Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 74/2005/NĐ-CP phòng, chống rửa tiền

Số hiệu: 74/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 07/06/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 74/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 74/2005/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

CHÍNH PHỦ

Nhằm thực hiện mục tiêu phòng, chống rửa tiền, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 1999;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nư­­ớc Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về cơ chế và các biện pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác; trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài và những ngư­ời không có quốc tịch c­­ư trú hoặc hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có giao dịch hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng liên quan đến giao dịch tiền tệ hay tài sản khác tại Việt Nam.

2. Nghị định này cũng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài không cư trú, không hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có giao dịch hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng liên quan đến giao dịch tiền tệ hay tài sản khác tại Việt Nam.

3. Trường hợp Điều ư­ớc quốc tế mà nư­ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;

b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nh­­ượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;

c) Đầu t­ư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.

2. Định chế tài chính là bất kỳ tổ chức nào có tiến hành kinh doanh một hoặc nhiều hoạt động, gồm: nhận tiền gửi; cho vay; thuê mua tài chính; chuyển tiền hay giá trị; phát hành và quản lý các ph­­ương tiện thanh toán; bảo lãnh và cam kết tài chính; kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trư­ờng tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển như­­ợng; tham gia phát hành chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư­­ của cá nhân, tập thể; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân hay tập thể khác; đầu tư­­, quản lý vốn hoặc tiền đại diện cho cá nhân, tập thể khác; bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các khoản đầu t­ư­ khác; đổi tiền.

3. Giao dịch tiền tệ hay tài sản khác (dư­ới đây gọi chung là giao dịch) là những giao dịch tạo ra sự chuyển đổi, chuyển dịch hoặc thay đổi quyền sở hữu về tiền, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

4. Nhận biết khách hàng là những thủ tục cần thiết thực hiện theo quy định tại Nghị định này nhằm nắm bắt đư­ợc những thông tin có liên quan tới cá nhân, tổ chức có giao dịch tiền tệ hay tài sản khác.

5. Thông tin nhận biết là những thông tin có đư­ợc theo khoản 3 Điều 8 Nghị định này, đ­­ược sử dụng để xác định các bên liên quan, mục đích và tính chất của giao dịch.

6. Cơ quan nhà nư­­ớc có thẩm quyền là bất cứ cơ quan nhà nư­­ớc nào có chức năng quản lý, chỉ đạo, h­ư­ớng dẫn, thu thập, xử lý thông tin, điều tra hoặc xử lý hành vi liên quan tới rửa tiền theo quy định tại Nghị định này.

7. Giao dịch đáng ngờ là bất cứ giao dịch nào có dấu hiệu bất thường hoặc liên quan đến rửa tiền, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cảnh báo hoặc được xác định theo quy định tại Nghị định này.

Điều 4. Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền

1. Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý rửa tiền phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thư­ờng về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, các bên cùng có lợi và được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trư­ờng hợp các Điều ư­ớc quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Điều 5. Trách nhiệm tham gia phòng, chống rửa tiền

1. Phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc tạo điều kiện cho hoạt động rửa tiền.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống rửa tiền; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đã có hành vi rửa tiền tự ra đầu thú hoặc khai báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức đấu tranh chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền.

Điều 6. Các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền

1. Các định chế tài chính có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo Nghị định này gồm:

a) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Các tổ chức môi giới, đầu t­­ư tiền tệ hoặc cung ứng dịch vụ thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Các tổ chức phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán;

d) Các tổ chức có đăng ký kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý;

đ) Các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các tổ chức có hoạt động liên quan tới các chương trình hưu trí hay an sinh, kinh tế, xã hội;

e) Các tổ chức tại Việt Nam thay mặt hoặc đại diện cho các định chế tài chính của nước ngoài.

2. Các cá nhân, tổ chức khác có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Nghị định này gồm:

a) Các luật sư­, các công ty t­ư vấn pháp lý, các văn phòng luật sư, các công ty luật hợp danh khi thực hiện các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác thay mặt cho khách hàng;

b) Các tổ chức kinh doanh trò chơi may rủi, sòng bạc hoặc xổ số; các tổ chức kinh doanh có khuyến mại lớn đối với khách hàng;

c) Các công ty dịch vụ buôn bán bất động sản có đăng ký kinh doanh;

d) Các cá nhân được phép hoạt động hoặc kinh doanh như­ một trong những định chế tài chính nêu tại khoản 1 Điều này.

Chương 2:

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Điều 7. Các biện pháp phòng ngừa chung

1. Các định chế tài chính nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:

a) Xây dựng quy trình kiểm soát, kiểm toán nội bộ bảo đảm cho việc phòng, chống rửa tiền có hiệu quả và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;

b) Bố trí cán bộ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch, quy trình, biện pháp phòng, chống rửa tiền;

c) Xây dựng quy trình tìm hiểu, cập nhật thông tin và thủ tục nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;

d) L­ưu giữ, cập nhật số liệu và báo cáo các giao dịch theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;

đ) Kịp thời thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong việc phòng, chống rửa tiền;

e) Đào tạo nhân viên để nâng cao trách nhiệm của nhân viên trong việc phòng, chống rửa tiền;

g) áp dụng theo thẩm quyền các biện pháp tạm thời quy định tại Điều 11 Nghị định này.

2. Các cá nhân, tổ chức nêu tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện quy định tại các điểm c, d, đ, g khoản 1 Điều này.

Điều 8. Nhận biết khách hàng

1. Các trư­­ờng hợp cần nhận biết khách hàng theo quy định tại Nghị định này gồm:

a) Khi khách hàng là cá nhân hay tổ chức mở tài khoản lần đầu;

b) Khi xuất hiện các giao dịch tiền mặt nh­­ư quy định tại Điều 9 Nghị định này;

c) Khi các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;

d) Tuỳ theo tính chất và quy mô giao dịch mà các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này thấy cần phải nhận biết.

