Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 81/1998/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 01/10/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 81/1998/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 1998 VỀ IN, ĐÚC, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ TIÊU HUỶ TIỀN GIẤY, TIỀN KIM LOẠI; BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN TÀI SẢN QUÝ VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại (gọi tắt là tiền); bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Nghị định này điều chỉnh các đối tượng sau đây :

Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) in, đúc và phát hành;

Tiền mẫu, tiền lưu niệm;

 Giấy tờ có giá gồm : ngân phiếu thanh toán, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;

Tài sản quý gồm : kim khí quý, đá quý, ngoại tệ và các loại tài sản quý khác.

Điều 3. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan tổ chức thực hiện việc in, đúc và tiêu hủy tiền; bảo quản, vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá; hướng dẫn, kiểm tra việc bảo quản, vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá và công tác ngân quỹ của các tổ chức tín dụng.

Chương 2:

IN, ĐÚC TIỀN

Điều 4. In, đúc thêm tiền đang lưu hành và in, đúc tiền mới chưa công bố lưu hành

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ kế họach cung ứng tiền tăng thêm được Chính phủ phê duyệt, nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành và nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm và giao cho các nhà máy in, đúc tiền thực hiện theo hợp đồng.

2. Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự án in, đúc các loại tiền mới chưa công bố lưu hành để bổ sung, thay thế tiền trong lưu thông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kèm theo dự án phải có thiết kế mẫu về mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của các loại tiền giấy, tiền kim loại mới này.

Điều 5. Thiết kế mẫu tiền

1. Việc thiết kế mẫu tiền do Ngân hàng Nhà nước thực hiện và bảo đảm các yêu cầu :

a) Về hình thức : có tính thẩm mỹ cao, dễ nhận biết, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

b) Về kỹ thuật : phải phù hợp với vật liệu, quy trình công nghệ chế bản và in, đúc tiền của các nhà máy; thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản tiền.

2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế mẫu tiền, bảo đảm cho đồng tiền bền, đẹp và có khả năng chống giả cao; phù hợp với vật liệu, công nghệ chế bản và in, đúc tiền của các nhà máy.

Điều 6. Chế bản in, đúc tiền

Chế bản in, đúc (in, đúc thử và in, đúc chính thức) các loại tiền do các nhà máy in, đúc tiền thực hiện phải tinh xảo, thể hiện đầy đủ nội dung thiết kế mẫu và phù hợp với công nghệ in, đúc tiền của mỗi nhà máy trong từng thời kỳ.

Điều 7. Tổ chức và quản lý việc in, đúc tiền

1. Việc in, đúc tiền do các nhà máy thực hiện theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước.

2. Các nhà máy in, đúc tiền có nhiệm vụ :

a) Chuẩn bị các loại thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng;

b) Bảo đảm chất lượng tiền in, đúc ổn định theo các thông số kỹ thuật của mỗi loại tiền đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt;

c) Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng các loại tiền đã in, đúc. Tiền thành phẩm khi giao cho Ngân hàng Nhà nước phải được đóng gói thống nhất theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

d) Lập hồ sơ theo dõi lý lịch từng loại tiền in, đúc theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

e) Tổ chức hạch toán kịp thời, chính xác việc in, đúc tiền theo quy định của pháp luật về kế toán - thống kê;

g) Tổ chức bảo quản, theo dõi riêng các loại sản phẩm in, đúc hỏng, không đúng quy cách để tiêu hủy theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện in, đúc tiền hàng năm, đồng gửi Bộ Tài chính và Bộ Công an.

