Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Pháp lệnh ngoại hối 2005 28/2005/PL-UBTVQH11

Số hiệu: 28/2005/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 13/12/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/2005/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2005

PHÁP LỆNH

NGOẠI HỐI

Căn cứ vào Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của quốc hội khoá x, kỳ họp thứ 10;
căn cứ vào Nghị quyết số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của quốc hội khoá xi, kỳ họp thứ 7 về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005;
pháp lệnh này quy định về hoạt động ngoại hối.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.

2. Các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động ngoại hối.

Điều 3. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ngoại hối bao gồm:

a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:

a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);

b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);

c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;

đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;

g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;

h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

3.Người không cư trú là các đối tượng không quy định tại khoản 2 Điều này.

4.Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các lĩnh vực sau đây:

a)Đầu tư trực tiếp;

b)Đầu tư vào các giấy tờ có giá;

c)Vay và trả nợ nước ngoài;

d)Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn.

6.Thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai bao gồm:

a) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ;

b) Các khoản vay tín dụng thương mại và ngân hàng ngắn hạn;

c) Các khoản thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp;

d) Các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp;

đ) Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài;

e) Các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng;

g) Các giao dịch tương tự khác.

7.Chuyển tiền một chiều là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hay từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua bưu điện mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ.

8.Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.

9.Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

10. Ngoại tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.

11. Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.

12. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú chuyển vốn vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên cơ sở thành lập và tham gia quản lý các doanh nghiệp hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

13. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không trực tiếp tham gia quản lý.

14. Đầu tư ra nước ngoài là việc người cư trú chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư dưới các hình thức theo quy định của pháp luật.

15. Vay và trả nợ nước ngoài là việc người cư trú vay và trả nợ đối với người không cư trú dưới các hình thức theo quy định của pháp luật.

16. Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài là việc người cư trú cho vay và thu hồi nợ đối với người không cư trú dưới các hình thức theo quy định của pháp luật.

17. Cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác trong một thời kỳ nhất định.

18. Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng.

19. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 5. áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế

1. Hoạt động ngoại hối phải tuân theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3. Trường hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Chương 2:

CÁC GIAO DỊCH VÃNG LAI

Điều 6. Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai

Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện.

Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ

1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép.

Điều 8. Chuyển tiền một chiều

1. Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.

2. Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.

3. Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp.

4. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản được chuyển ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.

Điều 9. Mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh

Người cư trú, người không cư trú khi xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thực hiện như sau:

1. Trường hợp nhập cảnh mang trên mức quy định thì phải khai báo hải quan cửa khẩu;

2. Trường hợp xuất cảnh mang trên mức quy định thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 10. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch vãng lai

Người cư trú được lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai.

Chương 3:

CÁC GIAO DỊCH VỐN

Mục 1: ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Điều 11. Đầu tư trực tiếp

1. Việc chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận, trả lãi vay và các khoản thu hợp pháp ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép.

2. Các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép.

Điều 12. Đầu tư gián tiếp

1. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư.

2. Vốn đầu tư, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép.

Mục 2: ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

Điều 13. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Người cư trú được phép đầu tư ra nước ngoài được sử dụng các nguồn vốn sau đây để đầu tư:

1. Ngoại tệ trên tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép;

2. Ngoại tệ mua tại tổ chức tín dụng được phép;

3. Ngoại tệ từ nguồn vốn vay.

Điều 14. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

1. Người cư trú là tổ chức tín dụng được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Người cư trú là tổ chức kinh tế, cá nhân và các đối tượng khác được phép đầu tư ra nước ngoài phải mở một tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để đầu tư phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Điều 15. Chuyển vốn, lợi nhuận về Việt Nam

Vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư tại nước ngoài phải chuyển về Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan; vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư khi chuyển về Việt Nam phải thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép.

Mục 3: VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

Điều 16. Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ

Chính phủ và các tổ chức được Nhà nước, Chính phủ uỷ quyền thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trên cơ sở Chiến lược quốc gia về nợ nước ngoài và tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hằng năm.

Điều 17. Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân

1. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân được vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài, thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hằng năm.

3. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài và sử dụng các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh và các hình thức bảo đảm khoản vay khác.

Mục 4: CHO VAY, THU HỒI NỢ NƯỚC NGOÀI

Điều 18. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ

Chính phủ quyết định việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức được Nhà nước, Chính phủ uỷ quyền.

