Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 193/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 193/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 193/2001/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa".

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Quỹ bảo lãnh tín dụng).

Quỹ bảo lãnh tín dụng do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập và quản lý để cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 2. Quỹ bảo lãnh tín dụng là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí. Quỹ bảo lãnh tín dụng có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước.

Quỹ bảo lãnh tín dụng được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 3. Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng được hình thành từ các nguồn sau:

1. Vốn điều lệ bao gồm:

a) Vốn cấp của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối đa không quá 30% vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều 4 Quy chế này;

b) Vốn góp của các tổ chức tín dụng;

c) Vốn góp của các doanh nghiệp;

d) Vốn góp của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

3. Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định.

Chương 2

THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

Điều 4. Điều kiện để được thành lập

1. Có đủ mức vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng.

2. Danh sách dự kiến Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành gồm những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng.

3. Có dự thảo điều lệ, phương án tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng phù hợp với quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 5. Trình tự thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng

1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng phải lập đề án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương mình bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy chế này.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và phải có đủ những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên và nơi đặt trụ sở chính.

2. Nội dung và phạm vi hoạt động.

3. Thời hạn hoạt động.

4. Vốn điều lệ, danh sách và mức góp vốn của các tổ chức tham gia Quỹ bảo lãnh tín dụng.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành Quỹ bảo lãnh tín dụng, theo quy định tại các Điều 10, 11, 12 và 13 Quy chế này.

6. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

7. Thủ tục sửa đổi điều lệ Quỹ bảo lãnh tín dụng.

8. Quan hệ giữa quỹ bảo lãnh tín dụng với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng và khách hàng.

9. Xử lý tranh chấp, giải thể đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 7. Chậm nhất trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải hoạt động.

Chương 3

CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

Điều 8. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm có: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát thuộc Hội đồng quản lý và Ban điều hành.

Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật thành viên của Hội đồng quản lý, Giám đốc và các Phó Giám đốc của Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Điều 9. Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng có 2 thành viên chuyên trách là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, các thành viên bán chuyên trách là đại diện có thẩm quyền của: Sở Tài chính - Vật giá; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và đại diện các tổ chức tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 10. Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, bổ sung, sửa đổi điều lệ, cơ chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Thông qua phương hướng hoạt động, kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán của quỹ bảo lãnh tín dụng.

3. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều lệ Quỹ bảo lãnh tín dụng.

4. Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo Điều lệ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.

5. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên ban kiểm soát.

6. Xem xét báo cáo của Ban kiểm soát, giải quyết các khiếu nại theo quy định. Được sử dụng con dấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng.

Điều 11. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ bảo lãnh tín dụng. Phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 12: Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý kiểm soát toàn bộ hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Ban kiểm soát Quỹ bảo lãnh tín dụng có tối đa 3 thành viên, trong đó có Trưởng ban và 1 thành viên chuyên trách. Thành viên Ban kiểm soát phải có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệp vụ trong hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ, đảm bảo an toàn tài sản Nhà nước, tài sản của Quỹ, báo cáo với Hội đồng quản lý Quỹ kết quả kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý.

2. Tiến hành công việc một cách độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua.

3. Có trách nhiệm trình bày báo cáo, kiến nghị của mình về kết quả kiểm soát, báo cáo thẩm định về quyết toán tài chính tại các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng không được biểu quyết.

4. Xem xét trình Hội đồng quản lý Quỹ giải quyết các khiếu nại của tổ chức, cá nhân có quan hệ với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 13. Ban điều hành Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và một số cán bộ chuyên môn giúp việc.

Giám đốc là đại diện pháp nhân của Quỹ bảo lãnh tín dụng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo Điều lệ của Quỹ.

Việc điều hành tác nghiệp của Quỹ bảo lãnh tín dụng được uỷ thác cho Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện theo hợp đồng uỷ thác. Quỹ hỗ trợ phát triển được hưởng phí dịch vụ.

