NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
06/1999/TT-NHNN14
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 12 năm 1999
|
THÔNG TƯ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 06/1999/TT-NHNN14 NGÀY
02THÁNG 12 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC XỬ LÝ NỢ BỊ THIỆT HẠI VÀ CHO VAY VỐN
ƯU ĐÃI KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ MIỀN TRUNG THEO QUYẾT ĐỊNH
SỐ 1073/QĐ-TTG NGÀY 17/11/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Để triển khai thực hiện Điều 6
Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày 17/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục
hậu quả lũ lụt tại các tỉnh, thành phố miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố 7 tỉnh miền Trung nói trên thực hiện một số nội dung sau:
I - XỬ LÝ NỢ
VAY NGÂN HÀNG BỊ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT
Các tổ chức tín dụng rà soát lại
toàn bộ nợ vay của khách hàng có liên quan đến thiệt hại do lũ lụt vừa qua để
có các biện pháp xử lý thích hợp.
1/ Xử lý gia hạn nợ, giãn nợ:
Đối với các hộ dân và doanh nghiệp
có nợ vay của tổ chức tín dụng bị thiệt hại do lũ lụt nếu chưa có khả năng trả
được nợ đúng hạn thì căn cứ vào đề nghị của người vay, các tổ chức tín dụng xem
xét cho gia hạn nợ theo quy định về gia hạn nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp nợ vay bị thiệt hại
đã được gia hạn nợ, nếu đến hạn nhưng chưa có khả năng trả, các tổ chức tín dụng
được xem xét để giãn nợ (gia hạn nợ) thêm một chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với
cho vay ngắn hạn hoặc thêm 1/2 thời hạn cho vay trung dài hạn đã thoả thuận.
2/ Lập hồ sơ đề nghị xử lý
khoanh nợ hoặc xoá nợ:
- Đối với các khoản vay của hộ
dân và doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do lũ lụt có mức thiệt
hại từ 30% đến dưới 80%, người vay thực sự khó khăn trong việc trả nợ thì các tổ
chức tín dụng lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ có thời hạn tối đa không quá 5 năm.
- Đối với các trường hợp bị thiệt
hại từ 80% trở lên, các hộ dân và doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả nợ
thì các tổ chức tín dụng lập hồ sơ đề nghị xin xoá nợ.
Trong thời gian lập hồ sơ đề nghị
khoanh nợ hoặc xoá nợ, các tổ chức tín dụng tạm thời chưa thu lãi.
- Thủ tục, hồ sơ đề nghị khoanh
nợ hoặc xoá nợ: Các Tổ chức tín dụng thực hiện theo cách lập như quy định tại
Thông tư Liên bộ Ngân hàng Nhà nước-Tài chính số 11/TC-NHNN ngày 22/8/1994 hướng
dẫn xử lý nợ khê đọng đối với các doanh nghiệp.
Biên bản xác định thiệt hại do
lũ, lụt thực hiện theo quy định tại thông tư liên tịch số 03/1997/TTLT/NHNN-BTC
ngày 22/11/1997 của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý nợ quá hạn
của các Ngân hàng quốc doanh qua chấn chỉnh hoạt động ngân hàng sau thanh tra.
- Toàn bộ hồ sơ và các biểu tổng
hợp được báo cáo theo từng hệ thống và gửi về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng)
chậm nhất cuối tháng 2 năm 2000 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Riêng các Quỹ tín dụng nhân dân thì các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố tổng hợp và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước trung ương.
II - CHO VAY
MỚI ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT
1/ Cho vay thông thường:
Các tổ chức tín dụng tập trung
nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tỉnh miền Trung bị thiệt hại lũ lụt
theo cơ chế tín dụng thông thường. Trường hợp có khó khăn về nguồn vốn thì báo
cáo Ngân hàng Nhà nước trung ương xem xét giải quyết.
2/ Cho vay vốn ưu đãi:
Ngân hàng Nhà nước giao cho các
Ngân hàng thương mại Quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực
hiện việc cho các hộ dân vay vốn ưu đãi để khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh,
thành phố miền Trung, cụ thể:
a/ Nguồn vốn cho vay:
Ngân hàng Nhà nước căn cứ nguồn
vốn được Thủ tướng Chính phủ giao cho vay khắc phục hậu quả lũ lụt để tái cấp vốn
cho các Ngân hàng thương mại Quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam để các ngân hàng này cho vay các hộ dân. Việc tái cấp vốn cho các ngân hàng
thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước
trung ương phân bổ tạm thời chỉ tiêu vốn được cho vay tại các tỉnh, thành phố
(theo thông báo chỉ tiêu đính kèm).
b/ Mục đích cho vay:
Cho vay vốn ngắn hạn để mua giống,
phân bón, thuốc trừ sâu và vật tư phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp.
