regulations;

 (ii) Based on the amount collected according to the notice of the SBV Operations Center and the ratio (%) of the amount of money to be paid by each settling participant as a way to share risks to total loan debt payable (including principal and interest), the ECH manager shall calculate the specific reimbursement to each participant that has fulfilled risk-sharing obligations, and inform it to the SBV Operations Center to remit money to (credit) that participant's checking account; concurrently, shall inform that participant of this;

 (iii) If the borrowing participant goes bankrupt, the SBV is entitled to receive debt repayments as prescribed by the Law on bankruptcy and reimburse settling participants that have fulfilled risk-sharing obligations according to the set distribution rate within the extent of collected debt amount.

3. Whenever batch settlement demand arises, the ECH manager shall create a batch settlement request using Form No. TTLNH-30 in the Appendix enclosed herewith, append its electronic signature thereto and send it to the NPSC for processing.

4. The ECH manager is allowed to cancel the unsuccessful settlement batch which has been sent to the NPSC for managing the order of priority and matching the account balance of each participant involved in the settlement batch.

5. Whenever the settlement batch is successfully processed and recorded by the NPSC, the NIEPS shall automatically create and send batch settlement transactions to participants and affiliated participants involved in the settlement batch. Participants and affiliated participants shall receive, control and print out such batch settlement transactions and keep record of them in accordance with current regulations of law.

6. After data verification is completed by the NIEPS, relevant units shall print out and verify data about batch settlement transactions within the same day to ensure data matching on the NIEPS. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 (i) The verification sheet of settlement batch results (Form No. TTLNH-31 in the Appendix enclosed herewith) received from the NPSC;

 (ii) The report on verification of settlement batch results (Form No. TTLNH-32 in the Appendix enclosed herewith);

v) The ECH manager shall verify data included in:

 (i) The summary report on batch settlement results (Form No. TTLNH-33 in the Appendix enclosed herewith) sent to the NPSC;

 (ii) The verification sheet of settlement batch results (Form No. TTLNH-31 in the Appendix enclosed herewith) received from the NPSC;

c) Participants and affiliated participants involved in the settlement batch shall verify data included in the verification sheet of batch settlement results (Form No. TTLNH-34 in the Appendix enclosed herewith).

7. Dealing with erroneous batch settlement report

Relevant units shall contact and cooperate with the NIEPS operator in considering and dealing with errors found in reports or during data verification of batch settlement.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 22. Rules for processing payment orders, queue, settlement and release

1. Processing rules

a) Payment orders on the NIEPS shall be processed in the following order of priority: low-value clearing results, net settlement results from other systems, high-value payment orders and foreign currency payment orders;

b) Payment orders for which funds are not sufficient shall be moved to the queue and processed according to Clause 2 of this Article;

c) If low-value clearing results and net settlement results from other systems are already in the queue, the high-value payment orders of banks with insufficient funds that join the queue later will have to wait.

2. Queue processing

In case a participant's account balance is insufficient for payment, the NPSC shall:

a) Retain high-value payment orders or low-value clearing results or net settlement results from other systems in VND in the queue;

b) Retain foreign currency payment orders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Queue management:

 (i) Periodically examine checking account balances;

 (ii) Make settlement in the following order: low-value clearing results, net settlement results from other systems, high-value payment orders and foreign currency payment orders if the checking account balance in the corresponding currency is sufficient;

 (iii) Process cancellation orders on a FIFO basis.

3. Participants and affiliated participants may only cancel high-value payment orders and foreign currency payment orders in the settlement queue, and low-value payment orders in the processing queue at the NPSC;

a) When receiving a cancellation order from the order-creating unit, the NPSC shall verify its validity according to the logbook;

b) If the cancellation order is valid and the payment order to be cancelled is standing in the settlement queue (for high-value payment orders and foreign currency payment orders) or in the processing queue (for low-value payment orders) at the NPSC, the cancellation will proceed, and the cancellation result will be notified to the order-creating unit. If the payment order to be cancelled is not standing in the queue, its status will be sent by the system to the order-creating unit.

Article 23. Dealing with insufficient checking account balance

1. Regarding high-value payment orders in VND:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In case the State Treasury’s checking account balance is not sufficient for making payment or the participant has reached the overdraft limit granted by the SBV but their checking account balance is still insufficient for making payment, their payment order will be moved to the settlement queue and processed when the State Treasury or that participant’s checking account balance is sufficient;

c) A participant may increase their checking account balance from their own funds or through monetary market transactions (except the State Treasury) or mutual lending on the interbank market as prescribed by SBV’s regulations on lending and borrowing activities, repo and reverse repo transactions involving financial instruments among credit institutions and foreign bank branches;

d) At the cut-off time for receipt of high-value payment orders, if a participant’s checking account balance is insufficient for making settlement, their high-value payment orders in the settlement queue will be automatically cancelled. Participants and affiliated participants shall check the status of these payment orders by sending inquiries.

2. Regarding foreign currency payment orders:

a) A participant shall increase their checking account balance from their own funds or by getting loans from other participants (except the State Treasury) as prescribed by SBV’s regulations on lending and borrowing activities, repo and reverse repo transactions involving financial instruments among credit institutions and foreign bank branches;

b) At the cut-off time for receipt of foreign currency payment orders, if the balance on a participant’s checking account in the corresponding currency is insufficient for making settlement, their foreign currency payment orders in the settlement queue will be automatically cancelled. Participants and affiliated participants shall check the status of these payment orders by sending inquiries.

