Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017 số 17/2017/QH14 áp dụng 2024

Số hiệu: 17/2017/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 20/11/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

 QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 17/2017/QH14

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng

1. Bổ sung điểm g vào khoản 28 Điều 4 như sau:

“g) Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng trường hợp cụ thể.”

2. Bổ sung các khoản 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và 40 vào Điều 4 như sau:

"33. Can thiệp sớm là việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a của Luật này.

34. Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật này.

35. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:

a) Phương án phục hồi;

b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;

c) Phương án giải thể;

d) Phương án chuyển giao bắt buộc;

đ) Phương án phá sản.

36. Phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để t chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

37. Phương án sáp nhập, hợp nht, chuyển nhượng toàn bộ c phần, phn vn góp là phương án áp dụng khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hp nht, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

38. Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.

39. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, nhà đầu tư khác có đề nghị được nhận chuyển giao bắt buộc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được nhận chuyển giao bắt buộc.

40. Tổ chức tín dụng h trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.”

3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 28 như sau:

“b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;”

4. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, đ, e và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 như sau:

“c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;”

“đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn thành cổ đông thường và ngược lại.

Trường hợp mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn theo quy định tại các điều 20, 70 và 71 của Luật này;

e) Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng;

g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.”

“2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Việc thay đổi mức vốn điều lệ, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 29 như sau:

“a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận;”

6. Bổ sung điểm h vào khoản 1 Điều 33 như sau:

“h) Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung khoản 4 vào Điều 34 như sau:

“3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.”

8. Bổ sung khoản 4 vào Điều 39 như sau:

“4. Tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin công khai theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

9. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 45 như sau:

“2a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kim toán nội bộ.”

10. Sửa đổi, bổ sung điểm c và bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 50 như sau:

“c) Có bằng đại học trở lên;

d) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.”

11. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 50 như sau:

“d) Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;”

12. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 52 như sau:

“6. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa, trừ ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt đang thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc quy định tại Mục 1đ Chương VIII của Luật này.”

13. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 54 như sau:

“c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng đ mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng; không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;”

14. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 55 như sau:

“a) Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật này;”

“3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.”

15. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 56 như sau:

“c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư khác nhằm thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 63 như sau:

“5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị và người quản lý, người điều hành khác theo quy định nội bộ của Hội đồng quản trị.”

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 75 như sau:

“2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến việc bầu, bổ nhiệm các chức danh quy định tại khoản này.”

18. Sửa đổi cụm từ “phải được đăng ký tại” thành “phải gửi” tại khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 77; sửa đổi cụm từ “quản lý tài sản bảo đảm” thành “quản lý nợ và khai thác tài sản” tại khoản 3 Điều 103 và khoản 3 Điều 110.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 6 và bổ sung khoản 7 vào Điều 126 như sau:

“2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.

Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

“6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

7. Việc cấp tín dụng quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này bao gồm cả hoạt động mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.”

20. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, bổ sung khoản 5 vào Điều 127 như sau:

“b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân;”

“5. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phát hành.”

21. Sửa đổi, bổ sung các khoản 4, 5 và 7 Điều 128 như sau:

“4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.

5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.”

“7. Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

22. Bổ sung khoản 6 vào Điều 129 như sau:

“6. Mức góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này không bao gồm mức góp vốn, mua cổ phần của công ty quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại, công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản lý.”

23. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 130 như sau:

“e) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.”

24. Bãi bỏ khoản 5 Điều 130.

25. Bổ sung Điều 130a vào sau Điều 130 như sau:

Điều 130a. Áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145 của Luật này:

a) Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 03 tháng liên tục;

b) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;

c) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cn thiết.

Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa là 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước.

4. Phương án khắc phục bao gồm một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn;

b) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

c) Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận;

d) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành;

đ) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự;

e) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

5. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm sau khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khi tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

7. Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết Điều này.”

26. Bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 141 như sau;

“c) Thay đổi tên chi nhánh của tổ chức tín dụng; tạm ngừng hoạt động kinh doanh dưới 05 ngày làm việc; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.”

27. Sửa đổi, bổ sung Mục 1 Chương VIII như sau:

“Mục 1. KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 145. Trường hợp đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt

1. Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

a) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

c) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;

d) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Điều 145a. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt

1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 của Luật này vào kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng đó.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định các nội dung sau đây:

a) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;

b) Thành phần, số lượng, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng đó được chuyển thành dư nợ cho vay đặc biệt.

Điều 145b. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt

Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;

2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể;

3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Điều 146. Thm quyền quyết định cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Chính phủ có thẩm quyền sau đây:

a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

b) Phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

c) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

2. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây:

a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt;

b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt;

c) Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền sau đây:

a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;

b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

c) Quyết định việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ.

Điều 146a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kim soát đặc biệt

1. Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 146b của Luật này.

2. Quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 148b của Luật này trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 146 của Luật này.

3. Chỉ định Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

4. Quyết định, điều chỉnh nội dung, phạm vi hoạt động, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

5. Quyết định không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chm dứt áp dụng các biện pháp phục hi khả năng thanh toán đối với tổ chức tín dụng thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt.

6. Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 146d của Luật này, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 146 của Luật này.

7. Yêu cầu chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:

a) Báo cáo việc sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp;

b) Không được chuyển nhượng cổ phiếu, phần vốn góp;

c) Không được sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm.

8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Điều 146b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

1. Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện các nội dung sau đây:

a) Rà soát và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm;

b) Cắt giảm chi phí, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất của các khoản tiền gửi, trái phiếu có lãi suất cao, tiền thuê của các hợp đồng thuê tài sản, thuê mua tài sản có tiền thuê cao.

2. Chỉ đạo tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng, thực hiện phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này.

3. Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu các hoạt động này có thể gia tăng rủi ro cho tổ chức tín dụng đó hoặc không phù hợp với phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt.

4. Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định người thay thế Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

5. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt.

6. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định: thay đi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

7. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Điều 146c. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng phương án cơ cấu lại theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt;

b) Thực hiện chủ trương, phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

c) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 146a của Luật này;

d) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 146b của Luật này.

2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng.

Điều 146d. Khoản vay đặc biệt

1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác trong trường hợp sau đây:

a) Để hỗ trợ thanh khoản khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt;

b) Để hỗ trợ phục hồi theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

2. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng trong trường hợp sau đây:

a) Khi đến hạn trả nợ, trừ trường hợp trong thời gian phương án cơ cấu lại chưa được phê duyệt hoặc trường hợp thay đổi phương án cơ cấu lại nhưng chưa được phê duyệt;

b) Khi giải thể, phá sản tổ chức tín dụng.

3. Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Điều 146đ. Quản trị, điều hành và hot động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Nội dung, phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 146b của Luật này.

2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải tuân thủ quy định tại các điều 128, 130, 131 và 140 của Luật này mà thực hiện theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hp cụ thể; trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi.

3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải thực hiện dự trữ bắt buộc.

4. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được miễn nộp phí bảo hiểm tin gửi, phí tham gia Quỹ bảo đảm an toàn hệ thng quỹ tín dụng nhân dân.

5. Việc t chức Đại hội đồng cổ đông, công bố thông tin của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

6. Số lượng thành viên, nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Trường hợp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hết nhiệm kỳ mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa bầu, bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới thì Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát hiện tại tiếp tục thực hiện việc quản trị, kiểm soát tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.”

28. Bổ sung các mục 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ và 1e vào sau Mục 1 Chương VIII như sau:

“Mục 1a. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG CƠ CẤU LẠI T CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 147. Đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ với các nội dung cụ thể theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt. Việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.

Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn quy định, Ban kiểm soát đặc biệt chỉ định tổ chức kiểm toán độc lập.

2. Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành và gửi Ban kiểm soát đc biệt kết quả tự đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng đó và đề xuất chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Trong thời hạn 05 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc đánh giá tng th thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, kể cả trong trường hợp tổ chức tín dụng không hoàn thành việc tự đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Việc đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ quỹ tín dụng nhân dân, phải căn cứ vào báo cáo của tổ chức kiểm toán độc lập quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Nội dung đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ban kiểm soát đặc biệt quyết định nhưng phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

a) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

b) Thực trạng về tổ chức, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin;

c) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh.

