ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 255/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 9
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN
VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2021-2025”
Thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg
ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các
tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn
thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
- Triển khai, thực hiện đồng bộ các
giải pháp để xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm hỗ trợ quá trình cơ cấu lại hệ
thống các tổ chức tín dụng (viết tắt là: TCTD) gắn với xử lý nợ xấu; tạo bước
chuyển rõ rệt, thực chất trong cơ cấu lại hệ thống các TCTD, đẩy mạnh xử lý nợ
xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát
sinh; nâng cao năng lực tài chính của các TCTD trên địa bàn Thành phố; phấn đấu
đến năm 2025, hệ thống các TCTD trên địa bàn Thành phố lành mạnh và phát triển
bền vững.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả
thi giữa các sở, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã trong việc triển
khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn
2021-2025”.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
- Tăng cường chỉ đạo các cấp chính
quyền địa phương, các sở, ngành Thành phố và các cơ quan liên quan tạo điều kiện
thuận lợi cho các TCTD trên địa bàn Thành phố trong việc xử lý nợ xấu, xử lý
tài sản bảo đảm (viết tắt là: TSBĐ) của các khoản nợ xấu, đặc biệt là hỗ
trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính tại địa phương để xử lý nợ xấu,
TSBĐ, các thủ tục liên quan đến pháp lý các dự án bất động sản là TSBĐ của TCTD
để từng bước tháo gỡ khó khăn, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ; tạo điều kiện để TCTD
có thể xử lý nhanh TSBĐ của các khoản nợ xấu liên quan đến các vụ án đang được
xử lý tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các tổng công ty
nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội có sở hữu cổ phần, vốn
góp tại các TCTD trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thoái vốn tại các TCTD theo
đúng lộ trình và chịu trách nhiệm xử lý các hậu quả có liên quan đến TCTD thuộc
trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng trên
địa bàn phối hợp với Ngân hàng nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội trong việc
quản lý, giám sát hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân (viết tắt là QTDND)
trên địa bàn Thành phố.
- Tổng kết, đánh giá tình hình thực
hiện Đề án trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải
pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gửi Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các sở, ngành Thành phố, UBND các quận,
huyện, thị xã, các TCTD trên địa bàn và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao, tổ chức nghiên cứu, triển khai thực hiện các nội dung tại Đề
án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn
2021-2025”, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh thành phố Hà Nội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử
lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”.
- Theo dõi tình hình, kết quả thực hiện
Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn
2021-2025” của các TCTD trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và
tham mưu, báo cáo UBND Thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các khó khăn, vướng
mắc, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai, thực hiện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Quỹ tín dụng
nhân xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại gắn với xử
lý nợ xấu (Phương án cơ cấu lại) của QTDND; giám sát việc triển khai phương án
cơ cấu lại QTDND.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tăng cường
công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin chính thống,
chính xác về kết quả điều hành chính sách, hoạt động ngân hàng nói chung và
công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu nói riêng trên địa
bàn Thành phố.
- Phối hợp, trao đổi, cung cấp thông
tin, số liệu trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng với các cơ quan chức năng để có
các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa
phương và các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng các
QTDND để có biện pháp chấn chỉnh, củng cố tổ chức, nâng
cao chất lượng hoạt động; Tăng cường công tác chỉ đạo xử lý đối với các QTDND yếu
kém, có nguy cơ rủi ro lớn. Đối với QTDND yếu kém, đã kiểm
soát đặc biệt nhiều năm được đánh giá là có khả năng khôi phục, phối hợp với
chính quyền địa phương để bố trí, kiện toàn nhân sự, xây dựng, hoàn thiện
phương án phục hồi; Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát, đổi mới
hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro, kết hợp thanh tra tuân thủ; Tổng hợp khó khăn vướng mắc và kiến nghị đề xuất của
QTDND để có giải pháp xử lý. Báo cáo, tham mưu Ngân hàng nhà nước Việt Nam và
UBND thành phố Hà Nội những vấn đề vượt thẩm quyền tạo điều kiện cho các QTDND
hoạt động an toàn, phát triển bền vững.
- Tổng hợp kết quả đánh giá tình hình
thực hiện Đề án trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải
pháp; tham mưu báo cáo UBND Thành phố gửi NHNN trước ngày 30/11 hàng năm để tổng
hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Tài chính
- Phối hợp với Ngân hàng nhà nước Chi
nhánh thành phố Hà Nội xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực
hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với
xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” của các TCTD trên địa bàn Thành phố.
- Tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo các tổng
công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội có sở hữu cổ phần,
vốn góp tại các TCTD trên địa bàn đẩy nhanh xây dựng kế hoạch,
thực hiện lộ trình tiến độ thoái vốn tại các TCTD theo đúng lộ trình; tham mưu
UBND Thành phố xử lý, chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền các hậu quả có liên quan đến
TCTD thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật theo chức
năng nhiệm vụ.
