KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1079/QĐ-KTNN
|
Hà Nội, ngày
06 tháng 6 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH BỒI
DƯỠNG KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV
ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình chi tiết Chương
trình bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng.
Điều 2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp
vụ kiểm toán, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước
và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo KTNN;
- KTNN CN VII (03);
- Trường ĐT và BDNVKT (03);
- Lưu: VT, TCCB (03).
|
KT. TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Đoàn Xuân Tiên
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI
DƯỠNG
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CÁC TỔ
CHỨC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
(Kèm theo Quyết định số 1079 /QĐ-KTNN
ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
1. Mục tiêu và đối tượng bồi dưỡng
1.1. Mục
tiêu
- Chương trình
cấp độ 1: Trang bị cho học viên kiến thức tổng quát về quy trình kiểm toán các
tổ chức tài chính ngân hàng có vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay và kỹ năng kiểm
toán chi tiết tại các tổ chức tài chính ngân hàng (TCNH) mức độ cơ bản.
- Chương trình
cấp độ 2: Trang bị cho học viên các kỹ năng kiểm toán tổng hợp tại các tổ chức
tài chính, ngân hàng.
- Chương trình
cấp độ 3: Trang bị cho học viên một số kỹ năng khảo sát, lập kế hoạch kiểm
toán, kỹ năng xác định rủi ro và trọng yếu kiểm toán, kỹ năng phân tích, đánh
giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực tại các tổ chức tài chính- ngân hàng.
1.2. Đối
tượng
- Chương trình
cấp độ 1:
+ Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính - ngân hàng có từ 1-3 năm kinh nghiệm;
+ Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng cấp độ cơ bản.
- Chương trình
cấp độ 2:
+ Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính - ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm;
+ Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao.
- Chương trình
cấp độ 3:
+ Công chức được
phân công kiểm toán trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng có từ 9 năm kinh nghiệm
trở lên;
+ Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao.
2. Chương trình bồi dưỡng
2.1.
Thời gian
Tổng thời
gian bồi dưỡng của Chương trình là 208 tiết.
Phân bổ lý
thuyết và trao đổi, thảo luận: 50% lý
thuyết; 50% thảo luận.
2.1.1.
Chương trình cấp độ 1: 80 tiết
(1) Bồi dưỡng
tập trung trên lớp: 72 tiết.
(2) Ôn tập, kiểm
tra: 8 tiết.
2.1.2.
Chương trình cấp độ 2: 80 tiết
(1) Bồi dưỡng
tập trung trên lớp: 72 tiết.
(2) Ôn tập, kiểm
tra: 8 tiết.
2.1.3.
Chương trình cấp độ 3: 48 tiết
(1) Bồi dưỡng
tập trung trên lớp: 44 tiết.
(2) Ôn tập, kiểm
tra: 4 tiết.
2.2.
Phương pháp
2.2.1.
Phương pháp giảng dạy
Kết hợp các
phương pháp: Giới thiệu của giảng viên và nêu vấn đề; Thảo luận, trao đổi tại lớp
học.
2.2.2.
Phương pháp đánh giá
Làm bài kiểm
tra hết môn sau khi kết thúc chương trình.
3. Cấu trúc nội dung chương trình
3.1.
Chương trình kỹ năng kiểm toán các tổ chức TCNH cấp độ 1
TT
|
Chuyên đề
|
Số tiết
|
1
|
Tổng quan quy trình
kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng
|
12
|
2
|
Kỹ năng kiểm toán
chi tiết tại Ngân hàng nhà nước
|
12
|
3
|
Kỹ năng kiểm toán
chi tiết tại Ngân hàng thương mại
|
12
|
4
|
Kỹ năng kiểm toán
chi tiết tại Ngân hàng chính sách
|
12
|
5
|
Kỹ năng kiểm toán
chi tiết tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
|
12
|
6
|
Kỹ năng kiểm toán
chi tiết tại Công ty bảo hiểm
|
12
|
|
Ôn tập, kiểm
tra
|
8
|
|
Tổng thời lượng: 80 tiết (tương đương 10 ngày)
|
3.2. Kỹ năng kiểm
toán các tổ chức tài chính ngân hàng - cấp độ 2
TT
|
Chuyên đề
|
Số tiết
|
1
|
Kỹ năng kiểm toán tổng
hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng nhà nước
|
12
|
2
|
Kỹ năng kiểm toán tổng
hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại
|
12
|
3
|
Kỹ năng kiểm toán tổng
hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng chính sách
|
12
|
4
|
Kỹ năng kiểm toán tổng
hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
|
12
|
5
|
Kỹ năng kiểm toán tổng
hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của các Công ty bảo hiểm
|
12
|
6
|
Kỹ năng phân tích
trong kiểm toán các tổ chức TCNH
|
12
|
|
Ôn tập, kiểm
tra
|
8
|
|
Tổng thời lượng: 80 tiết (tương đương 10 ngày)
|
3.3. Kỹ năng kiểm
toán các tổ chức tài chính ngân hàng - cấp độ 3
TT
|
Chuyên đề
|
Số tiết
|
1
|
Kỹ năng khảo sát và
lập kế hoạch kiểm toán các tổ chức TCNH
|
16
|
2
|
Kỹ năng xác định rủi
ro và trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán các tổ chức TCNH
|
12
|
3
|
Kỹ năng đánh giá
tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của tổ chức TCNH
|
16
|
|
Ôn tập, kiểm
tra
|
4
|
|
Tổng thời lượng: 48 tiết (tương đương 6 ngày)
|
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
STT
|
Tên chuyên đề
|
Trang
|
|
Cấp độ 1
|
|
1
|
K-NH 1.1 - Tổng quan
quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng
|
|
2
|
K-NH 1.2 - Kỹ năng
kiểm toán chi tiết tại Ngân hàng Nhà nước
|
|
3
|
K-NH 1.3 - Kỹ năng
kiểm toán chi tiết tại Ngân hàng thương mại
|
|
4
|
K-NH 1.4 - Kỹ năng
kiểm toán chi tiết tại Ngân hàng Chính sách
|
|
5
|
K-NH 1.5 - Kỹ năng kiểm
toán chi tiết tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
|
|
6
|
K-NH 1.6 - Kỹ năng
kiểm toán chi tiết tại Công ty bảo hiểm
|
|
|
Cấp độ 2
|
|
7
|
K-NH 2.1 - Kỹ năng
kiểm toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước
|
|
8
|
K-NH 2.2 - Kỹ năng
kiểm toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại
|
|
9
|
K-NH 2.3 - Kỹ năng
kiểm toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng chính sách
|
|
10
|
K-NH 2.4 - Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
|
|
11
|
K-NH 2.5 - Kỹ năng
kiểm toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của các Công ty bảo hiểm
|
|
12
|
K-NH 2.6 - Kỹ năng
phân tích trong kiểm toán TCNH
|
|
|
Cấp độ 3
|
|
13
|
K-NH 3.1 - Kỹ năng
khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán TCNH
|
|
14
|
TCNH 3.2 - Kỹ năng
xác định rủi ro và trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán các tổ chức TCNH
|
|
15
|
K-NH 3.3 - Kỹ năng đánh
giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của tổ chức TCNH
|
|
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.1
1. Tên môn
học: Tổng quan quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng
2. Số tiết:
12 tiết
3. Đối tượng:
Công chức được phân công kiểm toán
trong lĩnh vực TCNH có từ 1-3 năm kinh nghiệm và các đối tượng khác cần bồi dưỡng
kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán lĩnh vực TCNH cấp độ cơ bản (tổ viên, tổ
trưởng,…).
4. Mục
tiêu: Giúp học viên có kiến thức tổng
quan về các tổ chức TCNH có vốn Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và trang bị cho học
viên kiến thức, kỹ năng kiểm toán chi tiết một số nghiệp vụ chủ yếu tại các tổ
chức tài chính ngân hàng.
5. Mô tả vắn
tắt nội dung môn học
Trang bị cho học
viên những kiến thức tổng quan về các tổ chức TCNH và quy trình kiểm toán các tổ
chức TCNH (những quy định chung, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm
toán, lập báo cáo kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán).
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên chủ động cập nhật văn bản,
chính sách, chế độ của Nhà nước và trao đổi với học viên về các lỗi, sai sót
thường gặp trong lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của các đơn vị thông
qua hoạt động kiểm toán của KTNN.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Kiểm
toán nhà nước năm 2015.
- Hệ thống chuẩn
mực của KTNN Việt Nam.
- Quy trình kiểm
toán các tổ chức tài chính, ngân hàng ban hành theo Quyết định số 06
/2012/QĐ-KTNN ngày 11/4/2012.
- Các văn bản
pháp luật khác có liên quan.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.1
TỔNG QUAN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
1. TỔNG QUAN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
- Quy trình kiểm toán các tổ chức
tài chính - ngân hàng được ban hành theo Quyết định số 06/2012/QĐ-KTNN ngày
11/4/2012 của Tổng Kiểm toán nhà nước.
1.1 Những quy định chung
- Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
- Yêu
cầu đối với Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán: Luật KTNN năm 2015,
Chuẩn mực KTNN số 30 - Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
- Loại hình kiểm toán.
1.2 Chuẩn bị kiểm toán
1.2.1 Khảo sát thu thập thông
tin về đơn vị được kiểm toán
- Thông tin về tổ chức hoạt động của
đơn vị;
- Thông tin về hệ thống kiểm soát
nội bộ;
- Phương pháp thu thập thông tin.
1.2.2 Phân tích, đánh giá, xử
lý thông tin và xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ (KSNB) của đơn vị được kiểm toán;
- Trọng yếu kiểm toán: Áp dụng
trên cơ sở chuẩn mực KTNN về mức trọng yếu.
- Rủi ro kiểm toán: Áp dụng trên
cơ sở với chuẩn mực KTNN về xác định đánh giá rủi ro.
1.2.3 Lập kế hoạch kiểm toán:
(Áp dụng trên cơ sở các Chuẩn mực
KTNN về lập kế hoạch kiểm toán)
- Xác định mục tiêu kiểm toán;
- Nội dung kiểm toán;
- Phạm vi và giới hạn kiểm toán;
- Phương pháp kiểm toán;
- Kế hoạch nguồn nhân lực, thời
gian, địa điểm kiểm toán;
- Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho
Kiểm toán viên và thu thập các tài liệu luật pháp, quy định có liên quan;
- Kinh phí kiểm toán và các điều
kiện vật chất khác.
1.3 Thực hiện kiểm toán
1.3.1 Nội dung kiểm toán các tổ
chức tài chính, ngân hàng
- Kiểm toán đánh giá, xác
nhận tính trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài
chính của đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán đánh giá và xác
nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm
toán phải thực hiện (chính sách tài chính, kế toán, tín dụng, chính sách
huy động vốn, cung ứng dịch vụ thanh toán; kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán,
công cụ tài chính phái sinh,…).
- Kiểm toán đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính,
tài sản công.
1.3.2 Lập và phê duyệt kế hoạch
kiểm toán chi tiết
- Thời gian lập
- Căn cứ lập kế hoạch kiểm toán
chi tiết
- Nội dung kế hoạch kiểm toán chi tiết
- Trình tự lập kế hoạch kiểm toán
- Phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi
tiết
1.3.3 Kiểm toán các khoản mục
trên báo cáo tài chính và kiểm toán đặc thù với từng loại hình đơn vị được kiểm
toán
Áp dụng trên cơ sở các chuẩn mực
KTNN trong kiểm toán tài chính như: CM số 200 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm
toán tài chính, CM về bằng chứng kiểm toán, CM số 1510 - kiểm toán số dư
đầu kỳ, CM số 1570 - kiểm toán hoạt động liên tục của đơn vị trong kiểm toán
tài chính, CM số 1540- các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính, CM số
1805- các lưu ý khi kiểm toán BCTC riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu t, tài khoản
hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính, CM số 1610 – sử dụng công việc của
KTV nội bộ trong kiểm toán tài chính, CM số 1530 – Lấy mẫu trong kiểm toán tài
chính, CM số 1250 – đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm
toán tài chính, CM số 1520 – Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính.
