Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 311-VP/NgĐ Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia Người ký: Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 22/11/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 311-VP/NgĐ

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1958

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH THỂ LỆ VÀ BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI VẬN TẢI QUỐC DOANH

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Căn cứ vào Sắc lệnh số 15-SL ngày 06 tháng 05 năm 1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam:
Thi hành Quyết định số 130-TTg ngày 04 tháng 04 năm 1957của Thủ tướng phủ về việc thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế để tăng cường công việc quản lý kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh, giao cho Ngân hàng Quốc gia phải xây dựng các chế độ cho vay ngắn hạn đối với các ngành kinh tế quốc dân;
Thi hành Nghị định số 144-TTg ngày 09 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng phủ về việc tập trung thanh toán không dùng tiền mặt giữa các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan Nhà nước và đơn vị bộ đội;
Căn cứ vào Công văn số 5299-TN ngày 19 tháng 11 năm 1958 của Thủ tướng phủ đồng ý về nội dung bản thể lệ và biện phá cho vay ngắn hạn đối với vận tải quốc doanh.

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1.Nay ban hành thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với vận tải quốc doanh kèm theo nghị định này.

Điều 2.Thể lệ và biện pháp này được áp dụng từ ngày ban hành theo mức độ tiến hành hạch toán kinh tế của các tổ chức vận tải đường sắt, vận tải thủy (sông và biển) và quốc doanh vận tải ô-tô.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng, Giám đốc Vụ, Sở ở Ngân hàng trung ương và các ông Trưởng Chi nhánh Ngân hàng toàn quốc chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM




Lê Viết Lượng

THỂ LỆ

BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI VẬN TẢI QUỐC DOANH

Chương 1:

MỤC ĐÍCH

Điều 1.Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam cho các xí nghiệp Vận tải quốc doanh vay ngắn hạn nhằm mục đích giải quyết một phần nhu cầu vốn lưu động để giúp các xí nghiệp vận tải thực hiện tốt kế hoạch vận chuyển của Nhà nước. Đồng thời, thông qua công tác cho vay ngắn hạn, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam làm nhiệm vụ kiểm soát bằng đồng tiền hoạt động kinh tế và tài chính của các xí nghiệp vận tải, giúp đỡ và đôn đốc việc củng cố và mở rộng chế độ hạch toán kinh tế, hạ giá thành vận tải, góp phần vào việc làm giảm bớt chi phí lưu thông trong nền kinh tế quốc dân và tích lũy vốn cho Nhà nước.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC CHO VAY

Điều 2.Các xí nghiệp vận tải và quốc doanh được vay tiền cho Ngân hàng quốc gia Việt Nam là những xí nghiệp đã thi hành chế độ hạch toán kinh tế, nghĩa là phải có:

1) Có tư cách pháp nhân, có đăng ký và được Chính phủ cấp cho vốn luân chuyển riêng (vốn lưu động tự có).

2) Bộ Giao thông và Bưu điện (hay Cục, Sở chủ quản được Bộ ủy nhiệm) cho quyền trực tiếp vay Ngân hàng.

3) Kế hoạch vận chuyển – kỹ thuật – tài vụ.

4) Có quyền ký kết hợp đồng.

5) Có tài khoản thanh toán và tài khoản sửa chữa lớn ở Ngân hàng.

6) Bảng cân đối tài sản riêng.

Điều 3. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trực tiếp cho các xí nghiệp vận tải quốc doanh vay ngắn hạn theo nguyên tắc sau đây:

1) Các xí nghiệp phải dùng tiền vay vào các mục đích nhất định, có dự định trước trong kế hoạch.

2) Các xí nghiệp chỉ được nhận tiền vay theo mức độ thực hiện kế hoạch.

3) Các xí nghiệp phải hoàn trả số tiền vay đúng kỳ hạn, tối đa không quá 12 tháng.

4) Số tiền vay phải được đảm bảo bằng vật tư tương đương.

Chương 3:

CHO VAY VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

Điều 4.Căn cứ vào đặc điểm kinh tế của quốc doanh vận tải đường sắt. Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định 4 loại cho vay dưới đây:

1) Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn:

a) Theo kế hoạch.

b) Theo nhu cầu tạm thời.

2) Cho vay để trả các giấy đòi nợ về nhiên liệu và vật liệu nhờn.

3) Cho vay sửa chữa lớn.

4) Cho vay thanh toán.

Mục A. – CHO VAY DỰ TRỮ TRÊN MỨC TIÊU CHUÂN

a) Theo kế hoạch.

Điều 5.Ngân hàng cho quốc doanh vận tải đường sắt vay để dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn trong phạm vi kế hoạch đã định trước.

Điều 6.Quốc doanh vận tải đường sắt muốn vay tiền của Ngân hàng về dự trữ vật tư, trên mức tiêu chuẩn, theo kế hoạch đã dịnh trước, phải có các điều kiện sau đây:

1) Xí nghiệp phải có kế hoạch xin vay về dự trữ vật tư gửi cho Ngân hàng.

2) Xí nghiệp phải được Ngân hàng đặt mức quy định cho vay về mục đích đó và ghi trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng.

3) Số tồn kho vật tư của xí nghiệp phải thực tế trên mức tiêu chuẩn.

Điều 7.Trường hợp đặc biệt quốc doanh vận tải đường sắt cần tiền trước để mở thư tín dụng mua vật tư dữ trữ trên mức tiêu chuẩn thì phải xuất trình hợp đồng đã ký kết với người bán để làm chứng từ, Ngân hàng sẽ căn cứ vào các giấy tờ đó để cho vay mở thư tín dụng thanh toán với người bán. Khi hàng đã chuyển về tới kho thì Ngân hàng cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và thu hồi nợ cho vay mở thư tín dụng.

Điều 8.Khi yêu cầu vay tiền, xí nghiệp phải làm đầy đủ các giấy tờ sau đây là nộp cho Ngân hàng ít nhất trước 5 ngày:

1) Bảng kê số vật tư hiện đang dự trữ theo từng đối tượng (đã phân tách được trong bảng định mức vốn chi tiết) trị giá thành tiền (theo mẫu số 3). Nếu là dự trữ vật liệu để sửa chữa cầu, đường thì phải kê khai rõ số vật liệu dự trữ trên mỗi đoạn cầu, đường.

2) Bản đơn xin vay tiền ngân hàng (theo mẫu số 1),

3) Hai bản giấy nhận nợ có kỳ hạn trả (theo mẫu số 2).

Điều 9. – Xí nghiệp phải cung cấp cho Ngân hàng số liệu riêng biệt theo từng đối tượng (mặt hàng) xin vay gồm có:

1) Số liệu vật tư thực tế có trong kho hoặc ở trên các đoạn đường.

2) Số lượng vật tư trên đường đi kèm theo chứng từ.

3) Số lượng vật tư đã nhận nhưng chưa trả tiền, kèm theo chứng từ.

Các vật tư kê khai trên đây sẽ dùng làm đảm bảo và Ngân hàng sẽ căn cứ vào các số liệu đó để xem xét và quyết định việc cho vay.

Điều 10.Để tính số dư nợ tiền vay cuối quý, Quốc doanh vận tải đường sắt phải căn cứ vào số dư vật tư dự trữ đầu quý kế hoạch cộng số vật tư sẽ nhập và trừ số vật tư sẽ xuất theo kế hoạch của quý kế hoạch mà tính ra số dư vật tư cuối quý, rồi trừ đi số vật tư của mức tiêu chuẩn, còn lại là số vật tư cần vay vốn của Ngân hàng trên mức tiêu chuẩn (theo mẫu số 5).

Điều 11.Ngân hàng phải kiểm tra lại các vật tư do xí nghiệp kê khai làm đảm bảo. Ngân hàng sẽ loại ra khỏi đảm bảo các vật tư sau đây:

1) Vật tư phẩm chất xấu.

2) Vật tư không đủ bộ phận (không có tác dụng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất của xí nghiệp).

3) Vật tư xí nghiệp đã nhận tiền bán mà chưa giao cho người mua.

4) Vật tư dự trữ quá mức Bộ chủ quản ấn định, vật tư không cần thiết, vật tư dự trữ trái với các quy định của Chính phủ.

5) Hàng viện trợ hoặc các vật tư khác đã nhận nhưng chưa phải trả tiền ngay.

Điều 12.Cách tính giá trị vật tư làm đảm bảo nợ vay của Ngân hàng như sau:

1) Đối với các nhiên liệu, vật liệu... hoặc nguyên liệu (cần thiết cho các phân xưởng sản xuất công nghiệp và sửa chữa phụ thuộc), Ngân hàng sẽ tính theo giá trị thực sự (nghĩa là theo giá mua các vật tư đó cộng thêm các chi phí phụ thuộc theo kế hoạch) nếu giá trị thực sự thấp hơn giá kế hoạch hoặc tính theo giá kế hoạch nếu giá trị kế hoạch thấp hơn giá trị thực sự.

Trường hợp giá thực sự cao hơn giá kế hoạch quá nhiều, do đẩy số tiền vay không đủ để dự trữ số vật tư cần thiết thì xí nghiệp phải đề nghị lên Bộ xét lại. Nếu Bộ điều chỉnh giá kế hoạch thì Ngân hàng sẽ căn cứ vào giá kế hoạch mới mà tính.

2) Đối với các bao bì thì tính theo bảng giá cả đã được Chính phủ ấn định.

Điều 13.Ngân hàng tính số tiền cho xí nghiệp vay như sau:

Ngân hàng tính số vốn thuộc mức tiêu chuẩn của xí nghiệp và đối chiếu với giá trị số vật tư dự trữ trong bảng kê dự trữ vật tư của xí nghiệp (điều 9). Sau khi đã loại ra những vật tư không đủ điều kiện đảm bảo như điều 11 đã ấn định, Ngân hàng cho xí nghiệp vay số tiền cần thiết để dự trữ số vật tư trên mức tiêu chuẩn, nhưng trong phạm vi mức quy định về đối tượng đó đã ghi trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng.