Chương 4

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

Điều 14: Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng cho các khách hàng là những đối tượng sau:

1. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

2. Các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.

3. Các hộ gia đình kinh doanh cá thể theo quy định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

4. Các chủ trang trại, các hộ nông dân, ngư dân... thực hiện dự án nuôi thuỷ sản, đánh bắt xa bờ, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi...

Điều 15. Điều kiện được bảo lãnh tín dụng

1. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay.

2. Có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay.

3. Không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.

Điều 16. Mức bảo lãnh tín dụng

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng chỉ cấp bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thuế chấp, cầm cố của khách hàng tại tổ chức tín dụng.

2. Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 17. Thời hạn bảo lãnh tín dụng

Thời hạn bảo lãnh tín dụng được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thoả thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng.

Điều 18. Phí bảo lãnh tín dụng

Phí bảo lãnh tín dụng bao gồm:

- Phí thẩm định hồ sơ bảo lãnh tín dụng bằng 50.000đ cho một đơn vị cấp bảo lãnh tín dụng và được nộp cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cùng với hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng.

- Phí bảo lãnh tín dụng bằng 0,8%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh tín dụng. Thời hạn thu phí bảo lãnh được ghi trong hợp đồng bảo lãnh theo thoả thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và khách hàng, phù hợp với thời hạn bảo lãnh tín dụng.

Điều 19. Hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng

1. Đơn xin bảo lãnh tín dụng của khách hàng.

2. Các văn bản, tài liệu chứng minh khách hàng có đủ các điều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 15 Quy chế này.

Điều 20. Thẩm định hồ sơ và quyết định bảo lãnh tín dụng

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của các tài liệu, tính khả thi, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án phát triển sản xuất kinh doanh do khách hàng gửi đến.

2. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm xây dựng quy trình thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định bảo lãnh tín dụng.

3. Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải xem xét việc bảo lãnh tín dụng cho khách hàng. Quyết định bảo lãnh tín dụng cho khách hàng được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng. Trường hợp từ chối không bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng

a) Yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan và chứng minh đủ điều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 15 Quy chế này.

b) Thực hiện thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh do khách hàng gửi đến.

c) Thu phí bảo lãnh tín dụng theo quy định.

d) Phối hợp với tổ chức tín dụng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng.

đ) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo cam kết với tổ chức tín dụng và khách hàng.

e) Có quyền từ chối bảo lãnh tín dụng đối với khách hàng không phải là đối tượng hoặc không đủ điều kiện nêu tại Điều 14 và Điều 15 Quy chế này.

g) Đề nghị tổ chức tín dụng chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện thấy khách hàng có những dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm hợp đồng bảo lãnh tín dụng.

h) Cung cấp thông tin và báo cáo định kỳ, đột xuất cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.

2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh.

a) Yêu cầu Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng.

b) Cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu liên quan đến việc cấp bảo lãnh theo yêu cầu của Quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin và tài liệu này.

c) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ bảo lãnh tín dụng và tổ chức tín dụng.

d) Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, sử dụng vốn vay đúng mục đích.

đ) Nộp phí bảo lãnh tín dụng cho Quỹ bảo lãnh tín dụng đầy đủ, đúng thời hạn.

e) Phải bồi hoàn đầy đủ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng về những khoản nợ, lãi và chi phí phát sinh mà Quỹ bảo lãnh tín dụng đã trả thay.

Điều 22. Bội số bảo lãnh tín dụng

Bội số bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong 3 năm đầu không vượt quá 5 lần so với vốn hoạt động. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định bội số bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong những năm kế tiếp.

Điều 23. Thực hiện cam kết bảo lãnh

1. Khi đến hạn khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ chức tín dụng, sau khi tổ chức tín dụng đã áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ (bao gồm cả giãn nợ, gia hạn nợ) mà khách hàng vẫn không trả được nợ, tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Sau khi nhận được thông báo, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải tiến hành trả nợ cho tổ chức tín dụng thay cho khách hàng theo phần trách nhiệm cam kết bảo lãnh của mình.