- Nội dung, phương pháp, thủ tục
kiểm toán chung đối với một số khoản mục trên BCTC và hoạt động của đơn vị được
kiểm toán;
- Nội dung, phương pháp và thủ tục
kiểm toán hoạt động tín dụng đối với NHTM;
- Nội dung, phương pháp và thủ tục
kiểm toán hoạt động tín dụng đối với các hoạt động tín dụng có tính đặc thù đối
với NHCSXH;
- Nội dung, phương pháp và thủ tục
kiểm toán hoạt động đối với các hoạt động có tính đặc thù đối với NHNN;
- Nội dung, phương pháp và thủ tục
kiểm toán hoạt động tín dụng đối với NHPT;
- Nội dung, phương pháp và thủ tục
kiểm toán đối với các hoạt động có tính đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ, phi nhân thọ;
- Nội dung, phương pháp và thủ tục
kiểm toán các hoạt động đầu tư, hỗ trợ và chi trả bảo hiểm, thu phí bảo hiểm của
BHTG;
- Nội dung, phương pháp và thủ tục
kiểm toán các nghiệp vụ có tính đặc thù đối với BHXH.
1.3.4 Kiểm toán việc tuân thủ
pháp luật, nội quy và quy chế của đơn vị được kiểm toán
- Nội dung kiểm toán tuân thủ;
- Các thủ tục kiểm toán có thể áp
dụng khi thực hiện kiểm toán.
1.3.5 Kiểm toán đánh giá tính
kinh tế, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán
(Căn cứ Thông tư số
36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 195/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm.)
- Tiêu chí để đánh giá tính kinh tế,
hiệu quả
1.4 Lập, phát hành báo cáo kiểm
toán và kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
1.4.1 Lập Báo cáo kiểm toán
Áp dụng trên cơ sở các Chuẩn mực của
KTNN về lập báo cáo kiểm toán như: CM số 1700 – Hình thành ý kiến kiểm toán
và báo cáo kiểm toán tài chính, CM số 1705 – Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến
chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán tài chính, CM số 1706 – Vấn đề cần
nhấn mạnh và vấn đề khác,...
- Trình tự lập;
- Những nội dung cơ bản của BCKT;
- Kiến nghị kiểm toán.
1.4.2 Kiểm tra việc thực hiện kết
luận, kiến nghị kiểm toán
Áp dụng trên cơ sở các chuẩn mực
của KTNN về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Chuẩn bị kiểm tra thực hiện kết
luận, kiến nghị kiểm toán
- Thực hiện kiểm tra thực hiện kết
luận, kiến nghị kiểm toán
- Kết thúc kiểm tra thực hiện kết
luận, kiến nghị kiểm toán
Ghi chú: Giảng viên chủ động cập nhật những chuẩn mực KTNN mới ban hành gắn liền
với từng bước trong quy trình cho và bổ sung vào bài giảng cho học viên.
2. HỆ THỐNG
HÓA CÁC VĂN BẢN VỀ QUẢN LÝ VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CÁC TỔ CHỨC TCNH
2.1. Văn bản
quản lý và chế độ tài chính kế toán liên quan đến Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
2.1.1. Về chế độ tài chính của
NHNN
- Luật NHNN 2010;
- Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg
ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng đối với
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ quyết định chế độ tài chính áp
dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nêu khái quát các nội dung chủ yếu
2.1.2. Về chế độ kế toán và
nghiệp vụ chủ yếu
- Quyết định số 08/2013/QĐ-TTg
ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Hệ thống tài khoản kế toán
+ Báo cáo tài chính của Ngân hàng
Nhà nước
+ Quy chế trích lập, quản lý và sử
dụng dự phòng rủi ro của NHNN
+ Một số quy định về nghiệp vụ
NHNN
- Quy định về việc thấu chi và cho
vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng: Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN
ngày 7/10/2007 về việc ban hành qui chế thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh
toán điện tử liên ngân hàng.
- Quy chế nghiệp vụ thị trường mở
(TTM): Quy trình Số 10876/QT-NHNN ngày 12/12/2008 ban hành kèm theo Quyết định
số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ
thị trường mở.
- Quy định về việc cho vay chiết
khấu và cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (GTCG) của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng (TCTD): Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày
18/8/2011 của NHNN Quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các TCTD.
- Quy định về việc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với
các TCTD: Thông tư số 15/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 của NHNN Quy định về việc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ
tín dụng đối với các TCTD.
- Nghiệp vụ phát hành tiền, bảo quản,
vận chuyển tài sản quý và GTCG trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, TCTD và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài: Nghị định số 40/2012/NĐ-CP của Chính phủ về nghiệp
vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và GTCG trong hệ thống Ngân
hàng Nhà nước, TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Quy định về quản lý dự trữ ngoại
hối Nhà nước: Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ Về quản
lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11, Pháp lệnh số
06/2013/PL-UBTVQH13,
2.2 Văn bản quản lý và chế độ
tài chính kế toán liên quan đến Ngân hàng thương mại (NHTM)
2.2.1. Chế độ Tài chính
đối với các NHTM
- Luật các Tổ chức tín dụng năm
2010.
- Các NHTMNN thực hiện chế độ tài
chính đối với các TCTD ban hành Nghị định 57/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc
chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Thông tư 05/2013/TT-BTC của Bộ
Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán
và chế độ báo cáo của TCTD
- Tổ chức bộ máy kế toán
- Hệ thống tài khoản kế toán
- Chế độ báo cáo tài chính đối với
TCTD: Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt
Nam
2.2.3 Một số văn bản chủ yếu
quy định nghiệp vụ tín dụng đối với NHTM
- Quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng (Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN).
- Thông tư số 02/2013/NHNN ngày
21/1/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP; TT
20/2013/TT-NHNN về quy định cho vay TCV trái phiếu đặc biệt của Công ty quản lý
TS VN và các TCTD.
2.3 Văn bản quản lý và chế độ
tài chính kế toán liên quan đến Ngân hàng chính sách
2.3.1. Văn bản quản lý và chế độ
tài chính kế toán liên quan đến Ngân hàng chính sách xã hội (NHCS)
2.3.1.1. Quy chế quản lý
tài chính
- Ngân hàng Chính sách xã hội được
thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng
Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành
lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 01/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức và hoạt động theo Điều lệ
về tổ chức và hoạt động của NHCSXH ban hành theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg
ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg
ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 24/2005/TT-BTC ngày
01/4/2005 hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH: nêu một
số nội dung chủ yếu.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố
định theo Thông tư số: 45/2013/TT-BTC ngày 10/6/2013.
- Trích lập dự phòng và xử
lý rủi ro (Quyết định số 50/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày
28/7/2010 ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội).
- Cấp bù chênh lệch lãi suất và
phí quản lý: Ngân sách Nhà nước chỉ cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản
lý đối với các khoản cho vay thuộc đối tượng qui định tại Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ. Ngân sách Nhà nước không cấp bù
chênh lệch lãi suất và phí quản lý.
2.3.1.2. Tổ chức công tác kế
toán
- Tổ chức bộ máy kế toán.
- Hệ thống chứng từ kế toán: Quyết
định số 321/QĐ-NH2 ngày 04/12/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban
hành Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, TCTD và Quyết định số 308/QĐ-NH2 ngày
16/9/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế về lập, sử
dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các Ngân hàng
và TCTD và Văn bản số 126/NHCSXH-KT của NHCSXH về chế độ chứng từ kế toán trong
hệ thống NHCSXH.
- Hệ thống tài khoản kế toán: áp dụng
theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004, Quyết định số
29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt.
2.3.1.3. Một số nội dung văn bản
liên quan đến hoạt động tín dụng tại NHCSXH
- Quy định cấp tín dụng đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của
Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện
nghèo;
Nghị định 78/2002/NĐ-CP của
Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Quyết định 15/2013/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo;
Thông tư 05/2010/TT-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi một số điều của Thông tư 14/2009/TT-NHNN
ngày 16/07/2009 Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản
vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng.
- Quy định về cơ chế điều hành
quản lý vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm
+ Quyết định 71/2005/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về
việc làm;
+ Thông tư liên tịch
14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn một số điều của Quyết định số
71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005.
- Quy định về hỗ trợ các huyện
nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 -
2020
+ Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu
lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020;
+ Quyết định 365/2004/QĐ-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài;
+ Hướng dẫn 1523/NHCS-TDSV của
Ngân hàng Chính sách xã hội về việc thực hiện cho vay vốn theo Quyết định
30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với
người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn.
2.3.2. Văn bản quản lý và chế độ
tài chính kế toán liên quan đến Ngân hàng phát triển (NHPT)
2.3.2.1. Quy chế quản lý
tài chính
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(VDB) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ
tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển (được thành lập
theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999) để thực hiện chính sách tín dụng
đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg
ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Quyết định số 44/2007/QĐ- TTg
ngày 30/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế quản lý tài
chính đối với VDB;
- Thông tư số 111/2007/TT-BTC
ngày 12/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số
44/2007/QĐ-TTg: nêu một số nội dung chủ yếu.
2.3.2.2. Tổ chức kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán: Chế độ
kế toán thực hiện theo Quyết định số 959/QĐ-NHPT ngày 30/12/2010 về việc hướng
dẫn chế độ kế toán của NHPT Việt Nam theo Công văn số 15682/BTC-CĐKT ngày
24/12/2008 và Công văn số 12375/BTC-CĐKT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài chính;
- Chính sách kế toán: Quyết định
số 959/QĐ-NHPT ngày 30/12/2010 về việc hướng dẫn chế độ kế toán của NHPT Việt
Nam theo Công văn số 15682/BTC-CĐKT ngày 24/12/2008 và Công văn số
12375/BTC-CĐKT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài chính.
2.3.2.3. Một số văn bản qui định
nghiệp vụ chủ yếu Ngân hàng phát triển
- Nghị định số 75/2011/NĐ-CP
ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước: gồm cho vay đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư; cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài vay).
- Một số các văn bản khác áp dụng
trong quản lý nghiệp vụ Ngân hàng phát triển
+ Thông tư 35/2012/TT-BTC ngày
02/3/2012 của Bộ tài chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP
ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước;
+ Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg
ngày 10/01/2011 về việc Ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của
NHTM.
2.4 Văn bản quản lý và chế độ
tài chính kế toán liên quan đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam
2.4.1. Quy chế tài chính
- Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg
ngày 20/01/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm
xã hội Việt Nam;
- Quyết định số 51/2013/QĐ-TTg của
TTCP sửa đổi một số điểm của QĐ số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011;
- Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg
ngày 27/11/2015 về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp. (Quyết định này thay thế quyết định 04/QĐ-TTg về quản lý tài chính
đối với BHXH VN và áp dụng từ 2016);
- Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày
30/09/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một
số điều của QĐ 04/2011/QĐ-TTg về việc quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội
Việt Nam;
- Thông tư 178/2012/TT-BTC của Bộ
Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2.4.2. Bảo hiểm xã hội
- Luật Bảo hiểm xã hội số
71/2006/QH11 của Quốc hội;
- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của
Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc;
- Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số
03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/20007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006;
- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân
và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Thông tư liên tịch số
02/2009/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số
148/2007/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 09 năm 2007;
- Nghị định số 190/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội tự nguyện;
- Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều
của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Nghị định số 83/2008/NĐ-CP của
Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối
với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết
định;
- Thông tư số 17/2008/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền
công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương
do người sử dụng lao động quyết định theo Nghị định số 83/2008;
- Thông tư số 02/2011/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công
và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
- Nghị định số 134/2008/NĐ-CP của Chính
phủ về việc điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao
động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Thông tư số 02/2009/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng
bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo
Nghị định 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ;
- Nghị định số 122/2008/NĐ-CP của
Chính phủ về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo
hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hàng tháng;
- Nghị định số 86/2010/NĐ-CP của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
- Thông tư số 04/2010/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công
và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
- Nghị định số 11/2011/NĐ-CP của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP
ngày 28/12/2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân
nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/04/1975;
- Thông tư số 54/2011/TT-BTC của Bộ
Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều
chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ
việc theo quy định tại Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011;
- Công văn số 1658/BHXH-CSXH của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo
hiểm xã hội theo Nghị định số 22/2011/NĐ-CP và Nghị định số 23/2011/NĐ-CPcủa
Chính phủ;
- Công văn số 1620/BHXH-CSXH của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội theo Nghị định 35/2012/NĐ-CP và Nghị định 31/2012/NĐ-CP;
- Nghị định số 31/2012/NĐ-CP của
Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu chung;
- Thông tư số 09/2012/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 35/2012/NĐ-CP ngày
18/04/2012 và Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ;
- Nghị định số 35/2012/NĐ-CP của
Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng
tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc.
