Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 171/2002/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 08/03/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 171/2002/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 171/2002/QĐ-NHNN NGÀY 8 THÁNG 3 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KHOẢN DỰ PHÒNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998 của Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ kế toán - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trược thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Lê Đức Thuý

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KHOẢN DỰ PHÒNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèn theo Quyết định số 171/2002/QĐ-NHNN ngày 8 tháng 3 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định việc trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước để bù đắp các tổn thất do nguyên nhân khách quan trong hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của Ngân hàng Nhà nước và phần chênh lệch tổn thất sau khi tập thể hoặc cá nhân bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.

Những khoản nợ đang trong thời gian được khoanh, giãn nợ theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ không thuộc diện xử lý từ khoản dự phòng rủi ro này.

Điều 2- Hàng năm Ngân hàng nhà nước được trích lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% tổng thu nhập trừ các khoản chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro.

Điều 3- Khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước được trích lập, hạch toán và quản lý tập trung tại Ngân Hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính).

Điều 4- Khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước nếu trong năm không sử dụng hết, số còn lại được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.

Trường hợp khoản dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các khoản tổn thất theo quy định tại Quy chế này thì Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xử lý phần còn thiếu.

Điều 5- Thẩm quyền xử lý tổn thất bằng khoản dự phòng rủi ro:

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý các khoản tổn thất của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 6- Nguyên tắc xử lý tổn thất bằng khoản dự phòng rủi ro:

1- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý các khoản tổn thất đã có đủ bằng chứng hợp pháp tại thời điểm xử lý.

2- Đối với các khoản tổn thất được xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị để xảy ra tổn thất vẫn phải có biện pháp tiếp tục thu hồi như đối với các khoản phải thu thông thường chưa được xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, trừ các khoản nợ do Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định xoá nợ cho các tổ chức tín dụng.

3- Mọi khoản tiền thu hồi được từ tổn thất đã được xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro đều phải nộp về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính) để hạch toán vào thu nhập của ngân hàng Nhà nước.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 7- Hàng năm Vụ Kế toán - Tài chính thực hiện tính, trích và hạch toán vào tài khoản "Chi lập quỹ dự phòng rủi ro" để tạo nguồn xử lý các khoản tổn thất theo quy định.

Điều 8- Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng để xử lý các tổn thất trong các trường hợp sau đây:

1- Các khoản tổn thất trước khi Luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành, gồm:

- Xoá nợ cho các doanh nghiệp vay Ngân hàng Nhà nước đã bị giải thể, phá sản, không còn khả năng thu hồi nợ.

- Do trả thay trong bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài mà các đơn vị này đã bị giải thể, phá sản, không còn khả năng thu hồi nợ.

- Các khoản phải thu đối với khách hàng (tổ chức, cá nhân) tham ô, lợi dụng đã có bằng chứng không có khả năng thu hồi.

2- Những khoản nợ được xoá theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước.

3- Xoá nợ cho các tổ chức tín dụng vay Ngân hàng Nhà nước đã bị phá sản, giải thể, không còn khả năng thu hồi nợ.

4- Tổn thất do nguyên nhân khách quan trong khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

5- Tổn thất do nguyên nhân khách quan trong quản lý về quỹ dự trữ ngoại hối, dự trữ vàng, tiền gửi ngoại tề tại các Ngân hàng nước ngoài do những nguyên nhân bất khả kháng như:

- Đất nước nơi Ngân hàng Nhà nước gửi tiền bị chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai.

6- Tổn thất do nguyên nhân khách quan trong công tác kiểm ngân và kho quỹ, gồm:

- Trường hợp vận chuyển hàng đặc biệt trên đường có xảy ra sự cố như bị phá hoại, thiên tai, địch hoạ.

- Kho tiền bị phá hoại, thiên tai, địch hoạ.

7. Các khoản tổn thất không có khả năng thu hồi khác như: Các khoản cá nhân, tổ chức phải bồi hoàn theo kết luận của các cơ quan pháp luật, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhưng sau khi đương sự đã thực hiện việc bồi hoàn vẫn không có khả năng bồi hoàn đủ theo kết luận.

8. Các trường hợp khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 9- Hội đồng xử lý tổn thất của Ngân hàng Nhà nước gồm các thành viên:

- Một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Chủ tịch Hội đồng

Các thành viên Hội đồng:

- Vụ trưởng Vụ kết toán Tài chính - Uỷ viên thường trực.

- Vụ trưởng Vụ Tín dụng.

- Vụ trưởng Vụ Tổng Kiểm soát.

- Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

- Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ Phát hành và kho quỹ.

- Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo.

- Thủ trưởng đơn vị nơi để xảy ra tổn thất.

Điều 10. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý tổn thất.

