NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
648/2003/QĐ-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 648/2003/QĐ-NHNN NGÀY 24
THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ CỦA CÁC NGÂN
HÀNG VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997,
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành Quy định về xử lý tài sản cầm cố của các ngân hàng vay vốn tại Ngân
hàng Nhà nước
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng
Giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VAY VỐN TẠI NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 648/2003/QĐ-NHNN ngày 24/6/2003 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với việc
xử lý tài sản cầm cố của các ngân hàng vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo Quyết
định số 251/2001/QĐ-NHNN ngày 30/3/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc
ban hành Quy chế cho vay có bảo đảm cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân
hàng Nhà nước đối với các ngân hàng và Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN ngày
7/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thấu chi và
cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Điều 2.
Tài sản cầm cố và các trường hợp xử lý
1. Tài sản cầm cố xử lý là các
giấy tờ có giá đang được cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a. Tín phiếu Kho bạc Nhà nước;
b. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
c. Các giấy tờ có giá khác theo
quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện
xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ gốc và lãi nợ vay của các ngân hàng trong
các trường hợp:
a. Đến kỳ hạn trả nợ mà các ngân
hàng không trả được nợ theo quy định tại Điều 15 Quy chế cho vay
có bảo đảm cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với các
ngân hàng ban hành theo Quyết định số 251/2001/QĐ-NHNN ngày 30/3/2001.
b. Các ngân hàng không trả được
nợ sau thời gian quy định tại Điều 9 Quy chế thấu chi và cho vay
qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng ban hành theo Quyết định
số 1085/2002/QĐ-NHNN ngày 7/10/2002.
c. Các trường hợp khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3.
Nguyên tắc xử lý tài sản cầm cố
1. Việc xử lý tài sản cầm cố được
thực hiện công khai, thuận tiện, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên, tiết kiệm
chi phí và phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường tiền tệ. Việc xử lý tài
sản cầm cố được thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 văn bản này.
2. Số tiền thu được từ việc xử
lý tài sản cầm cố sau khi trừ chi phí phát sinh liên quan đến việc xử lý tài sản
cầm cố mà các bên chấp thuận, được sử dụng để trả nợ gốc và lãi nợ vay của các
ngân hàng tính đến thời điểm thu nợ; nếu còn thừa, Ngân hàng Nhà nước trả lại
cho các ngân hàng.
3. Trường hợp số tiền thu được từ
việc xử lý tài sản cầm cố không đủ trả hết nợ gốc và lãi nợ vay, thì các ngân
hàng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Điều 4.
Phương thức xử lý tài sản cầm cố
1. Đối với tài sản cầm cố là các
giấy tờ có giá đã đến hạn thanh toán: Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận cho
các ngân hàng thực hiện việc thanh toán với tổ chức phát hành giấy tờ có giá hoặc
các ngân hàng phải chuyển giao ngay quyền sở hữu tài sản cầm cố cho Ngân hàng
Nhà nước để yêu cầu tổ chức có trách nhiệm thanh toán giấy tờ có giá đang cầm cố
tại Ngân hàng Nhà nước thanh toán trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước theo nghĩa vụ
mà người thụ hưởng đã cam kết.
2. Đối với tài sản cầm cố là giấy
tờ có giá chưa đến hạn thanh toán: Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận cho
các ngân hàng thực hiện theo một trong các phương thức xử lý sau đây:
a. Chiết khấu giấy tờ có tại
Ngân hàng Nhà nước.
b. Bán giấy tờ có giá cho tổ chức
tài chính - tín dụng trên thị trường tiền tệ.
c. Chuyển giao quyền sở hữu giấy
tờ có giá cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước để thay thế nghĩa vụ trả nợ.
Điều 5. Quy
trình xử lý tài sản cầm cố và thu hồi nợ.
1. Đến thời điểm quy định tại
khoản 2 Điều 2 văn bản này, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi các ngân hàng vay vốn và làm thủ tục cầm cố
tài sản thông báo bằng văn bản qua Fax về phương thức xử lý tài sản cầm cố cho
các ngân hàng biết và thực hiện. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày gửi
thông báo, các ngân hàng có thể đề nghị phương thức xử lý tài sản cầm cố khác với
phương thức đã thông báo để giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, thành phố xem xét và quyết định.
2. Theo phương thức xử lý tài sản
cầm cố do Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố thông báo, các bên có liên quan thực hiện các việc:
a. Đối với Sở giao dịch Ngân
hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố:
- Lập bảng kê tài sản cầm cố chờ
xử lý để thu hồi nợ vay;
- Làm thủ tục thanh toán, xử lý
phù hợp với phương thức xử lý tài sản cầm cố đối với giấy tờ có giá đến hạn và
chưa đến hạn thanh toán. Trường hợp áp dụng phương thức chuyển giao quyền sở hữu
giấy tờ có giá cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước để thay thế nghĩa vụ trả nợ, thì Sở
Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố xác
định giá trị của giấy tờ có giá cầm cố theo quy định tại Khoản
3, Điều 5 Quy chế đấu thầu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện
tử liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN ngày
7/10/2002 để hạch toán giảm tương ứng số nợ gốc và lãi nợ vay cho các ngân
hàng.
b. Đối với các ngân hàng: Làm thủ
tục thanh toán, xử lý phù hợp với phương thức xử lý tài sản cầm cố đối với giấy
tờ có giá đến hạn và chưa đến hạn thanh toán.
3. Số tiền thu được từ việc xử
lý tài sản cầm cố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
tỉnh, thành phố hạch toán vào tài khoản 468 - Các khoản chờ thanh toán khác để
thu nợ gốc và lãi nợ vay; trường hợp số tiền xử lý tài sản cầm cố không đủ để
trả hết nợ gốc và lãi nợ vay, thì Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố được quyền trích tài khoản tiền gửi của các
ngân hàng để thu hồi hết nợ; trường hợp sau khi thu nợ còn thừa, Sở Giao dịch
Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chuyển trả vào
tài khoản tiền gửi của các Ngân hàng.
4. Sau khi đã nhận giấy tờ có
giá cầm cố để thay thế nghĩa vụ trả nợ, nếu Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có
giá đó trên nghiệp vụ thị trường mở mà phát sinh chênh lệch tăng hoặc giảm so với
giá trị của giấy tờ có giá được xác định để thay thế nghĩa vụ trả nợ của các
ngân hàng, thì số chênh lệch này được xử lý theo quy định của Chính phủ và hướng
dẫn của Ngân hàng Nhà nước về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 6. Tổ
chức thực hiện
1. Các đơn vị thuộc Ngân hàng
Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm theo
dõi, hướng dẫn các ngân hàng và đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời các khó
khăn, vướng mắc về xử lý tài sản cầm cố.
2. Việc sửa đổi, bổ sung văn bản
này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.