2.4.3. Bảo hiểm y tế
- Luật Dược số 34/2005/QH11 của Quốc
hội;
- Luật Bảo hiểm y tế số
25/2008/QH12 của Quốc hội;
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Quốc
hội, số 40/2009/QH12
- Nghị định số 62/2009/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm
y tế;
- Thông tư liên tịch số
09/2009/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y
tế;
- Quyết định số 160/QĐ-BHXH của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam ban hành Biểu mẫu sửa đổi một số biểu mẫu thống kê chi phí
khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế;
- Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
- Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg
ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo;
- Thông tư số 10/2012/TT-BYT của Bộ
Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày
11/07/2011 ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán;
- Quyết định số 797/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ
gia đình cận nghèo;
- Thông tư 21/2012/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát
hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm;
- Quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011 – 2015.
2.4.4. Bảo hiểm thất nghiệp
- Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
- Nghị định số 100/2012/NĐ-CP của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP
ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo
hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
- Thông tư số 113/2012/TT-BTC của
Bộ Tài chính Quy định chi tiết về hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng
các quỹ do BHXH Việt Nam quản lý;
- Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động Thương binh và xã hội sửa đổi Thông tư số 32/2010/TT;
- Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày
21/11/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
- Công văn số 3680/BHXH-CSXH ngày
18/9/2013 hướng dẫn một số nội dung về BHTN;
- Luật Việc làm số 38/2013 ngày 16
tháng 11 năm 2013;
- Công văn số 4103/BHXH-CSXH về
tăng cường công tác quản lý BHTN.
2.5 Văn bản quản lý và chế độ
tài chính kế toán liên quan đến Các công ty bảo hiểm
2.5.1. Quy chế tài chính
- Vốn pháp định,
vốn điều lệ;
- Ký quỹ;
- Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2.5.2. Tổ chức công tác kế
toán
- Chế độ kế toán của Doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT ngày
31/12/1996 của Bộ Tài chính về Chế độ kế toán với doanh nghiệp Bảo hiểm, Quyết
định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung chế độ
kế toán doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với công ty mẹ thực hiện chế độ kế toán theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ
kế toán doanh nghiệp, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài
chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Chế độ kế
toán của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo Thông tư số
175/2011/TT-BTC ngày 05/12/2011 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng
cho Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2.5.3. Một số các văn bản về
chế độ tài chính và nghiệp vụ bảo hiểm
- Luật kinh
doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000.
- Luật sửa đổi
Luật Kinh doanh bảo hiểm của Quốc hội số 61/2010/QH12 ban hành ngày 24/11/2010
có hiệu lực từ ngày 01/7/2011.
- Nghị định số
46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
- Thông tư số
232/2012/TT-BTC ngày 28/12/2014 về việc hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
- Thông tư số
194/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư
124/2012/TT-BTC, nghị định 45/2007/NĐ-CP, nghị định 123/2011/NĐ-CP và thông tư
125/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về chế độ kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
2.6. Văn bản
liên quan đến nghĩa vụ thuế với NSNN của các tổ chức tài chính, ngân hàng
2.6.1. Văn
bản về thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Luật thuế
GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008;
- Luật thuế
GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi một số điều của Luật thuế GTGT số
13/2008/QH12;
- Nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
luật thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định số
92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị
gia tăng;
- Thông tư số
219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng
và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Thông tư số
141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số
92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013;
2.6.2. Văn
bản về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Luật thuế
TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008;
- Luật số
32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp;
- Luật số
71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế;
- Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế
TNDN;
- Nghị định số
12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
về thuế;
- Thông tư số
26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số
12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015;
- Thông tư số
92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 về việc hướng dẫn thực hiện Luật số 71/2014/QH13
ngày 26/11/2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015;
- Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế
TNDN.
2.6.3. Văn
bản về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Luật Thuế
TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật số:
26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
TNCN;
- Nghị định số
65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập
cá nhân;
- Thông tư số
111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số
65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập
cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;
2.6.4. Các
văn bản khác
- Văn bản về
thuế nhà thầu: Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 hướng dẫn thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam
hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
- Văn bản về
thuế nhà đất: Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 1/7/2011 Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
III. CÂU HỎI
ÔN TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.2
1. Tên
chuyên đề: Kỹ năng kiểm toán chi tiết tại Ngân hàng Nhà nước
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
Công chức được phân công kiểm toán
trong lĩnh vực TCNH có từ 1-3 năm kinh nghiệm và các đối tượng khác cần bồi dưỡng
kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán lĩnh vực TCNH cấp độ cơ bản (tổ viên, tổ
trưởng,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán chi tiết tại Ngân hàng nhà nước.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Giới thiệu tổng
quan về NHNN
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ chủ yếu của NHNN gồm: nghiệp vụ điều hành chính sách tiền tệ, phát
hành tiền, quản lý ngoại hối và nghiệp vụ thanh toán.
- Kỹ năng kiểm
toán chi tiết một số nghiệp vụ chủ yếu của NHNN, mỗi nghiệp vụ gồm 2 nội dung:
nêu các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán chi tiết.
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực
tế để học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010;
- Luật NHNN;
- Luật KTNN
năm 2015;
- Quyết định số
07/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng
đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Hệ thống chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.2
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHI
TIẾT TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
I. TỔNG
QUAN VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1.1. Khái
niệm
- Khái niệm
NHNN
1.2. Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
- Chức năng,
nhiệm vụ
- Quyền hạn
1.3. Tổ chức
của NHNN
- Phương thức
tổ chức
- Cơ cấu tổ chức
II. MỘT SỐ
NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA NHNN
2.1. Thực hiện điều hành chính
sách tiền tệ
2.1.1. Công cụ tái cấp vốn
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố
giấy tờ có giá (GTCG)
+ Cầm cố GTCG;
+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố
GTCG.
- Chiết khấu GTCG
- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
đối với các TCTD
- Cho vay đặc biệt
- Cho vay qua đêm và thấu chi
trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
2.1.2. Công cụ lãi suất
- Nội dung cơ bản về công cụ lãi
suất
2.1.3. Công cụ tỷ giá hối đoái
- Nội dung cơ bản về công cụ tỷ
giá hối đoái
2.1.4. Công cụ nghiệp vụ thị
trường mở
- Khái niệm thị trường mở
- Phương thức giao dịch mua bán
GTCG gồm:
+ Mua có kỳ hạn
+ Bán có kỳ hạn
+ Mua hẳn
+ Bán hẳn
- Phương thức đấu thầu
+ Đấu thầu khối lượng
+ Đấu thầu lãi suất
- Hàng hóa trên thị trường mở:
2.2. Nghiệp vụ phát hành tiền
2.2.1. Khái quát chung về nghiệp
vụ phát hành tiền
2.2.2. Nội dung cơ bản về nghiệp
vụ phát hành tiền
2.3. Nghiệp vụ quản lý ngoại hối
2.3.1. Khái niệm về quản lý ngoại
hối
2.3.2. Nội dung quản lý ngoại hối
- Vai trò của Quản lý ngoại hối
- Nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN về
quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối
2.3.3. Chính sách quản lý ngoại
hối
- Thực chất của chính sách quản lý
ngoại hối
- Mục tiêu của chính sách ngoại hối
2.3.4. Quản lý Dự trữ ngoại hối
nhà nước
- Nội dung Quản lý Dự trữ ngoại hối
nhà nước
- Quy trình thực hiện quản lý dự
trữ ngoại hối nhà nước
2.4. Nghiệp vụ thanh toán
2.4.1. Vai trò của NHNN đối với
hoạt động thanh toán
2.4.2. Các nghiệp vụ thanh toán
- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi
tại Ngân hàng Trung ương
- Các điều kiện tham gia thanh toán
- Thanh toán bù trừ
III. KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHI TIẾT
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA NHNN
3.1. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
nghiệp vụ điều hành chính sách tiền tệ
3.1.1 Các rủi ro thường gặp
trong nghiệp vụ điều hành chính sách tiền tệ
- Nghiệp vụ điều hành thông qua
công cụ tái cấp vốn;
- Nghiệp vụ điều hành thông qua
công cụ lãi suất;
- Nghiệp vụ điều hành thông qua
công cụ tỷ giá hối đoái;
- Nghiệp vụ điều hành thông qua
công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
3.1.2 Các bước thực hiện kiểm toán
chi tiết nghiệp vụ điều hành chính sách tiền tệ
- Các tài liệu cần thu thập
- Phương pháp kiểm toán áp dụng
- Các bước thực hiện kiểm toán
3.2. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
nghiệp vụ phát hành tiền
3.2.1 Các rủi ro thường gặp
trong nghiệp vụ phát hành tiền
- Rủi ro về chính sách
- Rủi ro về nghiệp vụ
3.2.2 Các bước thực hiện kiểm
toán chi tiết nghiệp vụ phát hành tiền
- Các tài liệu cần thu thập
- Phương pháp kiểm toán áp dụng
- Các bước thực hiện kiểm toán
3.3. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
nghiệp vụ quản lý ngoại hối
3.3.1. Các rủi ro thường gặp
trong nghiệp vụ quản lý ngoại hối
- Rủi ro về chính sách
- Rủi ro về nghiệp vụ
3.3.2. Các bước thực hiện kiểm
toán chi tiết nghiệp vụ quản lý ngoại hối
- Các tài liệu cần thu thập
- Phương pháp kiểm toán áp dụng
- Các bước thực hiện kiểm toán
3.4. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
nghiệp vụ thanh toán
3.4.1. Các rủi ro thường gặp
trong nghiệp vụ thanh toán
3.4.2 Các bước thực hiện kiểm
toán chi tiết nghiệp vụ thanh toán
- Các tài liệu cần thu thập
- Phương pháp kiểm toán áp dụng
- Các bước thực hiện kiểm toán
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.3
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng kiểm
toán chi tiết tại Ngân hàng thương mại
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
Công chức được phân công kiểm toán
trong lĩnh vực TCNH có từ 1-3 năm kinh nghiệm và các đối tượng khác cần bồi dưỡng
kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán lĩnh vực TCNH cấp độ cơ bản (tổ viên, tổ
trưởng,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán chi tiết tại Ngân hàng nhà nước.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Giới thiệu tổng
quan về hệ thống các NHTM nhà nước hiện nay
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ chủ yếu của NHTM gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn
(hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và kho quỹ và các hoạt động khác,…)
- Kỹ năng kiểm
toán chi tiết một số nghiệp vụ chủ yếu của NHTM, mỗi nghiệp vụ gồm 2 nội dung:
nêu các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán chi tiết.
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực
tế để học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010;
- Luật KTNN
năm 2015;
- Hệ thống chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước;
- Thông tư số
02/2013/NHNN ngày 21/1/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
NỘI
DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.3
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHI TIẾT TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Giới thiệu chung
1.2. Các loại hình NHTM
1.2.1. Tổ chức theo mô hình
Công ty TNHH của NH Nông nghiệp & PTNT
- Cơ cấu bộ máy
1.2.2. Tổ chức theo mô hình
công ty cổ phần
- Cơ cấu tổ chức bộ máy
+ Đại hội đồng cổ đông
+ Hội đồng quản trị
+ Ban kiểm soát
+ Ban điều hành
+ Ủy Ban Quản lý rủi ro
+ Ủy ban tín dụng
+ Ban tài chính
+ Ban đầu tư,…
II. MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Hoạt động huy động vốn
- Các hình thức huy động
2.2. Hoạt động sử dụng vốn
2.2.1. Hoạt động tín dụng
- Cho vay;
- Bảo lãnh;
- Chiết khấu.
2.2.2. Hoạt động đầu tư
- Các loại hình đầu tư;
- Một số nội dung chủ yếu.
