NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 406/NHCS-KT
V/v Hướng dẫn HTKT trong hệ thống NHCSXH
|
Hà Nội, ngày
22 tháng 05 năm 2003
|
HƯỚNG DẪN
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1/ Công tác hạch toán của Ngân hàng Chính sách
xã hội (viết tắt là NHCSXH) được tổ chức theo hệ thống từ Hội sở chính, Sở giao
dịch đến Chi nhánh cấp tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện (Sau đây gọi tắt là
các đơn vị). Tại mỗi cấp NHCSXH có Bảng cân đối tài khoản kế toán riêng.
2/ Phòng Kế toán và Quản lý tài chính tại Hội sở
chính có nhiệm vụ:
- Tổ chức hạch toán, quản lý nguồn vốn và sử
dụng vốn của toàn hệ thống NHCSXH
- Tổng hợp Bảng cân đối tài khoản kế toán toàn
quốc của hệ thống NHCSXH.
3/ Sở giao dịch, các Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh,
Phòng giao dịch cấp huyện là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, tổ chức hạch toán
kế toán tại đơn vị theo hệ thống tài khoản của NHCSXH. Cuối mỗi tháng, các
Phòng giao dịch cấp huyện lập Bảng cân đối tài khoản kế toán gửi về NHCSXH cấp
tỉnh. NHCSXH cấp tỉnh tổng hợp cân đối toàn tỉnh, thành phố gửi về Hội sở chính
- NHCSXH.
4/ Mọi giao dịch kinh tế phát sinh trong quá
trình hoạt động của NHCSXH từ 01/05/2003 phải được hạch toán đầy đủ, kịp thời
và chính xác vào các tài khoản thích hợp có trong hệ thống tài khoản kế toán
của NHCSXH.
5/ Các đơn vị sử dụng hệ thống tài khoản theo
hướng dẫn tại Công văn số 397/2003/NHCSXH-KT ngày 20/05/2003 của Tổng Giám đốc
NHCSXH về”Hệ thống tài khoản kế toán NHCSXH”.
6/ Các đơn vị cần chấp hành đầy đủ các quy định
về chế độ kế toán của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của NHCSXH.
Phần II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A/ Kế toán nguồn vốn
1/ Tại Hội sở chính
1.1- Nhận vốn bổ sung hàng năm từ Ngân sách Nhà
nước cấp để cho vay các đối tượng chính sách hoặc đầu tư xây dựng cơ bản, mua
sắm tài sản cố định. Kế toán lập phiếu ghi:
{
|
Nợ: TK Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (hoặc
TK khác thích hợp)
Có: TK 601 (hoặc TK 602 hoặc TK 609)
|
1.2 - Nhận vốn góp (vốn đồng tài trợ) để cho vay
hộ nghèo tại Hội sở chính. Kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tiền gửi (nội tệ hoặc ngoại tệ)
Có: TK 45xxxx - Vốn tài trợ ủy thác đầu tư (Theo
TK cấp V thích hợp)
|
1.3 - Nhận vốn tiền gửi của các tổ chức tín dụng
thương mại trong nước để cho vay các đối tượng chính sách. Kế
toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tiền gửi NHCSXH tại NHNN hoặc TK khác
thích hợp
Có: TK 411xxx - Tiền gửi của các TCTD trong
nước bằng VND
|
1.4 - Nhận tiền gửi của các tổ chức, đơn vị
trong và ngoài nước để làm quỹ cho vay các đối tượng chính sách. Kế toán hạch toán:
|
Nợ: TK Tiền gửi tại ngân hàng khác (nội tệ
hoặc ngoại tệ) hoặc TK khác thích hợp
Có: TK 43xxxx - Tiền gửi của khách hàng
|
1.5 - Vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng trong
nước. Kế toán ghi:
|
Nợ: TK Tiền gửi tại ngân hàng khác hoặc TK
khác thích hợp
Có: TK 403xxx hoặc 414xxx
|
2- Tại chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh và Phòng
giao dịch cấp huyện
2.1- Khi nhận vốn do UBND các cấp trích một phần
kinh phí ngân sách từ tổng thu tiết kiệm chi ngân sách chuyển sang, vốn tài