Điều 14.Khi đã ấn định số tiền cho vay, Ngân hàng sẽ quy định việc sử dụng số tiền cho vay:

1) Nếu xí nghiệp không mắc nợ ai thì toàn bộ số tiền cho vay sẽ chuyển qua tài khoản thanh toán của xí nghiệp.

2) Nếu trong số đối tượng xin vay, xí nghiệp có nợ chưa trả thì sau khi chuyển số tiền vay vào tài khoản thanh toán, Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản đó để trả các giấy đòi nợ về các khoản đó.

Điều 15.Khi ấn định thời hạn cho vay để dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn, Ngân hàng Quốc gia căn cứ vào kế hoạch sử dụng các dự trữ vật tư được vay trong thời gian kế hoạch. Số dự trữ vật tư giảm bớt bao nhiêu thì xí nghiệp phải trả nợ Ngân hàng bấy nhiêu, nhưng thời hạn tối đa không được quá 12 tháng.

b) Theo nhu cầu tạm thời (ngoài kế hoạch):

Điều 16.Ngân hàng cho Quốc doanh vận tải đường sắt vay để giải quyết những nhu cầu tạm thời về dự trữ vật tư ngoài kế hoạch, trên mức tiêu chuẩn, tạm thời xuất hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch do các nguyên nhân khách quan, không phải do bản thân công tác xấu của xí nghiệp gây ra.

Điều 17.Các đối tượng cho vay về nhu cầu tạm thời là: nhiên liệu, vật liệu và phụ tùng. Trường hợp đặc biệt có thể cho vay cả về chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa trung bình.

Điều 18.Ngân hàng cho Quốc doanh vận tải đường sắt vay về nhu cầu tạm thời theo các đối tượng trên trong những trường hợp dưới đây:

1) Xí nghiệp tạm thời có dữ trữ trên mức tiêu chuẩn ngoài kế hoạch do người cung cấp hoặc người vận tải thi hành hợp đồng không đúng kỳ hạn. Nếu các dự trữ ngoài kế hoạch này luôn luôn xẩy ra một cách có hệ thống, hoặc vượt quá hợp đồng hay không đủ điều kiện đảm bảo nói trong điều 11 thì không cho vay.

2) Quốc doanh vận tải đường sắt có kế hoạch đột xuất hoặc do nguyên nhân khách quan khác cần dự trữ nhiên liệu, vật liệu và phụ tùng trên mức tiêu chuẩn.

Điều 19.Thời hạn cho vay về nhu cầu tạm thời ấn định như sau:

1) Xí nghiệp phải đặt kế hoạch làm giảm bớt số dự trữ vật tư ngoài kế hoạch xuống ngang mức kế hoạch. Ngân hàng xét lại rồi căn cứ vào đó mà ấn định thời hạn trả nợ cụ thể nhưng tối đa không quá 60 ngày.

2) Gặp trường hợp đặc biệt, Trưởng Chi nhánh Ngân hàng có thể gia hạn nợ thêm 15 ngày. Nói chung, trong mọi trường hợp, Chi nhánh không được cho vay quá thời hạn 75 ngày.

3) Cho vay nhu cầu tạm thời trên 75 ngày phải do Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam quyết định.

Mục B. – CHO VAY ĐỂ TRẢ CÁC GIẤY ĐÒI NỢ VỀ NHIÊN LIỆU VÀ VẬT LIỆU NHỜN

Điều 20.Để bảo đảm cho Quốc doanh vận tải đường sắt luôn luôn có đủ nhiên liệu và dầu nhờn trong khi chưa có tiền để trả cho tổ chức cung cấp vì chưa tập trung về kịp các khoản tiền thu, Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho Quốc doanh vận tải đường sắt vay để trả các giấy đòi nợ về nhiên liệu và dầu nhờn (không cần có kế hoạch định trước). Các giấy đòi nợ về nhiên liệu và dầu nhờn đã làm đối tượng vay về dự trự vật tư trên mức tiêu chuẩn thì không được xuất trình để xin vay về loại này.

Điều 21.Quốc doanh vận tải đường sắt muốn vay tiền để trả các giấy đòi nợ về nhiên liệu và vật liệu nhờn thì phải làm đơn xin vay kèm theo:

- Giầy đòi nợ của cơ quan cung cấp nhiên liệu và dầu nhờn.

- Bảng kê tồn kho, số lượng và trị giá các nhiên liệu và vật liệu nhờn sau ngày nhập kho số mua ghi trong giấy đòi nợ đối chiếu với kế hoạch dự trữ nhiên liệu, vật liệu nhờn đã được duyệt y (mẫu số 8).

Điều 22.Ngân hàng xét:

- Nếu số nhiên liệu, vật liệu nhờn dự trữ không vượt quá mức kế hoạch thì Ngân hàng cho vay toàn bộ số tiền xin vay, theo tài khoản riêng để trả các giấy đòi nợ về nhiên liệu và dầu nhờn.

- Nếu số nhiên liệu, vật liệu nhờn dự trữ quá mức kế hoạch đã được duyệt y, làm ứ đọng vốn thì số tiền cho vay sẽ bị giảm đi một số tiền tương đương với số dự trữ quá mức.

Điều 23.

a) Mỗi tháng 2 lần, vào ngày 8 và 20, Ngân hàng thu hồi số nợ trên tài khoản cho vay riêng đó (cả vốn lẫn lãi) bằng cách trích trừ vào tài khoản thanh toán của Quốc doanh vận tải đường sắt.

b) Nếu chưa đến ngày 08 và 20 mỗi tháng mà tài khoản thanh toán của Quốc doanh vận tải đường sắt có nhiều tiền thì Ngân hàng có thể thỏa thuận với Tổng Cục đường sắt để thu hồi trước một phần hay toàn bộ số tiền cho vay trên tài khoản riêng.

c) Nếu đến ngày 08 và 20, trên tài khoản thanh toán không có đủ tiền để trả hết số nợ vay trên tài khoản riêng thì Ngân hàng ghi số nợ chưa thanh toán sang tài khoản nợ quá hạn.

d) Khi Quốc doanh vận tải đường sắt có nợ quá hạn về loại cho vay này thì Ngân hàng đình chỉ không cho vay để trả những giấy đòi nợ về mua nhiên liệu và vật liệu nhờn cho đến khi xí nghiệp vận tải thanh toán hết nợ quá hạn, đồng thời Ngân hàng sẽ tìm nguyên nhân nợ đọng để góp ý kiến giải quyết với xí nghiệp.

Mục C. – CHO VAY SỬA CHỮA LỚN

Điều 24.Ngân hàng quốc gia cho Quốc doanh vận tải đường sắt vay về chi phí sửa chữa lớn, trong trường hợp số tiền đã trích khấu hao sửa chữa lớn đến ngày xin vay không đủ để sửa chữa lớn.

Muốn vay về loại này, Quốc doanh vận tải đường sắt phải mở "tiểu khoản tiền gửi sửa chữa lớn" tại Ngân hàng quốc gia và hàng tháng phải gửi tiền trích khấu hao sửa chữa lớn vào Ngân hàng theo đúng quy định của Bộ.

Điều 25.Khi làm đơn xin vay về sửa chữa lớn, các xí nghiệp vận tải phải nộp kèm theo kế hoạch khấu hao về sửa chữa lớp cả năm, khai rõ những đối tượng phải sửa chữa lớn, thời gian sửa chữa lớn chưa xong, số tiền cần thiết để Ngân hàng có căn cứ tính toán định mức cho vay (mẫu số 9).

Điều 26.Nói chung số tiền cho vay để sửa lớn cao nhất không quá số chênh lệch giữa mức đã quy định trong kế hoạch khấu hao sửa chữa lớn toàn năm với số tiền đã trích khấu hao đến ngày xin vay về loại này.

Điều 27.Thời hạn cho vay sửa chữa lớn dài nhất không được quá niên độ. Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch khấu hao sửa chữa lớn của xí nghiệp để định số tiền phải trả từng tháng.

Lúc đến hạn, Ngân hàng chủ động thu nợ bằng cách trích tiểu khoản "tiền gửi sửa chữa lớn", của xí nghiệp. Nếu tiểu khoản này không đủ tiền thì sẽ trích thêm từ tài khoản thanh toán. Nếu trong tài khoản thanh toán cũng không có tiền để trả thì Ngân hàng chuyển số nợ đó sang tài khoản "nợ quá hạn" đợi lúc nào tài khoản trên có tiền sẽ trừ đủ số đã vay.

Mục D. – CHO VAY THANH TOÁN

Điều 28.Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho Quốc doanh vận tải đường sắt vay thanh toán theo thể lệ chung về cho vay thanh toán trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.

Chương 4:

CHO VAY VẬN TẢI THỦY
(đường biển và đường sông)

Điều 29.Căn cứ vào đặc điểm kinh tế của quốc doanh vận tải thủy (đường biển và đường sông), Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định 4 loại cho vay dưới đây:

1) Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn:

a – Theo kế hoạch

b – Ngoài kế hoạch, theo nhu cầu tạm thời.

2) Cho vay về chi phí kinh doanh theo thời vụ, theo kế hoạch.

3) Cho vay sửa chữa lớn.

4) Cho vay thanh toán.

Mục A. – CHO VAY DỰ TRỮ VẬT TƯ TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN, CHO VAY SỬA CHỮA LỚN VÀ CHO VAY THANH TOÁN

Điều 30.Thể lệ loại cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn, cho vay sửa chữa lớn cũng giống như đã quy định cho quốc doanh vận tải đường sắt trong mục A và mục C.

Điều 31.

a) Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho quốc doanh vận tải thủy (biển và sông) vay thanh toán theo thể lệ chung về cho vay thanh toán trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.

b) Để giúp các hải cảng có vốn hoạt động trong khi chờ các xí nghiệp và cơ quan tới nhận hàng để thanh toán tiền bốc vác và chi phí bảo quản, Ngân hàng cho vay thanh toán dựa trên cơ sở giấy báo đến nhận hàng có ghi rõ các chi phí bốc vác và bảo quản; khi các xí nghiệp và cơ quan tới nhận hàng và thanh toán tiền hàng thì Ngân hàng thu nợ.

