Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 26/2006/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
Ngày ban hành: 26/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số: 26/2006/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC:

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/06/2003;          
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chớnh phủ ban hành Quy chế vay và trả nợ nước ngoài;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo lãnh ngân hàng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

 Quyết định này thay thế Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng; Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 29/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số quy định liên quan đến thu phí bảo lãnh của các tổ chức tín dụng; Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/2/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; Thông tư số 02/TT-NHNN14 ngày 16/04/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Phỏp chế, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận
:
- Như điều 3;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ (2bản);
- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Lưu: Vụ TD, Vụ PC, VP.

KT. Thống đốc
Phó thống đốc




 Nguyễn Đồng Tiến

 

QUY CHẾ

BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, những cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

2. “Cam kết bảo lãnh”: Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm:

a. “Thư bảo lãnh”: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

b. “Hợp đồng bảo lãnh”: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

3. “Hợp đồng cấp bảo lãnh”: là văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng.

4. “Bên bảo lãnh”: là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, được quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

5. “Bên được bảo lãnh”: là khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh, quy định tại Điều 4 của Quy chế này.

6. “Bên nhận bảo lãnh”: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

7. “Các bên có liên quan”: Là các bên có liên quan đến việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng, như bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh và các bên khác (nếu có).

Điều 3. Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

1. Các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

2. Các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Điều 4. Khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh

Khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài. Tổ chức tín dụng không được bảo lãnh đối với những người sau đây:

a. Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;

b. Cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện thẩm định, quyết định bảo lãnh;

c. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);

d. Việc áp dụng quy định tại điểm c Khoản này đối với người được bảo lãnh là bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng do tổ chức tín dụng xem xét quyết định.

2.Việc hạn chế bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với các khách hàng thực hiện theo quy định tại Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng.

Điều 5. Các loại bảo lãnh

1. Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.

2. Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.

3. Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

5. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

7. “Bảo lãnh đối ứng” là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.

8. “Xác nhận bảo lãnh” là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng.

9. Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chương 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Phạm vi bảo lãnh

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:

1. Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay;

2. Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống;

3. Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước;

4. Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu;

5. Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia quan hệ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh, như thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng trước;

6. Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận.

Điều 7 Giới hạn bảo lãnh

1. Tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% (mười lăm phần trăm) vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.

2. Số dư­ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho một khách hàng quy định tại khoản 1 điều này bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàng ký quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán.

Điều 8. Điều kiện bảo lãnh

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

1. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

2. Mục đích đề nghị tổ chức tín dụng bảo lãnh là hợp pháp;

3. Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh trong thời hạn cam kết;

4. Trường hợp khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì ngoài các điều kiện nêu trên phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng bao gồm đề nghị bảo lãnh và các tài liệu có liên quan đến giao dịch bảo lãnh do tổ chức tín dụng quy định. Khách hàng cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu này.

Điều 10. Hợp đồng cấp bảo lãnh

1. Hợp đồng cấp bảo lãnh do bên bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) thoả thuận bao gồm các nội dung sau đây:

a. Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, khách hàng và thời gian ký hợp đồng;

b. Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh;

c. Mục đích bảo lãnh;

 d. Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

đ. Hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh, giá trị tài sản làm bảo đảm;

e. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

g. Quy định về hoàn trả của khách hàng sau khi tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

h. Quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh;

i. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên;

k. Những thoả thuận khác.

2. Hợp đồng cấp bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan thoả thuận.

Điều 11. Hình thức và nội dung bảo lãnh

1. Bảo lãnh ngân hàng phải được thực hiện bằng văn bản, bao gồm các hình thức sau:

a. Hợp đồng bảo lãnh;

b. Thư bảo lãnh;

c. Các hình thức khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.

2. Nội dung của bảo lãnh, bao gồm:

a. Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, khách hàng, bên nhận bảo lãnh;

b. Ngày phát hành bảo lãnh và số tiền bảo lãnh;

c. Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

d. Thời hạn bảo lãnh;

d. Ngoài các nội dung nêu trên, cam kết bảo lãnh có thể có nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các bên; giải quyết tranh chấp phát sinh; chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các thoả thuận khác.

3. Bảo lãnh ngân hàng có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận.

Điều 12. Đồng bảo lãnh

1. Đồng bảo lãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng đầu mối.