trợ, vốn ủy thác khác do tổ chức, cá nhân gửi vào NHCSXH để cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác ở huyện sở tại, Kế toán chi nhánh căn cứ vào nội
dung chuyển tiền để lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (hoặc
TK khác thích hợp)
Có: TK 43xxx hoặc 45xxx hoặc tài khoản khác
thích hợp
|
2.2 - Nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tiết
kiệm định kỳ của Tổ tiết kiệm và vay vốn
Hình thức huy động vốn này chỉ thích hợp với
những Tổ vay vốn do NHCSXH trực tiếp cho vay. Đối với loại nghiệp vụ này, Kế
toán xử lý như sau:
+ Căn cứ Bảng kê thu tiền tiết kiệm do Tổ vay
vốn lập, Kế toán chi nhánh đối chiếu số tiền ghi trên Bảng kê với số tiền ghi
trên sổ Tiết kiệm - Vay vốn của từng hộ viên. Nếu khớp đúng, hướng dẫn Tổ
viết”Giấy gửi tiền tiết kiệm - Tổ vay vốn”, Ngân hàng mở một sổ tiết kiệm chung
cho cả Tổ (sử dụng phần A- Sổ Tiết kiệm- Vay vốn). Mọi hoạt động gửi tiền tiết
kiệm, rút tiền tiết kiệm, nhập lãi, trả lãi đều thực hiện thông qua sổ này. Chuyển”Giấy
gửi tiền tiết kiệm” cho kiểm soát và thủ quỹ của chi nhánh để thu tiền và ký xác
nhận vào bìa lưu Sổ Tiết kiệm - Vay vốn của Tổ vay vốn. Căn cứ vào chứng từ thủ
quỹ trả lại, Kế toán hạch toán:
|
Nợ: TK Tiền mặt
Có: TK 433xxx - Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng
Việt Nam
|
Khi Tổ có nhu cầu rút tiền tiết kiệm, Tổ
viết”Giấy lĩnh tiền tiết kiệm” gửi ngân hàng, Kế toán kiểm tra số dư của từng
Tổ và các điều kiện rút tiền của Tổ, nếu thỏa mãn các điều kiện đã quy định, Kế
toán ghi:
|
Nợ: TK 433xxx - Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng
Việt Nam
Có: TK Tiền mặt
|
Chuyển”Giấy lĩnh tiền tiết kiệm” cùng bìa
lưu, Sổ Tiết kiệm - Vay vốn sang cho kiểm soát trước quỹ và thủ quỹ để chi tiền
và ký xác nhận.
Đối với tiết kiệm không kỳ hạn, định kỳ nhập lãi
là 3 tháng.
Mức lãi suất áp dụng thực hiện theo quy định của
NHCSXH từng thời kỳ.
Kế toán của Tổ Tiết kiệm - Vay vốn có trách
nhiệm mở sổ lưu để theo dõi số tiền của từng tổ viên gửi vào, rút ra hoặc nhập
lãi (nếu có)
2.3- Tiết kiệm tự nguyện
Ngoài hai loại tiết kiệm trên, nếu hộ có nhu cầu
gửi tiền tiết kiệm tự nguyện thì kế toán hướng dẫn hộ vay sử dụng hình thức
tiền gửi tiết kiệm dân cư mà NHCSXH đang áp dụng.
2.4- Tiết kiệm dân cư
Khách hàng viết”giấy gửi tiền tiết kiệm” gửi kế
toán, kế toán kiểm tra nếu đúng thì chuyển kiểm soát trước quỹ và thủ quỹ để
thu tiền và ký xác nhận vào Sổ tiết kiệm cho khách hàng. Căn cứ chứng từ thu
tiền do thủ quỹ trả lại, kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tiền mặt hoặc TK tiền mặt đơn vị hạch
toán báo sổ
Có: TK 433xxx - Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng
Việt Nam
|
Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền tiết kiệm, kế
toán hướng dẫn khách hàng viết”giấy lĩnh tiền tiết kiệm”, kiểm tra số dư của
khách hàng, nếu đúng thì hạch toán:
|
Nợ: TK 433xxx - Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng
Việt Nam
Có: TK Tiền mặt hoặc TK tiền mặt đơn vị hạch
toán báo sổ
|
Chuyển”giấy lĩnh tiền tiết kiệm” cùng bìa lưu và
Sổ tiết kiệm sang cho kiểm soát trước quỹ và thủ quỹ để chi tiền cho khách hàng
và ký xác nhận.
2.5- Đối với nguồn vốn huy động tiền gửi của các
tổ chức và cá nhân:
Đối với các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mở tài
khoản tiền gửi tại NHCSXH, kế toán hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở tài
khoản.