Mục B. – CHO VAY VỀ CHI PHÍ KINH DOANH THEO THỜI VỤ, THEO KẾ HOẠCH

Điều 32.Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho Quốc doanh vận tải thủy (biển và sông) vay các chi phí kinh doanh trực tiếp và gián tiếp theo kế hoạch, để giải quyết những nhu cầu vốn trong thời vụ hoạt động vận tải thủy gặp khó khăn, chi nhiều hơn thu.

a) Những chi phí trực tiếp được vay gồm có: chi phí về sửa chữa thường xuyên và sửa chữa trung bình các loại tàu, thuyền, các hải cảng, bến phà và các máy móc, tiền lương và các khoản phụ cấp.

b) Những chi phí gián tiếp được vay gồm có: các khoản khấu hao cơ bản phải trích theo kế hoạch, các chi phí quản lý xí nghiệp. Ngân hàng không cho vay để nộp lợi nhuận.

Điều 33.Các chi phí kinh doanh đều phải kế hoạch hóa trước trong kế hoạch thu chi tài vụ đã được cấp trên duyệt y cho niên độ kế hoạch và cụ thể hóa ra từng quý gửi tới Ngân hàng trước khi bắt đầu quý kế hoạch:

- Số dư tài khoản thanh toán đầu quý.

- Số thu trong quý về kinh doanh vận tải và lợi nhuận của xí nghiệp phụ thuộc...

- Số chi trong quý về kinh doanh vận tải.

Trong số này, phân tách các khoản chi về:

- Sửa chữa thường xuyên và xửa chữa trung bình các loại tàu, thuyền.

- Sửa chữa thường xuyên các hải cảng và bến phà...

- Sửa chữa thường xuyên các máy móc.

- Các chi phí khác.

Ngân hàng tính lại các số chi căn cứ vào mức chi đã được cấp trên duyệt cho từng loại chi phí, phù hợp với bản kế hoạch thu chi tài vụ đã được cấp trên duyệt y và đặt mức quy định cho vay đối với từng loại chi phí để cân đối thu chi.

Điều 34.Cuối mỗi tháng (chậm nhất là ngày 25) để xin vay về chi phí kinh doanh, Quốc doanh vận tải thủy (biển và sông) phải gửi tới Ngân hàng bản kế hoạch thu chi tháng sau gồm những điểm sau đây (mẫu số 6):

- Số dư tài khoản thanh toán đầu tháng.

- Số thu trong tháng, chi tiết hóa ra từng loại thu...

- Số chi trong tháng về kinh doanh vận tải...,

Trong số này phân tích riêng từng khoản:

- Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa trung bình các loại tàu, thuyền.

- Sửa chữa thường xuyên các hải cảng và bến phà.

- Sửa chữa thường xuyên các máy móc.

- Các chi phí khác:                  - 15 ngày đầu tháng

                                             - 15 ngày cuối tháng

Điều 35.Ngân hàng tính lại các số chi căn cứ vào mức chi đã được trên duyệt cho từng loại chi phí và cho vay số chênh lệch giữa thu và chi theo tài khoản đơn giản, trong phạm vi mức quy định cho vay.

Điều 36.Từ tài khoản cho vay đơn giản sẽ trả:

a) Các giấy nhận nợ đã chấp nhận của các xí nghiệp sửa chữa về sửa chữa thường xuyên và sửa chữa trung bình.

Trong trường hợp giữa quốc doanh vận tải thủy (biển và sông) và các xí nghiệp liên quan đã tiến hành thanh toán lẫn nhau, Quốc doanh vận tải thủy góp tổng số tiền các giấy đòi nợ đã trả bằng cách đó và xuất trình Ngân hàng để nhận lại số tiền đã trả cho các xí nghiệp sửa chữa. Số tiền này sẽ chuyển từ tài khoản cho vay đơn giản sang tài khoản thanh toán của Quốc doanh vận tải thủy và sử dụng trước tiên vào việc trả  nợ Ngân hàng không có đảm bảo hay quá hạn, và số nợ về cho vay thanh toán đã được đối phương trả tiền.

b) Các chứng từ về chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa trung bình (tàu, thuyền, hải cảng, bến phà, máy móc) do Quốc doanh vận tải thủy (biển và sông) làm lấy. Các chi phí đó tính theo giá trị thực sự nhưng không được cao hơn giá trị đã dự trù trong kế hoạch.

c) Các đơn xin vay về các chi phí làm ngày 01 và 15 mỗi tháng, tối đa không được quá số dự trù trong kế hoạch. Nếu ngày 01 và 15 là ngày không lao động thì sẽ làm vào những ngày lao động kế tiếp.

Nếu Quốc doanh vận tải thủy (biển và sông) nợ Ngân hàng quá hạn thì Ngân hàng sẽ đình chỉ không trả các chi phí từ tài khoản cho vay đơn giản.

Điều 37.Trong thời gian cho vay, Ngân hàng quốc gia kiểm tra qua báo cáo quyết toán hàng tháng của Quốc doanh vận tải thủy (biển và sông). Nếu số tiền đã cho vay trong tháng vượt quá số bội chi thực tế trong tháng của Quốc doanh vận tải thủy thì Ngân hàng sẽ trừ số chênh lệch đó vào số tiền cho vay kỳ tiếp hoặc sẽ thu hồi ngay số chênh lệch đó (cả vốn lẫn lãi) nếu là kỳ cuối cùng vay về chi phí kinh doanh.

Điều 38.Khi đã hết thời vụ vận tải thủy khó khăn, hết thời gian chi nhiều hơn thu thì Ngân hàng đình chỉ việc cho vay chi phí kinh doanh, cho Quốc doanh vận tải thủy (biển và sông) làm một giấy nhận nợ về toàn bộ số tiền đã vay về chi phí kinh doanh có ghi chi tiết số tiền nhận từng ngày.

Thời hạn trả nợ sẽ tính toán về kế hoạch hóa trên cơ sở số thu vượt quá số chi của những tháng sắp tới và nguyên tắc là phải thanh toán hết nợ trước khi trở lại mùa vận tải khó khăn (mẫu cách tính trả nợ số 7).

Phải có kế hoạch trả nợ từng tháng ghi cụ thể vào giấy nhận nợ.

Chương 5:

CHO VAY VẬN TẢI Ô-TÔ

Điều 39.Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và các tổ chức của quốc doanh vận tải ô-tô, Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định 4 loại cho vay dưới đây:

1) Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn:

a – Theo kế hoạch

b – Ngoài kế hoạch, theo nhu cầu tạm thời.

2) Cho vay về chi phí kinh doanh theo thời vụ, theo kế hoạch.

3) Cho vay sửa chữa lớn.

4) Cho vay thanh toán.

Mục A – CHO VAY DỰ TRỮ VẬT TƯ TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN, CHO VAY SỬA CHỮA LỚN VÀ CHO VAY THANH TOÁN

Điều 40.Thể lệ về loại cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và cho vay sửa chữa lớn cũng giống như đã quy định cho Quốc doanh vận tải đường sắt trong mục A và mục C.

Điều 41.Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho Quốc doanh vận tải ô-tô thanh toán theo thể lệ chung về cho vay thanh toán trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.

Mục B – CHO VAY VỀ CHI PHÍ KINH DOANH THEO THỜI VỤ, THEO KẾ HOẠCH

Điều 42.Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho Quốc doanh vận tải ô tô vay các chi phí kinh doanh trực tiếp và gián tiếp theo kế hoạch để giải quyết những nhu cầu vốn trong thời vụ hoạt động vận tải đường bộ gặp khó khăn, chỉ nhiều hơn thu.

a) Những chi phí trực tiếp được vay gồm có: chi phí về sửa chữa thường xuyên các máy móc của các phương tiện vận tải ô tô, tiền lương và các khoản phụ cấp.

b) Những chi phí gián tiếp được vay gồm có: các khoản khấu hao cơ bản phải trích theo kế hoạch, các chi phí quản lý xí nghiệp. Ngân hàng không cho vay để nộp lợi nhuận.

Điều 43.Các chi phí kinh doanh đều phải kế hoạch hóa trước trong kế hoạch thu chi tài vụ đã được cấp trên duyệt y cho niên độ kế hoạch và cụ thể hóa ra từng quý gửi tới Ngân hàng trước khi bắt đầu kế hoạch:

- Số dư tài khoản thanh toán đầu quý.

- Số thu trong quý về kinh doanh vận tải và lợi nhuận của xí nghiệp phụ thuộc.

- Số chi trong quý về kinh doanh vận tải.

Trong số này, cần phân tách các khoản chi về:

- Sửa chữa thường xuyên các ô tô.

- Sửa chữa thường xuyên các máy móc.

- Các chi phí khác.

Ngân hàng tính lại các số chi căn cứ vào mức chi đã được cấp trên duyệt cho từng loại chi phí, phù hợp với bản kế hoạch thu chi tài vụ đã được trên duyệt y và đặt mức quy định cho vay đối với từng loại chi phí để cân đối thu chi.

Điều 44.Cuối mỗi tháng (chậm nhất là ngày 25) để xin vay về chi phí kinh doanh, quốc doanh vận tải ô tô phải gửi tới Ngân hàng bản kế hoạch thu chi tháng sau gồm những điểm sau đây (Mẫu số 6):

- Số dư tài khoản thanh toán đầu tháng

- Số thu trong tháng, chi tiết hóa ra từng loại thu.

- Số chi trong tháng về kinh doanh vận tải.

Trong số này, phân tách riêng từng khoản:

- Sửa chữa thường xuyên các ô tô.

- Sửa chữa thường xuyên các máy móc.

- Các chi phí khác:                  - 15 ngày đầu tháng

                                             - 15 ngày cuối tháng

Điều 45.Ngân hàng tính lại các số chi căn cứ vào mức chi đã được cấp trên duyệt cho từng loại chi phí và cho vay số chênh lệch giữa thu và chi theo tài khoản đơn giản, trong phạm vi mức quy định cho vay.

