Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 37/2000/QĐ-NHNN1 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Văn Giàu
Ngày ban hành: 24/01/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 37/2000/QĐ-NHNN1

Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 37/2000/QĐ-NHNN1 NGÀY 24 THÁNG 1 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế Quản lý vốn khả dụng".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Văn Giàu

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định của 37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24 tháng 1 năm 2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quản lý vốn khả dụng là sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với sự thay đổi tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở để tác động vào khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.

Điều 2.

1. Vốn khả dụng là số tiền gửi của các tổ chức tín dụng (bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác) được gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

2. Vốn khả dụng cần duy trì của các tổ chức tín dụng là số tiền gửi của các tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo thực hiện dự trữ bắt buộc và các nhu cầu thanh toán khác theo mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Nghiệp vụ quản lý vốn khả dụng bao gồm:

1. Tổ chức thu thập lưu giữ các thông tin liên quan đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.

2. Phân tích và dự báo sự thay đổi vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.

3. Xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của các tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ và đưa ra các kiến nghị cho việc quyết định mua, bán giấy tờ có giá ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở.

4. Dự đoán các diễn biến tiền tệ trong thời gian tới và tìm nguyên nhân để Ngân hàng Nhà nước có các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ cho phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ.

Điều 4. Vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng được dự báo trên cơ sở xác định thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng đến vốn khả dụng, bao gồm:

1. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệ và sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

2. Những diễn biến về thu, chi của Ngân sách Nhà nước.

3. Doanh số phát hành và thu hồi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước.

4. Nhu cầu vay và khả năng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại tác động đến các khoảng vay từ Ngân hàng Nhà nước.

5. Các nhân tố khác có ảnh hưởng đến các nhu cầu tiền tệ.

Điều 5. Kết quả dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng được sử dụng làm cơ sở thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và dự đoán cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ để điều hành chính sách tiền tệ.

Điều 6. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định kỳ dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và định kỳ cung cấp thông tin phục vụ cho việc dự báo trong từng thời kỳ trên cơ sở tình hình thực tế về khả năng thu thập thông tin, mức độ phát triển của thị trường tiền tệ và năng lực quản lý điều hành các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 7. Các thông tin được cung cấp bằng các phương tiện: FAX, điện thoại, văn bản hoặc qua mạng máy vi tính.

Điều 8. Việc tổ chức cung cấp, sử dụng và bảo quản những thông tin thuộc chế độ mật của Ngân hàng Nhà nước phục vụ công tác quản lý vốn khả dụng được thực hiện theo chế độ bảo mật của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9.

Vụ Chính sách tiền tệ có trách nhiệm:

1. Tập hợp số liệu và thông tin về thu chi ngân sách từ Bộ Tài chính (theo phụ lục 9), các số liệu và thông tin từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các nguồn thông tin khác.

2. Dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước (theo phụ lục 2).

3. Xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của các tổ chức tín dụng, đưa ra kiến nghị cho việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở theo kỳ dự báo (Phụ lục 1).

Điều 10. Vụ Kế toán Tài chính có trách nhiệm: Cung cấp các số liệu về thu, chi, vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo phụ lục 3 cho Vụ Chính sách tiền tệ theo định kỳ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 11. Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cung cấp cho Vụ Chính sách tiền tệ các thông tin sau theo định kỳ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:

1. Tình hình rút tiền vay, trả nợ của các ngân hàng thương mại đối với Ngân hàng Nhà nước, số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước, số tiền phải dự trữ bắt buộc và tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước theo phụ lục 4.

2. Tình hình thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua bán trên thị trường theo phụ lục 5.

3. Tình hình thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước theo các chỉ tiêu tại phụ lục 6.

4. Tình hình mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 12. Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm cung cấp cho Vụ Chính sách tiền tệ kế hoạch mua, bán ngoại tệ cho quĩ dự trữ ngoại hối của Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 13. Vụ Tín dụng có trách nhiệm cung cấp cho Vụ Chính sách tiền tệ những thông tin sau:

1. Cung cấp các nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng ngay sau khi có đơn xin vay của các tổ chức tín dụng.