3. Regarding low-value clearing results:

a) A participant (except State Treasury) may overdraw within their granted overdraft limit according to SBV’s regulations on overdraft and overnight lending in interbank electronic payment to process clearing results;

b) A participant may increase their checking account balance from their own funds or through monetary market transactions (except the State Treasury) or mutual lending on the interbank market as prescribed by SBV’s regulations on lending and borrowing activities, repo and reverse repo transactions involving financial instruments among credit institutions and foreign bank branches;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) After withdrawing money from (debiting) the margin account for setting the net debit cap of the State Treasury, if the State Treasury’s checking account balance is still insufficient for making clearing settlement, the SBV Operations Center shall notify the State Treasury of such insufficient balance.

Upon receipt of the notice of its insufficient balance from the SBV Operations Center, the State Treasury shall adopt measures for increasing its account balance within the day to process clearing results. If the State Treasury is unable to increase its account balance within the day, the SBV Operations Center shall temporarily record the arrears as receivables from the State Treasury. The SBV Operations Center shall remove such receivables after it fully collect such arrears by withdrawing money from (debiting) the checking account of the State Treasury or such arrears are fully repaid by the State Treasury. The State Treasury is subject to the consideration as prescribed in Point a Clause 4 Article 37 of this Circular.

4. Net settlement results from other systems shall be processed in accordance with Clause 2 Article 21 of this Circular.

Article 24. Dealing with participants’ overdue clearing loans

1. On the working day following the day on which a participant gets a clearing loan, the SBV Operations Center shall proactively withdraw money from (debit) the participant’s checking account in VND opened at the SBV Operations Center for debt collection.

At the end of the working day following the day on which the participant gets a clearing loan, if the participant fails to fully repay the loan debt (including principal and interest), the SBV Operations Center shall record the unpaid outstanding debt as overdue debt. The interest rates on overdue principal and late interest payment shall be those on overdue principal and late interest payment of overnight loans imposed according to SBV’s regulations on overdraft and overnight lending in interbank electronic payment.

2. On the working day following the day on which the clearing loan debt is recorded as overdue, the SBV Operations Center shall withdraw money from (debit) the participant’s checking account in VND opened at the SBV Operations Center for collecting overdue debt (including overdue principal, overdue interest, penalty interest on late payment of principal, and interest on overdue interest) on the principal first, interest later basis, and notify such debt collection to the participant.

At the end of the working day, if the overdue debt is not yet collected in full after withdrawing money from (debiting) the participant’s checking account in VND opened at the SBV Operations Center, the SBV Operations Center shall share the remaining overdue debt among other participants engaged in the clearing settlement session (except the State Treasury) and notify the amount to be contributed by each participant (hereinafter referred to as “contribution”). The contribution of each participant is calculated using the following formula:

Contribution by the participant i =

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A: Total remaining overdue debt to be shared to participants.

Bi: Average low-value payment made by the participant i within 20 working days before the clearing loan is granted.

C: Total average low-value payment made by all participants among whom the remaining overdue debt will be shared within 20 working days before the clearing loan is granted.

n: Number of participants among which the remaining overdue debt is shared.

i: from 1 to n.

If a participant has used low-value payment services on the NIEPS for a period of less than 20 working days, the number of working days for which that participant has participated in the NIEPS shall apply.

3. Procedures for sharing the remaining overdue debt to participants engaged in the clearing settlement session:

On the working day following the day on which the SBV Operations Center notifies the contribution by each participant, the SBV Operations Center shall withdraw money from (debit) that participant’s checking account and transfer such withdrawn amount to its account;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Reimbursing contributions to participants

a) Within 05 working days from the day on which the SBV Operations Center notifies each participant of their contribution, the participant that took the loan (borrowing participant) shall take all necessary measures for fully repaying the loan debt (including principal and interest). On the working day following such 05-working day period, if the loan debt is not fully repaid, the SBV Operations Center shall proactively withdraw money from (debit) the borrowing participant’s checking account opened at the SBV Operations Center to collect and transfer the arrears to its account;

On the next working day, if the arrears are still not collected in full after withdrawing money from (debiting) the borrowing participant’s checking account, the SBV Operations Center shall request the financial instruments depository to transfer the ownership of financial instruments which are deposited to set the net debit cap from that participant to the SBV (in case these financial instruments are deposited at the financial instruments depository) or proactively transfer the ownership of such financial instruments from that participant to the SBV (in case these financial instruments are deposited directly at the SBV Operations Center);

Such financial instruments shall be settled for debt collection in accordance with SBV’s regulations;

b) After receiving full repayment of the loan debt as prescribed in Point a of this Clause, the SBV Operations Center shall, based on the received amount, and ratio (%) of the contribution by each participant to total overdue debt to be shared, calculate and make reimbursement (including principal and interest as determined in Point a of this Clause) to each participant.

5. If the borrowing participant goes bankrupt, the SBV is entitled to receive debt repayments as prescribed by the Law on bankruptcy and make reimbursement to the participants that have made contributions according to the set contribution ratio within the extent of collected debt amount.

Chapter V

CORRECTION OF ERRORS IN INTERBANK ELECTRONIC PAYMENT

Article 25. Rules for correction of errors in NIEPS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Errors must be corrected immediately upon detection without causing delay to the payment process. Errors are corrected following rules and methods for correction of errors in accounting.

3. The entity or individual that makes the error or violates any of the error correction rules or methods shall be liable to damage caused to relevant parties.

Article 26. Cancellation and return of payment orders at participants and affiliated participants

1. Rules

a) A payment order may only be cancelled in the following cases:

 (i) The payment order is created but yet to be sent. In this case, it may be cancelled by the order-creating unit.

