Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 01/2018/QĐ-UBND sử dụng vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng để cho vay Quảng Trị

Số hiệu: 01/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Mai Thức
Ngày ban hành: 12/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2018/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 12 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ỦY THÁC QUA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỂ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bn quy phạm pháp pháp luật Ngày 22/6/2015;

Căn cLuật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Căn cứ Thông số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính về hướng dn thực hiện quy chế xlý nợ bị rủi ro của Ngân hàng chính sách xã hội ban hành theo Quyết định s 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/72010 của Thủ tướng chính ph;

Căn cứ Thông tư s 62/2016/TT-BTC ngày 15/4/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế qun lý tài chính đối vi Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 và Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thtướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/201 7 của Bộ Tài chính quy định v qun lý và sử dụng ngun vn ngân sách địa phương y thác qua Ngân hàng Cnh sách xã hội đ cho vay đi với người nghèo và các đi tượng chính sách khác;

Theo đề nghị của Giám đc STài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối lượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. S Tài chính chtrì, phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế kèm theo Quyết định này.

2. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đến trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh; Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội do UBND cấp huyện ban hành và theo hợp đồng, thỏa thuận ủy thác đã ký kết.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 22/01/2018 và thay thế: Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tài chính;
- Ngân hàng CSXH VN;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PVP;
- Lưu: VT, TM, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Mai Thức

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ỦY THÁC QUA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỂ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2018/QĐ-UBND, ngày 12/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện) ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thành phố, thị xã (Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2. Đối tượng áp dụng:

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thcấp tnh; các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm hoặc có liên quan trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thtướng Chính phủ.

- Các đối tượng chính sách khác của địa phương được vay vốn tín dụng ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác do địa phương quy định.

Điều 2. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

1. Nguồn vốn ngân sách địa phương bổ sung hàng năm (tùy theo tình hình thực tế của địa phương và khả năng cân đối của ngân sách cấp tnh và nn sách cp huyện) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đi với người nghèo và các đi tượng chính sách khác do HĐND tỉnh (đi với ngân sách cấp tỉnh), HĐND cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) quyết định.

2. Nguồn vốn ngân sách địa phương đã ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đcho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

3. Nguồn tiền lãi thu được từ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được trích hàng tháng, quý, năm đ bsung vào nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Quy chế này.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn vay

- Ngun vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh được gii ngân, qun lý, sử dụng theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.

- Nghiêm cm mọi hành vi lợi dụng, tham ô và sdụng vốn từ ngân sách địa phương ủy thác không đúng mục đích. Nguồn vốn cho vay phi thu hồi được gốc, lãi, bo đm an toàn và phát triển ngun vốn ngân sách địa phương ủy thác. Riêng các trường hợp vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan thì được xử lý theo quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật hiện hành.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Cơ quan chuyên môn được UBND các cấp ủy quyền ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội.

1. Đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh: Sở Tài chính ký hợp đồng ủy thác với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tnh:

2. Đi với nguồn vốn ngân sách cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch cp huyện ký hợp đồng ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện.

3. Giao Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội cùng cấp thương thảo và thực hiện ký hợp đồng ủy thác với nội dung, điều khoản theo Quy chế này và các văn bn pháp luật có liên quan.

Điều 5. Quy trình chuyển vốn ngân sách.

1. Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh (đối với ngân sách cấp tỉnh), Quyết định của UBND cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) phê duyệt nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh; Hợp đồng ủy thác nguồn vốn ngân sách địa phương quy định tại Điều 4 Quy chế này và đnghị chuyn vốn ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội;

Cơ quan Tài chính lập thủ tục cấp kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền, hạch toán chi ngân sách địa phương theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành, chuyn nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH một lần hoặc theo từng quý căn cứ tình hình thu, chi ngân sách địa phương hàng năm.

2. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tnh tiếp nhận vốn ngân sách tỉnh ủy thác, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện tiếp nhận vốn ngân sách cấp huyện y thác đcho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Điều 6. Cơ chế cho vay

1. Đối tượng cho vay:

a) Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

b) Đối tượng chính sách khác của địa phương do HĐND tỉnh quyết định (nếu có).

2. Mục đích sử dụng vốn vay:

Mục đích sử dụng vốn vay theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và tình hình đối tượng, nhu cầu sdụng vốn vay thực tế của địa phương để quy định.

3. Mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quy tnh, thủ tục, cho vay, bảo đảm tin vay (nếu có) thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và địa phương quy định (nếu có) trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành và phù hợp với thực tế tại địa phương.

4. Trên cơ sở thực tế tình hình đối tượng, nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định đối tượng, mục đích sử dụng vốn vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay đối với đối tượng chính sách khác của địa phương do HĐND tỉnh quyết định (đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan và địa phương tham mưu trình UBND tỉnh quy định cụ thể quy trình, thủ tục cho vay, bảo đm tiền vay (nếu có) đối với đối tượng chính sách khác của địa phương do HĐND tỉnh quyết định.