2. Tập hợp các số liệu, tình hình cho vay, thời gian thu nợ các khoản cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại (bao gồm các khoản vay, thu nợ tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và của Ngân hàng Nhà nước Trung ương) cung cấp cho Vụ Chính sách tiền tệ theo phụ lục 7 theo định kỳ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 14. Vụ Nghiệp vụ Phát hành và kho quỹ có trách nhiệm cung cấp cho Vụ Chính sách tiền tệ doanh số phát hành, thu hồi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước theo phụ lục 8 theo định kỳ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 15. Vụ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trách nhiệm cung cấp cho Vụ Chính sách tiền tệ các thông tin về tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước theo qui định tại Quy chế Dự trữ bắt buộc.

Điều 16. Cục công nghệ tin học ngân hàng có trách nhiệm củng cố, nâng cấp, hoàn thiện mạng thông tin cục bộ tại Ngân hàng Nhà nước; giúp các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước cài đặt chương trình, thực hiện truyền tin qua mạng máy vi tính để Vụ Chính sách tiền tệ có thể nhận được các thông tin liên quan đến việc quản lý vốn khả dụng và lưu trữ toàn bộ những thông tin này.

Chương 4

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 17. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

PHỤ LỤC 1: Vụ Chính sách tiền tệ lập theo định kỳ.

VỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Hà Nội, ngày tháng năm

CÁC KIẾN NGHỊ CHO NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ ĐỐI VỚI KỲ THÁNG NĂM

Dựa trên cơ sở phân tích các số liệu tại biểu chi tiết đính kèm, Vụ Chính sách tiền tệ đưa ra kết quả dự báo cho kỳ...... như sau:

Vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng trong kỳ này tăng/giảm là.... triệu đồng.

Dựa trên cơ sở phân tích dưới đây, Vụ Chính sách tiền tệ kiến nghị nghiệp vụ Thị trường mở mua/bán khối lượng giấy tờ có giá ngắn hạn là....... triệu VNĐ.

a. Dự báo số vốn khả dụng cần điều chỉnh kỳ này là............. triệu đồng.

b. Sai số dự báo kỳ trước là:.................................................. triệu đồng.

c. Hoạt động thị trường mở cần điều chỉnh vốn

khả dụng kỳ này là .............................................................. (a+b) triệu đồng

d. Vốn khả dụng của các TCTD thực tế kỳ trước .................. triệu đồng

e. Vốn khả dụng cần duy trì của các TCTD: ......................... triệu đồng

g. Nghiệp vụ thị trường mở cần mua/bán ............................. (c+d-e) triệu đồng

Các đề xuất cho nghiệp vụ thị trường mở

TRƯỞNG PHÒNG VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

PHỤ LỤC 2: Vụ Chính sách tiền tệ lập theo định kỳ

PHÂN TÍCH - DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA KỲ ĐIỆN BÁO

Kỳ

Đơn vị: Triệu đồng

 

Dự báo kỳ trước
(a)

Số thực tế (b)

Sai số (b-a)

Dự báo kỳ này

Tác động thực tế đến khả năng thanh toán

Ngoại tệ quy VNĐ

 

 

 

 

 

Mua

 

 

 

 

+

Bán

 

 

 

 

-

Tái cấp vốn

 

 

 

 

 

Cho vay

 

 

 

 

+

Thu nợ

 

 

 

 

-

Tiền mặt

 

 

 

 

 

Tiền phát hành

 

 

 

 

-

Tiền thu hồi

 

 

 

 

+

Các khoản khác

 

 

 

 

 

Thu

 

 

 

 

-

Chi

 

 

 

 

+

Tiền gửi Chính phủ ròng

 

 

