CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 86/2019/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 11 năm 2019
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín
dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các
Tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định
quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định mức vốn
pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt
động tại Việt Nam.
2. Nghị định này áp dụng đối với
các đối tượng sau đây:
a) Tổ chức tín dụng;
b) Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài;
c) Tổ chức, cá nhân có liên
quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
Điều 2. Mức
vốn pháp định
1. Ngân hàng thương mại: 3.000
tỷ đồng.
2. Ngân hàng chính sách: 5.000
tỷ đồng.
3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000
tỷ đồng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
6. Công ty cho thuê tài chính:
150 tỷ đồng.
7. Tổ chức tài chính vi mô: 05
tỷ đồng.
8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động
trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động
trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã,
liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Điều 3. Quy
định chuyển tiếp
1. Tổ chức tín dụng (trừ quỹ
tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép thành lập
và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm có số vốn
điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều
2 Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Quỹ tín dụng nhân dân được cấp
giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành
phải có biện pháp bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng
mức vốn pháp định quy định tại Điều 2 Nghị định này, chậm nhất vào ngày 30
tháng 6 năm 2021.
Điều 4. Hiệu
lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.
2. Kể từ ngày Nghị định này có
hiệu lực thi hành, trường hợp có văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính,
phân loại đơn vị hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn
tối đa 24 tháng kể từ ngày văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính,
phân loại đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải có
biện pháp bảo đảm có vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức
vốn pháp định quy định tại Điều 2 Nghị định này.
3. Kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định về vốn pháp định của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại các văn bản sau đây hết hiệu
lực thi hành:
a) Nghị định số 141/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định
của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm
2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức
vốn pháp định của các tổ chức tín dụng;
b) Điều 3 Nghị định
số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm
2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số
28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam.
Điều 5.
Trách nhiệm thi hành
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|