Điều 8. Ban hành các quy chế

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy chế về :

1. Thiết kế mẫu; làm chế bản in, đúc; quy trình công nghệ in, đúc tiền; tiêu chuẩn kỹ thuật các loại tiền;

2. Bảo mật trong việc in, đúc tiền; khóa mã an toàn trên chế bản gốc tiền giấy, tiền kim loại;

3. Mua thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ việc in, đúc tiền.

Điều 9. Kiểm tra, giám sát

Bộ Tài chính có trách nhiệm :

1. Kiểm tra chứng từ, sổ sách, việc hạch toán của Ngân hàng Nhà nước về số lượng và giá trị theo mệnh giá các loại tiền in, đúc hàng năm;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước xây dựng quy chế và trực tiếp giám sát quá trình in, đúc tiền tại các nhà máy.

Chương 3:

BẢO QUẢN TIỀN, TÀI SẢN QUÝ VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 10. Trách nhiệm bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá

1. Tiền mới in, đúc chưa giao cho Ngân hàng Nhà nước do các nhà máy in, đúc tiền chịu trách nhiệm bảo quản tại kho của mình theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2. Trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước, các loại tiền chưa công bố lưu hành, tiền đang lưu hành (kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông), tiền đã đình chỉ lưu hành, tiền mẫu, tiền lưu niệm, tài sản quý và giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm bảo quản.

3. Tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá thuộc tài sản của các tổ chức tín dụng do các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm bảo quản theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 11. Xây dựng và quản lý kho tiền

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền, chế độ quản lý kho tiền và dịch vụ bảo quản tài sản trong hệ thống ngân hàng.

2. Ngân hàng Nhà nước được xây dựng các kho tiền trung ương và các kho tiền đặt tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.

3. Các nhà máy in, đúc tiền; các tổ chức tín dụng được xây dựng hệ thống kho tiền để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong phạm vi quản lý của đơn vị mình.

Điều 12. Bảo vệ kho tiền

1. Bộ Công an có trách nhiệm bảo vệ các nhà máy in, đúc tiền; các kho tiền trung ương và các kho tiền đặt tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có kho tiền thuộc hệ thống Ngân hàng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ an toàn kho tiền.

Chương 4:

VẬN CHUYỂN TIỀN, TÀI SẢN QUÝ VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 13. Phạm vi, trách nhiệm tổ chức vận chuyển

1. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý trong phạm vi :

a) Từ các nhà máy in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về các kho tiền trung ương và ngược lại;

b) Giữa các kho tiền trung ương;

c) Giữa các kho tiền trung ương với các kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố;

d) Giữa các kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

2. Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá thuộc tài sản do mình quản lý giữa các đơn vị trong cùng hệ thống và giữa tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước.

Điều 14. Phương tiện vận chuyển

Ngân hàng Nhà nước được thành lập các đội xe làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá. Các đội xe này được trang bị xe chuyên dùng cùng các phương tiện kỹ thuật cần thiết.

Điều 15. Nguyên tắc vận chuyển

1. Việc vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng phải bảo đảm các nguyên tắc :

a) Phải có lệnh điều chuyển của cấp có thẩm quyền;

b) Vận chuyển bằng xe chuyên dùng hoặc phương tiện vận chuyển chuyên dùng;

c) Bố trí đủ nhân lực áp tải, bảo vệ trong các chuyến vận chuyển;

d) Giữ bí mật hành trình vận chuyển.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn xe, phương tiện vận chuyển và phương tiện kỹ thuật chuyên dùng; quy trình vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng.

Điều 16. Bảo vệ việc vận chuyển

1. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn các chuyến vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước khi được yêu cầu phối hợp.

2. Nghiêm cấm các trạm kiểm soát, các đội tuần tra cơ động khám xét dọc đường đối với xe và các phương tiện vận chuyển chuyên dùng đang làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép ưu tiên cho các phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước để đi trong giờ cao điểm, qua các cầu phà và vào các đường cấm.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trong các chuyến vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng xảy ra trên địa bàn khi được thông báo.

