|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 04/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-NHNN thủ tục giám sát ngân hàng
Số hiệu:
|
04/2018/TT-NHNN
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Đồng Tiến
|
Ngày ban hành:
|
12/03/2018
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Áp dụng biện pháp can thiệp sớm trong giám sát ngân hàng
Ngày 12/3/2018, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 04/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.Theo quy định được sửa đổi thì các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng bao gồm:
- Khuyến nghị, cảnh báo.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng can thiệp sớm.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, biện pháp áp dụng can thiệp là một biện pháp mới và sẽ bắt đầu được áp dụng trong quá trình giám sát ngân hàng cùng với các biện pháp đã được quy định trước đó tại Thông tư 08/2017/TT-NHNN .
Xem chi tiết việc áp dụng can thiệp sớm đối với các đối tượng giám sát ngân hàng tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2018/TT-NHNN (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018).
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2018/TT-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 03
năm 2018
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2017/TT-NHNN NGÀY 01
THÁNG 8 NĂM 2017 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ,
THỦ TỤC GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng
ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ
chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 26/2014/NĐ-CP
ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng;
Căn cứ Nghị định số 33/2015/NĐ-CP
ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh
tra;
Căn cứ Quyết định số
35/2014/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra,
giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08/2017/TT-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
1. Điều 17 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“Điều 17. Các biện pháp xử lý
trong giám sát ngân hàng
Các biện pháp xử lý trong giám sát
ngân hàng bao gồm:
1. Khuyến nghị, cảnh báo.
2. Xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật.
3. Áp dụng can thiệp sớm.
4. Kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện
pháp xử lý giám sát ngân hàng khác theo quy định của pháp luật.”.
2. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 như sau:
“Điều 18a. Áp dụng can thiệp sớm đối
với đối tượng giám sát ngân hàng
1. Căn cứ các văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh đối tượng giám sát ngân hàng, tài liệu, thông tin, dữ liệu về
tình hình hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng:
a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám
sát ngân hàng lâm vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản
1 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), trừ trường
hợp quy định tại điểm b, c Khoản này;
b) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát
ngân hàng là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn nơi có
Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng lâm vào một trong các trường hợp theo quy định
tại Khoản 1 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa
đổi, bổ sung);
c) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám
sát ngân hàng xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng
giám sát ngân hàng là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn lâm vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ
sung).
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm, đối tượng giám sát ngân hàng có trách
nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (qua đơn vị thực hiện giám
sát ngân hàng) giải trình thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục và tổ chức
triển khai thực hiện. Phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng phải
bao gồm một hoặc một số biện pháp quy định tại Khoản 4 Điều 130a
Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung). Trong quá trình triển
khai thực hiện, trường hợp điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục, đối tượng
giám sát ngân hàng báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (qua đơn vị thực
hiện giám sát ngân hàng) giải trình nguyên nhân, phương án khắc phục (đã được
điều chỉnh, bổ sung) và tổ chức triển khai thực hiện.
3. Trong trường hợp nếu xét thấy cần
thiết:
a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng điều chỉnh,
bổ sung phương án khắc phục, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c Khoản này;
b) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng là quỹ tín
dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn nơi có
Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục;
c) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám
sát ngân hàng xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng là
quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn điều chỉnh, bổ sung
phương án khắc phục.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận
được văn bản yêu cầu điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục, đối tượng giám
sát ngân hàng có trách nhiệm gửi Ngân hàng Nhà nước (qua đơn vị thực hiện giám
sát ngân hàng) phương án khắc phục (đã điều chỉnh, bổ sung theo yêu cầu của
Ngân hàng Nhà nước) và tổ chức triển khai thực hiện. Thời hạn thực hiện phương
án khắc phục (bao gồm phương án khắc phục đã được điều chỉnh, bổ sung) tối đa
là 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước.
