Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2001/TT-NHNN Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam

Số hiệu: 07/2001/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Dương Thu Hương
Ngày ban hành: 31/08/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/2001/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2001

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 07/2001/TT-NHNN NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ KHU VỰC KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 140/2000/QĐ-TTG NGÀY 8/12/2000 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ vào Điều 2 của Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 8/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quy chế như sau:

Mục 1:

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng là cá nhân sử dụng tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu. Cá nhân quy định trong Thông tư này bao gồm:

1.1. Cư dân biên giới là các đối tượng sau:

a. Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại Khu vực biên giới;

b. Công dân khác (bao gồm cả công dân Việt Nam ở ngoài Khu vực biên giới, công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam) có đăng ký kinh doanh tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu.

1.2. Các cá nhân khác là người Việt Nam, người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.1 ở trên.

2. Cá nhân sử dụng tiền của các nước khác (không phải là tiền của nước có chung biên giới) tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và các quy định khác về quản lý ngoại hối có liên quan.

3. Việc sử dụng tiền của nước có chung biên giới của tổ chức ở trong Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và các quy định khác về quản lý ngoại hối có liên quan.

Mục 2:.

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Tiền của nước nào (Nhân dân tệ Trung quốc, Kíp Lào, Riel Campuchia) chỉ được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu tiếp giáp với nước ấy; cụ thể là:

1. Nhân dân tệ Trung quốc được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu của Việt Nam tiếp giáp với Trung quốc hay được cất giữ, mang theo người trong phạm vi các tỉnh biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Trung quốc.

2. Kíp Lào được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu của Việt Nam tiếp giáp với Lào hay được cất giữ, mang theo người trong phạm vi các tỉnh biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Lào.

3. Riel Campuchia được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia hay được cất giữ, mang theo người trong phạm vi các tỉnh biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia.

4. Nhân dân tệ Trung quốc, Kíp Lào được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu hay được cất giữ, mang theo người tại tỉnh Lai Châu (là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung quốc và Lào).

5. Kíp Lào, Riel Campuchia được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu hay được cất giữ, mang theo người tại tỉnh Kontum (là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia).

Mục 3:

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Tiền của nước có chung biên giới được sử dụng vào các mục đích sau:

1. Làm phương tiện thanh toán khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ tại khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu giữa các cá nhân với nhau hay giữa cá nhân với tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước cho phép thu tiền của nước có chung biên giới;

2. Bán cho Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép kinh doanh ngoại hối (Ngân hàng được phép) hoặc Bàn đổi ngoại tệ đặt tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu hay đặt tại những nơi khác trong địa bàn tỉnh biên giới được Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép;

3. Cất giữ, mang theo người:

3.1. Cá nhân được phép cất giữ, mang theo người tiền của nước có chung biên giới trong phạm vi các tỉnh biên giới có chung biên giới với một nước (Nhân dân tệ được cất giữ, mang theo người ở các tỉnh có chung biên giới với Trung Quốc, hoặc Kíp được cất giữ, mang theo người ở các tỉnh có chung biên giới với Lào hoặc Riel được cất giữ, mang theo người ở các tỉnh có chung biên giới với Campuchia).

3.2. Công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam có đăng ký kinh doanh tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu, nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép đi vào các tỉnh trong nội địa, có nhu cầu mang theo người tiền của nước có chung biên giới với mục đích mang theo người hoặc để bán cho Ngân hàng được phép phải gửi hồ sơ cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn. Hồ sơ gồm Giấy đề nghị (Mẫu phụ lục số 1) và giấy phép vào các tỉnh trong nội địa do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trường hợp nộp bản sao thì phải có bản gốc để đối chiếu).

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn cấp hoặc không cấp Giấy chấp thuận cho mang tiền của nước có chung biên giới vào các tỉnh nội địa (Mẫu phụ lục số 2). Trường hợp không cấp Giấy chấp thuận, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn phải có văn bản thông báo rõ lý do;

3.3. Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu hay giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, nếu đã khai báo Hải quan cửa khẩu số tiền của nước có chung biên giới thì được mang theo người số tiền mặt này ra khỏi tỉnh biên giới vào các tỉnh trong nội địa, không cần phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước;

3.4. Công dân Việt Nam nhập cảnh bằng hộ chiếu, nếu đã khai báo Hải quan cửa khẩu số tiền của nước có chung biên giới thì được mang theo người số tiền mặt này ra khỏi tỉnh biên giới vào các tỉnh trong nội địa, không cần phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước;

3.5. Ngoài các trường hợp nêu tại Điểm 3.2, 3.3 và 3.4 trên, cá nhân không được phép mang theo người tiền của nước có chung biên giới vào các tỉnh trong nội địa; trước khi vào các tỉnh trong nội địa, cá nhân có tiền của nước có chung biên giới phải bán cho Ngân hàng được phép, Bàn đổi ngoại tệ hoặc gửi lại dưới hình thức giữ hộ tại Ngân hàng được phép trên địa bàn tỉnh biên giới.