2.2.3. Các hoạt động sử dụng vốn
khác
- Góp vốn và mua cổ phần;
- Tham gia thị trường tiền tệ;
- Kinh doanh ngoại hối;
- Ủy thác và nhận ủy thác;
- Cung ứng dịch vụ bảo hiểm;
- Tư vấn tài chính; Bảo quản vật
quý giá,…
2.3. Hoạt động khác
2.3.1. Hoạt động dịch vụ thanh
toán và ngân quỹ
- Hoạt động dịch vụ thanh toán
- Hoạt động ngân quỹ
2.3.2. Hoạt động thu-chi khác
III. KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHI TIẾT
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
hoạt động huy động vốn
3.1.1. Các rủi ro thường gặp
trong hoạt động huy động vốn
3.2.2. Các bước thực hiện kiểm
toán chi tiết
- Các tài liệu cần thu thập
- Phương pháp kiểm toán áp dụng
- Các bước thực hiện kiểm toán
3.2. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
hoạt động sử dụng vốn
3.2.1. Hoạt động tín dụng
- Các rủi ro thường gặp
+ Đối với hoạt động cho vay
+ Đối với hoạt động bảo lãnh
+ Đối với hoạt động chiết khấu
- Các bước thực hiện kiểm toán
+ Các tài liệu cần thu thập
+ Phương pháp kiểm toán áp dụng
+ Các bước thực hiện kiểm toán
3.2.2. Hoạt động dịch vụ thanh
toán và ngân quỹ
- Các rủi ro thường gặp
+ Đối với hoạt động thanh toán tại
các NHTM
+ Đối với hoạt động ngân quỹ tại
các NHTM
- Các bước thực hiện kiểm toán
+ Các tài liệu cần thu thập
+ Phương pháp kiểm toán áp dụng
+ Các bước thực hiện kiểm toán
3.2.3. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
các hoạt động khác tại NHTM
- Rủi ro thường gặp
+ Góp vốn và mua cổ phần;
+ Tham gia thị trường tiền tệ;
+ Kinh doanh ngoại hối;
+ Ủy thác và nhận ủy thác;
+ Cung ứng dịch vụ bảo hiểm;
+ Tư vấn tài chính; Bảo quản vật
quý giá,…
- Các bước thực hiện kiểm toán
+ Các tài liệu cần thu thập
+ Phương pháp kiểm toán áp dụng
+ Các bước thực hiện kiểm toán
3.3. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
một số hoạt động khác: hoạt động đầu tư, hoạt động thu-chi khác, …
3.3.1. Các rủi ro thường gặp;
- Hoạt động thu khác
- Hoạt động chi khác
3.3.2 Các bước thực hiện kiểm
toán.
+ Các tài liệu cần thu thập
+ Phương pháp kiểm toán áp dụng
+ Các bước thực hiện kiểm toán
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.4
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng kiểm toán
chi tiết tại Ngân hàng Chính sách
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
Công chức được phân công kiểm toán
trong lĩnh vực TCNH có từ 1-3 năm kinh nghiệm và các đối tượng khác cần bồi dưỡng
kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán lĩnh vực TCNH cấp độ cơ bản (tổ viên, tổ
trưởng,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán chi tiết tại Ngân hàng Chính sách.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Giới thiệu tổng
quát về NHCS: Gồm Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) và Ngân hàng phát triển
Việt Nam (NHPT)
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ chủ yếu của NHCSXH và NHPT:
+ NHCSXH gồm:
Hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn (cho vay hộ nghèo, cận nghèo, cho
vay học sinh sinh viên, cho vay giải quyết việc làm, cho vay các đối tượng
chính sách,…) và nghiệp vụ cấp bù (cấp bù lãi suất và cấp bù phí quản lý);
+ NHPT gồm: Hoạt
động huy động vốn (tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước, nhận ủy
thác vốn ODA,…), hoạt động sử dụng vốn (tín dụng đầu tư, tín dụng phát triển và
hoạt động ủy thác), nghiệp vụ cấp bù (cấp bù lãi suất và cấp bù phí quản lý) và
các hoạt động khác (cung cấp dịch vụ thanh toán, hoạt động thu-chi khác).
- Kỹ năng kiểm
toán chi tiết một số nghiệp vụ chủ yếu của NHCS, mỗi nghiệp vụ gồm 2 nội dung:
nêu các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán chi tiết.
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực
tế để học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật KTNN
năm 2015;
- Hệ thống chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước;
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010;
- NHCSXH:
+ Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 61 huyện nghèo;
+ Nghị định
78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác;
+ Quyết định
167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
+ Quyết định
15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo;
+ Thông tư
05/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi một số điều của Thông
tư 14/2009/TT-NHNN ngày 16/07/2009 Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi
suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại
Ngân hàng;
- NHPT:
+ Quyết định số
44/2007/QĐ- TTg ngày 30/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế
quản lý tài chính đối với NHPT;
+ Thông tư số
111/2007/TT-BTC ngày 12/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẩn thực hiện Quyết định
số 44/2007/QĐ-TTg: nêu một số nội dung chủ yếu;
+ Quyết định số
959/QĐ-NHPT ngày 30/12/2010 về việc hướng dẫn chế độ kế toán của NHPT Việt Nam
theo Công văn số 15682/BTC-CĐKT ngày 24/12/2008 và Công văn số 12375/BTC-CĐKT
ngày 04/10/2010 của Bộ Tài chính.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.4
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHI TIẾT TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH
1.1. Giới thiệu về NHCS
1.1.1. Giới thiệu về NHCSXH
- Giới thiệu chung về hoạt động của
NHCSXH.
- Văn bản pháp luật liên quan đến
việc thành lập và hoạt động của NHCSXH.
1.1.2. Giới thiệu về NHPT
- Giới thiệu
chung
- Quy định
chung chủ yếu
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của
NHCSXH
- Chức năng
- Nhiệm vụ
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của
NHPT
- Chức năng, nhiệm vụ
- Đặc thù kinh doanh và phương thức
hoạt động
1.3. Mô hình tổ chức
1.3.1. NHCSXH
- Sơ đồ tổ chức
- Giải thích sơ bộ về mô hình tổ
chức của NHCSXH
1.3.2. NHPT
- Sơ đồ tổ chức
- Giải thích
sơ bộ cơ cẩu tổ chức của NHPT
II. MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
2.1. Một số nghiệp vụ chủ yếu của
NHCSXH
2.1.1 Hoạt động huy động vốn
2.1.2 Hoạt động cho vay
2.1.2.1. Cho vay hộ nghèo; cận
nghèo
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo
Quyết định 167/2008/QĐ-TTg;
- Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi
phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg;
2.1.2.2. Cho vay học sinh, sinh viên
- Cho vay học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn;
2.1.2.3. Cho vay các đối tượng
khác
- Cho vay giải quyết việc làm;
- Cho vay các đối tượng chính sách
đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
- Cho vay bằng các nguồn tài trợ ủy
thác: Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB); Cho vay dự án IFAD và dự
án RIDP tại Tuyên Quang; Cho vay dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam;
- Cho vay các đối tượng khác theo
chương trình.
2.1.3. Nghiệp vụ cấp bù tại
NHCSXH
2.1.3.1. Cấp bù lãi suất
- Nội dung cấp bù lãi suất
- Công thức tính cấp bù lãi suất
- Quy trình cấp bù lãi suất
2.1.3.2. Cấp bù phí quản lý
- Nội dung cấp bù phí quản lý
- Công thức tính cấp bù phí quản
lý
- Quy trình cấp bù phí quản lý
2.2. Một số nghiệp vụ chủ yếu của
NHPT
2.2.1. Hoạt động huy động
2.2.1.1. Tiếp nhận vốn của các
tổ chức trong và ngoài nước
- Huy động, tiếp nhận vốn của các
tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng
xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
2.2.1.2 Nhận ủy thác quản lý vốn
Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA
được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ
của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ
thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác.
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
2.2.2.1 Tín dụng đầu tư phát
triển
- Cho vay đầu tư
- Hỗ trợ sau đầu tư
- Bảo lãnh tín dụng đầu tư
2.2.2.2. Tín dụng xuất khẩu
- Cho vay xuất khẩu
- Bảo lãnh xuất khẩu
2.2.2.3 Hoạt động ủy thác
- Ủy thác cho các tổ chức tài
chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển.
2.2.3 Nghiệp vụ cấp bù tại NHPT
2.2.3.1. Cấp bù lãi suất
- Nội dung cấp bù lãi suất
- Công thức tính cấp bù lãi suất
- Quy trình cấp bù lãi suất
2.2.3.2. Cấp bù phí quản lý
- Nội dung cấp bù lãi suất
- Công thức tính cấp bù lãi suất
- Quy trình cấp bù lãi suất
III. KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHI TIẾT
MỘT SỐ NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA NHCS
3.1. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
một số nghiệp vụ chủ yếu của NHCSXH
3.1.1 Kỹ năng kiểm toán chi tiết
hoạt động huy động vốn
3.1.1.1. Các rủi ro thường gặp
trong hoạt động huy động vốn;
3.1.1.2. Các bước thực hiện kiểm
toán chi tiết hoạt động huy động vốn.
3.1.2 Kỹ năng kiểm toán chi tiết
hoạt động cho vay
3.1.2.1. Các rủi ro thường gặp trong hoạt động
cho vay;
- Rủi ro đối với hoạt động cho vay
hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Rủi ro đối với hoạt động cho vay
học sinh sinh viên
- Rủi ro đối với hoạt động cho vay
các đối tượng khác
3.1.2.2. Các bước thực hiện kiểm
toán chi tiết hoạt động cho vay.
- Đối với hoạt động cho vay hộ
nghèo, hộ cận nghèo
- Đối với hoạt động cho vay học
sinh, sinh viên
- Đối với hoạt động cho vay các đối
tượng khác
3.1.3. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
nghiệp vụ cấp bù tại NHCSXH
3.1.3.1. Cấp bù lãi suất
+ Các rủi ro thường gặp;
+ Các bước thực hiện kiểm toán chi
tiết.
3.1.3.2. Cấp bù phí quản lý
+ Các rủi ro thường gặp;
+ Các bước thực hiện kiểm toán chi
tiết.
3.2. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
một số nghiệp vụ chủ yếu của NHPT
3.2.1. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
hoạt động huy động
3.2.1.1. Các rủi ro thường gặp
trong hoạt động huy động vốn
- Rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư
- Rủi ro trong hoạt động hỗ trợ
sau đầu tư
- Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh
tín dụng đầu tư
3.2.1.2. Các bước thực hiện kiểm
toán chi tiết hoạt động huy động vốn
- Các tài liệu cần thu thập
- Các phương pháp áp dụng
- Các bước thực hiện
3.2.2. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
hoạt động sử dụng vốn
3.2.2.1. Các rủi ro thường gặp
trong hoạt động sử dụng vốn
- Rủi ro trong hoạt động tín dụng
đầu tư
- Rủi ro trong hoạt động tín dụng
xuất khẩu
- Rủi ro trong hoạt động ủy thác
3.2.2.2. Các bước thực hiện kiểm
toán chi tiết hoạt động sử dụng vốn.
- Các tài liệu cần thu thập
- Các phương pháp áp dụng
- Các bước thực hiện
3.2.3. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
nghiệp vụ cấp bù và hoạt động khác
3.2.3.1. Cấp bù lãi suất
+ Các rủi ro thường gặp;
+ Các bước thực hiện kiểm toán chi
tiết.
3.2.3.2. Cấp bù phí quản lý
+ Các rủi ro thường gặp;
+ Các bước thực hiện kiểm toán chi
tiết.
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.5
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng kiểm
toán chi tiết tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN)
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
Công chức được phân công kiểm toán
trong lĩnh vực TCNH có từ 1-3 năm kinh nghiệm và các đối tượng khác cần bồi dưỡng
kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán lĩnh vực TCNH cấp độ cơ bản (tổ viên, tổ
trưởng,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán chi tiết tại BHXHVN.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Giới thiệu tổng
quan về BHXHVN.
