Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 202/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tiền tệ hoạt động ngân hàng

Số hiệu: 202/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/12/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 202/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 202/2004/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng quy định tại Nghị định này bao gồm các vi phạm:

Về giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động nghiệp vụ, về cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng;

Về quản trị, điều hành, kiểm toán;

Về huy động vốn;

Về cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu và cho thuê tài chính;

Về quản lý ngoại hối, quản lý kinh doanh vàng;

Về thanh toán, mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản;

Về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;

Về kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo, bí mật hoạt động ngân hàng;

Về xâm phạm quyền tự chủ kinh doanh của tổ chức tín dụng; cản trở việc thanh tra, kiểm tra, không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; cạnh tranh bất hợp pháp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng mà không phải là tội phạm đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là 2 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng bị áp dụng biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại các khoản 1, 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 6. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, chỉ những tình tiết sau đây được coi là những tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng:

1. Những tình tiết giảm nhẹ:

a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;

c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

d) Vi phạm do trình độ lạc hậu.

2. Những tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm có tổ chức;

b) Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực;

c) Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần vi phạm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

e) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;

g) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

h) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.

Điều 7. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

b) Đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

MỤC 1: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều 8. Vi phạm về giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động nghiệp vụ (gọi chung là giấy phép)

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Hoạt động không đúng quy định ghi trong giấy phép;

b) Hoạt động khi chưa được cấp có thẩm quyền chuẩn y điều lệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Tẩy xoá, sửa chữa giấy phép.

3. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Hoạt động ngân hàng không có giấy phép;

b) Tiếp tục hoạt động ngân hàng khi đã bị đình chỉ, bị tước giấy phép hoặc giấy phép đã hết thời hạn.

4. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ đối với hành vi vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều này.

MỤC 2: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH, KIỂM TOÁN

Điều 9. Vi phạm về quản trị, điều hành

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Chủ tịch hoặc các thành viên khác của Hội đồng quản trị uỷ quyền cho người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

c) Chủ tịch Hội đồng quản trị tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác; trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tham gia Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương;

d) Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) không cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm; Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng làm Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi bầu hoặc bổ nhiệm những người là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) làm thành viên Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng của cùng một tổ chức tín dụng; hành vi bầu hoặc bổ nhiệm những người sau đây làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân, các tội nghiêm trọng về kinh tế mà không được xoá án;

c) Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án;

d) Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của một công ty đã bị phá sản, theo quy định tại Điều 94 Luật Phá sản năm 2004, trừ các trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng;

đ) Đã từng là đại diện theo pháp luật của một công ty bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ có nội dung trái quy định của pháp luật.

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật trong thời hạn 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này.

Điều 10. Vi phạm về những thay đổi phải được chấp thuận

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản:

a) Tên của tổ chức tín dụng;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Ban Kiểm soát.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản:

a) Mức vốn Điều lệ, mức vốn được cấp;

b) Chuyển nhượng cổ phần có ghi tên không đúng quy định của pháp luật;

c) Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản:

a) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể tổ chức tín dụng;

b) Mở sở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện tại các địa bàn trong nước, nước ngoài, kể cả nơi đặt trụ sở chính.

5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật trong thời hạn 01 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.

Điều 11. Vi phạm về kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau:

a) Tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ không đúng quy định của pháp luật;

b) Không lập chương trình kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm toán độc lập về hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả :

Buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật trong thời hạn 3 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.

MỤC 3: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HUY ĐỘNG VỐN

Điều 12. Vi phạm về nhận tiền gửi

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng không thực hiện đúng quy định về nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Vi phạm về phát hành giấy tờ có giá

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi phát hành giấy tờ có giá vượt quá tổng mệnh giá đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

2. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi phát hành giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng để huy động vốn của cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.

Đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hoạt động phát hành giấy tờ có giá trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng đối với tổ chức tín dụng có hành vi tái vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

MỤC 4: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CHO VAY, BẢO LÃNH NGÂN HÀNG, CHIẾT KHẤU VÀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Điều 14. Vi phạm về cho vay

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không lưu giữ đủ hồ sơ tín dụng đúng quy định của pháp luật;

b) Lập hợp đồng tín dụng (hay văn bản khác thay thế hợp đồng tín dụng được cấp có thẩm quyền cho phép) không đúng quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không xây dựng quy trình cho vay;

b) Không thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không lập hợp đồng tín dụng;

b) Không chuyển nợ quá hạn theo quy định của pháp luật;

c) Miễn giảm lãi suất; gia hạn nợ gốc hoặc lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi; đảo nợ không theo quy định của pháp luật.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cho vay đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật;

b) Cho vay hợp vốn, uỷ thác cho vay, nhận uỷ thác cho vay không theo quy định của pháp luật.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.

7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật về cho vay đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này.

Điều 15. Vi phạm về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác không đúng quy định của pháp luật.

Điều 16. Vi phạm về bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác (gọi chung là bảo lãnh)

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đủ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Bảo lãnh cho cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Nhận tài sản bảo đảm cho bảo lãnh hoặc thực hiện không đúng các quy định pháp luật khác về bảo lãnh.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện thanh toán quốc tế mà có hành vi bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác đối với người nhận bảo lãnh là cá nhân, tổ chức nước ngoài.

4. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong thời hạn 3 tháng đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Điều 17. Vi phạm về hoạt động cho thuê tài chính

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không lưu giữ đủ hồ sơ cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật;

b) Lập hợp đồng cho thuê tài chính không đúng quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không xây dựng quy trình cho thuê tài chính;

b) Không thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình cho thuê tài chính, sử dụng tài sản thuê tài chính và trả nợ của khách hàng.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không lập hợp đồng cho thuê tài chính;

b) Không chuyển nợ quá hạn đúng quy định của pháp luật;

c) Miễn giảm lãi suất; gia hạn nợ gốc hoặc lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cho thuê tài chính đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Cho thuê tài chính hợp vốn, uỷ thác và nhận uỷ thác cho thuê tài chính không đúng quy định của pháp luật.

5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng quy định cho thuê tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.

MỤC 5: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI, QUẢN LÝ KINH DOANH VÀNG

Điều 18. Vi phạm quy định về quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai tỷ giá mua và bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán, thanh toán ngoại tệ đối với khách hàng hoặc chi trả ngoại tệ của khách hàng gửi từ nước ngoài về Việt Nam không đúng tỷ giá giao dịch theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;

b) Chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;

c) Thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;

d) Mua, bán, thanh toán, cho vay ngoại tệ với nhau hoặc niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cá nhân, tổ chức mở tài khoản hoặc sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài mà chưa được phép hoặc không đúng quy định trong giấy phép của cấp có thẩm quyền;

b) Tổ chức tín dụng không chấp hành đúng quy định của pháp luật về trạng thái ngoại tệ hoặc trạng thái đồng Việt Nam;

c) Tổ chức có nguồn thu ngoại tệ chấp hành không đúng quy định của pháp luật về việc bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng;

d) Tổ chức không chấp hành đúng quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, về bảo lãnh và tái bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài;

đ) Cá nhân, tổ chức mua, bán, sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế không đúng quy định của pháp luật;

e) Cá nhân, tổ chức che giấu hoặc đồng loã với hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối;

g) Cá nhân, tổ chức có nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài chấp hành không đúng quy định của pháp luật về việc chuyển ngoại tệ về nước.

5. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) cá nhân, tổ chức hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ;

b) Cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ kiều hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép;

c) Cá nhân, tổ chức hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

6. Cá nhân, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh có mang ngoại tệ hoặc vàng ra nước ngoài hoặc vào Việt Nam qua các cửa khẩu không đúng quy định của pháp luật về khai Hải quan thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan.

7. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số ngoại tệ hoặc vàng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này.

MỤC 6: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THANH TOÁN; MUA, ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Điều 19. Vi phạm về thanh toán bằng tiền mặt

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tồn quỹ tiền mặt định mức.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Vi phạm quy định về các khoản chi được dùng tiền mặt để thanh toán;

b) Vi phạm hạn mức thanh toán bằng tiền mặt.

Điều 20. Vi phạm về cung ứng và sử dụng séc, về thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi cố ý ký phát séc không đủ khả năng thanh toán và không thực hiện nghĩa vụ trả toàn bộ số tiền bị truy đòi cho người thụ hưởng hoặc người đã chi trả cho người thụ hưởng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả;

b) Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình hoặc cơ sở dữ liệu trong mạng máy tính sử dụng trong thanh toán.

Điều 21. Vi phạm về an toàn kho quỹ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm chế độ an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại tiền Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 22. Vi phạm về mua, đầu tư vào tài sản cố định

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Vi phạm về kinh doanh bất động sản

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi trực tiếp kinh doanh bất động sản.

MỤC 7: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều 24. Vi phạm về mở tài khoản và duy trì dự trữ bắt buộc

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không mở tài khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước hoặc mở nhưng duy trì tại đó số dư bình quân thấp hơn mức dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện ngay mức dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Vi phạm về an toàn trong hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cho vay, cho thuê tài chính không có bảo đảm; cho vay, cho thuê tài chính với những điều kiện ưu đãi không đúng quy định của pháp luật; tổng dư nợ cho vay, cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng đối với các đối tượng sau vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng:

a) Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng, Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, Thanh tra viên đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng;

b) Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;

c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có một trong những hành vi sau:

a) Cho vay, cho thuê tài chính đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Cho vay, cho thuê tài chính đối với người thẩm định, xét duyệt cho vay, cho thuê tài chính; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Cho vay, cho thuê tài chính đối với bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này để làm cơ sở cho việc cho vay, cho thuê tài chính đối với khách hàng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cho vay, cho thuê tài chính đối với một khách hàng mà tổng dư nợ vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau:

- Khoản cho vay theo quy định của Chính phủ; cho vay, cho thuê tài chính từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay, thuê tài chính là tổ chức tín dụng khác;

- Cho vay cầm cố bằng sổ tiền gửi do chính quỹ tín dụng đó phát hành;

b) Thực hiện bảo lãnh đối với một khách hàng, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Cho vay đối với nhu cầu vốn bị cấm cho vay theo quy định của pháp luật.

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Tùy theo hành vi vi phạm, tổ chức tín dụng còn bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thu hồi nợ cho vay đối với vi phạm tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm;

b) Buộc thu hồi nợ cho vay vượt mức quy định đối với vi phạm tại các khoản 1, 3 Điều này trong thời hạn 6 tháng.

Điều 26. Vi phạm về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về duy trì một trong những tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:

- Tỷ lệ về khả năng chi trả;

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;

- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

- Các tỷ lệ an toàn khác theo quy định của pháp luật.

2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 27. Vi phạm về giới hạn góp vốn, mua cổ phần

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Tổ chức tín dụng có hành vi góp vốn, mua cổ phần vào một doanh nghiệp hoặc tổng mức góp vốn, mua cổ phần trong tất cả các doanh nghiệp vượt mức tối đa theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức tín dụng cổ phần sử dụng vốn điều lệ và các quỹ để mua cổ phần, góp vốn với các cổ đông của chính tổ chức tín dụng cổ phần đó.

2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khắc phục vi phạm quy định tại Điều này trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Điều 28. Vi phạm về dự phòng rủi ro

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi phân loại tài sản "Có" hoạt động ngân hàng và trích lập dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi không trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi sử dụng dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật.

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng quy định về dự phòng rủi ro trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 29. Vi phạm về trích lập và sử dụng các quỹ

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật;

b) Trích lập và sử dụng các quỹ không đúng quy định của pháp luật.

2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trích lập các quỹ đúng quy định;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do đã sử dụng các quỹ không đúng quy định của pháp luật.

Điều 30. Vi phạm về bảo hiểm tiền gửi

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau:

a) Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc nhưng không nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không niêm yết công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và các địa điểm giao dịch.

2. Hành vi vi phạm về nộp chậm phí bảo hiểm tiền gửi bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi.

MỤC 8: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ; CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO; BÍ MẬT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Điều 31. Vi phạm về kế toán, thống kê

Hành vi vi phạm về kế toán, thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, thống kê.

Điều 32. Vi phạm về quản lý thông tin, hoạt động ngân hàng

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không gửi đủ báo cáo hoặc gửi báo cáo không đúng quy định của cấp có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp quy định tại Điều 31.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Báo cáo không trung thực về hoạt động của tổ chức tín dụng;

b) Cung cấp cho tổ chức, cá nhân những thông tin có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc chưa có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp quy định tại các Điều 102, 103 và khoản 2 Điều 104 Luật Các tổ chức tín dụng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi không báo cáo ngay cấp có thẩm quyền về nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Điều 33. Vi phạm về bí mật hoạt động ngân hàng

Phạt tiền đối với hành vi vô ý tiết lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu, số liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước của ngành Ngân hàng, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự gồm:

1. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm lộ bí mật hoặc làm mất các tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật nhà nước của ngành Ngân hàng thuộc độ "Mật".

2. Từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi làm lộ bí mật hoặc làm mất các tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật nhà nước của ngành Ngân hàng thuộc độ "Tối mật".

3. Từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi làm lộ bí mật hoặc làm mất các tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật nhà nước của ngành Ngân hàng thuộc độ "Tuyệt mật".

MỤC 9: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ XÂM PHẠM QUYỀN TỰ CHỦ KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG; CẢN TRỞ VIỆC THANH TRA, KHÔNG THỰC HIỆN YÊU CẦU CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH; CẠNH TRANH BẤT HỢP PHÁP

Điều 34. Hành vi xâm phạm quyền tự chủ kinh doanh của tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng

Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau:

1. Ép buộc hoặc dùng ảnh hưởng của mình yêu cầu tổ chức tín dụng cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần hoặc hoạt động ngoại hối sai quy định.

2. Che dấu hoặc đồng loã với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 35. Hành vi cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Trì hoãn, lẩn tránh hoặc không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng từ, số liệu theo yêu cầu của tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra; cung cấp tài liệu, số liệu sai sự thật;

b) Che dấu, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra;

c) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng niêm phong: kho, quỹ, két bạc, sổ sách, chứng từ kế toán, hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ cho thuê tài chính hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không chấp hành yêu cầu của Thanh tra Ngân hàng và các cơ quan có thẩm quyền khác;

b) Can thiệp trái phép vào việc xử lý của Thanh tra.