Khi gửi tiền vào tài khoản bằng tiền mặt, kế
toán hướng dẫn khách hàng viết”Giấy nộp tiền” gửi kế toán. Kế toán kiểm tra các
yếu tố ghi trên”Giấy nộp tiền”, nếu đúng, đủ, chuyển chứng từ đó sang cho kiểm
soát trước quỹ và thủ quỹ để thu tiền. Căn cứ chứng từ thủ quỹ chuyển trả lại,
kế toán hạch toán:
|
Nợ: TK Tiền mặt
Có: TK Tiền gửi của khách hàng
|
Trường hợp khách hàng chuyển tiền vào tài khoản
tiền gửi, kế toán căn cứ chứng từ chuyển tiền đến để hạch toán:
|
Nợ: TK thích hợp
Có: TK Tiền gửi của khách hàng
|
Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền hoặc thanh
toán tiền cho người bán, kế toán hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh
toán thích hợp mà NHCSXH có khả năng cung ứng, đồng thời lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tiền gửi khách hàng
Có: TK thích hợp
|
B/ Kế toán cho vay
1- Ủy thác cho vay qua các
tổ chức tín dụng
Kế toán căn cứ vào kế hoạch ủy
thác cho vay đã được hai bên thống nhất và số tiền chênh lệch giữa nguồn vốn và
sử dụng nguồn ủy thác cho vay của đơn vị nhận ủy thác, căn cứ vào kế hoạch giải
ngân từng lần do bộ phận tín dụng chuyển đến để làm thủ tục chuyển vốn ủy thác
cho vay đồng thời ghi:
|
Nợ: TK 2040xx - Vốn ủy thác cho vay
Có: TK Tiền gửi của NHCSXH
|
Khi có nhu cầu rút vốn (từ đơn vị nhận ủy thác
về) để điều chuyển đi nơi khác hoặc do đơn vị nhận ủy thác chưa thể giải ngân
ngay theo kế hoạch đã thống nhất..., NHCSXH làm công văn rút vốn gửi đơn vị
nhận ủy thác. Căn cứ số tiền đơn vị nhận ủy thác chuyển trả, kế toán hạch toán:
|
Nợ:
TK Tiền gửi NHCSXH
Có:TK 2040xx- Vốn ủy thác cho vay
|
2- Ủy thác cho vay qua các Tổ chức chính trị
xã hội
NHCSXH thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi...
qua các Tổ tiết kiệm vay vốn do các Tổ chức chính trị xã hội hướng dẫn thành
lập và quản lý hoạt động.. Các Tổ chức chính trị xã hội này được NHCSXH ủy thác
làm dịch vụ đối với một số công đoạn trong quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi
cho NHCSXH tại địa phương.
Khi thực hiện giải ngân, kế toán ghi:
|
Nợ:
TK thích hợp
Có: TK Tiền mặt hoặc TK khác thích hợp
|
Khi thu nợ, kế toán ghi:
|
Nợ:
TK Tiền mặt hoặc TK khác thích hợp
Có: TK thích hợp
|
3- Cho vay các đối tượng không ủy thác được
3.1- Hạch toán giải ngân
* Trường hợp giải ngân tại trụ sở NHCSXH
Căn cứ vào hồ sơ cho vay đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, kế toán lập phiếu chi và chuyển chứng từ sang kiểm soát trước
quỹ và thủ quỹ để chi tiền cho khách hàng, đồng thời hạch toán:
|
Nợ: TK Cho vay thích hợp
Có: TK Tiền mặt
|
Nếu khách hàng có nhu cầu vay bằng chuyển khoản,
kế toán hướng dẫn khách hàng lập ủy nhiệm chi xin vay. Căn cứ ủy nhiệm chi này,
kế toán hạch toán:
|
Nợ: TK Tiền vay
Có: TK tiền gửi của khách
hàng hay TK khác thích hợp
|
Từ tài khoản tiền gửi này, khách hàng sẽ sử dụng
các dịch vụ thanh toán mà NHCSXH có khả năng cung ứng để thực hiện các nhu cầu
về thanh toán của mình. Khách hàng còng có thể sử dụng tiền vay để trả thẳng
tiền hàng cho nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Lưu ý: Tài khoản cho vay có thể mở tiểu khoản
theo từng khách hàng vay vốn hoặc theo tổ nhóm, theo phường (xã)... tuỳ thuộc
vào khả năng quản lý, điều kiện kỹ thuật của chi nhánh.
* Trường hợp giải ngân tại địa bàn của đối
tượng vay vốn
Tổ trưởng tổ cho vay căn cứ vào kế hoạch giải
ngân để làm thủ tục tạm ứng tiền để đi giải ngân tại địa bàn của đối tượng vay
vốn.