Điều 46.Cách cho vay, sử dụng vốn vay, thời gian cho vay và thời hạn trả nợ sẽ áp dụng như đã quy định ở những điều 36, 37 và 38 về cho vay các chi phí kinh doanh theo thời vụ, theo kế hoạch, đối với quốc doanh vận tải thủy (biển và sông).

Chương 6:

TRẬT TỰ KẾ TOÁN VÀ TRÍCH CHUYỂN SỐ TIỀN THU

Mục A – VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

Điều 47.Hàng ngày, các quỹ thuộc quốc doanh vận tải đường sắt phải nộp khoản thu ngày hôm trước bằng tiền trừ mức tiền mặt được giữ tại quỹ theo chế độ quản lý tiền mặt và bằng séc vào các cơ quan Ngân hàng quốc gia (Chi nhánh, Chi điếm, Phòng doanh nghiệp, Phòng thu Ngân hàng quốc gia) giữ tài khoản tiền gửi của mình.

Riêng các ga nhỏ, ở xa các cơ quan Ngân hàng thì hàng ngày chuyển mọi khoản thu ngày hôm trước (bằng tiền mặt) theo chuyến tàu đầu tiên trong ngày về thẳng quốc doanh vận tải đường sắt.

Điều 48.Trưởng Ga có thể trích ở số tiền mặt thu được hàng ngày để chi về các việc sau đây:

- Trả lại khách hàng tiền vé tàu không sử dụng hoặc tiền cước phí trả thừa.

- Trả khách hàng các khoản tiền phạt do lỗi của Nhà ga, do thể lệ của đường sắt đã quy định.

- Đền cho khách hàng về hành lý mất mát hoặc hư hỏng do lỗi của Nhà ga.

- Trả tiền thuê lao động và mua vật liệu để ứng phó với tai nạn bất ngờ.

- Tổng Cục đường sắt có thể thỏa thuận với Ngân hàng quy định cho một số ga nhất định, ở hẻo lánh, xa Ngân hàng, về cuối tháng có thể giữ lại một số tiền theo mức Tổng Cục đường sắt đã ấn định để chi trả lương cho công nhân viên đầu tháng sau.

Hàng tháng, khi nộp tiền, các Trưởng Ga ở những địa phương có cơ quan Ngân hàng phải đồng thời báo Ngân hàng biết số tiền đã tọa chi trong ngày hôm trước theo những khoản đã quy định ở trên.

Điều 49.Để kế toán số tiền thu ở các ga, các cơ quan Ngân hàng quốc gia ở mỗi địa phương:

- Mở cho các ga trong tỉnh một tài khoản tiền gửi để nhận vào tất cả số thu hàng ngày của ga. Các Trưởng ga không được rút tiền ở tài khoản nay để chi.

- Sở Doanh nghiệp của Ngân hàng quốc gia Việt Nam Trung ương mở cho Tổng cục đường sắt một tài khoản thanh toán để hạch toán một khoản thu chi của Tổng cục đường sắt về vốn luân chuyển. Các khoản thu của các Ga do các Chi nhánh Ngân hàng tỉnh chuyển về cũng ghi vào tài khoản này.

Điều 50.Các Chi nhánh Ngân hàng chuyển số dư tài khoản đó về Sở Doanh nghiệp mỗi ngày một lần để hành ngày ghi vào tài khoản thanh toán của Tổng cục đường sắt. Các cơ quan vận tải đường sắt phải chịu thủ tục phí chuyển tiền.

Nếu các ngày trên là những ngày không lao động thì sẽ chuyển vào ngày lao động kế tiếp.

Điều 51.Lợi suất tiền gửi trong tài khoản thanh toán của Tổng cục đường sắt được Ngân hàng quốc gia Việt Nam tính 06 tháng một lần vào cuối tháng 06 và tháng 12.

Mục B – VẬN TẢI THỦY (đường biển và đường sông) VÀ VẬT TẢI Ô TÔ

Điều 52.Các số thu bằng tiền mặt và bằng séc nhập ngày hôm trước vào các quỹ của Cục Vận tải Thủy và các hải cảng, bến phà, của Sở quốc doanh vận tải ô tô, các Chi nhánh và Trạm vận tải ô tô, phải nộp ngày hôm sau vào các cơ quan Ngân hàng quốc gia trừ mức tiền mặt được giữ tại quỹ theo chế độ quản lý tiền mặt.

Đối với các cơ sở ở xa cơ quan Ngân hàng quốc gia, sẽ tùy theo điều kiện địa phương mà ấn định thời gian nộp tiền sau khi có sự thỏa thuận giữa cơ quan vận tải và Ngân hàng.

Nếu gặp những ngày không lao động thì nộp vào Ngân hàng trong ngày lao động kế tiếp.

Chương 7:

TRẬT TỰ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI

Mục A - TRẬT TỰ THANH TOÁN CƯỚC PHÍ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT GIỮA CÁC NGƯỜI SỬ DỤNG VẬN TẢI VÀ CÁC QUỐC DOANH VẬN TẢI

Điều 53.Trật tự thanh toán cước phí không dùng tiền mặt phải tiến hành theo thể lệ thanh toán được dùng tiền mặt chung của Ngân hàng quốc gia do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trong mục này, chỉ nên một số trường hợp điển hình để các xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã nghiên cứu khi ký hợp đồng vận chuyển và thanh toán cước phí.

a) Các cơ quan, xí nghiệp quốc doanh và Hợp tác xã sử dụng vận tải phải thanh toán đầu đủ cước phí ngay sau khi xí nghiệp vận tải đã hoàn thành việc vận chuyển. Đối với các hàng vận tải đã bảo quản trong kho của xí nghiệp vận tải và hải cảng, người sử dụng vận tải phải thanh toán đầy đủ cước phí mới được lấy hàng. Trong trường hợp xí nghiệp sử dụng vận tải ở xa Ngân hàng, không có điều kiện thanh toán kịp thời ngay sau khi xí nghiệp vận tải hoàn thành việc vận chuyển và xuất trình hóa đơn thì xí nghiệp vận tải có thể yêu cầu phải cử người đi giao dịch và thanh toán tiền cước phí trước khi vận chuyển.

b) Các tư nhân sử dụng vận tải phải thanh toán đầy đủ tiền cước phí trước khi xí nghiệp vận tải vận chuyển hàng hóa.

Điều 54.Trật tự thanh toán cước phí không dùng tiền mặt, giữa đơn vị vận tải và đơn vị sử dụng vận tải ở hai địa phương, cho từng lần vận chuyển:

a) Nói chung đối với Tổng Cục đường sắt, các xí nghiệp sử dụng vận tải phải trả bằng séc giao cho ga nơi hàng chuyển đến, trước khi nhận hàng.

b) Trường hợp vì ở xa Ngân hàng, xí nghiệp sử dụng vận tải ô tô và thủy không có điều kiện thanh toán kịp thời ngay sau khi xí nghiệp vận tải hoàn thành vận chuyển thì xí nghiệp sử dụng vận tải phải trả tiền cước phí trước khi xí nghiệp vận tải làm việc vận chuyển. Cách làm như sau:

- Trước khi đi thuê vận tải, một mặt xí nghiệp sử dụng vận tải xin chuyển tiền về Ngân hàng phục vụ xí nghiệp vận tải, xin mở ở Ngân hàng đó một tài khoản thanh toán đặc biệt để sử dụng thanh toán tiền cước phí vận tải và tiền thuê bốc vác, mọi mặt cử người đi giao dịch thuê vận chuyển. Khi đôi bên đã giao nhận hàng vận chuyển, xí nghiệp, vận tải tính ngay cước phí và làm hóa đơn. Người giao dịch của xí nghiệp sử dụng vận tải sẽ yêu cầu Ngân hàng trích tài khoản thanh toán đặc biệt để thanh toán hóa đơn.

c) Trường hợp xí nghiệp sử dụng vận tải ô tô và thủy ở gần Ngân hàng, có điều kiện xin làm chuyển tiền để thanh toán tiền cước phí ngay sau khi xí nghiệp vận tải hoàn thành việc vận chuyển.

Xí nghiệp vận tải nhận hàng chuyên chở và tính ngay cước phí, làm hóa đơn giao cho nhân viên vận tải. Sau khi hoàn thành việc chuyên chở, nhân viên vận tải xuất trình hóa đơn cho đơn vị sử dụng vận tải. Xí nghiệp sử dụng vận tải yêu cần Ngân hàng phục vụ mình làm chuyển tiền công cho xí nghiệp vận tải và giao tay cho nhân viên vận tải đem về.

Điều 55.Trật tự thanh toán cước phí không dùng tiền mặt giữa đơn vị sử dụng vận tải và đơn vị vận tải ở cùng một địa phương, cho từng lần vận chuyển được áp dụng phổ biến trong toàn bộ hệ thống vận tải Đường Sắt và cho Quốc Doanh vận tải Thủy, ô tô làm công tác vận chuyển cho các xí nghiệp trong cùng một địa phương. Cách làm như sau:

- Sau khi nhận hàng để vận chuyển, xí nghiệp vận tải xuất trình hóa đơn đòi cước phí. Xí nghiệp sử dụng vận tải phải thanh toán ngay bằng séc. Trường hợp xí nghiệp sử dụng vận tải thường xuyên dây dưa tiền cước phí thì yêu cầu thanh toán bằng séc bảo chi.

Điều 56.Trật tự thanh toán cước phí không dùng tiền mặt cho một kế hoạch vận chuyển nhiều ngày.

a) Đối với Vận tải Thủy (Đường biển và Đường Sông) và ô tô, nếu kế hoạch vận chuyển sẽ hoàn thành làm nhiều lần nhưng trong phạm vi 5 ngày, thì toàn bộ kế hoạch vận tải được coi như một lần vận chuyển. Cách thanh toán sẽ tùy trường hợp cụ thể mà theo như đã quy định ở điều 54 và 55.

b) Nếu kế hoạch vận chuyển đòi hỏi trên 10 ngày mới hoàn thành thì phải thanh toán cước phí từng đợt ngắn ngày tùy theo sự thỏa thuận của hai bên ghi trong hợp đồng.