2. Việc đề xuất, phối hợp và quy trình tổ chức thực hiện đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy định về đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước.

3. Các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc các bên tham gia bảo lãnh theo các phần độc lập. Trường hợp, tổ chức tín dụng đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng thì các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại cho tổ chức tín dụng đầu mối số tiền tương đương theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thoả thuận.

Điều 13. Bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện và cùng chịu trách nhiệm liên đới

Tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện và cùng chịu trách nhiệm thông qua hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các bên, trên cơ sở xem xét uy tín, khả năng tài chính của từng bên tham gia; hoặc chấp nhận bảo lãnh đối ứng của các bên bảo lãnh đối ứng phát hành cho khách hàng của mình hay thoả thuận khác của các khách hàng.

Điều 14. Thẩm quyền ký bảo lãnh

1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng có thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng có thể uỷ quyền hoặc ban hành văn bản quy định thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh của các chức danh trong hệ thống của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 15. Bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh.

2. Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba, ký quỹ và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Phí bảo lãnh

1. Bên bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này.

2. Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hành chấp nhận thanh toán.

3. Các bên tham gia đồng bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên được hưởng, trên cơ sở thoả thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng.

4. Trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện thì tổ chức tín dụng thoả thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các khách hàng.

Điều 17. Trình tự và thủ tục cấp bảo lãnh

Tổ chức tín dụng ban hành quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định cấp bảo lãnh cho khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng tổ chức tín dụng và từng loại bảo lãnh.

Điều 18. Thời hạn bảo lãnh

1. Thời hạn bảo lãnh được xác định từ khi phát hành bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh. Trường hợp cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thời điểm chấm dứt bảo lãnh thì thời điểm chấm dứt bảo lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt quy định tại Điều 20 của Quy chế này.

2. Việc gia hạn bảo lãnh do các bên thoả thuận.

Điều 19. Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Trong trường hợp một trong số các tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh liên đới cho một nghĩa vụ của khách hàng được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những tổ chức tín dụng khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.

Điều 20. Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt

Nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;

2.Tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;

3. Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

4. Thời hạn của bảo lãnh đã hết;

5. Bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật;

6. Theo thoả thuận của các bên.

Điều 21. Sử dụng ngôn ngữ

Các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh được lập bằng tiếng Việt.

Trong trường hợp có bên nước ngoài tham gia, các bên có thể thoả thuận sử dụng một thứ tiếng nước ngoài thông dụng trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh.

Điều 22. Áp dụng các điều ước và tập quán quốc tế trong giao dịch bảo lãnh khi có bên nước ngoài tham gia

1. Các điều ước quốc tế về bảo lãnh mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này, thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó.

2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng nếu các quy tắc, tập quán và thông lệ đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Các bên có thể thoả thuận Luật áp dụng, toà án hoặc trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp phát sinh đối với giao dịch bảo lãnh, nếu việc thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh:

1. Bên bảo lãnh có quyền:

a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng;

b. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng;

c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có);

d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần);

đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;

e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay.

g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật.

h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.

2. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ:

a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;

b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.

Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng:

1. Bên bảo lãnh đối ứng có quyền:

a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng;

b. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh;

c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản bảo đảm (nếu có).

d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh đối ứng (nếu cần);

đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;

e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh;

g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật;

h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.

2. Bên bảo lãnh đối ứng có nghĩa vụ:

a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng theo cam kết;

b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ bên xác nhận bảo lãnh

1. Bên xác nhận bảo lãnh có quyền:

a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng;

b. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định khoản bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).

c. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh;

d. Thoả thuận với bên bảo lãnh hoặc khách hàng hoặc cả hai về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.

đ.Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay;

 e. Hạch toán ghi nợ bên bảo lãnh hoặc khách hàng số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay;

 g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc bên bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật;

h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

i. Có thể chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.

2. Bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ:

a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết;

b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng hoặc bên bảo lãnh khi tiến hành thanh lý Hợp đồng cấp bảo lãnh.

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

1. Khách hàng có quyền:

a. Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình;

b.Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng cấp bảo lãnh;

c. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

d. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.

2. Khách hàng có nghĩa vụ:

a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh;

b. Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;

c. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận;

d. Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

e. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh.

Điều 27. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1. Trong thời hạn của bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu, chứng từ kèm theo (nếu có), thoả mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong cam kết bảo lãnh.