4. Được mang theo người khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới.

Cá nhân (bao gồm cả cá nhân là người nước ngoài) xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới bằng hộ chiếu, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt nam hoặc của nước có chung biên giới cấp có mang theo người tiền mặt là Đồng Việt Nam, tiền của nước có chung biên giới hay ngoại tệ khác vượt mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Trường hợp xuất cảnh từ Việt Nam ra nước ngoài mang trên mức quy định phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các quy định về mức Đồng Việt Nam, mức tiền của nước có chung biên giới hay các loại ngoại tệ khác được mang ra, mang vào khi xuất, nhập cảnh và thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép đối với các trường hợp xuất cảnh mang vượt mức quy định thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

5. Đầu tư vào Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu đối với trường hợp là công dân nước ngoài. Việc đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Mục 4:

MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN ĐỒNG VIỆT NAM

1. Điều kiện mở tài khoản

Cá nhân người nước ngoài là công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam, được phép kinh doanh tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu, có Đồng Việt Nam thu được từ việc bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ và các nguồn thu Đồng Việt Nam khác được pháp luật Việt Nam cho phép, được mở và duy trì tài khoản Đồng Việt Nam tại các Ngân hàng được phép đặt tại các tỉnh biên giới.

2. Thủ tục mở, đóng tài khoản

Do Ngân hàng nơi mở tài khoản Đồng Việt Nam quy định.

3. Sử dụng tài khoản

Cá nhân người nước ngoài là công dân của nước có chung biên giới được phép sử dụng tài khoản Đồng Việt Nam theo quy định sau:

3.1. Phần thu

a. Thu chuyển khoản hay nộp tiền mặt từ việc bán hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam cho các tổ chức và cá nhân tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu;

b. Thu chuyển khoản hay nộp tiền mặt từ việc bán tiền của nước có chung biên giới hay các loại ngoại tệ khác cho Ngân hàng được phép hay Bàn đổi ngoại tệ;

c. Thu chuyển khoản hay nộp tiền mặt từ các nguồn thu khác được pháp luật Việt Nam cho phép.

3. 2. Phần chi

a. Chi thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu;

b. Chi mua tiền của nước mình tại các Ngân hàng được phép hay các Bàn đổi ngoại tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu để chuyển về nước;

c. Rút tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam;

d. Chi cho các mục đích khác được pháp luật Việt Nam cho phép.

Mục 5:

BÀN ĐỔI NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG

1. Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng được phép tuỳ theo điều kiện và khả năng của Ngân hàng mà quyết định thành lập các Bàn đổi ngoại tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu để thực hiện nghiệp vụ mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình và kết quả kinh doanh của Bàn đổi ngoại tệ .

Việc mua, bán các loại ngoại tệ khác được áp dụng theo Quy chế hoạt động của Bàn đổi ngoại tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành và các quy định khác về quản lý ngoại hối có liên quan.

2. Các Ngân hàng được phép khi thành lập Bàn đổi ngoại tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu thuộc tỉnh nào thì có trách nhiệm thông báo cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn về địa điểm, số bàn đổi ngoại tệ để quản lý, kiểm tra và giám sát.

Mục 6:

BÀN ĐỔI NGOẠI TỆ CỦA CÁ NHÂN

1. Điều kiện thành lập

a. Là công dân Việt Nam thuộc đối tượng là cư dân biên giới (trừ những người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, bị Toà án tước quyền hành nghề);

b. Có địa điểm đặt Bàn đổi ngoại tệ trong Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu, hoặc các khu vực khác trong địa bàn tỉnh biên giới được Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép;

c. Có số vốn bằng tiền mặt tối thiểu là 50 (năm mươi) triệu Đồng Việt Nam. Cá nhân tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai vốn của mình.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép

Cá nhân đủ các điều kiện nêu trên, có nhu cầu thành lập Bàn đổi ngoại tệ để mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn nơi đặt Bàn đổi ngoại tệ. Hồ sơ gồm:

a. Đơn xin phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ (Mẫu phụ lục số 3);

b. Hợp đồng thuê địa điểm đặt Bàn đổi ngoại tệ hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh có quyền sử dụng địa điểm đặt Bàn đổi ngoại tệ;

c. Giấy tờ hợp pháp chứng minh là Cư dân biên giới trên địa bàn tỉnh xin đặt Bàn đổi ngoại tệ. Có một trong các giấy tờ sau: Bản gốc Hộ khẩu thường trú hay Chứng minh thư biên giới hay xác nhận của Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn là có hộ khẩu thường trú tại Khu vực biên giới, Khu vực kinh tế cửa khẩu hay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khu vực biên giới, Khu vực kinh tế cửa khẩu. Trường hợp nộp bản sao các giấy tờ trên phải có bản gốc để đối chiếu hoặc phải là bản sao có công chứng.

3. Thời hạn cấp giấy phép

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ (Mẫu phụ lục số 4) hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép phải có văn bản giải thích lý do.

Cá nhân được Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn cấp Giấy phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ phải thực hiện những nội dung ghi trong giấy phép và phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp Giấy phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ

a. Được tự quyết định tỷ giá mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới;

b. Có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách theo quy định của pháp luật;

c. Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và mọi hành vi của mình trước pháp luật;

d. Đặt Bàn đổi ngoại tệ tại nơi quy định trong Giấy phép; Không được mua, bán các loại tiền của nước khác ngoài đồng tiền của nước có chung biên giới quy định trong Giấy phép; Thông báo cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn khi thay đổi địa điểm hoặc khi chấm dứt kinh doanh; Chỉ thực hiện kinh doanh sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

e. Mở sổ sách để theo dõi hoạt động mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới;

g. Thực hiện báo cáo định kỳ cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn theo quy định tại Điểm 1 Mục VII;

h. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khác về quản lý ngoại hối có liên quan;

i. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Có trách nhiệm cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, thanh tra khi có yêu cầu.

5. Thu hồi giấy phép

Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn sẽ xem xét, quyết định thu hồi Giấy phép đã cấp cho cá nhân trong các trường hợp sau:

a. Cá nhân không còn đủ các điều kiện quy định tại Điểm 1 Mục VI;

b. Sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép, cá nhân không thực hiện hoạt động mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới;

c. Có chứng cứ là hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ có những thông tin cố ý làm sai sự thật;

d. Cá nhân thành lập Bàn đổi ngoại tệ thường xuyên không thực hiện chế độ báo cáo cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới theo chế độ báo cáo quy định tại Điểm 1 Mục VII của Thông tư này, đã được nhắc nhở bằng văn bản 3 lần mà vẫn tiếp tục vi phạm;

e. Cá nhân thành lập Bàn đổi ngoại tệ vi phạm các quy định khác tại tiết b, d, h Điểm 4 Mục VI.

6. Xử lý khi phát hiện tiền giả:

Khi phát hiện tiền giả, cá nhân thành lập Bàn đổi ngoại tệ phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn để tiến hành điều tra xử lý.

Mục 7:

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Hàng Quý, chậm nhất vào ngày 5 tháng đầu Quý sau, cá nhân được phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm báo cáo tình hình mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn theo nội dung Mẫu báo cáo tại Phụ lục số 5 đính kèm;

2. Hàng Quý, chậm nhất vào ngày 5 tháng đầu Quý sau, Ngân hàng được phép trên địa bàn tỉnh biên giới (hoặc Chi nhánh) có mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới có trách nhiệm báo cáo tình hình mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn theo Mẫu báo cáo tại phụ lục số 6 đính kèm;

3. Hàng Quý, chậm nhất ngày 10 của tháng đầu Quý sau, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh biên giới tổng hợp báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) về tình hình cấp giấy phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ của cá nhân, số lượng Bàn đổi ngoại tệ của Ngân hàng, tình hình mua, bán tiền của nước có chung biên giới trên địa bàn mình quản lý theo nội dung Mẫu báo cáo tại Phụ lục số 7 đính kèm;

4. Hàng Quý, chậm nhất ngày 20 tháng đầu Quý sau, Vụ Quản lý Ngoại hối tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tình hình, số liệu liên quan đến việc sử dụng, mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới thực hiện theo Thông tư này.