 (ii) The payment order has been sent to the NPSC and is still in the settlement queue (for high-value payment orders and foreign currency payment orders) or in the processing queue (for low-value payment orders). In this case, instructions in Point b Clause 1 Article 29 of this Circular shall apply;

b) A payment order may only be returned in the following cases:

 (i) A debit order may only be returned when the order-creating unit has not yet credited the client’s account or has credited the client’s account but has successfully recovered the credited amount;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Documents on cancellation and return of payment orders

a) Documents on cancellation of payment orders include:

 (i) The order for cancellation of a debit order which is valid as a credit order, created and sent to the order-receiving unit by the order-creating unit to cancel the erroneous debit order (to return the amount in full);

 (ii) The order for cancellation of a credit order which is created by the order-creating unit to cancel its credit order in the queue;

b) Documents on return of payment orders include:

 (i) Request for return of payment order which is created and sent by the order-creating unit to request the order-receiving unit to return the erroneous credit order, specifies whether the error is made by the order-creating unit or the client, and is used as the basis for the order-receiving unit to create a credit order to return money to the order-creating unit if the money has been fully recovered;

 (ii) Notification of refusal of request for return of payment order which is created and sent by the order-receiving unit to reject the order-creating unit’s request for return of credit order because the money cannot be recovered from the client.

3. Affiliated participants shall process cancellation and return of payment orders in the same manner as high-value payment orders.

Article 27. Error correction by order-creating units

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If a payment order is found erroneous before the approver adds his/her electronic signature for sending, the approver and the controller shall refuse to approve the payment order, and the creator shall correct it according to original records;

b) If a payment order is found erroneous after the approver adds his/her electronic signature for sending, it is mandatory to make a record of cancellation of the erroneous payment order which must clearly specify the order symbol, time and date of cancellation, and bear the signatures of the approver, the controller and the creator who are involved in such erroneous payment order. Such record shall be retained separately, and then, the approver shall refuse to approve the payment order and transfer it to the creator who shall correct it according to original records.

2. Correction of errors after a payment order is sent

When an error such as incorrect amount or confusion between credit account and credit account is found, the order-creating unit shall promptly notify the order-receiving unit for taking appropriate error correction measure. The order-creating unit shall make a record using Form No. TTLNH-23 in the Appendix enclosed herewith and take the following steps:

a) In case of insufficient amount:

Based on the record, the order-creating unit shall create and send an additional payment order to the order-receiving unit to make up for the difference. This additional payment order must clearly specify the text “the amount is added to the debit (or credit) order No………… date……….. with an amount of…………” and be recorded in accordance with current regulations of law;

b) In case of excess amount:

 (i) Regarding a credit order containing an excess amount:

Based on the record, the order-creating unit shall make and send a request for return of the credit order to the order-receiving unit; make a transfer note, record and monitor the process in accordance with current regulations of law. The text “the error is made by the order-creating unit” must be clearly specified in the reason field of the request;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the request for return of credit order is refused by the order-receiving unit because the excess amount cannot be recovered from the client, the order-creating unit shall establish a council to determine accountability and damages to be paid by the error maker;

 (ii) Regarding a debit order containing an excess amount:

Based on the record, an order for cancellation of debit order is created and sent to the order-receiving unit in order to cancel the excess amount on the debit order; the process will be recorded in accordance with current regulations of law. If money has been transferred to the client but the client’s account balance is insufficient for processing the order for cancellation of the debit order containing the excess amount, the order-creating unit shall record the excess amount as an amount receivable (from account of the error maker), and then take all necessary measures for recovering the excess amount, including cooperation with the order-receiving unit and competent authorities. If the excess amount cannot be recovered, the order-creating unit shall establish a council to determine accountability and damages to be paid by the error maker. When receiving a notification of return of money from the client, the order-creating unit shall process and record it in accordance with current regulations of law;

c) In case of confusion between credit account and debit account:

The order-creating unit shall make a record and create an order for cancellation of debit order (if confusion between credit account and debit account is found in a credit order) or a request for return of credit order (if confusion between credit account and debit account is found in a debit order) to completely cancel the erroneous order, and then create and send a correct payment order to the order-receiving unit; concurrently, record the process in accordance with current regulations of law. If confusion between credit account and debit account is found in a debit order, when receiving a credit order from the order-receiving unit to return the wrongly transferred amount, the order-creating unit shall record the received amount in accordance with current regulations of law.

Article 28. Error correction by order-receiving units

1. Where a payment order is found erroneous because of a technical error or fraud before it is recorded, the order-receiving unit shall record the received order but cooperate with the order-creating unit and the NIEPS operator in handling the case.

2. Regarding a payment order containing insufficient amount:

When receiving an additional payment order from the order-creating unit, the order-receiving unit shall compare it with the erroneous payment order before recording it.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If the error is found before money is transferred to the client

If the order-receiving unit receives the request for return of the excess amount before it receives the erroneous payment order, the order-receiving unit shall log such erroneous payment order for further processing. When receiving the erroneous payment order, the order-receiving unit shall compare it with the received request for return of the excess amount, and, if data is matched, record the payment in accordance with current regulations of law;

 (i) Regarding a credit order containing an excess amount: when receiving the request for return of the excess amount, the order-receiving unit shall create a credit order to return the excess amount to the order-creating unit;

 (ii) Regarding a debit order containing an excess amount: the order-receiving unit shall monitor and process the order for cancellation of debit order received from the order-creating unit;

b) Where the request for return of the excess amount is received from the order-creating unit after the money has been transferred to the client, the order-receiving unit shall log the erroneous payment order and take the following steps:

Regarding a credit order containing an excess amount: When receiving a valid request for return of the credit order containing the excess amount from the order-creating unit, the order-receiving unit shall:

 (i) If the client’s checking account balance is sufficient, the order-receiving unit shall, based on the request for return of the credit order, freeze/recover the excess amount to create a credit order according to provisions of the Circular prescribing opening and use of checking accounts at payment service providers. Within 01 working day from the receipt of the request for return of credit order, the order-receiving unit shall return the excess amount to the order-creating unit;

 (ii) If the client’s checking account balance is insufficient, the order-receiving unit shall log the unprocessed request, freeze the client’s account and request the client to deposit money in order to fulfill the request (the amount frozen shall not exceed the requested excess amount). When the client deposits money or the client's account balance is sufficient, the accountant shall remove the unprocessed request in the logbook, make and send a credit order to the order-creating unit;

 (iii) Where the client is insolvent or the client's residence cannot be found, the order-receiving unit shall play the leading role and cooperate with the order-creating unit and competent authorities in implementing measures for recovering money. If the money cannot be recovered or cannot be fully recovered, the order-receiving unit shall refuse the request for return of credit order; issue a notice of refusal in which reasons for refusal must be clearly stated; return the recovered amount of money (if any) to the order-creating unit; and remove the unprocessed request for return of credit order in the logbook.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If a payment order contains incorrect type number, transaction number or currency, or the unit serving the recipient is not the order-receiving unit or its affiliated unit, the following actions shall be taken:

a) If a credit/debit order has been received but yet to be recorded by the order-receiving unit, the order-receiving unit shall record it as payable/receivable, and create a payment order and send it to the order-creating unit. The order-receiving unit must not transfer money;

b) Regarding processed payment orders, the order-receiving unit shall follow provisions in Point b Clause 3 of this Article.

Article 29. Cancellation and return of payment orders at request of clients

1. Processing by the order-creating unit

When receiving a request for cancellation of a credit order or debit order from a client, the order-creating unit shall check validity of records and compare them with the order to be cancelled. If the records are invalid, the order-creating unit will return them to the client and give reasons for such return. If the records are valid, the order-creating unit will follow the following steps:

a) If the payment order has not been processed or sent, it will be cancelled in accordance with Article 26 of this Circular; the order-creating unit shall issue a notice of acceptance of the client’s cancellation request and will not process such payment order;

b) If a high-value payment order, foreign currency payment order or debit order has been executed and sent but is still in the settlement queue (because the checking account balance in the corresponding currency is insufficient) or a low-value payment order has been executed and sent but is still in the processing queue at the NPSC, it will be cancelled as follows:

 (i) Regarding request for cancellation of a credit order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The approver must check to ensure the accuracy and the consistency of information on the cancellation order made by the creator and that on the client’s request. If they are consistent, the approver shall add his/her electronic signature to the cancellation order and send it;

The NPSC will send a notice of the cancellation process to the order-creating unit. The order-creating unit shall check the information on the notice, and, if the cancellation is successful, record it in accordance with current regulations of law; if the cancellation is unsuccessful (because the payment order is no longer in the queue), the order-creating unit shall follow the procedures for return of payment order as prescribed in Point c Clause 1 of this Article;

 (ii) Regarding an order for cancellation of a debit order:

Provisions in Point a Clause 2 Article 26 of this Circular shall apply;

c) If a payment order has been processed and sent, and recorded by the NPSC, the order-creating unit shall create a request for return of the payment order, and follow these instructions:

 (i) Regarding request for return of a credit order:

Based on the client’s valid request for cancellation of payment order, the creator shall add necessary elements to the return request which is made using Form No. TTLNH-06 in the Appendix enclosed herewith and add his/her electronic signature to the return request. The electronic message about the request for return of credit order must bear the text “the error is made by the client”;

The approver must check to ensure the accuracy and the consistency of information on the return request made by the creator and that on the client’s request for cancellation of payment order. If they are consistent, the approver will add his/her electronic signature to the return request and send it to the order-receiving unit;

When receiving the full amount of money (of the cancelled credit order) returned by the order-receiving unit, the order-creating unit shall follow procedures to return money to the client;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Based on the successfully processed order for cancellation of payment order, the order-creating unit shall follow procedures for withdrawing the credited amount from the client’s account and transferring it to the order-receiving unit.

2. Processing by the order-receiving unit:

When receiving the request for return of a credit order or an order for cancellation of a debit order from the order-creating unit, the order-receiving unit shall check the validity of the return request or the cancellation order, compare it with the received payment order, and follow return procedures;

a) If the return request is found erroneous, the order-receiving unit shall send the order-creating unit a notice of refusal of the request for return of credit order which is made using the Form No. TTLNH-07 in the Appendix enclosed herewith, and clearly specifies the reasons for such refusal; if the cancellation order is found erroneous, the order-receiving unit shall process it in the same manner as an erroneous incoming credit order;

b) Regarding a valid return request (or cancellation order):

 (i) If the incoming credit order is yet to be processed by the order-receiving unit, the order-receiving unit shall create and send a credit order for returning the requested payment order to the order-creating unit. Such credit order must clearly specifies information on the original payment order such as reference number and date of transaction;

 (ii) If the incoming credit order has been processed by the order-receiving unit:

Regarding request for return of a credit order: the order-receiving unit shall send the return request to the client. If the client agrees in writing or deposits cash or makes payment record for withdrawing money from his/her account to return money, the order-receiving unit shall create a credit order for returning money to the order-creating unit. If the client refuses the return request, the order-receiving unit shall gives a notice of refusal of the return request which must clearly specify the reasons for such refusal and send it to the order-creating unit;

Regarding an order for cancellation of an incoming debit order: the order-receiving unit shall send a notice of acceptance of such cancellation order to the client.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



When an element of a payment order is found incorrect (except the bank code, credit/debit classification, date, amount, currency, type of payment, record symbol, transaction type symbol, or the unit serving the recipient is not the order-receiving unit or its affiliated unit):  

1. The order-creating unit shall make a request for tracing using Form No. TTLNH-08 in the Appendix enclosed herewith for correcting information or the order-receiving unit shall make and send a request for tracing to the order-creating unit for correcting information.