Điều 24. Nhận nợ và bồi hoàn bảo lãnh

Khách hàng được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ bắt buộc và hoàn trả Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền Quỹ đã trả thay cho khách hàng được bảo lãnh. Kể từ thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng trả thay cho khách hàng, khách hàng phải chịu lãi xuất nợ quá hạn theo quy định của pháp luật trên số tiền Quỹ bảo lãnh tín dụng đã trả thay.

Chương 5

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

Điều 25. Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện chế độ tài chính, mở sổ sách kế toán, ghi chép chứng từ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Năm tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm dương lịch.

Điều 26. Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn theo các quy định sau:

1. Cấp bảo lãnh tín dụng cho các khách hàng theo quy định tại Quy chế này.

2. Đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng tối đa không quá 7% vốn điều lệ của Quỹ.

3. Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước.

4. Đầu tư mua trái phiếu Chính phủ.

Điều 27. Lương, phụ cấp của cán bộ, nhân viên, thành viên Hội đồng quản lý và Ban kiểm soát Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo chế độ Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp nhà nước.

Điều 28. Chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng là số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí được dùng để trích lập các Quỹ sau:

1. Quỹ dự trữ 15% để bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2. Quỹ dự phòng tài chính 10% để bù đắp những rủi ro do nguyên nhân khách quan.

3. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 30%.

4. Quỹ khen thưởng, phúc lợi, tối đa hai Quỹ bằng 3 tháng lương thực hiện trong năm.

5. Số còn lại được dùng để chia lãi cho tổ chức tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Chương 6

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

Điều 29. Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng có các nhiệm vụ sau:

1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Trường hợp phát hiện thấy những sai phạm trong quá trình thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biện pháp chấn chỉnh ngay, bảo đảm thực hiện đúng Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với các Quỹ bảo lãnh tín dụng.

3. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; xây dựng định hướng phát triển và hoàn thiện văn bản pháp lý về tổ chức và hoạt động của loại hình Quỹ này trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 30. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các nhiệm vụ sau:

1. Thành lập và giải thể các Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật và Quy chế này.

2. Thẩm định các điều kiện và hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng trên địa phương mình.

3. Trực tiếp quản lý, giám sát tình hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương mình.

4. Báo cáo định kỳ hàng quý và đột xuất với Bộ Tài chính về kết quả và tình hình hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động Quỹ; kiến nghị bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách cho hoạt động Quỹ.

Chương 7

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 193/2001/QD-TTg

Hanoi, December 20, 2001

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON THE SETTING UP, ORGANIZATION AND OPERATION OF CREDIT GUARANTEE FUNDS FOR SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Government’s Decree No.90/2001/ND-CP of November 23, 2001 on support for development of small- and medium-sized enterprises;
At the proposal of the Finance Minister,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on the setting up, organization and operation of credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises.

Article 2.- The Finance Minister shall have to guide the implementation of this Decision.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON THE SETTING UP, ORGANIZATION AND OPERATION OF CREDIT GUARANTEE FUNDS FOR SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No.193/2001/QD-TTg of December 20, 2001)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation prescribes the setting up, organization and operation of credit guarantee funds (CGFs) for small- and medium-sized enterprises (SMEs) in the provinces and centrally-run cities (hereafter referred to as CGFs for short).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Each CGF is a financial institution operating for non-profit purposes, ensuring the recovery of capital and self-payment of expenses. It has legal person status, charter capital, balance sheet and its own seal and may open accounts at the State Treasury and domestic commercial banks.

CGFs shall be exempt from tax payment and State budget remittances for their activities of granting credit guarantee to SMEs.