Mục 8:.

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ

1. Sau khi bàn đổi ngoại tệ đi vào hoạt động, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của Bàn đổi ngoại tệ trên địa bàn theo các quy định của Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Thông tư này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

Mục 9:.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Trường hợp có các Hiệp định, Thoả ước quốc tế ký giữa Việt Nam với nước có chung biên giới có liên quan đến việc sử dụng tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu thì thực hiện theo Hiệp định, Thoả ước quốc tế đã ký.

3. Việc bổ sung, sửa đổi Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

4. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng được phép trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.

Dương Thu Hương

(Đã ký)

PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày...... tháng...... năm.......

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN MANG TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI VÀO CÁC TỈNH NỘI ĐỊA

Kính gửi : Ngân hàng Nhà nước

Chi nhánh tỉnh.........................

Tên tôi là:.................................................. Sinh ngày: ...............................

Số giấy thông hành biên giới (hoặc CMT biên giới): ................……………

Do:.................................................. cấp ngày: ...........................................

Tôi có số tiền của nước có chung biên giới bằng tiền mặt là:.......................

Bằng chữ:....................................................................................................

Tôi đề nghị Chi nhánh NHNN tỉnh:......................... chấp thuận cho tôi được mang số tiền trên vào các tỉnh nội địa để sử dụng vào mục đích: ................................

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trong việc mang và sử dụng số tiền nói trên.

Người làm giấy đề nghị
(ký và ghi đầy đủ họ tên)

PHỤ LỤC 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

Chi nhánh tỉnh:

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày...... tháng....... năm...........

V/v mang tiền của nước có chung biên giới

vào các tỉnh nội địa.

Kính gửi: Ông (Bà)..............................

Xét Giấy đề nghị chấp thuận mang tiền của nước có chung biên giới vào các tỉnh nội địa của ông (bà):......., Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh…... có ý kiến như sau:

Chấp thuận cho ông (bà)..........................................................................

Sinh ngày:...............................................................................................

Giấy thông hành biên giới số (hoặc CMT biên giới)........ do......... cấp ngày ................... được mang theo người số tiền của nước có chung biên giới bằng tiền mặt là................. (bằng chữ......................)..... (Tên đồng tiền của nước có chung biên giới) vào các tỉnh nội địa để sử dụng vào mục đích mang theo người hoặc bán cho Ngân hàng được phép.

Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày..... đến ngày.....

Giám đốc
(Ký tên & đóng dấu)

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu....

PHỤ LỤC 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày...... tháng...... năm.......

ĐƠN XIN THÀNH LẬP BÀN ĐỔI NGOẠI TỆ

Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước

tỉnh .............

Họ và tên:.....................………

Sinh ngày:............…………….

Hộ khẩu thường trú:.................

Số chứng minh thư: .................

Giấy phép đăng ký kinh doanh số (nếu có):

Số điện thoại (nếu có).............................. số Fax: (nếu có)..........................

Tôi có đủ số vốn tối thiểu bằng tiền mặt là 50 (năm mươi) triệu Đồng Việt Nam và có quyền sử dụng địa điểm tại:..............

Tôi xin đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh.............. cho phép được thành lập Bàn đổi ngoại tệ để mua, bán Đồng Việt Nam với.......(tên đồng tiền của nước có chung biên giới được phép mua, bán) tại địa điểm :........................................

Tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước và các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ.

Tôi xin cam kết các nội dung đã khai là sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các nội dung trên.

Người làm đơn
(Ký và ghi đầy đủ họ tên)

PHỤ LỤC 4

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

Chi nhánh tỉnh:

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày...... tháng....... năm...........

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH..................

V/v: cho phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ cá nhân

GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH......................

- Căn cứ Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 8/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số....... ngày.................. của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quy chế;

- Xét hồ sơ xin thành lập Bàn đổi ngoại tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu của ông (bà):..................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Cho phép:

Họ và tên:.....................…………….

Sinh ngày:............…………………..

Hộ khẩu thường trú:................……..

Chứng minh thư số:...........................

Giấy phép đăng ký kinh doanh số (nếu có):

Số điện thoại (nếu có)........................ số Fax: (nếu có)................................

được thành lập Bàn đổi ngoại tệ số....... tại ........... để thực hiện mua, bán Đồng Việt Nam với........... (tên đồng tiền của nước có chung biên giới được phép mua, bán).