6. Chi phí thuê tổ chức kiểm toán độc lập và các chi phí khác liên quan đến đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả và được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng đó.

Điều 147a. Đề xuất và quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đ xuất với Ngân hàng Nhà nước chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.

Mục 1b. PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI T CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 148. Xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi

1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, tổ chức tín dụng được kiểm soát đc biệt phải hoàn thành việc xây dựng và trình Ban kiểm soát đặc biệt phương án phục hồi.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phục hồi của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án phục hồi.

Đối với phương án phục hồi quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đánh giá tính khả thi của phương án; đối với phương án phục hồi tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính, Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đánh giá tính khả thi của phương án.

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, phương án phục hồi do Ban kiểm soát đặc biệt trình, Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phục hồi theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.

4. Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án phục hi theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc phương án phục hồi không được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều này thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phn vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.

Điều 148a. Nội dung phương án phục hồi

1. Phương án phục hồi bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

a) Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện phương án tăng vốn điều lệ trong các trường hợp: giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn vn pháp định; tỷ lệ an toàn vốn dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;

b) Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi;

c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;

d) Phương án xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật;

đ) Phương án chi trả theo lộ trình đối với tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a của Luật này;

e) Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b của Luật này cần áp dụng;

g) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án phục hồi.

2. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng hỗ trợ bổ sung các nội dung sau đây:

a) Phương án hỗ trợ của tổ chức tín dụng hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; phương án hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ;

b) Phương án trả lương, thù lao, tiền thưởng và các chế độ khác cho người được biệt phái tham gia hỗ trợ quản trị, điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

c) Phương án trả lương cho người lao động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong thời gian kiểm soát đặc biệt.

Điều 148b. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi

1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:

a) Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xu của tổ chức tín dụng;

b) Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước;

c) Hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đi kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản này phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa là 10 năm;

d) Miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Công ty tài chính được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;

e) Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi;

g) Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

h) Mua, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin vượt tỷ lệ quy định tại Điều 140 của Luật này;

i) Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:

a) Biện pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;

c) Tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0%;

d) Quỹ tín dụng nhân dân được vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với lãi suất ưu đãi đến mức 0%;

đ) Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ dự phòng nghiệp vụ để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.

4. Ngân hàng Hp tác xã Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ bảo đảm an toàn hệ thng quỹ tín dụng nhân dân đ xử lý s tin cho vay đặc biệt không thu hồi được.

Điều 148c. Tổ chức thực hiện phương án phục hồi

1. Ban kiểm soát đặc biệt chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt.

2. Theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các nội dung sau đây:

a) Việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án phục hồi;

b) Chấm dứt thực hiện phương án phục hồi để chuyển sang phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vn góp trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với Ban kiểm soát đặc biệt.

3. Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

4. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước xét thấy tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hi theo phương án phục hi đã được phê duyệt hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hi mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phn vốn góp, giải th, chuyn giao bt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.

Điều 148d. Điều kiện đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ

Tổ chức tín dụng hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm được xem xét chỉ định tham gia hỗ trợ theo báo cáo tài chính đã được kim toán độc lập;

2. Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;

3. Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo quy định của pháp luật;

4. Có hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ chuyên trách bảo đảm tuân thủ quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật này.

Điều 148đ. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng hỗ trợ

1. Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phục hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 148a của Luật này.

2. Lựa chọn, giới thiệu và điều động cán bộ đủ năng lực, kinh nghiệm, điều kiện tham gia quản trị, kiểm soát và điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

3. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; đề xuất với Ban kiểm soát đặc biệt việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi đã được phê duyệt.

4. Cho vay, gửi tiền với lãi suất ưu đãi tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

5. Bán nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

6. Mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán quy định tại khoản 5 Điều này theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

7. Được vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi đến mức 0%, được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

8. Không bị hạn chế về tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 130 của Luật này.

9. Các khoản cho vay, tiền gửi tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

10. Được hạch toán vào chi phí hoạt động đối với các khoản chi lương, thù lao, tiền thưởng cho người được biệt phái tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

11. Được phát hành trái phiếu dài hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

12. Được áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền.

Mục 1c. PHƯƠNG ÁN SÁP NHP, HỢP NHẤT, CHUYỂN NHƯỢNG TOÀN BỘ CỔ PHN, PHN VN GÓP CA T CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 149. Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Việc xây dựng, phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 147a của Luật này hoặc thuộc một trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyn nhượng toàn bộ cổ phần, phn vn góp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 2 và khoản 4 Điều 148c của Luật này;

b) Có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức tín dụng sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục quyết định ch trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 2 và khoản 4 Điều 148c của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.

Điều 149a. Xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp

1. Trình tự xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 148 của Luật này.

2. Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 148 của Luật này thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải th, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Điều 149b. Nội dung phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp

1. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phn vn góp bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

a) Tên phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp và quy trình thực hiện phương án;

b) Thông tin về tổ chức tín dụng bị sáp nhập, nhận sáp nhập, bị hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm nội dung chứng minh năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật;

c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, bao gồm cả việc tích hp, chuyn đi hệ thng công nghệ thông tin đối với trường hợp sáp nhập, hợp nht;

d) Phương án hoạt động kinh doanh trong thời gian 03 năm sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm cả dự kiến các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;

đ) Phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145 a của Luật này;

e) Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 149c của Luật này cần áp dụng;

g) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án.

2. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án phải có nội dung về phương án khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

Điều 149c. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp

Tổ chức tín dụng sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:

1. Các biện pháp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 148b của Luật này;

2. Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro ln hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro thực hiện theo phương án đã được phê duyệt nhưng tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi;

3. Các biện pháp khác theo phương án đã được phê duyệt.

Điều 149d. Tổ chức thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp

1. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án đã được phê duyệt.

2. Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung phương án, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt.

3. Trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phn vn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không thực hiện được phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đc biệt.

Mục 1d. PHƯƠNG ÁN GIẢI TH TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 150. Giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ quyết định chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a hoặc khoản 4 Điều 149d của Luật này khi tổ chức tín dụng đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.

Điều 150a. Tổ chức thực hiện giải thể

1. Sau khi Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và giám sát việc thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật này.

2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện giải thể theo quy định của pháp luật.

Mục 1đ. PHƯƠNG ÁN CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 151. Chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt

1. Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại cho bên nhận chuyển giao theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a hoặc khoản 4 Điều 149d của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm;

b) Có đề nghị của bên nhận chuyển giao.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.

Điều 151a. Xây dựng và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt

1. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, trừ trường hợp đã có báo cáo của tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 147 của Luật này và báo cáo kiểm toán đó được phát hành trong thời hạn 06 tháng trước ngày Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc.

2. Căn cứ kết quả xác định của tổ chức kiểm toán độc lập về giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt và mức vốn cần được bổ sung để bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định.

3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thực hiện việc tăng vốn điều lệ trong thời hạn cụ thể.

Trường hợp ngân hàng thương mại hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện phương án đã được phê duyệt hoặc xây dựng và thực hiện phương án phục hồi theo quy định tại Mục 1b Chương VIII của Luật này hoặc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145b của Luật này.

Trường hợp ngân hàng thương mại không hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu bên nhận chuyển giao dự kiến xây dựng và hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc trình Ban kiểm soát đặc biệt xem xét trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án chuyn giao bắt buộc của bên nhận chuyển giao dự kiến, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án chuyển giao bắt buộc.

5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, phương án chuyn giao bắt buộc do Ban kiểm soát đặc biệt trình, Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước trình, Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc và giao Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc.