Article 3.- A CGF’s operation capital shall be created from the following sources:

1. Charter capital, including:

a/ Capital allocated from the budget of a province or centrally-run city, which must not exceed 30% of the minimum charter capital prescribed in Article 4 of this Regulation;

b/ Capital contributed by credit institutions;

c/ Capital contributed by enterprises;

d/ Capital contributed by production and/or business associations, organizations representing and supporting SMEs.

2. Lawful aid capital (including ODA capital) provided by organizations and individuals inside and outside the country for the purpose of developing SMEs, cooperatives as well as agricultural, forestry and fishery development programs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

SETTING UP OF CGFS

Article 4.- Setting-up conditions

1. Having enough charter capital of at least VND 30 billion.

2. Having a list of the expected Management Council, Control Board and Executive Board members with full civil act capacity and professional qualifications suitable to operation requirements of the CGF.

3. Having a draft charter and plan on organization and operation of the CGF, which accord with the provisions of this Regulation and other law provisions.

Article 5.- Order of setting up CGFs

1. Provinces and centrally-run cities that wish to set up CGFs shall have to elaborate projects to be ratified by the presidents of the provincial/municipal People’s Committees.

2. The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall consider and decide the setting up of CGFs in their respective localities, ensuring the satisfaction of all conditions prescribed in Article 4 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- The charter on organization and operation of a CGF shall be ratified by the president of the People’s Committee of the province or centrally-run city and must include all the following main contents:

1. Its name and location of headquarters;

2. The contents and scope of its operation.

3. Its operation term.

4. Its charter capital, list and capital contribution levels of organizations joining it.

5. Tasks and powers of its Management Council, Control Board and Executive Board as prescribed in Articles 10, 11, 12 and 13 of this Regulation.

6. Its financial management principles.

7. Procedures for amendment of its charter.

8. The relationship between the CGF and State management agencies, credit institutions and customers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Within 6 months after the president of the provincial/municipal People’s Committee issues the setting-up decision, the CGF shall have to commence its operation.

Chapter III

ORGANIZATIONAL STRUCTURE, MANAGEMENT AND ADMINISTRATION
OF CGFS

Article 8.- The managerial and executive apparatus of a CGF includes the Management Council, the Control Board under the Management Council and the Executive Board.

The appointment, dismissal, commendation, reward and discipline of members of the Management Council as well as director and deputy directors of the CGF shall be decided by the president of the People’s Committee of the province or centrally-run city.

Article 9.- The Management Council of the CGF is composed of 2 full-time members being its chairman and vice chairman, and part-time members being competent representatives of the provincial/municipal Finance and Pricing Service, Planning and Investment Service, the State Bank’s branch and representatives of organizations contributing capital to the CGF.

Article 10.- The CGF’s Management Council has the following tasks and powers:

1. To submit to the president of the People’s Committee of the province or centrally-run city for ratification, supplement and/or amendment the CGF’s charter and operational mechanism.

2. To adopt the CGF’s operational orientations, financial plan and final account settlement reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To supervise and inspect the CGF’s activities according to its charter and decisions of the Management Council.

5. To decide on the appointment, dismissal, commendation, reward and discipline of members of the Control Board.

6. To examine reports of the Control Board and settle complaints as prescribed. To be entitled to use the CGF’s seal to perform the Council’s tasks and exercise its powers.

Article 11.- The Management Council’s working regime shall comply with the provisions of law and charter of the CGF. The costs of the Management Council’s working facilities and its operation funding shall be accounted into the CGF’s operational expenses.

Article 12.- The Control Board shall be answerable to the Management Council for the control of all the CGF’s activities.

The CGF’s Control Board is composed of 3 members at most, including the head and 1 full-time member. The Control Board’s members must have professional qualifications and occupational morals.

The Control Board has the following tasks and powers:

1. To inspect and supervise the implementation of undertakings, policies, operational regimes and regulations in the activities of the CGF so as to raise the efficiency of its activities, ensure safety for the States and the fund’s properties, report to the fund’s Management Council on the inspection and supervision results and propose handling measures.

2. To carry out its jobs independently according to the program already approved by the Management Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To examine and submit to the fund’s Management Council for settlement complaints of organizations and individuals having ties with the CGF.