5. Trường hợp đối tượng giám sát ngân
hàng không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định tại Khoản
3 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) hoặc hết
thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng quy định tại Khoản 1 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ
sung), tùy theo tính chất, mức độ rủi ro:
a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện
một hoặc một số biện pháp quy định tại Khoản 4 Điều 130a Luật
các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), trừ trường hợp quy định tại
điểm b, c Khoản này;
b) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng là quỹ tín
dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám
sát ngân hàng thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại Khoản
4 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung);
c) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám
sát ngân hàng xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng là
quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn thực hiện một hoặc
một số biện pháp quy định tại Khoản 4 Điều 130a Luật các tổ chức
tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
6. Sau khi đối tượng giám sát ngân
hàng khắc phục được tình trạng quy định tại Khoản 1 Điều 130a
Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) hoặc khi đối tượng
giám sát ngân hàng được đặt vào kiểm soát đặc biệt:
a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước xem xét, ban hành văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm, trừ trường hợp
quy định tại điểm b, c Khoản này;
b) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng xem xét, ban hành văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm với đối tượng
giám sát ngân hàng là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa
bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;
c) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám
sát ngân hàng xem xét, ban hành văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm với đối
tượng giám sát ngân hàng là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên
địa bàn.”.
3. Bổ sung Điều 19a vào sau Điều 19 như sau:
“Điều 19a. Theo dõi, đôn đốc, đánh
giá việc thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng áp dụng
can thiệp sớm
1. Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất
theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng
báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện phương án khắc phục.
2. Đơn vị thực hiện giám sát ngân
hàng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc, đánh giá tiến độ, kết quả,
các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện phương án khắc phục của đối
tượng giám sát ngân hàng.
3. Qua theo dõi việc thực hiện phương
án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng, nếu phát hiện
có sự chậm trễ hoặc không có hiệu quả trong quá trình thực hiện:
a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước ban hành văn bản gửi đối tượng giám sát ngân hàng yêu cầu báo cáo giải
trình nguyên nhân và biện pháp khắc phục, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c
Khoản này;
b) Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng ban hành văn bản gửi đối tượng giám sát ngân hàng là quỹ tín dụng nhân
dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân
hàng yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân và biện pháp khắc phục;
c) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám
sát ngân hàng ban hành văn bản gửi đối tượng giám sát ngân hàng là quỹ tín dụng
nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn yêu cầu báo cáo giải trình
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
4. Trong quá trình theo dõi, căn cứ
vào kết quả thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng, tùy
theo tính chất, mức độ rủi ro, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có quyền đề
xuất cấp có thẩm quyền tiến hành làm việc trực tiếp, kiểm tra, thanh tra đột xuất
đối với đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định pháp luật.”.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra,
giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội
đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản
thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 7 năm 2018./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Website NHNN;
- Lưu: VP, TTGSNH4, PC (3 bản).
|
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Đồng Tiến
|
Thông tư 04/2018/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
THE STATE BANK
OF VIET NAM
-------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.
04/2018/TT-NHNN
|
Hanoi, March 12,
2018
|
CIRCULAR AMENDING AND
SUPPLEMENTING CERTAIN ARTICLES OF THE CIRCULAR NO. 08/2017/TT-NHNN DATED AUGUST
1, 2017 OF THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM ON BANKING SUPERVISORY
PROCESSES AND PROCEDURES Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam
dated June 16, 2010; Pursuant to the Law on Credit Institutions dated
June 16, 2010 and the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the
Law on Credit Institutions dated November 20, 2017; Pursuant to the Government's Decree No.
16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers
and organizational structure of the State Bank of Vietnam; Pursuant to the Government's Decree No.
26/2014/ND-CP dated April 7, 2014, defining the organizational structure and
operation of the banking inspection and supervision agency; Pursuant to the Government’s Decree No.
33/2015/ND-CP dated March 27, 2015 prescribing implementation of inspection
conclusions; Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.