Khi tạm ứng tiền, kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tạm ứng (đứng tên tổ trưởng tổ cho vay)
Có: TK Tiền mặt hoặc tài khoản thích hợp
|
Sau khi hoàn tất việc giải ngân, Tổ cho vay phải
có trách nhiệm giao lại toàn bộ chứng từ giải ngân cho kế toán. Căn cứ các
chứng từ nhận được, kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Cho vay thích hợp
Có: TK Tạm ứng (đứng tên Tổ trưởng tổ vay vốn)
Nợ: TK Tiền mặt - Số tiền tạm ứng không giải
ngân hết
|
3.2- Hạch toán thu nợ
Kế toán căn cứ vào số tiền người vay mang đến
trả nợ để ghi vào bìa lưu 02C hoặc khế ước vay tiền rồi lập phiếu thu theo số
tiền người vay trả. Chuyển phiếu thu và sổ vay vốn (hoặc khế ước vay tiền) sang
kiểm soát trước quỹ và thủ quỹ để thu tiền, ký xác nhận.
Nhận được chứng từ do thủ quỹ trả lại, kế toán
hạch toán:
|
Nợ: TK Tiền mặt
Có: TK Cho vay thích hợp
|
Trường hợp khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản,
kế toán hạch toán:
|
Nợ: TK Tiền gửi khách hàng hoặc tài khoản khác
thích hợp
Có: TK Cho vay thích hợp
|
Đồng thời ghi vào khế ước (phần theo dõi trả nợ)
số tiền khách hàng đã trả
3.3- Chuyển nợ quá hạn
- Đến kỳ hạn trả nợ, nếu hộ vay không trả được
nợ và không được ngân hàng cho gia hạn nợ, kế toán lập phiếu chuyển khoản
chuyển số nợ của khách hàng đó vào tài khoản Nợ quá hạn thích hợp (2112, 2113,
2118...)
Hạch toán:
|
Nợ: TK Nợ quá hạn thích hợp
Có: TK Nợ cho vay trong hạn và đã được gia hạn
nợ
|
3.4- Xử lý nợ
- Đối với các khoản nợ bị thiệt hại, rủi ro, đã
được Chính phủ (hoặc cơ quan có thẩm quyền) xử lý cho khoanh nợ, kế toán căn cứ
vào các quyết định này để lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK 29xxxx- Nợ cho vay được khoanh
Có: TK Cho vay thích hợp
|
- Đối với các khoản nợ được xoá theo quyết định
của Chính phủ (hoặc cơ quan có thẩm quyền) kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Thích hợp
Có: TK Cho vay
|
Đồng thời ghi nhập Tài khoản ngoại bảng 971xxx -
Nợ tổn thất đang trong thời gian theo dõi (đối với những khoản nợ xoá được phép
tiếp tục theo dõi để tận thu).
Khi khách hàng có khả năng trả nợ, kế toán căn
cứ vào số tiền khách hàng trả hạch toán ghi xuất tài khoản ngoại bảng 971xxx,
đồng thời ghi:
|
Nợ: TK Tiền mặt
Có: TK Thu nhập bất thường hoặc TK khác thích
hợp
|
C/ Kế toán chuyển vốn trong nội bộ hệ thống
NHCSXH
1- Tại Hội sở chính
Căn cứ lệnh điều vốn, kế toán lập chứng từ
chuyển tiền đi các chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, và ghi:
|
Nợ: TK519101 (hoặc TK519109) - Điều chuyển vốn
giữa Hội sở chính và tỉnh, thành phố
Có: TK Tiền gửi tại NHNN hoặc tài khoản khác
thích hợp
|
Khi nhận vốn do các tỉnh điều về, kế toán căn cứ
giấy báo Có, lập phiếu và ghi:
|
Nợ: Tiền gửi tại NHNN hoặc tài khoản khác
thích hợp
Có: TK519101 (hoặc TK519109) - Điều chuyển vốn
giữa Hội sở chính
Với NHCSXH cấp tỉnh
|
2- Tại chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh
- Khi nhận vốn do Hội sở chính điều về, kế toán
căn cứ vào giấy báo có, lập phiếu và ghi:
|
Nợ: Tiền gửi tại NHNN hoặc tài khoản khác
thích hợp
Có: TK519101 (hoặc TK519109)- Điều chuyển vốn
giữa Hội sở chính
Với
NHCSXH cấp tỉnh
|
- Khi chuyển trả vốn về Hội sở chính, kế toán
lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK519101 (hoặc TK519109) - Điều chuyển vốn
giữa Hội sở chính với NHCSXH cấp tỉnh