Chương 5:

TIÊU HỦY TIỀN

Điều 17. Loại tiền tiêu hủy

Tiền được tiêu hủy bao gồm :

1. Các loại tiền giấy, tiền kim loại không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

2. Các loại tiền đã đình chỉ lưu hành.

Điều 18. Quản lý tiêu hủy tiền.

1. Hàng năm hoặc từng thời kỳ, căn cứ tồn kho các loại tiền nêu ở Điều 17, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, giá trị của từng loại tiền phải tiêu huỷ.

2. Việc tiêu hủy tiền được tiến hành thường xuyên, thời gian tiêu hủy do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và chỉ thực hiện tại các kho tiền trung ương của Ngân hàng Nhà nước.

3. Tiền tiêu hủy phải trở thành phế liệu và không thể phục hồi để sử dụng được dưới bất kỳ hình thức nào.

4. Ngân hàng Nhà nước phải hạch toán đầy đủ, chính xác tiền tiêu hủy; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tiêu hủy tiền từng đợt và cả năm, đồng gửi Bộ Tài chính và Bộ Công an.

Điều 19. Hạch toán tiền bán phế liệu

Tiền thu từ bán phế liệu tiêu hủy tiền được hạch toán vào khoản thu nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 20. Tổ chức tiêu hủy tiền

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế tiêu hủy tiền; thành lập bộ máy chuyên trách để tổ chức tiêu hủy tiền.

Điều 21. Giám sát tiêu hủy tiền

1. Bộ Tài chính chủ trì, cùng với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước xây dựng quy chế giám sát và cử cán bộ giám sát quá trình tiêu hủy tiền; xác nhận kết quả tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước.

2. Bộ Tài chính kiểm tra chứng từ, sổ sách hạch toán của Ngân hàng Nhà nước về tiêu hủy tiền hàng năm.

Chương 6:

CHI PHÍ IN, ĐÚC, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ TIÊU HỦY TIỀN

Điều 22. Chi phí thường xuyên

Chi phí thường xuyên hàng năm cho việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy các loại tiền được thực hiện và quản lý theo chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 23. Chi phí in, đúc tiền mới

Chi phí liên quan đến việc in, đúc các loại tiền mới chưa công bố lưu hành để bổ sung, thay thế cơ cấu tiền trong lưu thông được hạch toán riêng theo dự án được Chính phủ phê duyệt. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý, kiểm tra theo chế độ bảo mật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung và tính chất các khoản chi, đồng gửi Bộ Tài chính.

Điều 24. Kiểm tra chi tiêu

Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện chi tiêu cho công tác in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 7:

TIỀN MẪU, TIỀN LƯU NIỆM

Điều 25. Tiền mẫu

1. Tiền mẫu là đồng tiền chính thức của Việt Nam, có thêm chữ ''tiền mẫu'' hoặc chữ ''Specimen''. Tiền mẫu được dùng làm chuẩn để đối chứng trong nghiệp vụ phát hành tiền và không có giá trị làm phương tiện thanh toán trong lưu thông.

2. Ngân hàng Nhà nước có thể bán tiền mẫu cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dùng làm vật đối chứng, sưu tập hoặc lưu niệm

Điều 26. Tiền lưu niệm

1. Tiền lưu niệm là đồng tiền tượng trưng không có giá trị làm phương tiện thanh toán, được phát hành cho mục đích sưu tập, lưu niệm hoặc mục đích khác.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mẫu thiết kế, quyết định chất liệu, mệnh giá và số lượng các loại tiền lưu niệm cần in, đúc.

3. Ngân hàng Nhà nước tự tổ chức sản xuất hoặc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước sản xuất và tiêu thụ tiền lưu niệm.

Điều 27. Quản lý tiền mẫu, tiền lưu niệm

1.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế quản lý tiền mẫu, tiền lưu niệm.

2.Các khoản thu - chi về sản xuất, tiêu thụ tiền mẫu, tiền lưu niệm được hạch toán vào thu - chi nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 8:

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 28. Khen thưởng

Hàng năm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các quy định của Nghị định này.

