NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/2021/TT-NHNN
|
Hà Nội, ngày
31 tháng 3 năm 2021
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH NGOẠI TỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI
TỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6
năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm
2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
Ngoại hối ngày 18 tháng 03 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường
ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn
giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước giữa các tổ chức tín dụng
được phép hoạt động ngoại hối với nhau và giữa tổ chức tín dụng được phép hoạt
động ngoại hối với khách hàng.
2. Giao dịch ngoại tệ giữa
tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) được thực hiện theo quy định riêng của Ngân
hàng Nhà nước.
3. Thông tư này không điều
chỉnh đối với giao dịch ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Tổ chức tín dụng được
phép hoạt động ngoại hối thực hiện giao dịch này trong phạm vi quy định tại Giấy
phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước hoặc Quyết định về việc chấp thuận có thời hạn các
hoạt động ngoại hối khác và/hoặc các văn bản cá biệt khác của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi chung là Giấy phép), tự chịu trách
nhiệm về giao dịch này và tuân thủ các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn,
phòng chống rủi ro.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
Tại Thông tư này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng được
phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và
chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
2. Khách hàng bao gồm:
a) Người cư trú là tổ chức
kinh tế (bao gồm cả tổ chức tín dụng không phải là tổ chức tín dụng được phép),
tổ chức khác và cá nhân;
b) Người không cư trú là tổ
chức, cá nhân.
3. Tổ chức kinh tế là tổ
chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm
doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh, trừ tổ chức tín dụng được phép.
4. Tổ chức khác nêu tại điểm
a khoản 2 Điều này là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật Việt Nam, trừ tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
5. Đối tác của tổ chức tín
dụng được phép bao gồm tổ chức tín dụng được phép khác và khách hàng.
6. Loại hình giao dịch ngoại
tệ bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ
kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ; giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.
Thuật ngữ “giao dịch ngoại
tệ” tại Thông tư này đồng nghĩa với thuật ngữ “giao dịch hối đoái” được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban
hành.
7. Giao dịch mua, bán ngoại
tệ giao ngay (sau đây gọi là giao dịch giao ngay) là giao dịch hai bên cam kết
mua, bán một lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá xác định tại
thời điểm giao dịch và ngày thanh toán tối đa là 02 (hai) ngày làm việc kể từ
ngày giao dịch.
8. Giao dịch mua, bán ngoại
tệ kỳ hạn (sau đây gọi là giao dịch kỳ hạn) là giao dịch hai bên cam kết mua,
bán một lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá xác định tại thời
điểm giao dịch và ngày thanh toán tối thiểu là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày
giao dịch.
9. Giao dịch hoán đổi ngoại
tệ (sau đây gọi là giao dịch hoán đổi) là giao dịch giữa hai bên, bao gồm một
giao dịch mua và một giao dịch bán cùng số lượng một đồng tiền này với một đồng
tiền khác với tỷ giá của hai giao dịch xác định tại thời điểm giao dịch và ngày
thanh toán của hai giao dịch là khác nhau.
Giao dịch hoán đổi bao gồm
hai giao dịch giao ngay hoặc hai giao dịch kỳ hạn hoặc một giao dịch giao ngay
và một giao dịch kỳ hạn.
10. Giao dịch quyền chọn
mua, bán ngoại tệ (sau đây gọi là giao dịch quyền chọn) là giao dịch giữa hai
bên, trong đó bên mua trả cho bên bán giá mua quyền chọn để có quyền nhưng
không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ này với một ngoại tệ khác
trong một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận theo tỷ giá thực hiện được xác
định tại thời điểm giao dịch và thanh toán vào một ngày trong tương lai. Nếu
bên mua lựa chọn thực hiện quyền, bên bán phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
Trong giao dịch quyền chọn,
quyền chọn bán đồng tiền này (Put option) đồng thời là quyền chọn mua đồng tiền
khác (Call option).
