Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 86/1999/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 30/08/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 86/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 86/1999/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 1999 VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Điều 2. Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:

1. Ngoại tệ tiền mặt, số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ở nước ngoài;

2. Hối phiếu và các giấy nhận nợ của nước ngoài bằng ngoại tệ;

3. Các chứng khoán nợ do Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hành, bảo lãnh;

4. Vàng tiêu chuẩn quốc tế;

5. Các loại ngoại hối khác.

Điều 3. Dự trữ ngoại hối nhà nước được hình thành từ các nguồn:

1. Ngoại hối hiện có thuộc sở hữu của Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý;

2. Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và mua từ thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước;

3. Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế;

4. Ngoại hối từ các nguồn khác.

Điều 4. Dự trữ ngoại hối nhà nước được quản lý theo nguyên tắc:

1. Bảo toàn dự trữ;

2. Bảo đảm khả năng sẵn sàng thanh toán, đáp ứng các nhu cầu ngoại hối khi cần thiết;

3. Sinh lời thông qua các nghiệp vụ đầu tư quy định tại Điều 7, Điều 16 của Nghị định này.

Điều 5. Dự trữ ngoại hối nhà nước được lập thành hai quỹ:

1. Quỹ dự trữ ngoại hối;

2. Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.

Chương 2:

QUẢN LÝ QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI

Điều 6. Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng trong các trường hợp sau:

1. Điều hoà nguồn ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng khi cần thiết;

2. Thực hiện các nghiệp vụ đầu tư quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

3. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Ngân hàng Nhà nước quản lý Quỹ dự trữ ngoại hối thông qua các nghiệp vụ đầu tư sau:

1. Gửi, mua, bán ngoại tệ và vàng ở nước ngoài;

2. Mua, bán các giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ;

3. Các hình thức giao dịch ngoại hối khác khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định:

1. Cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối, bao gồm:

a) Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng;

b) Loại ngoại tệ và tỷ lệ giữa các loại ngoại tệ;

c) Tỷ lệ giữa đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

2. Hình thức đầu tư và thời hạn đầu tư.

3. Lựa chọn tổ chức đối tác để thực hiện đầu tư.

Điều 9. Cơ cấu của Quỹ dự trữ ngoại hối được xác định trên cơ sở:

1. Tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam;

2. Tỷ trọng các loại ngoại tệ vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam;

3. Dự báo xu hướng biến động của từng loại ngoại tệ và vàng;

4. Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ trong dự trữ quốc tế và thanh toán quốc tế của các nước trên thế giới.

Điều 10. Các loại ngoại tệ của Quỹ dự trữ ngoại hối phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi. Vàng của Quỹ dự trữ ngoại hối phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Điều 11. Các giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ của Quỹ dự trữ ngoại hối phải do Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế có uy tín, được xếp hạng tín nhiệm quốc tế cao phát hành hoặc bảo lãnh.

Điều 12. Các tổ chức đối tác được lựa chọn để gửi ngoại tệ và vàng, ủy thác đầu tư phải là tổ chức được xếp hạng tín nhiệm quốc tế cao.

Chương 3:

QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀ GIÁ VÀNG

Điều 13. Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được sử dụng trong các trường hợp sau:

1. Can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước;

2. Điều hoà nguồn ngoại hối với Quỹ dự trữ ngoại hối khi cần thiết;

3. Thực hiện các nghiệp vụ đầu tư theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

Điều 14. Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong trường hợp hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng không đáp ứng được yêu cầu can thiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.

Điều 15. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định:

1. Cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, bao gồm:

a) Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng;

b) Loại ngoại tệ và tỷ lệ giữa các loại ngoại tệ.

2. Can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước khi cần thiết để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ từng thời kỳ, bao gồm:

a) Thời điểm can thiệp;

b) Loại ngoại tệ can thiệp;

c) Tỷ giá và giá vàng can thiệp;

d) Số lượng ngoại tệ và vàng can thiệp;

đ) Hình thức can thiệp: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và các hình thức giao dịch ngoại hối khác;

e) Đối tác thực hiện hình thức can thiệp.

3. Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối trong trường hợp mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 16. Căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng để can thiệp trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng để đầu tư ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế theo các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

Điều 17. Thủ tướng Chính phủ quyết định:

1. Mức Dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến đạt được hàng năm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình;

2. Tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình;

3. Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng;

4. Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 18. Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, hàng năm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dự kiến mức dự trữ ngoại hối nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 20, Điều 21 của Nghị định này.

Điều 19. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:

1. Kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao và việc chấp hành các quy định tại Nghị định này;

2. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước;

3. Sử dụng và hoàn trả các khoản tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Chương 5:

BÁO CÁO , HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

Điều 20. Hàng năm hoặc khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

1. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện việc quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước; tình hình thực tế sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước; các báo cáo này đồng gửi Bộ Tài chính;

2. Báo cáo Chính phủ và ủy ban thường vụ Quốc hội tình hình biến động dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Điều 21. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu nhập và các chi phí phát sinh trong qúa trình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán vào thu nhập và chi phí nghiệp vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2.Quyết định số 105/CT ngày 10 tháng 4 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Quỹ điều hoà ngoại tệ hết hiệu lực thi hành.

Điều 23. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 86/1999/ND-CP

Hanoi, August 30, 1999

 

DECREE

ON THE MANAGEMENT OF STATE FOREIGN EXCHANGE RESERVES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Vietnam State Bank Law No. 01/1997/QH10 of December 12, 1997;
At the proposal of the Vietnam State Bank Governor,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The State foreign exchange reserves are the assets under the State ownership indicated in the sheet of currency balance of the State Bank. The State Bank is the agency that manages the State foreign exchange reserves with a view to implementing the national monetary policy, ensuring the international payment capability and preserving the State foreign exchange reserves.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Foreign currencies in cash, foreign currency credit balance on overseas deposit accounts;

2. Bills and acknowledgments of foreign debts in foreign currency(ies);

3. Debt securities issued or guaranteed by the Government, foreign banks, international monetary organization or banks;

4. International standard gold;

5. Other kinds of foreign exchanges.

Article 3.- The State foreign exchange reserves are formulated from the following sources:

1. The existing foreign exchange under the State ownership and the management by the State Bank;

2. Foreign exchange bought from the State budget and from the domestic foreign currency and gold markets;

3. Foreign exchange from loans of foreign banks and international financial organizations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- The State foreign exchange reserves are managed according to the principles:

1. Preserving the reserves;

2. Ensuring the capability to be ready to make payment and meet foreign exchange demands when necessary;

3. Generating profits through investment operations prescribed in Article 7 and Article 16 of this Decree.

Article 5.- The State foreign exchange reserves may set up two funds:

1. The foreign exchange reserves fund;

2. The exchange rate and gold price stabilization fund.

Chapter II

MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE RESERVES FUND

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Regulating the source of foreign exchanges for the exchange rate and gold price stabilization fund when necessary;

2. Performing investment operations prescribed in Article 7 of this Decree;

3. Making advances for the State budget to meet the States unexpected and urgent foreign exchange demands under the Prime Ministers decisions.

Article 7.- The State Bank manages the foreign exchange reserves fund through the following investment operations:

1. Depositing, buying and/or selling foreign currency(ies) and gold overseas;

2. Buying, selling due bills and/or debit securities in foreign currencies;

3. Other forms of foreign exchange transactions, when permitted by the Prime Minister.

Article 8.- The State Bank Governor shall decide:

1. The foreign exchange reserves fund structure, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Types of foreign currency and the ratios among them;

c) The ratio between short-term, medium-term and long-term investment.

2. Investment forms and terms.

3. The selection of partner organizations for implementation of investment.

Article 9.- The foreign exchange reserve fund structure shall be determined on the following basis:

1. The rates of foreign currencies used in payment for Vietnams export and/or import of goods and services;

2. The rates of foreign currencies borrowed from and paid to foreign countries by Vietnam.

3. Forecasts on the fluctuation tendency of each type of foreign currency and gold;

4. The rate of each type of foreign currency in international reserves and international payment of countries in the world.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- The due bills and debit securities in foreign currencies of the foreign exchange reserves fund must be issued or guaranteed by the Government, foreign banks, monetary organization or prestigious international banks with high international prestige ratings.

