ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2354/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 05
tháng 7 năm 2017
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH ĐỀ ÁN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác;
Căn cứ Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày
10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân
hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh tại Tờ trình số 289/TTr-NHCSĐN ngày 15/5/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Đề án Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách
xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2020.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hòa Hiệp
|
ĐỀ
ÁN
CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI
ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 05/7/2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
I. CƠ SỞ PHÁP
LÝ
Căn cứ Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và
các đối tượng chính sách khác.
Căn cứ Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày
10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân
hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020.
Căn cứ Nghị quyết số 126/2014/NQ-HĐND
ngày 26/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo
và chính sách hỗ trợ đối với hộ mới thoát nghèo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 -
2020.
Căn cứ Nghị
quyết số 179/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng - an
ninh tỉnh Đồng Nai 05 năm 2016 - 2020.
II. SỰ CẦN
THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
1. Tín dụng
chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản
và bền vững, vì vậy việc tổ chức, triển khai thực hiện tích cực và hiệu quả
chính sách này là rất cần thiết.
2. Sau 02 năm (2014 - 2016) thực hiện Chỉ thị số
40-CT/TW ngày 22/11/2014
của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính
sách xã hội và sau 06 năm (2011 - 2016) thực
hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số
852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, với sự quan
tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự phối hợp của cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân
hàng Chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai thực
hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác đạt được nhiều thành tựu quan trọng; trong giai đoạn 2011
- 2016 đã có 258.391 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ
Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 2.969.945 triệu đồng để tổ chức sản
xuất kinh doanh, đầu tư cho con em học tập, giải quyết một phần nhu cầu thiết
yếu về đời sống, đến ngày 31/12/2016 có 98.033 hộ gia đình đang vay vốn với số
tiền 1.913.052 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 6,62% cuối năm 2010
xuống còn 2,61% đầu năm 2016; Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2011 - 2016 của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực: Có 05/11
đơn vị cấp huyện và 113/133 xã (chiếm tỷ lệ 84,9%) đạt chuẩn nông thôn mới; vì
vậy cần tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội
tại địa phương nhằm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước.
3. Đồng Nai là một tỉnh kinh tế trọng
điểm phía Nam, công nghiệp phát triển, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 8,9% trong cơ
cấu kinh tế nhưng dân số ở nông thôn chiếm 64,98% và địa bàn nông thôn rộng, đa
dạng. Đời sống của
một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo, cận nghèo đã có bước cải thiện rõ rệt so
với trước đây nhưng nhiều hộ vẫn còn khó khăn so với mặt bằng kinh tế chung của
tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại một số huyện, xã còn cao nhất là các xã
vùng sâu, vùng xa; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng
chính sách cần được hỗ trợ kịp thời về vốn tín dụng ưu đãi.
4. Việc xây dựng và thực hiện Đề án
Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2017 - 2020 góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc
gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020 theo Nghị quyết số
126/2014/NQ-HĐND ngày 26/9/2014 của HĐND tỉnh, Chương trình mục tiêu Quốc gia
về hỗ trợ tạo việc làm, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2016 - 2020 và các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh theo Nghị quyết số 179/2015/NQ-HĐND ngày
11/12/2015 của HĐND tỉnh.
5. Việc xây dựng và thực hiện Đề án
Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2017 - 2020 nhằm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW
ngày 22/11/2014
của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính
sách xã hội, Thông
tri số 32-TT/TU ngày 09/7/2015 của Tỉnh ủy Đồng Nai về triển khai thực hiện Chỉ
thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết
Đại hội Đại biểu
lần thứ X Đảng bộ tỉnh Đồng Nai ngày 30/9/2015.
III. NỘI DUNG
ĐỀ ÁN
1. Tình hình kinh tế
- xã hội của địa phương có tác động đến hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai
a) Đặc điểm tự nhiên,
kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai:
- Đồng Nai là tỉnh
thuộc khu vực miền Đông Nam bộ với diện tích tự nhiên 5.907,1 km2; có 11 đơn
vị hành chính cấp huyện gồm 09 huyện, thị xã Long Khánh và thành
phố Biên Hòa; có 171
xã, phường, thị trấn và 1.007 ấp, khu phố. Dân số năm 2016 có
2.963.699 người với 779.920 hộ (thành thị: 1.037.887 người, chiếm 35,02%; nông
thôn: 1.925.812 người, chiếm 64,98%), có 39.674 hộ dân tộc
thiểu số (chiếm tỷ lệ 5,09% so hộ dân).
- Đồng Nai nằm trong
Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có nhiều lợi thế về sức hút đầu tư công
nghiệp - dịch vụ, có tiềm năng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao.
Chỉ số GRDP giai đoạn 2010 - 2015 tăng
bình quân mỗi năm là 12%, cao hơn so mức tăng bình quân cả nước và một số địa
phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, năm 2016 là 8,2%; GRDP bình quân
đầu người năm 2016 đạt 3.456 USD; tổng thu ngân sách Nhà nước
năm 2016 tăng 12% so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng
công nghiệp hóa - hiện
đại hóa (công
nghiệp - xây dựng 57,8%, dịch vụ 33,3%, nông lâm nghiệp và thủy sản 8,9%). Tổng nguồn
vốn đầu tư phát triển năm 2016 đạt 75.292 tỷ đồng, chiếm 45,9% GRDP. Đến cuối
năm 2016 toàn tỉnh có 31/32 khu công nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho
trên 531.000 người lao động.
- Theo chuẩn nghèo của
tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 (khu vực
nông thôn thu nhập bình quân đầu người/tháng ≤ 650.000 đồng, khu vực thành thị
thu nhập bình quân đầu người/tháng ≤ 850.000 đồng) toàn
tỉnh có 42.520 hộ nghèo, tỷ lệ 6,62% so tổng hộ dân.