 

 

 

Tăng

 

 

 

 

-

Giảm

 

 

 

 

+

Kết quả dự báo tổng hợp

 

 

 

 

 

Nghiệp vụ thi trường mở

 

 

 

 

 

Tác động thực tế đến vốn khả dụng

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3: Vụ Kế toán Tài chính gửi Vụ Chính sách tiền tệ theo định kỳ.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Đơn vị: triệu đồng

Các chỉ tiêu

Số sư cuối tháng trước

Số dư cuối kỳ trước

Số dư cuối kỳ này

 

1

2

3

- Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng (tài khoản loại 6)

 

 

 

- Các khoản thu (tài khoản loại 7)

 

 

 

- Các khoản chi (tài khoản loại 8)

 

 

 

Ngày..... tháng..... năm.....

LẬP BIỂU KIỂM SOÁT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

PHỤ LỤC 4: Sở Giao dịch gửi Vụ Chính sách tiền tệ theo định kỳ

HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Đơn vị: Triệu đồng

Các chỉ tiêu

Trước ngày báo cáo

Ngày báo cáo

Dự báo ngay tiếp theo

Tổng số dư tiền gửi VNĐ của TCTD tại Sở giao dịch NHNN

 

 

 

Số tiền phải DTBB của các TCTD tại SGD

 

 

 

Các khoản cho vay

 

 

 

+ Ngày ký hợp đồng

 

 

 

+ Số tiền

 

 

 

+ Ngày đến hạn

 

 

 

+ Lãi suất

 

 

 

Các khoản được gia hạn nợ

 

 

 

+ Ngày ký hợp đồng

 

 

 

+ Số tiền

 

 

 

+ Ngày đến hạn

 

 

 

+ Lãi suất

 

 

 

Các khoản trả nợ trước hạn

 

 

 

+ Ngày ký hợp đồng

 

 

 

+ Số tiền trả nợ trước hạn

 

 

 

+ Số tiền còn lại

 

 

 

+ Ngày đến hạn

 

 

 

+ Lãi suất

 

 

 

Tiền gửi của kho bạc Nhà nước tại Sở giao dịch NHNN

 

 

 

* Thuyết minh số liệu

Ngày..... tháng..... năm.....

NGƯỜI LẬP BIỂU KIỂM SOÁT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

PHỤ LỤC 5: Sở giao dịch NHNN gửi Vụ Chính sách tiền tệ cuối mỗi ngày làm việc tình hình thực hiện của ngày hôm trước.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG

Đơn vị: Triệu đồng

Các chỉ tiêu

Trước ngày báo cáo

Ngày báo cáo

Dự báo ngày tiếp theo

1/ Tỷ giá chính thức (đ/USD)

 

 

 

2/ Tỷ giá giao dục giữa các ngân hàng (đ/USD)

 

 

 

Tỷ giá cao nhất

 

 

 

Tỷ giá thấp nhất

 

 

 

3/ Lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường

 

 

 

4/ Lượng giao dịch ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng

 

 

 

5/ Lượng ngoại tệ mua vào của ngân hàng nhà nước

 

 

 

6/ Lượng ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Nhà nước

 

 

 

Chênh lệch ( 5 - 6)

 

 

 

Tăng (+)

 

 

 

Giảm (-)

 

 

 

* Thuyết minh số liệu:

Ngày..... tháng..... năm.....

NGƯỜI LẬP BIỂU KIỂM SOÁT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

PHỤ LỤC 6: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước gửi Vụ Chính sách tiền tệ vào cuối ngày đấu thầu

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG ĐẤU THẦU TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

- Số đợt đã đấu thầu trong năm:

- Ngày đấu thầu:

- Lãi suất đặt thầu cao nhất

- Lãi suất đặt thầu thấp nhất

- Lãi suất trúng thầu

- Khối lượng dự kiến phát hành

- Khối lượng đặt thầu

- Khối lượng trúng thầu (chi tiết đối với từng thành viên tham gia đấu thầu)

- Khối lượng không trúng thầu (chi tiết đối với từng thành viên tham gia đấu thầu).