2. Yêu cầu nhận biết khách hàng:

a) Bảo đảm độ tin cậy, kịp thời của thông tin nhận biết khách hàng;

b) Bảo đảm bí mật thông tin nhận biết cho khách hàng.

3. Nội dung thông tin nhận biết khách hàng:

Các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm tự thiết kế mẫu nhận biết khách hàng, trong đó phải có các yếu tố sau:

a) Ngày, tháng, năm mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch;

b) Họ và tên cá nhân hoặc ng­­ười đại diện cho cơ quan, tổ chức có nhu cầu giao dịch; số hộ chiếu, chứng minh nhân dân hay giấy tờ tuỳ thân khác; địa chỉ nơi ở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu th­ư­ờng trú;

c) Tên giao dịch đầy đủ và vắn tắt, số đăng ký kinh doanh, số đăng ký nộp thuế, địa chỉ đặt trụ sở của tổ chức hoặc chủ sở hữu có nhu cầu hoặc đã uỷ quyền cho bên thứ ba giao dịch;

d) Tên giao dịch, địa chỉ, số chứng minh hoặc số đăng ký kinh doanh của cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch, đặc biệt là bên uỷ quyền giao dịch và bên h­ư­ởng lợi trong giao dịch đó;

đ) Hình thức, mục đích, giá trị giao dịch;

e) Họ, tên cá nhân, nhân viên thực hiện nhận biết khách hàng.

4. Biện pháp nhận biết khách hàng:

Trong trư­­ờng hợp có nghi ngờ về thông tin nhận biết khách hàng do khách hàng cung cấp, các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này có thể xác định tính xác thực của những thông tin này bằng các cách sau:

a) Khảo sát, thu thập qua các tổ chức khác đã hoặc đang có quan hệ với khách hàng và đối chiếu thông tin có được với thông tin khách hàng cung cấp;

b) Thu thập thông tin từ các chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con, công ty phụ thuộc... tại nơi xuất xứ của thông tin do khách hàng cung cấp;

c) Thông qua các cơ quan có thẩm quyền tại nơi xuất xứ của thông tin do khách hàng cung cấp;

d) Các biện pháp khác phù hợp với pháp luật và bảo đảm yêu cầu nhận biết khách hàng.

5. Lưu giữ thông tin nhận biết khách hàng:

Ngoài việc lư­­u giữ, bảo quản thông tin theo chế độ hiện hành, các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm l­­ưu giữ thông tin nhận biết khách hàng có liên quan tới các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này ít nhất 5 năm kể từ ngày đóng tài khoản hoặc 5 năm kể từ ngày kết thúc giao dịch.

Điều 9. Mức giá trị giao dịch phải báo cáo theo quy định

1. Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị t­­ương đ­­ương, trừ trư­ờng hợp pháp luật có quy định khác.

2. Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đ­ương.

3. Thủ tướng Chính phủ sẽ điều chỉnh các mức giá trị giao dịch tiền mặt phải báo cáo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ.

Điều 10. Giao dịch đáng ngờ

1. Các giao dịch bị coi là đáng ngờ khi có một trong các dấu hiệu sau:

a) Các bên liên quan tới giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ không báo cáo giao dịch đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay uỷ quyền của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam;

c) Các giao dịch mà qua thông tin nhận dạng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của các bên tham gia giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới cá nhân, tổ chức nêu tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn không tương xứng hoặc không liên quan tới hoạt động thư­­ờng ngày hay bất cứ hoạt động hợp pháp nào;

đ) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày, nhưng số d­ư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;

e) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một khoản tiền lớn hay chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngư­­ợc lại; tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch;

g) Sử dụng tín dụng thư­ và các phư­­ơng thức tài trợ thư­­ơng mại khác có giá trị lớn, chiết khấu với giá trị cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi giao dịch này không liên quan đến hoạt động thư­­ờng xuyên của khách hàng;

h) Pháp nhân không thực hiện giao dịch trong một thời gian dài trên tài khoản của mình kể từ khi mở; doanh nghiệp trong nước mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài dư­ới tên pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài;

­i) Chuyển l­ượng tiền lớn từ tài khoản ngoại hối của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;

k) Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu t­ư hoặc chi trả tiền ra nước ngoài không phù hợp với tính chất hay nhu cầu của hoạt động kinh doanh;

l) Các công ty bảo hiểm thư­ờng xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng;

m) Các tổ chức chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh doanh chứng khoán;

n) Bất cứ giao dịch nào khác mà các định chế tài chính thấy có biểu hiện bất th­­ường hoặc cơ sở pháp lý không đáng tin cậy.

2. Danh mục các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ sung định kỳ bằng văn bản riêng sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.

3. Các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm cập nhật danh sách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này để biết và thực hiện.

Điều 11. Các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền

1. Trong quá trình phòng, chống rửa tiền, có thể áp dụng một trong các biện pháp tạm thời sau đây:

a) Không thực hiện giao dịch;

b) Phong toả tài khoản;

c) Niêm phong hoặc tạm giữ tài sản;

d) Tạm giữ ng­­ười vi phạm;

đ) Các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc áp dụng các biện pháp tạm thời phải thực hiện đúng thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật và không ảnh h­ư­ởng tới sự an toàn của hệ thống tài chính, tiền tệ.