7. Trường hợp không xây dựng được phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án không được phê duyệt thì Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

Điều 151b. Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc

Phương án chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

1. Thông tin về bên nhận chuyển giao;

2. Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện;

3. Phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với thực trạng của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong từng giai đoạn;

4. Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;

5. Phương án xử lý tồn tại, yếu kém, nợ xấu, tài sản bảo đảm;

6. Phương án xử lý tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a của Luật này;

7. Phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao tại ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định áp dụng đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt hoặc xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyn giao bt buộc thông qua việc tăng vn điều lệ, chuyn nhượng cổ phần, phn vốn góp cho nhà đầu tư mới, sáp nhập hoặc hợp nhất với tổ chức tín dụng khác;

8. Biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Điều 151c của Luật này cần áp dụng;

9. Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.

Điều 151c. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc

Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

Điều 151d. Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc

1. Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc sau khi phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt. K từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc, toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, c đông của ngân hàng thương mại được chuyn giao bắt buộc chấm dứt.

2. Quyết định chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

a) Tên bên nhận chuyển giao; tên ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trước và sau khi chuyển giao bt buộc; hình thức pháp lý, vn điều lệ của ngân hàng thương mại sau chuyển giao bắt buộc;

b) Việc chấm dứt toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyn giao bt buộc;

c) Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao và ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc.

3. Bên nhận chuyển giao thực hiện các nội dung sau đây:

a) Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;

b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

4. Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây:

a) Thực hiện thủ tục để chuyển đổi hình thức pháp lý (nếu có) của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt; thủ tục thay đổi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông;

b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

5. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án chuyn giao bắt buộc, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.

6. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

7. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc mà ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

Điều 151đ. Điều kiện đi với bên nhận chuyn giao

1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị nhận chuyển giao theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;

b) Đáp ng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;

c) Có phương án chuyển giao bắt buộc khả thi, trong đó bao gồm nội dung chứng minh bên nhận chuyển giao có đủ nguồn vốn để thực hiện góp vốn theo phương án.

2. Bên nhận chuyển giao không phải là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là pháp nhân;

b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 151e. Quyền của bên nhận chuyển giao

1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng có các quyền sau đây:

a) Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc đối với trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyn đi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

b) Không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;

c) Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất;

d) Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyn giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao.

Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;

đ) Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;

e) Được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

2. Bên nhận chuyển giao không phải là tổ chức tín dụng có quyền sở hữu cổ phần, phần vốn góp của ngân hàng thương mại được chuyn giao bắt buộc vượt tỷ lệ giới hạn sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 55 và Điều 70 của Luật này.

Điều 151g. Xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định và xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc

1. Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao tại ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định áp dụng đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt hoặc xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyn giao bắt buộc được thực hiện theo phương án chuyn giao bt buộc đã được phê duyệt.

2. Việc xử lý c phần, phần vốn góp hoặc xử lý pháp nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trước thời hạn xác định trong phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo phương án chuyn giao bt buộc đã được phê duyệt;

b) Sau 01 năm, kể từ thời điểm quyết định chuyển giao bắt buộc có hiệu lực.

Mục 1e. PHƯƠNG ÁN PHÁ SẢN T CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 152. Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a hoặc khoản 7 Điều 151d của Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương phá sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a, khoản 7 Điều 151d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.

Điều 152a. Xây dựng và phê duyệt phương án phá sản

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo him tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét.

Trường hợp xây dựng phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án, trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Điều 152b. Nội dung phương án phá sản

Phương án phá sản bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

1. Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản;

2. Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng;

3. Phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân;

4. Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản.

Điều 152c. Tổ chức thực hiện phương án phá sản

1. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt, bao gồm cả việc yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án phá sản.

3. Việc thực hiện phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản tổ chức tín dụng.”

29. Bổ sung khoản 3 vào Điều 155 như sau:

“3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.”

30. Bổ sung cụm từ chi nhánh ngân hàng nước ngoài” vào sau cụm từ “tổ chức tín dụng” tại tên Điều 156, khoản 2 và khoản 4 Điều 156.

31. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 156 như sau:

“3. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng bị giải thể, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Mục 1e Chương VIII của Luật này.”

Điều 2. Điều khoản thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp

1. Việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng đã được kiểm soát đặc biệt hoặc đang thực hiện phương án xử lý được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo phương án đã được quyết định.

Việc điều chỉnh một hoặc một số nội dung của phương án đã được quyết định, thay đổi phương án hoặc xây dựng mới phương án cơ cấu lại được thực hiện theo quy định có liên quan tại các mục 1, 1b, 1c, 1d, 1đ và 1e Chương VIII của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.

2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.

3. Đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng, nhà đầu tư khác kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện;

b) Phương án bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: thông tin về bên nhận chuyển nhượng; phương án xử lý c phần, phần vốn góp vượt gii hạn quy định tại ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển nhượng; các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 151b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này; các nội dung quy định tại các điểm d, đ và g khoản này;

c) Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện đối với bên nhận chuyn giao quy định tại Điều 151đ của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này;

d) Chuyển nhượng phần vốn góp theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với bên mua; giá chuyển nhượng phần vốn góp không thấp hơn giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ do tổ chức kiểm toán độc lập xác định và theo cơ chế giá thị trường;

đ) Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;

e) Bên nhận chuyển nhượng được thực hiện các quyền của bên nhận chuyển giao quy định tại Điều 151e của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này;

g) Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt gii hạn quy định tại ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 151g của Luật Các tổ chức tín dụng s 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.

4. Người quản lý, người điều hành và các chức danh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bu, b nhiệm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này được tiếp tục đảm nhiệm chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc đến hết thời hạn bổ nhiệm.

5. Đối với hợp đồng cấp tín dụng được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng cấp tín dụng. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cấp tín dụng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.

6. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2017.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Law No. 17/2017/QH14

Hanoi, November 20, 2017

 

LAW

AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF THE LAW ON CREDIT INSTITUTIONS

Pursuant to the Constitution of Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Amendments to some Articles of the Law No. 47/2010/QH12 on credit institutions.

Article 1. Amendments to some Articles of the Law on credit institutions

1. Point g below is added to Clause 28 of Article 4:

“g) Other legal entities and individuals that pose risks to the operation of the credit institution or foreign bank’s branch, defined according to the rules and regulations of the credit institution or foreign bank’s branch or specified in writing on a case-by-case basis by the State bank through inspection or supervision.”

2. Clauses 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 below are added to Article 4:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

34. “special control" means a situation in which a credit institution is put under direct control of the State bank as specified in Section 1 Chapter VIII of this Law.

35. “restructuring plan” refers to either:

a) a recovery plan;

b) a plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes;

c) a dissolution plan;

d) a mandatory transfer plan; or

dd) a bankruptcy plan.

36. “recovery plan” means a plan for taking measures that ensure the credit institution placed under special control is able to recover from the situation that leads to the situation where it is placed under special control.

37. “plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes” means a plan that is implemented in case of merger or amalgamation of a credit institution or 100% of shares/stakes of the credit institution placed under special control is transferred.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

39. “the transferee” means a domestic credit institution, foreign credit institution or an investor that wishes to receive the shares/stakes under the mandatory transfer plan and is permitted by a competent authority to receive them.

40. “assisting credit institution” means credit institution appointed to manage, control or assists in the operation of the credit institution placed under special control.”

3. Point b Clause 1 of Article 28 is amended as follows:

“b) The credit institution is divided or acquired; undergoes amalgamation, dissolution, bankruptcy or conversion;”

4. Points c, dd, e, g Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of Article 29 are amended as follows:

“c) Location of a branch of the credit institution;”

“dd) Sale or transfer of the owner’s stakes; sale or transfer of a capital contributor’s stake; sale or transfer of a major shareholder’s shares; sale or transfer of shares that converts a major shareholder into a common shareholder and vice versa.

In case of transfer of stakes of a credit institution that is a limited liability company, the buyer or transferee must satisfy the conditions applied to owners and capital contributors specified in Article 20, Article 70 and Article 71 of this Law;

e) Any business suspension of 05 working days or more, except suspension due to force majeure events;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“2. Documents and procedures for making the changes specified in Clause 1 of this Article and adjustments to the License shall be specified by the State bank.

3. Any change to the charter capital, transfer of stakes of capital contributors of a people's credit fund must comply with regulations of the State bank.”