Cách thanh toán như sau:

1) Căn cứ vào kế hoạch vận chuyển toàn đợt, xí nghiệp vận tải sẽ tính tiền cước phí toàn bộ số hàng vận chuyển trong đợt đó. Tùy theo sự thỏa thuận của hai bên, dựa trên khối lượng hàng vận chuyển đều đặn mà định số tiền trả từng thời gian 2 hoặc 3 ngày một lần.

2) Xí nghiệp sử dụng vận tải sẽ lập các giấy ủy nhiệm chi, mỗi lần trả tiền là một giấy ủy nhiệm chi. Các giấy ủy nhiệm chỉ ghi rõ ngày sẽ trả tiền, gửi một lần tới Ngân hàng. Đúng đến ngày định trả Ngân hàng sẽ trích số tiền ghi trên giấy ủy nhiệm chi chuyển từ tài khoản xí nghiệp sử dụng vận tải sang tài khoản xí nghiệp vận tải.

3) Đến hết kỳ vận chuyển theo kế hoạch, xí nghiệp vận tải làm bảng tính toán chung. Hai bên sẽ điều chỉnh số chênh lệch.

4) Trong nửa chừng, một trong hai bên vì lý do nào đó, không muốn thanh toán theo lối này, thì phải được sự đồng ý của cả đối phương, Ngân hàng sẽ hủy các giấy ủy nhiệm chi còn lại.

Nếu hết đợt, muốn tiếp tục nữa sẽ làm bảng kế hoạch mới, thủ tục cũng làm như trên.

Mục B. - TRẬT TỰ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT GIỮA CÁC XÍ NGHIỆP VẬN TẢI QUỐC DOANH VỚI CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH HAY HỢP TÁC XÃ CUNG CẤP VẬT TƯ HAY SỬA CHỮA, HAY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC XÍ NGHIỆP VẬN TẢI

Điều 57. – Các việc thanh toán này sẽ làm theo như đã quy định trong thể lệ chung của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam về thanh toán trong khu vực kinh tế quốc doanh và Hợp tác xã.

Chương 8:

VIỆC LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH VAY VỐN

Điều 58. Xí nghiệp quốc doanh vận tải làm kế hoạch vay vốn theo từng loại vay đã quy định ở điều 4, 29 và 39. Riêng về các loại cho vay để thanh toán, cho vay để trả các giấy đòi nợ về nhiên liệu, vật liệu nhờn, và cho vay về nhu cầu tạm thời, xí nghiệp không phải làm kế hoạch. Ngân hàng sẽ căn cứ vào khoản vốn dự trù trong kế hoạch tín dụng tổng hợp đã phân phối cho từng Chi nhánh và các Chi nhánh trong phạm vi mức quy định sẽ cho các xí nghiệp vay mỗi khi cần tới.

Điều 59. Xí nghiệp quốc doanh vận tải phải gửi kế hoạch vay vốn từng quý có chia ra từng tháng đến Chi nhánh Ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình và cho Cục, Nha chủ quản 20 ngày trước khi bắt đầu quý cùng với kế hoạch vận chuyển, kỹ thuật, tài vụ, cụ thể gồm có:

1 – Kế hoạch vận chuyển

2 – Kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các vật tư khác)

3 – Kế hoạch giá thành

4 – Kế hoạch tiêu thụ

5 – Kế hoạch thu chi tài vụ

6 – Kế hoạch lao động

7 – Kế hoạch các biện pháp tổ chức kỹ thuật.

Đối với quý I, xí nghiệp có thể lập kế hoạch toàn năm, có chia ra từng quý và quý I chia ra từng tháng.

Khi nhận được các kế hoạch vay vốn, các Chi nhánh Ngân hàng sẽ nghiên cứu điều chỉnh làm kế hoạch tổng hợp cho vay vận tải quốc doanh của Chi nhánh kèm theo ý kiến nhận xét có căn cứ cụ thể gửi lên Ngân hàng Trung ương (Vụ Tín dụng Công thương nghiệp) 10 ngày trước khi bắt đầu quý.

Điều 60. Căn cứ vào kế hoạch vận chuyển, kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật và các kế hoạch khác của toàn ngành kết hợp với kế hoạch xin vay vốn của các xí nghiệp, các Cục, Nha sẽ nghiên cứu và tổng hợp kế hoạch vay vốn của các xí nghiệp vận tải sở thuộc, Bộ sẽ nghiên cứu và tổng hợp kế hoạch của các Cục, Nha thuộc Bộ mình.

Các Bộ sẽ gửi tới cho Ngân hàng Trung ương (Vụ Tín dụng Công thương nghiệp) 5 ngày trước đầu quý các kế hoạch của Bộ, kế hoạch của các Cục, Nha, Sở thuộc, có chi tiết từng xí nghiệp vận tải, kèm theo các kế hoạch vận chuyển, kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật, kế hoạch giá thành, kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch thu chi tài vụ, kế hoạch lao động, kế hoạch các biện pháp tổ chức, kỹ thuật của các xí nghiệp vận tải đã được Bộ xét duyệt.

Ngân hàng Trung ương sẽ phối hợp với các Bộ, Cục, Nha để xét lại các kế hoạch vay vốn, lập kế hoạch cho vay tổng hợp trình lên Chính phủ duyệt y.

Điều 61. Sau khi được Chính phủ duyệt y kế hoạch cho vay Ngân hàng Trung ương sẽ báo cho các Bộ, các Cục, Nha biết kế hoạch cho vay đó. Các Bộ, Cục, Nha sẽ căn cứ vào kế hoạch đó mà phân phối số vốn vay cho từng xí nghiệp vận tải và báo cho Ngân hàng Trung ương biết. Ngân hàng Trung ương sẽ thông tri cho các Chi nhánh biết mức quy định cho vay đối với từng xí nghiệp vận tải trong 15 ngày đầu quý.

Chương 9:

KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NGÂN HÀNG

Điều 62. Để Ngân hàng có thể phân tích hoạt động kinh tế của các xí nghiệp vận tải quốc doanh và kiểm tra việc sử dụng vốn cho vay, các Sở, Cục, Nha và các xí nghiệp hàng tháng, hàng quý, và cuối năm phải gửi đến Ngân hàng (các Bộ, Cục, Nha gửi cho Ngân hàng Trung ương, các xí nghiệp gửi cho Chi nhánh Ngân hàng giữ tài khoản thanh toán và cho vay) các tài liệu sau đây:

1 - Bảng cân đối tài sản hàng tháng, hàng quý, hàng năm kèm theo tất cả các bản phụ bản giải thích.

2 - Bản báo cáo giá thành.

3 - Bản báo cáo thu chi tài vụ.

4 - Bản báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển, kế hoạch cung cấp vật tư và kế hoạch tiêu thụ.

5 – Báo cáo nghiệp vụ về tình hình vận chuyển vật tư của xí nghiệp gồm các số liệu về vật tư tồn kho đầu thời kỳ, số vật tư nhập, xuất và số vật tư tồn kho cuối thời kỳ. Xí nghiệp gửi báo cáo này cho Ngân hàng 15 ngày một lần chậm nhất vào các ngày 03 và 18 mỗi tháng.

Nói chung các xí nghiệp vận tải quốc doanh đồng gửi ngay cho Ngân hàng khi gửi các báo cáo này cho cấp trên.

Điều 63. Khi kiểm tra các xí nghiệp vận tải quốc doanh sử dụng vốn vay, Ngân hàng kiểm tra chủ yếu số vật tư làm đảm bảo cho khoản vay. Việc kiểm tra tiến hành trước khi cho vay, và thường xuyên trong suốt thời gian vay tiền cho đến khi xí nghiệp trả xong nợ.

Điều 64. Việc kiểm tra đảm bảo số tiền vay tiến hành:

1. – Trên cơ sở các tài liệu báo cáo nghiệp vụ về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư.

2. – Theo các tài liệu kiểm kê đánh giá tài sản.

3. – Theo các số liệu của kế toán kho tàng xí nghiệp.

4. – Theo số liệu bảng cân đối hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

5. – Theo các số liệu vật tư thực có trong kho xí nghiệp bằng cách đi đến tận xí nghiệp để kiểm tra hiện vật.

Điều 65. Khi căn cứ vào các tài liệu trên để kiểm tra bảo đảm, Ngân hàng thấy dự trữ vật tư thực có trên mức tiêu chuẩn ít hơn số tiền đã cho xí nghiệp vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và về nhu cầu tạm thời thì Ngân hàng phải thu hồi ngay số tiền cho vay không có vật tư đảm bảo bằng cách trích tài khoản “tiền gửi thanh toán” của xí nghiệp. Nếu tài khoản tiền gửi thanh toán không có tiền thì Ngân hàng sẽ chuyển số tiền vay không có vật tư bảo đảm sang tài khoản nợ quá hạn và yêu cầu xí nghiệp phải có kế hoạch trả nợ nhanh chóng.

Chương 10:

CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT

Điều 66. Các xí nghiệp vận tải quốc doanh vay tiền của Ngân hàng quốc gia Việt Nam phải chấp hành đúng kỷ luật trả nợ và báo cáo đã quy định:

1. - Nếu đến hạn không trả nợ, Ngân hàng xét không có lý do chính đáng thì sẽ chủ động trích tài khoản tiền gửi thanh toán để thu hồi về.

Trường hợp trong tài khoản tiền gửi thanh toán không có đủ tiền trả nợ, Ngân hàng sẽ chuyển sang tài khoản “Nợ quá hạn” và áp dụng lợi suất cao gấp rưỡi đối với số tiền quá hạn trong thời gian quá hạn.

2. - Nếu xí nghiệp không gửi báo cáo nghiệp vụ về tình hình nhập, xuất và tồn kho vật tư đúng thời hạn, không gửi tiền tuất khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn đúng kỳ hạn vào Ngân hàng theo như quy định của Bộ, hoặc không gửi bảng cân đối tài sản theo thời hạn quy định của Bộ, Ngân hàng sẽ báo chính thức và tạm thời đình chỉ cho vay thêm về tất cả các loại cho vay cho đến khi nhận được các tài liệu nói trên.