3. Các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này được quyền áp dụng biện pháp không thực hiện giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách nêu tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này hoặc khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan tới hoạt động phạm tội, đồng thời báo cáo ngay tới Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phong toả tài khoản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp: phong toả tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản, tạm giữ ngư­ời vi phạm và các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Hình thức, nội dung báo cáo và cung cấp thông tin

1. Các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này phải báo cáo các giao dịch quy định tại các Điều 9, 10 Nghị định này cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như­­ sau:

a) Hình thức báo cáo: bằng văn bản, bằng các phư­ơng tiện điện tử hoặc bất cứ phư­­ơng thức hợp pháp nào; trong tr­ư­ờng hợp cần thiết có thể báo cáo ngay qua điện thoại, nh­­ưng sau đó phải xác nhận lại bằng các phư­ơng thức nêu trên; ngư­ời báo cáo hoặc ký báo cáo này phải là chính cá nhân thực hiện giao dịch hoặc cán bộ chuyên trách hay ng­ười có thẩm quyền của tổ chức, cơ quan phải báo cáo;

b) Nội dung báo cáo gồm: các thông tin nhận biết khách hàng quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này; thời gian và thời hạn tiến hành giao dịch hoặc phát lệnh giao dịch; các bên liên quan tới giao dịch; các giấy tờ, tài liệu mà các bên sử dụng trong giao dịch; các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện;

c) Thời gian báo cáo: chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm phát sinh giao dịch theo Điều 9 hoặc từ thời điểm phát hiện có giao dịch theo quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc trong vòng 24 giờ nếu phát hiện có dấu hiệu liên quan giữa giao dịch được yêu cầu thực hiện với hoạt động phạm tội. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thời gian báo cáo đối với từng loại giao dịch cụ thể.

2. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này không được thông báo cho các bên liên quan tới giao dịch về việc báo cáo và nội dung báo cáo hoặc thông tin đã cung cấp.

3. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, nếu phát hiện những giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, có thể tố giác, cung cấp thông tin hoặc thông báo bằng văn bản hoặc bằng các phư­­ơng thức hợp pháp khác cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được tố giác, thông tin nói trên có trách nhiệm xử lý thông tin theo thẩm quyền được pháp luật quy định và thông báo ngay về Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền.

4. Thông tin liên quan tới các giao dịch được báo cáo theo Nghị định này được bảo quản theo chế độ mật và chỉ được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm báo cáo hoặc cung cấp thông tin có liên quan đến giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng hay các quy định khác về đảm bảo bí mật thông tin cho khách hàng.

Điều 13. Xử lý thông tin

1. Khi nhận được thông tin hoặc báo cáo về các giao dịch quy định tại các Điều 9, 10 Nghị định này, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền tiến hành:

a) Phân tích thông tin, báo cáo nhận được;

b) So sánh thông tin, báo cáo nhận được với các số thống kê, thông tin đã có và thông tin được l­ư­u giữ tại Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền;

c) Yêu cầu hoặc đề nghị bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cung cấp thêm các thông tin, số liệu có liên quan đến báo cáo nhận được;

d) Cảnh báo hoặc khuyến nghị tới các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan về những vấn đề nảy sinh từ các giao dịch được báo cáo.

2. Khi có căn cứ xác định giao dịch được nêu trong thông tin, báo cáo có thể liên quan tới các hoạt động phạm tội, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền thông báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và chuyển toàn bộ hồ sơ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong quá trình xác minh nội dung vụ việc và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc khi được yêu cầu.

Điều 14. Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền

1. Thành lập Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin; có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ các thông tin về các giao dịch quy định tại các Điều 9, 10 Nghị định này; cung cấp tài liệu, thông tin theo quy định tại Nghị định này; giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 15 và các khoản 1, 4 Điều 20 Nghị định này.

2. Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền có Giám đốc và một số Phó giám đốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ nhiệm.

3. Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền có con dấu riêng và đặt trụ sở chính tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Điều 15. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Chủ trì và phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan hữu quan xây dựng và thực hiện chiến l­ược, chủ trư­­ơng, chính sách, kế hoạch công tác phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam; nghiên cứu và có giải pháp để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Định kỳ hàng năm hoặc khi Chính phủ yêu cầu, trao đổi kết quả công tác phòng, chống rửa tiền với các cơ quan hữu quan và làm đầu mối tổng hợp báo cáo trình Chính phủ.

3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật và Nghị định này.

4. Tổ chức tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, xử lý, lư­­u giữ, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ theo quy định tại các Điều 12, 13 Nghị định này; chuyển cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc có thể liên quan tới rửa tiền để thanh tra, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ xử lý thông tin về phòng, chống rửa tiền;

6. Đào tạo cán bộ chuyên trách cho các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các định chế tài chính về phân tích, xử lý thông tin và phát hiện rửa tiền.

Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm có liên quan tới rửa tiền.

2. Chủ trì và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống rửa tiền.

3. Tổ chức lực l­­ượng điều tra tội phạm có liên quan đến rửa tiền; hư­ớng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm có liên quan đến rửa tiền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Nghị định này; thông báo kết quả điều tra các vụ việc có liên quan tới rửa tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết.

4. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về phư­ơng thức, thủ đoạn hoạt động mới của bọn tội phạm trong lĩnh vực rửa tiền ở trong nước và nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền.

5. Đào tạo, bồi d­ư­ỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền.

Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Hư­ớng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định tại Nghị định này.

2. Trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định, kịp thời phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong phòng, chống rửa tiền.

3. Phối hợp và hỗ trợ các cơ quan thuộc Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm rửa tiền.

4. Trư­ớc ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp công tác phòng, chống rửa tiền thuộc lĩnh vực quản lý của mình; gửi báo cáo kết quả về Ngân hàng nhà nước Việt Nam để tổng hợp trình Chính phủ.

Điều 18. Trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra Bộ

1. Thông báo về Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin, báo cáo nhận được hoặc phát hiện được về các giao dịch nêu tại các Điều 9, 10 Nghị định này và lư­­u giữ thông tin, hồ sơ liên quan ít nhất 5 năm.

2. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời theo đề nghị của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền và cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử.

3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị thuộc đối t­­ượng quản lý của Bộ, ngành mình khi có những giao dịch liên quan tới rửa tiền theo đề nghị của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Hướng dẫn các đơn vị, bộ phận trực thuộc nghiên cứu, thực hiện các quy định tại Nghị định này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện các chính sách, đường lối, chiến lược, kế hoạch phòng, chống rửa tiền.