Điều 36. Hành vi cạnh tranh bất hợp pháp

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Tung tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích của tổ chức tín dụng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

b) Khuyến mại bất hợp pháp;

c) Có hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đầu cơ lũng đoạn thị trường tiền tệ, ngoại tệ, vàng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

chương 3:

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thanh tra viên Ngân hàng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định này;

d) Đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đình chỉ có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.

3. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định này;

d) Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đình chỉ có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh quy định tại Điều 30 và khoản 7 Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, khi phát hiện cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm quy định về quản lý ngoại hối tại các điểm b, d khoản 3, các điểm a, c, d, đ, e, g khoản 4 và khoản 5 Điều 18 Nghị định này có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, đồng thời phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết.

Điều 38. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 37 Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 39. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.

Điều 40. Lập biên bản về vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo lên cấp có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.

2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính được áp dụng đối với mọi trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trừ trường hợp hành vi vi phạm được xác định từ vụ án hình sự chuyển sang xử lý vi phạm hành chính.

3. Biên bản về xử phạt vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 2 bản theo mẫu quy định; biên bản phải được người lập biên bản, người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản. Nếu biên bản gồm nhiều tờ thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký tên thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Biên bản lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người lập biên bản phải gửi biên bản về việc vi phạm hành chính (bản gốc) và toàn bộ tài liệu, hồ sơ đã phát hiện có liên quan đến hành vi vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Điều 41. Quyết định xử phạt

1. Quyết định xử phạt phải được lập theo mẫu quy định. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày. Trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; thời gian gia hạn không quá 30 ngày. Thủ trưởng phải có ý kiến bằng văn bản. Quá thời hạn nói trên người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

a) Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra 1 quyết định xử phạt, trong đó quy định rõ hình thức, mức phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. Người có thẩm quyền xử phạt không được chia một hành vi vi phạm thành nhiều hành vi vi phạm nhỏ để xử phạt nhiều lần;

b) Đối với một vụ việc mà nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính giống nhau, nhưng giữa họ lại không có sự liên quan với nhau trong quá trình diễn ra hành vi vi phạm, thì mỗi cá nhân, tổ chức bị xử phạt bằng quyết định xử phạt riêng. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng cá nhân, tổ chức mà người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức phạt cụ thể đối với từng cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm;

c) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.

3. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

5. Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Điều 42. Thủ tục phạt tiền

1. Các trường hợp phạt tiền thực hiện theo thủ tục quy định tại các Điều 40, 41 Nghị định này. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Điều 43. Thủ tục đình chỉ một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ hoặc thu hồi giấy phép đã cấp của tổ chức tín dụng

1. Đối với những hành vi vi phạm hành chính cần áp dụng xử phạt bổ sung bằng hình thức đình chỉ một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước hoặc Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 37 Nghị định này xem xét, quyết định.

Việc đình chỉ một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật, thì người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo ngay cấp có thẩm quyền đã cấp giấy phép để thu hồi theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Thủ tục tịch thu tang vật và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo mẫu quy định. Biên bản phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt, đại diện của tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến.

2. Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; nếu người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

3. Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 45. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Thủ tục chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo Điều 62 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 46. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các Điều 63, 64 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 47. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

2. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 37 Nghị định này có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.

3. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế.

4. Các cơ quan nhà nước, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp tổ chức thi hành cưỡng chế khi có yêu cầu của người có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 48. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành được thực hiện theo Điều 68 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 49. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo Điều 69 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

GIÁM SÁT, KIỂM TRA TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Điều 50. Giám sát, kiểm tra trong xử lý vi phạm hành chính

Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 37 Nghị định này; xử lý người có sai phạm trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và thực hiện chế độ báo cáo về tình hình vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực mình phụ trách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 51. Giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Toà án. Việc khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn phải thi hành quyết định xử phạt. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Toà án.

2. Tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thực hiện theo quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định pháp luật khác.

Điều 52. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được thực hiện theo Điều 121 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 53. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 54. Hướng dẫn thi hành

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thi hành và trong trường hợp cần thiết được phối hợp với Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 55. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 202/2004/ND-CP

Hanoi, December 10, 2004

 

DECREE

ON THE PUNISHMENT OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MONETARY AREA AND BANKING ACTIVITY

THE GOVERNMENT

- Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated 25 December 2001;
- Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated 12 December 1997 and the Law on the amendment, supplement of several Articles of the Law on the State Bank of Vietnam dated 17 June 2003;
- Pursuant to the Law on Credit Institutions dated 12 December 1997 and the on the amendment, supplement of several Articles of the Law on Credit Institutions dated 15 June 2004;
- Pursuant to the Ordinance on the settlement of the administrative violations dated 02 July 2002;
- Upon the proposal of the State Bank Governor,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the monetary area and banking activity provided for in this Decree shall include following violation acts:

- Violation of the establishment and operation license, operational license, organizational structure of credit institutions;

- Violation of the administration, management and audit;

- Violation of funds mobilization;

- Violation of the lending, banking guarantee, discount and finance leasing;

- Violation of the foreign exchange control, gold business control;

- Violation of payment, acquisition, investment in fixed assets and immovable assets business;

- Violation of prudence in the credit institutions activities;

- Violation of the accounting, statistics, information, reporting, banking secrecy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Subjects of application

1. Domestic and foreign individuals, agencies, organizations (hereinafter referred to as individuals, organizations) that commit, whether intentionally or unintentionally, acts of violation of provisions on the State management in the monetary area and banking activity, which are not a crime, shall be all subject to the administrative punishment in accordance with provisions in this Decree, unless otherwise provided for by the International Treaties, which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or accedes to.

2. Organizations shall be subject to the administrative punishment for all acts of administrative violations committed by them. After complying with the punishment decision, punished organizations shall determine individuals who have committed such administrative violations to determine their legal liability in accordance with provisions of applicable laws.

Article 3. Principles for the punishment of administrative violations

The principles for the punishment of administrative violations in the monetary area and banking activity shall comply with the provisions in Article 3 of the Ordinance on the settlement of administrative violations.

Article 4. The time limit of the punishment of administrative violations

1. The time limit of the punishment of the administrative violations in the monetary area and banking activity shall be 2 years, from the date of committing the act of administrative violation.

If the above-mentioned time limit has elapsed, the punishment cannot be imposed but measures as provided for in paragraph 3 Article 7 of this Decree shall be applied.

2. For individuals who have been prosecuted or subject to the decision on the judgment under the criminal action procedures, which are then suspended from any investigation or court judgment, but the violation acts indicate signs of administrative violation, they shall be subject to the administrative punishment; within the period of 3 working days from the date where the investigation, the court case is suspended, the person who makes this decision must serve the decision to the person who is competent for the punishment; in this case, the time limit of the administrative punishment shall be 3 months from the date where the competent person receives the suspension decision and the file of the violation case.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5. The term considered as not being punished for administrative violation

Organizations, individuals shall be considered as not being punished for administrative violation if they do not recommit any administrative violation one year from the date of the decision on the punishment or from the date where the time limit for the enforcement of the punishment decision terminates.