Trong các trường hợp này, Ngân hàng có quyền đòi trước hạn một phần nợ nhưng phải báo cho xí nghiệp biết trước 10 ngày.

CHƯƠNG 11:

ĐIỀU KHOẢN PHỤ

Điều 67. Đối với các xí nghiệp sản xuất công trường, hạch toán kinh tế riêng thuộc các Cục Vận tải Thủy, Tổng Cục đường sắt và Sở quốc doanh vận tải ô tô thì Ngân hàng cho vay theo thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với xí nghiệp công nghiệp quốc doanh.

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM




Lê Viết Lượng

CÁC MẪU BẢNG VỀ CHO VAY VẬN TẢI QUỐC DOANH

I - MẪU BẢNG DO ĐƠN VỊ VAY TIỀN LÀM BAO GỒM NHỮNG GIẤY TỜ CẦN THIẾT PHẢI LÀM KHI VAY TIỀN VÀ CÁC BẢNG KẾ HOẠCH XIN VAY TIỀN CÁC LOẠI:

1) Đơn xin vay                                                                                             (Mẫu số 1)

2) Giấy nhận nợ                                                                                           (Mẫu số 2)

3) Bảng kê dự trù vật tư để vay tiền                                                             (Mẫu số 3)

4) Bảng kế hoạch tổng hợp vay vốn                                                             (Mẫu số 4)

5) Bảng tính kế hoạch vay vốn trên mức tiêu chuẩn                                       (Mẫu số 5)

6) Bảng tính mức cho vay chi phí kinh doanh theo thời vụ                             (Mẫu số 6)

7) Bảng tính kế hoạch trả chi phí kinh doanh theo thời vụ                              (Mẫu số 7)

8) Bảng kê tồn kho các nhiên liệu và vật liệu nhận đã dự trù                          (Mẫu số 8)

9) Bảng kế hoạch vay vốn sửa chữa lớn                                                      (Mẫu số 9)

II - MẪU BẢNG DO CÁN BỘ NHÂN VIÊN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG, LÀM GỒM NHỮNG BẢNG TÍNH TOÁN KHI CHO VAY VỀ DỰ TRỮ VẬT TƯ

1) Bảng tính giá trị vật tư dự trữ để đảm bảo cho vay                                   (Mẫu số 10)

2) Bảng tính đảm bảo để cho vay                                                                 (Mẫu số 11)



BỘ ……………………………

CỤC ………………………….

XÍ NGHIỆP ………………….

ĐƠN XIN VAY

Ngày định vay ……………..

Mặt trước

MẪU SỐ 1

Số đơn xin vay ………….

PHẦN ĐƠN VỊ VAY VỐN CHI

BỘ PHẬN CHO VAY NGÂN HÀNG GHI

Tên đơn vị Quốc doanh vận tải đường sắt

Địa chỉ ……………………………… Hà Nội

Giây nói số ………………………………

Số hiệu tài khoản cho vay …………………………

Số hiệu tài khoản thanh toán ………………………

Kính gửi Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Chi nhánh Hà Nội

Theo quy định trong thể lệ cho vay ngắn hạn đối với xí nghiệp vận tải quốc doanh của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Yêu cầu Ngân hàng cho vay số tiền:

Năm triệu tám trăm ba mươi hai nghìn đồng (5.832.000đ)

để dùng vào việc (trình bày mục đích xin vay) ……..

……………………………………………………….

Có các giấy tờ kèm theo (giấy tờ cần thiết đã quy định trong thể lệ)

1 – Bảng kê vật tư

2 – Giấy nhận nợ

3 – ………………………

4 – ………………………

5 – ………………………

Chúng tôi xin hứa tuân theo đúng thể lệ cho vay và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng quốc gia Việt Nam;

Phụ trách

Kế toán Tài vụ

(ký tên)

Ngày 25 tháng 03 năm 1958

Thủ trưởng

(ký tên và đóng dấu)

Ngân hàng nhận được đơn vay

Ngày 25 tháng 03 năm 1958

TÌNH HÌNH VAY MƯỢN CỦA XÍ NGHIỆP

Ngày 01 tháng 04 năm 1958

Số tiền

Mức quy định cho vay theo kế hoạch

- Số dư cuối quý …………………………………

- Số dư cao nhất trong quý: 5832đ

- Số tiền đã cho vay ………………………………

- Số dư còn có thể cho vay 5.832đ

Đảm bảo cho khoản vay …………………………

Chứng từ thanh toán đến hạn chưa trả

Vốn vay quá hạn …………………………………

Lại phải trả ………………………………………

Ý KIẾN CỦA BỘ PHẬN CHO VAY

           


Mặt sau

ĐƠN XIN VAY

PHÊ CHUẨN CỦA TRƯỞNG HÀNG

BỘ TRƯỞNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG GHI

Chuẩn y cho xí nghiệp:

Vay số tiền là …………………………………

…………………………………

Thời hạn trả như sau:

Phiếu kế toán số …………………………

Hanh tu

Số phụ:

NỢ: ……………………

 ……………………

CÓ: ……………………

 ……………………

…………………

Ngày ……… tháng ……… năm 195…

Ngày trả

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

Số tiền trả

……………………

……………………

……………………

……………………

……………………

Số tiền vay dùng để:

Trả các chứng từ thanh toán ………………………..

Trả số tiền vay ở Ngân hàng đã quá hạn …………..

………………………………………………………

………………………………………………………

Ghi vào tài khoản thanh toán ………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Gửi vào tài khoản thanh toán ………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Quỹ kế toán

Kiểm soát

Nhật ký sổ cái:

NỢ: ……………………

 ……………………

…………………

CÓ: ……………………

 ……………………

…………………

Ngày ……… tháng ……… năm 195…

Ngày …… tháng …… năm 195…

Trưởng hàng ký

Kế toán ghi số

Kiểm soát

GIẢI THÍCH:

1 – Mẫu đơn này áp dụng chung cho các loại vay ngắn hạn (trừ loại vay thanh toán có mẫu riêng), những khi vay, xí nghiệp phải làm đơn xin vay riêng cho từng loại.

2 – Khi vay vốn xí nghiệp phải lập hai bản đưa đến Ngân hàng. Có đủ chữ ký và dấu của Thủ trưởng hoặc người được ủy nhiệm.

3 – Cột mức quy định cho vay theo kế hoạch cán bộ Ngân hàng ghi mức quy định cho vay về số dư cuối quý và số dư cao nhất trong quý đã duyệt y cho xí nghiệp trong kế hoạch cho vay kỳ này. Cột bảo đảm khoản vốn vay thì căn cứ vào khoản trong bảng tính đảm bảo để cho vay mà ghi vào.

GIẤY NHẬN NỢ

Ngày …… tháng …… năm 195……

MẦU SỐ 2

Tên xí nghiệp .............................................................

Số hiệu tài khoản vay .................................................

Số hiệu tài khoản thanh toán ......................................

Kính gửi Chi nhánh Ngân hàng

Quốc gia Việt Nam …………………………

Chúng tôi xin nhận khoản nợ vay tại Ngân hàng là

...................................................................................

Kể từ ngày …… tháng …… năm ……

và sẽ trả lại Ngân hàng vào các thời gian kê bên đây. Chúng tôi xin lấy các dự trữ vật tư của xí nghiệp để làm bảo chứng cho các khoản vay của Ngân hàng.

Khi đến hạn yêu cầu Ngân hàng chiếu theo giấy này mà trích từ tài khoản thanh toán của đơn vị chúng tôi để trả nợ.

Thủ trưởng

(Ký và đóng dấu)

Đơn vay số …………………………………………

Ngày vay …………………………………………...

Ngày trả xong ………………………………………

Số tiền vay (viết bằng chữ) …………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Thời gian và số tiền trả:

Ngày tháng

……………………

……………………

……………………

……………………

Số tiền trả

…………………… đ

…………………… đ

…………………… đ

…………………… đ

Cộng ……………………

Nhân viên phụ trách kế toán tài vụ xí nghiệp

Phiếu kế toán số ……………………

Ngày …… tháng …… năm 195……

HANH TU

Sổ phụ:

NỢ: ………………………

………………………

………………………đ

CÓ: ………………………

………………………

………………………đ

Ngày ……… tháng ……… năm 195………

Kế toán quầy

Kiểm soát

GIẢI THÍCH:

Mẫu này làm thành 3 bản. Các số tiền vay, số tiền trả từng thời gian phải ghi theo sự phê chuẩn của Trưởng Chi nhánh Ngân hàng.

Khi cho vay, giao bản thứ 3 (liên 3) cho xí nghiệp để thay giấy báo. Có khi thu xong nợ, trả liên 2 cho xí nghiệp để báo món nợ đã thanh toán xong.

Nhật ký sổ cái:

NỢ: ………………………

………………………

………………………đ

CÓ: ………………………

………………………

………………………đ

Ngày ……… tháng ……… năm 195………

Kế toán ghi sổ

Kiểm soát

VIỆC TRẢ BỚT NỢ

Ngày trả

Số tiền trả

Ngày trả

Số tiền trả

 Ngày trả

Số tiền trả


TÊN XÍ NGHIỆP ……………

Địa chỉ ………………………

Điện thoại số ………………..

BẢNG KÊ DỰ TRÙ VẬT TƯ ĐỂ VAY TIỀN

Lập ngày 28 tháng 03 năm 1958

MẪU 3

Đơn vị 1.000đ

Đơn vay số …………...

Ngày ……..…………...