Chương 4:

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đầu mối đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các điều ­ước và thoả thuận quốc tế trong việc trao đổi thông tin về các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới rửa tiền.

2. Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì đàm phán, ký kết các Điều ư­ớc quốc tế về t­ương trợ tư­ pháp, dẫn độ và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến rửa tiền; tổ chức thực hiện các chủ tr­ư­ơng, chính sách và Điều ư­­ớc quốc tế về phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền.

3. Khi có yêu cầu hợp tác quốc tế liên quan đến phòng, chống rửa tiền, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kịp thời thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nếu nội dung liên quan đến hợp tác trao đổi thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này) hoặc Bộ Công an (nếu nội dung liên quan đến tương trợ pháp lý và tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều này) về bản chất, nội dung, thời gian, các bên liên quan và các chương trình hợp tác khác có liên quan đến rửa tiền và lý do từ chối yêu cầu tư­ơng trợ tư­ pháp để tổng hợp và phối hợp thực hiện.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an có trách nhiệm h­ướng dẫn thực hiện yêu cầu hợp tác quốc tế cho các cơ quan tham gia hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Điều 21. Hình thức và nội dung yêu cầu hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

1. Hình thức hợp tác:

a) Phối hợp phát hiện, ngăn chặn rửa tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước có liên quan;

b) Ký kết các Điều ư­­ớc quốc tế đa phư­­ơng và song phư­­ơng về phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền;

c) Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm rửa tiền;

d) Phối hợp đào tạo, bồi d­­ưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phân tích báo cáo, thông tin về các giao dịch đáng ngờ và trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm liên quan đến rửa tiền cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, tổ chức hữu quan;

đ) Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền;

e) Thực hiện các yêu cầu t­ương trợ tư­ pháp trong việc điều tra, xử lý tội phạm có liên quan đến rửa tiền của các cá nhân, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam và các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài;

g) Hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, tăng cư­­ờng năng lực pháp lý trong phòng, chống rửa tiền.

2. Phư­­ơng thức và nội dung yêu cầu hợp tác:

a) Yêu cầu hợp tác phải được chuyển đến bằng văn bản, có chữ ký của ng­­ười có trách nhiệm và có dấu của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu;

b) Tùy theo nội dung mà văn bản yêu cầu hợp tác phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc Bộ Công an qua Văn phòng INTERPOL Việt Nam.

c) Trong tr­ư­ờng hợp khẩn cấp, yêu cầu hợp tác có thể gửi bằng các phương tiện thông tin và phải được xác nhận lại bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong vòng 5 ngày làm việc tiếp theo;

d) Nội dung văn bản yêu cầu hợp tác phải bao gồm các yếu tố sau: tên tổ chức, quốc gia yêu cầu và nhận yêu cầu; mục đích, bản chất và thời hạn yêu cầu hỗ trợ; các chi tiết, đặc điểm nhận dạng tài sản hoặc tội phạm nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các yêu cầu hợp tác; bản sao các bằng chứng hoặc phán quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu.

Điều 22. Từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp

1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam từ chối thực hiện yêu cầu tư­ơng trợ tư­ pháp nếu:

a) Yêu cầu t­ương trợ gây tổn hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;

b) Yêu cầu tư­ơng trợ không phù hợp với các Điều ư­ớc quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và pháp luật Việt Nam.

2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối thực hiện yêu cầu tư­ơng trợ tư­ pháp nếu:

a) Yêu cầu tư­ơng trợ không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;

b) Cá nhân được đề cập tới trong yêu cầu tư­ơng trợ đã hoặc đang bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử hoặc kết án về tội phạm có liên quan đến hoạt động rửa tiền theo pháp luật Việt Nam.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam từ chối thực hiện yêu cầu t­ương trợ tư­ pháp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đã gửi yêu cầu biết.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 23. Khen thưởng

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền thì được khen thư­­ởng theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Xử lý vi phạm

1. Ngư­ời phạm tội có liên quan đến rửa tiền thì bị xử lý theo Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm trong phòng, chống rửa tiền, nếu vi phạm quy định tại Nghị định này mà chư­a đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định sau đây:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi không có quy chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ bao hàm các điều khoản về phòng, chống rửa tiền; không bố trí cán bộ có trách nhiệm triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; không có quy trình tìm hiểu, thủ tục nhận biết khách hàng theo quy định tại Nghị định này;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 15.000.000 đồng (mư­ời lăm triệu đồng) đối với hành vi không thông báo hoặc không báo cáo cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Nghị định này; không l­ưu giữ sổ sách, hồ sơ, tài liệu có liên quan tới các giao dịch trong thời gian phải được lư­u giữ theo quy định tại Nghị định này; không thông báo cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện có sai lệch trong các hồ sơ, tài liệu, báo cáo, sổ sách đã được chuyển cho các cơ quan này trư­ớc đó;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (m­ười triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với hành vi thông báo cho các bên liên quan tới giao dịch về nội dung các báo cáo hoặc thông tin đã cung cấp theo Điều 12 Nghị định này; trì hoãn hoặc không thực hiện các yêu cầu của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này mà không có lý do chính đáng;

d) Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tư­ớc quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề được sử dụng để vi phạm; tịch thu tang vật, ph­ương tiện được sử dụng để vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Ng­ười nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định tại Nghị định này trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống hoạt động rửa tiền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thư­ờng theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan tới việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2005.