- Chuẩn hộ nghèo giai đoạn
2015
- 2020: Khu
vực nông thôn thu nhập bình quân đầu người/tháng ≤ 1.000.000 đồng, khu vực
thành thị thu nhập bình quân đầu người/tháng ≤ 1.200.000 đồng (theo Nghị quyết
số 126/2014/NQ-HĐND ngày 26/9/2014 của HĐND tỉnh). Kết quả
điều tra hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh có 13.621 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
1,76% so hộ dân, có 6.952 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,85% so hộ dân, trong đó:
+ Hộ nghèo theo chuẩn
Trung ương: 8.857 hộ, trong đó có 4.465 hộ nghèo A (có khả năng lao động và
thoát nghèo - thuộc đối tượng vay vốn NHCSXH), có 4.392 hộ nghèo B (không có
khả năng lao động và thoát nghèo - thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội).
+ Hộ nghèo theo chuẩn
địa phương: 158 hộ.
+ Hộ cận nghèo theo
chuẩn Trung ương: 4.606 hộ.
+ Hộ cận nghèo theo
chuẩn địa phương: 6.952 hộ.
b) Định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020:
Nghị quyết Đại hội Đại biểu
lần thứ X Đảng bộ tỉnh Đồng Nai ngày 30/9/2015 và Nghị quyết số
179/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh đề ra phương hướng phát triển,
mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020:
- Phương hướng phát
triển:
+ Phát huy lợi thế,
duy trì nhịp độ phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi
đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân, xây dựng Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vào năm 2020.
+ Thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội trong quá trình phát triển; thực hiện
hiệu quả các chương trình mục tiêu và dự án đầu tư để thực hiện các chương
trình, chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm cho người trong độ
tuổi lao động, nhất là đối với các xã còn nhiều hộ nghèo, xã vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc.
- Một số chỉ tiêu
phát triển chủ yếu:
+ Chỉ tiêu kinh tế:
Tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) 05 năm 2016 - 2020 tăng
bình quân từ 8
- 9%/năm.
GRDP bình quân đầu
người năm 2020 đạt từ 5.300 - 5.800 USD.
Tổng vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội 05 năm 2016 - 2020
khoảng 400
- 420 ngàn
tỷ đồng.
Đến năm 2020, toàn
tỉnh có 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 15% xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao và 80% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
+ Chỉ tiêu xã hội đến
năm 2020:
Giảm tỷ lệ hộ nghèo
còn dưới 1% (theo chuẩn nghèo của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020).
Nâng tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề đạt 65%; trong đó tỷ lệ đào tạo từ trung cấp nghề trở lên là
20%.
Giảm tỷ lệ lao động
không có việc làm ở khu vực đô thị xuống còn 2,4%.
Có 80% hộ dân nông
thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
c) Sự tác
động của tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến hoạt động tín dụng chính
sách xã hội tại địa phương:
- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ
cận nghèo theo chuẩn của tỉnh giảm nhanh từ 6,62% cuối năm 2010 xuống
còn 2,61% đầu năm 2016. Đối tượng vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo hàng năm giảm nhiều.
- Tăng trưởng dư nợ
các chương trình tín dụng chính sách giai đoạn 2011 - 2016 đạt
thấp, bình quân năm là 6,03% (toàn hệ thống NHCSXH bình quân năm là 10%).
- Một số chương trình
tín dụng chính sách có nhiều đối tượng vay vốn, có điều kiện để mở rộng cho
vay:
+ Cho vay hỗ trợ tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày
09/7/2015 của Chính phủ: Đối tượng vay vốn là hộ thoát nghèo trên 03 năm, hộ
thu nhập thấp, lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ sau khi học nghề, hộ dân
bị thu hồi đất, thanh niên khởi nghiệp.
+ Cho vay ưu đãi để
mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo
Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản
lý nhà ở xã hội. Đối tượng vay vốn gồm: Người có công với cách mạng; người có
thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm
việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân trong các đơn vị thuộc Công an nhân dân và Quân đội nhân dân;
cán bộ, công chức, viên chức (các đối tượng này thuộc diện không phải nộp thuế thu
nhập thường xuyên - trừ người có công với cách mạng).
2. Thực trạng hoạt
động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2011 - 2016
a) Kết quả hoạt động
của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai:
- Về nguồn vốn: Tổng nguồn
vốn đến 31/12/2016 là 1.917.109 triệu đồng, so với cuối năm 2010 tăng 597.023
triệu đồng (+45,2%), so với cuối năm 2015 tăng 114.099 triệu đồng (+6,3%). Bao
gồm:
+ Nguồn vốn Trung
ương: 1.750.676 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 91,3%), so với cuối năm 2010 tăng
513.541 triệu đồng (+41,5%), so với cuối năm 2015 tăng 78.588 triệu đồng
(+4,7%). Trong đó:
Vốn Trung ương chuyển
về: 1.600.314 triệu đồng.
Vốn huy động tại địa
phương được Trung ương cấp bù lãi suất: 150.326 triệu đồng (vốn huy động tiền
gửi của tổ chức, cá nhân
44.074 triệu đồng; vốn huy
động tiền gửi của Tổ viên thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn 106.288 triệu
đồng).
+ Nguồn vốn nhận ủy
thác tại địa phương: 166.433 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 8,7%), so với cuối năm
2010 tăng 83.482 triệu đồng (+100,6%), so với cuối năm 2015 tăng 35.514 triệu
đồng (+27,1%).
- Về dư nợ cho vay:
+ Tổng dư nợ 14 chương
trình tín dụng đến ngày 31/12/2016 là 1.913.052 triệu đồng với 98.033
hộ vay, so với cuối năm 2010 tăng 562.554 triệu đồng (+41,6%), so với cuối năm
2015 tăng 115.696 triệu đồng (+6,4%). Trong đó:
Dư nợ cho vay bằng
nguồn vốn Trung ương: 1.751.392 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 91,5%), so với cuối
năm 2010 tăng 471.485 triệu đồng (+36,8%), so với cuối năm 2015 tăng 72.307
triệu đồng (+4,3%).
Dư nợ cho vay bằng
nguồn vốn địa phương: 161.660 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 8,5%), so với cuối năm
2010 tăng 91.069 triệu đồng (+129%), so với cuối năm 2015 tăng 43.389 triệu
đồng (+36,7%).