11. Giá mua quyền chọn
(Premium) là số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán để mua quyền chọn mua ngoại
tệ hoặc mua quyền chọn bán ngoại tệ trong giao dịch quyền chọn.
12. Ngày đáo hạn của giao
dịch quyền chọn (Expiration date) là ngày cuối cùng mà bên mua được lựa chọn thực
hiện quyền nhưng tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc trước ngày thanh toán.
13. Ngày giao dịch là ngày
hai bên xác lập thỏa thuận giao dịch theo quy định tại Thông tư này.
14. Ngày thanh toán là
ngày hai bên thực hiện chuyển giao số lượng đồng tiền mua, bán theo thỏa thuận
giao dịch đã xác lập. Trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ hàng tuần
hoặc ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam và/hoặc của thị trường
xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán có
thể được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
15. Bộ phận giao dịch là một
bộ phận nghiệp vụ của tổ chức tín dụng được phép, có chức năng thỏa thuận giao
dịch ngoại tệ với đối tác.
16. Bộ phận nghiệp vụ hỗ
trợ giao dịch là một bộ phận nghiệp vụ của tổ chức tín dụng được phép, có chức
năng lập, gửi, nhận xác nhận giao dịch với đối tác.
17. Đại diện giao dịch là
cá nhân thuộc bộ phận giao dịch, được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền bằng
văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó xác định thẩm quyền xác lập
thỏa thuận giao dịch với đối tác là tổ chức tín dụng được phép khác.
18. Người có thẩm quyền là
cá nhân chịu trách nhiệm phê duyệt các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ đã được
tổ chức tín dụng được phép giao tại quy định nội bộ của tổ chức tín dụng được
phép đó.
Điều
3. Nguyên tắc thực hiện giao dịch
1. Việc thực hiện giao dịch
ngoại tệ phải phù hợp với quy định tại Thông tư này, phạm vi hoạt động ngoại hối
của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Giấy phép. Đối với
các giao dịch ngoại tệ mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
không được cho phép kinh doanh, cung ứng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đó chỉ được thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng
được phép với vai trò là tổ chức kinh tế theo quy định tại Thông tư này.
2. Các bên tham gia giao dịch
ngoại tệ phải xác lập và thực hiện giao dịch trên nguyên tắc trung thực, rõ
ràng và tự chịu trách nhiệm về quyết định giao dịch của mình.
3. Giao dịch ngoại tệ với
tổ chức tín dụng được phép khác chỉ do trụ sở chính của ngân hàng, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng hoặc trụ sở tại Việt Nam của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối thực hiện. Quy định này không áp dụng
đối với giao dịch đồng tiền của các nước có chung biên giới với Việt Nam tại
vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu.
Điều
4. Loại hình và phạm vi giao dịch được phép
1. Tổ chức tín dụng được
phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi,
giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác.
2. Tổ chức tín dụng được
phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi,
giao dịch bán quyền chọn với tổ chức kinh tế.
3. Tổ chức tín dụng được
phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn với người cư trú là tổ
chức khác và cá nhân.
4. Tổ chức tín dụng được
phép được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá
nhân và giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú quy định tại khoản
5 Điều này.
5. Tổ chức tín dụng được
phép được thực hiện giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú là nhà
đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại
thị trường trong nước để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu đầu tư của nhà
đầu tư.
Điều
5. Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch
1. Tổ chức tín dụng được
phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.
2. Tỷ giá giao ngay giữa Đồng
Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao
dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước
công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng
Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch
hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ
giá được xác định trên cơ sở:
a) Tỷ giá giao ngay tại
ngày giao dịch;
b) Chênh lệch giữa hai mức
lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi
suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate).
Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức
lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.
c) Kỳ hạn của giao dịch.
4. Tỷ giá giữa Đồng Việt
Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau
trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.