Ngay sau khi xảy ra các trường hợp tổn thất cần xử lý từ khoản dự phòng rủi ro, trên cơ sở báo cáo và kiến nghị của Thủ Trưởng đơn vị nơi để xảy ra tổn thất, Hội đồng xử lý tổn thất lập phương án phân tích đánh giá các khoản nợ, các khoản tổn thất.

- Trình Thống đốc xem xét để gửi Bộ Tài chính lấy ý kiến và trình Thủ tướng Chính phủ đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày thuộc khoản 1, 2, 3 Điều 8 Quy chế này.

- Trình Thống đốc xử lý đối với các khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 8 Quy chế này.

- Kiểm tra việc thực hiện xử lý các khoản tổn thất sau khi đã có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

Điều 11- Hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý tổn thất.

Hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý tổn thất tại Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo tính hợp pháp, bao gồm:

1- Hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 8 Quy chế này phải có:

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xoá nợ đối với từng khoản nợ và đối tượng vay cụ thể.

- Bản sao văn bản giải quyết các khoản nợ và phương án phân chia tài sản của tổ chức tín dụng phá sản, giải thể.

- Bản sao quyết định tuyên bố phá sản, giải thể của cấp có thẩm quyền theo quy định của phát luật.

- Bảng tổng hợp các khoản nợ được xoá kèm theo hồ sơ và ý kiến của cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận nguyên nhân khách quan không trả được nợ.

- Tờ trình và biên bản của Hội đồng xử lý tổn thất.

2- Hồ sơ đối với các trường hờp quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 8 Quy chế này phải có:

- Báo cáo và kiến nghị của đơn vị nơi xảy ra tổn thất.

- Các hồ sơ, chứng từ có liên quan đến tổn thất do nguyên nhân khách quan.

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền quy trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tập thể kèm theo danh sách và số tiền phải bồi thường của từng cá nhân, tập thể.

- Tờ trình và biên bản của Hội đồng xử lý tổn thất.

Điều 12- Trình tự xử lý tổn thất.

Tất cả các trường hợp xử lý tổn thất đều được thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước (Trụ sở chính) theo trình tự sau:

- Thủ trưởng các đơn vị nơi có các khoản tổn thất phải phối hợp với Chủ tịch Công đoàn và chỉ đạo các bộ phận liên quan gồm: Trưởng phòng Kế toán thanh toán, Kiểm soát viên trưởng hoặc kiểm soát viên (nơi không có kiểm soát viên trưởng), Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Trưởng phòng hoặc bộ phận nơi để xảy ra tổn thất để thuyết minh, xem xét, giải trình, lập biên bản kèm theo hồ sơ của các khoản tổn thất báo cáo và kiến nghị Hội đồng xử lý tổn thất.

- Hội đồng xử lý tổn thất xem xét, đề xuất và trình Thống đốc quyết định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 171/2002/QD-NHNN

Hanoi, March 08, 2002

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON SETTING UP, MANAGEMENT AND USE OF THE RISK RESERVE OF THE STATE BANK

THE STATE BANK GOVERNOR

Pursuant to Vietnam State Bank Law No.01/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to the Government’s Decree No.15/CP of March 2, 1993 stipulating the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No.100/1998/ND-CP of December 10, 1998 on the financial regime of the State Bank;
At the proposal of the director of the Accountancy and Finance Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on setting up, management and use of the risk reserve of the State Bank.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 3.- The director of the Office, the director of the Accountancy and Finance Department, the heads of the units attached to the State Bank, the directors of the State Bank branches in the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

STATE BANK GOVERNOR




Le Duc Thuy

 

REGULATION

ON SETTING UP, MANAGEMENT AND USE OF THE RISK RESERVE OF THE STATE BANK
(Promulgated together with the State Bank Governor’s Decision No.171/2002/QD-NHNN of March 8, 2002)

I. GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation prescribes the setting up, management and use of the risk reserve of the State Bank to offset losses due to objective causes in credit, payment service and treasure activities of the State Bank and loss difference amounts after compensations therefor are made by collectives or individuals in strict compliance with the provisions of law.

Debt amounts in freezing or rescheduling periods under the Prime Minister’s decisions shall not be subject to the handling with this risk reserve.

Article 2.- Annually, the State Bank shall set up and account into its expenditure a risk reserve equal to 10% of the total income minus various expenses, excluding the risk reserve expense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- The State Bank’s risk reserve, if not used up in a year, shall be carried forward to the following year for further use.

In cases where the risk reserve is not enough to offset losses according to the provisions of this Regulation, the State Bank and the Ministry of Finance shall jointly submit to the Prime Minister for handling the deficit.

Article 5.- The competence for handling losses with the risk reserve:

The State Bank Governor shall decide on the handling of losses of the State Bank.