Article 13.- The CGF’s Executive Board is composed of its director, deputy directors and a number of specialized assistants

The director is the CGF’s legal person representative, who takes responsibility before the Management Council and before law for all the CGF’s activities. The CGF director’s tasks and powers shall comply with the fund’s charter.

The operational administration of the CGF shall be delegated to the Development Assistance Fund under a delegation contract. The Development Assistance Fund shall enjoy service charge therefrom.

Chapter IV

CONTENTS OF OPERATION OF CGFS

Article 14.- A CGF shall grant credit guarantee to its customers being the following subjects:

1. Enterprises of all economic sectors, which are classified as SMEs according to law provisions.

2. Cooperatives and unions of cooperatives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Farm owners, peasants and fishermen’s households that carry out projects on aquaculture, offshore fishing, planting of industrial trees or husbandry...

Article 15.- Conditions for being granted credit guarantee

1. Having feasible investment projects and production and/or business plans, being capable of repaying loan capital.

2. The total value of the CGF’s properties mortgaged or pledged at credit institutions is equal to at least 30% of the loan value as prescribed by law.

3. Owing no tax debts or overdue debts to credit institutions or other economic organizations.

Article 16.- Credit guarantee levels

1. A CGF shall grant credit guarantee equal to no more than 80% of the difference between the loan value and the value of the customer’s properties mortgaged or pledged at credit institution(s).

2. The credit guarantee level for a customer shall not exceed 15% of the capital of the CGF’s owner.

Article 17.- Credit guarantee term

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Credit guarantee fees

Credit guarantee fees include:

- The fee for evaluation of credit guarantee dossiers, which is equal to VND 50,000 for each credit guarantee application and shall be remitted to the CGF together with the credit guarantee dossier.

- The credit guarantee fee, which is equal to 0.8%/year and calculated on the credit-guaranteed sum of money. The credit guarantee fee payment time-limit shall be inscribed in the guarantee contract under the agreement between the CGF and the customer, corresponding to the credit guarantee term.

Article 19.- Dossier of application for credit guarantee

1. The customer’s application for credit guarantee.

2. Documents and papers proving that the customer satisfies all conditions for being granted credit guarantee as prescribed in Article 15 of this Regulation.

Article 20.- Dossier evaluation and decision on credit guarantee

1. The CGF shall have to evaluate the legitimacy of documents, the feasibility and loan capital-repayment capability of the production and/or business development project sent by the customer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within 15 days after receiving a dossier of application for credit guarantee, the CGF shall have to consider the granting of credit guarantee to the customer. The decision on granting credit guarantee to the customer shall be made in writing in form of a credit guarantee contract between the CGF, the credit institution and the customer. In case of refusing to grant credit guarantee, the CGF shall have to notify such in writing, clearly stating the reasons therefor.

Article 21.- Rights and obligations of parties

1. The CGFs rights and obligations:

a/ To request customers to provide relevant papers and documents and to prove that they fully meet conditions for being granted credit guarantee as prescribed in Article 15 of this Regulation.

b/ To evaluate financial plans and debt-repayment plans of investment projects as well as production and business plans sent by customers.

c/ To collect credit guarantee fees as prescribed.

d/ To coordinate with credit institutions in inspecting and supervising the process of capital use and debt repayment by customers.

e/ To exercise their rights and powers according to commitments with credit institutions and customers.

f/ To have the right to refuse the granting of credit guarantee to customers who are ineligible or fail to meet the conditions mentioned in Articles 14 and 15 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ To supply information as well as regular and irregular reports to the State management agencies as prescribed.

2. The rights and obligations of credit institutions shall comply with the provisions of the Law on Credit Institutions and legal documents guiding the implementation thereof.