Điều 19. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế

1. Tổ chức tín dụng được thực hiện cho vay, thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Tổ chức kinh tế được cho vay, thu hồi nợ nước ngoài nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Được Chính phủ cho phép;

b) Thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi vốn, báo cáo tình hình thực hiện cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

c) Nguồn thu vốn gốc, thu lãi và các khoản phí có liên quan phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép.

Mục 5: PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Điều 20. Người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam

Khi được phép phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, người cư trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng được phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Điều 21. Người không cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam

Khi được phép phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam, người không cư trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng được phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Chương 4:

SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 23. Mở và sử dụng tài khoản

1.Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc thu, chi trên tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này.

2.Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài.

3.Người cư trú là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, để thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.

4.Người cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, đơn vị lực lượng vũ trang, đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại.

5.Người cư trú là công dân Việt Nam trong thời gian ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại.

Điều 24. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân

1.Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép và sử dụng cho các mục đích hợp pháp khác.

2.Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc và nhận tiền lãi bằng ngoại tệ tiền mặt.

Điều 25. Sử dụng đồng Việt Nam của người không cư trú

Người không cư trú là tổ chức, cá nhân có đồng Việt Nam từ các nguồn thu hợp pháp được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép để sử dụng tại Việt Nam hoặc mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.

Điều 26. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam

Người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu hợp pháp bằng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam từ các hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động khác được mở tài khoản bằng đồng tiền đó tại tổ chức tín dụng được phép.

Điều 27. Phát hành và sử dụng thẻ thanh toán

1. Trên lãnh thổ Việt Nam, người cư trú, người không cư trú là cá nhân có thẻ quốc tế được sử dụng thanh toán tại tổ chức tín dụng được phép và các đơn vị chấp nhận thẻ.

2. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ ngân hàng thanh toán thẻ.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc phát hành, sử dụng thẻ phù hợp với mục tiêu quản lý ngoại hối.

Chương 5:

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ, CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN LÝ XUẤT, NHẬP KHẨU VÀNG

Điều 28. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam

1.Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép.

2.Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép với khách hàng bao gồm tổ chức tín dụng được phép, bàn đổi ngoại tệ và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.

3.Các đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ của Việt Nam được thực hiện các loại hình giao dịch theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Điều 29. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên thị trường ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.

Điều 30. Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam

1.Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

2.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô cụ thể trong từng thời kỳ.

Điều 31. Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.

Chương 6:

QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

Điều 32. Thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.

2. Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.

3. Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.

4. Vàng.

5. Các loại ngoại hối khác.

Điều 33. Nguồn hình thành Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối.

2. Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.

3. Ngoại hối từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

4. Ngoại hối từ các nguồn khác.

Điều 34. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước

1.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.

2.Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3.Chính phủ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước.

Điều 35. Ngoại hối thuộc ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để bảo đảm nhu cầu chi ngoại hối thường xuyên của ngân sách nhà nước.

Chương 7:

HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC

Điều 36. Đối tượng và phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối

1. Đối tượng được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.

2. Phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối bao gồm:

a) Các ngân hàng được tiến hành việc cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

b) Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện cung ứng một số dịch vụ ngoại hối trên cơ sở đăng ký các hoạt động này theo điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định;

c) Các tổ chức khác được hoạt động cung ứng một số dịch vụ ngoại hối theo giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

Điều 37. Huy động tiền gửi và cho vay ngoại tệ trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc huy động, cho vay bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam của tổ chức tín dụng.

Điều 38. Hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế

Chính phủ quy định điều kiện, phạm vi hoạt động ngoại hối của từng loại hình tổ chức tín dụng và các tổ chức khác.

Điều 39. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng và các tổ chức khác khi thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối

1.Chấp hành nghiêm túc và hướng dẫn khách hàng thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.Kiểm tra các giấy tờ, chứng từ liên quan của khách hàng phù hợp với các giao dịch theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về quản lý ngoại hối.

3.Có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ để thực hiện việc thanh toán các giao dịch vãng lai ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức và cá nhân.

4.Chịu sự thanh tra, kiểm tra và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI

Điều 40. Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 41. Các biện pháp bảo đảm an toàn

Khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, Chính phủ được áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Hạn chế việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn;

2. áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức;

3. áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ;

4. Các biện pháp khác.

Điều 42. Chế độ thông tin báo cáo

1.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm ban hành, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo, phân tích, dự báo và công bố thông tin về hoạt động ngoại hối.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thu thập thông tin, số liệu nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.

Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối thực hiện việc cung cấp thông tin, số liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm báo cáo thông tin, số liệu về hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.

Chương 9:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 43. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Khiếu nại, tố cáo

1. Việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn phải thi hành quyết định xử phạt; khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Toà án.

Chương 10:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.

Điều 46. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn An

STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY

----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

---------

No. 28/2008/PL-UBTVQH11

Hanoi, December 13th, 2005

 

ORDINANCE

ON FOREIGN EXCHANGE CONTROL

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam as amended by Resolution No. 51/2001/QH10 of Legislature X of the National Assembly at its 10th session on 25 December 2001;
Pursuant to Resolution No. 42/2005/QH11 of Legislature XI of the National Assembly at its 7th session on 14 June 2005 on the amendment of the program for formulation of laws and ordinances in the year 2005; This Ordinance regulates foreign exchange activities.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1 Governing scope

This Ordinance governs foreign exchange activities in the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2 Applicable entities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Other entities involved in foreign exchange activities.

Article 3 Policy of Vietnam on foreign exchange control

The State of the Socialist Republic of Vietnam shall implement its policy on foreign exchange control in order to facilitate the participation of organizations and individuals in foreign exchange activities and in order to protect the legitimate interests of such participants, contributing to further economic development, achieving the objectives of the national monetary policy, raising the convertibility of Vietnamese dong, achieving the objective of using only Vietnamese dong in the territory of Vietnam, fulfilling the commitments of the Socialist Republic of Vietnam in the schedule for international economic integration, enhancing the effectiveness of State management of foreign exchange and perfecting the foreign exchange control system of Vietnam.

Article 4 Definition of Terms

In this Ordinance, the following terms shall be construed as follows:

1. Foreign exchanges comprises:

(a) Currencies of other nations or the common European currency and other common currencies used in international and regional payments (hereinafter referred to as foreign currency);

(b) Foreign currency payment instruments, cheques, credit cards, bills of exchange, promissory notes and other payment instruments;

(c) All types of valuable papers denominated in foreign currencies including Government bonds, corporate bonds, term bonds, shares and other valuable papers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(dd) The currency of the Socialist Republic of Vietnam in cases where it is remitted into or out of the territory of Vietnam or used as an instrument for international payments.

2. Residents means organizations and individuals in the following categories:

(a) Credit institutions established and carrying on business activities in Vietnam (hereinafter referred to as credit institutions);

(b) Economic institutions established and carrying on business activities in Vietnam except for entities stipulated in sub-clause (a) above (hereinafter referred to as economic institutions);

(c) State bodies, units of the people's armed forces, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio- professional organizations and social funds and charitable funds of Vietnam operating in Vietnam;

(d) Diplomatic representative offices and consulates of Vietnam in foreign countries;

(dd) Representative offices in foreign countries of the entities stipulated in sub-clauses (a), (b) and (c) above;

(e) Vietnamese citizens residing in Vietnam; Vietnamese citizens residing overseas for a duration of less than twelve (12) months; and Vietnamese citizens working for any of the organizations stipulated in sub-clauses (d) and (dd) above and the individuals accompanying such citizens;

(g) Vietnamese citizens travelling overseas for purposes of tourism, study, medical treatment or visits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Non-residents means entities other than those defined in clause 2 of this article.

4. Capital transaction means a transaction for the purpose of transferring capital between a resident and a non-resident in the following sectors:

(a) Direct investment;

(b) Investment in valuable papers;

(c) Borrowing a foreign loan and repayment of a foreign loan;

(d) Providing and recovery of a foreign loan;

(dd) Other forms of investment in accordance with the law of Vietnam.

5. Current transaction means a transaction between a resident and a non-resident not for the purpose of transferring capital.

6. Payment and remittance of money for current transactions comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Short term commercial credit loans and bank loans;

(c) Income generated from direct and indirect investments;

(d) Money transfers when the decrease of direct investment capital is permitted;

(dd) Payments of interest on and instalment repayments of principal of foreign loans;

(e) One-way payments for consumption purposes;

(g) Other similar transactions.

7. One-way money transfer means transactions of remittance of money from overseas into Vietnam or vice versa via a bank or post office in the nature of providing financial support, aid or assistance to family relatives or for individual spending purposes and not related to payments for import and export of goods and services.