Article 6. Elements of alleviation and elements of severity

For the enforcement of the punishment of administrative violation in the monetary area and banking activity, following elements shall be considered as elements of alleviation and elements of severity:

1. Elements of alleviation:

a. The administrative violator has prevented, mitigated the adverse affect of the violation act or voluntarily restored the consequences and compensated for damages;

b. The administrative violator has voluntarily confessed and sincerely repented of his violation act;

c. The violation act is committed due to being forced or materially or mentally dependent;

d. The violation act is committed due to the backward level of knowledge.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Violation is committed in an organized manner;

b. Many violation acts are committed in the same area or the violation act is repeated in the same area;

c. Forcing people, who is materially or mentally dependent to commit violation act;

d. Abuse of position, authority to commit violation;

dd. Abuse of warfare situation, natural calamity or other special social difficulties to commit violation;

e. Violation is committed during the period of performing the criminal penalty or the decision on the punishment of administrative violation;

g. The administrative violation act is committed despite demand by the competent person to terminate such act;

h. There are acts of hiding, covering up violations after they have been committed.

Article 7. Punishment forms and measures for overcoming the consequences

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Warnings;

b. Fine.

2. Individuals, organizations, which have committed the administrative violations, may be, depending on the nature, the seriousness of violation, subject to one or several forms of additional punishment as follows:

a. Confiscating the material evidence, means, which have been used for committing the administrative violation;

b. Being suspended by the competent authorities, for a time limit or without time limit, from performance of one or several operational activities relating to the administrative violation act in the monetary area and banking activity in accordance with provisions of the Law on the State Bank of Vietnam and the law on Credit institutions.

3. In addition to the forms of punishment stipulated in paragraphs 1, 2 of this Article, individuals, who and organizations, which have committed the administrative violation, may be subject to the settlement of consequences; shall be required to correctly comply with provisions of applicable laws for administrative violation acts

Chapter II

ACT OF THE ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE MONETARY AREA AND BANKING ACTIVITY, FORMS OF PUNISHMENT AND FINE LEVEL

Section I. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF THE ESTABLISHMENT AND OPERATION LICENSE OF CREDIT INSTITUTIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed on one of following acts:

a. To fail to operate in accordance with provisions stated in the license;

b. To operate without the approval by the competent authority of the Charter, unless otherwise provided for by applicable laws;

2. A fine of VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of following acts:

a. To lend, lease or transfer the license to other organizations, individuals;

b. To erase, or change the license.

3. A fine of VND 45,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed on one of following acts:

a. To engage in the banking activity without the license;

b. To continue the banking activity after the license has been suspended, revoked or expired;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Requesting the competent authority to suspend, for a time limit or without a time limit from the performance of one or several operational activities in respect of administrative violation acts stated in paragraph 2 of this Article.

Section 2. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF THE ADMINISTRATION, MANAGEMENT AND AUDIT

Article 9. Violation of the administration, management

1. A fine of VND 2,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed on one of following acts:

a. The Chairman of the Board of Directors holds concurrently the post of the General Director (Director) or Deputy General Director (Deputy Director) of the credit institution, unless otherwise provided for by applicable laws.

b. The Chairman or other members of the Board of Directors authorize a person who is not a member of the Board of Directors to perform their duties;

c. The Chairman of the Board of Directors participates in the Board of Directors or the Board of management of another credit institution, unless the latter is a company of the former credit institution or the Chairman of the Board of Directors of the local peoples credit Fund participates in the Board of Directors of the central peoples credit Fund;

d. The General Director (Director), the Deputy General Director (Deputy Director) does not reside in Vietnam during their term of business; The General Director (Director) of a credit institution is concurrently the General Director (Director) of another credit institution unless the latter is a company of the former.

2. A fine of VND 3,000,000 to VND 9,000,000 shall be imposed on credit institutions which commit acts of assignment or appointment of persons who are parents, spouse, children, siblings of members of the Board of Directors, General Director (Director) as member of the Controller Committee, the Chief Accountant of the same credit institution; acts of assignment or appointment as members of the Board of Directors, the Controller Committee, the General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director), the Chief Accountant following persons:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Those who are sentenced for severe violation of national security, socialist ownership, ownership of citizens, severe economic offences and the sentence has not been removed;

c. Those who have been sentenced for other criminal but the sentence has not been removed

d. Those who have been a member of the Board of Directors or the General Director (Director) of a bankrupt company in accordance with provisions stated in Article 94 of the Law on bankruptcy in 2004, except for cases of bankruptcy due to reasons of force-majeure;

dd. Those who have been the lawful representative of a company, which was suspended from operation due to committing severe law violations.

3. A fine of VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on the act where the Chairman of the Board of Directors, General Director (Director) issues a document of operational guidance, the content of which is inconsistent with applicable laws.

4. Application of measures for settlement of consequences:

Any violation act stipulated in paragraphs 1, 2, 3 of this Article shall be required to correct for compliance with provisions of applicable laws within a period of 2 months.

Article 10. Violations of changes, which require approval

1. Any act of changing one of the following contents without a written approval by the competent authority shall be subject to a fine of VND 2,000,000 to VND 6,000,000:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Members of the Board of Directors, the General Director (Director), members of the Controller Committee.

2. Any act of changing one of the following contents without a written approval by the competent authority shall be subject to a fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000:

a. The Charter capital, the appropriated capital;

b. Transfer of non-bearer shares not in compliance with provisions of applicable laws;

c. The share ratio of major shareholders

3. Act of changing the location of the Head-office, the operation center, branches, representative offices without a written approval by the competent authority shall be subject to a fine of VND 10,000,000 to VND 20,000,000.

4. A fine of VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of following acts, which have been committed without a written approval of the competent authority:

a. Split, separation, merge, integration, acquisition, dissolution of credit institutions;

b. Opening of the operation center, branches, subsidiary companies, non-productive units, and representative offices in any location inside, outside the country, including the location of the Head-office;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any violation act as stipulated in paragraphs 1, 2, 3, 4 of this Article shall be required to correct for compliance with provisions of applicable laws within a period of 1 month.

Article 11. Violation of the internal control and independent audit

1. Warnings shall be given to following acts:

a. The internal control organization is not structured in conformity with provisions of applicable laws;

b. The internal control program is not made in conformity with provisions of applicable laws;

2. The act of failure to carry out the independent audit for the operational activity of the credit institution in accordance with provisions of applicable laws shall be subject to a fine of VND 3,000,000 to VND 9,000,000;

3. Application of measures to overcome the consequences

Any violation act stipulated in paragraphs 1, 2 of this Article shall be required to correct for compliance with provisions of applicable laws within a period of 3 month.

Section 3. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF FUNDS MOBILIZATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any non-bank credit institution, which fails to correctly comply with provisions on deposits taking from organizations, individuals in accordance with provisions of applicable laws, shall be subject to a fine of VND 15,000,000 to VND 30,000,000.

Article 13. Violation of the issuance of valuable paper

1. Any credit institution, which commits an act of issuing valuable paper exceeding the total face value approved in writing by the competent authority, shall be subject to a fine of VND 15,000,000 to VND 30,000,000.