Điều 29. Xử lý vi phạm

Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 9:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những văn bản trước đây trái với Nghị định này đều hết hiệu lực.

Điều 31. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Điều 32. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 81/1998/ND-CP

Hanoi, October 01, 1998

 

DECREE

ON THE PRINTING, MINTING, PRESERVATION, TRANSPORT AND DESTRUCTION OF BANKNOTES AND COINS; AND THE PRESERVATION AND TRANSPORT OF PRECIOUS PROPERTY AND VALUABLE PAPERS WITHIN THE BANKING SYSTEM

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 01/1997-QH10 of December 12, 1997;
At the proposal of the Governor of the State Bank
,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Objects of regulation

This Decree regulates the following objects:

- Banknotes and coins which are printed, minted and issued by the State Bank of Vietnam (or the State Bank for short);

- Specimen money, souvenir money;

- Valuable papers, including: payment checks, commercial bills, credit bills, bonds and other kinds of valuable papers as specified by law;

- Precious property, including: precious metals, gems, foreign currencies and other kinds of precious property.

Article 3.- The responsibility of the State Bank

The State Bank is the agency that organizes the printing, minting and destruction of money, as well as the preservation and transport of money, precious property and valuable papers; guides and inspects the preservation and transport of money, precious property and valuable papers and the fund operations of credit institutions.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- The additional printing and minting of money of those kinds currently circulated, and the printing and minting of money of new kinds not yet publicized for circulation

1. The Governor of the State Bank shall base himself/herself on the plan for additional supply of money approved by the Government, the economy's payment requirements, the demand for current money reserve and the annual demand for money to replace those which are no longer up to the circulation standards, to decide the structure, volume and value of current money that must be additionally printed and/or minted and then assign contracts therefor to the money printing and minting factories.

2. The State Bank shall formulate the project for printing and/or minting money of new kinds which have not been publicized for circulation in order to supplement or replace current money, then submit it to the Prime Minister for approval. Enclosed with the project must be the model designs of denominations, sizes, weights, drawings, adornments and other characteristics of such new kinds of banknotes and/or coins.

Article 5.- Money designing

1. The money designing shall be undertaken by the State Bank and must meet the following requirements:

a) The presentation: must be highly aesthetic, distinctive and conformable to the Vietnamese cultural identity;

b) The technical specifications: must be compatible with materials, technological processes of making plates for printing and minting money of the factories; and convenient for use and preservation.

2. The State Bank shall organize the research into and application of advanced money-designing techniques which must ensure the high durability, aesthetic quality and anti-fake properties of the money; and fit the materials as well as plate-making, printing and minting technologies of the factories.

Article 6.- Making plates for money printing and minting

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Organization and management of the money printing and minting

1. The money printing and minting shall be carried out by factories under contracts with the State Bank.

2. The money printing and minting factories shall have to:

a) Prepare all equipment, supplies, raw materials and auxiliary materials for the money printing and minting under contracts;

b) Ensure the stable quality of printed and minted money according to the technical specifications already approved for each kind of money by the State Bank Governor;

c) Bear responsibility for the volume and quality of the printed and minted money. The completely printed or minted money, before being delivered to the State Bank, must be uniformly packed according to the regulations of the State Bank Governor;

d) Compile dossiers to monitor the backgrounds of each kind of printed or minted money according to the regulations of the State Bank Governor;

e) Organize the timely and accurate accounting of the money printing and minting in accordance with provisions of the legislation on accounting and statistics;

f) Organize the separate preservation and control of faulty printing and minting products which are not up to the prescribed specifications, in order to destroy them according to the regulations of the State Bank Governor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- The promulgation of regulations

The State Bank Governor shall promulgate regulations on:

1. Model designing; making of printing and minting plates; money printing and minting technological processes; technical standards of all kinds of money;

