Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2003/TT-NHNN hướng dẫn việc tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội

Số hiệu: 04/2003/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Phùng Khắc Kế
Ngày ban hành: 24/02/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2003/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 04/2003/TT-NHNN NGÀY 24 THÁNG 2 NĂM 2003 VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC DUY TRÌ SỐ DƯ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:

1. Các tổ chức tín dụng nhà nước mở tài khoản và duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội, bao gồm:

a. Các Ngân hàng thương mại Nhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long và các Ngân hàng thương mại Nhà nước khác.

b. Các tổ chức tín dụng Nhà nước phi Ngân hàng: Công ty tài chính Nhà nước, Công ty cho thuê tài chính Nhà nước; không bao gồm Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng.

2. Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tại ngân hàng chính sách xã hội được xác định như sau:

a. Hàng năm, các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước.

b. Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước bao gồm số dư các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước như sau:

- Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam.

- Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam.

- Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

- Phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn bằng đồng Việt Nam.

- Phát hành các giấy tờ có giá dài hạn bằng đồng Việt Nam.

c. Xử lý các trường hợp bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:

- Trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm kế tiếp lớn hơn số dư tiền gửi của năm trước, thì các tổ chức tín dụng Nhà nước phải bổ sung số dư tiền gửi bằng số tiền chênh lệch lớn hơn;

- Trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm kế tiếp nhỏ hơn số dư tiền gửi của năm trước, thì các tổ chức tín dụng Nhà nước được rút bớt số tiền gửi bằng với số chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi của năm trước.

3. Lãi suất tiền gửi bằng đồng việt nam của các tổ chức tín dụng nhà nước tại ngân hàng chính sách xã hội.

a. Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam được xác định như sau:

Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của TCTD Nhà nước tại NHCSXH (%/năm)

(A)

=

Lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung của các TCTDNN (%/năm)

(1)

+

Phí huy động vốn (%/năm)

(2)

Trong đó:

(1) Là bình quân chung (%/năm) của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng Nhà nước, được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền lãi suất các loại nguồn vốn huy động quy định tại điểm b khoản 2 Thông tư này.

(2) Là chi phí huy động vốn bình quân do Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng Nhà nước thoả thuận nhưng tối đa là 1,35%/năm.

b. Kỳ hạn trả lãi tiền gửi do Ngân hàng Chính sách xã hội thoả thuận với các tổ chức tín dụng Nhà nước phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương pháp tính, trả lãi.

4. Quy trình, thủ tục tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội thực hiện như sau:

a. Các tổ chức tín dụng Nhà nước mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại trụ sở chính Ngân hàng Chính sách xã hội.

b. Ngân hàng Chính sách xã hội ký kết hợp đồng tiền gửi năm 2003 với các tổ chức tín dụng Nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư này. Các năm tiếp theo, nếu số dư tiền gửi và lãi suất thay đổi, thì các bên thoả thuận bổ sung bằng phụ lục hợp đồng tiền gửi.

c. Trước ngày 15 tháng 1 hàng năm, các tổ chức tín dụng Nhà nước gửi các biểu số liệu cho các đơn vị:

- Gửi biểu số dư nguồn vốn huy động và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn bằng đồng Việt Nam theo phụ lục kèm theo Thông tư này cho Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước. Vụ Chính sách tiền tệ tính toán và thông báo mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước cho các tổ chức tín dụng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội trước ngày 20 tháng 1 hàng năm để làm cơ sở xác định lãi suất tiền gửi trong năm.

- Gửi biểu xác định số dư tiền gửi trong năm theo phụ lục kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Chính sách xã hội và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu.

d. Chậm nhất là ngày 31 tháng 1 hàng năm, các tổ chức tín dụng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội phải hoàn thành việc bổ sung phụ lục hợp đồng tiền gửi và bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi theo quy định tại Thông tư này.

5. Tổ chức thực hiện

a. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

b. Sau 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội phải hoàn thành việc gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2002.

c. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc các tổ chức tín dụng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện Thông tư này.

 

 

Phùng Khắc Kế

(Đã ký)

 

 

Tên TCTD Nhà nước:.............................

Nơi nhận: Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

ĐT: 8.246955; Fax: 8.240132; Email: [email protected]

Gửi trước ngày 15/1 hàng năm

BIỂU SỐ DƯ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ LÃI SUẤT HUY ĐỘNG BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM

Ngày 31 tháng 12 năm....

Đơn vị tính: Triệu đồng, %/năm

STT

Chỉ tiêu

Số dư

Lãi suất bình quân

Ghi chú

I

Tiền gửi của khách hàng trong nước

 

 

 

1

Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

2

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

 

 

 

3

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

 

 

 

4

Tiền gửi vốn chuyên dùng

 

 

 

II

Tiền gửi tiết kiệm

 

 

 

1

Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

2

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

 

 

 

3

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

 

 

 

4

Tiền gửi tiết kiệm khác

 

 

 

III

Tiền gửi của khách hàng nước ngoài

 

 

 

1

Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

2

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

 

 

 

3

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

 

 

 

IV

Phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn

 

 

 

1

Chứng chỉ tiền gửi

 

 

 

2

Kỳ phiếu

 

 

 

3

Các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

 

 

 

V

Phát hành các giấy tờ có giá dài hạn

 

 

 

1

Chứng chỉ tiền gửi

 

 

 

2

Trái phiếu

 

 

 

3

Các giấy tờ có giá dài hạn khác

 

 

 

 

Người lập biểu

Tổng giám đốc TCTD Nhà nước
(Ký tên, đóng dấu)

 

Tên TCTD Nhà nước:.............................

Nơi nhận: Ngân hàng Chính sách xã hội

Gửi trước ngày 15/1/ hàng năm

BIỂU XÁC ĐỊNH SỐ DƯ TIỀN GỬI TRONG NĂM 200... TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Số tiền

Ghi chú

1

Số dư các tài khoản tiền gửi đến ngày 31/12 năm trước

 

 

1.1

Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam

 

 

1.2

Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam

 

 

1.3

Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam

 

 

1.4

Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

 

 

1.5

Phát hành giấy tờ có giá dài hạn bằng đồng Việt Nam

 

 

2

Tỷ lệ tiền gửi 2%

 

 

3

Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong năm kế tiếp (3 = 1 * 2%)

 

 

4

Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến 31/12 năm trước

 

 

5

Chênh lệch số dư tiền gửi mà tổ chức tín dụng Nhà nước phải bổ sung hoặc rút bớt (5=3-4)

 

 

 

Người lập biểu

Tổng giám đốc TCTD Nhà nước
(Ký tên, đóng dấu)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2003/TT-NHNN ngày 24/02/2003 hướng dẫn việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng chính sách xã hội do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.763

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.255.116
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!