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ chủ yếu của BHXHVN gồm:
+ Nghiệp vụ
thu các Quỹ bảo hiểm gồm Bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm
thất nghiệp (BYYT);
+ Nghiệp vụ
chi các quỹ bảo hiểm và chi quản lý bộ máy;
+ Một số nghiệp
vụ khác (đầu tư các quỹ bảo hiểm; đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đất đai).
- Kỹ năng kiểm
toán chi tiết một số nghiệp vụ chủ yếu của BHXHVN, mỗi nghiệp vụ gồm 2 nội
dung: nêu các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán chi tiết.
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực
tế để học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật KTNN
năm 2015;
- Hệ thống chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước;
- Luật Bảo hiểm
xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội;
- Nghị định
152/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã
hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Quyết định số
04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối
với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Quyết định số
51/2013/QĐ-TTg của TTCP sửa đổi một số điểm của QĐ số 04/2011/QĐ-TTg ngày
20/01/2011;
- Quyết định số
60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp. (Quyết định này thay thế quyết định 04/QĐ-TTg về quản
lý tài chính đối với BHXH VN và áp dụng từ 2016);
- Thông tư số
134/2011/TT-BTC ngày 30/09/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thực hiện một số điều của QĐ 04/2011/QĐ-TTg về việc quản lý tài chính
đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Thông tư
178/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho Bảo hiểm
xã hội Việt Nam;
- Các văn bản
liên quan đến nghiệp vụ thu/chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất
nghiệp.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.5
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHI TIẾT TẠI BẢO HIỂM XÃ
HỘI VIỆT NAM
I. TỔNG
QUAN VỀ NGÂN HÀNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM (BHXNVN)
1.1. Giới
thiệu chung về BHXNVN
- Vị trí và chức
năng, nhiệm vụ của BHXHVN
- Cơ cấu tổ chức
bộ máy
1.2. Đặc
thù và tổ chức quản lý hoạt động của BHXHVN
1.2.1. Phân
cấp quản lý tài chính và những vấn đề cần lưu ý trong quản lý, sử dụng ngân
sách
- Phân cấp
trong quản lý
+ Về kế hoạch
tài chính
+ Về quản lý,
sử dụng và quyết toán tài chính
- Phân cấp trong công tác thu, chi
+ Chi đầu tư
XDCB
+ Chi quản lý
bộ máy
+ Quản lý thu,
chi hoạt động sự nghiệp
1.2.2. Một
số nội dung chính của chế độ quản lý tài chính
- Nguồn tài
chính chủ yếu: Gồm Quỹ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện và BHYT bắt
buộc, BHTN và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung chi
trả chủ yếu của các Quỹ bảo hiểm
- Chi quản lý
bộ máy BHXHVN
- Hoạt động đầu
tư các Quỹ bảo hiểm
II. MỘT SỐ
NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1 HOẠT ĐỘNG THU CÁC QUỸ BẢO
HIỂM
2.1.1.
Hoạt động thu BHXH
2.1.2. Hoạt động thu BHYT
2.1.3. Hoạt động thu BHTN
2.2. Hoạt động chi
2.2.1 Hoạt động chi các Quỹ bảo
hiểm
- Chi quỹ BHXH
- Chi quỹ BHYT
- Chi quỹ BHTN
2.2.2. Hoạt động chi quản lý bộ
máy
2.2.3 Hoạt động khác
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính,
tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển.
2.3 Một số hoạt động khác
2.3.1.
Hoạt động đầu tư của các Quỹ bảo hiểm
2.3.2. Hoạt động đầu tư XDCB,
quản lý đất đai
III. KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHI TIẾT
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CỦA BHXHVN
3.1. Kỹ năng kiểm toán nghiệp vụ
thu
3.1.1. Các rủi ro thường gặp đối
với nghiệp vụ thu
- Rủi ro trong nghiệp vụ thu BHXH
- Rủi ro trong nghiệp vụ thu BHYT
- Rủi ro trong nghiệp vụ thu BHTN
3.1.2. Các bước thực hiện kiểm
toán nghiệp vụ thu
- Các tài liệu cần thu thập (BHXH,
BHYT, BHTN)
- Các phương pháp áp dụng (BHXH,
BHYT, BHTN)
- Các bước thực hiện (BHXH, BHYT,
BHTN)
3.2. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
nghiệp vụ chi
3.2.1. Các rủi ro thường gặp đối
với nghiệp vụ chi
- Rủi ro trong hoạt động chi các
Quỹ bảo hiểm (Quỹ BHXH, BHYT, BHTN).
- Rủi ro trong hoạt động chi quản
lý bộ máy.
3.2.2. Các bước thực hiện kiểm
toán chi tiết đối với nghiệp vụ chi
- Các tài liệu cần thu thập
+ Chi Quỹ bảo hiểm;
+ Chi quản lý bộ máy.
- Các phương pháp áp dụng
- Các bước thực hiện
+ Chi Quỹ bảo hiểm;
+ Chi quản lý bộ máy.
3.3. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
một số nghiệp vụ khác
3.3.1. Các rủi ro thường gặp
- Các rủi ro thường gặp đối với hoạt
động đầu tư của các Quỹ bảo hiểm.
- Các rủi ro thường gặp đối với hoạt
động đầu tư XDCB, quản lý đất đai.
3.3.2. Các bước thực hiện kiểm
toán.
- Các tài liệu cần thu thập
+ Hoạt động đầu tư của các Quỹ bảo
hiểm;
+ Hoạt động đầu tư XDCB, quản lý đất
đai.
- Các phương pháp áp dụng
- Các bước thực hiện
+ Hoạt động đầu tư của các Quỹ bảo
hiểm;
+ Hoạt động đầu tư XDCB, quản lý đất
đai.
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.6
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng kiểm
toán chi tiết tại Công ty bảo hiểm
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được phân công kiểm toán trong lĩnh vực
TCNH có từ 1-3 năm kinh nghiệm và các đối tượng khác cần bồi dưỡng kỹ năng
chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán lĩnh vực TCNH cấp độ cơ bản (tổ viên, tổ trưởng,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán chi tiết tại Các công ty bảo hiểm.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Giới thiệu tổng
quan về các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ chủ yếu của Công ty bảo hiểm gồm: Bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm trọn
đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết đầu tư); bảo hiểm
phi nhân thọ (Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt,…bảo
hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tín
dụng và rủi ro tài chính,…) và một số nghiệp vụ khác (hoạt động đầu tư và hoạt
động thu-chi khác).
- Kỹ năng kiểm
toán chi tiết một số nghiệp vụ chủ yếu của công ty bảo hiểm, mỗi nghiệp vụ gồm
2 nội dung: nêu các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán chi tiết.
Trong quá trình
biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực tế để
học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật KTNN
năm 2015.
- Hệ thống chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước.
- Luật kinh doanh
bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000.
- Luật sửa đổi
Luật Kinh doanh bảo hiểm của Quốc hội số 61/2010/QH12 ban hành ngày 24/11/2010
có hiệu lực từ ngày 01/7/2011.
- Nghị định số
46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
- Nghị định
125/2005/NĐ-CP ngày 07/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm trách nhiệm
dân sự.
- Quyết định số
1296 TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 của Bộ Tài chính về Chế độ kế toán với doanh
nghiệp Bảo hiểm.
- Quyết định số
150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung chế độ kế
toán doanh nghiệp bảo hiểm.
- Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán
doanh nghiệp, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Thông tư số
175/2011/TT-BTC ngày 05/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng
cho Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 1.6
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN CHI TIẾT TẠI CÔNG TY BẢO
HIỂM
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
KINH DOANH BẢO HIỂM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
trong kinh doanh bảo hiểm
- Quy định chung về hoạt động bảo
hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm
- Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm
+ Đại lý bảo hiểm;
+ Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1.2. Đặc thù của doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm
- Quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo
hiểm
- Tài chính kế toán, hạch toán kế
toán và báo cáo tài chính
II. MỘT SỐ
NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM
2.1. Nghiệp
vụ bảo hiểm nhân thọ (BHNT)
2.1.1. Bảo
hiểm trọn đời
- Khái niệm
- Nội dung cơ
bản của nghiệp vụ
2.1.2. Bảo
hiểm sinh kỳ
- Khái niệm
- Nội dung cơ
bản của nghiệp vụ
2.1.3. Bảo
hiểm hỗn hợp
- Khái niệm
- Nội dung cơ
bản của nghiệp vụ
2.1.4. Bảo
hiểm liên kết đầu tư
- Khái niệm
- Nội dung cơ
bản của nghiệp vụ
2.2. Các
nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT)
2.2.1. Bảo hiểm hàng hoá vận
chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt,…
- Khái niệm
- Nội dung cơ
bản của nghiệp vụ
2.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm
- Khái niệm
- Nội dung cơ
bản của nghiệp vụ
2.2.3. Bảo hiểm tai nạn con người
- Khái niệm
- Nội dung cơ
bản của nghiệp vụ
2.2.4. Bảo hiểm xe cơ giới
- Khái niệm
- Nội dung cơ
bản của nghiệp vụ
2.2.5. Bảo hiểm tín dụng và rủi
ro tài chính,…
- Khái niệm
- Nội dung cơ
bản của nghiệp vụ
2.3. Một số
nghiệp vụ khác
2.3.1. Hoạt
động đầu tư đối với công ty bảo hiểm
- Các loại
hình đầu tư chủ yếu
- Một số lưu ý
trong hoạt động đầu tư tại các công ty bảo hiểm
2.3.2. Hoạt
động thu-chi khác
- Một số nội
dung thu khác đối với công ty bảo hiểm
- Nội dung nội
dung chi khác đối với công ty bảo hiểm
III. KỸ
NĂNG KIỂM TOÁN CHI TIẾT MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM
3.1. Kỹ
năng kiểm toán chi tiết nghiệp vụ BHNT
3.1.1. Các
rủi ro thường gặp đối với nghiệp vụ BHNT
- Bảo hiểm trọn
đời
- Bảo hiểm
sinh kỳ
- Bảo hiểm hỗn
hợp
- Bảo hiểm
liên kết đầu tư
3.1.2. Các
bước thực hiện kiểm toán chi tiết.
- Các tài liệu cần thu thập:
+ Đối với bảo hiểm trọn đời,
+ Đối với bảo hiểm sinh kỳ
+ Đối với bảo hiểm hỗn hợp
+ Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư
- Phương pháp áp dụng
- Các bước thực hiện
3.2. Kỹ
năng kiểm toán chi tiết nghiệp vụ BHPNT
3.2.1. Các
rủi ro thường gặp đối với nghiệp vụ BHPNT
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường
bộ, đường biển, đường sắt,…
- Bảo hiểm trách nhiệm;
- Bảo hiểm tai nạn con người;
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài
chính,…
3.2.2. Các
bước thực hiện kiểm toán chi tiết
- Các tài liệu cần thu thập:
+ Đối với bảo hiểm hàng hoá vận
chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt,…
- Đối với bảo hiểm trách nhiệm;
- Đối với bảo hiểm tai nạn con người;
- Đối với bảo hiểm xe cơ giới;
- Đối với bảo hiểm tín dụng và rủi
ro tài chính,…
- Các phương pháp áp dụng
- Các bước thực hiện
3.3. Kỹ năng kiểm toán chi tiết
một số nghiệp vụ khác
3.3.1. Các
rủi ro thường gặp đối với nghiệp vụ khác
- Rủi ro thường
gặp đối với hoạt động đầu tư
- Rủi ro thường
gặp đối với hoạt động thu-chi khác
3.3.2. Các
bước thực hiện kiểm toán
- Các tài liệu
cần thu thập
+ Với hoạt động
đầu tư
+ Với hoạt động
thu khác
+ Với hoạt động
chi khác
- Phương pháp
áp dụng
- Các bước thực
hiện kiểm toán
+ Hoạt động đầu
tư
+ Hoạt động
thu-chi khác
IV. CÂU HỎI
VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.1
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính - ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm.
- Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao (tổ viên, tổ trưởng, phó trưởng đoàn,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán tổng hợp tại Ngân hàng Nhà nước
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động của NHNN
- Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp tại NHNN: đối với mỗi nghiệp vụ gồm 03 nội dung: nội dung kiểm
toán cơ bản, các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán (kiểm toán số
liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính: đối chiếu số tổng hợp, phân tích, đánh
giá số liệu tổng hợp trên phương diện tổng thể (toàn bộ báo cáo tài chính), sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các số liệu, chỉ tiêu chung….)