2. Keeping confidentiality in the money printing and minting; putting safety codes on the original plates of banknotes and coins;

3. Purchase of equipment, supplies, raw materials and auxiliary materials in service of money printing and minting.

Article 9.- The inspection and supervision

The Ministry of Finance shall have to:

1. Inspect vouchers, books and the accounting by the State Bank of the volume and value according to the denominations of various kinds of money annually printed and/or minted;

2. Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security and the State Bank in elaborating regulations and directly supervising the money printing and minting in factories.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PRESERVATION OF MONEY, PRECIOUS PROPERTY AND VALUABLE PAPERS

Article 10.- The responsibility for preserving money, precious property and valuable papers

1. Newly printed or minted money which have not been delivered to the State Bank shall be preserved by the money printing and minting factories in their storehouses according to the regulations on the State Bank Governor.

2. Within its management scope, the State Bank shall have to preserve all kinds of money which have not yet been publicized for circulation, the current money (including those not up to the circulation standards), money suspended from circulation, specimen money, souvenir money, precious property and valuable papers.

3. Money, precious property and valuable papers being property of credit institutions shall be preserved by such credit institutions in accordance with regulations of the State Bank Governor.

Article 11.- Building and managing money storehouses

1. The State Bank Governor shall issue the regula-tions on technical standards of money storehouses, the regime of managing money storehouses and property preservation service in the banking system.

2. The State Bank shall be entitled to build central-level money storehouses and money storehouses at its provincial/municipal branches for the preservation of money, precious property and valuable papers under its management.

3. The money printing and/or minting factories and credit institutions shall be entitled to build money storehouse systems for the preservation of money, precious property and valuable papers under their respective management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Public Security shall have to protect money printing and minting factories; the central-level money storehouses and the money storehouses at the State Bank's provincial/municipal branches.

2. The People's Committees at all levels in localities where the money storehouses of the banking system are located shall have to create favorable conditions for safeguarding such money storehouses.

Chapter IV

THE TRANSPORTATION OF MONEY, PRECIOUS PROPERTY AND VALUABLE PAPERS

Article 13.- Transportation scope and responsibility

1. The State Bank shall have to organize the transportation of money, precious property and valuable papers under its management within the following scope:

a) From money printing and minting factories, airports, seaports, riverports and railway stations to the central-level money storehouses and vice versa;

b) Between the central-level money storehouses;

c) Between the central-level money storehouses and the money storehouses of the State Bank's provincial/municipal branches;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Credit institutions shall have to organize the transportation of money, precious property and valuable papers being property under their respective management between units in the same system and between such credit institutions and the State Bank.

Article 14.- Transport means

The State Bank shall be entitled to set up car transport teams tasked to transport money, precious property and valuable papers. These car transport teams shall be equipped with special-use vehicles and necessary technical facilities.

Article 15.- Transport principles

1. The transportation of money, precious property and valuable papers within the State Bank and credit institution systems must ensure the following principles:

a) Having a transfer order of the competent authority;

b) Transporting by special-use vehicles or special-use transport means;

c) Assigning enough personnel to escort and guard the transportation;

d) Keeping secret the transport itineraries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Guarding the transportation

1. The Ministry of Public Security shall have to organize forces to safeguard the transport of money, precious property and valuable papers of the State Bank when it is so requested.

2. The control stations and mobile patrol squads are strictly forbidden to search vehicles and special-use transport means transporting money, precious property and valuable papers of the State Bank and credit institutions, except otherwise prescribed by law.

3. The competent agencies shall have to grant priority laissez-passers to the means performing the task of transporting money, precious property and valuable papers of the State Bank to travel on rush hours, get through bridges and ferries and enter restricted roads.

4. The People's Committees at all levels shall have to coordinate with the State Bank and credit institutions in promptly handling incidents during the transportation of money, precious property and valuable papers of the State Bank and credit institutions that occur in their localities when they are informed thereof.

