NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 162/QĐ-NH2
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 1993
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THU PHÍ DỊCH VỤ
THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ
Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại Lệnh số 37/LTC-HĐNN8 ngày
24-5-1990, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố
tại Lệnh số 38/LTC-HĐNN8 ngày 24-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
- Căn cứ
Nghị định của Chính phủ số 15/CP ngày 2-3-1993 quy định nhiệm vụ và quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Để Ngân
hàng có nguồn trang trải chi phí về dịch vụ thanh toán đối với khách hàng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1
Phạm vi thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.
1. Ngân hàng
Nhà nước, Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân
hàng Thương mại cổ phần, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh
(từ đây gọi tắt là Ngân hàng) thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng đối với
khách hàng, về các khoản sau:
- Thanh toán
giữa các khách hàng có tài khoản ở khác đơn vị Ngân hàng,
- Chuyển tiền
cấp phát kinh phí, điều chuyển vốn.
- Chuyển tiền
đến một đơn vị Ngân hàng để sử dụng.
2. Ngân hàng
không thu phí dịch vụ thanh toán trong các trường hợp:
- Thanh toán
giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một đơn vị Ngân hàng (Hội sở, chi
nhánh, phòng giao dịch Ngân hàng v..v...).
- Khách hàng
trích tài khoản để thanh toán với Ngân hàng nơi mình mở tài khoản như trả nợ,
trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in, mua thẻ thanh toán.....
- Các khoản
vay trả giữa các Tổ chức tín dụng tham gia thị trường liên Ngân hàng.
Điều 2
Mức thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.
1. Phí dịch vụ thanh
toán trong nước.
1.1 Phí dịch vụ thanh
toán giữa các khách hàng có tài khoản ở các khác đơn vị Ngân hàng.
1.1.1 Chuyển qua thanh
toán bù trừ trên cùng một địa bàn.
- Ngân hàng thu đối với
khách hàng tối đa 2.000 đ/món.
- Ngân hàng chủ trì
thanh toán bù trừ thu đối với Ngân hàng thành viên trả tiền: 1.000 đ/món
1.1.2 Chuyển bằng thư
- Ngân hàng thu 0,03%
(ba phần vạn) số tiền thanh toán và và chuyển tiền, tối thiểu 3.000 đ/món, tối
đa 200.000 đ/món.
1.1.3 Chuyển bằng điện
báo hay bằng truyền tin qua mạng vi tính.
- Ngân hàng thu 0.05%
(năm phần vạn) số tiền thanh toán và chuyển tiền, tối thiểu 20.000 đ/món, tối
đa 500.000 đ/món.
1.1.4 Chuyển tiền mặt
qua Ngân hàng
- Ngân hàng thu 0,1%
(một phần nghìn) số tiền chuyển, tối thiểu 20.000 đ/món, tối đa 1.000.000
đ/món.
Trường hợp khách hàng
là các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, Bưu điện chuyển tiền mặt qua Ngân
hàng Nhà nước, chi phí chuyển tiền được giảm 50% nhưng mức tối thiểu, tối đa vẫn
áp dụng như trên.
1.2 Phí dịch vụ thanh
toán bằng thẻ thanh toán, Ngân hàng thực hiện thu theo quy định trong quyết định
số 74/QĐ-NH1 ngày 10-4-1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1.3 Ngoài khoản phí dịch
vụ thanh toán trong nước qua Ngân hàng theo quy định trên đây, khách hàng không
phải trả cho Ngân hàng một khoản phí nào khác về dịch vụ thanh toán mọi khoản
chi phí về dịch vụ thanh toán trong nước kể cả cước phí Bưu điện và các chi phí
về giấy tờ thanh toán theo quy định do Ngân hàng lập.
2. Phí dịch vụ thanh
toán với nước ngoài.
