NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/CT-NHNN
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 03 năm 2015
|
CHỈ THỊ
THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH NGÀNH NGÂN HÀNG
Thực hiện Thông tư số 197/2014/TT-BQP
ngày 30/12/2014 của Bộ Quốc phòng quy định
việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở bộ, ngành và địa phương.
Nhằm tổ chức triển khai, thực hiện tốt
nhiệm vụ quốc phòng an ninh (QPAN) của ngành Ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước yêu cầu Ban Chỉ huy quân sự, chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban Chỉ
huy quân sự) tham mưu cho cấp ủy, thủ trưởng đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện
các nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức quán
triệt, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
công tác quốc phòng an ninh
Chỉ đạo và tổ chức quán triệt, tuyên
truyền, phổ biến cho công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn
vị nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về công tác quốc phòng theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XI của Đảng;
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới”. Trong đó, cần chú trọng quán triệt nội dung các văn bản: Luật Quốc phòng
số 39/2005/QH11; Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12; Luật Giáo dục quốc phòng
an ninh số 30/2013/QH13; Luật nghĩa vụ quân sự số 43/2005/QH11; Pháp lệnh về lực
lượng dự bị động viên ngày 27/8/1996; Nghị định số 152/2007/NĐ-CP; Nghị định số
58/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BNV-BTC,
Thông tư số 85/2010/TT-BQP , Thông tư số 90/2010/TT-BQP, Thông tư số
197/2014/TT-BQP và các văn bản có liên quan của cơ quan quản lý để triển khai,
thực hiện phù hợp với điều kiện của đơn vị.
2. Công tác giáo
dục quốc phòng và an ninh
Triển khai thực hiện Chỉ thị số
12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác giáo dục QPAN trong tình hình mới; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày
09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo Kế hoạch số 02/KH-HĐGDQPANTW ngày 06/01/2015 của
Hội đồng Giáo dục QPAN Trung ương về công tác giáo dục QPAN giai đoạn 2015-2020
và các văn bản chỉ đạo có liên quan, cụ thể:
a. Tích cực phối hợp với Hội đồng giáo dục QPAN, cơ quan quân sự địa phương
triển khai đồng bộ Đề án tuyên truyền, phổ
biến Luật giáo dục QPAN, đổi mới phương pháp tuyên truyền với nội dung phong
phú, hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về QPAN của cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động.
b. Thực hiện rà soát và cử cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động (thuộc các đối tượng 2, 3 và 4) tham dự
các lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng theo
đúng quy chế phân cấp quản lý cán bộ trong Ngành.
c. Học viện Ngân hàng và Trường Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp, nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục QPAN cho sinh viên. Thực hiện môn học
giáo dục QPAN trong chương trình giảng dạy của trường.
3. Xây dựng lực
lượng tự vệ và thực hiện công tác động viên, tuyển chọn thanh niên nhập ngũ
a. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp
với cơ quan quân sự địa phương tiếp tục củng cố và kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự
các cấp; xây dựng lực lượng dự bị động viên, lực lượng tự vệ, tổ chức hoạt động của lực lượng tự vệ theo đúng
quy định của pháp luật.
b. Tham gia đầy đủ, tích cực các buổi
họp giao ban, tập huấn do cơ quan quân sự địa phương triệu tập để nắm vững,
nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy quân
sự và đội ngũ cán bộ làm công tác QPAN. Tích cực tham gia các chương trình huấn
luyện tự vệ, hội thi, hội thao quốc phòng do cơ quan quân sự địa phương tổ chức;
bảo đảm đơn vị thực hiện và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
c. Triển khai thực hiện việc quản lý,
sử dụng trang phục dân quân tự vệ theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng và mục đích sử dụng đã được quy định tại Thông tư số
04/2015/TT-BQP ngày 13/01/2015 và Thông tư số 193/TT/BQP ngày 26/12/2014 của Bộ
Quốc phòng.
d. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập
huấn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác QPAN của đơn vị; coi trọng chất lượng
về chính trị của lực lượng dân quân tự vệ, nhất là các đơn vị ở địa bàn trọng
điểm về QPAN.
