|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
297/TB-VPCP
|
|
Loại văn bản:
|
Thông báo
|
Nơi ban hành:
|
Văn phòng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Mai Thị Thu Vân
|
Ngày ban hành:
|
31/07/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay là nội dung tại Thông báo 297/TB-VPCP ngày 31/7/2023 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động, bản lĩnh, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa và thực hiện kịp thời, hiệu quả hơn nữa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung các nhiệm vụ chủ yếu, đơn cử như:
- Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt (tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức tín dụng phù hợp với diễn biến thị trường, cung tiền M2 kịp thời, hiệu quả khi cần thiết, tập trung tín dụng vào các động lực tăng trưởng: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu...), kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát;
Điều hành cân bằng hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, giữa lạm phát và tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tiền tệ, ngân hàng, trong đó hoàn thiện dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung đúng tiến độ, chất lượng theo tinh thần bám sát vào thực tiễn và lấy ý kiến tham gia đầy đủ của các đối tượng điều chỉnh để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh, tăng cường phân cấp, phân quyền, quy định trách nhiệm rõ ràng và cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, bổ sung các quy định, công cụ để kiểm soát.
Nghiên cứu luật hóa mối quan hệ giữa ngân hàng và người đi vay, quyền đòi nợ để nâng cao trách nhiệm người đi vay.
Tiếp tục rà soát toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành để sửa đổi, bổ sung, không để sơ hở, trục lợi, khoảng trống pháp lý gây mất an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Xem chi tiết tại Thông báo 297/TB-VPCP ngày 31/7/2023.
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 297/TB-VPCP
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 7 năm 2023
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI
NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2023
Ngày 15 tháng 7 năm 2023, tại trụ sở Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và chỉ đạo Hội nghị sơ
kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Tham
dự Hội nghị có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Công an, Tài chính, Xây
dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Kiểm toán Nhà nước,
Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo,
ý kiến các đại biểu dự Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:
1. Hoan nghênh, ghi nhận và đánh giá cao Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng
trong việc điều hành chính sách tiền tệ và ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng
thời gian qua, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Kết quả đạt được
trong thời gian qua là tích cực, đáng trân trọng, đóng góp quan trọng vào việc
giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm
các cân đối lớn của nền kinh tế.
2. Cơ bản nhất trí với các nội dung báo cáo và các
nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới do Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước báo cáo
tại Hội nghị. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương tiếp thu các ý kiến xác
đáng tại Hội nghị, tiếp tục hoàn thiện các nhiệm vụ, giải pháp để lãnh đạo, điều
hành, tổ chức thực hiện từ nay đến cuối năm và chuẩn bị cho năm 2024.
3. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cần chủ động, bản lĩnh, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa và thực hiện kịp thời, hiệu
quả hơn nữa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục hoàn
thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung các nhiệm vụ chủ yếu
sau:
a) Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả vai trò,
chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, là cơ quan quản lý nhà nước về tiền
tệ, ngân hàng, thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương nhằm ổn định giá trị
đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng,
an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung cấp vốn tín dụng cho
nền kinh tế; nắm chắc tình hình, diễn biến trong và ngoài nước; bám sát thực tiễn,
dự báo chính xác để có phản ứng chính sách kịp thời, nhanh nhạy, phù hợp, hiệu
quả hơn nữa; tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
b) Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động,
linh hoạt (tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức tín dụng phù hợp với diễn
biến thị trường, cung tiền M2 kịp thời, hiệu quả khi cần thiết, tập trung tín dụng
vào các động lực tăng trưởng: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu...), kịp thời, hiệu
quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp
lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát; điều hành cân bằng
hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, giữa lạm phát và tăng trưởng
để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền
kinh tế; ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
c) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế,
chính sách tiền tệ, ngân hàng, trong đó hoàn thiện dự thảo Luật các tổ chức tín
dụng sửa đổi, bổ sung đúng tiến độ, chất lượng theo tinh thần bám sát vào thực
tiễn và lấy ý kiến tham gia đầy đủ của các đối tượng điều chỉnh để tháo gỡ các
khó khăn, vướng mắc phát sinh, tăng cường phân cấp, phân quyền, quy định trách
nhiệm rõ ràng và cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, bổ sung các quy định, công cụ
để kiểm soát. Nghiên cứu luật hóa mối quan hệ giữa ngân hàng và người đi vay,
quyền đòi nợ để nâng cao trách nhiệm người đi vay. Tiếp tục rà soát toàn diện
các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành để sửa đổi, bổ sung, không để sơ hở,
trục lợi, khoảng trống pháp lý gây mất an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức
tín dụng.
d) Tập trung điều hành tăng trưởng tín dụng với cơ
cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng
vào sản xuất, kinh doanh có trọng tâm, trọng điểm, có kiểm soát, tuân thủ quy
luật thị trường, cạnh tranh lành mạnh. Tiếp tục các giải pháp đẩy mạnh giải
ngân gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay
nhà ở xã hội và 15 nghìn tỷ đồng cho ngành sản xuất đồ gỗ, thủy sản.