2. Trường hợp các bên thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán, thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng thì trình tự thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải tuân thủ theo các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế đó.

 3. Ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng thông báo và ghi nợ cho khách hàng hoặc tổ chức tín dụng đề nghị bảo lãnh (gọi chung là bên nợ) số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, sau khi trừ phần thu hồi số tiền ký quỹ (nếu có).

4. Bên nợ có nghĩa vụ hoàn trả ngay số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay. Trong trường hợp chưa hoàn trả được cho tổ chức tín dụng, bên nợ phải chịu lãi suất phạt đối với khoản nợ tổ chức tín dụng đã trả thay, tối đa bằng 150% lãi suất trong hợp đồng vay vốn giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh (trường hợp bảo lãnh vay vốn) hoặc lãi suất cho vay thông thường mà bên bảo lãnh đang áp dụng, kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện trả thay.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, THÔNG TIN BÁO CÁO

Điều 28. Chế độ kiểm tra, giám sát đối với khoản bảo lãnh:

1. Khách hàng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức tín dụng bảo lãnh trong thời hạn bảo lãnh.

2. Tổ chức tín dụng phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành.

Điều 29. Chế độ hạch toán và thông tin báo cáo

1. Việc hạch toán và theo dõi các khoản bảo lãnh của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Tổ chức tín dụng tổng hợp tình hình hoạt động bảo lãnh của đơn vị mình để báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo chế độ thông tin báo cáo hiện hành.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Nhiệm vụ của các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước:

1. Vụ Tín dụng có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy chế này.

2.Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Vụ Tín dụng trong việc kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

Điều 31. Tổ chức thực hiện

Tổ chức tín dụng và khách hàng có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Căn cứ Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động của mình.

Điều 32. Sửa đổi, bổ sung

Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.

THE STATE BANK
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 26/2006/QD-NHNN

Hanoi, June 26, 2006

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON BANK GUARANTY

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to Civil Code No. 33/2005/QH11 of June 14, 2005;
Pursuant to December 12, 1997 Law No. 01/1997/QH10 on the State Bank of Vietnam and June 17, 2003 Law No. 10/2003/QH11 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on the State Bank of Vietnam;
Pursuant to December 12, 1997 Law No. 02/1997/QH10 on Credit Institutions and June 15, 2004 Law No. 20/2004/QH11 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions;
Pursuant to December 13, 2005 Ordinance No. 28/2005/PL-UBTVQH11 on Foreign Exchange;
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government's Decree No. 52/2003/ND-CP of May 19, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the Government's Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, promulgating the Regulation on foreign loans and payment of foreign debts,
At the proposal of the director of the Credit Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on bank guaranty.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

This Decision replaces the State Bank Governor's Decision No. 283/2000/QD-NHNN14 of August 25, 2000, promulgating the Regulation on bank guaranty; Decision No. 386/2001/QD-NHNN of April 11, 2001, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on bank guaranty, promulgated together with the State Bank Governor's Decision No. 283/2000/QD-NHNN14 of August 25, 2000; Decision No. 1348/2001/QD-NHNN of October 29, 2001, amending a number of provisions relating to the collection of guaranty charges by credit institutions; Decision No. 112/2003/QD-NHNN of February 11, 2003, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on bank guaranty, promulgated together with the State Bank Governor's Decision No. 283/2000/QD-NHNN14 of August 25, 2000; and the State Bank Governor's Circular No. 02/TT-NHNN14 of April 16, 1999, guiding credit institutions' guaranty for payment of import tax on consumer goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR





Nguyen Dong Tien

 

REGULATION

ON BANK GUARANTY
(Promulgated together with the State Bank Governor's Decision No. 26/2006/QD-NHNN of June 26, 2006)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below shall be construed as follows:

1. Bank guaranty means written undertaking made by a credit institution (guarantor) to the beneficiary (guarantee) to perform a financial obligation on behalf of a client (guaranteed) when the client fails to perform or improperly performs the obligation as committed to the guarantee. The client shall have to acknowledge the debt and repay to the credit institution the amount the latter has paid on the former's behalf.