e. Ban Chỉ huy quân sự các đơn vị phải
thường xuyên chú trọng hiệp đồng với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực
lượng để: (i) Nắm chắc tình hình trên địa bàn, cơ quan đơn vị nhằm chủ động củng
cố, bổ sung phương án xử lý các tình huống như: bạo loạn, chống khủng bố; bảo vệ
cơ quan; phòng, chống, khắc phục bão, lũ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn...; (ii) Tổ
chức huấn luyện cho lực lượng tự vệ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động theo các phương án, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, đảm
bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của cơ quan, đơn vị và khu vực.
f. Các đơn vị thực hiện nghiêm các
quy định về tổ chức biên chế cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn
luyện; công tác đăng ký, quản lý công chức, viên chức và người lao động trong độ
tuổi nhập ngũ; công chức, viên chức và người lao động làm nghĩa vụ dân quân tự
vệ, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện đảm bảo đúng, đủ chỉ tiêu theo quy định.
g. Nắm chắc nguồn quân nhân dự bị, phối
hợp với cơ quan quân sự địa phương tổ chức sắp xếp, bổ nhiệm quân nhân dự bị;
có kế hoạch dự trữ, bổ sung và huy động vật tư, trang thiết bị, phương tiện kỹ
thuật và các nguồn lực khác, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ động viên quốc phòng.
4. Kết hợp thực
hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng
cố quốc phòng an ninh
a. Gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị, phát triển kinh tế với nhiệm vụ đảm bảo QPAN trong quá trình xây dựng,
hoàn thiện cơ chế, chính sách và hoạt động đầu tư tín dụng đối với các ngành,
lĩnh vực, khu vực kinh tế, nhất là những địa bàn trọng điểm về QPAN.
b. Tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch
bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh (Kế
hoạch B) theo Chỉ thị số 12/2008/CT-TTg ngày 26/3/2008 của Thủ tướng
Chính phủ; triển khai thực hiện tốt việc xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc theo tinh thần của Nghị định số
152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
c. Tham gia xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện theo
quy định của pháp luật (Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23/02/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực
phòng thủ và Quyết định số 17/2012/QĐ-TTg ngày 26/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về quy chế hoạt động của các lực lượng trong khu vực phòng thủ).
5. Công tác quản
lý về quốc phòng an ninh
a. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bảo
đảm kinh phí cho công tác huấn luyện và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ,
dự bị động viên đúng nguyên tắc, hiệu quả và tiết kiệm.
b. Hàng năm, Ban Chỉ huy quân sự Ngân
hàng Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra công
tác quốc phòng, quân sự, giáo dục QPAN,
dân quân tự vệ tại các đơn vị trong Ngành; Trình Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy
quân sự Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và tổ chức
thực hiện.
c. Thực hiện nghiêm túc chế độ giao
ban, báo cáo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, công tác dân quân
tự vệ, giáo dục QPAN theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BQP ngày 06/4/2005 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng.
Xây dựng báo cáo công tác QPAN gửi cơ
quan quân sự địa phương và Ban Chỉ huy quân sự Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Tổ chức
cán bộ) để nắm tình hình và tổng hợp báo cáo Thống đốc và Cơ quan thường trực của
Bộ Quốc phòng. Đồng thời, thực hiện các báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Quốc
phòng và của Ban Chỉ huy quân sự Ngân hàng Nhà nước. Thời hạn gửi báo cáo: Báo
cáo 6 tháng gửi trước ngày 20/5; báo cáo năm gửi trước ngày 20/11
(đính kèm Đề cương báo cáo).
d. Giao Vụ Tổ chức cán bộ theo dõi,
đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, định kỳ tổng hợp tình hình triển khai và kết quả thực hiện báo cáo Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước.
Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị khẩn
trương quán triệt và tổ chức thực hiện thêm Chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Đảng ủy Cơ quan NHTW;
- Các đơn vị thuộc NHNN;
- Các NHTM Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội VN;
- Ngân hàng Hợp tác xã VN;
- Bảo hiểm Tiền gửi VN;
- Nhà máy In tiền Quốc gia;
- Cục Dân quân tự vệ (để b/c);
- Lưu VP, TCCB.
|
THỐNG ĐỐC
Nguyễn Văn Bình
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH NGÀNH NGÂN HÀNG
(đính kèm theo Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 24/03/2015)
Phần I. Đặc điểm
tình hình
Nêu những đặc điểm chủ yếu có liên
quan trực tiếp đến việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quốc
phòng an ninh của cơ quan, đơn vị, như: Thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc
thực hiện công tác quốc phòng an ninh của cơ quan, đơn vị.