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng phấn đấu tiết giảm chi
phí, giảm chi tiêu, cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để có dư địa giảm lãi suất, tăng khả
năng tiếp cận tín dụng, tạo thuận lợi cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh
doanh theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ.
đ) Tiếp tục điều hành ổn định thị trường ngoại hối,
ổn định giá trị đồng Việt Nam; nghiên cứu thực tiễn điều hành trong thời gian vừa
qua để rút ra các bài học kinh nghiệm, phát huy hiệu quả hơn nữa các kết quả đã
đạt được.
e) Khẩn trương thực hiện hiệu quả các giải pháp cơ
cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức
tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số
689/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và công tác xử lý nợ
xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội, hạn
chế nợ xấu phát sinh.
g) Đổi mới toàn diện và tăng cường hiệu quả, hiệu lực
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo hướng tăng cường thiết kế công cụ,
đổi mới phương pháp thực hiện, hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức đáp ứng được
yêu cầu đề ra, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát nhằm ngăn chặn, cảnh báo, phòng ngừa từ sớm, từ xa, thanh tra, kiểm
tra để phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn, bảo đảm lành mạnh, đúng quy định,
không hình sự hóa quan hệ dân sự và kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của các chủ thể có liên quan theo pháp luật.
h) Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo
trong hoạt động ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm an ninh,
an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số, nhất là thực hiện Đề án 06
phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển
đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong lĩnh vực
ngân hàng. Quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao hệ số tín nhiệm và niềm tin của người dân, doanh nghiệp.
i) Tiếp tục chú trọng, thực hiện tốt công tác thông
tin, truyền thông, nhất là các chủ trương của Đảng, thông điệp, cam kết mạnh mẽ
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ chế, chính sách, giải pháp điều hành của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các vấn đề dư luận quan tâm đến tiền tệ và hoạt động
ngân hàng. Đẩy mạnh công bố công khai, minh bạch thông tin, nhất là kịp thời
tuyên truyền, phổ biến, công bố các chính sách, quy định, giải pháp mới của nhà
nước để người dân, doanh nghiệp, xã hội có thông tin chính xác, chính thống nhằm
ổn định tâm lý, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ
với Bộ Công an để đấu tranh, ngăn chặn các thông tin xấu độc, xử lý nghiêm các
hành vi đưa thông tin không chính xác, sai lệch, xuyên tạc, gây tác động tiêu cực
đến thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng.
k) Tiếp tục nâng cao chất lượng công chức, đẩy mạnh
việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên môn, đạo đức công vụ. Có giải pháp yêu cầu
các tổ chức tín dụng xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, thượng tôn pháp luật,
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn.
l) Phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các
giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán
hiệu quả, lành mạnh, an toàn, bền vững; tiếp tục hoàn thiện các khung khổ pháp
lý, có công cụ kiểm soát rủi ro, nghiên cứu phân biệt giữa trái phiếu phát hành
bởi các tổ chức kinh tế và các định chế để có cơ chế quản lý phù hợp; tạo lập
kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào vốn tín
dụng ngân hàng; tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát liên thông giữa thị trường tiền tệ, tín dụng với thị trường chứng
khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
m) Phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện các giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo đúng quy định và phù hợp với
tình hình thực tiễn để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên
quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- TTgCP, các PTTg CP;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Bộ: TC, TP, CA, XD, KHĐT, TTTT;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân; các Vụ: TH, TKBT, Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, KTTH(3).
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Mai Thị Thu Vân
|
Thông báo 297/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 do Văn phòng Chính phủ ban hành
THE OFFICE OF
THE VIETNAMESE GOVERNMENT
------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------
|
No. 297/TB-VPCP
|
Hanoi, August 31,
2023
|
NOTICE CONCLUSION OF THE
PRIME MINISTER AT THE MEETING FOR CONCLUDING BANKING OPERATION RESULTS OF THE
FIRST 6 MONTHS AND IMPLEMENTING TASKS OF THE LAST 6 MONTHS OF 2023 On July 15, 2023, at headquarters of the State Bank
of Vietnam, Prime Minister Pham Minh Chinh attended and chaired the Meeting for
concluding banking operations of the first 6 months and implementing tasks of
the last 6 months of 2023. Participants of the Meeting include Governor of the
State Bank of Vietnam, leaders of the State Bank of Vietnam heads of Ministry
of Public Security, Ministry of Finance, Ministry of Construction, Ministry of
Planning and Investment, Ministry of Justice, Ministry of Information and
Communications, State Audit, and Office of the Government. Upon hearing report
presented by leaders of the State Bank of Vietnam and remarks of participants
of the Meeting, the Prime Minister hereby concludes: 1. Commend, acknowledge, and appreciate the State
Bank of Vietnam, leaders of the State Bank of Vietnam, public officials,
officials, and employees in banking sector for a multitude of efforts in
regulating monetary policies and stabilizing credit institution system in
recent times, especially during hardships. Past results are positive,
appreciated, and precious in stabilizing macroeconomics, controlling inflation,
promoting growth, and maintaining major balances of the economy. 2. Tasks and solutions for the near future reported
by leaders of the State Bank of Vietnam at the Meeting are essentially
approved. The State Bank of Vietnam continues to acknowledge remarks at the
Meeting, accomplish tasks and solutions in order to lead, coordinate, and