Điều 2. Ông (Bà) có tên tại Điều 1 nêu trên có trách nhiệm phải chấp hành những quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định sau:

a. Được tự quyết định tỷ giá mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới;

b. Có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và nộp thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật;

c. Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và mọi hành vi của mình trước pháp luật;

d. Đặt Bàn đổi ngoại tệ ở một nơi cố định theo địa chỉ quy định trong Giấy phép; Không được mua, bán các loại tiền của nước khác ngoài đồng tiền của nước có chung biên giới ghi trong Giấy phép; Thông báo cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn khi thay đổi địa điểm hoặc khi chấm dứt kinh doanh; Chỉ thực hiện kinh doanh sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

e. Mở sổ sách để theo dõi hoạt động kinh doanh mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới;

g. Hàng Quý, chậm nhất vào ngày 5 tháng đầu Quý sau, cá nhân được phép thành lập Bàn đổi ngoại tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm báo cáo tình hình mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn theo nội dung Mẫu báo cáo tại Phụ lục số 5 đính kèm;

h. Chấp hành các quy định về quản lý ngoại hối có liên quan;

i. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Có trách nhiệm cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, thanh tra khi có yêu cầu;

Điều 3. Ông (Bà) có tên tại Điều 1 nêu trên có trách nhiệm thực hiện các quy định khác có liên quan tại Thông tư số… ngày…/…/… hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 8/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ông (Bà) có tên tại Điều 1 nêu trên,.................. có trách nhiệm thi hành quyết định này.

GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- Tên người được cấp giấy phép;
- Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) (để báo cáo);
- Lưu.

PHỤ LỤC 5

Bàn đổi ngoại tệ của..... (tên cá nhân) Số:......

Tỉnh:.........

Điện thoại:

Fax:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH MUA, BÁN ĐỒNG VIỆT NAM VỚI TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI

Quý ..../năm ....

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước

Chi nhánh tỉnh..........

Đơn vị: 1000 (Nhân dân tệ hoặc Kíp hoặc Riel)

Đồng tiền

Số dư đầu Quý

Mua bán trong Quý

Số dư cuối Quý

Mua vào

Bán ra

Kiến nghị, đề xuất:

....., Ngày.... tháng.... năm....
Chủ Bàn đổi ngoại tệ

PHỤ LỤC 6

Chi nhánh Ngân hàng .....(Ngân hàng được phép)

tỉnh.....

BÁO CÁO TÌNH HÌNH MUA, BÁN ĐỒNG VIỆT NAM VỚI TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI

Quý..../năm....

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước

Chi nhánh tỉnh...........

I. Tổng số Bàn đổi ngoại tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế của khẩu của Ngân hàng.......Chi nhánh tỉnh....:

II. Kết quả mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới:

Đơn vị: 1000 (Nhân dân tệ hoặc Kíp hoặc Riel)

Đồng tiền

Số dư đầu Quý

Mua bán trong Quý

Số dư cuối Quý

Mua vào

Bán ra

III. Kiến nghị, đề xuất:

....., Ngày.... tháng.... năm....
Giám đốc

PHỤ LỤC 7

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

Chi nhánh tỉnh:

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày...... tháng....... năm.......

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước việt nam

(Vụ Quản lý Ngoại hối)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH MUA, BÁN ĐỒNG VIỆT NAM VỚI TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI

Quý..../năm....

I. Số lượng Bàn đổi ngoại tệ đã được thành lập tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu trên địa bàn:............., trong đó:

+ Số lượng Bàn đổi ngoại tệ của Ngân hàng:............

+ Số lượng Bàn đổi ngoại tệ của cá nhân:...............

II. Số liệu mua, bán Đồng Việt Nam với tiền của nước có chung biên giới:

Đơn vị: 1000 (Nhân dân tệ hoặc Kíp hoặc Riel)

Đồng tiền

Số dư đầu quý

Mua bán trong quý

Số dư cuối quý

Mua vào

Bán ra

Bàn đổi ngoại tệ của ngân hàng

Bàn đổi ngoại tệ của cá nhân

III. Kiến nghị, đề xuất:

....., Ngày.... tháng.... năm....
Giám đốc

Nơi gửi:
- Như trên
- Lưu...