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực
tế để học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010;
- Luật KTNN
năm 2015;
- Luật NHNN;
- Hệ thống chuẩn
mực kiểm toán Nhà nước;
- Quy trình kiểm
toán các tổ chức tài chính, ngân hàng ban hành theo Quyết định số 06
/2012/QĐ-KTNN ngày 11/4/2012.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.1
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN TỔNG
HỢP MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA NHNN
1. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp nghiệp vụ điều
hành chính sách tiền tệ
1.1. Tóm tắt
nghiệp vụ điều hành chính sách tiền tệ
- Công cụ tái
cấp vốn;
- Công cụ lãi
suất;
- Công cụ tỷ
giá hối đoái;
- Công cụ nghiệp
vụ thị trường mở.
1.2. Nội
dung kiểm toán
- Nội dung kiểm
toán công cụ tái cấp vốn
- Nội dung kiểm
toán công cụ lãi suất
- Nội dung kiểm
toán công cụ tỷ giá hối đoái
- Nội dung kiểm
toán công cụ nghiệp vụ thị trường mở
1.3. Các rủi ro thường gặp
- Rủi ro về chính sách
- Rủi ro về nghiệp vụ
1.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
2. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp
nghiệp vụ phát hành tiền
2.1. Tóm tắt nghiệp vụ phát
hành tiền
- Nêu nội dung cơ bản về nghiệp vụ
phát hành tiền
2.2. Nội dung kiểm toán
- Nội dung kiểm toán nghiệp vụ
phát hành tiền
2.3. Các rủi ro thường gặp
- Rủi ro về chính sách
- Rủi ro về nghiệp vụ
2.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
3. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp
nghiệp vụ quản lý ngoại hối
3.1. Tóm tắt nghiệp vụ quản lý
ngoại hối của NHNN
- Nội dung cơ bản về nghiệp vụ quản
lý ngoại hối
3.2. Nội dung kiểm toán
- Nội dung kiểm toán nghiệp vụ quản
lý ngoại hối
3.3. Các rủi ro thường gặp
- Rủi ro về chính sách, chế độ
- Rủi ro về nghiệp vụ
3.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
4. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp
nghiệp vụ thanh toán
4.1. Tóm tắt nghiệp vụ thanh
toán đối với NHNN
- Nêu những nội dung cơ bản về
nghiệp vụ thanh toán đối với NHNN.
4.2. Nội dung kiểm toán
- Nội dung kiểm toán nghiệp vụ thanh
toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương
- Nội dung kiểm toán thanh toán bù
trừ
4.3. Các rủi ro thường gặp
- Rủi ro về chính sách, chế độ
- Rủi ro về nghiệp vụ
4.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
III. CÂU HỎI
VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.2
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại (NHTM)
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính - ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm.
- Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao: (tổ viên, tổ trưởng, phó trưởng đoàn,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán tổng hợp tại NHTM.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động của NHTM.
- Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp tại NHTM: đối với mỗi nghiệp vụ gồm 03 nội dung: nội dung kiểm
toán cơ bản, các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán (kiểm toán số
liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính: đối chiếu số tổng hợp, phân tích, đánh
giá số liệu tổng hợp trên phương diện tổng thể (toàn bộ báo cáo tài chính), sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các số liệu, chỉ tiêu chung….).
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực
tế để học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Các tổ chức
tín dụng năm 2010;
- Luật KTNN
năm 2015;
- Hệ thống chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước;
- Quy trình kiểm
toán các tổ chức tài chính, ngân hàng ban hành theo Quyết định số 06
/2012/QĐ-KTNN ngày 11/4/2012.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.2
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN TỔNG HỢP MỘT SỐ NGHIỆP VỤ
CỦA NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp
hoạt động huy động vốn
1.1. Tóm tắt các hoạt động huy
động vốn trong NHTM
Nêu tóm tắt các hoạt động huy động
vốn trong NHTM
1.2. Nội dung kiểm toán
1.3. Các rủi ro thường gặp
1.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
2. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp
hoạt động sử dụng vốn
2.1. Nêu tóm tắt các hoạt động
sử dụng vốn đối với NHTM
- Hoạt động tín dụng, bảo lãnh,
chiết khấu
- Hoạt động đầu tư
2.2. Nội dung kiểm toán
- Hoạt động tín dụng: Gồm: Cho
vay, Bảo lãnh, Chiết khấu
- Hoạt động đầu tư
- Các hoạt động khác
+ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
2.3. Các rủi ro thường gặp
- Hoạt động tín dụng: Gồm: Cho
vay, Bảo lãnh, Chiết khấu
- Hoạt động đầu tư
- Các hoạt động khác
+ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
2.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
3. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp một
số hoạt động khác: hoạt động thu-chi khác, hoạt động thanh toán, ngân quỹ
3.1. Tóm tắt nghiệp vụ
- Nêu nội dung cơ bản về nghiệp vụ
thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động thu-chi khác trong NHTM.
3.2. Nội dung kiểm toán
- Hoạt động thu khác
- Hoạt động chi khác
3.3. Các rủi ro thường gặp
- Hoạt động thu khác
- Hoạt động chi khác
3.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.3
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng chính sách
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính - ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm.
- Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao: (tổ viên, tổ trưởng, phó trưởng đoàn,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán tổng hợp tại NHCS, gồm Ngân hàng chính
sách xã hội (NHCSXH) và Ngân hàng phát triển Việt nam (NHPT).
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động của NHCS.
- Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp tại NHCSXH: đối với mỗi nghiệp vụ gồm 03 nội dung: nội dung kiểm
toán cơ bản, các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán (kiểm toán số
liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính: đối chiếu số tổng hợp, phân tích, đánh
giá số liệu tổng hợp trên phương diện tổng thể (toàn bộ báo cáo tài chính), sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các số liệu, chỉ tiêu chung...).
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực
tế để học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật KTNN
năm 2015.
- Hệ thống chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước.
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010.
- NHCSXH:
+ Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 61 huyện nghèo;
+ Nghị định
78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác;
+ Quyết định
167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
+ Quyết định
15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo;
+ Thông tư
05/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi một số điều của Thông
tư 14/2009/TT-NHNN ngày 16/07/2009 Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi
suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại
Ngân hàng.
- NHPT:
+ Quyết định số
44/2007/QĐ- TTg ngày 30/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế
quản lý tài chính đối với NHPT;
+ Thông tư số
111/2007/TT-BTC ngày 12/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẩn thực hiện Quyết định
số 44/2007/QĐ-TTg: nêu một số nội dung chủ yếu;
+ Quyết định số
959/QĐ-NHPT ngày 30/12/2010 về việc hướng dẫn chế độ kế toán của NHPT Việt Nam
theo Công văn số 15682/BTC-CĐKT ngày 24/12/2008 và Công văn số 12375/BTC-CĐKT
ngày 04/10/2010 của Bộ Tài chính.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.3
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN TỔNG
HỢP MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1. Kỹ năng
kiểm toán tổng hợp hoạt động huy động vốn
1.1. Tóm tắt một số nội dung của
hoạt động huy động vốn
1.1.1. Nêu tóm tắt một số hoạt
động huy động vốn của NHCSXH
1.1.2. Nêu tóm tắt một số hoạt
động huy động vốn của NHPT
1.2. Nội dung kiểm toán
1.3. Các rủi ro thường gặp
- Hoạt động huy động vốn của
NHCSXH
- Hoạt động huy động vốn của NHPT
1.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập:
+ Đối với
NHCSXH
+ Đối với NHPT
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
+ Đối với
NHCSXH
+ Đối với NHPT
2. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp
hoạt động sử dụng vốn
2.1. Tóm tắt một số hoạt động sử
dụng vốn của NHCS
2.1.1. Hoạt động cho vay của
NHCSXH
- Nêu tóm tắt một số hoạt động cho
vay đặc thù của NHCSXH: cho vay hộ nghèo, cận nghèo; cho vay học sinh, sinh
viên; cho vay các đối tượng khác; cho vay giải quyết việc làm; cho vay các đối
tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; Cho vay bằng các nguồn
tài trợ ủy thác.
2.1.2. Hoạt động cho vay của NHPT
- Nêu tóm tắt một số hoạt động cho
vay đặc thù của NHPT: tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, hoạt động ủy thác.
2.2. Nội dung kiểm toán
2.3. Các rủi ro thường gặp
2.3.1. Hoạt động cho vay của
NHCSXH
- Cho vay hộ nghèo; cận nghèo
- Cho vay học sinh, sinh viên
- Cho vay các đối tượng khác
+ Cho vay giải quyết việc làm;
+ Cho vay các đối tượng chính sách
đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
+ Cho vay bằng các nguồn tài trợ ủy
thác.
2.3.2. Hoạt động cho vay của NHPT
- Rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư
- Rủi ro trong hoạt động hỗ trợ
sau đầu tư
- Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh
tín dụng đầu tư
2.3.3. Các bước thực hiện kiểm toán
tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
+ Hoạt động
cho vay của NHCSXH;
+ Hoạt động cho vay của
NHPT.
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
+ Hoạt động
cho vay của NHCSXH;
+ Hoạt động cho vay của
NHPT.
3. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp nghiệp
vụ cấp bù tại NHCS
3.1 Tóm tắt nghiệp vụ cấp bù tại
NHCS
3.1.1 Nghiệp vụ cấp bù tại
NHCSXH
- Tóm tắt nghiệp vụ cấp bù phí quản
lý
- Tóm tắt nghiệp vụ cấp bù lãi suất
3.1.2 Nghiệp vụ cấp bù tại NHPT
- Tóm tắt nghiệp vụ cấp bù phí quản
lý và cấp bù lãi suất
- Sự khác nhau giữa nghiệp vụ cấp
bù giữa NHCSXH và NHPT
3.2. Nội dung kiểm toán
- Cấp bù phí quản lý
- Cấp bù lãi suất
3.3. Các rủi ro thường gặp
3.3.1. Đối với NHCSXH
- Rủi ro đối với cấp bù phí quản
lý
- Rủi ro đối với cấp bù lãi suất
3.3.2. Đối với NHPT
- Rủi ro đối với cấp bù phí quản
lý
- Rủi ro đối với cấp bù lãi suất
3.4. Các bước thực hiện kiểm toán
tổng hợp
3.4.1. Nghiệp
vụ cấp bù của NHCSXH
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
3.4.2. Nghiệp
vụ cấp bù của NHPT
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.4
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN)
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính – ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm.
- Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao (tổ viên, tổ trưởng, phó trưởng đoàn,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán tổng hợp tại BHXHVN.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động của BHXHVN
- Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp tại BHXHVN: đối với mỗi nghiệp vụ gồm 03 nội dung: nội dung kiểm
toán cơ bản, các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán (kiểm toán số
liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính: đối chiếu số tổng hợp, phân tích, đánh
giá số liệu tổng hợp trên phương diện tổng thể (toàn bộ báo cáo tài chính), sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các số liệu, chỉ tiêu chung….).
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực
tế để học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Bảo hiểm
xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội;
- Nghị định
152/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã
hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Quyết định số
04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối
với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Quyết định số
51/2013/QĐ-TTg của TTCP sửa đổi một số điểm của QĐ số 04/2011/QĐ-TTg ngày
20/01/2011;
- Quyết định số
60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp. (Quyết định này thay thế quyết định 04/QĐ-TTg về quản
lý tài chính đối với BHXH VN và áp dụng từ 2016);
- Thông tư số
134/2011/TT-BTC ngày 30/09/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thực hiện một số điều của QĐ 04/2011/QĐ-TTg về việc quản lý tài chính
đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Thông tư
178/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho Bảo hiểm
xã hội Việt Nam;
- Các văn bản
liên quan đến nghiệp vụ thu/chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất
nghiệp.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.4
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN TỔNG
HỢP MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
1. Kỹ năng
kiểm toán tổng hợp nghiệp vụ thu
1.1. Tóm tắt hoạt động thu
các quỹ bảo hiểm
- Hoạt động thu quỹ BHXH
- Hoạt động thu quỹ BHYT
- Hoạt động thu quỹ BHTN
1.2. Nội dung kiểm toán
1.3. Các rủi ro thường gặp
1.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
2 Kỹ năng kiểm toán tổng hợp
nghiệp vụ chi
2.1. Tóm tắt hoạt động chi
- Chi các quỹ bảo hiểm
+ Chi quỹ BHXH;
+ Chi quỹ BHYT;
+ Chi quỹ BHTN.