5. Point a Clause 4 of Article 29 is amended as follows:

"a) Revise the charter according to the approved changes;”

6. Point h below is added to Clause 1 of Article 33:

“h) The person responsible for the violation against regulations on licensing, administration, shares, capital contribution, share purchase, credit extension, purchase of corporate bonds, safety ratios that results in a fine in the maximum bracket.”

7. Clause 3 is adjusted and Clause 4 is added to Article 34:

“3. The General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) and people holding equivalent positions of the credit institution must not concurrently hold the position of members of the Board of Directors, the Board of members or the Board of Controllers of another credit institution, unless is a subsidiary of the credit institution. The General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) and people holding equivalent positions of the credit institution must not concurrently hold the position of director, deputy director and equivalent positions of another enterprise.

4. The president of the Board of Directors, the Board of members, director of a credit institution must not concurrently hold the position of president of the Board of Directors, member of the Board of Directors, president of the Board of members, member of the Board of members, company’s president, General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) and equivalent positions of another enterprise.”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“4. The credit institution shall notify the State bank in writing of the information specified in Clause 1 of this Article within 07 working days from the day on which the credit institution receives information according to Clause 2 of this Article.”

9. Clause 2a below is added after Clause 2 of Article 45:

“2a. Dismiss, discipline, suspend personnel of the internal audit department; decide their salaries and other benefits.”

10. Point c is amended and Point d is added to Clause 1 Article 50:

“c) has at least a bachelor’s degree;

d) has at least 03 years’ experience of working as a manager or executive of a credit institution, at least 05 year’s experience of working as an executive of a finance, banking, accounting or audit enterprise or an enterprise whose equity is not smaller than the legal capital of a credit institution, or at least 05 years’ experience of working in a finance, banking accounting or audit department.”

11. Point d Clause 4 of Article 50 is amended as follows:

“d) Has at least 05 years’ experience of working as an executive of a credit institution or at least 05 year’s experience of holding the position of General Director (Director) or Deputy General Director (Deputy Director) of a enterprise whose equity is not smaller than the legal capital of a credit institution and at least 05 years’ experience of working in the finance, banking, accounting or audit field or has at least 10 years’ experience of working in the finance, banking, accounting or audit field;”

12. Clause 6 of Article 52 is amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. Point c Clause 1 of Article 54 is amended as follows:

“c) Take legal responsibility for the legitimacy of the sources of funding for contributing, buying, receiving shares at the credit institution; do not use credit extended by the credit institution or foreign bank’s branch to buy or receive shares from the credit institution; do not contribute capital or buy shares of a credit institution in the name of another individual or legal entity in any shape or form, unless it is authorized in accordance with law;”

14. Point a Clause 2 and Clause 3 of Article 55 is amended as follows:

“a) Owning shares of a credit institution placed under special control under a restructuring plan approved by a competent authority; owning shares of a credit institution at a subsidiary or associate company according to Clause 2 and Clause 3 Article 103 and Clause 3 Article 110 of this Law;”

“3. A shareholder and related persons of such shareholder must not own shares whose value exceeds 20% of charter capital of a credit institution, except for the cases specified in Points a, b, c Clause 2 of this Article. A major shareholder of a credit institution and related persons of such major shareholder must not own shares whose value is 5% or more of charter capital of another credit institution.”

15. Point c Clause 2 of Article 56 is amended as follows:

“c) A member of the Board of Directors, the Board of Controllers, or the General Director (Director) transfers shares to another investor in order to implement the approved restructuring plan."

16. Clause 5 of Article 63 is amended as follows:

“5. Dismiss, discipline, suspend, decide the salary and benefits of the General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director), chief accountant, secretary of the Board of Directors, other managers and executives according to regulations of the Board of Directors.”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“2. The president and other members of the Board of Directors, the head and members of the Board of Controllers, the General Director (Director) of cooperative banks and people's credit funds shall satisfy the eligibility requirements in terms of qualifications, professional ethics, be conversant with banking and on the list approved by the State bank.

The State bank shall specify the procedures and documents for approving the list of people specified in this Clause.”

18. The phrase “phải được đăng ký tại” (“must be registered at”) is changed into “phải gửi” (“must be sent to”) in Clause 3 Article 31 and Clause 2 Article 77; the phrase “quản lý tài sản bảo đảm” (“management of collateral”) is changed into “quản lý nợ và khai thác tài sản” (“management of debts and utilization of assets”) in Clause 3 Article 103 and Clause 3 Article 110.

19. Clause 2 and Clause 6 of Article 126 are amended; Clause 7 below is added to Article 126:

“2. Provisions of Clause 1 of this Article do not apply to people's credit funds and credit extension in the form of issuance of personal credit cards.

Limits of personal credit cards mentioned in Clause 1 of this Article shall comply with regulations of the State bank.”

“6. A credit institution or foreign bank’s branch must not extend credit for the purpose of contributing capital or buy shares of another credit institution.

7. Credit extension specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6 of this Article includes purchase of and investments in corporate bonds.”

20. Point b Clause 1 of Article 127 is amended; Clause 5 below is added to Article 127:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“5. The total balance of credit extension mentioned in Clause 2 of this Article include the purchase of and investments in corporate bonds issued by the entities specified in Point a, Point b and Point d Clause 1 of this Article; the total balance of credit extension mentioned in Clause 4 of this Article include the purchase of and investments in bonds issued by the entities specified in Point e Clause 1 of this Article.”

21. Clauses 4, 5, 7 of Article 128 are amended as follows:

“4. The balance of credit extension mentioned in Clause 2 of this Article includes the purchase of and investments in bonds issued by the clients and their related persons.

5. Limits on and conditions for credit extension for investment or trading in shares and corporate bonds of credit institutions and branches of foreign banks shall be specified by the State bank.”

“7. In special cases, for the purpose of serving socio-economic tasks, if the financial capacity of a credit institution or foreign bank’s branch fails to meet the need of a client, the Prime Minister will consider raising the credit extension limits mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article on a case-by-case basis.

The Prime Minister shall specify the conditions, necessary documents and procedures for raising the credit extension limits mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.”

22. Clause 6 below is added to Article 129:

“6. The capital contribution and purchase of shares mentioned in Clause 1 and Clause 3 of this Article do not include contribution of capital to or purchase of shares by asset management companies that are subsidiaries or associate companies of the commercial bank or finance company of an enterprise under their management.”

23. Point e Clause 1 of Article 130 is amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

24. Clause 5 of Article 130 is annulled.

25. Clause 130a below is added after Article 130:

 “Article 130a. Early intervention in credit institutions and branches of foreign banks

1. In any of the following cases, the State bank will consider making early intervention in a credit institution that has not been placed under special control according to Article 145 of this Law:

a) The credit institution fails to maintain the solvency ratio specified in Point a Clause 1 Article 130 of this Law for 03 consecutive months;

b) The credit institution fails to maintain the capital adequacy ratio specified in Point b Clause 1 Article 130 of this Law for 06 consecutive months;

c) The credit institution is ranked below average according to the State bank.

2. The State bank will consider making early intervention in a foreign bank’s branch in any of the cases specified in Point a, b, c Clause 1 of this Article.

3. Within 30 days from the day on which the written decision on early intervention is received from the State bank, the credit institution or foreign bank’s branch shall submit a report to the State bank on the situation specified in Clause 1 of this Article and a remedial plan, and implement it. The State bank will request the credit institution or foreign bank’s branch to revise the remedial plan where necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The remedial plan shall contain one or some of the following measures:

a) Reduction of operating scope, avoid high-value transactions;

b) Increase in charter capital or provided capital; increase assets with high liquidity; sale or transfer of assets and other measures for assurance of banking safety;

c) Reduce dividends and distribution of profit;

d) Cut operating costs, administrative costs; reduce payment of salaries and bonuses to managers and executives;

dd) Intensify risk management; reorganize the management, make redundancies;

e) Other measures prescribed by law.

5. If the credit institution or foreign bank’s branch fails to prepare a remedial plan in accordance with Clause 3 of this Article or fails to remedy the situation within the time limit specified in Clause 1 of this Article, the State bank, depending on the risk level, will request the credit institution or foreign bank’s branch to take one or some of the measures specified in Clause 4 of this Article.

