Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 154/1998/QĐ-NHNN14 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Dương Thu Hương
Ngày ban hành: 29/04/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 154/1998/QĐ-NHNN14

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố theo Lệnh số 37/LCT-HĐNN8 và Lệnh số 38/LCT-HĐNN8 ngày 24/05/1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ vào các thể lệ tín dụng và quy định về bảo lãnh hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước;

QUYẾT ĐỊNH::

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; mọi quy định trái với nội dung Quy chế này đều được bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ tín dụng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Dương Thu Hương

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành theo Quyết định số 154/1998/QĐ-NHNN14 ngày 29 tháng 04 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1.- Việc đồng tài trợ của các Tổ chức tín dụng (TCTD) (trong quy chế này gọi tắt là đồng tài trợ) là quá trình cho vay - bảo lãnh của một nhóm TCTD (từ 2 trở lên) cho một dự án, do một TCTD làm đầu mối phối hợp các bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và của TCTD.

Điều 2.- Các bên tham gia đồng tài trợ phải thống nhất phương thức thẩm định dự án, có thể thành lập Hội đồng thẩm định chung hoặc không thành lập Hội đồng thẩm định chung nhưng vẫn đảm bảo thực hiện việc cho vay (bảo lãnh) được chặt chẽ, thuận lợi đồng thời phải quản lý được dự án sau khi đã cho vay (bảo lãnh) nhằm kiểm thường xuyên và định kỳ đối với bên nhận tài trợ để xử lý những vấn đề phát sinh.

Việc thống nhất phương thức thẩm định và quản lý dự án phải quy định rõ trách nhiệm của mỗi TCTD trong từng trường hợp: cùng thẩm định qua Hội đồng thẩm định chung hoặc thẩm định đơn phương (trường hợp không có Hội đồng thẩm định chung) để cùng quản lý hoặc đơn phương quản lý dự án.

Điều 3.- Các hình thức đồng tài trợ trong quy chế này được hiểu là:

1. Cho vay hợp vốn;

2. Bảo lãnh, tái bảo lãnh;

3. Kết hợp các hình thức trên.

Điều 4.- Việc đồng tài trợ được áp dụng trong những trường hợp:

1. Nhu cầu vay vốn hoặc bảo lãnh để thực hiện dự án vượt giới hạn tối đa cho phép cho vay hoặc được phép bảo lãnh của một TCTD;

2. Nhu cầu phân tán rủi ro của các TCTD;

3. Khả năng nguồn vốn của một TCTD không đáp ứng được nhu cầu vốn của dự án.

Đồng tiền dùng trong đồng tài trợ có thể là VNĐ hay ngoại tệ, phù hợp với nhu cầu của dự án và quy định về quản lý ngoại hối có liên quan.

Điều 5.- Các TCTD được tham gia hoặc tổ chức hợp đồng tài trợ bao gồm:

- Ngân hàng Thương mại;

- Ngân hàng Đầu tư và phát triển;

- Ngân hàng liên doanh;

- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;

- Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Công ty tài chính được tham gia đồng tài trợ nhưng không được đứng ra tổ chức đồng tài trợ.

Điều 6.- Phạm vi đồng tài trợ:

Việc đồng tài trợ được thực hiện đối với nhu cầu vay vốn hay bảo lãnh để đầu tư cho các dự án theo các thời hạn ngắn, trung và dài hạn;

Điều 7.- Các bên trong quan hệ đồng tài trợ:

1. Bên đồng tài trợ: Bên đồng tài trợ bao gồm từ 2 thành viên trở lên, mỗi thành viên là một TCTD hoặc Chi nhánh của một TCTD được Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD uỷ quyền (quy định ở Điều 5). Các thành viên này tham gia góp vốn, cho vay trực tiếp, hoặc bảo lãnh để đồng tài trợ cho một dự án với các mức tiền nhất định do các TCTD này thoả thuận thông qua việc ký kết hợp đồng tài trợ.

Các thành viên tài trợ tự chọn ra TCTD đầu mối. TCTD đầu mối có thể là TCTD hoặc Chi nhánh của TCTD mà doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn hoặc xin bảo lãnh mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Mọi quan hệ tín dụng, bảo lãnh giữa bên đồng tài trợ với bên nhận tài trợ đều thông qua TCTD đầu mối.

2. Bên nhận tài trợ: là một pháp nhân hoặc cá nhân có nhu cầu vay vốn hoặc xin bảo lãnh, được bên đồng tài trợ cho vay vốn hoặc bảo lãnh theo các quy định tại Quy chế này để thực hiện dự án.