Article 12.- Partner organizations selected for deposit of foreign currencies and gold and/or entrusted investment must be organizations with high international prestige ratings.

Chapter III

MANAGEMENT OF EXCHANGE RATE AND GOLD PRICE STABILIZATION FUND

Article 13.- The exchange rate and gold price stabilization fund shall be used in the following cases:

1. Intervening the domestic foreign currency markets and gold markets;

2. Regulating the sources of foreign exchanges for the foreign exchange reserves fund, when necessary;

3. Performing the investment operations as prescribed in Article 16 of this Decree.

Article 14.- The foreign exchange level of the exchange rate and gold price stabilization fund shall be decided by the Prime Minister. In cases where the level of the exchange rate and gold price stabilization fund fails to meet the intervention requirements, the State Bank Governor shall report such to the Prime Minister asking for the latters permission to transfer foreign exchange from the foreign exchange reserves fund to the exchange rate and gold price stabilization fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The structure of the exchange rate and gold price stabilization fund, including:

a) The rate of foreign currency and gold reserves;

b) Types of foreign currency and the ratios among them.

2. The intervention in the domestic foreign currency and gold markets, when necessary, in order to achieve the objectives of the monetary policy in each period, including:

a) The time of intervention;

b) Type of intervention foreign currency;

c) Intervention exchange rates and gold prices;

d) Volume of intervention foreign currencies and gold;

e) Forms of intervention: prompt delivery, term intervention, exchange and other forms of foreign exchange transaction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Foreign exchanges shall be transferred from the exchange rate and gold price stabilization fund to the foreign exchange reserves fund in cases where the foreign exchange level in the exchange rate and gold stabilization fund exceed the level already decided by the Prime Minister.

Article 16.- Basing him-/herself on the demand for foreign exchange from the exchange rate and gold price stabilization fund for intervention in each period, the State Bank Governor shall decide the use of the exchange rate and gold price stabilization fund for short-term investment on domestic and international monetary markets according to the provisions in Article 10, Article 11 and Article 12 of this Decree.

Chapter IV

ORGANIZING THE MANAGEMENT OF STATE FOREIGN EXCHANGE RESERVES

Article 17.- The Prime Minister shall decide:

1. The annual estimates of the State foreign exchange reserves level submitted by the State Bank Governor;

2. The advances from the foreign exchange reserves fund to the State budget in order to meet the States extraordinary and urgent demands submitted by the Minister of Finance;

3. The foreign exchange level of the exchange rate and gold price stabilization fund;

4. The transfer of foreign exchange from the foreign exchange reserves fund to the exchange rate and gold price stabilization fund at the request of the State Bank Governor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- The Ministry of Finance shall have to:

1. Inspect the management of the State foreign exchange reserves by the State Bank according to its assigned function and tasks as well as the observance of the provisions of this Decree;

2. Submit to the Prime Minister for decision the advances from the foreign exchange reserves fund for the State budget in order to meet the States extraordinary and urgent demands;

3. Use and refund amounts advanced from the foreign exchange reserves fund by decisions of the Prime Minister.

Chapter V

REPORTING AND BOOK ACCOUNTING

Article 20.- Annually or when necessary, the State Bank shall have to:

1. Report to the Prime Minister on the situation of management of the State foreign exchange reserves; the situation of the actual use of the State foreign exchange reserves. These reports shall also be addressed to the Ministry of Finance;

2. Report to the Government and the National Assembly Standing Committee on the situation of fluctuation of the State foreign exchange reserves.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22.-

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. Decision No. 105/CT of April 10, 1994 of the Chairman of the Council of Ministers on the establishment of the foreign currency regulation fund cease to be effective.

Article 23.- The State Bank Governor and the Finance Minister shall have to organize the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 86/1999/NĐ-CP ngày 30/08/1999 về việc quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.449

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.13.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!