5. Tổ chức tín dụng được
phép phải niêm yết tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong
giao dịch với khách hàng tại các địa điểm giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng
được phép và trên trang thông tin điện tử chính thức (nếu có). Tổ chức tín dụng
được phép thực hiện giao dịch với khách hàng theo tỷ giá niêm yết, trừ trường hợp
hai bên có thỏa thuận khác về tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch.
Điều
6. Kỳ hạn của giao dịch
1. Kỳ hạn của giao dịch kỳ
hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn do các bên
thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kỳ hạn của giao dịch kỳ
hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ
tối đa là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày kể từ ngày giao dịch.
Điều
7. Phương thức giao dịch
1. Giao dịch ngoại tệ được
thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch qua các phương tiện giao
dịch, bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.
2. Giao dịch ngoại tệ thực
hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại do các bên tự thỏa thuận và tự chịu
trách nhiệm, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật
thông tin phù hợp với quy định của pháp luật. Thông điệp dữ liệu có giá trị như
văn bản nếu đáp ứng quy định tại Điều 12 Luật giao dịch điện tử.
Giao dịch ngoại tệ thực hiện thông qua phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định
của Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng
dẫn có liên quan.
3. Trường hợp giao dịch
qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép phải quy định và thông báo với đối
tác các số điện thoại được phép sử dụng để giao dịch. Điện thoại phải có chức
năng ghi âm và đảm bảo truy xuất được nội dung thỏa thuận giao dịch với đối tác
để sử dụng cho mục đích lập xác nhận giao dịch, kiểm soát nội bộ của tổ chức
tín dụng và xử lý tranh chấp (nếu có).
Điều
8. Phí giao dịch
Tổ chức tín dụng được phép
không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.
Điều
9. Thời gian giao dịch
1. Tổ chức tín dụng được
phép quy định về thời gian giao dịch với đối tác.
2. Đối với giao dịch phát
sinh ngoài thời gian quy định trên, tổ chức tín dụng được phép phải tổ chức biện
pháp quản lý, kiểm soát giao dịch để phòng ngừa rủi ro phát sinh. Giao dịch
ngoài thời gian quy định phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được ghi nhận
vào trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép vào ngày giao dịch.
Điều
10. Nội dung thỏa thuận giao dịch
1. Thỏa thuận giao dịch giữa
tổ chức tín dụng được phép và đối tác phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên các bên tham gia
giao dịch;
b) Ngày giao dịch;
c) Cặp đồng tiền giao dịch;
d) Số lượng ngoại tệ;
đ) Tỷ giá;
e) Ngày thanh toán;
g) Giá mua quyền chọn (đối
với giao dịch quyền chọn);
h) Ngày đáo hạn (đối với
giao dịch quyền chọn).
2. Ngoài các nội dung quy
định tại khoản 1 Điều này, thỏa thuận giao dịch giữa các tổ chức tín dụng được
phép phải có thêm các nội dung sau:
a) Đại diện giao dịch;
b) Chỉ dẫn thanh toán;
c) Phương tiện giao dịch;
d) Hình thức xác nhận giao
dịch, người có thẩm quyền xác nhận giao dịch đối với giao dịch thực hiện qua
phương tiện điện tử, điện thoại.
3. Ngoài các nội dung quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung
khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
4. Thỏa thuận giao dịch
quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này được xác lập dưới hình thức
thỏa thuận khung và/hoặc thỏa thuận cụ thể.
Chương
II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục I:
GIAO DỊCH NGOẠI TỆ GIỮA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ
LIÊN NGÂN HÀNG
Điều
11. Thỏa thuận giao dịch
1. Đại diện giao dịch của
hai bên thực hiện thỏa thuận các nội dung của giao dịch ngoại tệ trên cơ sở phạm
vi hạn mức, thẩm quyền được phép và đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
2. Thỏa thuận giao dịch do
đại diện giao dịch của hai bên xác lập qua các phương tiện giao dịch là cam kết
không được đơn phương thay đổi, chỉ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt
được thỏa thuận bằng văn bản.