8. Foreign exchange activities means activities of residents and non-residents in current transactions, capital transactions, use of foreign exchange in the territory of Vietnam, provision of foreign exchange services, and other transactions related to foreign exchange.

9. Vietnamese dong exchange rate means the price of one foreign currency unit calculated in the Vietnamese currency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Authorized credit institutions means banks and non-banking credit institutions authorized to conduct foreign exchange activities and to provide foreign exchange services in accordance with the provisions of this Ordinance.

12. Foreign direct investment in Vietnam means the transfer of capital into Vietnam by a non-resident in order to conduct investment and business activities on the basis of establishment and participation in the management of an enterprise or in other forms in accordance with the law of Vietnam.

13. Foreign indirect investment in Vietnam means the purchase and sale of securities and other valuable papers, contribution of capital and purchase of shares in any form by a non-resident in accordance with the law of Vietnam but without direct participation in management.

14. Offshore investment means a transfer of capital overseas by a resident for investment in a form stipulated by law.

15. Borrowing of a foreign loan and repayment of a foreign loan means the borrowing by a resident of a loan in any form from, and the repayment of the foreign loan to a non-resident in accordance with law.

16. Provision of a foreign loan and recovery of a foreign loan means that a resident provides a loan to, and recovers payment from a non-resident in a form stipulated by law.

17. Balance of international payments means a general balance sheet systematically listing all economic transactions between Vietnam and other countries within a specified period.

18. Foreign currency market means the place where foreign currency sale and purchase activities take place. Vietnam's foreign currency market includes the inter-bank foreign currency market and the foreign currency market between banks and their customers.

19. Foreign exchange reserves of the State means foreign exchange assets reflected in the monetary balance sheet of the State Bank of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Foreign exchange activities must comply with the provisions of this Ordinance and other relevant laws.

2. Where an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member contains provisions which are different from the provisions of this Ordinance, the provisions of such treaty shall prevail.

3. Where the law of Vietnam does not contain any provision applicable to a foreign exchange activity, the parties involved may reach agreement on the application of foreign law or international practice if the application of such law or practice does not contravene the fundamental principles of the law of Vietnam.

Chapter II

CURRENT TRANSACTIONS

Article 6 Liberalization of current transactions

All transactions being payments and remittance of money relating to current transactions between residents and non-residents shall be conducted freely.

Article 7 Payments and remittance of money relating to import and export of goods and services

1. Residents shall be entitled to purchase foreign currency at authorized credit institutions for payment of imported goods and services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. All transactions being payments and remittance of money relating to import and export of goods and services must be conducted via an authorized credit institution.

Article 8 One-way remittance of money

1. Foreign currency of residents being organizations in Vietnam derived from one-way remittance of money must be remitted into a foreign currency account opened at an authorized credit institution or must be sold to an authorized credit institution.

2. Foreign currency of residents being individuals in Vietnam derived from one-way remittance of money must be used for the purpose of storing, carrying personally, or must be deposited into a foreign currency account opened at an authorized credit institution or must be sold to an authorized credit institution. If a resident is a Vietnamese citizen, he or she may deposit savings in such foreign currency at an authorized credit institution.

3. Residents shall be entitled to purchase, remit or carry personally foreign currency abroad to meet their legitimate demands.

4. Non-residents and residents being foreigners who have foreign currency in their accounts shall be entitled to remit it abroad; and if they have lawful revenue sources in Vietnamese dong they shall be entitled to purchase foreign currency to remit it abroad.

Article 9 Carrying foreign currency cash, Vietnamese dong cash and gold upon exit and entry

On entry and exit, residents and non-residents carrying foreign currency cash, Vietnamese dong cash and gold in excess of the limits stipulated by the State Bank of Vietnam must comply with the following provisions:

1. On entry, they must declare the excess amount with a bordergate customs office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10 Currencies to be used in current transactions

Residents shall be permitted to choose to use Vietnamese dong, a freely convertible foreign currency or any other currency which authorized credit institutions are permitted to accept as payment in current transactions.

Chapter III

CAPITAL TRANSACTIONS

Part 1. FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM

Article 11. Direct Investment

1. The remittance of investment capital in foreign currency into Vietnam and the remittance of principal investment capital and profits and the payment of loan interest and other lawful revenue to overseas countries must be effected via foreign currency accounts opened at authorized credit institutions.