Có: TK Tiền gửi tại NHNN hoặc tài khoản khác
thích hợp
|
- Khi chuyển vốn xuống huyện (Phòng giao dịch
cấp huyện), kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK519151 (hoặc TK519159)- Điều chuyển vốn
giữa NHCSXH tỉnh, thành phố với NHCSXH huyện (Phòng giao dịch cấp huyện)
Có: TK Tiền gửi tại NHNN hoặc tài khoản khác
thích hợp
|
- Khi nhận vốn do NHCSXH huyện (Phòng giao dịch
cấp huyện) chuyển về, kế toán NHCSXH cấp tỉnh ghi:
|
Nợ: TK Tiền gửi tại NHNN hoặc tài khoản khác
thích hợp
Có: TK519151 (hoặc TK519159)- Điều chuyển vốn
giữa tỉnh với huyện (Phòng giao dịch cấp huyện)
|
3- Tại Phòng giao dịch cấp huyện
- Khi nhận vốn điều chuyển từ NHCSXH cấp tỉnh
chuyển về, kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tiền gửi tại NHNo hoặc tài khoản khác
thích hợp
Có: TK519151 (hoặc TK519159) - Điều chuyển vốn
giữa tỉnh với huyện (Phòng giao dịch cấp huyện)
|
- Khi điều chuyển vốn về NHCSXH cấp tỉnh, kế
toán Phòng giao dịch cấp huyện ghi:
|
Nợ: TK519151 (hoặc TK519159)- Điều chuyển vốn
giữa tỉnh với huyện (Phòng giao dịch cấp huyện)
Có: TK Tiền gửi tại NHNo hoặc tài khoản khác
thích hợp
|
D/ Kế toán tài sản (áp dụng chung cho NHCSXH
các cấp)
1. Mua sắm công cụ lao động
Căn cứ vào thông báo phê duyệt dự toán mua sắm
công cụ lao động của Tổng giám đốc NHCSXH, các đơn vị tổ chức mua sắm tài sản
theo dự toán được duyệt. Việc mua sắm công cụ lao động phải có hóa đơn, chứng
từ hợp lệ. Căn cứ hóa đơn mua hàng, kế toán lập phiếu hạch toán:
|
Nợ: TK 311001- Công cụ lao động đang dùng
Có: TK thích hợp
|
Đồng thời, căn cứ tỷ lệ phân bổ giá trị công cụ
lao động vào chi phí (do Hội sở chính thông báo hàng năm), kế toán lập phiếu
ghi:
|
Nợ: TK 864001- Mua sắm công cụ lao động/ Số
tiền
Có: TK 312001- Giá trị công cụ lao động đang
dùng phân bổ đã ghi vào chi phí trong kỳ
|
2. Mua sắm tài sản cố định
Căn cứ dự toán kế hoạch mua sắm tài sản cố định
đã được Tổng giám đốc NHCSXH phê duyệt, đơn vị tổ chức việc mua sắm tài sản cố
định theo đúng quy trình mua sắm, chủng loại và giá cả đã được duyệt. Kế toán
căn cứ vào bộ chứng từ mua sắm, ghi:
|
Nợ: TK Mua sắm tài sản cố định
Có: TK Tiền gửi tại ngân hàng hoặc TK khác
thích hợp
|
Đồng thời gửi hồ sơ mua sắm tài sản cố định về
Hội sở chính kèm tờ trình phê duyệt mua sắm tài sản cố định.
Căn cứ thông báo phê duyệt mua sắm tài sản cố
định của Tổng giám đốc, kế toán lập phiếu hạch toán nhập tài sản như sau:
|
Nợ: TK 30xxxx- Tài sản cố định
Có: TK 321001- Mua sắm TSCĐ
|
Kế toán lập thẻ TSCĐ và thực hiện trích khấu hao
TSCĐ theo quy định tại QĐ 166/TT-BTC ngày 19/11/1999 của Bộ Tài chính về ban
hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. (áp dụng theo mức tối
thiểu thời gian sử dụng (năm)).
3. TSCĐ được cấp, được biếu tặng
3.1. Trường hợp các đơn vị nhận trực tiếp TSCĐ
được các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước cấp hay biếu tặng bằng hiện vật
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ được cấp hay
được biếu tặng, các đơn vị ghi tăng TSCĐ và tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB), mua sắm TSCĐ tại đơn vị như sau:
|
Nợ: TK 301xxx - TSCĐ hữu hình
Có: TK 602001 - Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ
|
3.2. Trường hợp các đơn vị mua sắm TSCĐ bằng
nguồn vốn do các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước cấp hoặc biếu tặng (gọi
tắt là đơn vị tài trợ).