+ Cơ cấu dư nợ: Có 06
chương trình tín dụng chủ yếu chiếm tỷ trọng 98,1% gồm: Cho vay hộ nghèo 89.649
triệu đồng (4.772 hộ vay), chiếm 4,7%; cho vay hộ cận nghèo 463.365 triệu đồng
(25.515 hộ vay), chiếm 24,2%; cho vay hộ mới thoát nghèo 232.472 triệu đồng
(8.271 hộ vay), chiếm 12,1%; cho vay học sinh sinh viên 481.199 triệu đồng
(24.986 HSSV vay), chiếm 25,1%; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn 483.961 triệu đồng (48.264 hộ vay), chiếm 25,3%; cho vay giải
quyết việc làm 127.390 triệu đồng (7.130 hộ vay), chiếm 6,7%; 08 chương trình
tín dụng còn lại 35.016 triệu đồng (2.446 hộ vay), chiếm 1,9%.
+ Dư nợ cho vay trên
địa bàn nông thôn (133 xã): 1.742.190 triệu đồng với 89.389 hộ vay, chiếm tỷ
trọng 91,1% so với tổng dư nợ cho vay.
- Về chất lượng tín
dụng:
+ Nợ quá hạn đến ngày 31/12/2016:
10.258 triệu đồng, tỷ lệ 0,54% (toàn hệ thống NHCSXH là 0,34%), so với cuối năm
2010 về số tuyệt đối giảm 9.329 triệu đồng và về tỷ lệ giảm 0,91%, so với cuối
năm 2015 về số tuyệt đối giảm 590 triệu đồng và về tỷ lệ giảm 0,06%. Nợ khoanh
là 1.756 triệu đồng, tỷ lệ 0,09%; tính chung nợ quá hạn và nợ khoanh là
12.014 triệu đồng, tỷ lệ 0,63%/tổng dư nợ (toàn hệ thống NHCSXH là 0,75%).
+ Kết quả kiểm kê, đối
chiếu, phân tích nợ vay của khách hàng:
Thời điểm 30/6/2016,
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai đã
hoàn thành công tác đối chiếu, phân tích nợ vay của 96.192 khách hàng, đạt 100%
so tổng số khách hàng phải đối chiếu. Kết quả phân tích nợ: Nợ không khả năng
thu hồi là 12.542 triệu đồng với 1.284 hộ, chiếm tỷ lệ 0,73%/tổng dư nợ được
đối chiếu phân tích, trong đó: Thuộc nợ trong hạn là 5.403 triệu đồng với 342
hộ do hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú không xác định được địa chỉ, thuộc nợ quá
hạn là 5.964 triệu đồng với 843 hộ, thuộc nợ khoanh là 1.174 triệu đồng với 130
hộ.
+ Vòng quay vốn tín
dụng: Bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là
0,27 vòng/năm, trong đó năm 2016 là 0,329 vòng.
- Về ủy thác qua các tổ
chức chính trị - xã hội:
Tổng dư nợ ủy thác
qua hội, đoàn
thể đến ngày
31/12/2016
là 1.910.452 triệu đồng, chiếm 99,86% tổng dư nợ Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai quản
lý, với 97.741 khách hàng còn dư nợ. Trong đó: Dư nợ ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ là
736.077 triệu đồng, tỷ trọng 38,5%, với 38.322 hộ vay, nợ quá hạn 3.133 triệu
đồng, tỷ lệ 0,43%; Hội Nông dân là 726.846 triệu đồng, tỷ trọng 38,1% với
36.651 hộ vay, nợ quá hạn là 3.765 triệu đồng, tỷ lệ 0,52%; Hội Cựu chiến binh
là 305.384 triệu đồng, tỷ trọng 16%, với 15.547 hộ vay, nợ quá hạn 2.135 triệu
đồng, tỷ lệ 0,7%; Đoàn Thanh niên là 142.146 triệu đồng, tỷ trọng 7,4%, với
7.221 hộ vay, nợ quá hạn 964 triệu đồng, tỷ lệ 0,68%.
- Về công tác triển
khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ:
+ Huy động tiền gửi
của tổ chức, cá nhân tại Hội sở Chi nhánh tỉnh và 10 Phòng Giao dịch
cấp huyện.
+ Huy động tiền gửi
tiết kiệm dân cư tại 163 Điểm Giao dịch cấp xã.
+ Huy động tiền gửi
tiết kiệm của Tổ viên thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn.
+ Thanh toán, chuyển
tiền điện tử trong và ngoài hệ thống NHCSXH.
+ Ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động cho vay và quản lý vốn.
- Về tổ chức mạng lưới
hoạt động:
+ Hội sở Chi nhánh
NHCSXH tỉnh: Quản lý, điều hành chung và trực tiếp cho vay trên địa bàn thành
phố Biên Hòa.
+ 10 Phòng Giao dịch
NHCSXH cấp huyện.
+ 163 Điểm Giao dịch
tại cấp xã, trong đó có 03 Điểm Giao dịch liên phường (giao dịch với 06 phường)
tại thành phố Biên Hòa. Còn lại 04 phường và 01 thị trấn giao dịch tại trụ sở
Ngân hàng.
Các hoạt động giải
ngân, thu nợ, thu lãi, xử lý các công việc liên quan chủ yếu được thực hiện tại
Điểm Giao dịch cấp xã theo
ngày giao dịch cố định hàng tháng; các chỉ số về giải ngân, thu nợ, thu lãi tại
Điểm Giao dịch cấp xã trong
năm 2016: Giải ngân 93,2%, thu nợ 94,5%, thu lãi 97,6%. Thực hiện họp giao ban
hàng tháng giữa NHCSXH với đại diện UBND cấp xã, các tổ chức hội đoàn
thể và các Tổ trưởng Tổ tiết
kiệm và vay vốn trong ngày giao dịch tại xã. Tại các Điểm Giao dịch cấp xã thực
hiện đầy đủ việc công khai các chương trình tín dụng chính sách, danh sách hộ
được vay vốn, dư nợ cho vay từng chương trình tín dụng trên địa bàn xã.