THE STATE BANK
----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 07/2001/TT-NHNN

Hanoi, August 31, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGULATION ON THE MANAGEMENT OF CURRENCIES OF BORDERING COUNTRIES IN THE BORDER REGIONS AND BORDER-GATE ECONOMIC ZONES OF VIETNAM, ISSUED TOGETHER WITH THE PRIME MINISTERS DECISION No. 140/2000/QD-TTg OF DECEMBER 8, 2000

Pursuant to Article 2 of the Prime Minister’s Decision No. 140/2000/QD-TTg of December 8, 2000 promulgating the Regulation on the management of currencies of bordering countries in the border regions and border-gate economic zones of Vietnam, Vietnam State Bank hereby guides the implementation thereof as follows:

Section I. OBJECTS OF APPLICATION

1. This Circular applies to subjects being individuals using currencies of bordering countries in the border regions and borer-gate economic zones. Individuals prescribed in this Circular include:

1.1. Border residents being the following subjects:

a) Vietnamese citizens with permanent residence registration in the border regions;

b) Other citizens (including Vietnamese citizens living outside the border regions and citizens of countries bordering Vietnam) who have registered their business in the border regions and border-gate economic zones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Individuals using foreign currencies (other than currencies of bordering countries) in the border regions and border-gate economic zones shall comply with the provisions of the Government’s Decree No. 63/1998/ND-CP of August 17, 1998 on foreign exchange management and other relevant regulations thereon.

3. The use of currencies of bordering countries in the border regions and border-gate economic zones by organizations shall comply with the provisions of the Government’s Decree No. 63/1998/ND-CP of August 17, 1998 on foreign exchange management and other relevant regulations thereon.

Section II. SCOPE OF REGULATION

The currency of one country (Chinese yuan, Lao kip and Cambodian riel) shall be permitted for use only in the border regions and border-gate economic zones adjacent to that country; concretely as follows:

1. Chinese yuan may be used in the border regions and border-gate economic zones adjacent to China, stored or brought along within the territory of the Vietnamese provinces bordering China.

2. Lao kip may be used in the border regions and border-gate economic zones adjacent to Laos, stored or brought along within the territory of the Vietnamese provinces bordering Laos.

3. Cambodian riel may be used in the border regions and border-gate economic zones adjacent to Cambodia, stored or brought along within the territory of the Vietnamese provinces bordering Cambodia.

4. Chinese yuan and Lao kip may be used in the border regions and border-gate economic zones, stored or brought along in Lai Chau province (which borders China and Laos).

5. Laos kip and Cambodian riel may be used in the border regions and border-gate economic zones, stored or brought along in Kon Tum province (which borders Laos and Cambodia).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Currencies of bordering countries shall be used for the following purposes:

1. Serving as instruments of payment for goods and/or services sold and/or bought in the border regions and border-gate economic zones among individuals or between individuals and economic organizations licensed by the State Bank to receive currencies of bordering countries;

2. Sale to banks licensed by the State Bank to conduct foreign exchange activities (licensed banks) or to foreign exchange counters located in the border regions, border-gate economic zones or other places in the border provinces as permitted by Vietnam State Bank;

3. Storing or bringing along:

3.1. Individuals shall be permitted to store or bring along currencies of bordering countries within the territory of the provinces bordering one neighboring country (Chinese yuan may be stored and brought along in the provinces bordering China, Lao kip may be stored and brought along in the provinces bordering Laos, and Cambodian riel may be stored and brought along in the provinces bordering Cambodia).

3.2. For citizens of countries bordering Vietnam, who have registered their business in the border regions and border-gate economic zones, if being permitted by competent agencies of Vietnam to go into inland provinces and wishing to bring along currencies of bordering countries for sale to licensed banks, they shall have to send dossiers to the State Bank’s branches in the respective border provinces. Such a dossier includes the written request and the permit for going into inland provinces granted by Vietnam’s competent agencies (in cases where copies are submitted, the original thereof shall be required for comparison).

Within five working days as from the date of receiving the written request, the State Bank’s branches in the respective border provinces shall either grant or refuse to grant the written approval of the bringing of currencies of bordering countries into inland provinces. In case of refusal, these State Bank branches shall have to issue written replies, clearly stating the reasons therefor.

3.3. For foreigners, who enter Vietnam by passports or papers of passport substitute value, if they have already declared the amounts of currencies of bordering countries to the border-gate customs offices, they may bring along such amounts out of border provinces into inland provinces without having to obtain the approval from the State Bank.