Điều 8.- Nguồn vốn đồng tài trợ:

Các thành viên tài trợ sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động, vốn vay để tham gia đồng tài trợ.

Điều 9.- Mức vốn tham gia đồng tài trợ của mỗi thành viên (tính chung cả cho vay và bảo lãnh) do các bên đồng tài trợ thoả thuận nhưng không được vượt giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với một khách hàng của TCTD đó theo quy định của pháp luật.

Điều 10.- Nguyên tắc và điều kiện để xem xét đồng tài trợ, việc xác định đối tượng đồng tài trợ, thời hạn đồng tài trợ và lãi suất cho vay hay phí bảo lãnh, các điều kiện về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh được thực hiện theo các thể lệ và quy định hiện hành về tín dụng và về bảo lãnh của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy chế này.

Điều 11.- TCTD đầu mối được hưởng phí thu xếp trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên đồng tài trợ. Mức phí được tính toán trên cơ sở tham khảo thông lệ quốc tế hoặc theo tỷ lệ phần trăm trên lãi suất tài trợ dự án.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

Điều 12.- Đề xuất đồng tài trợ cho một dự án:

Khi một pháp nhân hoặc cá nhân có nhu cầu vay tiền hoặc bảo lãnh thì gửi hồ sơ đề nghị tới TCTD mà pháp nhân hoặc cá nhân đang có quan hệ tín dụng, TCTD thẩm định sơ bộ, nếu thấy dự án có tính khả thi và cần có sự đồng tài trợ cho dự án thì dự kiến các TCTD có khả năng đồng tài trợ và mời cùng đồng tài trợ, đồng thời gửi kết quả thẩm định sơ bộ cho các tổ chức tín dụng này. Khi mời đồng tài trợ cần nêu rõ các dự kiến về hình thức, thời hạn tài trợ, lãi suất, phí và số tiền đề nghị tham gia tài trợ cho dự án.

Điều 13.- Phối hợp thực hiện đồng tài trợ:

Trong khoảng thời gian do TCTD mời đồng tài trợ đề nghị, sau khi nghiên cứu hồ sơ xin vay của doanh nghiệp TCTD phải trả lời bằng văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý (hay không đồng ý) tham gia đồng tài trợ. Nếu muốn tham gia đồng tài trợ, TCTD được mời phải trả lời các đề nghị cụ thể của TCTD mời đồng tài trợ. Nếu còn thiếu các thành viên tham gia, thì TCTD mời đồng tài trợ có thể mời tiếp các TCTD khác tham gia. Sau đợt mời đồng tài trợ (không quá hai đợt) nếu:

- Đã thống nhất được việc thực hiện đồng tài trợ thì các TCTD tham gia đồng tài trợ tiến hành thẩm định tài liệu, hồ sơ xin vay do bên vay gửi đến để quyết định cho vay.

- Nếu vẫn không thống nhất được thì TCTD nhận hồ sơ của doanh nghiệp xử lý như sau:

+ Xem xét lại khả năng tài trợ đơn phương nếu nhu cầu vay vốn hoặc bảo lãnh không vượt các giới hạn mà pháp luật cho phép và có đủ nguồn vốn để tài trợ thì tài trợ.

+ Nếu TCTD nhận hồ sơ không có khả năng tài trợ đơn phương thì thông báo cho doanh nghiệp về việc không thể cho vay, bảo lãnh kể cả bằng hình thức đồng tài trợ.

Trong thời gian mời đồng tài, bên đề nghị đồng tài trợ có thể đề nghị TCTD khác cho vay (bảo lãnh) nhưng phải thoả thuận và được chấp nhận của TCTD đã nhận hồ sơ.

Điều 14.- Hợp đồng đồng tài trợ

1. Hợp đồng đồng tài trợ là cam kết bằng văn bản giữa các TCTD tham gia đồng tài trợ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi TCTD trong toàn bộ quá trình cho vay - bảo lãnh (đồng tài trợ) để thực hiện một dự án, nội dung của Hợp đồng đồng tài trợ phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế, các quy định của Quy chế này và các quy định khác của Pháp luật.

Các TCTD tham gia đồng tài trợ phải thống nhất với nhau các nội dung cụ thể của việc thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh cho các khoản vốn đồng tài trợ cho bên nhận tài trợ.

2. Mọi thoả thuận, cam kết, biện pháp giải quyết tranh chấp giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ (bên đồng tài trợ) được thể hiện trong hợp đồng đồng tài trợ.

3. Các thành viên tham gia đồng tài trợ phải cùng nhau xây dựng hợp đồng này và có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng.