2. Steps of processing of a request for tracing:

a) Creating an electronic message:

The creator enters information;

The approver checks entered information and adds his/her electronic signature;

The electronic message shall be sent to the NPSC; the electronic message shall be printed out and both persons will append their signatures to the printed electronic message;

b) Receiving the electronic message:

The approver checks the electronic signature;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Unless otherwise prescribed by law, the order-creating unit must respond the request for tracing sent by the order-receiving unit within 01 working day from its receipt of such request (using Form No. TTLNH-09 in the Appendix enclosed herewith). If the order-receiving unit does not receive any response within 02 working days from the day on which its request is sent, the credit order in question will be returned.

4. Retaining requests for tracing and responses thereto

Requests for tracing and responses bearing required signatures shall be retained together with original payment orders and used as the basis for making payment to clients.

Chapter VI

COMPARISON, REPORTS AND REPORT PROCESSING

Article 31. Payment result comparison

1. The payment result comparison is done on a daily basis when the NIEPS completes its end-of-day processing.

2. Data about successful intraday settlements at the NPSC is the basis for payment result comparison.

3. All payment orders created must be compared with data at the NPSC, participants and affiliated participants within the day, unless there is a technical error that makes participants and affiliated participants impossible to complete the comparison within the day.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. NPSC shall automatically create end-of-day data for participants and affiliated participants to compare.

6. Participants and affiliated participants shall receive such data and compare them with their data about payment orders actually sent and received within the day according to Clause 2 Article 33 of this Circular;

In case of errors, participants and affiliated participants must notify and cooperate with the NIEPS operator in resolving.

Article 32. Daily reports at SBV’s Operations Center

1. Preparation of daily reports by the NIEPS

After completing comparison of daily money transfers, the SBV’s Operations Center shall prepare (create) electronic reports on transactions on the NIEPS, which consist of:

a) Report on transactions conducted by affiliated participants (Form No. TTLNH-10 in the Appendix enclosed herewith);

b) Report on transactions conducted by participants (Form No. TTLNH-11 in the Appendix enclosed herewith);

c) Money transfer balance sheet (Form No. TTLNH-12 in the Appendix enclosed herewith);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Form No. TTLNH-14 in the Appendix enclosed herewith;

e) Consolidated recording results (Form No. TTLNH-15 in the Appendix enclosed herewith);

g) Report on high-value payments (Form No. TTLNH-24 in the Appendix enclosed herewith).

2. Report processing

a) The controller of the SBV’s Operations Center shall control both physical and electronic copies of daily reports, and check balance sheets as prescribed in this Circular to ensure their accuracy and consistency;

b) Daily reports of the NIEPS shall be retained after they are controlled and compared, and signed by the controller. Retention of daily reports of the NIEPS shall comply with the following provisions:

 (i) Physical copies of reports which bear adequate seals and signatures shall be retained according to regulations on retention of physical records;

 (ii) Electronic copies of daily reports of the NIEPS shall be retained according to regulations on electronic records.

Article 33. Preparation and processing of reports by participants and affiliated participants

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Report on outgoing money transfers (Form No. TTLNH-16 in the Appendix enclosed herewith);

b) Report on incoming money transfers (Form No. TTLNH-17 in the Appendix enclosed herewith);

c) Outgoing money transfer comparison (Form No. TTLNH-18 in the Appendix enclosed herewith);

d) Incoming money transfer comparison (Form No. TTLNH-19 in the Appendix enclosed herewith);

dd) Payment results (Form No. TTLNH-20 in the Appendix enclosed herewith).

2. Report processing

a) Control

 (i) Total debit/credit amount in Form TTLNH-16 must equal that in Form TTLNH-18;

 (ii) Total debit/credit amount in Form TTLNH-17 must equal that in Form TTLNH-19;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Error correction:

If an error is found, the relevant affiliated participant shall contact and cooperate with the NIEPS operator to correct it.

3. Reports to be prepared by participants:

a) Report on outgoing money transfers (Form No. TTLNH-16 in the Appendix enclosed herewith);

b) Report on incoming money transfers (Form No. TTLNH-17 in the Appendix enclosed herewith);

c) Outgoing money transfer comparison (Form No. TTLNH-18 in the Appendix enclosed herewith);

d) Incoming money transfer comparison (Form No. TTLNH-19 in the Appendix enclosed herewith);

dd) Payment results (Form No. TTLNH-20 in the Appendix enclosed herewith);

e) Payment results (Form No. TTLNH-21 in the Appendix enclosed herewith).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 34. Monthly reports

Apart from the report forms mentioned in Article 36 and Article 37 of this Circular, the units shall submit reports in accordance with SBV’s regulations on information provision and reporting.