* Thuyết minh

Ngày..... tháng..... năm.....

LẬP BIỂU KIỂM SOÁT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

PHỤ LỤC 7: Vụ Tín dụng gửi Vụ Chính sách tiền tệ định kỳ theo quy định

TÌNH HÌNH TÁI CẤP VỐN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG HÀNG

Kỳ từ đến

Đơn vị: Triệu đồng

Tình hình cho vay và thu nợ kỳ trước

Dự kiến cho vay và thu nợ kỳ tiếp theo

Cho vay

Thu nợ

Cho vay

Thu nợ

Ngày

Số tiền

Thời hạn

Ngày

Số tiền

Ngày

Số tiền

Thời hạn

Ngày

Số tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày..... tháng..... năm.....

LẬP BIỂU KIỂM SOÁT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

PHỤ LỤC 8: Vụ Nghiệp vụ phát hành và kho quỹ gửi Vụ CSTT định kỳ theo quy định

TÌNH HÌNH THU CHI TIỀN MẶT

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu thống kê

Số thực hiện tháng trước

Số thực hiện kỳ báo cáo

I. Tổng chi tiền mặt

II. Tổng thu tiền mặt

 

 

Ngày..... tháng..... năm.....

LẬP BIỂU KIỂM SOÁT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

PHỤ LỤC 9: Vụ Chính sách tiền tệ thu thập thông tin từ Bộ Tài chính hàng tháng

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH

Đơn vị: triệu đồng

Danh mục

Thực hiện thu chi ngân sách

Dự kiến tháng sau

 

Tháng....

.... tháng đầu năm

 

Tổng số thu Ngân sách Nhà nước

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Thu từ thuế

 

 

 

- Bán tín phiếu

 

 

 

- Bán trái phiếu

 

 

 

- Các khoản thu khác

 

 

 

Tổng số chi Ngân sách Nhà nước

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Chi lương

 

 

 

- Chi đầu tư

 

 

 

- Trả lãi

 

 

 

- Các khoản chi khác

 

 

 

Cân đối NSNN

 

 

 

Tổng thu NSNN

 

 

 

Bội chi NSNN

 

 

 

Nguồn bù đắp

 

 

 

- Vay trong nước

 

 

 

- Vay nước ngoài

 

 

 

Ngày..... tháng..... năm.....

LẬP BIỂU KIỂM SOÁT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

THE STATE BANK
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No.37/2000/QD-NHNN1

Hanoi, January 24, 2000

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF AVAILABLE CAPITAL

THE STATE BANK GOVERNOR

Pursuant to the Vietnam State Bank Law No.01/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to the Government
s Decree No.15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the Director of the Monetary Policy Department,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on Management of Available Capital.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 3.- The director of the Office, the chief inspector and the heads of the units of the State Bank shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Van Giau

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF AVAILABLE CAPITAL

(Issued together with the State Bank Governors Decision No.37/2000/QD-NHNN1 of January 24, 2000)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Management of available capital means the State Banks control of changes in the credit institutions deposits at the State Bank, which, by using instruments of the monetary policy, especially the open- market transactions, exerts its impacts on the payment capability of credit institutions, with a view to achieving the targets of the national monetary policy in each period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Available capital is the amount of credit institutions deposits (including compulsory reserve deposits, payment deposits and other types of deposit) at the State Bank.

2. Available capital which needs to be maintained by credit institutions is the amounts of money deposited by such credit institutions at the State Bank to ensure the compulsory reserve and other payment demands along the targets of the national monetary policy in each period.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 3.- The management of available capital includes:

1. Organizing the collection and keeping of information related to available capital of credit institutions in each period.