2.1 Chuyển tiền ra nước
ngoài
- Ngân hàng thu 0,2%
(hai phần nghìn) số tiền thanh toán và chuyển tiền, tối thiểu 2 USD/món, tối đa
200 USD/món.
Ngoài mức thu trên, nếu
chuyển tiền bằng điện báo thì thu thêm tiền điện phí chuyển ra nước ngoài theo
mức thu của Bưu điện.
2.2 Nhận tiền nước
ngoài chuyển đến
- Ngân hàng thu 0,2%
(hai phần nghìn) số tiền thanh toán, tối thiểu 2USD/món, tối đa là 100 USD/món.
3. Mức thu phí dịch vụ
thanh toán trên đây là mức thu tối đa, các Ngân hàng có thể thu mức thu thấp
hơn hoặc miễn thu nhưng không được thu vượt qua quy định này. Trong phạm vi mức
thu phí dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, các Ngân
hàng quy định cụ thể mức thu phí dịch vụ thanh toán áp dụng đối với khách hàng
giao dịch tại Ngân hàng nhà mình.
Điều
3
Đơn
vị thu và trả phí dịch vụ thanh toán.
1. Phí dịch vụ thanh
toán trong nước.
- Thanh toán bằng ủy
nhiệm chi, séc, chuyển tiền do Ngân hàng phục vụ đơn vị trả tiền hay chuyển tiền
thu phí dịch vụ đối với khách hàng là đơn vị trả tiền hay chuyển tiền.
- Thanh toán bằng ủy
nhiệm thu, do Ngân hàng phục đơn vị trả tiền thu phí dịch vụ đối với khách hàng
là đơn vị đòi tiền (đơn vị lập giấy ủy nhiệm thu).
2. Phí dịch vụ thanh
toán ra nước ngoài
- Ngân hàng thực hiện
chuyển tiền ra nước ngoài thu phí dịch vụ đối với khách hang chuyển tiền.
- Ngân hàng nhận tiền
nước ngoài chuyển đến thu phí dịch vụ đối với khách hàng được hưởng.
Điều
4
Cách
thu, trả phí dịch vụ thanh toán.
1. Về nguyên tắc, mỗi
lần thực hiện việc thanh toán qua Ngân hàng, khách hàng phải trả ngay phí dịch
vụ thanh toán cho Ngân hàng.
Để giảm bớt thủ tục giấy
tờ, Ngân hàng có thể thu phí dịch vụ thanh toán lần theo 2 cách:
- Thu ngay từng lần mỗi
khi Ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán (áp dụng đối với khách hàng không
thường xuyên giao dịch tại Ngân hàng).
- Thu theo định kỳ thỏa
thuận bằng hợp đồng giữa Ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng lập bảng kê
theo dõi các khoản thanh toán qua Ngân hàng của khách hàng đã được thực hiện
trong định kỳ để làm căn cứ tính toán thu phí dịch vụ, chủ động lập chứng từ
trích tài khoản của khách hàng để thu phí dịch vụ và gửi giấy báo nợ cho khách
hàng. Trên cơ sở hợp pháp đồng của hai bên Ngân hàng và khách hàng đã ký, khi đến
định kỳ thanh toán phí, nếu khách hàng thanh toán chậm phí dịch vụ cho Ngân
hàng, thì khách hàng sẽ bị phạt như phạt chậm trả trong thanh toán theo quy định
hiện hành.
Đối với phí dịch vụ
thanh toán với nước ngoài, khách hàng có thể thành toán với Ngân hàng bằng đồng
Việt Nam theo tỷ giá bán của Ngân hàng tại thời điểm thanh toán.
2. Toàn bộ số tiền thu
phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng các Ngân hàng thanh toán vào tài khoản thu
nhập của Ngân hàng.
Điều
5
Tổ
chức thực hiện:
Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 1-9-1993. Các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc
thu phí dịch vụ thanh toán đã ban hành trước đây trái với quyết định này đều
bãi bỏ.
Chánh Văn phòng Thống
đốc, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương,
Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng giám đốc, Giám đốc
các Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đỗ Quế Lượng
|