2. Any credit institution, which commits an act of issuing valuable paper in VND, in foreign currency or in gold to mobilize funds from domestic or foreign organizations and individuals without a written approval by the competent authority, shall be subject to a fine of VND 45,000,000 to VND 70,000,000.

3. Application of supplementary punishment.

Requesting the competent authority to suspend the activity of valuable paper issuance within a period of 3 months to 6 months for credit institutions, which have repeated the violation act as stipulated in paragraph 1 of this Article.

Section 4. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF LENDING, BANK GUARANTEE, DISCOUNT AND FINANCE LEASING

Article 14. Violation of lending

1. The act of failure to publicly announce levels of lending interest rates to customers shall be subject to a fine of VND 200,000 to VND 500,000:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Failure to keep in record credit files in accordance with provisions of applicable laws;

b. Credit contracts (or other substitute documents for the credit contract permitted by the competent authority) are not made in conformity with provisions of applicable laws.

3. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 2,000,000 to VND 6,000,000:

a. Failure to set up the lending procedure;

b. Failure to perform the examination, supervision of the lending process, the use of loan funds and the repayment of customers under the provisions of applicable laws.

4. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 3,000,000 to VND 9,000,000:

a. Failure to make credit contracts;

b. Failure to classify the overdue debts in accordance with provisions of applicable laws;

c. Failure to apply interest rate exemption, reduction; reschedule principal or interest debts; adjust the repayment periods of principals and interests; refinance the loans in accordance with provisions of applicable laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Lending to organizations, which, individuals, who are not qualified for funds borrowing in accordance with provisions of applicable laws.

b. Making loan syndication, lending under entrustment and taking entrustment for lending not in compliance with provisions of applicable laws.

6. The act of lending against the mortgage of share certificates of the lending credit institutions shall be subject to a fine of VND 10,000,000 to VND 20,000,000.

7. Application of measures to overcome the consequences

Any violation act as stipulated in paragraphs 1, 2,3, 4, 5,6 of this Article shall be required to correct for compliance with provisions of applicable laws on lending.

Article 15. Violation of the discount, rediscount of commercial paper and other valuable papers

Acts of failure to extend credit in form of discount, rediscount of commercial paper and other valuable papers in accordance with provisions of applicable laws shall be subject to a fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000.

Article 16. Violation of borrowing guarantee, payment guarantee, performance guarantee, tender guarantee and other forms of bank guarantee (generally referred to as guarantee)

1. Failure to keep in record guarantee files in accordance with provisions of applicable laws shall be subject to a fine of VND 1,000,000 to VND 3,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Provision of guarantee to organizations which, individuals who do not fully satisfy conditions in accordance with provisions of applicable laws;

b. Receipt of security assets for the guarantee or failure to correctly comply with other provisions of applicable laws on guarantee.

3. Credit institutions which commit acts of issuing a borrowing guarantee, payment guarantee and other forms of bank guarantee to guarantee receiver, who is a foreign organization, individual without any permit of the competent authority to carry out the international payment shall be subject to a fine of VND 30,000,000 to VND 50,000,000.

5. Application of additional punishments:

Requesting the competent authority to suspend the implementation of the guarantee operation for a period of 3 months for the credit institutions, which have committed the violation acts as stipulated in paragraph 2 of this Article from the date where the violation acts are detected.

Article 17. Violation of finance leasing activity

1. One of following acts shall be subject to a fine of VND 1,000,000 to VND 3,000,000:

a. Failure to keep in record finance leasing files in accordance with provisions of applicable laws;

b. Failure to make finance leasing contracts in accordance with provisions of applicable laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Failure to prepare finance leasing procedures;

b. Failure to perform the examination, supervision for the finance leasing process, the use of finance lease assets and repayment of customers;

3. One of following acts shall be subject to a fine of VND 3,000,000 to VND 9,000,000:

a. Failure to prepare the finance leasing contract;

b. Failure to classify the overdue debts in accordance with provisions of applicable laws;

c. Failure to perform the interest rate exemption, reduction, reschedule of principals or interests, to adjust the repayment period of principals and interests in accordance with provisions of applicable laws;

4. One of following acts shall be subject to a fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000:

a. Provision of finance leasing to organizations which, individuals who do not fully satisfy conditions in accordance with provisions of applicable laws;

c. Provision of syndication finance leasing, entrusting and taking entrustment for the finance leasing not in compliance with provisions of applicable laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any violation act as stipulated in paragraphs 1, 2,3, 4 of this Article shall be required to correct for compliance with provisions on financial leasing.

Section 5. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF FOREIGN EXCHANGE CONTROL AND GOLD BUSINESS CONTROL

Article 18. Violation of provisions on foreign exchange control, gold business control

1. A fine of VND 200,000 to VND 500,000 shall be imposed on the act of failure to publicly list the buying/selling exchange rate of foreign currencies at the transaction location in accordance with provisions of the competent authority;

2. A fine of VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on the acts of buying from/selling, making payment in foreign currency to customers or making payment of foreign currency remitted to Vietnam by customers from foreign country not in consistence with the transaction exchange rates as provided for by the State Bank.

3. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000:

a. Lending, providing the finance leasing or making debt repayment domestically in foreign currency not in consistence with provisions of applicable laws;

b. Remitting, carrying foreign currency out of and into Vietnam in contrary to provisions of applicable laws, except for cases stipulated in paragraph 6 of this Article;

c. Making payment for goods and services in foreign currency with foreigners not in compliance with provisions of applicable laws;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 10,000,000 to VND 20,000,000:

a. Opening or use of a foreign currency account abroad by individuals, organizations without any permit or not in accordance with the provisions stated in the license issued by the competent authority;

b. Failure by credit institutions to comply with provisions of applicable laws on foreign currency position or Vietnam Dong position;

c. Failure by organizations, which have foreign currency earnings, to comply with provisions of applicable laws on the sale of the foreign currency receipts to credit institutions;

d. Failure by organizations to comply with provisions of applicable laws on foreign borrowing and repayment, guarantee and re-guarantee for the foreign borrowing;

dd. Failure by organizations, individuals to buy, sell, use gold of international standard in accordance with provisions of applicable laws;

e. Hiding or conspiracy of organizations, individuals in respect of violation of applicable laws on foreign exchange activity;

g. Failure by individuals, who, organizations, which have foreign currency earnings from abroad, to comply with provisions of applicable laws on foreign currency remittance into the country.

5. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 45,000,000 to VND 70,000,000:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Performance of foreign currency remittance by individuals, organizations, which are not a credit institution, without any license of the competent authority;

c. Engagement by individuals, organizations in the export, import activity of foreign currency, gold without any permit from the State Bank

6. The carrying of foreign currency or gold abroad or into Vietnam through border checkpoints by individuals, organizations, which exit, enter Vietnam, not in compliance with provisions of applicable laws on Customs, shall be subject to the administrative punishment in the customs area.

7. Application of additional punishments

To confiscate the foreign currency or gold for the violation acts as provided for in point b, paragraph 3 and point dd paragraph 4 of this Article;

Section 6. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF PAYMENT, PURCHASE, INVESTMENT IN FIXED ASSETS AND IMMOVABLE ASSETS BUSINESS

Article 19. Violation of cash payment

1. A fine of VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on the act of violation of the limit on the cash balance in the vault.