Phần II. Các hoạt
động và kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh
1. Việc tổ
chức học tập, phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về công tác quốc phòng an ninh do cấp ủy đảng và thủ trưởng đơn vị
thực hiện.
2. Công
tác chỉ đạo của cấp ủy và thủ trưởng đơn vị trong công tác quốc phòng an ninh
- Việc ra các thông báo, văn bản chỉ
đạo; Ban hành nội quy, quy chế về phòng, chống tội phạm; bảo vệ cơ quan; phòng,
chống, khắc phục bão, lũ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.... Việc lồng ghép nội dung
công tác quốc phòng an ninh trong các cuộc họp giao ban; việc bổ sung, kiện
toàn Ban chỉ huy quân sự, lực lượng tự vệ cơ quan (có danh sách trích ngang
và tình hình biến động về nhân sự của BCH quân sự)...;
- Các hoạt động tham mưu, đề xuất của
Ban chỉ huy quân sự cho cấp ủy và thủ trưởng đơn vị.
3. Công
tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh
- Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng theo Kế hoạch số 02/KH-HĐGDQPANTW ngày 06/01/2015 của Hội đồng Giáo dục
QPAN Trung ương về công tác giáo dục QPAN giai đoạn 2015-2020 và các văn bản chỉ
đạo có liên quan.
- Việc tổ chức, cử cán bộ thuộc đối
tượng 2 tham dự các khóa học do Trường bồi dưỡng quân sự các Quân khu tổ chức (có
số liệu cụ thể);
- Việc phối hợp với cơ quan quân sự địa
phương triển khai bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho công chức, viên chức
thuộc đối tượng 3, 4, nhất là lực lượng tự vệ cơ quan (có số liệu cụ thể);
4. Việc chăm
lo, xây dựng lực lượng tự vệ cơ quan
- Rà soát, bổ sung danh sách CBCC vào
lực lượng tự vệ (có số liệu cụ thể);
- Rà soát, thay thế bổ sung các trang
thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác phòng chống tội phạm; bảo vệ cơ
quan; phòng, chống, khắc phục bão, lũ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn...;
- Công tác phối hợp với các cơ quan
quân sự, công an PCCC địa phương trong việc bồi dưỡng kiến thức, huấn luyện
theo kịch bản khi đối mặt với các tình huống cháy, nổ, bão lụt; phương án cứu
người, cứu tài sản... và các biện pháp phòng, chống tội phạm;
- Các hoạt động giao ban, thông báo,
trao đổi thông tin giữa đơn vị với cơ quan quân sự, cơ quan bảo vệ pháp luật địa
phương đánh giá về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... và
phương án phối hợp khi có tình huống;
- Kế hoạch bảo vệ, đảm bảo an ninh an
toàn cơ quan trong các ngày nghỉ, ngày lễ, tết; công tác phối hợp với các lực
lượng địa phương tham gia giữ gìn an toàn trật tự những ngày lễ, sự kiện lớn được
tổ chức tại địa phương;
- Thực hiện chính sách đối với lực lượng
tự vệ cơ quan: Phụ cấp trách nhiệm, bồi dưỡng huấn luyện, trang phục...;
5. Công
tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa
phương và cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng khu vực phòng thủ theo tinh thần
Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
6. Công
tác rà soát, thống kê các nguồn lực có thể sẵn sàng động viên theo Kế hoạch B: trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật,
nhân sự...
7. Công tác
lưu giữ hồ sơ, tài liệu về công tác quốc phòng an ninh tại đơn vị.
Phần III. Đánh
giá chung về ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện
công tác quốc phòng an ninh
- Những ưu điểm;
- Tồn tại, khuyết điểm;
- Nguyên nhân chính.
Phần IV. Kiến
nghị đề xuất của đơn vị
1. Những
bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức, triển khai thực hiện các Chỉ thị,
Nghị quyết, các quy định của Nhà nước và văn bản hướng dẫn về nhiệm vụ quốc
phòng an ninh;
2. Những
khó khăn, vướng mắc và tồn tại tại đơn vị về công tác quốc phòng an ninh;
3. Đề xuất
với cơ quan quân sự địa phương và chính sách chung của ngành Ngân hàng để thực
hiện tốt công tác quốc phòng an ninh.