Khi nhận vốn do đơn vị tài trợ chuyển sang, kế
toán căn cứ vào chứng từ báo Có để lập phiếu hạch toán:
|
Nợ: TK thích hợp
Có: TK 602001 - Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ
|
Khi thực hiện mua sắm TSCĐ:
Căn cứ số vốn được tài trợ, đơn vị tổ chức việc
mua sắm TSCĐ theo đúng quy trình mua sắm, chủng loại và giá cả đã được duyệt. Kế
toán căn cứ vào bộ chứng từ mua sắm, ghi:
|
Nợ: TK Mua sắm TSCĐ
Có: TK Tiền gửi tại ngân hàng hoặc TK khác
thích hợp
|
Đồng thời gửi hồ sơ mua sắm TSCĐ sang đơn vị tài
trợ duyệt (nếu đơn vị tài trợ có yêu cầu).
Căn cứ thông báo phê duyệt quyết toán mua sắm
TSCĐ của đơn vị tài trợ, kế toán lập phiếu hạch toán nhập tài sản như sau:
|
Nợ: TK 30xxxx- Tài sản cố định
Có: TK 321001- Mua sắm TSCĐ
|
Việc quản lý và trích khấu hao các TSCĐ này áp
dụng như trường hợp TSCĐ mua sắm tại điểm 2 ở trên.
4. Xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố
định
4.1. Tạm ứng xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài
sản cố định
Căn cứ vào hồ sơ công trình đã được Tổng giám
đốc phê duyệt, Giám đốc chi nhánh tổ chức thi công và tạm ứng vốn cho đơn vị
thi công theo khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu (tối đa 50% giá trị hợp
đồng thi công). Khi ứng vốn cho đơn vị thi công, kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK 323001- Công trình sửa chữa lớn
Có: TK Tiền gửi của khách hàng hoặc TK khác
thích hợp
|
4.2. Thanh toán vốn xây dựng cơ bản và sửa chữa
lớn tài sản cố định:
Căn cứ quyết định phê duyệt quyết toán khối
lượng xây dựng cơ bản và sửa chữa tài sản cố định hoàn thành, kế toán thanh
toán phần vốn còn lại của công trình cho đơn vị thi công và hạch toán:
|
Nợ: TK 322101- Công trình xây dựng cơ bản
Nợ: TK 323001- Công trình sửa chữa lớn
Có: TK Tiền gửi của khách hàng hoặc TK khác
thích hợp
|
Đồng thời, hạch toán nhập tài sản - nếu là công
trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tư hoặc nâng cấp TSCĐ. Căn cứ vào
thông báo của Hội sở chính, Kế toán mở thẻ tài sản cố định và ghi:
|
Nợ: TK 30xxxx- Tài sản cố định
Có: TK 322101- Chi phí công trình.
|
Hoặc phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản cố
định vào chi phí- nếu là công trình sửa chữa tài sản cố định. Căn cứ vào thông
báo của Hội sở chính, Kế toán ghi:
|
Nợ: TK 862001 - Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài
sản cố định
Có: TK 323001 - Sửa chữa chữa lớn TSCĐ.
|
5. Hạch toán trích khấu hao TSCĐ
Định kỳ, căn cứ vào”Bảng kê trích khấu hao
TSCĐ”, các đơn vị NHCSXH lập chứng từ, hạch toán:
|
Nợ: TK 861001 - Khấu hao cơ bản tài sản cố
định
Có: TK 305xxx - Hao mòn TSCĐ
|
6. Hạch toán tài sản thuê ngoài
- Khi nhận các tài sản thuê ngoài mang về sử
dụng, kế toán căn cứ biên bản giao nhận tài sản đó để lập phiếu ghi:
Nhập TK ngoại bảng 993001 - Tài sản thuê ngoài
(Theo giá trị của tài sản đó)
- Khi thanh toán tiền thuê tài sản cho người chủ
sở hữu, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê, hóa đơn, chứng từ hợp lệ để hạch toán:
|
Nợ: TK 866001- Chi thuê tài
sản
Có: TK Tiền gửi của khách hàng hoặc TK khác
thích hợp
|
- Khi trả lại tài sản cho người chủ sở hữu, kế
toán căn cứ biên bản giao nhận tài sản, lập phiếu ghi:
Xuất TK ngoại bảng 993001- Tài sản thuê ngoài.
E/ Hạch toán thu nhập, chi phí:
1. Hạch toán thu nhập
1.1. Thu lãi cho vay
1.1.1- Nguyên tắc tính lãi
- Nếu khoản vay đó có quyết định khoanh nợ của
cấp có thẩm quyền thì không tính và thu lãi cho vay trong thời gian được khoanh
(kể từ ngày được khoanh đến hết thời hạn khoanh hoặc đến khi khoản tiền vay tất
toán (nếu tất toán trước thời hạn được khoanh).