Số thứ tự

Loại hàng
hóa

Đơn vị
số lượng

VỐN
ĐỊNH MỨC

SỐ THỰC TẾ CÒN LẠI

GIẢI QUYẾT

Số lượng

Số tiền

Tại kho

Đang
vận chuyển

Cộng

Ngày tháng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số
tiền

Số lượng

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Gỗ

Than

Đồ điện

m3

Tấn

455

2.800

2.500

1,8

 178

167

2.492

2.300

16

500

1.472

7.000

3.000

17,8

678

1639

9492

5300

5/3/58

940

3.793

1.100

5.753

4.959

11.472

16431

5.833

Kính gửi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

chi nhánh …………………………

Chúng tôi xin đảm bảo bằng vật tư để vay vốn với các điều kiện như sau:

1. – Hàng hóa kể trên hoàn toàn phù hợp với những điều quy định trong thể lệ cho vay của Ngân hàng đối với xí nghiệp Vận tải quốc doanh. Nếu trong quá trình luân chuyển có sự thay đổi thì đơn vị chúng tôi có thể thay vào những hàng mới cùng loại và không phải báo cáo với Ngân hàng.

2. – Nếu chúng tôi đã sử dụng 1 phần mà chưa thay thế vào hoặc có sử dụng theo tỷ lệ đã quy định mà chưa trả bớt nợ thì Ngân hàng có quyền chủ động trích từ tài khoản thanh toán của đơn vị chúng tôi mà thu về số tiền tương đương với vật tư mà chúng tôi đã sử dụng.

Thủ trưởng

(ký tên và đóng dấu)

Nhân viên phụ trách

Kế toán tài vụ

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG

……………………………

GIẢI THÍCH (mẫu số 3)

1 – Các xí nghiệp vay vốn dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn theo kế hoạch hay vay vốn tạm thời đều phải kê khai vật tư theo mẫu này gửi đến Ngân hàng 2 bản (2 liên) có đầy đủ chữ ký và dấu và xem là bản bảo đảm bằng hàng hóa để vay tiền.

2 – Các bản này do bộ phận tín dụng và bộ phận quỹ của Ngân hàng phụ trách cho vay giữ;

3 – Yêu cầu ghi vào mẫu này;

a) Vật tư xin vay phù hợp với quy định trong thể lệ của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam về cho vay Vận tải quốc doanh.

b) Chỉ ghi các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu chủ yếu cần xin vay vốn.

Các loại hàng hóa khác không cần phải kê khai và phân tách từng thứ (loại rẻ tiền mau hỏng v.v…)

c) Cách tính giá trị vật tư bảo đảm phải theo đúng như điều 12 (thể lệ cho vay vận tải quốc doanh) đã quy định.

4 – Vốn định mức là vốn được cấp cho từng loại (nguyên, nhiên, vật liệu cột 4 và 5).

5 – Cột 6 và 7 ghi số hàng tồn kho thực tế. Nếu trong số hàng tồn kho hoặc đang vận chuyển có những khoản chưa trả tiền thì phải ghi chú rõ số lượng và trị giá kèm theo chứng từ.

6 – Cột 8 và 9 ghi số hàng hóa thực tế đang vận chuyển trên đường đi.

7 – Cột 12 và 13 ghi ngày tháng và số tiền giải quyết cho vay.


TÊN XÍ NGHIỆP

………………………………

BẢNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VAY VỐN

Quý II Năm 1958

MẪU SỐ 4

Đơn vị 1.000đ

Số thứ tự

LOẠI CHO VAY

ĐỐI TƯỢNG

SỐ DƯ TRONG TÀI KHOẢN VAY VỐN CỦA NHÀ NƯỚC

Mức tăng giảm của số dư vốn vay quý này + hoặc -

Số dư cao nhất về vốn vay trong quý  này

Số vật tư còn lại theo KH đến cuối quý  này

Mức vốn luân chuyển tự có trong mức và có thừa

Ý kiến nhận xét của Ngân hàng mở tài khoản

Số dư
dự trữ đầu quý

Số dư theo kế hoạch cuối quý này

1

2

3

4

5

6

7

8

9

A. - Số hợp đồng vay trên mức tiêu chuẩn trong kế hoạch.

- Số công trường quá trình dự trù:

3.610

3.610

5.832

9.363

5.951

- Nguyên vật liệu chính.

- Vật liệu phụ.

- Nhiên liệu.

- Đồ đóng gói.

2

B. - Số hợp đồng vốn vay về chi phí kinh doanh theo thời vụ theo kế hoạch

15.100

15.100

- Số công về các loại sửa chữa.

- Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa trung bình các loại tàu thuyền, sửa chữa thường xuyên ô-tô.

- Sửa chữa thường xuyên các hải cảng và bến phà.

- Sửa chữa thường xuyên các máy móc.

Các sửa chữa khác.

TỔNG CỘNG:

18.710

18.710

GIẢI THÍCH VIỆC LẬP KẾ HOẠCH VAY VỐN

Bảng này do đơn vị vay vốn căn cứ vào các mức có liên quan trong hai bảng “Tính kế hoạch vay vốn trên mức tiêu chuẩn” và “Bảng tính cho vay về chi phí kinh doanh theo thời vụ” mà tổng hợp lại.

CỘT 3: Các xí nghiệp căn cứ vào các số dư về các khoản vay đến ngày lập kế hoạch phối hợp với tình hình cung cấp, sản xuất và tiêu thụ trong những ngày cuối quý mà dự tính số dư tài khoản vay vốn của Ngân hàng đầu quý kế hoạch.

CỘT 4: Đối với loại cho vay trên mức tiêu chuẩn, ghi theo số cộng của cột 15 trong bảng tính kế hoạch vay vốn trên mức tiêu chuẩn. Đối với loại cho vay về chi phí kinh doanh thì ghi theo số công của cột 4; trong bảng kế hoạch vay vốn chi phí kinh doanh theo thời vụ.

CỘT 5: Là số chênh lệch giữa số dư nợ đầu quý với số dư nợ Ngân hàng cuối quý.

CỘT 6: Là số dư vay cao nhất trong quý, vượt mức cuối quý nhưng đến cuối quý phải thu và được bằng mức cuối quý (ghi con số ở cột 16 bảng kế hoạch vay vốn trên mức tiêu chuẩn).

CỘT 7: Đối với loại cho vay trên mức tiêu chuẩn, ghi theo số cộng của cột 12 trong bảng kế hoạch vay vốn trên mức tiêu chuẩn.

CỘT 8: Đối với loại cho vay trên mức tiêu chuẩn, ghi theo số cộng của cột 13 + 14 trong bảng kế hoạch vay vốn trên mức tiêu chuẩn.


BẢNG TÍNH KẾ HOẠCH VAY VỐN TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN QUÝ II NĂM 1958

MẪU SỐ 5

Đơn vị 1.000đ

Số thứ tự

CÁC KHOẢN

SỐ VẬT TƯ
CÒN LẠI ĐẦU QUÝ

SỐ VẬT TƯ XUẤT NHẬP TRONG QUÝ NÀY

SỐ DƯ VẬT TƯ THEO KẾ HOẠCH
CUỐI QUÝ NÀY

TÌNH HÌNH VỐN TRONG SỐ VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI QUÝ NÀY

Mức quy định vay cao  nhất trong quý này

Vốn luân chuyển đã định mức chưa dùng hết

SỐ
KẾ HOẠCH

SỐ DƯ
DỰ TÍNH

NHẬP

XUẤT

Số lượng

Số tiền

Vốn luân chuyển tự có trong mức

Vốn luân chuyển tự có thừa ngoài mức

Vốn vay của Ngân hàng

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số
tiền

Số lượng

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

TỔNG HỢP

5.532

4.959

11.472

7.068

9.363

5.753

3.650

5.832

1

Số cộng trong quá trình dự trữ

Gỗ

Than

Đồ điện

2m3 500

200 tấn

232

2.800

2.500

1.8

178

167

2.492

2.300

16

500

1.472

7.000

3.000

4

300

368

4.300

2.500

138

378

1.271

5.292

2.800

453

2.800

818

2.492

300

940

3.792

1.100

THỦ TRƯỞNG XÍ NGHIỆP

Ngày thành lập kế hoạch

Phụ trách Kế toán Tài vụ xí nghiệp


GIẢI THÍCH. – Cách tính nội dung các cột của bảng này:

CỘT 2: Đối với các nguyên vật liệu, nhiên liệu chính thì cần ghi riêng từng thứ hàng; có số lượng ghi vào các cột 3, 5, 7, 9, 11 và trị giá thành tiền. Đối với các vật liệu phụ, có thể ghi theo loại vật tư thí dụ vật liệu phụ (gồm nhiều vật liệu phụ, đơn vị đo lường khác nhau) thì không cần ghi số lượng mà chỉ cần ghi trị giá tiền. Đối với cột số lượng: ghi theo đơn vị đo lường thích hợp với từng thứ hàng. Số tiền thì tính theo giá thống nhất đã quy định trong kế hoạch.

Trường hợp giá thực tế thấp hơn giá kế hoạch thì tính theo giá thực tế.

CỘT 5, 6: Số dư dự tính là căn cứ vào số dư thực tế mà tính: kế hoạch vay vốn phải làm trước khi hết quý nên phải căn cứ một phần vào số dư thực tế ngày làm kế hoạch và một phần vào kế hoạch xuất nhập vật tư trong những ngày cuối quý mà dự tính ra số vật tư còn lại đầu quý này.

CỘT 7, 8, 9, 10: Ghi theo số xuất nhập vật tư của kế hoạch quý này đã được cấp trên phê chuẩn.

CỘT 11, 12: Nếu trong quý nhập nhiều hơn xuất thì cột 12: cột 6 + (8 – 10) hoặc cột 11 = cột 5 + (7 – 9).

Nếu xuất nhiều hơn nhập thì cột 12 = cột 6 – (10 – 8) hoặc cột 11 = cột 5 – (9 – 7).

CỘT 13: Tức là số vốn được phê chuẩn khi đặt kế hoạch; trích ở bản kế hoạch thu chi tài vụ quý đó.

CỘT 14: Nếu con số thực tế về vốn lưu động tự có hoặc được coi như vốn lưu động tự có cuối quý dự tính sẽ lớn hơn cột 13 (vốn lưu động tiêu chuẩn của kế hoạch quý đó) thì số chênh lệch đó sẽ ghi vào cột 14, tức là cột 13 + 14 = vốn lưu động thực tế tự có.