6. The State bank shall issue a decision to stop the early intervention after the credit institution or foreign bank’s branch successfully remedies the situation mentioned in Clause 1 of this Article or when the credit institution is placed under special control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

26. Point c below is added to Clause 2 of Article 141:

“c) Renaming of a branch of the credit institution; suspension of business for less than 05 working days; listing of shares on the domestic securities market.”

27. Section 1 of Chapter VIII is amended as follows:

Section 1. SPECIAL CONTROL

Article 145. Cases in which a credit institution is placed under special control

1. A credit institution might be placed under special control in any of the situation:

a) It has lost or is likely to lose solvency according to regulations of the State bank;

b) Its accrued loss exceeds 50% of charter capital and reserve funds according to the latest audited financial statement;

c) It fails to maintain the capital adequacy ratio specified in Point b Clause 1 Article 130 of this Law for 12 consecutive months or the capital adequacy ratio is below 4% for 06 consecutive months;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When facing insolvency, the credit institution shall immediately submit a report to the State bank on the situation, measures that have been taken and will be taken, and proposals to the State bank.

Article 145a. Decision to place a credit institution under special control

1. The State bank shall consider placing a credit institution under special control in any of the situation specified in Clause 1 Article 145 of this Law and establish a special control board to monitor the operation of such credit institution.

2. The State bank shall specify:

a) The method and duration of special control; extension to special control duration; termination of special control; publishing of information about the special control;

b) Composition and operation of the special control board that is suitable for the special control method and situation of the credit institution.

3. From the day on which the credit institution is placed under special control, the principal and interest of refinancing loans granted by the State bank to such credit institution will be converted into special loans.

Article 145b.Termination of special control

The State bank will consider terminating the special control in any of the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. During the special control, the credit institution is acquired by or consolidated into another credit institution, or is dissolved;

3. The judge has appointed an official receiver or an enterprise responsible for management and liquidation of the assets of the credit institution to carry out bankruptcy procedures.

Article 146. Power to decide restructuring of a credit institution under special control

1. The Government has the power to:

a) Decide the guidelines for restructuring according to the plan for dissolution, mandatory transfer or bankruptcy of the credit institution placed under special control;

b) Approve the plan for mandatory transfer or bankruptcy of the credit institution placed under special control;

c) Implement special measures to ensure safety of the system of credit institutions, social safety and order after settling the credit institution placed under special control and submit a report to the National Assembly at the nearest meeting.

2. The Prime Minister has the power to:

a) Decide the guidelines for restructuring according to the plan for recovery, merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes of commercial banks, cooperative banks and financial companies placed under special control;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Decide grant of special loans by the State bank with the interest rate up to 0% to credit institutions placed under special control.

3. The State bank has the power to:

a) Decide the guidelines for restructuring according to the plan for recovery, merger, amalgamation, transfer of 100% of stakes of people's credit funds and microfinance institutions;

b) Decide plans for recovery, merger, amalgamation, transfer of 100% of stakes of people's credit funds and microfinance institutions, except for the cases in which special loans are granted according to Point c Clause 2 of this Article;

c) Decide long-term purchase of bonds of the credit institution by Deposit Insurance of Vietnam.

Article 146a. Entitlements and obligations of the State bank to credit institutions placed under special control

1. Consider proposals of the special control board specified in Article 146b of this Law.

2. Consider applying one or some assisting measures specified in Clause 1 and Clause 2 of Article 148b of this Article before the restructuring plan is approved, except for the cases in which special loans are granted according to Point c Clause 2 Article 146 of this Law.

3. Suspend the president and other members of the Board of Directors and the Board of members, the head and other members of the Board of Controllers, the General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) and people holding equivalent positions of the credit institution placed under special control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Decide whether to implement or keep implementing measures for recovery of solvency if the credit institution has implemented an approved bankruptcy plan.

6. Decide grant of special loans by the State bank according to Point a Clause 1 Article 146d of this Law, except for the cases specified in Point c Clause 2 Article 146 of this Law.

7. Request the owner, capital contributors or shareholders of the credit institution placed under special control:

a) to submit reports on the use of shares/stakes;

b) not to transfer shares/stakes;

c) not to put up shares/stakes as collateral.

8. Perform other tasks and exercise other rights specified in this law.

Article 146a. Entitlements and obligations of the special control board

1. Request the Board of Directors, the Board of members, General Director (Director) of the credit institution placed under special control to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Reduce costs, including high interest rates of deposits and bonds; high rents.

2. Request the credit institution placed under special control to prepare and implement a restructuring plan in accordance with this Law.

3. Suspend certain business activities of the credit institution placed under special control if they increase the risk to the credit institution or are not conformable with the approved restructuring plan.

4. Dismiss or suspend the president or member of Board of Directors, the Board of members, the head or member of the Board of Controllers, the General Director (Director), the Deputy General Director (Deputy Director) and people holding equivalent positions of the credit institution placed under special control and request the State bank to appoint replacements.

5. Request the Board of Directors, the Board of members, General Director (Director) to dismiss or suspend people who commit violations of law or fail to adhere to the approved restructuring plan or orders of the special control board.

6. Request the State bank to consider changing the special control method; extending or terminating the special control; granting special loans or extending the terms thereof; collecting repayment of special loans; liquidating assets; revoking the license of the credit institution placed under special control.

7. Perform other tasks and exercise other rights specified in this law.

Article 146c. Responsibilities of credit institutions placed under special control, their owners, capital contributors, shareholders, Board of Directors, the Board of members, the Board of Controllers, the General Director (Director)

1. The credit institution placed under special control, its owner, capital contributors or shareholders have the responsibility to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Implement the restructuring plan and guidelines approved by a competent authority;

c) Comply with requests of the State bank according to Article 146a of this Law;

d) Comply with requests of the special control board according to Article 146b of this Law.

2. The Board of Directors, the Board of members, the Board of Controllers, the General Director (Director) of the credit institution placed under special control has the responsibility to:

a) Fulfill the responsibilities specified in Clause 1 of this Article;

b) Operate the credit institution; ensure safety of assets of the credit institution.

Article 146d. Special loans

1. A credit institution placed under special control will be granted a special loan by the State bank, Deposit Insurance of Vietnam, Cooperative Bank of Vietnam and other credit institutions in the following cases:

a) The credit institution is facing insolvency or has become insolvent and such insolvency threatens the stability of the system while the credit institution is placed under special control, even if the credit institution is implementing the approved restructuring plan;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The special loan must be repaid before every other debts, including debts secured by collateral of the credit institution in the following cases:

a) When the loan is due, unless the restructuring plan or adjustments thereto is not approved;

b) The credit institution is dissolved or goes bankrupt.

3. The State bank shall specify the grant of special loans to credit institutions placed under special control.

Article 146dd. Administration and operation of credit institutions placed under special control

1. The scope of operation of a credit institution placed under special control shall be decided by the State bank, except for the cases specified in Clause 3 Article 146b of this Law.

2. During the special control period, the credit institution shall comply with decisions of the State bank instead of Articles 128, 130, 131, 140 of this Law; If the mandatory loan loss provision exceeds the difference between annual revenues and expenditures (excluding provisional loan loss provision), the minimum provision shall be equal to the difference between annual revenues and expenditures.

3. The credit institution under special control is not required to maintain the reserve requirement.

4. The credit institution under special control is exempt from deposit insurance premiums, fees for participation in the people's credit fund system safety assurance fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The quantity of members, tenure of the Board of Directors, the Board of members, the Board of Controllers of the credit institution placed under special control shall be decided by the State bank according to its performance.

In the cases where a new Board of Directors, Board of members or Board of Controllers is not elected at the end of the tenure, the current one may keep performing their tasks as prescribed by law.

28. Sections 1a, 1b, 1c, 1d, 1dd and 1e below are added after Section 1 of Chapter VIII:

 “Section 1a. ASSESSMENT AND RESTRUCTURING OF CREDIT INSTITUTIONS PLACED UNDER SPECIAL CONTROL

Article 147. Assessment of overall situation of a credit institution placed under special control

1. The special control board shall request the credit institution under special control to hire an independent audit organization to assess its financial condition, actual value of its charter capital and reserve funds in accordance with requirements of the special control board. An independent audit organization must be hired within 30 days from the issuance date of the decision to establish the special control board.