5. Gia hạn nợ, chuyn nợ quá hạn:

a) Thẩm quyền gia hạn nợ do Ngân hàng chính sách xã hội các cấp xem xét, quyết định theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong từng thời kỳ.

b) Thủ tục, hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, chuyn nquá hạn, thời gian gia hạn nợ thực hiện theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong từng thời kỳ.

Điều 7. Quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay

1. Ngân hàng chính sách xã hội quản lý và hạch toán số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách địa phương vào thu nhập của Ngân hàng chính sách xã hội; thực hiện quản lý sử dụng và trích lập theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chung theo quy định tại Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thtướng Chính phủ về việc sa đi, bổ sung một sđiều của Quy chế qun lý tài chính đối với Ngân hàng chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính ph; các văn bn hướng dn của Bộ Tài Chính và quy định của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.

Trường hợp tại thời điểm trích lập dphòng ri ro tín dng, tlệ nợ quá hạn và nợ khoanh thấp hơn 0,75% thì Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tối đa bng 0,75% tính trên sdư nợ cho vay (không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh).

b) Trích phí quản lý nguồn vốn ủy thác cho chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh, cho Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện theo dư nợ cho vay bình quân. Mức trích trả phí quản lý tối đa không quá 110% mức phí quản lý Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng chính sách xã hội trong từng thời kỳ (Mức phí quản lý Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2016 - 2018 theo Công văn số 7964/VPCP-KTTH ngày 22/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ là 0,33%/tháng trên cơ sở tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2016 - 2018 không vượt quá 10% một năm).

Trường hợp lãi thu được sau khi trích qudự phòng rủi ro tín dụng chung không đtrích phí quản lý cho Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định (bằng mức phí quản lý Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng chính sách xã hội trong từng thời kỳ), ngân sách địa phương cấp bù phn còn thiếu cho Ngân hàng chính sách xã hội nơi nhận ủy thác.

c) Trích tối đa không quá 15% số tiền lãi thu được để chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động cho vay bng nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội nhận ủy thác từ ngân sách địa phương, trong đó:

- Trích tối đa không quá 10% số tiền lãi thu được để chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưng của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội các cấp.

- Trích tối đa không quá 5% số tiền lãi thu được để chi cho công tác quản lý, tng hợp, kiểm tra, giám sát của các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội nhận ủy thác từ ngân sách địa phương. Đối với số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh:

+ Trích tối đa không quá 2,5% số tiền lãi thu được để chi cho công tác quản lý, tng hợp, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Trích tối đa không quá 2,5% số tiền lãi thu được để chi cho công tác quản lý, tng hp, kiểm tra, giám sát của Sở Tài chính.

UBND cấp huyện quy định mức trích tối đa cho các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đối với số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện.

d) Phần còn lại (nếu có) được bổ sung vào nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua Ngân hàng chính sách xã hội.

2. Nội dung và mức chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Quy chế, cụ thể như sau:

a) Đối với chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội các cấp, giao Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh (Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện) thực hiện theo quy định hiện hành về quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng chính sách xã hội.

b) Đối với chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát của Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Đối với các khoản chi đặc thù chưa được quy định, STài chính căn cứ quy định chế độ chi tiêu tài chính hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập và một số nội dung, mức chi đặc thù phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

3. Lập dự toán, quyết toán kinh phí chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội các cấp, các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Thm quyền quyết định sử dụng kinh phí:

- UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch chi hàng năm từ số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác.

- UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch chi hằng năm tsố tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác.

b) Hàng năm Ngân hàng chính sách xã hội lập dự toán chi tiết việc sử dụng kinh phí (lãi thu được từ hoạt động cho vay) được đlại cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát và khen thưởng gi Sở Tài chính (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác), Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác) thẩm định trình UBND cùng cấp phê duyệt làm cơ sở thực hiện trong năm.

c) Kết thúc năm, Ngân hàng chính sách xã hội các cấp báo cáo, tổng hợp quyết toán số kinh phí đã sử dụng trong năm đối với kinh phí Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội các cấp, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp trước ngày 28/02 năm sau.