organize implementation until the end of 2023 and preparation for 2024. 3. In the near future, the State Bank of Vietnam
needs to be further active, decisive, extensive, and exhaustive and promptly,
effectively implements direction of the Government, the Prime Minister in order
to further successfully implement tasks, especially primary tasks below: a) Continuing to extensively and effectively
exercise their role, functions, tasks, and responsibilities as state authority
for governing monetary, banking, exercise the roles of central banks in
stabilizing money value, ensuring safety in banking operations and in credit
institution system, safety and effectiveness of national payment system, and
granting loan capital for the economy; acknowledging situation in and out of
Vietnam; adhering to practical situations, producing accurate forecast in order
to promptly, rapidly, appropriately, and effectively respond via policies;
increasing state management, inspection, examination, and close supervision of
financial, monetary, banking operations, and credit institution system. b) Continuing to implement monetary policies
actively, flexibly (reducing loan interest, increasing credit limit appropriate
to market development, supplying M2 cash in a timely and effective manner,
channeling credit in growth drives: investment, consumption, export, etc.),
promptly, effectively, and cooperate closely, harmoniously with expansionary
fiscal policies on a reasonable, goal-based, rapid, and thorough manner;
reasonably and effectively balancing interest and rates, inflation and growth
to stabilize macroeconomics, control inflation, maintain major balances of the
economy; prioritize resolving difficulties in manufacturing and business
operations. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. d) Focusing on regulating credit growth with
appropriate proportion in order to satisfy loan capital for the economy,
channeling loan capital in manufacturing and business operations in a
goal-based, controlled, healthy competitive market rule-compliant manner.
Continuing to implement solutions for promoting disbursement of 40 thousand
billion VND credit package to provide interest rate subsidies, 120 thousand
billion VND to grant loans for social housing mortgage, and 15 thousand billion
VND for sawmill and aquaculture products. Directing credit institutions to reduce costs,
reduce spending, remove unnecessary administrative procedures, increase application
of information technology, increase digital transformation in order to
facilitate interest rate reduction, increase credit accessibility, enable
customers to restore manufacturing and business activities on a basis of mutual
benefits and shared risks. dd) Steadily regulating foreign exchange market,
stabilizing VND; studying past implementation to learn from experience and more
effectively utilize attained results. e) Effectively implementing solutions for
restructuring credit institution systems according to Decision No. 689/QD-TTg
dated June 8, 2022 of the Prime Minister and Resolution No. 42/2017/QH14 dated
June 21, 2017 of the National Assembly. g) Renovating, increasing effectiveness of
inspection, examination, and supervision in order to design tools, renovate
implementation methods, improve organization apparatus and structure, satisfy
set requirements, improving quality of officials engaging in inspection,
examination, and supervision in order to prevent, warning, and neutralize
threats early, remotely, inspecting in order to implement better and more
efficient detection operations, maintaining legitimacy and adequacy, not
criminalizing civil and economic relations, protecting legitimate, reasonable
rights and benefits of relevant entities as per the law. h) Promoting digital transformation and innovation
in banking operation, cashless payment, security, safety in payment activities
and digital transformation, implementing Scheme No. 6 for developing
application of population data, identification, and electronic authentication
serving national digital transformation of 2022 - 2025 period and vision to
2030 in banking sector. Extensively implementing administrative reform,
improving business environment, increasing credit rating and trust of the
general public and enterprises. i) Continuing to prioritize and successfully
implement communication, especially for policies of the Communist Party,
messages and extensive commitment of the Government, Prime Minister, regulations,
policies, and regulating solutions of the Governor of State Bank of Vietnam,
public concerns regarding monetary and banking operations. Promoting
information transparency and disclosure, promptly publicizing new policies,
regulations, and solutions of the Government to enable the general public,
enterprise, and society to access accurate, official information. Closely
cooperating with the Ministry of Public Security in fighting, preventing
malinformation, taking actions against false information, distorted
information, and information that negatively affects financial, monetary,
banking market. k) Continuing to improve public official quality,
promote benefits and training for public officials. Developing solutions to
request credit institutions to develop healthy, law-compliant, competitive,
equal, sharing, and fair business culture. l) Cooperating with the Ministry of Finance in
implementing solutions for developing corporate bond market and securities
market effectively, safely, and sustainably; continuing to improve legal
framework, develop risk management tools, study and differentiate bonds issued
by economic institutions and other institutions in order to apply appropriate
management regulations; creating mobilization channel for medium-term and
long-term capital for the economy, reducing dependence on banking loan capital;
improving continuous state management, inspection, examination, supervision of
monetary market, credit market, securities market, corporate bond market. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. For your information and implementation./. PP. MINISTER,
DIRECTOR
VICE DIRECTOR
Mai Thi Thu Van
Thông báo 297/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối ngày 31/07/2023 do Văn phòng Chính phủ ban hành
2.191
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|