2. Analyzing and forecasting changes in the credit institutions available capital in each period.

3. Determining the amount of available capital, which needs to be maintained by credit institutions to ensure the achievement of the targets of the national monetary policy in each period and making suggestions on the purchase/sale of short-term valuable papers of the State Bank on the open market.

4. Forecasting the monetary changes in the coming periods and the causes thereof so that the State Bank adopts measures to manage the monetary policy in conformity with the targets of each period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The foreign currency supply and demand on the monetary market and the State Banks interference

2. The evolution of the State budget revenue and expenditure

3. The amount of cash issued and withdrawn by the State Bank

4. The borrowing demand and capital mobilization capability of commercial banks, which affect the loans from the State Bank

5. Other factors affecting the monetary demands.

Article 5.- The results of forecast of credit institutions available capital shall serve as a basis for performance of the open-market transactions and forecast of the capital supply and demand on the monetary market in order to manage the monetary policy.

Article 6.- The State Bank Governor shall stipulate time for forecasting available capital of credit institutions and periodically supply information in service of the forecast in each period on the basis of the practical situation on information collection capability and development level of the monetary market as well as the State Banks capability to manage and control the monetary policy instruments.

Article 7.- Information shall be supplied by means of fax, telephones, documents or through computer network.

Article 8.- The organization of the supply, use and preservation of classified information of the State Bank in service of available capital management shall comply with the confidentiality regime of the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 9.- The Monetary Policy Department shall have the responsibility:

1. To collect data and information on budget revenues and expenditures from the Finance Ministry, data and information from units of the State Bank and information from other sources.

2. To forecast the credit institutions available capital at the State Bank.

3. To determine the amount of available capital, which needs to be maintained by credit institutions and make suggestions on the performance of open-market transactions according to the forecasting time.

Article 10.- The Accounting- Finance Department shall have to supply data on the revenue, expenditure, capital, fund and results of operations of the State Bank to the Monetary Policy Department according to the time set by the State Bank Governor.

Article 11.- The State Banks Transaction Bureau shall have to supply the Monetary Policy Department with the following information according to the time set by the State Bank Governor:

1. The situation on loan-capital withdrawal from and debt repayment to the State Bank by commercial banks, the deposit balance at the State Treasury, the compulsory reserve and deposits of credit institutions at the State Banks Transaction Bureau.

2. The situation on the inter-bank foreign currency market, the amount of foreign currency traded by the State Bank on the market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The situation on the purchase and sale of short-term valuable papers of the State Bank.

Article 12.- The Department for Foreign Exchange Management shall have to supply the Monetary Policy Department with plans on foreign currency purchase and sale for the States foreign exchange reserve fund according to the stipulations of the State Bank Governor.

Article 13.- The Credit Department shall have to supply the Monetary Policy Department with the following information:

1. Information on capital-borrowing demands of credit institutions, right after receiving the latters applications for borrowing.

2. Data on the lending situation and time for recovering the State Banks loans from commercial banks (including the loans and debts to be collected at the State Banks provincial/municipal branches as well as the central State Bank) to be supplied to the Monetary Policy Department according to the time fixed by the State Bank Governor.

Article 14.- The Department for Issuance-Storage and Fund shall have to supply the Monetary Policy Department with information on the amount of cash issued and withdrawn by State Bank according to the time fixed by the State Bank Governor.

Article 15.- The Department for Banks and Non-Bank Credit Institutions shall have to supply the Monetary Policy Department with information on the credit institutions compulsory reserve at the State Bank according to the provisions of the Regulation on Compulsory Reserve.

Article 16.- The Department for Banking Informatics Technology shall have to consolidate, upgrade and perfect the internal information network at the State Bank; help the units under the State Bank install programs and transmit information via the computer network so that the Monetary Policy Department may receive information related to the management of available capital and archive all such information.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Any amendments and/or supplements to this Regulation shall be decided by the State Bank Governor.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24/01/2000 về Quy chế quản lý vốn khả dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.114

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.210.157
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!