Chapter VII

PARTICIPATION IN, USE OF SERVICES OF AND WITHDRAWAL FROM NIEPS

Article 35. Participation in NIEPS

1. Participation in the NIEPS

a) Banks, foreign bank branches, and the State Treasury that wish to participate in the NIEPS shall submit an application for participation in the NIEPS using Form No. TTLNH-01 in the Appendix enclosed herewith to the SBV (the NIEPS operator) online, by post, or in person;

b) Banks, foreign bank branches, and the State Treasury that wish to have their affiliated units to participate in the NIEPS shall submit an application for participation in the NIEPS using Form No. TTLNH-03 in the Appendix enclosed herewith to the SBV (the NIEPS operator) online, by post, or in person;

c) In order to use net settlement services, ECH managers must submit application for use of net settlement services using Form No. TTLNH-29 in the Appendix enclosed herewith online, by post or in person to the SBV (the NIEPS operator).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 36. Terms of service of NIEPS

1. In order to use services of the NIEPS, a participant must:

a) have a VND checking account opened at the SBV’s Operations Center;

b) have suitable foreign currency checking accounts opened at the SBV’s Operations Center if making payment in foreign currencies;

c) if making low-value payments, provide the SBV with a statement that it will get clearing loans if its account balance is insufficient at the settlement time, and will assume responsibility to accept indebtedness and repay the loan debt (including principal and interest) to the SBV; give indefinite-term or irrevocable authorization to the SBV's Operation Center to proactively withdraw money from (debit) its checking account or its margin account, and transfer the ownership of financial instruments (which are deposited to set net debit cap) for making clearing settlement, and fulfill risk-sharing obligation in case a settling participant has insufficient balance to make clearing settlement, got a loan but is unable to repay the loan debt;

d) satisfy the following personnel requirements:

 (i) There are at least 02 operators who are granted certificates of training in operation of the NIEPS by the SBV;

 (ii) The officer who is assigned or authorized to transmit and receive payment data and sign payment orders must have an electronic signature issued by the SBV in accordance with provisions of the SBV’s Circular on management and use of digital signatures, digital certificates and digital signature authentication services;

dd) satisfy the following technical requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 (ii) There is at least 01 primary transmission line and 01 backup transmission line with independent cable system connected to the NIEPS.

2. Affiliated participants  that are SBV’s affiliated units shall comply with provisions of Points d, dd Clause 1 of this Article.

3. In order to use services of the NIEPS, an affiliated participant must:

a) satisfy the requirements stated in Point d Clause 1 of this Article;

b) satisfy the following technical requirements for operation and use of the NIEPS:

 (i) There is a primary system and backup system for software and database;

 (ii) There is at least 01 transmission line connected to the NIEPS;

c) have an application form No. TTLNH-03 in the Appendix enclosed herewith submitted by the participant.

4. In order to use net settlement services, an ECH manager must:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) have provided the SBV with a prior agreement on fulfillment of clearing settlement obligations between the ECH manager and settling participants. Such agreement must include the indefinite-term and irrevocable authorization to the SBV's Operation Center to proactively withdraw money from (debit) participants’ checking accounts/margin accounts, and transfer the ownership of financial instruments (which are deposited to set electronic clearing limit) for making net settlement, and fulfill risk-sharing obligation in case a settling participant has insufficient balance to make the net settlement, got a loan but is unable to repay the loan debt as prescribed by the SBV’s Circular on provision of intermediary payment services; and a statement that settling participant will get clearing loans if its account balance is insufficient at the settlement time, and will assume responsibility to accept indebtedness and repay the loan debt (including principal and interest) to the SBV;

c) obtain a certification from the SBV's Operation Center that all participants of the NIEPS engaged in the settlement have provide margin for setting electronic clearing limits in accordance with provisions of SBV’s Circular on provision of intermediary payment services;

d) if there are changes in the NIEPS’s participants engaged in net settlement from other systems, provide the SBV (NIEPS operator) with a new list of participants engaged in net settlement (Form No. TTLNH-35 in the Appendix enclosed herewith) online, by post or in person;

dd) satisfy the following personnel requirements:

 (i) There are at least 02 operators who are granted certificates of training in operation of the NIEPS by the SBV;

 (ii) The officer who is assigned or authorized to transmit and receive settlement data and sign settlement batches must have an electronic signature issued by the SBV in accordance with provisions of the SBV’s Circular on management and use of digital signatures, digital certificates and digital signature authentication services;

e) satisfy the following technical requirements:

 (i) There is a primary system and backup system for software and database;

 (ii) There is at least 01 primary transmission line and 01 backup transmission line with independent cable system connected to the NIEPS.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Documents, certified by the SBV’s Operation Center, on depositing of financial instruments or money for setting net debit caps in interbank electronic payment (for low-value payment services) (except affiliated participants that are SBV’s affiliated units);

b) Authorization contracts or written agreements on fulfillment of the requirements in Clause 3 Article 9 of this Circular regarding payment of debts among participants (for debit order sending services);

c) Applications for provision of NIEPS services for participants and affiliated participants (Form No. TTLNH-26 in the Appendix enclosed herewith) as the case may be.

6. The NIEPS operator shall publish every change in the NIEPS services used by participants and affiliated participants on the SBV’s web portal.

Article 37. Termination and suspension of payment order sending services on NIEPS

1. When terminating the use of one or some payment order sending services on the NIEPS, banks, foreign bank branches and the State Treasury shall submit Form No. TTLNH-27 and ECH managers shall submit Form No. TTLNH-36 to the SBV (NIEPS operator) online, by post or in person.

2. The SBV’s Governor shall consider suspending provision of some payment services of the NIEPS for a participant or affiliated participant that fails to maintain fulfillment of personnel and technical requirements specified in Points d, dd Clause 1 Article 36 of this Circular or an affiliated participant that fails to maintain fulfillment of personnel and technical requirements specified in Points a, b Clause 3 Article 36 of this Circular until such requirements are fulfilled.