- Nếu người đứng tên trên sổ vay vốn bị chết,
hay bị tòa án tuyên bố là mất tích, đó chết mà không có người thừa kế trả nợ
thay thì ngừng tính lãi cho vay kể từ ngày chính quyền địa phương nơi khách
hàng cư trú xác nhận khách hàng vay chết hoặc kể từ ngày quyết định của tòa án
tuyên bố khách hàng vay mất tích, đó chết có hiệu lực.
- Trường hợp khách hàng vay còn số dư nợ quá hạn
thì ngân hàng thu gốc trước và tận thu lãi khi khách hàng có tiền.
1.1.2- Phương pháp tính lãi
- Lãi được tính theo các yếu tố sau:
+ Lãi suất: Căn cứ mức lãi suất cụ thể ghi trong
Sổ vay vốn
+ Số tiền: Số tiền gốc thực tế khách hàng nợ
ngân hàng;
+ Số ngày tính lãi: Được tính từ ngày vay đến
ngày trả nhưng không tính ngày trả.
- NHCSXH thực hiện tính lãi tiền vay theo phương
pháp tích số. Công thức tính:
Số tiền lãi
|
=
|
Tổng tích số
tính lãi trong kỳ
|
x
|
Lãi suất tháng (năm)
|
30 (360 ngày)
|
Trong đó:
Tổng
tích số tính lãi trong kỳ= Σ (Số dư nợ TK tiền vay x Số ngày)
Riêng đối với số dư nợ cho vay
hộ nghèo có áp dụng hình thức thu lãi theo tháng (hàng tháng): Chi nhánh có thể
tính và thu lãi theo món. Công thức tính là:
|
|
Dư nợ tài khoản
tiền vay
|
|
Thời gian tính lãi (tháng)
|
|
Lãi suất (tháng)
|
Số tiền lãi
|
=
|
x
|
x
|
|
|
|
|
1.1.3- Tính lãi nợ quá hạn
- Thời điểm chuyển sang nợ quá
hạn: Tính từ ngày tiếp theo ngay sau ngày đến kỳ hạn trả nợ (nếu không được gia
hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ) như đó ghi trong hợp đồng tín dụng (khế ước,
Sổ vay vốn,…);
- Lãi suất nợ quá hạn thực hiện
theo quy định cụ thể đối với từng đối tượng vay vốn (được ghi trong hợp đồng
tín dụng hoặc khế ước hoặc Sổ vay vốn,...)
- Số tiền nợ quá hạn: Là số dư
trên TK nợ quá hạn.
1.1.4- Hạch toán kế toán
Căn cứ số tiền lãi khách hàng
thực trả hoặc số tiền lãi các đơn vị nhận ủy thác cho vay thu được (Nộp vào TK
Tìền gửi của NHCSXH), kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tiền mặt hoặc TK khác thích hợp
Có: TK 701xxx - Thu lãi cho
vay
|
1.2. Thu cấp bù từ Ngân sách Nhà nước
Căn cứ số tiền cấp bù được Ngân sách Nhà nước
thực cấp trong năm, kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ:TK Tiền gửi tại NHNN hoặc TK khác thích hợp
Có: TK 709001 - Thu cấp bù từ Ngân sách Nhà
nước
|
1.3. Thu lãi tiền gửi
Căn cứ số tiền các tổ chức tín dụng, Ngân hàng
Nhà nước... trả lãi tiền gửi cho NHCSXH, kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tiền gửi hoặc TK khác thích hợp
Có: TK 711001- Thu lãi tiền gửi
|
1.4. Các khoản thu khác về dịch vụ thanh toán,
dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ngoại hối, thu bất thường,...
Khi có phát sinh các khoản thu này, kế toán lập
phiếu ghi:
|
Nợ: TK Tiền gửi hoặc TK Tiền mặt...
Có: TK 70xxxx, 71xxxx, 72xxxx hoặc 79xxxx
|
2. Hạch toán chi phí
2.1. Chi trả lãi tiền gửi
- Trả lãi tiền gửi các đơn vị, tổ chức kinh tế,
cá nhân... Kế toán ghi:
|
Nợ: TK 801001 - Trả lãi tiền gửi các đơn vị,
tổ chức kinh tế...