2. Guaranty undertaking means written undertaking made by a credit institution, which may be in the form of:

a/ Letter of guaranty, which is a unilateral written undertaking made by a credit institution to perform a financial obligation on behalf of a client in case the client fails to perform or improperly performs the obligation as committed to the guarantee.

b/ Guaranty contract, which is a written agreement between a credit institution and the guarantee or between a credit institution, the guarantee, a client and related parties (if any) on the credit institution's performance of a financial obligation on behalf of the client when the client fails to perform or improperly performs the obligation as committed to the guarantee.

3. Guaranty issuance contract means a written agreement between a credit institution and a client and related parties (if any) on the rights and obligations of the parties in the making of guaranty by the credit institution for the client.

4. Guarantor means a credit institution performing guaranty operations defined in Article 3 of this Regulation.

5. Guaranteed means a client that is guaranteed by a credit institution defined in Article 4 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Related parties mean parties related to the guaranty by a credit institution for its client, such as the counter-guarantor, the guaranty certifier, the party securing the obligation of a client to the guaranteeing credit institution and other parties (if any).

Article 3.- Credit institutions performing guaranty operations

1. Credit institutions established and operating under the Law on Credit Institutions.

2. Banks licensed by the State Bank to make international payment may provide types of guaranty involving guarantees being foreign organizations or individuals.

Article 4.- Clients guaranteed by credit institutions

1. Clients guaranteed by credit institutions may be domestic or foreign organizations and individuals. Credit institutions shall not be allowed to provide guaranty for the following persons:

a/ Members of their Management Boards, Control Boards, their general directors (directors), deputy general directors (deputy directors);

b/ Their staff involved in evaluating and making a decision to provide a guaranty;

c/ Parents, spouses or children of the members of their Management Boards, Control Boards, their general directors (directors), deputy general directors (deputy directors);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Restrictions on the provision of guaranty by credit institutions for their clients shall comply with the provisions of Article 78 of the Law on Credit Institutions.

Article 5.- Types of guaranty

1. Guaranty for loan borrowing means an undertaking made by a credit institution to the guarantee to pay debts on behalf of a client in case the client fails to pay debts or pays debts not in full or on time to the guarantee.

2. Payment guaranty means an undertaking made by a credit institution to a guarantee to perform a payment obligation on behalf of a client in case the client fails to perform or improperly performs its payment obligation when it falls due.

3. Guaranty for participation in bidding means an undertaking made by a credit institution to the guarantee to secure a client's obligation to participate in bidding. In case the client fails to pay a fine for breaching bidding regulations or pays it insufficiently to the bid inviter, the credit institution shall pay such fine on behalf of the client.

4. Guaranty for contract performance means an undertaking made by a credit institution to the guarantee to secure a client's proper and full performance of obligations under the contract already signed with the guarantee. In case the client that has breached the contract and has to pay damages to the guarantee fails to perform or improperly performs such obligations, the credit institution shall perform the obligations on behalf of the client.

5. Guaranty for product quality means an undertaking made by a credit institution to the guarantee to secure a client's proper realization of agreements on product quality under the contract already signed with the guarantee. In case the client that has failed to keep to product quality agreements and has to pay damages to the guarantee fails to perform or improperly performs its obligation, the credit institution shall perform such obligations on behalf of the client.

6. Guaranty for repayment of advanced amount means an undertaking made by a credit institution to the guarantee to secure a client's obligation to repay advanced amounts under the contract already signed with the guarantee. In case the client that has breached the contract and has to repay the advanced amount fails to repay or insufficiently repays such amount, the credit institution shall perform such obligation on behalf of the client.

7. Counter-guaranty means an undertaking made by a credit institution (counter-guarantor) to the guarantor to perform the financial obligation for the guarantor in case the guarantor has provided the guaranty and made payment to the guarantee on behalf of the counter-guarantor's client.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Other types of guaranty which are not banned by law and are compliant with international practice.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 6.- Scope of guaranty

The guarantor may undertake to guarantee part or the whole of the following obligations:

1. Obligation to pay loan principals, interests and other expenses related to loans;

2. Obligation to pay the purchase of supplies, goods, machinery, equipment and expenses for clients to carry out investment projects or plans or production, business or livelihood service plans;

3. Obligation to pay taxes and other financial obligations to the State;

4. Obligation of a client participating in bidding;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Other lawful obligations as agreed upon by the parties.