b) Đánh giá kết quả
hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai:
- Thuận lợi: Trong giai
đoạn 2011
- 2016, mặc
dù hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh khó khăn chung của nền
kinh tế của cả nước và của địa phương nhưng Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã bám sát
chỉ đạo của Hội đồng quản trị NHCSXH, của Tổng Giám đốc
NHCSXH và được sự quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND
tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành,
các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác để phấn đấu thực hiện hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
+ Tổng dư nợ 14 chương
trình tín dụng đến cuối năm 2016 là 1.913.052 triệu đồng với 98.033 hộ vay, so
với cuối năm 2010 tăng 562.554 triệu đồng (+41,6%), tăng trưởng dư nợ bình quân
năm là 6,03%. Trong đó, dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận
nghèo và hộ mới thoát nghèo là 785.487 triệu đồng với 38.558 hộ vay; dư nợ
chương trình cho vay giải quyết việc làm là 127.390 triệu đồng với 7.130 hộ
vay; dư nợ chương trình cho vay học sinh sinh viên là 481.199 triệu đồng với
24.986 học sinh sinh viên vay; dư nợ chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn là 483.961 triệu đồng với 48.264 hộ vay.
+ Về hiệu quả kinh tế
- xã hội: Trong giai đoạn 2011 - 2016 đã có 258.391 lượt hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với
số tiền 2.969.945 triệu đồng. Trong đó, có 66.614 hộ nghèo,
hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh, 15.064 hộ
vay vốn giải quyết việc làm tạo việc làm cho 22.804 người lao động; giúp 32.386
học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập, học nghề; giúp 63.952
hộ dân ở nông thôn vay vốn để làm 63.287 công trình nước sạch và 50.489 công
trình vệ sinh môi trường nông thôn; giúp 15.334 hộ dân ở các xã thuộc vùng khó
khăn vay vốn để sản xuất kinh doanh; giúp 92 hộ nghèo vay vốn để xây dựng nhà
ở; giúp 20 người khuyết tật vay vốn để sản xuất buôn bán nhỏ. Kết quả này đã
góp phần tích cực thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo
bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội
và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2011 - 2015
toàn tỉnh có 37.996 hộ thoát nghèo, năm 2016 có 4.005 hộ thoát nghèo theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 của
tỉnh.
+ Chất lượng tín dụng
từng bước được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ xấu thấp (0,63%/tổng dư nợ). Thu
nợ đến hạn tốt tạo được nguồn vốn cho vay quay vòng và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn vay. Bảo toàn được nguồn vốn cho vay.
+ Tổ chức 163 Điểm Giao dịch
tại cấp
xã
đã đưa NHCSXH xuống đến gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay trong việc
vay vốn và trả nợ; thực hiện công khai đầy đủ các chương trình tín dụng chính
sách, danh sách hộ được vay vốn; mối quan hệ phối hợp giữa NHCSXH với UBND cấp
xã, các tổ chức hội đoàn
thể nhận ủy thác, các Tổ trưởng Tổ tiết
kiệm và vay vốn và hộ vay được chặt chẽ và thường xuyên.
+ Sự hỗ trợ của địa phương
về nguồn vốn cho vay: Đến cuối năm 2016, số dư nguồn vốn nhận ủy thác tại địa
phương là 166.433 triệu đồng (phần vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới
thoát nghèo là 132.019 triệu đồng), trong đó năm 2015 bổ sung vốn 27.909 triệu
đồng, năm 2016 bổ sung vốn 35.514 triệu đồng.
- Khó khăn:
+ Tăng trưởng dư nợ
thấp, bình quân giai đoạn 2011 - 2016 chỉ
đạt 6,03%/năm (toàn hệ thống NHCSXH bình quân 10%/năm).
+ Theo Kế hoạch số
12560/KH-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về thực hiện Chương trình
mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 theo
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều:
Toàn tỉnh có 13.621
hộ nghèo và 6.952 hộ cận nghèo (theo chuẩn của tỉnh).
Về mục tiêu: Tỷ lệ hộ
nghèo giảm bình quân từ 0,3 - 0,4%/năm
(giảm 6.000
- 8.000
hộ/năm). Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,6% so tổng số hộ dân của
tỉnh.
Tổng số hộ nghèo và
hộ cận nghèo theo chuẩn của tỉnh sẽ giảm nhanh qua từng năm, đến cuối năm 2020
còn khoảng 4.600 hộ trong đó có 4.392 hộ nghèo B (thuộc đối tượng chính sách
bảo trợ xã hội) và cơ bản không còn hộ nghèo A và hộ cận nghèo theo chuẩn Trung
ương.
+ Nguồn vốn của địa
phương ủy thác để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo
chuẩn của địa phương rất ít so với nhu cầu vốn cho vay:
Tổng nguồn vốn cho
vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đến 31/12/2016: 785.551 triệu
đồng, trong đó:
Nguồn vốn Trung ương:
653.532 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,2%.
Nguồn vốn của địa
phương: 132.019 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,8%.
Nhu cầu vốn cho vay
hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo chuẩn của địa phương:
Số hộ nghèo, hộ cận
nghèo và hộ mới thoát nghèo theo chuẩn địa phương đầu năm 2016:
Số hộ nghèo theo
chuẩn của địa phương: 158 hộ.
Số hộ cận nghèo theo
chuẩn của địa phương: 6.952 hộ.
Số hộ mới thoát nghèo
cuối năm 2015: 7.870 hộ.
Nhu cầu vốn cho vay:
14.980 hộ x 30 triệu đồng/hộ (mức cho vay bình quân) = 449.400 triệu đồng.
Nguồn vốn của địa
phương đến ngày
31/12/2016:
132.019 triệu đồng, bằng 29,3% nhu cầu vốn cho vay, vốn còn thiếu so nhu cầu
317.381 triệu đồng.
+ Chi nhánh đã sử dụng
nguồn vốn Trung ương cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn địa phương đến ngày 31/12/2016
và kế hoạch thu nợ đến hạn cho vay hộ cận nghèo chuẩn địa phương sử dụng nguồn
vốn Trung ương giai đoạn 2017 - 2020:
Dư nợ cho vay hộ
nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo bằng nguồn vốn Trung ương đến ngày 31/12/2016:
32.287 hộ vay với số tiền 653.532 triệu đồng, gồm:
Dư nợ hộ nghèo: 3.143
hộ vay với số tiền 55.376 triệu đồng.