2. Lawful revenue in Vietnamese dong shall be permitted to be converted into foreign currency for remittance abroad via authorized credit institutions.

Article 12 Indirect Investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Investment capital, profit and other lawful revenue in Vietnamese dong shall be permitted to be converted into foreign currency for remittance abroad via an authorized credit institution.

Part 2. OFFSHORE INVESTMENT FROM VIETNAM

Article 13 Capital sources for offshore investment

Residents who are entitled to conduct offshore investment shall be permitted to use the following capital sources for their investment:

1. Foreign currency in foreign currency accounts opened at authorized credit institutions.

2. Foreign currency purchased at authorized credit institutions.

3. Foreign currency obtained by borrowing loans.

Article 14 Remittance of investment capital abroad

1. Residents being credit institutions shall be permitted to remit investment capital abroad in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15 Remittance of capital and profit back into Vietnam

Capital, profit and other revenue from offshore investment must be remitted back into Vietnam in accordance with the law on investment and other relevant laws; the transfer of capital, profit and other revenue from the investment back into Vietnam must be effected via a foreign currency account opened at an authorized credit institution.

Part 3. BORROWING AND REPAYMENT OF FOREIGN LOANS

Article 16 Borrowing and repayment of foreign loans by the Government

The Government and organizations authorized by the State and the Government shall conduct borrowing and repayment of foreign loans on the basis of the national strategy on foreign loans and the overall limit on foreign loans approved by the Prime Minister of the Government annually.

Article 17 Borrowing and repayment of foreign loans by residents being economic institutions, credit institutions and individuals

1. Residents being economic institutions, credit institutions and individuals shall be permitted to borrow and repay foreign loans on the principle of self-borrowing and self-repayment in accordance with law.

2. Residents being economic institutions, credit institutions and individuals must comply with the conditions on borrowing and repayment of foreign loans, shall register the loans, shall open and use accounts, shall withdraw capital and transfer money for loan repayment and shall report the use status of loans in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam. The State Bank of Vietnam shall certify the registration of loans within the total loan limit approved by the Prime Minister of the Government annually.

3. Residents shall be entitled to purchase foreign currency at authorized credit institutions on presentation of proper documents for repayment of principal, interest and fees relating to the foreign loan and shall be permitted to use guarantees and cross guarantees and other forms of loan security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18 Provision and recovery of foreign loans of the Government

The Government shall make decisions on the provision and recovery of foreign loans of the State, of the Government, and of organizations authorized by the State and by the Government.

Article 19 Provision and recovery of foreign loans of residents being credit institutions and economic institutions

1. Credit institutions shall be permitted to provide and recover foreign loans in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.

2. Economic institutions shall be permitted to provide and recover foreign loans upon satisfaction of the following conditions:

(a) When so permitted by the Government;

(b) When opening and using accounts, when remitting capital out and recovering capital, and when reporting on the status of provision and recovery of foreign loans in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam;

(c) When remitting revenue from loan principal, interest received and related fees into foreign currency accounts opened at authorized credit institutions.

Part 5. ISSUANCE OF SECURITIES IN VIETNAM AND OVERSEAS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When licensed to issue securities outside the territory of Vietnam, residents being organizations must open an account at an authorized credit institution, and all transactions relating to the issuance of securities outside the territory of Vietnam must be effected via such account.

Article 21 Non-residents being organizations issuing securities within the territory of Vietnam

When licensed to issue securities within the territory of Vietnam, non-residents being organizations must open an account at an authorized credit institution, and all transactions relating to the issuance of securities within the territory of Vietnam must be effected via such account.

Chapter IV

USE OF FOREIGN EXCHANGE WITHIN THE TERRITORY OF VIETNAM

Article 22 Provision on limited use of foreign exchange

Within the territory of Vietnam, all transactions, payments, listings and advertisements of residents and non- residents must not be effected in foreign exchange except for transactions with credit institutions and payments made via intermediaries, including authorized collection, entrustment, agency and other necessary cases permitted by the Prime Minister of the Government.

Article 23 Opening and use of accounts

1. Residents and non-residents shall be permitted to open foreign currency accounts at authorized credit institutions. The State Bank of Vietnam shall provide regulations on collection and disbursement within the foreign currency accounts of the entities stipulated in this clause.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Residents being economic institutions which have branches or representative offices overseas or which wish to open a foreign currency account overseas in order to receive loan capital, to fulfil undertakings or to perform contracts with foreign parties shall be considered for permission by the State Bank of Vietnam to open foreign currency accounts overseas.