3. Tổ chức tín dụng được
phép tự chịu trách nhiệm về việc ủy quyền, giao hạn mức giao dịch cho đại diện
giao dịch và có nghĩa vụ thực hiện giao dịch ngoại tệ đã được đại diện giao dịch
xác lập với đối tác.
Điều
12. Xác nhận giao dịch
1. Sau khi thỏa thuận giao
dịch được xác lập qua phương tiện điện tử, điện thoại, hai bên phải lập và gửi
cho nhau xác nhận giao dịch. Bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch của mỗi bên thực
hiện lập và gửi xác nhận giao dịch ngay trong ngày giao dịch. Đối với giao dịch
phát sinh sau thời gian quy định, xác nhận giao dịch phải được gửi chậm nhất
vào ngày làm việc kế tiếp ngày giao dịch.
2. Nội dung của xác nhận
giao dịch do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tối thiểu có các thông tin
quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và phê duyệt của
người có thẩm quyền xác nhận giao dịch theo quy định tại điểm d
khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
3. Trường hợp xác nhận
giao dịch qua Hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial
Telecommunication), tổ chức tín dụng được phép phải thiết lập quy trình tạo lập,
gửi và nhận điện xác nhận đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro. Tổ chức tín dụng
được phép phải tuân thủ các quy định của Luật
Giao dịch điện tử và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trường hợp xác nhận
giao dịch được gửi qua máy fax hoặc bản đính kèm qua thư điện tử thì trong thời
hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, hai bên phải gửi cho nhau bản
gốc.
Điều
13. Chứng từ trong giao dịch
Tổ chức tín dụng được phép
khi thực hiện giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác không phải
xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
Mục II:
GIAO DỊCH NGOẠI TỆ GIỮA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP VÀ KHÁCH HÀNG
Điều
14. Thỏa thuận giao dịch
1. Tổ chức tín dụng được
phép và khách hàng xác lập thỏa thuận giao dịch phù hợp với quy định của pháp
luật và đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều
10 Thông tư này.
2. Thỏa thuận giao dịch do
bộ phận giao dịch của tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại
quy trình giao dịch ngoại tệ nội bộ do tổ chức tín dụng được phép ban hành. Thỏa
thuận giao dịch đã xác lập là cam kết không được đơn phương thay đổi, chỉ được
thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận bằng văn bản.
3. Trường hợp khách hàng
giao dịch trực tiếp tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng được phép, hai
bên xác lập thỏa thuận giao dịch bằng văn bản và có chữ ký của người có thẩm
quyền.
Điều
15. Xác nhận giao dịch
1. Trường hợp thỏa thuận
giao dịch xác lập qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử, hai bên phải lập
xác nhận giao dịch bằng văn bản, đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và có chữ ký của người có thẩm quyền.
2. Xác nhận giao dịch được
lập và gửi chậm nhất vào ngày làm việc kế tiếp ngày giao dịch.
3. Trường hợp hai bên ký kết
thỏa thuận khung bằng văn bản, trong đó có nội dung khách hàng đồng ý cho tổ chức
tín dụng được phép tự động thực hiện giao dịch ngoại tệ thì tổ chức tín dụng được
phép thực hiện theo nội dung đã quy định tại thỏa thuận khung nhưng phải thông
báo cho khách hàng thông tin về giao dịch đã thực hiện và đảm bảo tối thiểu có
các nội dung theo khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
4. Trường hợp xác nhận
giao dịch được gửi qua máy fax hoặc bản đính kèm qua thư điện tử thì trong thời
hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, hai bên phải gửi cho nhau bản
gốc.