2. A fine of VND 2,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed on one of following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Violation of the limit on cash payment.

Article 20. Violation of provision and use of cheques, payment through payment services suppliers

1. A fine of VND 3,000,000 to VND 9,000,000 shall be imposed on the act of intentionally issuing cheques, which are not qualified for payment and failure to comply with the repayment obligation for the entire amount, which is claimed to the beneficiary or to the person who has paid to the beneficiary.

2. One of following acts shall be subject to a fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000:

a. Keeping, circulating, transferring, using the counterfeit means of payment;

b. Accessing or trying to access to, destroying, illegally changing program or database in the computer network which is used for the payment.

Article 21. Violation of vault safety

1. A fine of VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on any act of violation of the regime on the vault safety provided for by the State Bank.

2. A fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed on any act of destroying Vietnamese currency, which does not reach to the extent where a criminal liability may be prosecuted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit Institutions that commit an act of purchasing, investing in fixed assets that exceed the permitted ratio in accordance with provisions of applicable laws shall be subject to a fine of VND 10,000,000 to VND 20,000,000.

Article 23. Violation of immovable assets business

Any act of directly engaging in the immovable assets business by credit institutions shall be subject to a fine of VND 30,000,000 to VND 50,000,000.

Section 7. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF PRUDENCE IN THE CREDIT INSTITUTIONS ACTIVITIES

Article 24. Violation of the opening of account and maintenance of required reserve

1. Warnings shall be given to any act of failure to open the account required reserve deposit at the State Bank or the maintenance of an average balance on this account at a level, which is lower than the required reserve in accordance with the provisions of applicable laws.

2. Application of measures to overcome consequences:

To be forced to immediately establish the level of required reserve in accordance with provisions of applicable laws.

Article 25. Violation of the prudence in the activity of lending, guarantee, discount of commercial paper and other valuable papers, finance leasing

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Auditing firms which, auditors who are performing the audit at the credit institution; the Chief Accountant of the credit institution, inspectors who are performing the inspection at the credit institution;

b. Major shareholders of the credit institution;

c. Any enterprise which has one of the subjects provided for in points a, b, c paragraph 2 of this Article owning more than 10% of the charter capital of that enterprise, unless otherwise provided for by applicable laws;

2. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000:

a. Lending, providing the finance lease to members of the Board of Directors, members of the Controller Committee, the General Director (Director), Deputy General Directors (Deputy Directors) of the credit institution, unless otherwise provided for by applicable laws;

b. Lending, providing the finance lease to the person who appraises or the person who approves the lending, finance leasing, unless otherwise provided for by applicable laws;

c. Lending, providing finance lease to parents, spouses, children of members of the Board of Directors, members of the Controller Committee, the General Director (Director), Deputy General Directors (Deputy Directors) of the credit institution, unless otherwise provided for by applicable laws;

d. Accepting guarantees issued by one of the subjects mentioned in points a, b, c paragraph 2 of this Article as security for the lending, finance leasing to customers;

3. A fine of VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Loans extended under the Governments regulations; lending, providing finance lease from funds entrusted by the Government, by organizations/individuals or for the case where the borrowing, finance lease customer is another credit institution;

- Lending against the mortgage of the deposits book issued by the lending credit fund;

b. Providing guarantee to a customer, discounting commercial papers and other valuable papers exceeding the ratio to the own capital of the credit institution provided for by provisions of applicable laws;

c. Lending by the funds which are banned from lending in accordance with provisions of applicable laws

4. Application of measures to overcome consequences

Credit institutions shall, depending on their violation acts, subject to one of following measures for the settlement of the consequences:

a. For violation acts stipulated in paragraph 2 of this Article: being forced to collect the lending debts within a period of 6 months from the date where the violation act is detected;

b. For the violation act stipulated in paragraphs 1, 3 of this Article: being forced to collect the lending debts that exceed the stipulated level within a period of 6 months.

Article 26. Violation of prudential ratios in the credit institutions activity

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The liquidity ratio;

- The capital adequacy ratio;

- The maximum ratio of the short-term funds that are used for long, medium term lending;

- Other prudential ratios in accordance with provisions of applicable laws.

2. Application of measures to overcome the consequences

The prudential ratio is required to establish in accordance with provisions of the State Bank within a period of 1 month from the date where the violation act stipulated in this Article is detected.

Article 27. Violation of the limit of capital contribution, share purchase

1. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 15,000,000 to VND 30,000,000:

a. Any act committed by credit institutions to make capital contribution to, purchase shares of an enterprise or where the total level of capital contribution, share purchase of a credit institution in all enterprises exceeds the maximum level provided for by applicable laws;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Application of measures to overcome the consequences:

Violations stipulated in this Article are required to be overcome within a period of 12 months from the date where the violation act is detected.

Article 28. Violation of the risk provisioning

1. Credit institutions, which carry out the classification of assets and make risk provisions not in accordance with provisions of applicable laws shall be subject to a fine of VND 2,000,000 to VND 6,000,000.

2. Credit institutions, which fail to make provisions for risks in accordance with provisions of applicable laws, shall be subject to a fine of VND 3,000,000 to VND 9,000,000

3. Credit institutions, which fail to use risk provisions in accordance with provisions of applicable laws, shall be subject to a fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000

4. Application of measures to overcome the consequences:

Provisions on risk provisioning are required to be complied with within a period of 1 month from the date where the violation act provided for in this Article is detected.

Article 29. Violation of setting up and use of funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Failure to set up funds in accordance with provisions of applicable laws;

b. Setting up and use of funds not in compliance with provisions of applicable laws;

2. Application of measures to overcome the consequences:

a. Funds are required to be set up in accordance with applicable provisions;

b. The initial status, which has been changed due to the use of funds not in accordance with provisions of applicable laws, is required to be restored.

Article 30. Violation of deposit insurance

1. Warnings shall be given to one of following acts:

a. Organizations, which participate in compulsory deposit insurance but do not pay the deposit insurance fee in accordance with provisions of applicable laws;

b. Organizations, which participate in the deposit insurance but do not publicly list their participation at their head office and transaction locations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 8. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF ACCOUNTING, STATISTIC, INFORMATION AND REPORTING REGIME AND BANKING SECRECY

Article 31. Violation of accounting, statistics

Any act of violation of accounting, statistics in the monetary area and banking activity shall be subject to the punishment in accordance with provisions in the Governments Decree on punishment for administrative violations in the accounting, statistics area.

Article 32. Violation of the management of information, banking activity

1. Warnings shall be given to the act of failure to submit reports timely in accordance with provisions of the competent authority;

2. A fine of VND 500,000 to VND 2,000,000 shall be imposed on the act of failure to sufficiently submit reports or failure to submit reports in accordance with the provisions of the competent authority.

3. A fine of VND 2,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed on the act of failure to comply with the reporting regime in accordance with the provisions of applicable laws, except for the case stipulated in Article 31.

4. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 3,000,000 to VND 9,000,000:

a. Untruthfully reporting on the activity of the credit institution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. A fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed on the act of failure to immediately report to the competent authority by the credit institution on the risk to loose the payment capacity to its customers, which may seriously affect the business performance of the credit institution.