3. Sở Kế hoạch và
Đầu tư
Phối hợp tham mưu, chỉ đạo đôn đốc
các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội có sở hữu
cổ phần, vốn góp tại các TCTD trên địa bàn đẩy nhanh xây dựng tiến độ thoái vốn
tại các TCTD theo đúng lộ trình và việc xử lý các hậu quả có liên quan đến TCTD
thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tư pháp
Phối hợp với Ngân hàng nhà nước Chi
nhánh thành phố Hà Nội xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực
hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với
xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” của các TCTD trên địa bàn.
5. Sở Xây dựng
- Hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản, đảm bảo thông tin công khai, minh
bạch.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản trên địa bàn.
- Phối hợp với Ngân hàng nhà nước Chi
nhánh thành phố Hà Nội xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực
hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai
đoạn 2021-2025” của các TCTD trên địa bàn.
6. Công an thành
phố Hà Nội
Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng nhà
nước Chi nhánh Hà Nội, sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các TCTD và các
cơ quan có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội: Tăng cường phòng ngừa, phát
hiện và điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và
hoạt động của ngân hàng; Đảm bảo an ninh trật tự trong việc thu giữ, xử lý TSBĐ
để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của các TCTD trên địa bàn và người gửi tiền.
7. Sở Thông tin
và Truyền thông
Phối hợp chặt chẽ với các sở, cơ
quan, tổ chức, UBND các quận, huyện, thị xã và Ngân hàng nhà nước Chi nhánh
thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, báo chí tuyên truyền các chủ trương,
chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử
lý nợ xấu.
8. Sở Tài nguyên
và Môi trường
Thường xuyên cập nhật và công khai
thông tin về các giao dịch thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư
xây dựng công trình trên hệ thống trang thông tin điện tử của cơ quan tài
nguyên và môi trường để các bên liên quan nắm bắt theo quy định tại Điều 64 Nghị
định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp đảm bảo.
9. UBND các quận
huyện, thị xã
- Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc phối hợp, hỗ trợ các TCTD trên địa bàn đảm bảo an ninh, trật tự trong quá
trình hoạt động và thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn
với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các
QTDND hoạt động tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch
UBND Thành phố (Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 và Văn bản số 2015/UBND-KT
ngày 14/5/2019 về tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng
cố vững vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân).
- Tích cực hỗ trợ các QTDND thu hồi nợ
xấu, xử lý TSBĐ và giải quyết những tồn tại của QTDND, đảm bảo an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
- Chỉ đạo đơn vị tại địa phương tăng
cường, chủ động công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, đảm bảo tình
hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh; đấu tranh với các
thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ
thống QTDND.
- Ban chỉ đạo thi hành án dân sự quận,
huyện, thị xã kịp thời phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc giải quyết
các khó khăn, vướng mắc; chỉ đạo đơn vị tại địa phương phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với vụ án lớn, phức tạp, có
ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội liên quan đến tín dụng
ngân hàng.
10. Cục thi hành
án dân sự
- Đẩy nhanh tiến
độ giải quyết các vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng
ngân hàng, xử lý, thu hồi nợ xấu của các TCTD trên địa bàn.
- Chỉ đạo Chi cục thi hành án dân sự
các quận, huyện, thị xã, các Chấp hành viên thuộc Cục thực hiện kê biên, xử lý
TSBĐ đối với các vụ việc đã ban hành quyết định thi hành án và có điều kiện thi
hành án đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật; phối hợp với
chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành tổ chức cưỡng chế giao tài sản bán đấu
giá thành chậm giao trên địa bàn để thi hành dứt điểm các vụ việc liên quan đến
hoạt động tín dụng ngân hàng.
11. Liên minh Hợp
tác xã Thành phố
- Phối hợp với Ngân hàng nhà nước Chi
nhánh thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch tuyên truyền chính sách pháp luật có
liên quan đến QTDND; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực
cho hệ thống QTDND; Phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các QTDND xây dựng,
thực hiện các dự án đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động
các QTDND.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành
Thành phố, UBND các quận huyện, thị xã và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển
khai thực hiện kế hoạch nêu trên.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND Thành phố (qua Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh thành phố Hà Nội tổng hợp) để xem xét, sửa đổi, bổ sung Kế hoạch
cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ngân hàng NN Việt
Nam;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Cục thi hành án dân sự;
- Liên minh HTX Thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP Đ.Q.Hùng, Các phòng: KTTH, TH;
- Lưu: VT, KTTH (Hưng).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Minh Hải
|