Điều
16. Chứng từ trong giao dịch
1. Khách hàng phải xuất
trình giấy tờ và chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng, loại
ngoại tệ, thời hạn thanh toán, chuyển tiền theo quy định hiện hành về quản lý
ngoại hối và quy định của tổ chức tín dụng được phép khi thực hiện các giao dịch
ngoại tệ sau với tổ chức tín dụng được phép:
a) Mua ngoại tệ trong giao
dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn;
b) Mua ngoại tệ trong giao
dịch hoán đổi giữa ngoại tệ với Đồng Việt Nam, mua ngoại tệ trong giao dịch có
ngày thanh toán đến trước của giao dịch hoán đổi giữa ngoại tệ với ngoại tệ;
c) Mua quyền chọn ngoại tệ
(xuất trình giấy tờ, chứng từ đối với loại ngoại tệ khách hàng nhận về);
2. Trường hợp kế hoạch
thanh toán ngoại tệ của khách hàng thay đổi do nguyên nhân khách quan đã được tổ
chức tín dụng được phép và khách hàng thỏa thuận trước, trên cơ sở đề nghị bằng
văn bản của khách hàng kèm giấy tờ chứng minh lý do cần thiết sửa đổi kỳ hạn của
giao dịch, tổ chức tín dụng được phép và khách hàng được thực hiện giao dịch
hoán đổi để sửa đổi kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn đã ký kết phù hợp với thời hạn
trên giấy tờ, chứng từ xuất trình. Tổng kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn đã ký kết
và kỳ hạn của các giao dịch hoán đổi tối đa là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày
kể từ ngày giao dịch.
3. Đối với khoản vay nước
ngoài bằng ngoại tệ có thời hạn vay ban đầu hoặc thời hạn vay còn lại lớn hơn
365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày, khách hàng được dùng Đồng Việt Nam mua ngoại tệ
kỳ hạn 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày từ tổ chức tín dụng được phép với mục
đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng,
trong vòng 02 (hai) ngày làm việc trước ngày đến hạn của giao dịch kỳ hạn đã ký
kết, tổ chức tín dụng được phép và khách hàng được thực hiện giao dịch hoán đổi
để kéo dài kỳ hạn của giao dịch đã ký kết. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn trong
các giao dịch hoán đổi là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày hoặc bằng thời hạn
còn lại của khoản vay khi thời hạn còn lại của khoản vay dưới 365 (ba trăm sáu
mươi lăm) ngày. Tổng kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn và các giao dịch hoán đổi tiếp
theo không vượt quá tổng thời hạn của khoản vay.
4. Đối với giao dịch mua
ngoại tệ kỳ hạn của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản
5 Điều 4 Thông tư này:
a) Khi thực hiện giao dịch
mua ngoại tệ kỳ hạn với tổ chức tín dụng được phép, nhà đầu tư nước ngoài phải
cung cấp chứng từ chứng minh quyền sở hữu trái phiếu Chính phủ, đảm bảo giá trị
và kỳ hạn của giao dịch ngoại tệ không vượt quá giá mua và kỳ hạn còn lại của
trái phiếu Chính phủ đó. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc từ ngày thực hiện
giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn, nhà đầu tư nước ngoài phải cung cấp bổ sung chứng
từ phong tỏa tại Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với
trái phiếu Chính phủ nêu trên để giao dịch kỳ hạn đã ký kết có hiệu lực.
b) Trong vòng 02 (hai)
ngày làm việc trước ngày đến hạn của giao dịch kỳ hạn, trường hợp nhà đầu tư nước
ngoài có nhu cầu tiếp tục phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu, tổ chức tín
dụng được phép và khách hàng được thực hiện giao dịch hoán đổi để kéo dài kỳ hạn
của giao dịch kỳ hạn đã ký. Tổ chức tín dụng được phép phải đảm bảo kỳ hạn của
giao dịch hoán đổi này và các giao dịch hoán đổi kế tiếp (nếu có) không vượt
quá kỳ hạn còn lại của trái phiếu phong tỏa. Tổng kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn
và các giao dịch hoán đổi không được vượt quá kỳ hạn của trái phiếu phong tỏa.