3. Rights and obligations of the guaranteed

a/ To request the CGFs to abide by commitments in credit guarantee contracts.

b/ To fully supply information and documents related to the granting of guarantee at the CGFs or credit institutions requests and take responsibility for the accuracy and legitimacy of these information and documents.

c/ To submit to inspection and control by the CGFs and credit institutions.

d/ To fulfill all commitments in credit guarantee contracts, and use loan capital for the right purposes.

e/ To pay credit guarantee fees to the CGFs in full and on time.

f/ To fully repay to the CGFs those debts which the latter have paid on their behalf as well as the interests and expenses arising therefrom.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The credit guarantee multiple of a CGF in the first three years must not exceed 5 times its operation capital. The Finance Minister shall prescribe credit guarantee multiple for the CGF in the subsequent years.

Article 23.- Fulfillment of guarantee commitment

1. If customers cannot repay or fully repay their due debts to credit institutions and still fail to repay them even though the credit institutions have applied all measures to recover debts (including debt reschedule and extension), such credit institutions shall have to notify the CGFs thereof in writing.

2. After receiving notices, the CGFs shall have to repay debts, on behalf of the customers, to credit institutions according to their committed guarantee liability.

Article 24.- Debt acknowledgement and guarantee redemption

The guaranteed customers shall have to acknowledge compulsory debts and repay the CGFs sums of money, which the latter have paid on their behalf. As from the time the CGFs pay debts for the customers, the latter shall bear the law-prescribed overdue debt interest rates on the sums of money the CGFs have paid on their behalf.

Chapter V

FINANCE, ACCOUNTANCY COST-ACCOUNTING

Article 25.- The CGFs shall observe the financial regime, open accounting books, record accounting vouchers and conduct cost-accounting of arising economic operations strictly according to law provisions and guidance of the Finance Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- The CGFs operation capital must be used for the right purposes and efficiently, ensuring safety according to the following stipulations:

1. Granting of credit guarantee to customers according to the provisions of this Regulation.

2. Investment in the procurement of fixed assets in service of operation of the CGFs, which, however, must not exceed 7% of their charter capital.

3. Opening of deposit accounts at the State Treasury and domestic credit institutions.

4. Investment in the purchase of Government bonds.

Article 27.- Wages and allowances of officials, employees and the Management Council and Control Board members of CGFs shall comply with the State regime prescribed for State enterprises.

Article 28.- The annual financial revenue-expenditure difference of a CGF is the difference between its total revenues and total expenses, which shall be deducted for setting up the following funds:

1. 15% for the reserve fund to supplement the operation capital of the CGF.

2. 10% for the financial reserve fund to cover risks caused by objective circumstances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The reward and welfare funds, with the maximum amount being equal to three months paid wages in the year.

5. The remainder shall be used as profit dividends to organizations participating contributing capital to the CGF.

Chapter VI

STATE MANAGEMENT OVER CGFS

Article 29.- The Finance Ministry is the body exercising the State management over CGFs, having the following tasks:

1. To guide, inspect and supervise the implementation of the Regulation on the setting up, organization and operation of CGFs. If detecting violations in the process of setting up and operation of CGFs, to have the right to request the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to take immediate remedies, ensuring the strict compliance with the Regulation on the setting up, organization and operation of the funds; to report cases falling beyond its jurisdiction to the Prime Minister for decision.

2. To guide and inspect the observance of the financial regime by CGFs.

3. To coordinate with the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in organizing the monitoring, sum-up and evaluation of the CGFs operation results; to elaborate the development orientations and finalize legal documents on organization and operation of the funds of this type and submit them to the Prime Minister.

Article 30.- The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities have the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To appraise conditions and dossiers of application for setting up and operation of CGFs in their respective localities.

3. To directly manage and oversee the situation of operation of CGFs in their respective localities.

4. To report regularly and extraordinarily to the Finance Ministry on the results and situation of operation of CGFs, proposing measures to remove difficulties in the funds activities; to propose amendments and/or supplements to the mechanism and policies for operation of the funds.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 31.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities and the General Director of the Development Assistance Fund shall have to implement this Regulation.

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.610

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.32.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!