3.4. For Vietnamese citizens, who enter the country by passports, if they have already declared the amounts of currencies of bordering countries to the border-gate customs offices, they may bring along such amounts out of border provinces into inland provinces without having to obtain the approval from the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Bringing along when on entry or exit via border-gates;

Individuals (including foreign individuals), who, when on entry or exit via border-gates by passports, laissez-passers, or border identity cards granted by competent agencies of Vietnam or bordering countries, bring along an amount of Vietnam dong, currencies of bordering countries or other foreign currencies exceeding the levels prescribed by the Vietnam State Bank Governor, shall have to declare such to the border-gate customs offices. For cases of bringing all cash amounts in excess of the prescribed levels when exiting Vietnam, Vietnam State Banks permits shall be required.

The levels of Vietnam dong, currencies of bordering countries and other foreign currencies allowed to be brought into or out of the country upon ones entry and exit, as well as the procedures and competence to grant permits for cases of exit with an amount exceeding the prescribed levels shall comply with the State Bank Governors regulations in each period.

5. Investment in the border regions and/or border-gate economic zones, for foreign citizens. The investment shall comply with the Law on Foreign Investment in Vietnam and the documents guiding the implementation thereof.

Section IV. OPENING AND USING VIETNAM DONG ACCOUNTS

1. Conditions for opening accounts

Foreign individuals being citizens of the countries bordering Vietnam and having been licensed to conduct business in the border regions and/or border-gate economic zones, if having Vietnam dong collected from goods sale and/or service provision, as well as from other sources permitted by Vietnam’s law, shall be entitled to open and maintain their Vietnam dong accounts at licensed banks located in the border provinces.

2. The procedures for opening and closing accounts shall be prescribed by the banks where such Vietnam dong accounts are opened.

3. Using accounts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. Revenues:

a) Via-bank account transfer and cash earned from the sale of goods and/or services in Vietnam to organizations and individuals in the border regions and border-gate economic zones;

b) Via-bank account transfer and cash earned from the sale of currencies of bordering countries or other foreign currencies to licensed banks and/or foreign exchange counters;

c) Via-bank account transfer and cash earned from other sources permitted by Vietnams law.

3.2. Expenditures

a) Payment for the purchase of goods and/or services from organizations and individuals conducting business in the border regions and border-gate economic zones;

b) Payment for the purchase of currencies of their countries from licensed banks or foreign exchange counters located in the border regions and border-gate economic zones for transferring back to their home countries;

c) Withdrawal of cash for spending in Vietnam;

d) Payment for other purposes permitted by Vietnam’s law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The General Directors (Directors) of licensed banks shall, depending on the banks’ conditions and capability, decide on the establishment of foreign exchange counters in the border regions and border-gate economic zones for the purchase and sale of Vietnam dong and currencies of bordering countries, and bear responsibility for their own decisions as well as the results of such counters’ operation.

The sale and purchase of other foreign currencies shall comply with the Regulation on the operation of foreign exchange counters issued by the State Bank Governor, and other relevant provisions on foreign exchange management.

2. The licensed banks, when setting up foreign exchange counters in the border regions and border-gate economic zones of one province, shall have to notify the State Bank’s branch in the concerned border province of the location and number of their foreign exchange counters for the latter to control, inspect and supervise them.

Section VI. FOREIGN EXCHANGE COUNTERS SET UP BY INDIVIDUALS

1. Establishment conditions:

a) Being Vietnamese citizens who are also border residents (except for juveniles, persons with civil act capacity being restricted or lost, and persons being examined for penal liability, serving prison terms, or deprived of the right to practice their occupation by the courts);

b) Having location for foreign exchange counters in the border regions, border-gate economic zones or other areas in the border provinces as permitted by the State Bank;

c) Having a minimum cash capital of VND 50 (fifty) million. Individuals shall declare their capital by themselves and bear responsibility before law for the accuracy of their declaration.

2. Procedures of application for licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The application for the setting up of a foreign exchange counter;

b) The contract on renting the location for foreign exchange counter or lawful papers proving the right to use the counter’s location;

c) Lawful papers proving that the applicant is a resident of the border province where the foreign exchange counter shall be located, which may be one of the following: The original of the permanent residence registration, border identity card, certification of the applicant’s permanent residence registration in the border region or border-gate economic zone by the People’s Committee of the commune, ward or township, or certificate of business registration in the border region or border-gate economic zone. In cases where copies of the above-said papers are submitted, such copies must be notarized or there must be the originals thereof for comparison.

3. Time limit for granting licenses

Within 15 days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, the State Bank’s branches in the concerned border provinces shall consider and decide to license or refuse to license the setting up of foreign exchange counters. In case of refusal, they must issue written reply, clearly stating the reasons therefor.