Điều 27. Trách nhiệm thi hành

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trư­­ởng Bộ Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm h­ư­ớng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ tr­­ưởng, Thủ tr­ư­ởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence-Freedom-Happiness

 

No.74/2005/ND-CP

Hanoi, June 7, 2005

 

DECREE

ON PREVENTION AND COMBAT OF MONEY LAUNDERING

THE GOVERNMENT

In order to achieve the objective of prevention and combat of money laundering, contributing to safeguarding national security and social safety and order and protecting legitimate rights and interests of individuals, agencies and organizations;

Pursuant to the 1999 Penal Code;

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 12, 1997 Law on the Vietnam State Bank and the June 17, 2003 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on the Vietnam State Bank;

Pursuant to the December 12, 1997 Law on Credit Institutions and the June 15, 2004 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



At the proposal of the Vietnam State Bank Governor,

DECREES:

Chapter I .

GENERAL PROVISIONS

Article 1.  Scope of regulation

This Decree provides for mechanisms and measures to prevent and combat money laundering in Vietnam in monetary or other property transactions; responsibilities of individuals, agencies and organizations for preventing and combating money laundering; and international cooperation in the prevention and combat of money laundering.

Article 2.  Subjects of application

1. This Decree applies to Vietnamese individuals, agencies and organizations, foreign individuals and organizations and stateless persons residing or operating in the Vietnamese territory who conduct monetary or other property transactions or provide customers with services related to such transactions in Vietnam.

2. This Decree also applies to foreign individuals or organizations who do not reside or operate in the Vietnamese territory but conduct monetary or other property transactions or provide customers with services related to such transactions in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.  Interpretations of terms

1. Money laundering means acts committed by individuals or organizations to legitimize money or property acquired from criminal activity through the following specific activities:

a/ Directly or indirectly participate in a transaction related to money or property acquired from criminal activity;

b/ Receiving, appropriating, moving, converting, transferring, transporting, using or transporting across borders money or property acquired from criminal activity;

c/ Investing in a project or work, contributing capital to an enterprise or otherwise concealing or disguising, or obstructing the verification of the origin, the truth or the location, movement process or ownership of, money or property acquired from criminal activity.

2. Financial institution means any organization dealing in one or more than one of the following activities: acceptance of deposits; lending; financial hire and purchase; transmission of money or value; issuance and management of payment instruments; financial guarantee and commitment; foreign exchange dealings; money market instruments, transferable securities; participation in issuance of securities; management of investment portfolios of individuals and collectives; administration of cash or liquid securities on behalf of other individuals or collectives; investment, management of capital or money on behalf of other individuals or collectives; life insurance and other investment- related insurance; money changing.

3. Monetary or other property transactions (hereinafter collectively referred to as transactions) mean transactions resulting in the transformation, movement or change in the ownership of money or property of individuals, agencies or organizations.

4. Customer identification means necessary procedures carried out in accordance with the provisions of this Decree in order to obtain information concerning individuals or organizations conducting monetary or other property transactions.

5. Identification information means information obtained under Clause 3, Article 8 of this Decree and used for identifying the parties involved in, purposes and nature of, transactions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Suspicious transactions mean any transactions showing abnormal signs or related to money laundering, which are warned by competent state agencies or identified under the provisions of this Decree.    

Article 4.  Principles of prevention and combat of money laundering

1. The prevention, detection, stoppage and handling of money laundering must comply with legal provisions on the basis of ensuring national sovereignty and security; securing normal economic and investment activities; protecting legitimate rights and interests of individuals, agencies and organizations; combating abuse of powers and taking advantage of the prevention and combat of money laundering to infringe upon legitimate rights and interests of the concerned individuals, agencies and organizations.

2. International cooperation in the field of prevention and combat of money laundering must abide by the principles of respect for national independence and sovereignty; mutual benefit and compliance with the provisions of Vietnamese law, unless otherwise provided for by international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded.

Article 5.  Responsibilities for participating in the prevention and combat of money laundering

1. To prevent and combat money laundering is the responsibility of all individuals, agencies and organizations.

2. Agencies, organizations and individuals are strictly prohibited from participating in or facilitating money laundering activity.

3. The State shall adopt policies to encourage and protect individuals, agencies and organizations participating in preventing and combating money laundering; encourage organizations and individuals that have committed acts of money laundering to give themselves up or report to competent state agencies; and organize the fight against money laundering-related offenses.

Article 6.  Individuals and organizations responsible for preventing and combating money laundering

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Institutions established and operating under the provisions of the Law on Credit Institutions;

b/ Organizations engaged in monetary brokerage, investment or providing payment services in the Vietnamese territory;

c/ Organizations issuing, listing, transacting, trading in, putting into custody or making clearing payment of, securities;

d/ Registered foreign-currency, gold, silver or gem business organizations;

e/ Insurance, insurance brokering companies, and organizations conducting activities related to pension, welfare, economic or social programs;

f/ Vietnam-based organizations operating on behalf of or representing foreign financial institutions.

2. Other individuals and organizations responsible for preventing and combating money laundering under the provisions of this Decree include:

a/ Lawyers, legal counseling firms, lawyers offices, law partnerships when they conduct monetary or other property transactions on behalf of their clients;

b/ Organizations dealing in luck games, casinos or lotteries; business organizations offering big sale promotion prizes to customers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Individuals licensed to operate or do business like any of financial institutions stated in Clause 1 of this Article.

Chapter II .

ANTI-MONEY LAUNDERING MEASURES

Article 7.  General preventive measures

1. Financial institutions stated in Clause 1, Article 6 of this Decree shall be responsible for implementing the following measures:

a/ To formulate internal control and audit processes to ensure effective prevention and combat of money laundering in accordance with current provisions of law;

b/ To arrange personnel responsible for implementing anti-money laundering policies, plans, processes and measures;

c/ To develop processes of obtaining and updating information and procedures for identifying clients under the provisions of Article 8 of this Decree;

d/ To keep and update statistics and report transactions under the provisions of Article 12 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ To train personnel in order to raise their responsibility for preventing and combating money laundering;

g/ To apply according to their competence provisional measures provided for in Article 11 of this Decree.

2. Individuals and organizations stated in Clause 2, Article 6 of this Decree shall have to implement the provisions of Points c, d, e, g, Clause 1 of this Article.