Otherwise, the special control board will appoint an independent audit organization.

2. Within 04 months from the issuance date of the decision to establish the special control board, the credit institution placed under special control shall send the special control board a report on self-assessment of its situation and propose the guidelines for its restructuring.

3. Within 05 months from the issuance date of the decision to establish the special control board, the special control board shall finish assessing the overall situation of the credit institution under special control, even if it fails to perform the self-assessment as prescribed in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The content of assessment shall be decided by the special control board, which has to include:

a) Financial situation, actual value of charter capital and reserve funds;

b) Organizational structure and the information technology system;

c) Business performance.

6. The cost of hiring the independent audit organization and other costs relevant to the assessment shall be paid by the credit institution and recorded as its expenses.

Article 147a. Proposing and deciding guidelines for restructuring of credit institution placed under special control

1. On the basis of assessment of overall situation of the credit institution under special control, the Board of Controllers shall propose the guidelines for restructuring of the credit institution to the State bank.

2. Within 60 days from the day on which the proposal is received from the special control board, the State bank shall consider approving or request the Government or the Prime Minister to consider deciding the guidelines for restructuring of the credit institution under special control in accordance with Article 146 of this Law.

3. Within 30 days from the day on which the proposal is received from the State bank, the Government or the Prime Minister shall consider deciding the guidelines for restructuring of the credit institution under special control in accordance with Article 146 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 148. Developing and approving the recovery plan

1. Within 60 days from the day on which the decision on guidelines for restructuring policies according to the recovery plan, the credit institution under special control shall complete the recovery plan and submit it to the special control board.

2. Within 30 days from the day on which the recovery plan is received from the credit institution, the special control board shall submit a report on feasibility of the plan to the State bank.

Regarding the recovery plan of a people's credit fund, the special control board shall cooperate with Deposit Insurance of Vietnam and the Cooperative Bank of Vietnam in assessing the feasibility of the plan. Regarding the recovery plan of a microfinance institution or financial company, the special control board shall cooperate with Deposit Insurance of Vietnam in assessing its feasibility.

3. Within 60 days from the day on which the report and recovery plan is received from the special control board, the State bank shall consider approving it or submit it to the Prime Minister for approval in accordance with Article 146 of this Law.

4. If the credit institution placed under special control fails to complete the recovery plan as prescribed in Clause 1 of this Article or the recovery plan is not approved by the competent authority as prescribed in Clause 3 of this Article, the State bank shall consider making a decision or request the Government or the Prime Minister to decide the guidelines for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes, dissolution, mandatory transfer or bankruptcy of the credit institution placed under special control in accordance with Article 146 of this law.

Article 148a. Content of the recovery plan

1. A recovery plan shall contain:

a) A plan and time limit for increasing charter capital if: the actual value of charter capital is smaller than legal capital; the capital adequacy ratio is below the permissible level imposed by the State bank; or the increase in charter capital is requested by the State bank to ensure operating safety of the credit institution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) A plan for organizational structure and administration;

d) A plan for settlement of financial weaknesses, bad debts, collateral and measures for remedying violations of law;

dd) A plan for payment of deposits to clients that are legal entities, deposits and loans of other credit institutions; a plan for settlement of special loans (if any) including those specified in Clause 3 Article 145a of this Law;

e) Mandatory assisting measures specified in Article 148b;

g) Time limit for implementation of the recovery plan.

2. In the cases where the State bank intends to appoint an assisting credit institution, in addition to the contents mentioned in Clause 1 of this Article, the credit institution placed under special control shall cooperate with the assisting credit institution in adding the following contents:

a) A plan to provide assistance by the assisting credit institution;

b) A plan for paying salaries, bonus and other benefits to people participating in provision of assistance in administration and operation of the credit institution placed under special control;

c) A plan for paying salaries for employees of the credit institution placed under special control during the special control period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A credit institution placed under special control that is a commercial bank, cooperative bank or finance company may apply one or some of the following assisting measures:

a) Selling bad debts without collateral or bad debts whose collateral has been distrained or collateral without legitimate documents held by the wholly state-owned organization established by the Government to settle bad debts of the credit institution;

b) Take special loans with an interest rate of as low as 0% from the State bank;

c) Include the book values of the debts, receivables, stakes or shares in the balance sheets in expenses with the selling prices and provisions suitable for the financial status of the credit institution placed under special control for a maximum period of 10 years;

d) Obtain recession of interest rates of refinancing and special loans from the State bank;

dd) A finance company may take a special loan with an interest rate as low as 0% from Deposit Insurance of Vietnam;

e) Receive deposits or take loans from the assisting credit institution with a preferential interest rate;

g) Buy debts and corporate bonds held by the assisting credit institution that are classified as current non-performing loans as prescribed by the State bank

h) Buy or invest in an information technology system beyond the limits specified in Article 140 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A credit institution placed under special control that is a people's credit fund or microfinance institution may apply one or some of the following assisting measures:

a) The measures specified in Point a Clause 1 of this Article;

b) Take special loans with an interest rate of as low as 0% from Deposit Insurance of Vietnam;

c) A microfinance institution may take a special loan with an interest rate of as low as 0% from the State bank;

d) A people's credit fund may take a special loan from Cooperative Bank of Vietnam with an interest rate as low as 0%;

dd) Other measures according to the approved recovery plan.

3. Deposit Insurance of Vietnam may record the unrecoverable special loans as decreases in its loan loss provision.

4. Cooperative Bank of Vietnam may record the unrecoverable special loans as decreases in the people's credit fund system safety assurance fund.

Article 148c. Implementation of the recovery plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. At the request of the special control board, the State bank shall decide or request the Prime Minister to decide the following matters:

a) Revisions to the recovery plan, including its extension;

b) Termination of the recovery plan to switch over to a plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes at the request of the credit institution placed under special control.

3. The State bank shall issue a decision to appoint the assisting credit institution according to the approved recovery plan.

4. In the cases where the State bank is convinced that the credit institution placed under special control is not able to recover according to the recovery plan or the credit institution placed under special control fails to overcome the situation that leads it being placed under special control by the deadline for implementation of the recovery plan, the State bank shall decide or request the Government or the Prime Minister to decide the guidelines for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes, dissolution, mandatory transfer or bankruptcy of the credit institution placed under special control in accordance with Article 146 of this Law.

Article 148d. Requirements applied to the assisting credit institution

The assisting credit institution shall:

1. Have a profitable business for the last 02 years according to its audited financial statement before it is appointed as the assisting credit institution;

2. Satisfy the safety ratios specified in Article 130 of this Law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Have an internal control system and internal audit system that comply with Article 40 and Article 41 of this Law.

Article 148dd. Rights and obligations of the assisting credit institution

1. Cooperate with the credit institution placed under special control in developing the recovery plan as prescribed in Clause 2 Article 148a of this Law.

2. Appoint qualified persons to participate in administration, control and operation of the credit institution placed under special control at the request of the State bank.

3. Supervise the organization and operation of the credit institution placed under special control according to the approved recovery plan; propose revisions to the plan to the special control board.

4. Grant loans to and make deposits at the credit institution placed under special control with preferential interest rates according to the approved recovery plan.

5. Sell debts and corporate bonds that are classified as current non-performing loans as prescribed by the State bank to the credit institution placed under special control.

6. Buy back debts and corporate bonds that were sold in accordance with Clause 5 of this Article at the request of the State bank.

7. Eligible for refinancing loans with an interest rate as low as 0%; Allowed to reduce the reserve requirement by 50% according to the approved recovery plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Allowed to apply the risk factor of 0% to the loans and deposits at the credit institution placed under special control when calculating capital adequacy ratio and classify them as current non-performing loans.

10. Include the salaries, bonus and other benefits of people participating in administration, control and operation of the credit institution placed under special control in expenses.