Article 6.- The principle of loss handling with the risk reserve:

1. The State Bank Governor shall consider and handle losses with enough lawful evidences at the handling time.

2. For losses handled with the State Bank’s risk reserve, units that let such losses occur must devise measures for continued recovery thereof as for ordinary collectible amounts, which are not yet handled with the risk reserve, except for debts written off for credit institutions under the Prime Minister’s decisions.

3. All money amounts recovered from losses, which have already been handled with the risk reserve, must be remitted to the State Bank (the Accountancy and Finance Department) for being accounted into the State Bank’s income.

II. SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- The risk reserve shall be used to offset losses in the following cases:

1. Losses incurred before the State Bank Law took effect, including:

- Debts written off for enterprises which have borrowed loans from the State Bank, and already been dissolved, bankrupt or insolvent.

- Foreign loans repaid under guarantees or re-guarantees on behalf of the borrowing credit institutions and enterprises, which have been dissolved, bankrupt or insolvent.

- Collectible amounts from clients (organizations and individuals) which have been embezzled, appropriated and cannot be recovered as shown by evidences.

2. Debt amounts written off under the Prime Minister’s decisions without source from the Government as compensations to the State Bank.

3. Debts written off for credit institutions which have borrowed loans from the State Bank and have already been bankrupt, dissolved or insolvent.

4. Losses incurred due to objective causes in performance of the payment operation.

5. Losses due to objective reasons in the management of foreign exchange reserve fund, gold reserve, foreign-currency deposits at foreign banks due to such force majeure circumstances as:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Losses due to the following objective causes in the cash check and treasure operation:

- Transportation of special goods which encounters en-route incidents such as natural disasters or enemy sabotage.

- Money store is sabotaged or hit by natural disasters.

7. Other irrecoverable losses, such as: amounts to be compensated by individuals and organizations under conclusions of the legal agencies or the State Bank Governor, but unlikely to be fully recovered even after the compensations are made by such individuals and organizations.

8. Other cases under the State Bank Governor’s decisions.

Article 9.- The Loss Handling Council of the State Bank shall be composed of the following persons:

- One Deputy Governor of the State Bank - the Council Chairman

The Council’s members:

- The director of the Accountancy and Finance Department - standing member;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The director of the General Control Department;

- The chief inspector of the State Bank;

- The director of the Department for Issuance and Treasure Operations;

- The director of the Legal Department;

- The director of the Department for Organization, Personnel and Training;

- The heads of the units where losses are incurred.

Article 10.- Tasks of the Loss Handling Council

Right after the occurrence of losses which need to be handled with the risk reserve, on the basis of reports and proposals of the heads of the units where such losses are incurred, the Loss Handling Council shall devise a plan for analyzing and assessing debts and losses.

- It shall submit cases involving debts left unsettled for a long time as specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 8 of this Regulation to the Governor for consideration before sending them to the Ministry of Finance for the latter’s opinions and submitting to the Prime Minister;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- It shall inspect the handling of losses after handling decisions are issued by the competent authorities.

Article 11.- Legal dossiers to serve as basis for the loss handling

Legal dossiers to serve as basis for the loss handling at the State Bank must ensure their legality and consist of:

1. Dossiers for cases specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 8 of this Regulation must consist of:

- The Prime Minister’s decision on debt write-off for each specific debt and debtor;

- Copies of documents on handling of debts and plan for division of assets of bankrupt or dissolved credit institutions;

- Copies of the bankruptcy-declaration or dissolution decision of the competent authority according to the provisions of law;

- Summary of written-off debts, enclosed with dossiers thereof and the competent functional agency’s certification of objective causes for failure to repay debts;

- Written report and record of the Loss Handling Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Report and proposal(s) of the unit where losses are incurred;

- Dossiers and documents related to the losses due to objective causes;

- The competent authority’s decision claiming compensation liabilities to individuals and/or collectives, enclosed with the list of such individuals and/or collectives and compensation amount to be made by each of them;

- Written report and record of the Loss Handling Council.

Article 12.- Loss handling order

All loss-handling cases shall be carried out at the State Bank (the headquarters) according to the following order:

- The heads of the units where losses are incurred shall coordinate with the Trade Union organizations’ chairmen and direct their attached sections such as: heads of accountancy and settlement sections, chief controller or controllers (where there is no chief controller), heads of administrative organization sections, heads of sections or sections where losses are incurred, to explain, examine, clarify and make written records on reported losses together with their dossiers, and propose the Council to handle losses.

- The Loss Handling Council shall consider, make proposals and submit the cases to the Governor for decision.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- The accounting of the loss handling shall be carried out under guidance of the director of the Accountancy and Finance Department and the risk reserve shall be used to handle losses under decisions of the State Bank Governor.

Article 15.- The amendments and supplements to the provisions of this Regulation shall be decided by the State Bank Governor.

 

 

STATE BANK GOVERNOR




Le Duc Thuy

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 171/2002/QĐ-NHNN ngày 08/03/2002 về Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng khoán dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.479

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.231.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!