Article 7.- Guaranty limit

1. Total guaranty amount of a credit institution for a single client shall not exceed 15% (fifteen per cent) of the equity of the credit institution. Total guaranty amount of a foreign bank branch for a single client shall not exceed 15% of the equity of the foreign bank.

2. Total guaranty amount of a credit institution for a single client stated in Clause 1 of this Article shall include total guaranty amount and undertakings issued in the form of documentary credit, excluding the form of sight letter of credit for which the client has paid a collateral in full or is entitled to borrow 100% of the payment value.

Article 8.- Guaranty conditions

Credit institutions shall consider and make a decision to provide a guaranty to a client that fully meets the following conditions:

1. Having full civil legal capacity and civil act capacity as provided for by law;

2. The purpose for which the guaranty is applied is lawful;

3. Having financial capability to perform the obligation guaranteed by the credit institution during the committed duration;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Dossiers of application for guaranty

A client's dossier of application for guaranty shall comprise the application for guaranty and documents related to the guaranty transaction as required by the credit institution concerned. Clients shall supply full and truthful information and documents related to the guaranty as requested by credit institutions and bear responsibility for the accuracy of such information and documents.

Article 10.- Guaranty issuance contract

1. A guaranty issuance contract shall be agreed upon by the guarantor, client and related parties (if any), covering the following contents:

a/ Names and addresses of the guarantor and client and time of signing of the contract;

b/ Guaranty amount, term and charge;

c/ Purpose for which the guaranty is issued;

d/ Conditions for performance of the guaranty obligation;

e/ Form of security for the client's obligation to the guaranteeing credit institution and the value of security asset;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Provisions on the client's repayment after the credit institution performs the guaranty obligation;

h/ Provisions on the settlement of arising disputes;

i/ Transfer of rights and obligations of the parties;

j/ Other agreements.

2. Guaranty issuance contracts may be amended, supplemented or cancelled as agreed upon by the concerned parties.

Article 11.- Forms and contents of guaranty

1. Bank guaranty shall be made in writing in the following forms:

a/ Guaranty contract;

b/ Letter of guaranty;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Contents of guaranty include:

a/ Names and addresses of the credit institution, client and guarantee;

b/ Date of issue of guaranty and amount of guaranty money;

c/ Forms of and conditions for performance of the guaranty obligation;

d/ Guaranty term;

e/ Apart from the aforesaid contents, a guaranty undertaking may cover other contents such as rights and obligations of the parties; settlement of arising disputes; transfer of rights and obligations of the parties; and other agreements.

3. Bank guaranties may be amended, supplemented or cancelled as agreed upon by the concerned parties.

Article 12.- Co-guaranty

1. Co-guaranty means joint guaranty by several credit institutions for a single obligation of a client through a principal credit institution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Co-guaranteeing credit institutions shall take joint responsibility for performing the guaranty obligation, unless otherwise agreed upon or they guarantee independent parts. In case the principal credit institution has performed the guaranty obligation on behalf of the client, the co-guaranteeing credit institutions shall have to repay the principal credit institution amounts of money in proportion to their co-guaranty ratios as agreed upon by the parties.

Article 13.- Guaranty for a single obligation which several clients jointly perform and bear joint responsibility for

A credit institution may guarantee a single obligation which several clients perform and bear joint responsibility for under a joint responsibility contract between the parties, on the basis of considering the prestige and financial capability of each contractual party; or accept the counter- guaranty issued by counter-guarantors to their clients or other agreements of the clients.

Article 14.- Competence to endorse guaranty

1. The representative at law of a credit institution shall have competence to sign guaranty documents of the credit institution.

2. The representative at law of a credit institution may authorize or issue written regulations defining the competence to sign credit institution's guaranty documents of title holders within the credit institution system in accordance with the provisions of law.

Article 15.- Securing of client's obligations to guaranteeing credit institutions

1. Credit institutions and clients shall agree upon the application or non-application of measures to secure the client's obligations to the guaranteeing credit institution.

2. Measures to secure clients' obligations to the guaranteeing credit institution shall include pledge of property, mortgage of property, a third party's guaranty, collateral and other security measures as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The guarantor shall negotiate guaranty charges with clients in compatibility with credit institutions' expenses and the degree of risk of the guaranty operation.

2. In case of counter-guaranty or guaranty certification, the levels of guaranty charges shall be agreed upon by the parties on the basis of the guaranty charge levels which the clients have accepted to pay.

