NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
440/1999/QĐ-NHNN1
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 440/1999/QĐ-NHNN1 NGÀY
15 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ VIỆC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ĐỂ KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÁY TÍNH NĂM 2000
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản
lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ công văn số 448/VPCP-KTTH ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Văn phòng
Chính phủ về việc cho vay tái cấp vốn hỗ trợ khả năng thanh toán đối với các
Ngân hàng thương mại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Mục đích cho vay:
Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho
vay đối với các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ khả năng chi trả cho các ngân
hàng thương mại khi không thể khắc phục được tình trạng thiếu khả năng chi trả
do bị ảnh hưởng sự cố máy tính năm 2000 (viết tắt là Y2K).
Điều 2.
Đối tượng cho vay:
Đối tượng được Ngân hàng Nhà nước
xét cho vay hỗ trợ khả năng chi trả là các Ngân hàng thương mại được tổ chức và
hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 3.
Hình thức cho vay:
1. Ngân hàng Nhà nước cho vay
các đối tượng nêu tại Điều 2 của Quyết định này vay theo hình thức cho vay
không có bảo đảm.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
uỷ quyền cho Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện cho vay tại Hội Sở chính của các ngân
hàng thương mại.
Điều 4.
Lãi suất và thời hạn cho vay:
1. Lãi suất cho vay áp dụng theo
mức lãi suất tái cấp vốn hiện hành do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
2. Thời hạn cho vay tối đa là 30
ngày kể từ ngày phát tiền vay.
Điều 5.
Thời hạn hiệu lực thực hiện cho vay:
Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho
vay theo quy định tại Quyết định này kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi
hành đến hết ngày 15 tháng 01 năm 2000.
Điều 6.
Thủ tục vay vốn:
Khi xin vay, các ngân hàng
thương mại phải gửi tới Ngân hàng Nhà nước (nơi thực hiện cho vay) đơn xin vay
vốn kiêm khế ước nhận nợ lập theo mẫu đính kèm Quyết định này.
Điều 7.
Trách nhiệm của Ngân hàng thương mại vay vốn:
1. Sử dụng tiền vay đúng mục
đích ghi trên khế ước vay vốn.
2. Đến thời hạn trả nợ ngân hàng
thương mại xin vay có trách nhiệm hoàn trả nợ đầy đủ gốc và lãi cho Ngân hàng
Nhà nước.
3. Ngân hàng thương mại có thể
trả nợ Ngân hàng Nhà nước trước thời hạn ghi trên khế ước khi sự cố Y2K đã được
khắc phục và có nguồn để trả.
4. Trường hợp không trả được nợ
khi đến hạn trả nợ, ngân hàng thương mại xin vay có văn bản gửi Ngân hàng Nhà
nước (nơi thực hiện cho vay) trước thời điểm trả nợ để xin gia hạn nợ, trong đó
nêu rõ các nguyên nhân và biện pháp để có nguồn trả nợ Ngân hàng Nhà nước.
5. Hàng tuần báo cáo Ngân hàng
Nhà nước (nơi thực hiện cho vay) về việc sử dụng vốn vay, tiến độ khắc phục sự
cố và khả năng trả nợ.
Điều 8.
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước:
1. Vụ Tín dụng có trách nhiệm:
a. Thông báo cho Sở giao dịch
Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chỉ tiêu cho
vay hỗ trợ khả năng chi trả đối với các ngân hàng thương mại trong phạm vi nguồn
vốn đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông báo
b. Theo dõi khoản vay, xem xét
việc gia hạn nợ trong trường hợp ngân hàng thương mại chưa có nguồn trả nợ Ngân
hàng Nhà nước đúng hạn, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
2. Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước,
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
a. Thực hiện cho vay trong phạm
vi chỉ tiêu đã được Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ Tín dụng) thông báo trên
cơ sở nhu cầu vay vốn của từng ngân hàng thương mại.
b. Tiếp nhận các văn bản xin gia
hạn nợ của các ngân hàng thương mại, báo báo về Ngân hàng Nhà nước Trung ương
(Vụ Tín dụng) xem xét xử lý.
c. Trường hợp đến hạn trả nợ, nếu
ngân hàng thương mại không có đề nghị xin gia hạn hoặc không được gia hạn nợ,
chủ động trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng thương mại tại Sở Giao dịch hoặc
Chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại vay để
thu hồi vốn vay. Trường hợp số dư tiền gửi không đủ trả nợ vay, Sở giao dịch
Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện chuyển
số nợ đến hạn sang nợ quá hạn theo lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho
vay ghi trên khế ước.
d. Hàng tuần, báo cáo Ngân hàng
Nhà nước Trung ương (Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng) về tình hình cho vay
khắc phục sự cố Y2K, thu hồi nợ đối với các ngân hàng thương mại.
3. Vụ Kế toán Tài chính có trách
nhiệm hạch toán và hướng dẫn hạch toán khoản vay khắc phục sự cố Y2K.
4. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước
có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các ngân hàng thương mại theo
đúng mục đích sử dụng vốn vay ghi trên khế ước vay vốn. Trường hợp phát hiện
ngân hàng thương mại sử dụng vốn vay sai mục đích, trình Thống đốc quyết định
trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước để thu
hồi vốn vay, nếu tài khoản tiền gửi không đủ số dư trả nợ vay thì chuyển sang nợ
quá hạn.
Điều 9.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 10.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng
các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương, Giám đốc Chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
(Giám đốc) các ngân hàng thương mại có trách nhiệm thi hành Quyết định này.