4. Residents being diplomatic offices, consulates, units of the people's armed forces, representatives of political organizations, of socio-political organizations, of socio-political-professional organizations, of socio-professional organizations, of social funds and of charitable funds of Vietnam operating overseas shall be permitted to open and use foreign currency accounts in accordance with the law of the host country.

5. Residents being Vietnamese citizens during the period of their stay in a foreign country shall be permitted to open and use foreign currency accounts in such foreign country in accordance with the law of the host country.

Article 24 Use of foreign currency cash by individuals

1. Residents and non-residents being individuals with foreign currency cash shall have the right to store or carry such cash personally, or to sell it to an authorized credit institution or to use it for other lawful purposes.

2. Residents being Vietnamese citizens shall have the right to use foreign currency cash to deposit as savings at authorized credit institutions, and to withdraw the principal and to receive interest in foreign currency cash.

Article 25 Use of Vietnamese dong by non-residents

Non-residents being organizations or individuals who earn Vietnamese dong from lawful revenue sources shall have the right to open accounts at authorized credit institutions for use in Vietnam or to repurchase foreign currency for remittance overseas.

Article 26 Use of currencies of countries sharing borderlines with Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27 Issuance and use of credit cards

1. Within the territory of Vietnam, residents and non-residents being individuals with international credit cards shall have the right to use such cards for payment at authorized credit institutions and at card accepting units.

2. Card accepting units may only accept payment in Vietnamese dong from card paying banks.

3. Based on actual circumstances, the State Bank of Vietnam shall provide regulations on the issuance and use of cards in accordance with the objectives of foreign exchange control.

Chapter V

FOREIGN CURRENCY MARKET, FOREIGN EXCHANGE RATE MECHANISM, AND MANAGEMENT OF IMPORT AND EXPORT OF GOLD

Article 28 Foreign currency market of Vietnam

1. Members participating in the inter-bank foreign currency market comprise the State Bank of Vietnam and authorized credit institutions.

2. Members participating in the foreign currency market between authorized credit institutions and their customers comprise authorized credit institutions, foreign exchange counters and customers being residents and non-residents in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29. Operations of the State Bank of Vietnam on the foreign currency market

The State Bank of Vietnam shall carry out the purchase and sale of foreign currency on the domestic foreign currency market in order to achieve the objectives of the national monetary policy.

Article 30. Exchange rate mechanism applicable to Vietnamese dong

1. The exchange rate mechanism applicable to Vietnamese dong shall be determined on the basis of the supply of and demand for foreign currency in the market as regulated by the State.

2. The State Bank of Vietnam shall determine the exchange rate applicable to Vietnamese dong in accordance with specific macro-economic objectives from time to time.

Article 31 Management of import and export of gold

The State Bank of Vietnam shall manage the import and export of gold in the form of bullion, bars, granules and plate by credit institutions and other institutions licensed to trade in gold.

Chapter VI

MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE RESERVES OF THE STATE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Foreign currency cash and foreign currency deposited overseas.

2. Securities and other valuable papers in foreign currency issued by the Government, by foreign organizations and international institutions.

3. Special drawing rights and reserves at the International Monetary Fund.

4. Gold.

5. Other types of foreign exchange.

Article 33. Sources of foreign exchange reserves of the State

1. Foreign exchange purchased from the State Budget and on the foreign exchange market.

2. Foreign exchange from borrowings of banks and international financial institutions.

3. Foreign exchange from deposits of the State Treasury and credit institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34. Control of foreign exchange reserves of the State

1. The State Bank of Vietnam shall exercise control of the foreign exchange reserves of the State in accordance with regulations of the Government in order to realize the national monetary policy, to ensure international payment capability and to preserve the foreign exchange reserves of the State.

2. The Ministry of Finance shall inspect the management of the foreign exchange reserves of the State by the State Bank of Vietnam in accordance with regulations of the Government.

3. The Government shall report to the Standing Committee of the National Assembly on any changes in the status of the foreign exchange reserves of the State.

Article 35. Foreign exchange belonging to the State budget

The Prime Minister of the Government shall set the level of foreign currency which the Ministry of Finance is entitle to retain from State Budget revenue in order to satisfy the demand for regular payments of foreign exchange from the State Budget.