Article 8.  Client identification

1. Cases where client identification is required under the provisions of this Decree include:

a/ Clients being individuals or organizations open accounts for the first time;

b/ There arise cash transactions stated in Article 9 of this Decree;

c/ Transactions show suspicious signs as provided for in Article 10 of this Decree;

d/ Depending on the nature and size of transactions, individuals and organizations stated in Article 6 of this Decree find it necessary to identify clients.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Ensuring the reliability and timeliness of client identification information;

b/ Ensuring confidentiality of identification information for clients.

3. Contents of client identification information:

Individuals and organizations stated in Article 6 of this Decree shall be responsible for designing by themselves client identification forms, containing the following details:

a/ Date, month and year of opening the account or conducting the transaction;

b/ Full name of the individual or representative of the agency or organization wishing to conduct the transaction; the serial number of the passport, peoples identity card or another personal identity paper; address of place of residence or registration of permanent residence;

c/ Full and abbreviated transaction names, business registration number, tax payment registration number, address of the head office of the organization or owner wishing to conduct the transaction or having authorized the transaction to a third party;

d/ Transaction names, addresses, numbers of the identity cards or business registration numbers of the individuals or organizations involved in the transaction, especially the transaction-authorizing party and the beneficiary in the transaction;

e/ Form, purpose and value of the transaction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Measures to identify clients:

In case of doubting client identification information supplied by clients, individuals or organizations stated in Article 6 of this Decree shall verify the truthfulness of such information by:

a/ Investigating and gathering information from other organizations which had or have relations with clients and comparing such information with information supplied by clients;

b/ Gathering information from branches, representative offices, subsidiary or dependent companies, etc., in the places from which information supplied by clients originates;

c/ Verifying information through competent agencies from which information supplied by clients originates;

d/ Other measures compliant with law and satisfying customer identification requirements.

5. Preservation of client identification information:

Apart from preserving information according to current regulations, individuals and organizations stated in Article 6 of this Decree shall be responsible for keeping client identification information relating to transactions specified in Clause 1 of this Article for at least 5 years as from the date of closing of accounts or completion of transactions.

Article 9.  Value levels of transactions subject to reporting according to regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For savings transactions, one or more than one transaction conducted in a day by an individual or organization in cash with the aggregate value of VND 500,000,000 (five hundred million) or more or of equivalent value for foreign currencies or gold.

3. The Prime Minister shall adjust the value levels of cash transactions subject to reporting provided for in Clauses 1 and 2 of this Article to suit the national socio-economic development situation in each period.

Article 10.  Suspicious transactions

1. Transactions shall be deemed suspicious when showing one of the following signs:

a/ The parties involved in transactions supply inaccurate, incomplete and inconsistent information or persuade service-providing individuals or organizations not to report transactions to competent state agencies according to the provisions of law;

b/ Transactions conducted under orders or authorization of individuals or organizations related to criminal activities on the warning list made by the Public Security Ministry in order to prevent and combat money laundering and combat the use of money or property to facilitate or finance criminal activities  inside or outside the Vietnamese territory;

c/ Transactions with their involved parties being detected, through  identification information or scrutinizing their economic and legal grounds, to  have relationships with criminal activity or with individuals or organizations stated at Point b, Clause 1 of this Article;

d/ Individuals and organizations enter into transactions with large amounts of money incommensurate with or not related to their routine activities or any lawful activities;

e/ There are sudden changes in transaction turnovers on accounts; money deposited in and withdrawn quickly from accounts; transaction turnover is big in the day but the account balance is negligible or zero;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Letters of credit and other commercial financing instruments of high value and  at high discounts are used to transfer money between countries while these transactions are not related to routine activities of clients;

h/ Legal persons fail to conduct transactions for a long time on their accounts as from the time of opening of such accounts; domestic enterprises open and use overseas accounts under the names of foreign legal persons or entities;   

i/ Large amounts of money are transmitted from enterprises foreign-currency accounts to abroad after many small amounts of money are remitted into such accounts by means of electronic transfers, checks or drafts;

j/ Foreign enterprises transmit money abroad immediately after receiving investment capital or make payments to abroad not suitable to the nature or demands of their business;

k/ Insurance companies regularly pay indemnities or insurance sums in large amounts of money to the same client;

l/ Securities organizations transmit money not in compatibility with their securities trading activities;

m/ Any other transactions which financial institutions deem abnormal or having unreliable legal grounds.

2. The list of suspicious transactions shall be added periodically in a separate document after consulting the concerned ministries and branches.

3. Individuals or organizations stated in Article 6 of this Decree shall be responsible for keeping abreast of the list stated at Point b, Clause 1 of this Article for knowledge and implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In the process of preventing and combating money laundering, one of the following provisional measures may be applied:

a/ Not to effect transactions;

b/ To block accounts;

c/ To seal up or seize property;

d/ To seize violators;

e/ Other preventive measures provided for by law.

2. The application of provisional measures must be applied according to the right competence, the provisions of law, without affecting the safety of the financial and monetary system.

3. Individuals and organizations stated in Article 6 of this Decree shall be entitled to apply the measure of not effecting transactions when the parties involved therein are on the list stated at Point b, Clause 1, Article 10 of this Decree or when they have grounds to believe that the transactions requested to be effected are related to criminal activity, and at the same time immediately report thereon to the anti-money laundering information center or competent state agencies; block accounts at the request of competent state agencies.