11. Allowed to issue long-term bonds to Deposit Insurance of Vietnam under decision of the State bank.

12. Allowed to implement other assisting measures decided by the State bank.

Section 1c. PLANS FOR MERGER, AMALGAMATION, TRANSFER OF 100% OF SHARES/STAKES OF CREDIT INSTITUTIONS PLACED UNDER SPECIAL CONTROL

Article 149. Merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes of the credit institution placed under special control

1. A plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes shall be approved if all of the following conditions are satisfied:

a) The guidelines for merger, amalgamation or transfer of 100% of shares/stakes specified in Article 147a of this Law are approved, or in any of the cases of merger, amalgamation or transfer of 100% of shares/stakes specified in Clause 4 Article 148, Clause 2 and Clause 4 Article 148c of this Law;

b) There is a qualified acquiring or consolidating credit institution or qualified acquirer of 100% of the shares/stakes; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Guidelines for merger, amalgamation or transfer of 100% of shares/stakes of a credit institution placed under special control in the cases specified in Clause 4 Article 148, Clause 2 and Clause 4 Article 148c of this Law shall be decided in accordance with Clause 2 and Clause 3 Article 147a of this Law.

Article 149a. Developing and proving the plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes

1. Procedures for developing and proving the plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes are specified in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 Article 148 of this Law.

2. If the credit institution placed under special control fails to develops the plan or the plan is not approved by the competent authority by the deadline specified in Clause 1 and Clause 3 Article 148 of this Law, the State bank shall request the Government to decide the guidelines for dissolution, mandatory transfer or bankruptcy of the credit institution placed under special control.

Article 149b.  Contents of the plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes

1. The plan for merger, amalgamation, transfer of 100% of shares/stakes shall contain:

a) Name of the plan and procedures for implementation thereof;

b) Information about the acquired credit institution and the acquiring credit institution, the consolidating credit institutions or the investor that acquires 100% of the shares/stakes, including evidence about their qualification and capacity prescribed by law;

c) A plan for organizing, administration and operation, including integration and conversion of the information technology system in case of merger or amalgamation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) A plan for settlement of special loans taken, including those specified in Clause 3 Article 145a of this Law;

e) Mandatory assisting measures specified in Article 149b;

g) Schedule for implementation of the plan.

2. In case of transfer of 100% of shares/stakes, the plan must include the method for overcoming the situation that leads to the situation where the credit institution is placed under special control.

Article 149b.  Assisting measures for implementation of the plan for merger, amalgamation or transfer of 100% of shares/stakes

One or some of the following assisting measures may be implemented by the credit institution after the merger, amalgamation or transfer of 100% of its shares/stakes:

1. The measures specified in Point a and Point c Clause 1 Article 148b of this Law;

2. If the loan loss provision is greater than the difference in annual revenues and expenses (excluding temporary provision), the loan loss provision shall comply with the approved plan and must not fall below the difference in revenues and expenses;

3. Other measures according to the approved plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The State bank shall provide instructions on and supervise the implementation of the approved plan.

2. The State bank shall decide or request the Prime Minister to decide revisions to the plan, including extension of the plan duration at the request of the special control board.

3. Merger, amalgamation and transfer of 100% of shares/stakes shall be carried out as prescribed by law.

4. If the credit institution placed under special control fails to implement the plan by the deadline, the State bank shall request the Government to decide the guidelines for dissolution, mandatory transfer or bankruptcy of such credit institution.

Section 1d.  PLAN FOR DISSOLUTION OF CREDIT INSTITUTIONS PLACED UNDER SPECIAL CONTROL

Article 150. Dissolution of a credit institution placed under special control

1. At the request of the State bank, the government shall decide the guidelines for dissolution of the credit institution placed under special control in accordance with Article 147a or in any of the cases specified in Clause 4 Article 148, Clause 4 Article 148c, Clause 2 Article 149a or Clause 4 Article 149d of this Law when the credit institution meets all conditions for dissolution according to regulations of law on dissolution of enterprises and cooperatives.

2. Procedures for deciding the guidelines for dissolution of a credit institution placed under special control in the cases specified in Clause 4 Article 148, Clause 4 Article 148c, Clause 2 Article 149a or Clause 4 Article 149d of this Law are specified in Clause 2 and Clause 3 Article 147a of this Law.

Article 150a.  Organizing the dissolution

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The credit institution placed under special control shall be dissolved as prescribed by law.

Section 1dd.  PLAN FOR MANDATORY TRANSFER OF CREDIT INSTITUTIONS PLACED UNDER SPECIAL CONTROL

Article 151. Mandatory transfer of a credit institution placed under special control

1. The State bank shall request the government to decide guidelines for mandatory transfer of credit institutions placed under special control that are commercial banks in accordance with Article 147a or in any of the cases specified in Clause 4 Article 148, Clause 4 Article 148c, Clause 2 Article 149a or Clause 4 Article 149d of this Law when all of the following conditions are satisfied:

a) The charter capital and balances of reserve funds are negative;

b) The mandatory transfer is requested by a specific transferee.

2. Procedures for deciding the guidelines for mandatory transfer of a credit institution placed under special control in the cases specified in Clause 4 Article 148, Clause 4 Article 148c, Clause 2 Article 149a or Clause 4 Article 149d of this Law are specified in Clause 2 and Clause 3 Article 147a of this Law.

Article 151a.  Developing and approving the plan for mandatory transfer of a credit institution placed under special control

1. The State bank shall request the commercial bank placed under special control to hire a independent audit organization to assess its financial status and determine the actual values of its charter capital and reserve funds, unless a report has been released by a independent audit organization in accordance with Article 147 of this Law in the last 06 months before the guidelines for mandatory transfer is decided by the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The State bank shall request the commercial bank placed under special control, in writing, to increase its charter capital over a specific period of time.

When the commercial bank has increased its charter capital, the State bank shall request it to keep implementing the approved plan or develop and implement a recovery plan in accordance with Section 1b Chapter VIII of this Law, or the State bank shall consider terminating the special control in accordance with Article 145b of this Law.

If the commercial bank fails to increase its charter capital, special control board shall request the transferee to complete the mandatory transfer plan and submit it to the special control board within 60 days from the day on which the request is received.

4. Within 30 days from the day on which the mandatory transfer plan is received from the transferee, the special control board shall submit a report on feasibility of the plan to the State bank.

5. Within 60 days from the receipt of the report and the mandatory transfer plan from the special control board, the State bank shall request the Government to consider approving the plan.

6. Within 30 days from the day on which such a request is made by the State bank, the Government shall consider approving the plan and requesting the State bank to issue a decision in mandatory transfer.

7. If a mandatory transfer plan is not developed or the plan is not approved, the State bank shall request the Government to consider deciding the guidelines for bankruptcy of the commercial bank.

Article 151b.  Content of the mandatory transfer plan

A mandatory transfer plan shall contain:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A plan for increasing the charter capital and deadline for implementing the plan;

3. A business plan suitable for the situation of the commercial bank;

4. A plan for organizational structure and administration;

5. A plan for settlement of weaknesses, bad debts and collateral;

6. A plan for settlement of deposits made by legal entities, deposits and loans of other credit institutions; a plan for settlement of special loans taken, including those specified in Clause 3 Article 145a of this Law;

7. A plan for settlement of shares/stakes of the commercial bank by the transferee if they exceed the limits applied to credit institutions that are not placed under special control, or increase charter capital, transfer shares/stakes of the commercial bank to new investors, or merge or consolidate the commercial bank into another credit institution;

8. The assisting measures specified in Article 151b; and

9. A schedule for implementation of the mandatory transfer plan.

Article 151c.  Assisting measures for implementation of the mandatory transfer plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 151d.  Organizing the implementation of the mandatory transfer plan

1. The State bank shall issue a decision on mandatory transfer of the commercial bank after the plan is approved. From the issuance date of the mandatory transfer plan, all rights and benefits of the owner, capital contributors or shareholders of the commercial bank shall be terminated.

2. A decision on mandatory transfer shall contain:

a) Name of the transferee; name of the commercial bank before and after the transfer; type of business and charter capital of the commercial bank after the transfer;

b) The termination of all rights and benefits of the owner, capital contributors or shareholders of the commercial bank; and

c) Responsibilities of the transferee and the commercial bank after the transfer.