Individuals, who are licensed to set up foreign exchange counters by the State Bank’s branches in the concerned border provinces, shall have to implement the contents inscribed in their licenses and register their business according to current law provisions.

4. Rights and obligations of individuals licensed to set up foreign exchange counters

a) To have the right to decide by themselves on the foreign exchange rates between Vietnam dong and currencies of bordering countries;

b) To have the obligation to register their business, pay taxes, charges, fees and other budgetary collections according to law provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) To place foreign exchange counters in the location defined in the licenses; not to sell and buy currencies other than currencies of bordering countries defined in the licenses; to notify the State Bank’s branches in their respective border provinces when changing their business locations or terminating their business operation; to conduct business activities only after being granted business registration certificates;

e) To open books for monitoring the sale and purchase of Vietnam dong and currencies of bordering countries;

f) To periodically report to the State Bank’s branches in their respective border provinces as prescribed at Point 1 of Section VII;

g) To strictly abide by other relevant stipulations on foreign exchange management;

h) To be subject to the inspection and examination by the State Bank’s branches in their respective border provinces and competent State agencies; to provide information and create favorable conditions for the inspection and examination, when so requested.

5. Withdrawing licenses

The Directors of the State Bank’s branches in the border provinces shall consider and decide on the withdrawal of licenses already granted to individuals in the following cases:

a) Such individuals no longer satisfy the conditions prescribed at Point 1, Section VI;

b) Three months after being granted licenses, such individuals still fail to conduct the sale and purchase of Vietnam dong and currencies of bordering countries;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Such individuals constantly fail to comply with the regime of reporting to the State Bank’s branches in their respective border provinces as prescribed at Point 1, Section VII of this Circular, have been warned in writing for three times, but continue committing acts of violation;

e) Such individuals violate the provisions in Items b, d and g, Point 4 of Section VI.

6. Handling upon the detection of fake banknotes

When detecting fake banknotes, individuals setting up foreign exchange counters shall have to notify such to the nearest police offices and the State Bank’s branches in the concerned border provinces for investigation and handling.

Section VII. REPORTING REGIME

1. Quarterly, on the 5th of the first month of the following quarter at the latest, individuals licensed to set up foreign exchange counters in the border regions and border-gate economic zones shall have report on the sale and purchase of Vietnam dong and currencies of bordering countries to the State Bank’s branches in their respective border provinces according to set form;

2. Quarterly, on 5th of the first month of the following quarter at the latest, the licensed banks located in the border provinces (or their branches) which conduct the sale and purchase of Vietnam dong and currencies of bordering countries shall have to report thereon to the State Bank’s branches in the concerned border provinces according to set form;

3. Quarterly, on the 10th of the first month of the following quarter at the latest, the State Bank’s branches in the border provinces shall have to sum up and report to the State Bank (the Department for Foreign Exchange Management) the situation on the granting of licenses to set up foreign exchange counters to individuals, the number of the Bank’s foreign exchange counters as well as the sale and purchase of currencies of bordering countries in their respective localities;

4. Quarterly, on 20th of the first month of the following quarter at the latest, the Department for Foreign Exchange Management shall have to sum up and report to the State Bank Governor the situation and data on the use, sale and purchase of Vietnam dong and currencies of bordering countries, conducted under this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When the foreign exchange counters are put into operation, the State Bank’s branches in the concerned border provinces shall have to inspect, examine and supervise the operation of the counters in their respective localities according to the provisions of this Circular.

2. Organizations and individuals, that violate the provisions of this Circular, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law provisions.

Section IX. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. This Circular takes effect 15 days after its signing.

2. In cases where there exist international agreements or treaties on the use of currencies of bordering countries in the border regions and border-gate economic zones, signed between Vietnam and bordering countries, such international agreements and/or treaties shall apply.

3. The amendment and supplementation of this Circular shall be decided by the State Bank Governor.

4. The Director of the Office, the Director of the Department for Foreign Exchange Management, the Chief Inspector, the heads of the concerned units of the State Bank, the directors of the State Bank’s provincial/municipal branches and the general directors (directors) of the licensed banks shall, within the scope of their functions and tasks, have to organize and guide the implementation of this Circular.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2001/TT-NHNN ngày 31/08/2001 hướng dẫn Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam kèm theo Quyết định 140/2000/QĐ-TTg do Ngân hàng nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.824

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.46.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!