Có:TK Tiền gửi khách hàng hoặc TK Tiền mặt
hoặc TK khác thích hợp
|
- Trả lãi tiền gửi tiết kiệm:
Kế toán hạch toán:
|
Nợ: TK 801002- Trả lãi tiền gửi tiết kiệm
Có: TK Tiền mặt hoặc TK khác thích hợp
|
2.2. Chi trả lãi tiền vay, trả lãi đơn vị góp vốn
NHCSXH trả lãi cho bên cho vay, bên góp vốn theo
hợp đồng đã ký. Số vốn trả lãi là số vốn thực nhận hiện đang hạch toán trên tài
khoản của NHCSXH. Căn cứ vào kết quả tính lãi, kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK 802001 - Trả lãi tiền vay
Có: TK Tiền gửi khách hàng hoặc TK khác thích
hợp
|
2.3. Chi trả phí ủy thác cho vay
Định kỳ, các chi nhánh thực hiện tính và trả phí
ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức đoàn thể xã hội theo mức phí đã thỏa
thuận và số dư nợ có thu được lãi trong kỳ.
Công thức tính phí ủy thác cho vay như sau:
Số phí ủy thác
phải trả trong kỳ
|
=
|
Số dư nợ có thu
được lãi trong kỳ
|
x
|
Mức phí ủy thác
|
Trong đó:
Dư nợ có thu được lãi
|
=
|
Tổng số lãi
thực thu trong kỳ
|
Lãi suất cho vay
|
- Mức phí ủy thác: Thực hiện theo hợp đồng ủy
thác đã ký với đơn vị nhận ủy thác
Căn cứ số phí tính được, kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK 829001 - Chi trả phí ủy thác cho vay
Có: TK Tiền gửi đơn vị nhận ủy thác hoặc TK
khác thích hợp
|
TK 829001 - mở tiểu khoản chi tiết theo từng đơn
vị nhận ủy thác cho vay của NHCSXH
2.4. Chi trả hoa hồng cho tổ nhóm vay vốn:
Việc chi trả có thể thực hiện theo định kỳ hoặc
từng lần (khi tổ vay vốn mang tiền đến nộp Ngân hàng.)
Số tiền hoa hồng NHCSXH trả cho các tổ nhóm vay
vốn được xác định theo số dư nợ có thu được lãi và mức hoa hồng cho tổ nhóm
được hưởng.
Công thức tính hoa hồng trả cho tổ nhóm được xác
định như sau:
Số hoa hồng trả
tổ nhóm
|
=
|
Dư nợ có thu
được lãi
|
x
|
Mức hoa hồng
|
Trong đó:
Dư nợ có thu được lãi
|
=
|
Tổng số lãi thu
được trong kỳ
|
Lãi suất cho vay
|
Mức hoa hồng: Thực hiện theo quy định tại quy
chế tổ vay vốn
Khi trả hoa hồng cho tổ nhóm vay vốn, Kế toán
lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK 829003 - Chi hoa hồng tổ vay vốn
Có: TK Tiền mặt hoặc TK khác thích hợp
|
2.5. Các khoản chi phí khác (nếu có)
Đối với các khoản chi hợp lệ, hợp pháp khác nếu
có phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ hợp lệ, Kế toán lập phiếu ghi:
|
Nợ: TK Chi phí thích hợp
Có: TK thích hợp
|
G- Công việc cuối ngày, cuối tháng, cuối năm:
1/ Cuối ngày, các đơn vị thực hiện khóa sổ, đóng
Nhật ký chứng từ và lập cân đối cuối ngày. Trình tự khóa sổ lập cân đối cuối
ngày, đóng Nhật ký chứng từ, đối chiếu, kiểm soát... thực hiện theo các văn bản
hướng dẫn của NHCSXH.
2/ Cuối tháng, các đơn vị thực hiện khóa sổ và
lập Bảng cân đối tài khoản kế toán gửi về NHCSXH cấp trên và Ngân hàng Nhà nước
cùng cấp (nếu có).
3/ Cuối năm, vào ngày 31/12 hàng năm, các đơn vị
thực hiện quyết toán cuối năm và báo cáo về NHCSXH cấp trên theo hướng dẫn cụ
thể hàng năm của Tổng Giám đốc NHCSXH.
Trên đây là hướng dẫn về kế toán một số nghiệp
vụ chủ yếu trong hệ thống NHCSXH. Quá trình thực hiện có vướng mắc, báo cáo về
Hội sở chính để xem xét giải quyết.
Nơi gửi:
- SGD, các Chi nhánh, PGD (để thực
hiện)
- HĐQT (để báo cáo)
- TGĐ và các Phó TGĐ
- Các phòng nghiệp vụ tại Hội sở chính
- Lưu VP-HSC, Phòng KT&QLTC
|
NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỔNG GIÁM ĐỐC
Hà Thị Hạnh
|