Dư nợ hộ cận nghèo:
21.716 hộ vay với số tiền 391.986 triệu đồng.
Dư nợ hộ mới thoát
nghèo: 7.428 hộ vay với số tiền 206.170 triệu đồng.
Số hộ vay chương
trình hộ nghèo và hộ cận nghèo bằng nguồn vốn Trung ương vượt 15.788 hộ, bằng
2,74 lần (24.859 hộ/9.071 hộ) so với số hộ nghèo A theo chuẩn Trung ương và hộ
cận nghèo theo chuẩn Trung ương. Trong đó số hộ vay chương trình hộ cận nghèo
vượt 17.110 hộ, bằng 4,71 lần (21.716 hộ/4.606 hộ) so với số hộ cận nghèo theo
chuẩn Trung ương.
Đến ngày 31/12/2016
Chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn Trung ương cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn địa
phương là 308.835 triệu đồng, cụ thể:
Số hộ vay chương
trình hộ cận nghèo bằng nguồn vốn Trung ương vượt số hộ cận nghèo theo chuẩn
Trung ương: 17.110 hộ.
Dư nợ bình quân/hộ
của cho vay hộ cận nghèo: 391.986 triệu đồng/21.716 hộ = 18,05 triệu đồng/hộ.
Sử dụng nguồn vốn
Trung ương cho vay hộ cận nghèo chuẩn địa phương: 17.110 hộ x 18,05 triệu
đồng/hộ = 308.835 triệu đồng.
Kế hoạch thu nợ đến
hạn cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn địa phương sử dụng nguồn vốn Trung ương giai
đoạn 2017 - 2020: Tổng số 308.835 triệu đồng, trong đó năm 2017 là 60.000 triệu
đồng, năm 2018 là 70.000 triệu đồng, năm 2019 là 80.000 triệu đồng, năm 2020 là
98.835 triệu đồng.
Số vốn thu hồi nợ đến
hạn 308.835 triệu đồng cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn địa phương sử dụng nguồn
vốn Trung ương trong giai đoạn 2017 - 2020 phải
trả vốn về NHCSXH Việt Nam vì theo quy định nguồn vốn Trung ương chỉ để cho vay
hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo chuẩn Trung ương (quy định
tại Văn bản số 1602/VPCP-KT ngày 12/3/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc xử
lý vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo địa phương).
+ Một số chương trình
tín dụng chính sách có nhiều đối tượng vay vốn, có điều kiện mở rộng cho vay
nhưng gặp khó khăn về nguồn vốn cho vay:
Cho vay hỗ trợ tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày
09/7/2015 của
Chính phủ: Nguồn vốn cho vay còn hạn chế, năm 2016 chủ yếu được bổ sung từ
NHCSXH Việt Nam.
Cho vay chương trình
nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính
phủ: Hiện tại chưa có nguồn vốn để cho vay.
+ Nguồn vốn của địa
phương ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh để cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách rất ít so với khả năng nguồn lực của tỉnh và so với các tỉnh trong
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
3. Định
hướng, mục tiêu hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2020
a) Mục tiêu tổng quát:
Phát triển Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Đồng Nai theo hướng ổn định, hiệu quả, đảm bảo năng lực để thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Do
đó, cần nâng cao năng lực hoạt động của Chi nhánh để thực sự là công cụ thực
hiện hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ tạo
việc làm, góp phần phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo
an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo 100% người
nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay đều được
vay vốn tín dụng chính sách xã hội, được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của
NHCSXH.
- Dư nợ tăng trưởng
bình quân hàng năm 10%. Trong đó, mở rộng cho vay chương trình hỗ trợ
tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày
09/7/2015 của
Chính phủ và chương trình nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày
20/10/2015 của
Chính phủ.
- Tỷ lệ nợ quá hạn
dưới 0,4%/tổng dư nợ.
- Chất lượng tín dụng
thường xuyên được củng cố và nâng cao.
- Đơn giản hóa thủ
tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ theo quy định của NHCSXH Việt Nam.
- Thực hiện tốt công
tác phối hợp, lồng ghép hoạt động cho vay vốn ưu đãi với các hoạt động hỗ trợ
kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật
cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác để nâng cao hiệu quả vốn tín
dụng chính sách xã hội.
- Tiếp tục triển khai
và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: Tiết kiệm, thanh
toán, chuyển
tiền… theo quy định của NHCSXH Việt Nam.
- Thực hiện tốt dự án hiện
đại hóa công nghệ thông tin của NHCSXH Việt Nam để phục vụ công tác cho vay và
quản lý vốn.
- Thực hiện tốt công
tác kiểm tra, giám sát để kịp thời khắc phục, chỉnh sửa các sai sót, tồn tại
trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
- 100% cán bộ giảm
nghèo cấp xã, cán bộ tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ ủy thác cấp xã và Ban Quản lý
Tổ tiết
kiệm và vay vốn được đào tạo bồi dưỡng và tập huấn về nghiệp vụ tín dụng chính
sách xã hội.