3. The SBV’s Governor shall consider suspending provision of payment order sending services on the NIEPS for a participant or affiliated participant having a technical error which interrupts the connection between the NIEPS and its system. To be specific:

a) If interruption occurs more than 04 times in a month, payment order sending services shall be suspended for 05 working days from the occurrence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) If interruption occurs more than 19 times in a year, payment order sending services shall be suspended for 01 month from the occurrence.

4. A participant or affiliated participant may be suspended from using low-value payment services in the following cases:

a) If the State Treasury’s balance is insufficient for settling clearing results as prescribed in Point d Clause 3 Article 23 of this Circular, the NIEPS operator shall request the SBV’s Governor to consider suspending provision of low-value payment services for the State Treasury until it fully pays the arrears;

b) If a participant’s balance is insufficient for settling clearing results after the cut-off time for receipt of high-value payment orders, the SBV’s Operations Center shall make a report on the participant's insufficient balance, and inform the case to the NIEPS operator. If a participant’s balance is insufficient twice a month or more, the NIEPS operator shall request the SBV’s Governor to consider suspending provision of low-value payment services for such participant for 01 month;

c) The suspension is made according to Clause 3 Article 24 of this Circular;

d) If a participant is unable to repay overdue debt of its clearing loan, which has to be shared among other participants, the SBV’s Operations Center will request the SBV’s Governor to consider suspending provision of low-value payment services for such participant. The suspension will last for 6 month from the day on which the SBV’s Governor gives written notification thereof to all relevant participants and affiliated participants.

5. If a participant is put under special control, the SBV’s Governor shall consider suspending provision of certain payment services of the NIEPS for such participant to ensure the safe operation of the NIEPS.

6. The NIEPS operator shall publish information on termination or suspension of provision of the NIEPS services for participants and affiliated participants on the SBV’s web portal.

Article 38. Termination of membership of NIEPS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The participant has fully paid debts incurred during its participation in the NIEPS, annual fees and payment service fees (if any), and has submitted a request for withdrawal from the NIEPS (Form No. TTLNH-02 in the Appendix enclosed herewith) to the SBV (the NIEPS operator) online, by post or in person;

b) The participant is dissolved, bankrupt, merged or consolidated (in this case, the participant's membership is automatically terminated);

c) The participant’s VND checking account opened at the SBV's Operations Center is closed.

2. Upon its receipt of a request for withdrawal from the NIEPS, the NIEPS operator shall suspend provision of payment order sending services for the requesting participant or affiliated participant, and send a written request to the SBV’s Operations Center or the SBV’s provincial branch where the checking account of that participant or affiliated participant is opened for certification of fulfillment by that participant or affiliated participant of obligation to pay debts incurred during its participation in the NIEPS, annual fees and payment service fees (if any).

3. The NIEPS operator shall publish information on termination of membership of participants and affiliated participants on the SBV’s web portal.

Chapter VIII

MANAGEMENT AND OPERATION OF NIEPS

Article 39. NIEPS operating board

1. The NIEPS operating board is established under the decision of the SBV’s Governor and consists of: the board’s head who is the SBV’s Deputy Governor, and members who are senior representatives of the Information Technology Department, the Payment Department, the SBV’s Operations Center, and heads of some other units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Provide advice for the SBV’s Governor about NIEPS development strategies and plans;

b) Provide advice for the SBV’s Governor about formulation and management of legal framework for comprehensive risk management of the NIEPS;

c) Provide advice for the SBV’s Governor about other foreign currencies used on the NIEPS as prescribed in Clause 1 Article 1 of this Circular;

d) Provide advice for the SBV’s Governor about making of the decisions on the issues specified in Points a, c Clause 3 Article 17; Clauses 2, 3, 5 Article 37 of this Circular;

dd) Provide advice for the SBV’s Governor about promulgation of regulations on operation and use of NIEPS which must include regulations on working hours and correction of technical errors encountered by the NIEPS;

e) Perform other tasks of managing, operating and using the NIEPS specified in its operation regulations according to decision of the SBV's Governor.

Article 40. NIEPS operator

1. Directly operate the NIEPS.

2. Take charge of receiving and processing inquiries, and providing instructions on implementation of provisions of Articles 35, 36, 37, 38 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Submit monthly reports to the NIEPS operating board and the Payment Department on status and operating time of the NIEPS in accordance with SBV’s regulations on statistical reporting.

Chapter IX

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF RELEVANT UNITS

Article 41. Rights and obligations of participants and affiliated participants

1. Participants and affiliated participants are entitled to:

a) Use payment services provided by the NIEPS;

b) Request the NPSC to confirm its receipt of payment orders they sent and provide information about execution of such payment orders on the NIEPS;

c) Request the NPSC to cancel payment orders in accordance with provisions of this Circular;

d) An affiliated participant will inherit the right to use high-value payment services of the participant to which it is affiliated;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Participants and affiliated participants have the following responsibilities:

a) Each participant shall manage payment and settlement activities and net debit caps on the NIEPS under its management;

b) Each participant shall receive and process electronic data from the NPSC at the end of each working day.  Such data includes:

 (i) Recorded amounts receivable (payable) to the participant’s checking accounts;

 (ii) Recorded amounts receivable (payable) to each affiliated participant, according to which the participant shall record and settle payments on behalf of its affiliated participants;