Chapter V

MONEY DESTRUCTION

Article 17.- Kinds of money to be destroyed

Money to be destroyed includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Kinds of money that are suspended from circulation.

Article 18.- Management of the money destruction

1. Annually or periodically, basing himself/herself on the volume of money of kinds prescribed in Article 17 still in storage, the State Bank Governor shall decide the volume and value of each kind of money to be destroyed.

2. The destruction of money shall be carried out regularly, the time for money destruction shall be decided by the State Bank Governor, and the destruction shall only be carried out at the central-level money storehouses of the State Bank.

3. The destroyed money must be turned into scrap that cannot be restored for use in any form.

4. The State Bank shall have to make full and accurate accounting of the destroyed money; report to the Prime Minister on the result of the money destruction each time and the whole year, and at the same time send reports thereon to the Ministry of Finance and the Ministry of Public Security.

Article 19.- Accounting of proceeds from the sale of scrap

The proceeds from the sale of scrap from the money destruction shall be accounted into the professional operations' revenues of the State Bank.

Article 20.- Organization of money destruction

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Supervision of money destruction

1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security and the State Bank in elaborating the supervision regulation, assigning their officials to supervise the money destruction process and certifying the result of money destruction by the State Bank.

2. The Ministry of Finance shall inspect accounting vouchers and books of the State Bank on annual money destruction.

Chapter VI

EXPENSES FOR MONEY PRINTING, MINTING, PRESERVATION, TRANSPORT AND DESTRUCTION

Article 22.- Regular expenses

The annual regular expenses for the printing, minting, preservation, transport and destruction of money of various kinds shall be made and managed according to the financial regime of the State Bank.

Article 23.- Expenses for printing and/or minting of money of new kinds

The expenses for the printing and/or minting of money of new kinds which have not been publicized for circulation in order to supplement and/or replace current money shall be separately accounted according to project(s) approved by the Government. The State Bank Governor shall manage and inspect the contents and characters of such expenses according to the confidentiality regime and report to the Prime Minister and the Ministry of Finance thereon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Finance shall inspect the expenditures on the printing, minting, preservation and transport and destruction of money by the State Bank.

Chapter VII

SPECIMEN MONEY, SOUVENIR MONEY

Article 25.- Specimen money

1. Specimen money is an official money of Vietnam being marked with "Tien mau" or "Specimen". The specimen money shall be used as standard model for comparison in the money issuing operation and have no value of a payment instrument in circulation.

2. The State Bank may sell specimen money to organizations and/or individuals in the country or abroad to be used for comparison, collection or souvenir purpose.

Article 26.- Souvenir money

1. Souvenir money is a symbolic money having no value of a payment instrument, and is issued for collection, souvenir or other purposes.

2. The State Bank Governor shall approve the model designs and decide the materials, nominations and volume of souvenir money of all kinds to be printed or minted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Management of specimen money and souvenir money

1. The State Bank Governor shall promulgate the Regulation on the management of specimen money and souvenir money.

2. The expenditures on and revenues from the production and sale of specimen money and souvenir money shall be accounted into the operational revenues and expenditures of the State Bank.

Chapter VIII

COMMENDATION AND DISCIPLINE

Article 28.- Commendation

Annually, the State Bank Governor shall consider the commendation or propose the Prime Minister to consider the commendation of organizations and individuals with outstanding achievements in the implementation of provisions of this Decree.

Article 29.- Handling of violations

Organizations and/or individuals that violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its signing. The previous legal documents which are contrary to this Decree are now invalidated.

Article 31.- Implementation guidance and inspection

The Governor of the State Bank, the Minister of Finance, the Minister of Public Security and the Minister of Communication and Transport shall, within their respective functions and tasks, have to guide and inspect the implementation of this Decree.

Article 32.- Implementation responsibility

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the ministries attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 81/1998/NĐ-CP ngày 01/10/1998 về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.702

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.117.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!