TCTD đầu mối có trách nhiệm dự thảo Hợp đồng tín dụng (hoặc Hợp đồng bảo lãnh), lấy ý kiến thống nhất của các thành viên tài trợ; thay mặt bên đồng tài trợ thảo luận với bên nhận tài trợ.

4. Việc vi phạm hợp đồng sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 15.- Hợp đồng tín dụng (hoặc Hợp đồng bảo lãnh) giữa bên đồng tài trợ với bên nhận tài trợ:

1. Nội dung Hợp đồng tín dụng (hoặc Hợp đồng bảo lãnh): ngoài các nội dung như Hợp đồng tín dụng (hoặc Hợp đồng Bảo lãnh) song phương mà các TCTD vẫn ký với bên vay vốn, có thể ghi thêm tên các thành viên tài trợ, số tiền là tỷ trọng tài trợ, phương thức tài trợ của từng thành viên và có thêm chữ ký của các thành viên tài trợ (ngoài TCTD đầu mối).

2. Trong trường hợp vay vốn, kèm theo Hợp đồng tín dụng, TCTD đầu mối phải ký khế ước cho vay với bên nhận tài trợ đối với từng lần giải ngân.

3. TCTD đầu mối theo thoả thuận của các bên tài trợ thực hiện mọi nghĩa vụ và quyền lợi của bên đồng tài trợ với bên nhận tài trợ được quy định trong Hợp đồng tín dụng (hoặc Hợp đồng bảo lãnh).

Điều 16.- Thu hồi vốn (gốc và lãi) tài trợ (gồm cả trường hợp các TCTD phải cho vay bắt buộc khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp):

1. Bên nhận tài trợ phải chủ động trả nợ (gốc và lãi) cho TCTD đầu mối theo kỳ hạn đã thoả thuận, hoặc trả nợ cho bên thứ 3 mà một hoặc một số TCTD trong số TCTD tham gia đồng tài trợ đã bảo lãnh.

2. Đến kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi) nếu bên nhận tài trợ không chủ động trả nợ thì TCTD đầu mối phải đôn đốc bên nhận tài trợ trả nợ. Nếu bên nhận tài trợ không trả nợ (và không có thoả thuận nào khác) thì theo sự thoả thuận của các TCTD đồng tài trợ, TCTD đầu mối được thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép để thu hồi nợ.

3. Bên nhận tài trợ có thể trả nợ trước hạn nhưng phải thông báo trước cho TCTD đầu mối và được TCTD đầu mối chấp nhận trừ khi trong hợp đồng có quy định khác.

Điều 17.- Gia hạn nợ, giảm lãi, giảm phí đồng tài trợ:

TCTD đầu mối thống nhất với các thành viên tài trợ để giải quyết việc chấp nhận đề nghị trả nợ trước hạn của bên nhận tài trợ, gia hạn nợ, giảm lãi, giảm phí đối với các khoản nợ đồng tài trợ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 18.- Trách nhiệm cung cấp mọi thông tin cần thiết liên quan đến quá trình đồng tài trợ của các bên trong quan hệ đồng tài trợ:

1. Bên nhận tài trợ có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình tài chính và hoạt động của mình cho TCTD đầu mối để thực hiện việc theo dõi, kiểm tra sau khi tiến hành việc đồng tài trợ;

2. TCTD đầu mối phải thông báo kịp thời, đầy đủ kết quả kiểm tra sử dụng vốn và các thông tin liên quan cho các bên, nhằm bàn bạc và thống nhất thực hiện các biện pháp xử lý khi cần;

3. TCTD đầu mối phải gửi bản sao Hợp đồng đồng tài trợ và thông báo tình hình có liên quan cho Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng) để giám sát và hỗ trợ khi cần thiết.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Điều 19.- Các TCTD nói ở Điều 5, ngoài việc tham gia đồng tài trợ với nhau theo các quy định của Quy chế này, còn được tham gia đồng tài trợ với các TCTD khác trong hoặc ngoài nước cho các dự án trong nước trên cơ sở bảo đảm an toàn số tiền tham gia đồng tài trợ.

Điều 20.- Căn cứ vào Quy chế đồng tài trợ của các TCTD cho một dự án, Tổng Giám đốc (Giám đốc) TCTD tổ chức triển khai thực hiện và ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể phù hợp với đặc điểm hoạt động riêng của từng TCTD.

Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc thực hiện Quy chế này.