3. Co-guaranteeing parties shall agree upon the portions of the guaranty charge which each party shall be entitled to on the basis of agreement on each party's co-guaranty participation ratio and the charge amount collected from the client.

4. In case a credit institution guarantees a single obligation jointly performed by several clients, the credit institution shall reach agreement with each of such clients on the payable charge on the basis of each client's obligation in the joint responsibility contract between these clients.

Article 17.- Order and procedures for issuance of guaranty

Credit institutions shall issue specific regulations on the order and procedures for evaluation and issuance of guaranty to clients in accordance with the characteristics of each credit institution and each type of guaranty.

Article 18.- Guaranty term

1. The guaranty term shall start from the time of issuance of guaranty to the time of termination of guaranty as indicated in the guaranty undertaking. In case a guaranty undertaking does not specify the time of termination of guaranty, this time shall be the time of termination of the guaranty obligation defined in Article 20 of this Regulation.

2. Extension of the guaranty term shall be agreed upon by the involved parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In case the guarantee exempts the guarantor from performing the guaranty obligation, the guaranteed shall still have to perform its obligations to the guarantor, unless otherwise agreed upon or provided for by law on the joint performance of guaranty obligations.

2. In case one of credit institutions that co-guarantee a client's obligation is exempted from performing its guaranty obligation, the other credit institutions shall still have to perform their guaranty obligations.

Article 20.- Termination of guaranty obligations

A credit institution's guaranty obligation shall terminate in the following cases:

1. The client has fully performed the obligation to the guarantee;

2. The credit institution has performed the guaranty obligation according to the guaranty undertaking;

3. The guaranty is cancelled or replaced with another security measure;

4. The guaranty term has expired;

5. The guarantee agrees to exempt the guarantor from performing the guaranty obligation or the guaranty obligation has terminated according to the provisions of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Use of language

1. Documents related to guaranty transactions shall be made in Vietnamese;

2. In case there is a foreign party, the involved parties may agree to use a common foreign language in documents related to guaranty transactions.

Article 22.- Application of treaties and international practice to guaranty transactions involving foreign parties

1. Where treaties pertaining to guaranty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Regulation, the provisions of such treaties shall apply.

2. The parties may agree to apply international rules, customs and practice related to bank guaranty, provided that such rules, customs and practice are not contrary to the provisions of Vietnamese law.

3. The parties may agree on applicable foreign laws, foreign courts or arbitration to settle disputes arising from guaranty transactions, provided that such agreement is not contrary to the provisions of Vietnamese law.

Article 23.- Rights and obligations of the guarantor

1. The guarantor shall have the following rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To request the guaranty certifier to certify guaranty for the guarantor's amount guaranteed for the client;

c/ To request clients to supply documents and information related to the guaranty evaluation and security assets (if any);

d/ If necessary, to request clients to take measures to secure the obligation guaranteed by the credit institution;

e/ To collect guaranty charges as agreed upon;

f/ To debit and request the client or the counter-guarantor to repay the amounts already paid by the guarantor on behalf of the client or counter-guarantor;

g/ To dispose of security assets of clients as agreed upon and provided for by law;

h/ To initiate lawsuits in accordance with the provisions of law when a client or the counter-guarantor breaches the committed obligation;

i/ To transfer its rights or obligations to another credit institution when it is so approved in writing by the involved parties.

2. The guarantor shall have the following obligations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To fully return security assets (if any) and related documents to clients when liquidating guaranty issuance contracts.

Article 24.- Rights and obligations of the counter-guarantor

1. The counter-guarantor shall have the following rights:

a/ To accept or decline a client's request for issuance of counter-guaranty;

b/ To request the guarantor to issue guaranty for the obligation of the counter-guarantor's client to the guarantee;

c/ To request clients to supply documents and information related to the counter-guaranty evaluation and security assets (if any);

d/ If necessary, to request clients to take measures to secure the obligation counter-guaranteed by the credit institution;

e/ To collect guaranty charges as agreed upon;

f/ To debit and request clients to repay the amounts already paid by the counter-guarantor in performing the counter-guaranty obligation to the guarantor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ To initiate lawsuits in accordance with the provisions of law when a client or the guarantor breaches the committed obligation;

i/ To transfer its rights or obligations to another credit institution when it is so approved in writing by the involved parties.