4. Competent investigating agencies may apply measures of: blocking accounts, sealing up or seizing property, seizing violators and other preventive measures as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Individuals and organizations stated in Article 6 of this Decree must report transactions specified in Articles 9 and 10 of this Decree to the anti-money laundering information center or competent state agencies, specifically as follows:

a/ Form of reporting: in writing, by electronic means or any lawful mode; in case of necessity, prompt reporting via telephone is acceptable but confirmation by one of the above-said modes is required thereafter; persons who make or sign such reports must be the very individuals who have effected the transactions or responsible officials or competent persons of the organizations or agencies required to report;

b/ The contents of a report include: client identification information provided for in Clause 3, Article 8 of this Decree; time and time limit for effecting the transaction or issuing a transaction order; parties involved in the transaction; papers and documents used by the involved parties in the transaction; preventive measures already taken;

c/ Reporting time: Within 48 hours as from the time when transactions defined in Article 9 arise or from the time when transactions defined in Article 10 of this Decree are detected or within 24 hours if traces of relationship between the requested transactions and criminal activity are detected. The Vietnam State Bank Governor shall stipulate the reporting time for each specific type of transaction.

2. Individuals, agencies and organizations stated in Article 6 of this Decree are not allowed to notify the parties involved in transactions of the reporting and reporting contents or supplied information.

3. Other individuals, agencies and organizations, if detecting suspicious transactions, may denounce them, supply information on or inform them in writing or by another lawful mode to the anti-money laundering information center or competent state agencies. Competent state agencies that receive the above-said denunciations or information shall be responsible for processing information according to their competence provided for by law and immediately notify the anti-money laundering information center thereof.

4. Information related to transactions reported under this Decree shall be kept confidential according to regulations and may be only supplied to competent agencies according to the provisions of law. Individuals, agencies and organizations that perform the duty of reporting or supplying information relating to transactions under the provisions of Clause 1 of this Article shall not be considered having violated the provisions of law on ensuring confidentiality of deposited money and property of clients or other regulations on ensuring confidentiality of information for clients.

Article 13.  Processing of information

1. Upon receiving information or reports on transactions defined in Articles 9 or 10 of this Decree, the anti-money laundering information center shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Compare the information and reports with statistical data and information available and information kept at the center;

c/ Request or propose any individuals, agencies or organizations to supply additional information and data relating to the received reports;

d/ Issuing warnings or making recommendations to individuals and organizations stated in Article 6 of this Decree and the concerned competent state agencies regarding matters arising from the reported transactions.

2. When having grounds to determine that the transactions mentioned in the information or reports are possibly related to criminal activity, the anti-money laundering information center shall immediately notify the competent investigating agencies thereof, transfer the whole dossiers to them, and, at the same time, closely collaborate with the investigating agencies in the process of verifying the details of the cases and supply information and documents related thereto when so requested.

Article 14.  The anti-money laundering information center

1. To set up the anti-money laundering information center under the Vietnam State Bank, which shall function as the sole body to receive and process information; have the right to request related agencies, organizations and individuals to supply documents and records of information concerning transactions defined in Articles 9 and 10 of this Decree; supply documents and information under the provisions of this Decree; and assist the Vietnam State Bank Governor in performing the tasks defined in Article 15 and Clauses 1 and 4, Article 20 of this Decree.

2. The anti-money laundering information center has a director and several deputy directors appointed by the Vietnam State Bank Governor.

3. The anti-money laundering information center has its own seal and headquartered at the premises of the Vietnam State Bank.

4. The functions, specific tasks, powers, organizational structure and working regime of the anti-money laundering information center shall be stipulated by the Vietnam State Bank Governor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES FOR PREVENTING AND COMBATING MONEY LAUNDERING

Article 15.  Responsibilities of the Vietnam State Bank

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Public Security Ministry and concerned agencies in, formulating and implementing strategies, guidelines, policies and plans on the prevention and combat of money laundering in the Vietnamese territory; study and work out measures to limit cash payment in the Vietnamese territory.

2. Annually or upon request of the Government, to share the results of the prevention and combat of money laundering with the concerned agencies and sum them up for reporting to the Government.

3. To coordinate with the concerned agencies, organizations and individuals in taking anti-money laundering measures in accordance with the provisions of law and this Decree.

4. To organize receipt, sum-up, analysis, processing, keeping and supply of information, documents and records under the provisions of Articles 12 and 13 of this Decree; transfer to competent state agencies documents and dossiers of cases possibly related to money laundering for inspection, investigation and handling according to the provisions of law.

5. To organize research and application of scientific, technical and technological advances to processing information relating to anti-money laundering;  

6. To train specialized personnel of the related units of the Vietnam State Bank and financial institutions in analyzing and processing information and detecting money laundering.

Article 16.  Responsibilities of the Public Security Ministry

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned agencies, organizations and individuals in, popularizing and educating in the prevention and combat of money laundering.

3. To organize forces to investigate money laundering-related offenses; guide other agencies to conduct preliminary investigations of money laundering-related offenses according to the provisions of criminal procedure law and this Decree; inform the findings of the investigations of money laundering-related cases to the Vietnam State Bank.

4. To exchange necessary information and documents on new techniques employed by criminals in money laundering activities at home and abroad with the Vietnam State Bank through the anti-money laundering information center.

5. To train and foster personnel engaged in investigating, preventing and combating money laundering-related offenses.

Article 17.  Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies

1. To guide and supervise units under their respective management to implement the provisions of this Decree.

2. Within the scope of their law-prescribed powers, to collaborate in time with competent state agencies and other individuals, agencies and organizations in preventing and combating money laundering.

3. To collaborate with and support the agencies of the Public Security Ministry, the Supreme Peoples Procurer and the  Supreme Peoples Court in investigating, prosecuting and adjudicating money-laundering offenses.

4. Before December 31 every year, to sum up the work of prevention and combat of money laundering in the fields under their respective management; send reports thereon to the Vietnam State Bank for sum-up and submission to the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To notify the anti-money laundering information center or competent state agencies of received or detected information and reports on transactions defined in Articles 9 and 10 of this Decree and keep relevant information and records for at least 5 years.

2. To supply fully and in time information at the request of the anti-money laundering information center and competent investigating, prosecuting or adjudicating agencies.

3. To inspect and supervise units subject to management by their ministries or branches when they have money laundering-related transactions at the request of the anti-money laundering information center or competent state agencies.