35/2014/QD-TTg dated June 12, 2014, defining the functions, tasks, powers and
organizational structure of the Banking Inspection and Supervision Agency
affiliated to the State Bank of Vietnam; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 The Governor of the State Bank of Vietnam hereby
issues the Circular amending and supplementing certain Articles of the Circular
No. 08/2017/TT-NHNN dated August 1, 2017 of the Governor of the State Bank of
Vietnam on banking supervisory processes and procedures. Article 1. Amending and supplementing certain
Articles of the Circular No. 08/2017/TT-NHNN dated August 1, 2017 of the
Governor of the State Bank of Vietnam on banking supervisory processes and
procedures 1. Amending and supplementing Article 17 as
follows: “Article 17. Remedial measures for banking
supervision Remedial measures for banking supervision include: 1. Recommendations and warnings. 2. Administrative penalties prescribed by laws. 3. Early intervention action. 4. Other banking supervisory actions that are
suggested to competent authorities in accordance with laws.”. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 “Article 18a. Imposition of early
intervention measure on entities subject to banking supervision 1. After consulting legislative documents governing
entities subject to banking supervision, materials, information and data on
operation of entities subject to banking supervision: a) Banking Inspection and Supervision Chief, and
Directors of State Bank Branches of centrally-affiliated cities and provinces
where the Banking Inspection and Supervision Department is not located, shall
request the State Bank’s Governor to consider issuing the written document on
imposition of early intervention action on entities subject to banking
supervision that fall into one of the situations referred to in Clause 1
Article 130a of the (amended and supplemented) Law on Credit Institutions,
except those specified in Point b and c of this Clause; b) Banking Inspection and Supervision Chief shall
consider issuing the written document on imposition of early intervention
action on entities subject to banking supervision, including people's credit
funds and microfinance institutions within local subdivisions under the control
of the Banking Inspection and Supervision Department that fall into one of the
situations provided in Clause 1 Article 130a of the (amended and supplemented)
Law on Credit Institutions; c) Directors of State Bank Branches of
centrally-affiliated cities and provinces where the Banking Inspection and
Supervision Department is not located shall consider issuing the written
document on imposition of early intervention action on entities subject to
banking supervision, including people's credit funds and microfinance
institutions within these local subdivisions that fall into one of the
situations provided in Clause 1 Article 130a of the (amended and supplemented)
Law on Credit Institutions. 2. Within duration of 30 days of receipt of the
written document on imposition of early intervention action, entities subject
to banking supervision shall be responsible for submitting a written report to
the State Bank (through banking supervisory units) which explains the current
status, causes, recovery and resolution plans and implementation. Recovery and
resolution plans developed by entities subject to banking supervision must
include one or certain measures prescribed in Clause 4 Article 130a of the
(amended and supplemented) Law on Credit Institutions. In the course
of implementation, in case of modification and supplementation of recovery and
resolution plans, entities subject to banking supervision shall submit a
written report to the State Bank (through banking supervisory units) which
describes causes and recovery and resolution plans (which have already been
revised and supplemented) and implementation. 3. Where necessary, a) Banking Inspection and Supervision Chief, and
Directors of State Bank Branches of centrally-affiliated cities and provinces
where the Banking Inspection and Supervision Department is not located, shall
appeal the State Bank’s Governor to consider requesting entities subject to
banking supervision in writing to modify and supplement recovery and resolution
plans, except for cases specified in Point b and c of this Clause; b) Banking Inspection and Supervision Chief shall
consider issuing the written request to entities subject to banking
supervision, including people's credit funds and microfinance institutions
operating at local subdivisions under the control of the Banking Inspection and
Supervision Department, to revise and supplement recovery and resolution
plans; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4. Within duration of 15 days of receipt of the
written request for modification and supplementation of recovery and resolution
plans, entities subject to banking supervision shall be responsible for
submitting recovery and resolution plans (after being modified and supplemented
at the request of the State Bank) to the State Bank and implementing these
plans. The maximum duration of implementation of recovery and resolution plans
(including modified and supplemented ones) shall be 01 year of receipt of the
written request for imposition of early intervention action from the State
Bank. 5. In case where entities subject to banking
supervision fail to establish recovery and resolution plans as per Clause 3
Article 130a of the (amended and supplemented) Law on Credit Institutions, or
situations have not been mitigated after the stated duration in accordance with