2. The counter-guarantor shall have the following obligations:

a/ To perform the counter-guaranty obligation as committed;

b/ To fully return security assets (if any) and related documents to clients when liquidating guaranty issuance contracts.

Article 25.- Rights and obligations of the guaranty certifier

1. The guaranty certifier shall have the following rights:

a/ To accept or decline the guarantor's or client's request for guaranty certification;

b/ To request clients or the guarantor to supply documents and information related to the evaluation of the guaranty and security assets (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To reach agreement with the guarantor or clients or both on the guaranty certification obligation, guaranty certification charges, and the order and procedures for repayment of the guaranty certification obligation already performed by the guaranty certifier to the guarantee;

e/ To request clients or the guarantor to repay the amounts of money already paid by the guaranty certifier on their behalf;

f/ To debit the guarantor or clients amounts already paid by the guaranty certifier on their behalf;

g/ To dispose of security assets of clients or the guarantor as agreed upon and provided for by law;

h/ To initiate lawsuits in accordance with the provisions of law when a client or the guarantor breaches the committed obligation;

i/ To transfer its rights or obligations to another credit institution when it is so approved in writing by the involved parties.

2. The guaranty certifier shall have the following obligations:

a/ To perform the guaranty obligation as committed;

b/ To fully return security assets (if any) and related documents to clients or the guarantor when liquidating guaranty issuance contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The client shall have the following rights:

a/ To request the credit institution to issue guaranty for the client;

b/ To request the credit institution to properly perform the guaranty undertaking and agreements reached in the guaranty issuance contract;

c/ To initiate lawsuits in accordance with the provisions of law when the credit institution breaches the committed obligation;

d/ To transfer its rights or obligations when it is so approved in writing by the involved parties.

2. The client shall have the following obligations:

a/ To supply full, accurate and truthful documents and information at the request of the guaranteeing credit institution;

b/ To perform fully and on time the obligation already committed to the guarantee;

c/ To pay fully and on time the guaranty charge to the credit institution as agreed upon;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To submit to the supervision and control by and report activities related to guaranty transactions to the guaranteeing credit institution.

Article 27.- Performance of guaranty obligations

1. During the guaranty term, the guarantor or guaranty certifier shall perform the guaranty obligation when the guarantee produces a claim for performance of the guaranty obligation and enclosed documents (if any) which fully satisfy the conditions specified in the guaranty undertaking.

2. In case the parties agree to apply international rules, customs and practice concerning bank guaranty, the order and procedures for performing the guaranty obligation shall comply with such international rules, customs and practice.

3. Immediately after performing the guaranty obligation, the credit institution shall inform and debit the client or the guaranty-requesting credit institution (referred collectively to as the debtor) the amount of money the credit institution has paid on behalf of such client or credit institution, after deducting the retained deposited amount (if any).

4. The debtor shall be obliged to promptly repay the amount already paid by the credit institution on behalf of the debtor. If it fails to promptly repay such amount to the credit institution, it shall have to pay a penalty interest on the debt which the credit institution has paid on its behalf at a rate not exceeding 150% of the interest rate indicated in the loan borrowing contract between the client and the guarantee (in case of guaranty for loan borrowing) or of the ordinary interest rate currently applied by the guarantor, calculated from the date the credit institution paid such debt.

Chapter III

INSPECTION, SUPERVISION AND REPORTING REGIMES

Article 28.- Regime of inspection and supervision of guaranty amounts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Credit institutions shall submit to the inspection and supervision by the State Bank according to current regulations.

Article 29.- Accounting and reporting regimes

1. The accounting and monitoring of guaranty amounts of credit institutions shall comply with current regulations.

2. Credit institutions shall review their guaranty activities and report them to the State Bank according to the current reporting regime.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- Tasks of Departments of the State Bank

1. The Credit Department shall have to coordinate with other departments of the State Bank and provincial/municipal State Bank branches in deploying and guiding the implementation of this Regulation.

2. The State Bank of Vietnam shall have to coordinate with the Credit Department in supervising the implementation of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit institutions and clients shall have to implement this Regulation. On the basis of this Regulation and relevant legal provisions, credit institutions shall issue documents guiding in detail professional operations suitable to their operation conditions, characteristics and charters.

Article 32.- Amendment and supplementation

Amendment and supplementation of this Regulation shall be considered and decided by the Governor of the State Bank.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


40.014

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.34.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!