4. Kế hoạch tăng,
giảm dư nợ các chương trình tín dụng chính sách giai đoạn 2017 - 2020
Kế hoạch dư nợ các
chương trình tín dụng chính sách đến cuối năm 2020 đạt 3.043.302 triệu
đồng, tăng 1.130.250 triệu đồng (+59,1%) so với cuối năm 2016. Trong đó: Dư nợ
nguồn vốn Trung ương 2.249.743 triệu đồng, tăng 498.351 triệu đồng (+28,5%),
chiếm tỷ trọng 73,9%; dư nợ nguồn vốn địa phương 793.559 triệu đồng, tăng
631.899 triệu đồng (+390,9%), chiếm tỷ trọng 26,1%. Cụ thể như sau:
a) Dư nợ nguồn vốn
Trung ương:
Đơn vị tính:
Triệu đồng
TT
|
Tên chương
trình tín dụng
|
Thực hiện 31/12/
2016
|
Kế hoạch năm 2017
|
Kế hoạch năm 2018
|
Kế hoạch năm 2019
|
Kế hoạch năm 2020
|
Dư nợ
|
Tăng (+), giảm (-) so
năm
2016
|
Dư nợ
|
Tăng (+), giảm (-)
so năm
2017
|
Dư nợ
|
Tăng (+), giảm (-)
so năm
2018
|
Dư nợ
|
Tăng (+), giảm (-)
so năm
2019
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
01
|
Hộ nghèo
|
55.376
|
50.376
|
-5.000
|
45.376
|
-5.000
|
40.376
|
-5.000
|
35.376
|
-5.000
|
02
|
Hộ cận nghèo
|
391.986
|
331.986
|
-60.000
|
261.986
|
-70.000
|
181.986
|
-80.000
|
83.151
|
-98.835
|
03
|
Hộ mới thoát nghèo
|
206.170
|
241.170
|
+35.000
|
246.170
|
+5.000
|
251.170
|
+5.000
|
256.170
|
+5.000
|
04
|
Học sinh sinh viên
|
481.199
|
411.199
|
-70.000
|
381.199
|
-30.000
|
351.199
|
-30.000
|
321.199
|
-30.000
|
05
|
Giải quyết việc làm
|
100.205
|
150.205
|
+50.000
|
200.205
|
+50.000
|
250.205
|
+50.000
|
300.205
|
+50.000
|
06
|
Xuất khẩu lao động
|
315
|
315
|
0
|
315
|
0
|
315
|
0
|
315
|
0
|
07
|
Nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn
|
483.463
|
626.463
|
+143.000
|
736.463
|
+110.000
|
844.463
|
+108.000
|
952.463
|
+108.000
|
08
|
Hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó
khăn
|
30.730
|
5.123
|
-25.607
|
2.412
|
-2.711
|
1.118
|
-1.294
|
0
|
-1.118
|
09
|
Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó
khăn
|
159
|
54
|
-105
|
0
|
-54
|
0
|
0
|
0
|
0
|
10
|
Hộ nghèo về nhà ở
|
1.693
|
1.693
|
0
|
1.693
|
0
|
1.693
|
0
|
804
|
-889
|
11
|
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
|
96
|
96
|
0
|
96
|
0
|
75
|
-21
|
60
|
-15
|
12
|
Nhà ở xã hội
|
|
30.000
|
+30.000
|
50.000
|
+20.000
|
150.000
|
+100.000
|
300.000
|
+150.000
|
Cộng
|
1.751.392
|
1.848.680
|
+97.288
|
1.925.915
|
+77.235
|
2.072.600
|
+146.685
|
2.249.743
|
+177.143
|
b) Dư nợ nguồn vốn địa phương:
Đơn vị tính:
Triệu đồng
TT
|
Tên chương
trình tín dụng
|
Thực hiện 31/12/
2016
|
Kế hoạch năm 2017
|
Kế hoạch năm 2018
|
Kế hoạch năm 2019
|
Kế hoạch năm 2020
|
Dư nợ
|
Tăng (+), giảm (-)
so năm
2016
|
Dư nợ
|
Tăng (+), giảm (-)
so năm
2017
|
Dư nợ
|
Tăng (+), giảm (-)
so năm
2018
|
Dư nợ
|
Tăng (+), giảm (-)
so năm
2019
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
01
|
Hộ nghèo
|
34.273
|
44.273
|
+10.000
|
49.273
|
+5.000
|
49.273
|
0
|
49.273
|
0
|
02
|
Hộ cận nghèo
|
71.379
|
91.379
|
+20.000
|
101.379
|
+10.000
|
111.379
|
+10.000
|
111.379
|
0
|
03
|
Hộ mới thoát nghèo
|
26.302
|
56.302
|
+30.000
|
111.302
|
+55.000
|
181.302
|
+70.000
|
280.137
|
+98.835
|
04
|
Giải quyết việc làm
|
27.185
|
77.185
|
+50.000
|
127.185
|
+50.000
|
177.185
|
+50.000
|
227.185
|
+50.000
|
05
|
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn
|
498
|
498
|
0
|
498
|
0
|
498
|
0
|
498
|
0
|
06
|
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
|
11
|
0
|
-11
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
07
|
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
|
1.995
|
5.550
|
+3.555
|
5.460
|
-90
|
5.085
|
-375
|
4.815
|
-270
|
08
|
Người khuyết tật
|
17
|
272
|
+255
|
272
|
0
|
272
|
0
|
272
|
0
|
09
|
Nhà ở xã hội
|
|
10.000
|
+10.000
|
20.000
|
+10.000
|
70.000
|
+50.000
|
120.000
|
+50.000
|
Cộng
|
161.660
|
285.459
|
+123.799
|
415.369
|
+129.910
|
594.994
|
+179.625
|
793.559
|
+198.565
|
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội sau khi thực
hiện Đề
án
a) Năng lực hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh
được tăng cường, đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác được
vay vốn tín dụng chính sách xã hội.
b) Đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi cho khoảng
130.000 hộ vay, tăng 32.000 hộ vay (+32,6%) so với cuối năm 2016.
c) Nâng mức vốn cho vay đối với hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ vay vốn giải quyết việc làm, tạo điều kiện
thuận lợi cho hộ vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
d) Góp phần thực hiện thành công các Chương
trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, hỗ trợ tạo việc làm, xây dựng
nông thôn mới, các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh theo
Nghị quyết số 179/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh và đảm bảo an sinh
xã hội trên địa bàn tỉnh.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Về tổ chức thực hiện các chương trình tín
dụng chính sách
NHCSXH tại địa phương thực hiện hiệu quả các
chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh, gắn hoạt động tín dụng
chính sách với kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, giải quyết
việc làm, an sinh xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh. Tập trung vào một số chương
trình tín dụng chính sách chủ yếu:
a) Đối với các chương trình cho vay hộ nghèo,
hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo: Nâng mức cho vay phù hợp nhu cầu vốn sản
xuất kinh doanh của hộ vay tại từng địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho
hộ vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (mức cho vay bình quân năm 2016 là
29 triệu đồng/hộ, giai đoạn 2017 - 2020 nâng mức cho vay bình quân lên 35 - 40 triệu đồng/hộ).
b) Mở rộng cho vay đối với một số chương trình
tín dụng chính sách có nhiều đối tượng vay vốn:
- Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm,
duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ.
- Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị
định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.
Theo kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 ban hành theo Quyết định số 4197/QĐ-UBND ngày
08/12/2016 của UBND tỉnh: Trong giai đoạn 2017 - 2020 xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng
20.000 căn nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho sinh viên (ký túc xá): 2.185 căn,
nhà ở cho các đối tượng khác: 17.815 căn (9.863 căn nhà ở công nhân trong khu
công nghiệp và 7.952 căn nhà ở xã hội). Đối với 7.952 căn nhà ở xã hội cho các
đối tượng chính sách: Năm 2017 có 696 căn, năm 2018 có 288 căn, năm 2019 có
2.403 căn, năm 2020 có 4.565 căn.
c) Tiếp tục mở rộng cho vay đối với chương
trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
d) Tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng đối
với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
đ) Thực hiện cho vay chương trình hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở sử dụng nguồn vốn địa phương theo Đề án của UBND tỉnh phê duyệt.
e) Tiếp tục thực hiện chương trình cho vay hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sử dụng nguồn vốn của địa phương.
g) Thực hiện cho vay ưu đãi theo các chương
trình, dự án đặc thù của tỉnh.
2. Giải pháp về tạo lập nguồn vốn
a) Đối với nguồn vốn Trung ương:
- Tích cực thực hiện việc huy động vốn
tại địa phương (được Trung ương cấp bù lãi suất) để đảm bảo nguồn vốn cho vay
ổn định trên địa bàn, gồm: Vốn huy động tiền gửi của tổ chức, cá nhân; vốn huy
động tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Điểm Giao dịch cấp xã, vốn huy động tiền gửi
tiết kiệm của tổ viên thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của NHCSXH Việt Nam về bổ sung
chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đối với một số chương trình tín dụng chính sách có
nhiều đối tượng vay vốn, có điều kiện mở rộng cho vay.
b) Đối với nguồn vốn địa phương:
- Vốn nhận ủy thác của địa phương:
Tham mưu UBND tỉnh về các giải pháp thực hiện tín dụng chính sách và các biện
pháp tháo gỡ khó khăn, tồn tại để địa phương hỗ trợ, bổ sung nguồn vốn ủy thác
qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
trên địa bàn tỉnh, trong đó:
+ Bổ sung nguồn vốn của địa phương để
thay thế nguồn vốn Trung ương về cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát
nghèo theo chuẩn địa phương, đảm bảo nguồn vốn cho vay thực hiện Chương trình
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương.
+ Bổ sung nguồn vốn của địa phương để
cho vay một số chương trình tín dụng chính sách có nhiều đối tượng vay vốn, cho
vay theo dự án đặc thù của tỉnh.
- Tranh thủ khai thác vốn nhận ủy thác
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Giải pháp về củng
cố mạng lưới tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Về mạng lưới tổ chức:
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý,
điều hành của Chi nhánh NHCSXH tỉnh và Phòng Giao dịch cấp huyện theo quy định
của NHCSXH Việt
Nam;
tinh gọn, hiệu quả và tăng cường hoạt động tại các Điểm Giao dịch cấp xã.
- Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất
lượng hoạt động của Ban Đại diện Hội
đồng quản trị NHCSXH tỉnh và cấp huyện; tăng cường vai trò chỉ đạo, giám sát
đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương.
- Tiếp tục hoàn thiện 163 Điểm Giao
dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND cấp xã (cả về nội dung và hình thức); tăng
cường hoạt động tại Điểm Giao dịch cấp xã, nhất là thực hiện công khai dân chủ
tín dụng chính sách xã hội để người dân biết và giám sát. Các chỉ số giải ngân,
thu nợ, thu lãi tại Điểm Giao dịch cấp xã đạt trên 90%.
- Thường xuyên củng cố và nâng cao
chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, đảm bảo việc tổ chức Tổ tiết kiệm
và vay vốn theo địa bàn dân cư để thuận lợi trong hoạt động. Số Tổ tiết kiệm
và vay vốn xếp loại hoạt động tốt đạt trên 85%, giảm số Tổ tiết kiệm
và vay vốn hoạt động trung bình, yếu; số Tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm đạt trên
95%.
- Nâng cao hiệu quả phương thức ủy
thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội với sự tham gia chỉ đạo,
giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, tăng cường vai trò của
chính quyền cấp xã.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm
tra, giám sát phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH. Củng cố và nâng
cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh
NHCSXH tỉnh.
b) Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ của NHCSXH tỉnh và cấp huyện, nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.
- Tập huấn và đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ ủy thác, cán bộ Ban Quản lý Tổ
tiết kiệm và vay vốn có kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng; kiểm tra, giám
sát; phát hiện, phòng ngừa rủi ro; tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho
người nghèo và các đối tượng chính sách.
4. Giải pháp về tài chính
Thực hiện cơ chế khoán tài chính, khoán quỹ
lương đối với các Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện, người lao động; cơ
chế phân phối tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi đối với cán bộ, nhân viên theo
quy định của NHCSXH Việt Nam để nâng cao hiệu quả công việc được giao.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
a) Là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm cụ thể hóa
các nội dung Đề án vào chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và tổ chức
thực hiện có hiệu quả.
b) Báo cáo NHCSXH Việt Nam để tranh thủ sự hỗ
trợ, bổ sung chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đối với một số chương trình tín dụng
chính sách:
- Bổ sung chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đối với
chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị
định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ: 50.000 triệu đồng/năm, giai
đoạn 2017 - 2020 là 200.000 triệu đồng.
- Bổ sung chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đối với
chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày
20/10/2015 của
Chính phủ: Năm 2017 là 30.000 triệu đồng, năm 2018 là 20.000 triệu đồng, năm
2019 là 100.000 triệu đồng, năm 2020 là 150.000 triệu đồng, giai đoạn 2017 - 2020 là 300.000 triệu
đồng.