Điều
17. Bán ngoại tệ cho các giao dịch chưa đến hạn thanh toán
1. Đối với các đề nghị của
khách hàng dùng Đồng Việt Nam để mua ngoại tệ trước thời hạn thanh toán theo
các giấy tờ, chứng từ quy định tại Điều 16 Thông tư này từ
03 (ba) ngày làm việc trở lên, tổ chức tín dụng được phép chỉ được bán ngoại tệ
kỳ hạn, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài
mua ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài theo quy định tại Điều 9
Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
b)
Cá nhân là công dân Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt cho các mục đích quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được
phép.
2. Ngày cuối cùng của kỳ hạn
trong giao dịch kỳ hạn quy định tại khoản 1 Điều này không được trước ngày đến
hạn thanh toán theo các giấy tờ, chứng từ của khách hàng 05 (năm) ngày làm việc.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM CỦA
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều
18. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép
1. Ban hành quy định nội bộ
về quy trình thực hiện các giao dịch ngoại tệ phù hợp với quy định tại Thông tư
này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải có tối thiểu các
nội dung sau:
a) Quy định về trách nhiệm
và thẩm quyền của các cá nhân, bộ phận liên quan khi thực hiện giao dịch ngoại
tệ đảm bảo tuân thủ quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương
mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Phân tách chức năng,
nhiệm vụ giữa bộ phận giao dịch và bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch trong
giao dịch với tổ chức tín dụng được phép khác đảm bảo nguyên tắc xác lập và thực
hiện một giao dịch ngoại tệ có sự tham gia xử lý của hai bộ phận này.
2. Ban hành quy định nội bộ
về quản lý rủi ro trong giao dịch ngoại tệ phù hợp với quy định của Ngân hàng
Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Hướng dẫn khách hàng hiểu
và thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này và quy định về quản lý ngoại
hối khác có liên quan trước khi cung ứng dịch vụ ngoại hối và thực hiện giao dịch
ngoại tệ với khách hàng.
4. Kiểm tra, xem xét, lưu
trữ giấy tờ và chứng từ của khách hàng phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm
bảo giao dịch ngoại tệ được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của
pháp luật về quản lý ngoại hối.
5. Thực hiện báo cáo giao
dịch ngoại tệ theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Điều
19. Trách nhiệm của khách hàng
Khi giao dịch ngoại tệ với
tổ chức tín dụng được phép khách hàng có trách nhiệm:
1. Thực hiện nghiêm túc
các quy định tại Thông tư này.
2. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ xuất trình cho tổ chức
tín dụng được phép.
Điều
20. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Chính sách tiền tệ
làm đầu mối xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện giao dịch
ngoại tệ trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan Thanh tra, giám
sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, thanh tra,
giám sát việc thực hiện các quy định của Thông tư này và xử lý các hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật;
b) Thông báo cho Vụ Chính
sách tiền tệ việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định sửa đổi, bổ
sung Giấy phép thành lập và hoạt động, văn bản chấp thuận hoạt động ngoại hối
hoặc các văn bản khác liên quan đến hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp
cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Các đơn vị thuộc Ngân
hàng Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xử lý
các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Thông tư
này.
Chương
IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều
21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
từ ngày 17 tháng 5 năm 2021 và thay thế Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02 tháng 10 năm 2015 hướng
dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được
phép hoạt động ngoại hối.
2. Đối với những thỏa thuận
giao dịch ngoại tệ đã xác lập và có hiệu lực trước ngày Thông tư này có hiệu lực
thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được
tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã xác lập. Việc sửa đổi, bổ sung các thỏa
thuận trên sau khi Thông tư này có hiệu lực thi hành chỉ được thực hiện nếu nội
dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Điều
22. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng
Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như Điều 22;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT (03).
|
THỐNG ĐỐC
Nguyễn Thị Hồng
|