Article 33. VIOLATION OF BANKING SECRECY

Fines shall be imposed on acts of unintentional disclosure of secrecy or loss of documents, data, which are covered in the List of State confidentiality in the banking area but do not reach to the extent where a criminal liability may be prosecuted, including:

1. A fine of VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on the act of disclosure of secrecy or loss of documents, data in the List of the State confidentiality in the banking area that are in the category of Secret.

2. A fine of VND 3,000,000 to VND 9,000,000 shall be imposed on the act of disclosure of secrecy or loss of documents, data in the List of the State confidentiality in the banking area that are in the category of Top secret.

3. A fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed on the act of disclosure of secrecy or loss of documents, data in the List of the State confidentiality in the banking area that are in the category of Absolute secret.

Section 9. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF THE RIGHT OF BUSINESS AUTONOMY OF CREDIT INSTITUTIONS, HINDRANCE OF THE INSPECTION ACTIVITY, NON-COMPLIANCE WITH REQUESTS BY THE COMPETENT AUTHORITY IN HANDLING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, ILLEGAL COMPETITION

Article 34. Act of violation of the right of the business autonomy of credit institutions and other organizations performing banking activity

Following acts shall be subject to warnings:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To hide or to connive with the act of violation provided for in paragraph 1 of this Article.

Article 35. Acts of hindrance of the inspection activity or non-compliance with requests of the competent authority in handling the administrative violations

1. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 1,000,000 to VND 3,000,000:

a. Delay, avoidance or failure to provide fully materials, documents, data upon request by the Inspection, the inspection team or provision of false documents, data;

b. Hiding, changing documents, books or proofs during the inspection;

c. Automatic removal, move or any other acts in order to change the sealed status of: store, vault, safe, books, accounting documents, credit files, guarantee files, finance leasing files or proofs, which are sealed or temporarily seized;

2. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 2,000,000 to VND 6,000,000:

a. Failure to comply with the requests by the State Bank Inspection and other competent agencies;

b. Illegal intervention in the treatment by the State Bank Inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. One of the following acts shall be subject to a fine of VND 2,000,000 to VND 6,000,000:

a. Giving false information to the detriment of the interest of credit institutions and legal interests of other organizations, individuals;

b. Giving illegal promotion;

c. Committing other acts of illegal competition in accordance with provisions of applicable laws.

2. A fine of VND 5,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed on the act of speculation to manipulate the monetary, foreign currency and gold market, which does not reach to the extent where a criminal liability may be prosecuted.

Chapter III

COMPETENCE AND PROCEDURES OF THE PUNISHMENT FOR THE ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 37. Competence to impose the punishment on the administrative violations

1. The Banking Inspectors during the performance of their duties shall have the right:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. to impose fines of up to VND 200,000;

c. to confiscate the proofs, tools used for administrative violation with the value of up to VND 2,000,000

d. to apply measures to overcome the consequences as provided for in point 3 Article 7 of this Decree;

2. The Chief Inspector of the State Banks branches in provinces, cities under the central Governments management shall have the right:

a. to give warnings;

b. to impose fines of up to VND 20,000,000;

c. to apply additional punishments and the measures to overcome the consequences as provided for in point a paragraph 2 and paragraph 3 Article 7 of this Decree;

d. to recommend to the General Manager of the State Banks branches in provinces, cities under the central Governments management to suspend the implementation of one or several operational activities relating to the act of administrative violation for a time limit or without time limit in accordance with provisions of the Law on the State Bank of Vietnam and the law on Credit institutions.

3. The Chief Inspector of the State Bank shall have the right:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. to impose fines of up to VND 70,000,000.

c. to apply additional punishments and the measures to overcome the consequences as provided for in point a paragraph 2 and paragraph 3 Article 7 of this Decree;

d. to recommend to the Governor of the State Bank to suspend the implementation of one or several operational activities relating to the act of administrative violation for a time limit or without time limit in accordance with provisions of the Law on the State Bank of Vietnam and the law on Credit institutions.

4. Chairman of provincial Peoples Committee, Director of the Economic Police Department, Director of the Criminal Police Department, Director of the Drugs and Criminals Prevention Police Department, Director of the Exit and Entry Management Department as stipulated in Article 30 and paragraph 7 Article 31 of the Ordinance on the settlement of the administrative violations shall have the competence to make decision on the punishment for the administrative violation in accordance with the provisions in this Decree and inform the State Bank for knowledge, in the event where they detect individuals, organizations not being credit institutions committing any act of violation of provisions on foreign exchange control in points b, d paragraph 3, points a, c, d, dd, e, g paragraph 4 and paragraph 5 Article 18 of this Decree.

Article 38. Authorization to impose punishment on administrative violation

In case where persons who are competent to impose punishments on administrative violations as provided for in paragraphs 2, 3, 4 Article 37 of this Decree are absent, their authorized deputies shall have the competence to impose punishments on the administrative violation and be responsible for their decision.

Article 39. Suspension of the act of administrative violation

Upon detecting any act of administrative violation, the persons who are competent to punish must issue an order on immediate suspension of that administrative violation act.

Article 40. Preparation of the minutes on the administrative violation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The preparation of the minutes on the administrative violation shall be applicable to every case of administrative violation in the monetary area and banking activity, except for the cases where the violation act is determined to be transferred from a criminal case for the settlement of the administrative violation.

3. The minutes on the administrative violation must be made at least in 2 sets under the stipulated pro-forma; the minutes must be signed by the drawer, violator or representative of the violating organization, in case where the witness, suffering person or representative of the suffering organization are present, they also must sign the minutes. If the minutes consists of several pages, persons provided for in this paragraph must sign each page of the minutes. In case where the violator or representative of the violating organization, the witness, suffering persons or representative of the suffering organization refuse to sign their name, the drawer must clearly state the reason thereof in the minutes.

4. After the complete preparation of the minutes, violating person(s), violating organization shall keep one copy. If the violation case exceeds the punishment competence of the drawer, he must send the minutes (the original) and the entire materials, files relating to the violation act to the competent authority within a period of 3 working days from the date where the minutes is prepared.

Article 41. Punishment decision

1. The punishment decision must be made under the stipulated pro-forma. The time limit for making the decision on the punishment of administrative violation shall be 10 working days from the date, where the minutes on the administrative violation is made. For cases with many complicated elements, the time limit for making punishment decision shall be 30 working days. In case where further time is needed for verification, collection of proofs, the persons who are competent to impose punishments must report to their direct superior in writing to ask for extension, the extended time shall not be in excess of 30 days. The superior must give his written opinion. When the above-mentioned duration elapses, the competent person shall no longer be entitled to make punishment decision; in case where the punishment decision is not made, measures to overcome the consequences stipulated in paragraph 3, Article 7 of this Decree may be applicable.