Điều 21.- Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

THE STATE BANK
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 154/1998/QD-NHNN14

Hanoi, April 29, 1998

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON CO-FINANCING BY CREDIT INSTITUTIONS

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the Ordinance on the State Bank of Vietnam and the Ordinance on Banks, Credit Cooperatives and Financial Companies promulgated by Order No.37/LCT-HDNN8 and Order No.38/LCT-HDNN8 of May 24, 1990 of the Chairman of State Council of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to Decree No.15-CP of March 2, 1993 of the Government on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the current credit regulations and provisions on guaranty issued by the Governor of the State Bank;
At the proposal of the Head of the State Bank's Credit Department,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on co-financing by credit institutions;

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing; all provisions contrary to this Regulation are now annulled.

Article 3.- The Director of the State Bank Governor's Office, the head of the Credit Department, the heads of the units attached to the central State Bank, the directors of the provincial/municipal State Bank's branches, the general directors (directors) of credit institutions shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Duong Thu Huong

 

REGULATION

ON CO-FINANCING BY CREDIT INSTITUTIONS

(Issued together with Decision No.154/1998/QD-NHNN14 of April 29, 1998 of the Governor of State Bank)

I. GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Co-financing by credit institutions (CIs) (hereafter in this Regulation referred to as co-financing) is the process of lending-guaranteeing a project by a group of CIs (two or more), with a CI acting as the coordinator among the financing parties to raise the capability and effectiveness of production-business activities of enterprises and CIs.

Article 2.- The co-financing parties shall have to reach agreement on the mode of project evaluation, may set up a joint evaluation council or not but must ensure that the lending (guaranty) is strict and convenient and at the same time manage the project after providing loan (guaranty) so as to regularly and periodically inspect the co-financed party and handle arising problems.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Forms of co-financing in this Regulation shall include:

1. Consolidated loan;

2. Guaranty and re-guaranty;

3. Combination of the above forms.

Article 4.- Co-financing shall apply in the following cases:

1. The demand for loans or guaranty to implement the project exceeds the maximum limit allowed for lending or guaranteeing by a CI;

2. There's a demand to distribute risks among CIs;

3. Capital sources of one CI fail to meet the capital demand of the project.

The currency used for co-financing may be VND or a foreign currency, depending on the demand of the project and according to the relevant provisions on the management of foreign exchange.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Commercial banks;

- Investment and development banks;

- Joint venture banks;

- Branches of foreign banks;

- Central people's credit funds and financial companies are entitled to participate in co-finance but not allowed to organize it.

Article 6.- Scope of co-financing:

The co-financing shall be effected when there is a demand for loan or guaranty for short-, medium- and long-term investment in projects.

Article 7.- Parties involved in the relationship of in co-financing:

1. Co-financing party: The co-financing party is composed of 2 or more members, each of which is a CI or a CI's branch authorized by the CI's General Director (Director) (as stipulated in Article 5). These members shall take part in capital contribution, provide direct loan or guaranty in order to jointly finance a project with certain amounts of money mutually agreed upon through the signing of a co-financing contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Co-financed party: is a legal person or an individual that needs the loan or the guaranty and is provided with loan or guaranty by the co-financing party in accordance with the provisions of this Regulation for the implementation of the project.

Article 8.- Capital sources for co-financing:

The co-financing members shall use their own capital sources, mobilized capital and/or borrowed capital to participate in the co-financing.

Article 9.- The level of capital set for each member to participate in co-financing (for both lending and guaranty) shall be agreed upon by the co-financing parties but must not exceed the lending and/or guaranty limits for a customer of such CI according the provisions of law.

Article 10.- Principles and conditions for the consideration of co-financing, the determination of co-financing objects and duration and the lending interest rates or guaranty charge, conditions on pledge, mortgage and/or guaranty shall comply with the current regulations and provisions on credit and guaranty issued by the Governor of the State Bank and with this Regulation.

Article 11.- The coordinating CI shall be entitled to the arrangement charge on the basis of mutual agreement between the co-financing members. The levels of charge shall be calculated on the basis of reference to international practices or based on the percentages of the interest rate fixed for the co-financing of the project.

II. SPECIFIC PROVISIONS

Article 12.- Proposal on co-financing for a project:

When a legal person or an individual wants to borrow money or to have a guaranty, it/he/she shall have to send a requesting dossier to the CI it/he/she is having the credit relation; the involved CI shall make a preliminary evaluation and if it deems that the project is feasible and needs the co-financing, it shall project the CIs with co-financing capabilities, invite them to participate therein, and at the same time send them the preliminary evaluation's results. An invitation for the co-financing should state clearly the form, duration, interest rate, charge and amount of money proposed for participation in co-financing the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within the time proposed by the co-finance inviting CI and after studying the enterprise's dossier requesting a loan, the invited CIs shall have to reply in writing, clearly stating its consent (or refusal) to participate in the co-financing. If wishing to participate in the co-financing, the invited CI shall have to give reply to the specific proposals of the inviting CI. In case there are not enough CIs to participate in the co-financing, the inviting CIs may send its invitation to other CIs. After the invitation to the co-financing (not more than two rounds), if:

- The co-financing has already been agreed upon, the participating CIs shall evaluate the documents and dossier requesting loan(s), sent by the borrowing party so as to decide the lending.