CỘT 15: Là số dư cuối quý về những khoản vay trên mức tiêu chuẩn cách tính cột 15 : 12 – (13 + 14).

CỘT 16: Ghi khoản vay trong quý cao hơn số dư cuối quý và đến cuối quý phải thu về khoảng được quá mức số dư đã ấn định cuối quý.

CỘT 17: Ghi mức vốn lưu động tiêu chuẩn chưa dùng hết còn lại trong tài khoản. Nếu đã dùng hết thì không ghi.


XÍ NGHIỆP

………………………

BẢNG TÍNH MỨC CHO VAY CHI PHÍ
KINH DOANH THEO THỜI VỤ
QUÝ II – NĂM 1958

MẪU SỐ 6

Đơn vị 1.000đ

1. – Các khoản thu trong quý về kinh doanh vận tải và lợi nhuận các xí nghiệp phụ thuộc ................... 920

2. – Các khoản chi phí trong quý về kinh doanh vận tải ................................................................. 16.020

Trong số này phân tích các khoản chi về:

- Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa trung bình các loại tầu thuyền, sửa chữa thường xuyên ô tô 12.500

- Sửa chữa thường xuyên các Hải cảng và bến phà .........................................................................  750

- Sửa chữa thường xuyên các máy móc............................................................................................ 350

- Các chi phí khác.......................................................................................................................... 2.420

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

3. – Chi vượt thu.......................................................................................................................... 15.100

4. – Mức quy định cho vay chi phí thời vụ về kinh doanh vận tải ................................................... 15.100

Trong số này có:

a. – Cho sửa chữa thường xuyên và sửa chữa trung bình các loại tầu, thuyền, hải cảng, bến phà và máy móc: (12.500 + 750 + 350) =                                                                                                                                13.600

b. – Các chi phí khác: (15.100 – 13.600) ......................................................................................... 1.500

THỦ TRƯỞNG XÍ NGHIỆP

Ngày lập kế hoạch

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TÀI VỤ XÍ NGHIỆP

BỊ CHÚ: Chi tiết các khoản chi về kinh doanh vận tải sẽ lấy từ các bản đính theo bản cân đối thu và chi.


XÍ NGHIỆP

………………………

BẢNG TÍNH KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VAY VỀ
CHI PHÍ KINH DOANH THEO THỜI VỤ

Trả nợ trong quý III năm 1958

MẪU SỐ 7

Đơn vị 1.000đ

1. – Các khoản thu trong quý về kinh doanh vận tải và lợi nhuận của các xí nghiệp phụ thuộc ........ 35.000

2. – Các chi phí trong quý về kinh doanh vận tải  .......................................................................... 23.000

Trong số này có:

- Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa trung bình tầu thuyền ....................................................... 15.500

- Sửa chữa thường xuyên hải cảng và bến phà ................................................................................  800

- Sửa chữa thường xuyên các máy móc............................................................................................ 450

- Các chi phí khác.......................................................................................................................... 6.250

...............................................................................................

...............................................................................................

3. – Kết quả tài chính (1-2)............................................................................................................ 12.000

4. – Các khoản thu chuyển sang quý sau ....................................................................................... 3.400

5. – Số dư nợ đầu quý ................................................................................................................ 15.100

6. – Trả nợ trong quý (3-4).............................................................................................................. 8.600

7. – Mức dư nợ quy định ra ngoài quý (5-6).................................................................................... 6.500

THỦ TRƯỞNG XÍ NGHIỆP

Ngày lập kế hoạch

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TÀI VỤ XÍ NGHIỆP


BẢNG KÊ TỒN KHO CÁC NHIÊN LIỆU VÀ VẬT LIỆU NHỜN
ĐÃ DỰ TRÙ QUÝ II – NĂM 1958

MẪU SỐ 8

Đơn vị 1.000đ

Số thứ tự

CÁC KHOẢN

SỐ VẬT TƯ CÒN LẠI
ĐẦU QUÝ

SỐ VẬT TƯ XUẤT NHẬP
TRONG QUÝ NÀY

Số dư vật tư theo kế hoạch cuối quý này

Số vật tư tồn kho kể cả số đã mua ghi trong giấy đòi nợ

BỊ CHÚ

SỐ
KẾ HOẠCH

SỐ DƯ
DỰ TÍNH

NHẬP

XUẤT

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

1

2

TỔNG HỢP

Nhiên liệu

Vật liệu nhờn

500 tấn

500kg

5.000

2.500

450 tấn

550kg

4.500

2.750

2.0001

1.500

20.000

  7.500

1.800

1.300

18.000

  6.500

650 tấn

750kg

6.500

3.750

660t

500

6.000

2.500

THỦ TRƯỞNG XÍ NGHIỆP

NGÀY LẬP KẾ HOẠCH

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN
TÀI VỤ XÍ NGHIỆP

GIẢI THÍCH. – Cách tính nội dung các cột của bảng này:

CỘT 2: Ghi những nhiên liệu như than, củi hay các chất đốt khác, hoặc các vật liệu nhờn như dầu máy, mazou v.v… có số lượng ghi vào cột 3, 5, 7, 9, 11, 13 và trị giá thành tiền ghi vào cột 4, 6, 8,12, 12, 14.

Đối với một số lượng: ghi theo đơn vị đo lường thích hợp với từng thứ hàng.

Số tiền thì tính theo giá thống nhất đã quy định trong kế hoạch.

Trường hợp giá thực tế thấp hơn giá kế hoạch thì tính theo giá thực tế.

CỘT 5, 6: sổ dự tính là căn cứ vào số dư thực tế; kế hoạch vay vốn phải làm trước khi hết quý nên phải căn cứ một phần vào số dư thực tế ngày làm kế hoạch và một phần naò kế hoạch xuất  nhập vật tư trong những ngày cuối quý mà dự tính ra số vật tư còn lại đầu quý này.

CỘT 7, 8, 9, 10: ghi theo số xuất nhập vật tư của kế hoạch quaý  này đã được cấp trên phê chuẩn.

CỘT 11, 12: nếu trong quý nhập nhiều hơn xuất thì cột 11 =5 + (7 – 9) hoặc cột 12 = 6 + (8 – 10).

Nếu xuất nhiều hơn nhập thì cột 11 = 5 – (9 – 7) hoặc cột 12 = 6 – (16 – 8).

CỘT 13, 14: Ghi những nhiên liệu và vật liệu nhờn còn ở trong kho đến ngày lập kế hoạch xin vay; số lượng và số tiền của các vật liệu ghi ở 2 cột này phải kể cả số lượng và giá trị các nhiên liệu và vật liệu nhờn mua đã ghi trong các giấy đòi nợ được trình làm chứng từ xin vay.


BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ VẬT TƯ DỰ TRÙ
ĐỂ TÍNH ĐẢM BẢO CHO VAY

(do cán bộ tín dụng làm)

MẪU SỐ 10

Đơn vị 1.000đ

Số thứ tự

TÊN VẬT TƯ

SỐ THỰC TẾ TỒN KHO VÀ ĐANG VẬN CHUYỂN

KIỂM TRA
LẠI TỒN KHO

Số lượng

Trị giá
kế hoạch

Trị giá thực tế

Giá trị dùng
làm đảm bảo

Ngày

Tồn kho thực tế

1

2

3

4

5

6

7

8

1

2

3

Gỗ

Than

Đồ điện

17m3800

678 tấn

1.639

9.492

5.300

1.639

9.492

5.300

1.639

9.492

5.300

Cộng:

16.431

16.431

16.431

Chữ ký Bộ phận tín dụng

Ngày ……… tháng ……… năm 195………

Trưởng hàng ký



BẢNG TÍNH ĐẢM BẢO CHO VAY

(về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và về nhu cầu tạm thời)

(Do cán bộ tín dụng làm)

MẪU SỐ 11

Số thứ tự

MỤC

Số tiền

TRƯỞNG HÀNG DUYỆT

1

Số vật tư cần dự trữ theo kế hoạch đã được duyệt y

11.472

1 - Số tiền cần cho vay:

a – Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

b – Cho vay về nhu cầu tạm thời

…………………………………..

2 - Số tiền đã cho vay phải thu về:

a – Cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

b – Cho vay về nhu cầu tạm thời

Ngày …… tháng …… năm 195…

Ký tên đóng dấu

2

Tồn kho định thực hiện bằng tiền vay (cột 6) 16.431

3

Giá trị vật tư được nhận để tính đảm bảo

16.431

4

Trừ: Vốn luân chuyển tiêu chuẩn                     5.753

5

Vốn luân chuyển coi như tự có

6

Vật tư đã nhận tiền bán nhưng chưa giao.

7

Cộng: Tiền ứng trước cho người cung cấp vật tư

8

……………………………………………………….

9

Đảm bảo của khoản vay: 3 – (4 + 5 + 6 + 7 ……)

10.678

10

Số dư tiểu khoản vay tiền của xí nghiệp đến ngày xin vay

a - Số dư tiểu khoản vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

b - Số dư tiểu khoản vay về nhu cầu tạm thời.

11

Đảm bảo nhiều hơn số dư tiền đã cho vay (9 – 10)

12

Số dư tiền đã cho vay nhiều hơn đảm bảo (10 – 9)

13

Số tiền cần cho vay thêm:

a - Về cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

b - Về cho vay nhu cầu tạm thời

14

Số tiền đã cho vay phải thu về:

a - Về cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

b - Về cho vay nhu cầu tạm thời

Ngày …… tháng …… năm 195……

(chữ ký của bộ phận tín dụng)

Sau khi kiểm tra tổn kho thực tế:

Đảm bảo không thực hiện được ………………………….

Số tiền đã cho vay phải thu về:

a – Cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

……………………………………………………….

b – Cho vay về nhu cầu tạm thời

Ngày …… tháng …… năm 195…

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 311-VP/NgĐ ngày 22/11/1958 về thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với vận tải quốc doanh do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.375

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.152.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!