- Bổ sung chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đối với
chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định
số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ: 100.000 triệu
đồng/năm, giai đoạn 2017
- 2020 là 400.000 triệu
đồng.
c) Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn
bản chỉ đạo về tổ chức, triển
khai thực hiện các mục tiêu và giải pháp thực hiện trong Đề án.
d) Chủ động phối hợp các sở, ban, ngành liên
quan, UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất việc triển khai các giải pháp thực
hiện Đề án và các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
đ) Chỉ đạo các Phòng Giao dịch NHCSXH cấp
huyện tham mưu việc xây dựng Đề án để báo cáo UBND cấp huyện xem xét bổ sung
nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH tại địa phương để cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách trên địa bàn.
e) Định kỳ sơ kết, đánh giá, báo cáo cấp có thẩm
quyền về tình hình và kết quả thực hiện Đề án. Tổng kết việc thực hiện Đề án vào cuối năm 2020.
2. Các sở,
ban, ngành, UBND các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và các đơn vị,
tổ chức liên quan có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh trong quá
trình triển khai thực hiện Đề án.
3. Sở Tài
chính chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu
tư,
Sở
Xây dựng căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương đề xuất bổ sung nguồn vốn
ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho vay đối với một số chương trình tín dụng
chính sách:
a) Bổ sung nguồn vốn
của địa phương nhằm thay thế
nguồn vốn Trung ương về cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn địa phương trong giai
đoạn 2017 - 2020 là 308.835 triệu đồng, trong đó năm 2017 là 60.000 triệu đồng,
năm 2018 là 70.000 triệu đồng, năm 2019 là 80.000 triệu đồng, năm 2020 là
98.835 triệu đồng (theo kế hoạch thu hồi nợ đến hạn hàng năm của cho vay hộ cận
nghèo theo chuẩn địa phương sử dụng nguồn vốn Trung ương để trả vốn về NHCSXH
Việt Nam) đảm bảo nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát
nghèo theo chuẩn địa phương, chống tái nghèo và thoát nghèo bền vững.
b) Bổ sung nguồn vốn
của địa phương cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng
việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2017 của Chính
phủ: 50.000 triệu đồng/năm, giai đoạn 2017 - 2020 là 200.000 triệu đồng (nguồn
vốn địa phương đối ứng với nguồn vốn Trung ương).
c) Bổ sung nguồn vốn
của địa phương cho vay chương trình nhà ở xã hội theo Nghị định số
100/2015/NĐ-CP ngày
20/10/2015 của
Chính phủ: Năm 2017 là 10.000 triệu đồng, năm 2018 là 10.000 triệu đồng, năm
2019 là 50.000 triệu đồng, năm 2020 là 50.000 triệu đồng, giai đoạn 2017 - 2020
là 120.000 triệu đồng (nguồn vốn địa phương đối ứng một phần với nguồn vốn
Trung ương).
4. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tổ chức điều tra, xác định danh
sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo chuẩn nghèo
của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 làm căn cứ
cho việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách.
5. Sở Xây dựng cung
cấp danh sách các đối tượng chính sách được xét duyệt mua nhà ở xã hội theo
từng dự án nhà ở xã hội cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh làm căn cứ thực hiện
cho vay vốn ưu đãi theo quy định.
6. Sở Tài chính, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo,
Ban Dân tộc tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp Chi nhánh NHCSXH tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ
trợ các
địa
phương trong việc triển khai thực hiện Đề án.
7. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh
a) Tham gia
triển khai thực hiện Đề án, gắn với cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với việc thực hiện
quy chế dân chủ tại cơ sở và giám sát quá trình thực hiện Đề án.
b) Mở rộng cuộc vận
động “Ngày vì người nghèo” nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức
xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân, hỗ trợ hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, góp phần chống tái nghèo và giảm nghèo bền
vững.
8. Đề nghị
các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh nhận ủy thác của Chi nhánh NHCSXH tỉnh
a) Làm tốt công tác
tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt các chính sách tín dụng hỗ trợ giảm
nghèo và an sinh xã hội.
b) Phối hợp chính
quyền cấp huyện, cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức lồng ghép các
chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng,
vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến công,
khuyến nông, khuyến lâm, định hướng thị trường với việc triển khai tín dụng
chính sách xã hội trên địa bàn.
c) Tăng cường kiểm
tra, giám sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị - xã
hội cấp dưới và Tổ tiết
kiệm và vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác với NHCSXH. Chỉ đạo làm
tốt việc bình xét đối tượng vay vốn, quản lý và hướng dẫn người vay sử dụng vốn
vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.
d) Chủ động đào tạo,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, Ban Quản lý
Tổ tiết
kiệm và vay vốn thông qua hình thức tự đào tạo hoặc thực
hiện chương trình hợp tác đào tạo với NHCSXH.
9. UBND các huyện, thị xã Long
Khánh, thành phố Biên Hòa
a) Chỉ đạo
thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu giảm
nghèo và an sinh xã hội tại địa phương.
b) Hàng năm, căn cứ
khả năng cân đối ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách trên địa bàn. Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm
việc cho Phòng
Giao dịch
NHCSXH
cấp
huyện.
c) Chỉ đạo lồng ghép
có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo
trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các
chương trình tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện.
10. UBND các xã, phường, thị
trấn
a) Tổ chức điều tra
và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các
đối tượng chính sách. Chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác để có căn cứ xác
nhận đối tượng vay vốn NHCSXH.
b) Nâng cao trách
nhiệm của UBND cấp xã trong việc: Triển khai thực hiện chính sách tín dụng xã
hội trên địa bàn, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng; kiện toàn ban giảm
nghèo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt việc tham mưu cho UBND
cấp xã
quản
lý, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn NHCSXH; chỉ
đạo Trưởng ấp
(khu
phố) phối hợp cùng NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết
kiệm và vay vốn quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn;
theo dõi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc
người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý
các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.
c) Nghiên cứu, đề
xuất tham mưu các cấp có thẩm quyền thực thi chính sách tín dụng xã hội một
cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của
người dân địa phương./.