- If the co-financing has not been agreed upon, the CI that receives the enterprise's dossier shall:

+ Re-consider the possibility of unilateral financing; if the demand for capital or guaranty does not go beyond the limits prescribed by law and there're enough capital sources for the finance, it may decide the financing.

+ Inform the enterprise of the incapability to provide loan or guaranty, even in the form of co-finance, if it is unable to undertake the unilateral financing.

During the time of co-financing solicitation, the party that proposes co-financing may propose another CI to provide loan (guaranty) but only after consulting with and getting consent from the CI that has received its dossier.

Article 14.- Co-financing contract

1. A co-financing contract is a written commitment between the CIs participating in the co-financing to exercise the rights and fulfill the obligations of each CI in the whole process of lending- guaranteeing (co-financing) for the implementation of a project; the contents of the co-financing contract must comply with the provisions of law on economic contracts, the provisions of this Regulation and other provisions of law.

CIs participating in the co-financing shall have to reach agreement on the details of the pledge or mortgage of property, and on the guaranty for amounts of co-financing capital lent to the co-financed party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Members participating in the co-financing shall have to jointly compile this contract and strictly abide by the clauses thereof.

The coordinating CI shall have to draft a credit contract (or guaranty contract), collect final opinions and get consent from the financing members; and represent the co-financing party to negotiate with the co-financed party.

4. Any breach of the contract shall be handled in accordance with the provisions of law.

Article 15.- Credit contract (or guaranty contract) between the co-financing party and the co-financed party:

1. Contents of the credit contract (or guaranty contract): Besides the contents similar to those of a bilateral credit contract (or guaranty contract) signed between CIs and the capital borrowing parties, the financing members' names, the amount of co-financing money and proportions as well as the financing mode of each member and the signatures of the financing members (excluding the coordinating CI) may be added thereto.

2. In case of lending capital with credit contract, the coordinating CI shall have to sign a lending contract with the co-financed party for each time of capital dispersion.

3. The coordinating CI shall, as agreed upon by the financing parties, perform all obligations and exercise rights of the co-financing parties towards the co-financed party, which are provided for in the credit contract (or guaranty contract).

Article 16.- Recovery of financing capital (principal and interests) (including cases where the CIs must provide compulsory loans for the performance of their guaranty obligation toward enterprises):

1. The co-financed party shall have to take initiative in paying debt (principal and interests) to the coordinating CI according to the agreed time-limit, or to a third party, which is already guaranteed by one or several co-financing CIs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The co-financed party may pay the debt before its maturity but must notify the coordinating CI thereof in advance and get the latter's consent, unless it is otherwise stipulated in the contract.

Article 17.- Extension of debt, reduction of interest rate or co-financing charge:

The coordinating CI shall consult the co-financing members in dealing with the co-financed party's proposal on debt payment before its maturity, debt extension, reduction of interest rate or charges regarding debts under the co-financing in accordance with the stipulations of the State Bank.

Article 18.- Responsibilities to provide all necessary information related to the co-financing process by the parties involved in the co-financing relationship:

1. The co-financed party shall have to fully report its financial situation and operations to the coordinating CI for supervision and inspection after effecting the co-financing.

2. The coordinating CI shall have to promptly and fully inform parties of the results of inspection of the use of capital as well as all relevant information with a view to discussing and agreeing on handling measures to be taken when necessary.

3. The coordinating CI shall have to send copies of the co-financing contract and report the relevant situation to the State Bank (the Bank Inspectorate) for supervision and support when needed.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19.- The CIs mentioned in Article 5 shall, beside jointly participating in the co-financing under the provisions of this Regulation, be allowed to join other CIs inside or outside the country in co-financing domestic projects on the basis of ensuring security for the sum of co-financing money.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Heads of units attached to the central State Bank, directors of provincial/municipal State Bank's branches shall, on the basis of their assigned functions and tasks, have to direct and supervise the implementation of this Regulation.

Article 21.- Any amendment and/or supplement to this Regulation shall be decided by the Governor of the State Bank of Vietnam.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 154/1998/QĐ-NHNN14 ngày 29/04/1998 ban hành Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.390

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.42.225
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!