Clause 1 Article 130a of the (amended and supplemented) Law on Credit
Institutions, depending on the nature and level of risk, a) Banking Inspection and Supervision Chief, and
Directors of State Bank Branches of centrally-affiliated cities and provinces
where the Banking Inspection and Supervision Department is not located, shall
appeal the State Bank’s Governor to consider requesting entities subject to
banking supervision in writing to implement one or certain measures prescribed
in Clause 4 Article 130a of the (amended and supplemented) Law on Credit
Institutions, except those specified in Point b and c of this
Clause; b) Banking Inspection and Supervision Chief shall
consider issuing the written request to entities subject to banking
supervision, including people's credit funds and microfinance institutions
operating within local subdivisions under the control of the Banking Inspection
and Supervision Department, to take one or certain actions provided in Clause 4
Article 130a of the (amended and supplemented) Law on Credit
Institutions; c) Directors of State Bank Branches of
centrally-affiliated cities and provinces where the Banking Inspection and
Supervision Department is not located shall consider issuing the written
request to entities subject to banking supervision, including people's credit
funds and microfinance institutions operating within these local jurisdictions,
to apply one or certain measures provided in Clause 4 Article 130a of the
(amended and supplemented) Law on Credit Institutions. 6. After entities subject to banking supervision
successfully resolve situations prescribed in Clause 1 Article 130a of the
(amended and supplemented) Law on Credit Institutions, or entities have been
put under special control, a) Banking Inspection and Supervision Chief, and
Directors of State Bank Branches of centrally-affiliated cities and provinces
where the Banking Inspection and Supervision Department is not located, shall
appeal the State Bank’s Governor to consider the written document stating
termination of early intervention action, except for cases specified in Point b
and c of this Clause; b) Banking Inspection and Supervision Chief shall
consider issuing the written document stating termination of early intervention
action applied to entities subject to banking supervision, including people's
credit funds and microfinance institutions operating within local jurisdictions
where the Banking Inspection and Supervision Department is located;
c) Directors of State Bank Branches of
centrally-affiliated cities and provinces where the Banking Inspection and
Supervision Department is not located shall consider issuing the written
document stating termination of early intervention action applied to entities
subject to banking supervision, including people's credit funds and
microfinance institutions operating within these local
jurisdictions.”. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 “Article 19a. Oversight, stimulation and
assessment of implementation of recovery and resolution plans of entities
subject to banking supervision to whom early intervention action is applied 1. Entities subject to banking supervision shall,
upon the request of the banking supervisory unit, prepare monthly or ad-hoc
status reports on progress and results of implementation of recovery and
resolution plans. 2. The banking supervisory unit shall be
responsible for regularly overseeing, stimulating and assessing progress,
results, difficulties and issues related to implementation of recovery and
resolution plans of entities subject to banking supervision. 3. If there is any delay or ineffectiveness in
implementation of these plans that is found after carrying out the monitoring
process, a) Banking Inspection and Supervision Chief, and
Directors of State Bank Branches of centrally-affiliated cities and provinces
where the Banking Inspection and Supervision Department is not located, shall
appeal the State Bank’s Governor to consider requesting entities subject to
banking supervision in writing to give their explanations and recommended
solutions, except for cases specified in Point b and c of this
Clause; b) Banking Inspection and Supervision Chief shall
consider issuing the written request to entities subject to banking
supervision, including people's credit funds and microfinance institutions
operating within local subdivisions under the control of the Banking Inspection
and Supervision Department, to give their explanations and recommended
solutions; c) Directors of State Bank Branches of centrally-affiliated
cities and provinces where the Banking Inspection and Supervision Department is
not located shall request entities subject to banking supervision, including
people's credit funds and microfinance institutions operating within these
local subdivisions, in writing to give their explanations and recommended
solutions. 4. In the course of monitoring, based on results of
implementation of recovery and resolution plans of entities subject to banking
supervision and depending on the nature and level of risk, the banking
supervisory unit may appeal competent authorities to work directly with, carry
out examination and inspection of entities subject to banking supervision in
accordance with enforceable laws.”. Article 2. Implementation ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 3. Implementary provision This Circular shall enter into force on July 1,
2018./. PP. THE
GOVERNOR
THE DEPUTY GOVERNOR
Nguyen Dong Tien
Thông tư 04/2018/TT-NHNN ngày 12/03/2018 về sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
11.339
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|