Đối với kinh phí trích cho các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị: Các đơn vị tổng hợp quyết toán chung trong báo cáo quyết toán năm của đơn vị gi cơ quan Tài chính cùng cấp xét duyệt, thẩm định quyết toán theo quy định chế độ kế toán, tài chính hiện hành.

d) Hết năm ngân sách, kinh phí được phân btừ lãi thu được từ hoạt động cho vay cho các cơ quan, đơn vị còn dư được chuyển sang năm sau đtiếp tục theo dõi, qun lý và sử dụng.

e) Trường hợp các đơn vị không sử dụng hết số kinh phí được trích và không có nhu cầu tiếp tục sử dụng: Căn cứ báo cáo quyết toán, cơ quan Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan trình UBND cùng cấp điều chuyn phn kinh phí còn dư và không có nhu cầu tiếp tục sử dụng bổ sung nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

Điền 8. Xử lý nợ bị rủi ro

1. Phạm vi, nguyên tắc xử lý nợ rủi ro:

- Đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan: Đối tượng được xem xét xử lý rủi ro, nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng, biện pháp xử lý, hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro được áp dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng chính sách xã hội.

- Những trường hợp phải xử lý rủi ro khác: Ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Tài chính cùng cấp và các đơn vị có liên quan xem xét, thẩm định thng nht bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể, báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định đảm bảo theo quy định.

2. Thẩm quyền xử lý nợ rủi ro đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác cho vay.

a) Chủ tịch UBND tỉnh:

Quyết định xóa nợ (gốc, lãi) cho khách hàng đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng ngân sách tỉnh tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.

b) Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng chính sách xã hội tnh:

Quyết định việc khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi) cho khách hàng đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ không vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng ngân sách tỉnh tại Ngân hàng chính sách xã hội tính trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.

c) Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh:

Quyết định đối với việc gia hạn nợ; tổng hợp, kiểm tra hồ sơ đề nghị xử lý khoanh nợ, xóa nợ trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

4. Thm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác cho vay do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

5. Nguồn vốn xử lý nợ bị rủi ro:

a) Nguồn vốn để xóa nợ (gốc, lãi) cho khách hàng do nguyên nhân khách quan được lấy từ Qudự phòng rủi ro tín dụng đã được Ngân hàng chính sách xã hội trích lập đối với cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác từ nguồn vốn ngân sách địa phương;

Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, tùy theo tình hình thực tế khoản vay bị rủi ro thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan Tài chính cấp tỉnh, cấp huyện chtrì, phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh, huyện báo cáo UBND tỉnh (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh), UBND cấp huyện (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện) bsung ngân sách địa phương đã xử lý, hoặc gim trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương chuyn qua Ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện;

Trường hợp sdư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng sau khi được sử dụng để xử lý xóa nợ bị rủi ro lớn hơn sdự phòng rủi ro tín dụng phải trích theo quy định của Chính phủ, được bổ sung vào nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác để cho vay theo quy định. Sở Tài chính chủ trì, Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp báo cáo UBND cùng cấp xem xét, quyết định bsung phân chênh lệch thừa vào nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội.

b) Nguồn vốn đgia hạn nợ, khoanh nợ cho khách hàng được nh trong tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.

- Trong thời gian gia hạn nợ, Ngân hàng chính sách xã hội tính lãi, thu lãi đối với khách hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký kết và theo chế độ quy định.

- Trong thời gian khoanh nợ, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh không tính lãi, không thu lãi đối với khách hàng.

Điều 9. Chế độ báo cáo.

1. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tại các kỳ họp cho Ban đại diện Hội đồng qun trị Ngân hàng chính sách xã hội các cấp theo đúng quy định.

2. Đối với nguồn vốn do ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: Định k6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh báo cáo tổng nguồn vốn, kết quả cho vay từ nguồn vốn ủy thác, việc trích lập và sử dụng nguồn lãi thu được và các nội dung khác có liên quan gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính được giao ký hợp đồng ủy thác và các cơ quan có liên quan.

3. Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp huyện ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện: Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện báo cáo tổng nguồn vốn, kết qucho vay từ nguồn vốn ủy thác gi UBND cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện được giao ký hợp đồng ủy thác và các cơ quan có liên quan.

Điều 10. Hạch toán, theo dõi cho vay, chế độ báo cáo quyết toán.

Việc ghi chép, hạch toán kế toán đối với nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác và dư nợ cho vay được theo dõi, hạch toán vào tài khon kế toán riêng theo các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

1. Sở Tài chính:

Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh chtrì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh:

a) Btrí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội, thực hiện chuyn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn và thực hiện kiểm tra kết ququản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác tại Ngân hàng chính sách xã hội.

b) Căn cứ Quy chế cho vay này và vốn ủy thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội.

c) Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro; Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ vượt quá số dư Quỹ dphòng rủi ro tín dụng ngân sách tỉnh được tạo lập từ nguồn vốn ủy thác ngân sách cấp tỉnh.

d) Kiểm tra việc phân phối, trích lập, sử dụng lãi cho vay thu được theo Điều 7 Quy chế này.

e) Chủ t, phi hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiểm tra tình hình và kết quả tạo lập, quản lý và sử dụng vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội khi cần thiết.

2. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đối tượng vay vốn, được phân bkinh phí từ s tin lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách địa phương (Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp và các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân):

a) Khảo sát, xác định đối tượng vay, nhu cầu vay vốn, xây dựng kế hoạch cho vay hàng năm.

b) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả cho vay và phối hợp x lý, thu hi nợ đối với các đối tượng quy định tại Quy chế này.

c) Trên cơ sở tin lãi cho vay được phân btại Điều 7 Quy chế này, cuối năm các đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động hàng năm của đơn vị, địa phương theo quy định.

3. Trách nhiệm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện:

a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng chính sách xã hội theo đúng quy định của pháp luật và các quy định tại Quy chế này.

b) Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị xây dựng kế hoạch nguồn vốn hàng năm cho các đối tượng vay gửi STài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch trình cấp có thm quyền phê duyệt theo quy định.

c) Hướng dẫn nghiệp vụ vay; thẩm định h sơ vay vốn và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra vốn vay, xử lý nợ theo quy định.

đ) Lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

e) Hạch toán kế toán đối với nguồn vốn và dư nợ từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định.

g) Hàng tháng, thực hiện phân phối tiền lãi theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.

h) Định kỳ hàng năm báo cáo kết qutạo lập, quản , sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyn qua Ngân hàng chính sách xã hội của năm trước gửi UBND cùng cấp trước ngày 31/01 của năm sau.

k) Hàng năm, tham mưu UBND các cấp tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện cho vay các chương trình tín dụng từ nguồn vốn ủy thác ca cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác:

a) Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thành lập Ttiết kiệm và vay vốn để thực hiện ủy thác cho vay.

b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản hoạt động tín dụng theo văn bn liên tịch và hợp đồng ủy thác đã ký với Ngân hàng chính sách xã hội.

5. UBND huyện, thị xã, thành phố:

a) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quy chế này.

b) Bãi bQuy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội do UBND cấp huyện đã ban hành không còn phù hợp với những quy định tại Quy chế này.

c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này.

6. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố:

Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấp:

a) Btrí nguồn vốn từ ngân sách huyện ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội, thực hiện chuyển vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn và thực hiện kim tra kết quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác tại Ngân hàng chính sách xã hội.

b) Căn cứ quy chế cho vay này và vốn ủy thác đã được cấp có thm quyền phê duyệt, ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội.

c) Phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện thẩm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro; Báo cáo cấp có thm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ vượt quá số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng ngân sách huyện được tạo lập từ nguồn vốn ủy thác ngân sách cấp huyện.

đ) Kiểm tra việc phân phi, trích lập, sdụng lãi cho vay thu được theo Điều 7 Quy chế này.

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và Ngân hàng chính sách xã hội cp huyện kiểm tra tình hình và kết quả tạo lập, quảnvà sử dụng vốn ngân sách huyện ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội khi cn thiết.

7. UBND xã, phường, thị trấn

a) Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội.

b) Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hi nợ đến hạn, nợ quá hạn; kiểm tra, phúc tra hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.

c) Có ý kiến về đề nghị xử lý rủi ro của người vay.

8. Trách nhiệm của người vay

a) Kê khai hđầy đ, trung thực, chính xác

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích;

c) Hoàn trgốc, lãi đúng quy định.

Điều 12. Thu hồi vốn ngân sách địa phương đã ủy thác.

Khi xét thấy cn thiết phi thu hi nguồn vốn ngân sách địa phương đã ủy thác, UBND tỉnh đối với nguồn vốn nn sách cấp tỉnh, UBND cấp huyện đối với vốn ngân sách cấp huyện có quyết định thu hồi, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Phòng Giao dịch Nn hàng chính sách xã hội huyện thực hiện thu hồi vốn vay đến hạn (không tiếp tục cho vay từ nguồn vốn ủy thác) để chuyển trả cho ngân sách địa phương nơi ủy thác cho đến khi thu hồi hết vốn ngân sách địa phương ủy thác.

Điều 13. Khen thưởng, xử lý vi phạm.

Tchức và cá nhân có thành tích thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn được xét khen thưởng; các trường hợp có hành vi vi phạm, cố ý làm trái quy định tại Quy chế này, tùy theo tính cht và mức độ vi phạm sẽ xử lý kỷ luật hoặc chuyển cơ quan pháp luật xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 14. Sửa đổi, bổ sung các quy định tại Quy chế.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cần phn ánh kịp thời về Sở Tài chính để phối hợp nghiên cứu, đxuất UBND tỉnh xem xét, sa đi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhm đảm bảo sử dụng vốn ủy thác đúng mục đích, có hiệu quả và theo đúng các quy định của pháp luật./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 01/2018/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối lượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.839

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.32.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!