4. To handle according to their competence acts of administrative violation under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree.

Article 19.  Responsibilities of Peoples Committees at all levels

1. To guide their subordinate units and sections to study and implement the provisions of this Decree within the scope of their respective functions and tasks.

2. To closely collaborate with competent state agencies in implementing, and urging the implementation of, anti-money laundering policies, line, strategies and plans.

Chapter IV.

INTERNATIONAL COOPERATION IN THE PREVENTION AND COMBAT OF MONEY LAUNDERING

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Vietnam State Bank shall act as the sole agency for negotiating, concluding and implementing international treaties and agreements on the exchange of information on transactions suspected to be related to money laundering.

2. The Public Security Ministry shall be responsible for negotiating and concluding international treaties on judicial assistance, extradition and cooperation in the prevention and combat of money laundering-related offenses; organizing the implementation of guidelines, policies and international treaties on the prevention and combat of money laundering-related offenses.

3. Upon receiving requests for international cooperation related to the prevention and combat of money laundering, competent state agencies shall have to promptly notify the Vietnam State Bank (if such requests are related to cooperation in information exchange stated in Clause 1 of this Article) or to the Public Security Ministry (if such requests are related to legal and judicial assistance stated in Clause 2 of this Article) of the nature, content, time, the involved parties and other cooperation programs related to money laundering, and reasons for refusing judicial assistance requests for sum-up and coordinated implementation.

4. The Vietnam State Bank and the Public Security Ministry shall have to provide guidance on the compliance with international cooperation requests to agencies participating in international cooperation in the prevention and combat of money laundering.

Article 21.  Forms and contents of requests for international cooperation in the prevention and combat of money laundering

1. Forms of cooperation:

a/ Collaborating in detecting and stopping money laundering under legal provisions of Vietnam and the related countries;

b/ Concluding multilateral and bilateral international treaties on the prevention and combat of money laundering-related offenses;

c/ Collecting, studying and exchanging information and experience concerning the prevention and combat of money laundering offenses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Collaborating in organizing meetings and seminars on matters related to the prevention and combat of money laundering offenses;

f/ Complying with requests for judicial assistance in the investigation and handling of money laundering-related offenses committed by foreign individuals or organizations in Vietnam or Vietnamese individuals or organizations abroad;

g/ Providing supports in terms of material base, technique, technology and legal capacity building in the prevention and combat of money laundering.

2. Modes and contents of cooperation requests:

a/ Cooperation requests must be sent in writing, signed by responsible persons and stamped by competent authorities of the requesting countries;

b/ Depending on their contents, written cooperation requests shall be sent to the Vietnam State Bank via the anti-money laundering information center or to the  Public Security Ministry via the Vietnam INTERPOL Office.

c/ In emergency cases, cooperation requests may be sent by communication means then confirmed in writing according to the provisions of Point a, Clause 2 of this Article within 5 subsequent working days;

d/ A written cooperation request must contain the following details: names of the requesting and request-receiving organizations and countries; purpose, nature and time limit of the assistance request; identity characteristics of assets or offenders to facilitate the compliance with the cooperation request; copies of evidences or final judgments of competent authorities of the requesting country.

Article 22.  Refusal of judicial assistance requests

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The requests cause harms to the sovereignty, national security or other important interests of Vietnam;

b/ The requests do not conform with international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to and Vietnamese laws.

2. Competent Vietnamese state agencies may refuse to comply with judicial assistance requests if:

a/ The requests fail to meet the conditions specified in Article 21 of this Decree;

b/ Individuals mentioned in the requests have been or are being investigated, prosecuted, adjudicated or convicted by competent Vietnamese state agencies for money laundering-related offenses under Vietnamese laws.

3. Competent Vietnamese state agencies which refuse to comply with judicial assistance requests shall inform competent authorities of the requesting countries of their refusal.

Chapter V

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 23.  Commendation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.  Handling of violations

1. Those who commit money laundering-related offenses shall be handled under the Penal Code of the Socialist Republic of Vietnam.

2. If individuals or organizations responsible for the prevention and combat of money laundering violate the provisions of this Decree but not seriously enough for penal liability examination, they shall be subject to administrative sanctions as follows:

a/ Caution, for having no internal control and audit regulations containing articles on the prevention and combat of money laundering; having no staff responsible for implementing anti-money laundering measures; having no processes of obtaining information on and procedures for identifying clients under the provisions of this Decree;

b/ Fines of between VND 5,000,000 (five million) and VND 15,000,000 (fifteen million) for failure to inform or report to the anti-money laundering information center or competent state agencies according to the provisions of Article 12 of this Decree; failure to keep books, records and documents related to transactions within the time limit stated in this Decree; failure to report to the anti-money laundering information center or competent state agencies on errors they detect in the records, documents and books already transferred to these agencies;

c/ Fines of between VND 10,000,000 (ten million) and 30,000,000 (thirty million) for notifying the involved parties of the contents of reports or information supplied under Article 12 of this Decree; postponing the compliance with or failing to comply with the requests of the anti-money laundering information center or competent state agencies according to the provisions of this Decree without plausible reasons;

d/ Apart from being subject to caution or fines, the violating individuals or organizations may be deprived of the right to use their operation licenses or practice certificates they have used in the commission of violations for a definite or indefinite period; and the material evidences and means used for the commission of violations shall be confiscated under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. Those who abuse their positions and powers to violate the provisions of this Decree while performing their duties in preventing and combating money laundering shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensation for according to the provisions of law.

Article 25.  Complaints, denunciations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 26.  Implementation effect

This Decree takes effect as from August 1, 2005.

Article 27.  Implementation responsibilities

1. The Vietnam State Bank Governor and the Public Security Minister shall, within the ambit of their respective functions and tasks, have to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, and the presidents of the Peoples Committees of provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về phòng, chống rửa tiền

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.727

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.29.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!