3. The transferee shall:

a) Exercise the rights of the owner, capital contributors and shareholders at the commercial bank;

b) Implement the approved mandatory transfer plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Follow procedures for changing its type of business (if any), change of the owner, capital contributors or shareholders;

b) Implement the approved mandatory transfer plan.

5. Where necessary, the State bank shall decide the Government to consider revising the mandatory transfer plan, including extension of its deadline.

6. The State bank shall provide instructions and supervise the implementation of the approved mandatory transfer plan.

7. If the commercial bank placed under special control fails to overcome the situation that leads to it being placed under special control by the deadline for implementing the mandatory transfer plan, the State bank shall request the Government to consider deciding the guidelines for bankruptcy of the commercial bank.

Article 151dd.  Conditions to be satisfied by the transferee

1. The transferee that is a credit institution shall:

a) Have a profitable business for the last 02 years according to its audited financial statement before making the offer;

b) Satisfy the safety ratios specified in Article 130 of this Law; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The transferee that is not a credit institution shall:

a) Be a legal entity; and

b) Satisfy the conditions specified in Point a and Point c Clause 1 of this Article.

Article 151e.  Rights of the transferee

1. The transferee that is a credit institution is entitled to:

a) Hold 100% of charter capital of the commercial bank if the commercial bank (the transferor) is converted into a single-member limited liability company;

b) Exemption from consolidating financial statements of the transferor;

c) Exclude the transferor when calculating the consolidated capital adequacy ratio;

d) Exemption from making provisions for decline in value of the capital contributed in the transferor and exclude them when calculating the limit on capital contribution or share purchase by the transferee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Sell, issue shares of the transferee to foreign investors in accordance with the approved plan;

e) Apply one or some assisting measures specified in Article 148b of this Law under the approved plan.

2. The transferee that is not a credit institution is entitled to hold shares/stakes of the transferor beyond the limits specified in Article 55 and Article 70 of this Law.

Article 151g.  Settlement of share/stakes exceeding limits and settlement of the commercial bank placed under special control after mandatory transfer

1. The settlement of shares/stakes the limits of the commercial bank placed under special control by the transferee after mandatory transfer if they exceed the limits applied to credit institutions that are not placed under special control, or settlement of the commercial bank placed under special control after mandatory transfer shall be carried out in accordance with the approved mandatory transfer plan;

2. The tasks mentioned in Clause 1 of this Article shall be done before the deadline specified in the approved mandatory transfer plan when all of the following conditions are satisfied:

a) Charter capital has been increased in accordance with the approved mandatory transfer plan;

b) It has been at least 01 year from the effective date of the decision on mandatory transfer.

Section 1e.  PLAN FOR BANKRUPTCY OF CREDIT INSTITUTIONS PLACED UNDER SPECIAL CONTROL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The State bank shall request the government to decide guidelines for bankruptcy of credit institutions placed under special control specified in Article 147a or in any of the cases specified in Clause 4 Article 148, Clause 4 Article 148c, Clause 2 Article 149a, Clause 4 Article 149d, Clause 7 Article 151a or Clause 7 Article 151d of this Law when they are facing bankruptcy.

2. Procedures for deciding the guidelines for bankruptcy of a credit institution placed under special control in the cases specified in Clause 4 Article 148, Clause 4 Article 148c, Clause 2 Article 149a, Clause 4 Article 149d, Clause 7 Article 151a, Clause 7 Article 151d of this Law are specified in Clause 2 and Clause 3 Article 147a of this Law.

Article 152a.  Developing and approving the bankruptcy plan

1. Within 30 days from the day on which the Government decides the guidelines for bankruptcy of a credit institution placed under special control, the special control board shall take charge and cooperate with such credit institution and Deposit Insurance of Vietnam in developing a bankruptcy plan and submit it to the State bank.

In case of bankruptcy of a people's credit fund, the special control board shall take charge and cooperate with such people's credit fund, Deposit Insurance of Vietnam and Cooperative Bank of Vietnam.

2. Within 30 days from the day on which the guidelines for bankruptcy are received, the State bank shall assess the feasibility of the bankruptcy plan and submit it to the Government for approval.

Article 152b.  Content of the bankruptcy plan

A bankruptcy plan shall contain:

1. Assessment of the situation and progress of the settlement of the credit institution facing bankruptcy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A plan for payment of deposits made by individuals;

4. A schedule and responsibility for implementation of the bankruptcy plan.

Article 152c.  Organizing the implementation of the bankruptcy plan

1. The State bank shall direct and supervise the implementation of the approved bankruptcy plan, request the credit institution to file for bankruptcy in accordance with bankruptcy laws.

2. The State bank shall request the government to consider approving revisions to the bankruptcy plan where necessary.

3. Bankruptcy of credit institutions placed under special control shall comply with regulations of law on bankruptcy of credit institutions.”

29. Clause 3 below is added to Article 155:

“3. After the judge appoints an official receiver or an enterprise responsible for management and liquidation of the assets, the State bank shall revoke the license of the credit institution.”

30. The phrase “chi nhánh ngân hàng nước ngoài” (“branches of foreign banks”) is added after the phrase “tổ chức tín dụng” (“credit institutions”) in the title of Article 156, Clause 2 and Clause 4 of Article 156.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“3. While supervising the liquidation of assets of the dissolved credit institution, if the credit institution is found insolvent, the State bank shall issue a decision to termination the asset liquidation and implement the plan for bankruptcy of the credit institution in accordance with Section 1e Chapter VIII of this Law.”

Article 2. Implementation

This Law comes into force from January 15, 2018.

Article 3. Transition

1. The restructuring of credit institutions placed under special control that are implementing the plans approved by competent authorities or commercial banks that are acquired before the effective date of this Law shall be carried out in accordance with the approved plans.

Revisions to an approved plan or development of a new restructuring plan shall be carried out in accordance with Section 1, 1b, 1c, 1d, 1dd and 1e Chapter VIII of the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, which is amended by this Law.

2. During the special control period, the commercial banks that are acquired before the effective date of this Law may apply one or some of the assisting measures specified in Clause 1 Article 148b of the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, which is amended by this Law, under decisions of the Prime Minister at the request of the State bank.

3. Regarding transfer of 100% of shares/stakes of commercial banks acquired before the effective date of this Law to other credit institutions or investors:

a) The State bank shall develop a plan and submit it to the Prime Minister for approval before implementation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The transferee must satisfy the conditions specified in Article 151dd of the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, which is amended by this Law;

d) Stakes shall be transfer through negotiation with the buyers; the transfer price shall not fall below the actual value of charter capital and reserve funds determined by an independent audit organization and shall comply with the market price;

dd) The acquired commercial bank may implement one or some of the assisting measures specified in Clause 1 Article 148b of the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, which is amended by this Law, sell secured bad debts to a wholly state-owned organization established by the Government to settle bad debts of credit institutions.

e) The transferee shall exercise its rights specified in Article 151e of the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, which is amended by this Law;

g) The settlement of shares/stakes exceeding the limits of the acquired commercial bank if the transferee is a credit institution that is established and operates in Vietnam shall comply with Article 151g of the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, which is amended by this Law.

4. The managers, executives and people holding other positions of credit institutions or branches of foreign banks who are elected or designated before the effective date of this Law but fail to satisfy the conditions specified in the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, which is amended by this Law, may keep holding their positions until the end of their term of office.

5. Credit extension contracts that are concluded before the effective date of this Law may be executed until their expiration dates. From the effective date of this Law, such credit extension contracts may only be revised if the revisions comply with the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, which is amended by this Law.

6. The State bank shall specify the schedules and procedures for settlement of holdings in credit institutions of major shareholders and their related persons that are unconformable with Article 55 of the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, which is amended by this Law.

This Law is ratified by 14th the National Assembly of Socialist Republic of Vietnam during its 4th session on November 20, 2017.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Thi Kim Ngan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Law No. 17/2017/QH14 dated November 20, 2017 amendments to some Articles of the Law on credit institutions

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.183

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.84.137
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!