- Chi quản lý bộ máy
2.2. Nội dung kiểm toán
2.3. Các rủi ro thường gặp
- Chi các quỹ bảo hiểm
- Chi quản lý bộ máy
2.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
- Phương pháp
kiểm toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
3. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp một
số nghiệp vụ khác tại BHXHVN
3.1. Tóm tắt nghiệp vụ
- Hoạt động đầu tư của các Quỹ bảo
hiểm
- Hoạt động đầu tư XDCB, quản lý đất
đai
3.2. Nội dung kiểm toán
- Hoạt động đầu tư của các Quỹ bảo
hiểm
- Hoạt động đầu tư XDCB, quản lý đất
đai
3.3. Các rủi ro thường gặp
- Hoạt động đầu tư của các Quỹ bảo
hiểm
- Hoạt động đầu tư XDCB, quản lý đất
đai
3.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
+ Hoạt động đầu tư của các Quỹ bảo
hiểm
+ Hoạt động đầu tư XDCB, quản lý đất
đai
- Phương pháp kiểm
toán áp dụng
- Các bước thực
hiện
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.5
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu của các Công ty bảo hiểm
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính – ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm.
- Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao (tổ viên, tổ trưởng, phó trưởng phòng,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng kiểm toán tổng hợp tại Các công ty bảo hiểm.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Tóm tắt một
số nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động của Công ty bảo hiểm.
- Kỹ năng kiểm
toán tổng hợp tại Công ty bảo hiểm: đối với mỗi nghiệp vụ gồm 03 nội dung: nội
dung kiểm toán cơ bản, các rủi ro thường gặp và các bước thực hiện kiểm toán
(kiểm toán số liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính: đối chiếu số tổng hợp, phân
tích, đánh giá số liệu tổng hợp trên phương diện tổng thể (toàn bộ báo cáo tài
chính), sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các số liệu, chỉ tiêu chung….).
Trong quá
trình biên soạn tài liệu và giảng dạy, giảng viên cung cấp các tình huống thực
tế để học viên hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010;
- Luật KTNN
năm 2015;
- Hệ thống chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước;
- Quy trình kiểm
toán các tổ chức tài chính, ngân hàng ban hành theo Quyết định số
06/2012/QĐ-KTNN ngày 11/4/2012.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.5
KỸ NĂNG KIỂM TOÁN TỔNG
HỢP MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM
1 Kỹ năng kiểm toán tổng hợp
nghiệp vụ BHNT
1.1. Tóm tắt nghiệp vụ bảo
hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm trọn
đời;
- Bảo hiểm
sinh kỳ;
- Bảo hiểm hỗn
hợp;
- Bảo hiểm
liên kết đầu tư.
1.2. Nội dung kiểm toán
1.3. Các rủi ro thường gặp
- Bảo hiểm trọn
đời
- Bảo hiểm
sinh kỳ
- Bảo hiểm hỗn
hợp
- Bảo hiểm
liên kết đầu tư
1.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu cần thu thập:
+ Đối với bảo hiểm trọn đời,
+ Đối với bảo hiểm sinh kỳ
+ Đối với bảo hiểm hỗn hợp
+ Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư
- Các phương pháp áp dụng
- Các bước thực hiện
2. Kỹ năng kiểm toán tổng hợp
nghiệp vụ BHPNT
2.1. Tóm tắt nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường
bộ, đường biển, đường sắt,…;
- Bảo hiểm trách nhiệm;
- Bảo hiểm tai nạn con người;
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài
chính,…
2.2. Nội dung kiểm toán
2.3. Các rủi ro thường gặp
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường
bộ, đường biển, đường sắt,…
- Bảo hiểm trách nhiệm;
- Bảo hiểm tai nạn con người;
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài
chính,…
2.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu cần thu thập:
+ Đối với bảo hiểm hàng hoá vận
chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt,…
+ Đối với bảo hiểm trách nhiệm;
+ Đối với bảo hiểm tai nạn con người;
+ Đối với bảo hiểm xe cơ giới;
+ Đối với bảo hiểm tín dụng và rủi
ro tài chính,…
- Phương pháp áp dụng
- Các bước thực hiện
3 Kỹ năng kiểm toán tổng hợp một
số nghiệp vụ khác
3.1. Tóm tắt các nghiệp vụ
khác
- Hoạt động đầu tư đối với công ty bảo hiểm
- Hoạt động
thu-chi khác
3.2. Nội dung kiểm toán
- Hoạt động đầu tư
- Hoạt động thu-chi khác
3.3. Các rủi ro thường gặp
- Hoạt động đầu tư
- Hoạt động thu-chi khác
3.4. Các bước thực hiện kiểm
toán tổng hợp
- Các tài liệu
cần thu thập
+ Với hoạt động
đầu tư
+ Với hoạt động
thu khác
+ Với hoạt động
chi khác
- Phương pháp
áp dụng
- Các bước thực
hiện kiểm toán
+ Hoạt động đầu
tư
+ Hoạt động
thu-chi khác
III. CÂU HỎI
VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.6
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng phân
tích trong kiểm toán các tổ chức TCNH
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính – ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm.
- Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao (tổ viên, tổ trưởng, phó trưởng đoàn,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng phân tích trong thực hiện kiểm toán các tổ chức
tài chính ngân hàng.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Tổng quan về
báo cáo tài chính của các tổ chức tài chính ngân hàng.
- Kỹ năng phân
tích trong kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng: phương pháp phân tích, nội
dung phân tích.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010.
- Luật KTNN
năm 2015.
- Hệ thống chuẩn
mực kiểm toán Nhà nước.
- Giáo trình phân
tích tài chính doanh nghiệp - Học viện tài chính.
- Quy trình kiểm
toán các tổ chức tài chính, ngân hàng ban hành theo Quyết định số 06
/2012/QĐ-KTNN ngày 11/4/2012.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 2.6
KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN CÁC TỔ
CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
I. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
1.1 Bảng cân đối kế toán
1.1.1. Ngân hàng Nhà nước
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.1.2. Ngân hàng thương mại
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.1.3. Ngân hàng chính sách xã
hội và Ngân hàng phát triển
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.1.4. Các công ty bảo hiểm
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh
1.2.1. Ngân hàng Nhà nước
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.2.2. Ngân hàng thương mại
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.2.3. Ngân hàng chính sách xã
hội và Ngân hàng phát triển
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.2.4. Các công ty bảo hiểm
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.3.1. Ngân hàng thương mại
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.3.2. Các công ty bảo hiểm
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
1.4 Thuyết minh báo cáo tài
chính
- Mẫu báo cáo
- Các nội dung cần lưu ý
II. KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TRONG KIỂM
TOÁN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
2.1 Các phương pháp phân tích
2.1.1. Phương pháp so
sánh
+ So sánh số tuyệt đối
+ So sánh số tương đối
+ So sánh số bình quân
2.1.2. Phương pháp phân tổ
2.1.3. Phương pháp phân tích tỷ
lệ
2.1.4. Phương pháp thay thế liên
hoàn
2.1.5. Phương pháp chỉ số
2.1.6. Phương pháp cân đối
2.1.7. Phương pháp hồi quy
2.2 Kỹ năng phân tích với hoạt
động tổ chức tài chính ngân hàng
2.2.1. Phân tích báo cáo tài
chính
2.2.1.1. Phân tích Bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh
- Đánh giá khái quát tình hình tài
sản - nguồn vốn
- Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu
nguồn vốn
- Phân tích tình hình nguồn vốn
+ Hệ số an toàn vốn;
+ Tỷ trọng nguồn vốn huy động.
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn
+ Phân tích tình hình dự trữ: Phân
tích dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán;
+ Phân tích tình hình cho vay:
Phân tích biến động dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng;
+ Phân tích đánh giá về khả năng
bù đắp rủi ro của ngân hàng.
- Phân tích tình hình thu nhập,
chi phí và khả năng sinh lời của ngân hàng.
- Phân tích khả năng sinh lời.
2.2.1.2. Phân tích lưu chuyển
tiền tệ
+ Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động
kinh doanh so tổng dòng tiền vào;
+ Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động
đầu tư so với tổng dòng tiền vào;
+ Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động
tài chính so với tổng dòng tiền vào;
+ Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài
hạn so với tổng dòng tiền vào;
+ Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức
so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh.
2.2.2. Phân tích tình hình hoạt
động của đơn vị
- Xây dựng chỉ tiêu để phân tích
- Nội dung phân tích, đánh giá
2.2.3. Phân
tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của chính phủ, đánh giá
tính kinh tế hiệu lực hiệu quả việc sử dụng vốn nhà nước của đơn vị được kiểm
toán
Qua kết quả kiểm
toán và phân tích đánh giá trên các khía cạnh:
- Phân tích,
đánh giá việc thực hiện luật phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí,
các văn bản điều hành đột xuất của Chính Phủ.
- Phân tích,
đánh giá việc hướng dẫn chỉ đạo chỉ đạo thực hiện của Ngân hàng mẹ/Công ty mẹ.
- Phân tích,
đánh giá việc tổng hợp báo cáo của các chi nhánh hoặc công ty con.
- Phân tích,
đánh giá hiệu quả việc sử dụng ngân sách tiền và tài sản Nhà nước.
Từ các phân
tích, đánh giá trên đưa ra các kết luận, kiến nghị phù hợp.
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 3.1
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng khảo
sát và lập kế hoạch kiểm toán các tổ chức TCNH
2. Thời lượng: 16 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính – ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm.
- Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao (tổ viên, tổ trưởng, trưởng đoàn, phó trưởng
đoàn,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán đối với các tổ
chức tài chính ngân hàng.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Tổng quan về
báo cáo tài chính của các tổ chức tài chính ngân hàng.
- Kỹ năng phân
tích trong kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng: phương pháp phân tích, nội
dung phân tích.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010;
- Luật KTNN
năm 2015;
- Hệ thống chuẩn
mực kiểm toán Nhà nước;
- Quyết định số
285/QĐ-KTNN ngày 17/3/2015 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành kế hoạch
kiểm toán mẫu ngân hàng thương mại;
- Quyết định số
01/QĐ-KTNN ngày 28/3/2015 về việc ban hành hồ sơ mẫu biểu của Kiểm toán nhà nước.
- Quy trình kiểm
toán các tổ chức tài chính, ngân hàng ban hành theo Quyết định số 06
/2012/QĐ-KTNN ngày 11/4/2012.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 3.1
KỸ NĂNG KHẢO SÁT VÀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
I. KHẢO SÁT, THU THẬP THÔNG TIN
VỀ ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
1.1 Thông tin về đơn vị được kiểm
toán
1.1.1. Những thông tin cơ bản cần
thu thập
- Thông tin về cơ cấu tổ chức và hoạt
động của đơn vị
+ Quá trình hình thành và những
thay đổi về tổ chức, mô hình, tính chất hoạt động của đơn vị
+ Mục tiêu hoạt động chủ yếu, chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
+ Đặc thù và phương thức hoạt động
+ Những thay đổi hiện tại hoặc sắp
tới về công nghệ, loại hình, quy trình hoạt động
+ Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu
ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và tình hình tài chính của đơn vị
- Thông tin về hệ thống kiểm soát
nội bộ
+ Các nhân tố kiểm soát chung
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông
tin, công nghệ ứng dụng trong việc xử lý, quản lý các dịch vụ, hoạt động
+ Tổ chức và hoạt động của kiểm
toán nội bộ (nếu có)
1.1.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán
trước đó
- Đề nghị tổ chức cung cấp bằng
văn bản (hoặc files mềm) các tài liệu cần thu thập và sử dụng
- Trực tiếp tiếp xúc, phỏng vấn,
trao đổi với các nhà quản lý, các cán bộ có trách nhiệm của đơn vị
- Trực tiếp quan sát quá trình hoạt
động kinh doanh tại Hội sở chính (hoặc Trụ trở chính) và một số đơn vị, chi
nhánh trực thuộc
- Thông qua các cơ quan quản lý
Nhà nước chuyên ngành, Hiệp hội…
- Thông qua các kênh thông tin
khác như mạng internet, báo chí,...