2. The punishment of administrative violation shall be carried out as follows:

a. Upon deciding on the punishment for a person who has committed many acts of administrative violation, the competent person shall make only one punishment decision which clearly stipulates the form, level of punishment for each violation act. If the form of punishment is the fine, they shall be added up to a common level of fine. The person who is competent to impose the punishment shall not be entitled to divide an act of administrative violation into several minor violation acts for punishment in many times;

b. For a case where several individuals, organizations commit the same administrative violation act, but they are not related to each other during the commitment of that violation act, they shall be subject to the punishment under the separate punishment decision. Based on the nature, seriousness of the violation of each individual, organization, the competent person shall decide on the specific level of punishment applicable to each of them;

c. If the form, level of punishment is provided for one of acts exceeding the competence of the punishing person, he shall transfer the violation case to the competent authority for punishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The punishment decision shall be effective from the date of signing except for the case where the effective date is decided otherwise in the decision.

5. The punishment decision shall be sent to individuals, who organizations, which are punished and the fine collecting agency within a period of 3 working days from the date where the punishment decision is made.

Article 42. Procedures for the imposition of fine

1. Fines shall be carried out under the procedures stipulated in Articles 40, 41 of this Decision. Within a period of 10 working days from the date of receipt of the punishment decision, punished individuals, organizations shall pay fine to the State Treasury as stated in the punishment decision and get a fine receipt.

2. For the fines, the specific level of fine for an act of administrative violation shall be an average level of the range of fines provided for that act. The level of fine may be reduced but should not be lower than the minimum level of the fine in the range, in case of alleviation. The level of fine may also be increased but should not be higher than the maximum level of the fine in the range in case of severity.

Article 43. Procedures for suspending one or several operational activities or revoking the license that has been issued to the credit institution

1. In respect of administrative violation acts, which require the application of additional punishments by suspending one or several operational activities of the credit institution, the Chief Inspector of the State Bank or the Chief Inspector of the State Banks branches in provinces, cities under the central Governments management shall propose to the competent authorities as provided for in point d paragraph 2 and point d paragraph 3 Article 37 of this Decree for their consideration and decision.

The suspension of one or several operational activities of the credit institution shall be performed in accordance with provisions of the Law on the State Bank of Vietnam and the Law on Credit Institution.

2. Where a license is detected as being issued not in compliance with the competency or having contents contrary to the applicable laws, the person who is competent to impose the punishment shall immediately report to the competent person, who has issued the license for his revocation in accordance with the provisions of applicable laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Upon confiscating the proofs, means of administrative violation stated in the punishment decision, the person who is competent to impose the punishment must draw a minutes on the confiscation of the proofs, means of administrative violation under the stipulated form. The minutes must contain the signatures of persons who carry out the confiscation, punished person, and representative of punished organization or the witness.

2. In case where the sealing of proofs, means of administrative violation is required, the sealing should be performed in the presence of the punished person or representative of punished organization and the witness; If the punished person or representative of the punished organization is absent, there must be the presence of two persons for witness.

3. Procedures for dealing with the proofs, means of administrative violation shall be performed according to the Article 61 of the Ordinance on the settlement of administrative violations.

Article 45. Transfer of the file of the violation case with the criminal signs for criminal liability prosecution

The procedures for transferring the file of the violation case with the criminal signs for criminal liability prosecution shall be carried out in accordance with the Article 62 of the Ordinance on the settlement of administrative violations.

Article 46. Transfer of the violation file for administrative punishment and execution of the decision on the punishment of the administrative violations.

Procedures for transferring the file of the violation case for the administrative punishment and execution of the decision on the punishment of the administrative violations shall be performed in accordance with Articles 63, 64 of the Ordinance on the settlement of administrative violations.

Article 47. Enforcement of the decision on the punishment of administrative violations

1. Organizations, which and individuals who are subject to the punishment for the administrative violation and do not volunteer to comply with the punishment decision shall be forced for the execution by following measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Their assets, which have the value corresponding to that of the fine shall be seized for auction;

c. Other measures of enforcement can be taken to confiscate the proofs, means used for administrative violations, and they are forced to restore the initial status that has been changed due to their administrative violation.

2. Persons who are competent to impose the punishment as provided for in paragraphs 2, 3, 4 Article 37 of this Decree shall have the right to make decision on the enforcement and be obliged to organize the enforcement.

3. Organizations, individuals must seriously comply with the enforcement decision when they receive it.

4. The State agencies, the people police and the peoples Committees of different levels shall be responsible for the cooperation in the enforcement where they receive requests from the persons with the competence to impose the punishment as stipulated in paragraph 2 of this Article.

5. Enforced organizations, individuals shall bear all costs relating to the implementation of enforcement measures.

Article 48. Delivery of the decision on the punishment of administrative violation for implementation

The delivery of the decision on the punishment of administrative violation for implementation shall be carried out in accordance with Article 68 of the Ordinance on the settlement of administrative violations.

Article 49. The effectiveness of the decision on the punishment of administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

SUPERVISION, EXAMINATION OF THE SETTLEMENT OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS; SETTLEMENT OF COMPLAINTS, DENUNCIATION AND DEALING WITH VIOLATIONS COMMITTED BY PERSONS WHO ARE COMPETENT TO IMPOSE PUNISHMENT ON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MONETARY AREA AND BANKING ACTIVITY

Article 50. Supervision, examination of the settlement of administrative violations

Heads of the State agencies shall be responsible for regular examination for the settlement of the administrative violations by the persons who are competent to impose administrative punishment within their management scope; timely dealing with complaints, denunciation in the administrative punishment related to the persons who are competent to impose the punishment as provided for in Article 37 of this Decree; dealing with persons who commit violation relating to the administrative punishment within their management scope and carrying out the reporting regime on the administrative violation in the area they are in charge upon the requests of the competent agencies.

Article 51. Settlement of complaint, litigation against decision on punishment of administrative violations and denunciation of illegal acts committed by persons who are competent to impose the administrative punishment

1. Organizations, individuals subject to the punishment for administrative violations in the monetary area and banking activity shall have the right to lodge complaint to the State competent agency about the decision on the punishment of administrative violations or initiate a court suite. The complaint, litigation shall be performed in accordance with provisions of applicable laws

During the period of complaint or litigation, administratively punished organizations, individuals must continue the execution of the punishment decision. When the decision on the settlement of complaint from the state competent agency is available or when the judgment, decision of the Court has come into legal effect, the execution shall be performed in accordance with the decision on the settlement of complaint from the state competent agency or the judgment, decision of the Court.

2. The denunciation and the settlement of denunciation against illegal acts of persons who are competent to impose punishment of administrative violation in the monetary area and banking activity shall be carried out in accordance with the provisions in the Law on Complaint, denunciation and other provisions of applicable laws.

Article 52. The settlement of violations committed by persons who are competent to impose administrative punishment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

IMPLEMENTING PROVISIONS

Article 53. Effectiveness of implementation

This Decree shall be effective after 15 days since the date of its publication in the Official Gazette and replace the Decree No. 20/2000/ND-CP dated 15 June 2000 of the Government on punishment for administrative violations in the monetary area and banking activity. Previous provisions in contrary to this Decree shall be repealed.

Article 54. Implementing guidance

The Governor of the State Bank of Vietnam shall be responsible to provide guidance on the implementation and to coordinate with related ministries, agencies to provide guidance on the implementation of this Decree in necessary case.

Article 55. Responsibility for implementation

Ministers, Heads of ministerial level agencies, Heads of Governments agencies, Chairman of Peoples Committees in provinces, cities under the central governments management shall be responsible to implement this Decree.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


56.893

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.252.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!