Chapter VII

PROVISION OF FOREIGN EXCHANGE SERVICES BY CREDIT INSTITUTIONS AND OTHER INSTITUTIONS

Article 36. Applicable entities and scope of activities of provision of foreign exchange

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The scope of activities of provision of foreign exchange services shall be as follows:

(a) Banks shall be entitled to provide foreign exchange services in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam;

(b) Non-banking credit institutions shall be entitled to provide a number of foreign exchange services on the basis of registration for this activity in accordance with the conditions stipulated by the State Bank of Vietnam;

(c) Other institutions shall be entitled to provide a number of foreign exchange services in accordance with licences granted by the State Bank of Vietnam.

Article 37. Mobilization of foreign currency deposits and provision of foreign currency loans within Vietnam

The State Bank of Vietnam shall provide regulations on mobilization of foreign currency deposits and on provision of foreign currency loans by credit institutions within the territory of Vietnam.

Article 38. Foreign exchange activities on the international market

The Government shall provide for the conditions applicable to and the scope of foreign exchange activities for each form of credit institution and other institution.

Article 39. Responsibilities of credit institutions and other institutions in conducting activities being provision of foreign exchange services

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To conduct examinations as to whether relevant papers and documents of customers are consistent with their transactions in accordance with this Ordinance and other laws on foreign exchange control.

3. To be responsible for satisfying the foreign currency demand for overseas payments in current transactions of residents being organizations and individuals.

4. To be subject to inspection and supervision, and to strictly implement the reporting regime in accordance with law.

Chapter VIII

STATE MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE ACTIVITIES

Article 40. State management of foreign exchange activities

1. The Government shall exercise unified State management of foreign exchange activities.

2. The State Bank of Vietnam shall be responsible to the Government for the implementation of State management of foreign exchange activities, for the preparation and implementation of the policy on foreign exchange control, for provision of guidelines on, and for inspection and examination of compliance with regulations on source documents and the reporting regime.

3. Ministries, ministerial equivalent bodies and people's committees of provinces and cities under central authority shall, within the scope of their respective duties and powers, be responsible for State management of foreign exchange activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government may apply the following measures when it considers it necessary in order to guarantee financial security and the national currency:

1. Restrict purchase, carrying, remittance or payment with respect to transactions in current transactions accounts and capital accounts.

2. Apply regulations on the obligation to sell foreign currency of non-residents being organizations.

3. Apply economic, financial and monetary measures.

4. Apply other measures.

Article 42. Information and reporting regime

1. The State Bank of Vietnam shall be responsible to promulgate and to inspect implementation of regulations on the information and reporting regime; and to analyze, forecast and publish information

on foreign exchange activities.

2. The State Bank of Vietnam shall be responsible to preside over co-ordination with ministries and branches to collect information and data in order to service State management of foreign exchange and in order to formulate the balance of international payments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals conducting foreign exchange activities shall be obliged to report information and data at the request of the State Bank of Vietnam and at the request of authorized credit institutions in accordance with law.

3. Ministries, ministerial equivalent bodies and people's committees of cities and provinces under central authority shall, within the scope of their respective duties and powers, be responsible to report information and data on foreign exchange activities to the State Bank of Vietnam in order to service State management of foreign exchange activities and in order to formulate the balance of international payments.

Chapter IX

COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, INSTITUTION OF LEGAL PROCEEDINGS, AND DEALING WITH BREACHES

Article 43. Dealing with breaches

Any organization or individual who breaches the provisions of this Ordinance shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to an administrative penalty or criminal prosecution; and if an offender causes loss or damage, the offender shall be obliged to pay compensation in accordance with law.

Article 44 .Complaints and denunciations

1. Any complaint about an administrative decision or administrative act, and any denunciation of an act in breach of the law on foreign exchange activities shall be implemented in accordance with the law on complaints and denunciations.

2. During the duration of any complaint or legal action, the organization or individual subject to an administrative penalty for a breach shall still be obliged to implement such decision. When the competent State body issues a decision resolving a complaint, or when a judgment or decision of a court takes legal effect, such judgment or decision shall be implemented.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTING PROVISIONS

Article 45. Effectiveness

This Ordinance shall be of full force and effect as from 1 June 2006.

Article 46. Implementing guidelines

The Government shall be responsible for providing guidelines for the implementation of this Ordinance.

 

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nguyen Van An

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh ngoại hối năm 2005

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


287.995

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.78.215
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!