 (iii) Every one of outgoing and incoming payment orders of all affiliated participants on the NIEPS;

c) A participant shall inform and instruct its affiliated participants to implement the SBV’s documents and directives regarding interbank electronic payment;

d) Adhere to regulations on creation and transmission of payment orders via the NIEPS; take responsibility for the accuracy of figures and information in the payment orders;

dd) Cooperate with the NIEPS operator, other participants and affiliated participants in correction of errors that occur during the operation of the NIEPS and switching over to the backup system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Implement regulations on fees and fee management in the NIEPS specified in Article 11 of this Circular;

h) Do not reveal or provide information obtained from the NIEPS to any third parties, unless such information is requested by a competent authority as prescribed by law;

i) A participant must share the overdue debt of clearing loans taken by other participants;

k) Each participant must maintain its checking account balance to execute payment orders and clearing settlement via the NIEPS;

l) Where a participant or affiliated participant terminates its membership, it must request withdrawal of the digital signature certificate (if any) used in interbank electronic payment in accordance with SBV’s regulations on management and use of digital signatures, digital signature certificates and digital signature authentication services;

m) Maintain fulfillment of technical and personnel requirements specified in Points d, dd Clause 1, Points a, b Clause 3 Article 36 of this Circular;

n) Register email addresses for exchange of information related to the NIEPS as prescribed in this Circular;

o) Adhere to the prescribed schedule of the NIEPS to ensure convenient, accurate, timely and safe payments;

p) Regularly monitor and maintain its net debit cap;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



r) Notify clients of the status of processing and recording of their payment orders which is notified by the NPSC.

Article 42. SBV’s Operations Center

1. Connect to the NPSC to discharge its responsibilities as prescribed in this Circular.

2. Monitor and manage participants’ checking account balances and overdraft limits (if any) updated by the NIEPS at the beginning of each working day.

3. Update the status of checking accounts.

4. Perform comparison tasks as prescribed in Article 15 of this Circular; notify relevant participants and SBV’s units of any errors found.

5. Monitor and process clearing settlement, and net settlement results from other systems.

a) Monitor the maintenance of net debit caps by participants in accordance with SBV’s regulations;

b) Process requests for depositing of financial instruments/money by participants as prescribed in Articles 16 and 17 of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Submit reports to the SBV’s Governor on participants that use low-value payment services or engage in settlement of ECHs, are placed under special control, and incur overdue debts of clearing loans.

6. Withdraw money from (debit) checking accounts of participants to: collect debts incurred during their participation in the NIEPS as prescribed in this Circular, annual fees and payment service fees (if any).

7. Give written certification, at the request of the NIEPS operator, of fulfillment of payment obligations by the participant that submits a request for withdrawal from the NIEPS.

8. Perform the roles of a participant of the NIEPS and comply with regulations applicable to participants of the NIEPS.

Article 43. Finance and Accounting Department

Provide instructions on accounting for affiliated participants of the NIEPS that are SBV’s affiliated units.

Article 44. Payment Department

1. Provide instructions on payment services on the NIEPS.

2. Formulate and promulgate regulations on monitoring of the NIEPS to ensure its stable, safe and effective operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Play the leading role and cooperate with relevant units in providing advice for the SBV’s Governor about margin ratios for setting net debit caps.

Article 45. Information Technology Department

1. Perform the tasks of the NIEPS operator specified in this Circular.

2. Directly manage and take responsibility for technical infrastructure of the NIEPS.

3. Study, develop and propose technical solutions for development and expansion of the NIEPS.

4. Carry out periodic maintenance of the NIEPS to ensure its safe and uninterrupted operation.

5. Request the SBV’s Governor to issue SBV’s standards for data used on the NIEPS.

Article 46. SBV’s provincial branches

1. Request the NPSC to confirm its receipt of payment orders they sent and information concerning such payment orders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Cooperate with the NIEPS operator, other participants and affiliated participants in correction of errors that occur during the operation of the NIEPS.

4. Cooperate with other SBV’s provincial branches in correction of errors that occur during money transfer.

5. Collect debts incurred during participation in the NIEPS, annual fees and payment service fees (if any) from participants and affiliated participants under their management, and consider give written certification of fulfillment of obligation to make these payments by the participant that submits request for withdrawal from the NIEPS.

Chapter X

IMPLEMENTATION

Article 47. Transition

1. SBV, banks, foreign bank branches, State Treasury and their affiliated units that are participants or affiliated participants of the NIEPS before the effective date of this Circular are still participants or affiliated participants of the NIEPS and keep using services established on the NIEPS.

2. From the effective date of this Circular, indirect participants shall be changed into indirect units as prescribed in the Decision issued by the SBV’s Governor to promulgate regulations on operation and use of the NIEPS.

3. Participants that are using low-value payment services and those engaged in net settlement shall additionally provide the statement that the participant will get clearing loan when its balance is insufficient for making payment and will be liable to indebtedness and debt repayment (including principal and interest) (Form No. TTLNH-22 in the Appendix enclosed herewith) for the SBV within 1 month from the effective date of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular comes into force from August 15, 2024.

2. The following regulations and documents shall cease to have effect from the effective date of this Circular:

a) The Circular No. 37/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam;

b) The Circular No. 21/2020/TT-NHNN dated December 31, 2020 of the Governor of the State Bank of Vietnam;

c) Clause 6 Article 9a of the Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the Governor of the State Bank of Vietnam, as amended by Clause 4 Article 1 of the Circular No. 23/2019/TT-NHNN dated November 22, 2019 of the Governor of the State Bank of Vietnam.

Article 49. Implementation organization

The Chief of Office, heads of SBV’s affiliated units, Directors of SBV’s provincial branches, and General Directors (Directors) of participants are responsible for the implementation of this Circular.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2024/TT-NHNN ngày 25/06/2024 quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.242

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.161.216
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!