Cho vay vốn trung hạn và dài hạn
để nuôi trồng thuỷ sản, sửa chữa, mua sắm ngư lưới cụ, sửa chữa tàu thuyền, làm
nhà ở.
c/ Lãi suất cho vay:
- Cho vay ngắn hạn : 0,3% tháng.
- Cho vay trung hạn và dài hạn:
0,4% tháng.
d/ Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay phải phù hợp với
chu kỳ sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và được xác định cụ thể như sau:
- Cho vay ngắn hạn tối đa đến 12
tháng.
- Cho vay trung hạn và dài hạn từ
trên 12 tháng đến 5 năm.
e/ Mức cho vay và thủ tục cho
vay:
Các chi nhánh Ngân hàng thương mại
Quốc doanh, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cho vay vốn ưu
đãi căn cứ vào danh sách và mức cho vay hộ dân được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố duyệt, hướng dẫn hộ dân làm thủ tục vay vốn nhanh chóng, thuận lợi,
người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn trả đủ nợ
gốc và lãi cho các Ngân hàng đúng hạn.
f/ Về giao chỉ tiêu vốn cho vay
ưu đãi khắc phục hậu quả lũ lụt.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và
chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển trên địa bàn tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố khẩn trương xác định
thiệt hại vốn tín dụng và nhu cầu vay vốn ưu đãi để khắc phục hậu quả lũ lụt của
các hộ dân trong địa phương (của từng Ngân hàng) báo cáo về Ngân hàng Nhà nước
trung ương (Vụ Tín dụng) trước ngày 15/12/1999 theo mẫu báo cáo kèm theo Thông
tư này.
Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vay
vốn của các tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ chỉ tiêu cho vay ưu
đãi khắc phục hậu quả lũ lụt cho từng tỉnh, thành phố và từng Ngân hàng được
giao nhiệm vụ cho vay trong phạm vi chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Trong thời gian chưa được giao
chỉ tiêu chính thức, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố căn
cứ chỉ tiêu tạm thời được Ngân hàng Nhà nước trung ương giao tại Thông tư này
báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố dựa vào danh sách phê duyệt để giao chỉ
tiêu cụ thể cho từng chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn (Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển).
Các Ngân hàng thương mại quốc
doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chỉ đạo các chi nhánh tại các tỉnh, thành
phố bị lũ lụt ở miền Trung nêu trên tạm thời sử dụng nguồn vốn kinh doanh để
cho vay ưu đãi theo danh sách được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt, đảm
bảo việc triển khai cho vay không bị ách tắc.
III - TRÁCH
NHIỆM THI HÀNH.
1/ Các tổ chức tín dụng có trách
nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện những nội dung yêu cầu chỉ đạo của Ngân
hàng Nhà nước tại Thông tư này; định kỳ vào các ngày 15 và 30 hàng tháng báo
cáo tiến độ và tình hình thực hiện cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Tín
dụng) theo biểu mẫu đính kèm.
2/ Giám đốc các Chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm đôn đốc theo dõi, kiểm tra các tổ
chức tín dụng trên địa bàn trong việc thực hiện xử lý nợ vay Ngân hàng bị thiệt
hại do lũ lụt và cho vay mới, đúng quy định; định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả,
phản ánh những khó khăn, đề xuất biện pháp xử lý về Ngân hàng Nhà nước trung
ương và UBND tỉnh, thành phố.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày ký. Quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, phản ảnh báo cáo
ngay Ngân hàng Nhà nước Trung ương để xem xét giải quyết.
CHỈ TIÊU VỐN TẠM GIAO CHO VAY ƯU ĐÃI KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT
TẠI CÁC TỈNH , THÀNH PHỐ MIỀN TRUNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1073/QĐ-TTG CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/1999/TT-NHNN14 ngày 02 tháng 12 năm 1999 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Đơn vị tính: 1đồng
Số
thứ tự
|
Tỉnh,
Thành phố
|
Chỉ
tiêu được giao
|
Ghi
chú
|
1
|
Tỉnh Thừa Thiên-Huế
|
140
tỷ đồng
|
|
2
|
Thành phố Đà Nẵng
|
40
tỷ đồng
|
|
3
|
Tỉnh Quảng Nam
|
50
tỷ đồng
|
|
4
|
Tỉnh Quảng Ngãi
|
40
tỷ đồng
|
|
5
|
Tỉnh Bình Định
|
20
tỷ đồng
|
|
6
|
Tỉnh Quảng Trị
|
80
tỷ đồng
|
|
7
|
Tỉnh Quảng Bình
|
30
tỷ đồng
|
|