1.2 Phân tích, đánh giá, xử lý thông
tin và xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán
1.2.1 Đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ (KSNB) của đơn vị được kiểm toán
- Sau khi phân loại thông tin thu
thập được, tiến hành nhận xét, đánh giá sơ bộ và rút ra các ý kiến về mức độ
tin cậy của hệ thống KSNB.
1.2.2 Trọng yếu kiểm toán
- Xác định sơ bộ về những vấn đề
trọng yếu của cuộc kiểm toán.
- Đánh giá sơ bộ về mức độ trọng yếu,
các khoản mục trong BCTC có thể phải điều chỉnh.
(Áp dụng trên cơ sở các chuẩn mực
KTNN: CMKTNN mức trọng yếu trong kiểm toán tài chính và kế hoạch kiểm toán mẫu
ngân hàng thương mại)
1.2.3 Rủi ro kiểm toán.
- Xác định các loại rủi ro liên
quan đến hoạt động và BCTC của tổ chức: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi
ro phát hiện.
- Đánh giá mức độ rủi ro: cao,
trung bình, thấp.
(Áp dụng trên cơ sở các chuẩn mực
KTNN: CMKTNN về xác định đánh giá rủi ro trong kiểm toán tài chính và kế hoạch
kiểm toán mẫu ngân hàng thương mại)
II. KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM
TOÁN
(Áp dụng
trên cơ sở và kế hoạch kiểm toán mẫu ngân hàng thương mại và các chuẩn mực
KTNN trong kiểm toán tài chính như: CM số 200 – Các nguyên tắc cơ bản của kiểm
toán tài chính, CM về bằng chứng kiểm toán, CM số 1510 - kiểm toán số dư
đầu kỳ, CM số 1570 - kiểm toán hoạt động liên tục của đơn vị trong kiểm toán
tài chính, CM số 1540- các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính, CM số
1805- các lưu ý khi kiểm toán BCTC riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu t, tài khoản
hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính, CM số 1610 – sử dụng công việc của
KTV nội bộ trong kiểm toán tài chính, CM số 1530 – Lấy mẫu trong kiểm toán tài
chính, CM số 1250 – đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm
toán tài chính, CM số 1520 – Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính,…Trong
quá trình giảng, Giảng viên chủ động lồng các nội dung của chuẩn mực mới cập nhật,
liên quan đến từng nội dung giảng)
2.1. Kỹ năng xác định mục tiêu
kiểm toán
2.1.1. Mục tiêu kiểm toán chung
với các tổ chức tài chính ngân hàng
- Đánh giá xác
nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo Quyết toán/báo cáo tài chính của đơn
vị được kiểm toán.
- Đánh giá và
xác nhận việc tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước trong các hoạt động có
liên quan.
- Đánh giá
tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và
tài sản nhà nước.
2.1.2. Mục tiêu kiểm toán riêng
với từng loại hình đơn vị được kiểm toán
- Mục tiêu kiểm toán NHNN
- Mục tiêu kiểm toán NHTM
- Mục tiêu kiểm toán NHCSXH và VDB
- Mục tiêu kiểm toán Các công ty bảo
hiểm
2.2. Kỹ năng xác định nội dung
kiểm toán
Nội dung kiểm
toán được quy định tại các điều 37, 38, 39 của Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi).
2.3. Phạm vi và giới hạn kiểm
toán
- Xác định thời
kỳ kiểm toán.
- Xác định các
đơn vị được kiểm toán và những giới hạn trong thực hiện kiểm toán tại đơn vị được
kiểm toán.
2.4. Phương pháp kiểm toán
- Nêu tóm tắt các phương pháp kiểm
toán áp dụng với từng nhóm chỉ tiêu.
2.5. Các vấn đề khác
- Kế hoạch nguồn nhân lực, thời
gian, địa điểm kiểm toán;
- Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho
Kiểm toán viên và thu thập các tài liệu luật pháp, quy định có liên quan;
- Kinh phí kiểm toán và các điều
kiện vật chất khác.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 3.2
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng xác định
rủi ro và trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán các tổ chức TCNH
2. Thời lượng: 12 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính - ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm.
- Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài chính
- ngân hàng nâng cao (tổ viên, tổ trưởng, trưởng đoàn, phó trưởng đoàn,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Trang bị cho học
viên những kiến thức, kỹ năng xác định rủi ro và trọng yếu kiểm toán trong kiểm
toán các tổ chức TCNH.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Kiến thức
chung về rủi ro kiểm toán, trọng yếu kiểm toán và mối quan hệ giữa rủi ro và trọng
yếu kiểm toán.
- Kỹ năng xác
định rủi ro và trọng yếu trong kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010;
- Luật KTNN
năm 2015;
- Hệ thống chuẩn
mực kiểm toán Nhà nước;
- Giáo trình
kiểm toán báo cáo tài chính - Học viện tài chính.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 3.2
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ TRỌNG YẾU KIỂM
TOÁN TRONG KIỂM TOÁN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
I. RỦI RO VÀ TRỌNG YẾU KIỂM
TOÁN
1.1 Rủi ro kiểm toán
1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi
ro kiểm toán
- Khái niệm rủi ro
- Khái niệm rủi ro kiểm toán
1.1.2 Các thành phần của rủi ro
kiểm toán
- Các thành phần của rủi ro kiểm
toán
- Mô hình rủi ro kiểm toán
1.1.3 Tầm quan trọng của việc
đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
- Vai trò của việc đánh giá rủi ro
kiểm toán
1.1.4 Kỹ năng xác định rủi ro
kiểm toán
- Đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng
- Đánh giá rủi ro kiểm soát
- Đánh giá rủi ro phát hiện
- Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm
toán
(Ghi chú: Giảng viên chủ động
gắn với nội dung chuẩn mực KTNN về xác định rủi ro trong kiểm toán tài chính).
1.2 Trọng yếu kiểm toán
1.2.1 Khái niệm trọng yếu kiểm
toán
- Khái niệm trọng yếu kiểm toán
1.2.2 Tầm quan trọng của việc
thiết lập mức trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính
- Vai trò của việc thiết lập mức
trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.3 Cơ sở xác lập mức trọng yếu
- Cơ sở lập mức trọng yếu trong kiểm
toán báo cáo tài chính
1.2.4 Quy trình và phương pháp
xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC
- Ước tính ban đầu về mức trọng yếu
đối với toàn bộ BCTC.
- Xác định mức trọng yếu ban đầu
cho các khoản mục trên BCTC.
(Ghi chú: Giảng viên chủ động
gắn với nội dung chuẩn mực KTNN về xác định mức trọng yếu trong kiểm toán tài
chính).
1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm
toán và trọng yếu kiểm toán
- Sơ đồ rủi ro
- Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm
toán và trọng yếu kiểm toán
II. KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ
TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
2.1. Kỹ năng xác định rủi ro
- Kỹ năng xác định rủi ro.
- Thực trạng việc xác định rủi ro
trong kiểm toán các tổ chức TCNH hiện nay.
2.2. Kỹ năng xác định trọng yếu
kiểm toán
- Xác định mức trọng yếu.
- Thực trạng việc xác định trọng yếu
kiểm toán trong kiểm toán các tổ chức TCNH hiện nay.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 3.3
1. Tên chuyên đề: Kỹ năng đánh giá
tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của tổ chức TCNH
2. Thời lượng: 16 tiết
3. Đối tượng:
- Công chức được
phân công kiểm toán lĩnh vực tài chính - ngân hàng có từ 4-8 năm kinh nghiệm.
- Các đối tượng
khác cần bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán các lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nâng cao (tổ viên, tổ trưởng, trưởng đoàn, phó trưởng
đoàn,…).
4. Mục tiêu
chuyên đề
Giúp các học
viên có cái nhìn tổng quan về đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong
kiểm toán TCNH và kỹ năng lựa chọn chỉ tiêu đánh giá; xây dựng hệ thống chỉ
tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán TCNH.
5. Mô tả
tóm tắt nội dung chuyên đề
- Thực trạng của
công tác đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong kiểm toán TCNH hiện
nay; Kỹ năng lựa chọn chỉ tiêu đánh giá và xây dựng chỉ tiêu đánh giá.
6. Tài liệu
tham khảo
- Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010;
- Luật KTNN
năm 2015;
- Hệ thống chuẩn
mực kiểm toán Nhà nước;
- Quy trình kiểm
toán các tổ chức tài chính, ngân hàng ban hành theo Quyết định số 06
/2012/QĐ-KTNN ngày 11/4/2012;
- Thông tư số
36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số
195/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đánh giá,
xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ - K-NH 3.3
KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ TÍNH KINH TẾ, HIỆU LỰC VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TCNH
I. THỰC TẾ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÍNH
KINH TẾ, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ TRONG KIỂM TOÁN TỔ CHỨC TCNH
1.1. Sự cần thiết phải đánh giá
tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân
hàng tại KTNN
- Vai trò của việc đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong báo cáo kiểm toán.
- Vai trò của việc đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong báo cáo kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân
hàng tại KTNN.
1.2. Thực tế đánh giá tính kinh
tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng tại
KTNN
1.1.1. Những khó khăn trong quá
trình đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả tại các tổ chức TCNH
- Tác nhân bên ngoài
+ Môi trường pháp lý
+ Trình độ phát triển
- Tác nhân bên trong
+ Trình độ của các KTV
+ Văn bản hướng dẫn của KTNN
1.1.2. Thực tế đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng hiện
nay
- Thực tế đánh giá tính kinh tế,
hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các ngân hàng thương mại
- Thực tế đánh giá tính kinh tế,
hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng
phát triển Việt Nam
- Thực tế đánh giá tính kinh tế,
hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các công ty bảo hiểm
II. ĐÁNH
GIÁ TÍNH KINH TẾ, HIỆU QUẢ, HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN TCNH
2.1. Chỉ tiêu đánh giá tính
kinh tế, hiệu quả, hiệu lực đối với các ngân hàng thương mại
2.1.1. Chỉ tiêu đánh giá tính
kinh tế, hiệu quả tài chính chung
Đánh giá theo các chỉ tiêu quy định
tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm
bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
Một số chỉ tiêu cụ thể:
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động chung
+ Chỉ tiêu số 1: Tốc độ tăng huy động
vốn
+ Chỉ tiêu số 2: Tốc độ tăng đầu
tư vốn
+ Chỉ tiêu số 3: Tỷ lệ khả năng
sinh lời
+ Chỉ tiêu số 4: Chấp hành, thực
hiện chính sách, chế độ
- Nhóm chỉ tiêu an toàn sử dụng vốn
+ Chỉ tiêu số 5: Tỷ lệ nợ quá hạn
- Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận
+ Chỉ tiêu số 6: Lợi nhuận thực hiện
và tỷ suất lợi nhuận trên vốn
2.1.2. Tiêu chí đánh giá các tỷ
lệ an toàn riêng trong hoạt động ngân hàng
- Đánh giá theo các chỉ tiêu quy định
tại các văn bản quy định của NHNN
+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
+ Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết
khấu GTCG
+ Tỷ lệ về khả năng chi trả
+ Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
+ Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn
vốn huy động
2.2. Tiêu chí đánh giá tính
kinh tế, hiệu quả, hiệu lực đối với doanh nghiệp bảo hiểm
2.2.1. Tiêu chí đánh giá hiệu
quả về tài chính
- Đánh giá hiệu quả tài chính
doanh nghiệp nói chung
- Đánh giá hiệu quả tài chính
doanh nghiệp kinh doanh Bảo hiểm
2.2.2. Đánh giá về an toàn
hoạt động của doanh nghiệp Bảo hiểm
- Biên khả năng thanh toán tối thiểu
- Biên khả năng thanh toán
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP