|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
04/2004/CT-NHNN
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Ngân hàng Nhà nước
|
|
Người ký:
|
Lê Đức Thuý
|
Ngày ban hành:
|
01/04/2004
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
04/2004/CT-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2004
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT NHẰM ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG AN TOÀN - HIỆU QUẢ - BỀN VỮNG
Trong thời gian qua, các tổ chức
tín dụng đã có những giải pháp thiết thực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng
và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng còn
tiềm ẩn rủi ro, có những biểu hiện trở lại tình trạng bao cấp, nợ xấu vẫn tiếp
tục phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc chấp hành quy chế
cho vay, quy định kiểm tra giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng chưa đầy đủ.
Nhiều tổ chức tín dụng chưa đảm bảo được một số chỉ tiêu an toàn tín dụng trong
hoạt động, đặc biệt vấn đề cung cầu trên thị trường tín dụng chưa được tổ chức
tín dụng quan tâm đúng mức.
Để giảm thiểu những rủi ro trong
hoạt động tín dụng ngân hàng, không ngừng nâng cao tính an toàn - hiệu quả - bền
vững trong hoạt động tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện các nội dung sau:
I. ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Thực hiện đầy đủ và nghiêm
túc các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Từng
tổ chức tín dụng rà soát lại việc hướng dẫn thực hiện các quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đối với từng hình thức cấp tín dụng để kịp thời bổ sung,
sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng, đồng thời đảm bảo
tuân thủ các quy định của pháp luật, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động tín
dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
2. Có biện pháp triển khai thực
hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc nâng cao chất
lượng tín dụng theo nội dung Chỉ thị số 08/2003/CT-NHNN ngày 24/12/2003 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành
kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước. Các tổ chức tín dụng bám sát quy định tại Quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng để hướng dẫn các đơn vị thuộc hệ thống thực hiện
xem xét cho vay theo nguyên tắc chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực
tế của mình, nhưng phải đảm bảo an toàn và đủ căn cứ pháp lý để xử lý khi có
tranh chấp. Khi xem xét cấp tín dụng cho các dự án, phương án cần lưu ý hiệu quả
sử dụng vốn vay, cụ thể:
3.1. Chủ động tiếp cận chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt; đường lối, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước
trong từng thời kỳ, để phân tích, đánh giá và xác định nhu cầu vốn, trong đó có
vốn tín dụng ngân hàng để xác định định hướng cho hoạt động cấp tín dụng, xác định
hạn mức tín dụng cho từng mặt hàng, ngành hàng hoặc lĩnh vực đầu tư để đảm bảo
an toàn và phân tán rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở định hướng cấp tín dụng
đã được xác định, các tổ chức tín dụng cần phối hợp để lựa chọn các dự án đầu
tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao để cấp tín dụng; đặc biệt là
đối với các dự án sử dụng vốn lớn, có nhu cầu đồng tài trợ của nhiều tổ chức
tín dụng.
3.2. Đối với phần vốn các ngân
hàng thương mại đầu tư thuộc các dự án có sự tham gia cho vay của các tổ chức
không phải là tổ chức tín dụng: các ngân hàng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn
đầu tư, thu hồi đủ vốn, thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật về cho
vay, bảo đảm tiền vay, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn, giảm thiểu rủi ro
kỳ hạn.
3.3. Các tổ chức tín dụng thực
hiện đúng quy định về cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng, không
để xảy ra tình trạng một khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng nhưng không
có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro.
4. Tuân thủ các quy định về bảo
đảm an toàn liên quan đến hoạt động tín dụng, tự chịu trách nhiệm về sự an toàn
và hiệu quả của hoạt động tín dụng:
4.1. Tổ chức tín dụng phải chủ động
xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhằm vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động
chung, vừa bảo đảm cơ cấu nguồn vốn - sử dụng vốn hợp lý về kỳ hạn trong hoạt động
tín dụng. Thực hiện giám sát và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định
về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn.
4.2. Thực hiện phân loại tài sản
Có theo mức độ rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, chủ động
xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng theo quy định hiện
hành. Không để nợ nần dây dưa kéo dài làm giảm chất lượng tín dụng.
4.3. Có biện pháp tích cực nhằm
chủ động nâng cao tỷ lệ an toàn vốn. Đối với các tổ chức tín dụng chưa đạt tỷ lệ
an toàn vốn 8% phải có giải pháp cụ thể phấn đấu đưa tỷ lệ vốn tự có trên tài sản
có rủi ro đạt và vượt mức 8%.
4.4. Chấp hành nghiêm chỉnh quy
định về giới hạn cho vay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng, chủ động đề
xuất các giải pháp nhằm vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng, vừa
đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả của hoạt động tín dụng.
4.5. Chấp hành nghiêm túc quy định
về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn
của Ngân hàng Nhà nước. Chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn vốn tín dụng đặc
biệt là trong các trường hợp cho vay không có bảo đảm hoặc cho vay đảm bảo bằng
tài sản hình thành từ vốn vay.
5. Thực hiện rà soát, đánh giá,
phân loại nợ theo nguyên nhân khó thu hồi để có biện pháp quản lý, giám sát và
xử lý nợ thích hợp nhằm giảm thiểu nợ gia hạn, nợ quá hạn:
5.1. Tiến hành phân loại, đánh
giá khả năng thu hồi của toàn bộ các khoản nợ đã gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn và
nợ quá hạn. Trên cơ sở đó tập trung cán bộ để thu nợ, không để tình trạng nợ nần
kéo dài, khách hàng có khả năng mà không tận thu để trả nợ ngân hàng; áp dụng
các biện pháp để tận thu kể cả việc trích tài khoản tiền gửi để thu nợ. Kiên
quyết không để nợ quá hạn mới phát sinh do nguyên nhân chủ quan.
5.2. Đối với các khoản nợ do
khách hàng cố tình chây ỳ, có khả năng tài chính, có tài sản nhưng không trả nợ
ngân hàng:
a. Tiến hành các thủ tục khởi kiện
khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, theo quy định của pháp luật;
b. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan
thi hành án tại địa phương để thu hồi nợ. Trường hợp tổ chức tín dụng đang quản
lý tài sản nhưng chưa phát mại thì hoàn chỉnh hồ sơ, giấy tờ để có thể bán thu
hồi nợ.
c. Tổng hợp báo cáo Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước kết quả xử lý nợ chây ỳ theo định kỳ 6 tháng một lần.
6. Tăng cường sự phối hợp, kết hợp
giữa các bộ phận trong một tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng trong
hoạt động tín dụng để kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành quy trình cấp tín dụng,
đảm bảo theo dõi chặt chẽ các khoản vay từ lúc mới phát sinh đến khi thu hồi hết
nợ vay.
II. ĐỐI VỚI
CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Các đơn vị tại trụ sở Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam
1.1. Trong phạm vi chức năng nhiệm
vụ của mình, các đơn vị tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ quản lý giám sát của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức
tín dụng để sớm phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc, kiến nghị của tổ
chức tín dụng và các đơn vị liên quan, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động
tín dụng theo nguyên tắc bảo đảm an toàn - hiệu quả - bền vững, nâng cao vai
trò quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.2. Trung tâm thông tin tín dụng
phải có biện pháp cụ thể để tăng cường tổ chức và bộ máy cả về năng lực trình độ
và nghiệp vụ chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng thông tin khách hàng
cung cấp cho các tổ chức tín dụng, quy định cụ thể chặt chẽ việc phối hợp cung
cấp, sử dụng, khai thác thông tin giữa Trung tâm thông tin tín dụng với các tổ
chức tín dụng, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng thông tin đánh giá khách
hàng cả về quy mô số lượng khách hàng và nội dung thông tin cung cấp.
1.3. Vụ Các ngân hàng nghiên cứu
trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mở rộng đối tượng xử lý nợ bằng nguồn
dự phòng rủi ro theo hướng mở rộng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức
tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động xử lý các khoản nợ tồn
đọng do nguyên nhân khách quan không còn khả năng thu hồi, không thuộc đối tượng,
phạm vi xử lý nợ theo các quy định của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2.1. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi
và phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để có biện pháp cụ thể nâng
cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức
tín dụng và ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.
2.2. Thực hiện việc kiểm tra,
giám sát tình hình thực hiện quy định của pháp luật về cho vay và cơ chế bảo đảm
tiền vay, về bảo lãnh và cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng.
2.3. Định kỳ hàng tháng tổng hợp
báo cáo đầy đủ, cụ thể và kịp thời diễn biến tình hình thực hiện chỉ đạo của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước tại Chỉ thị này trên địa bàn về Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (Vụ Tín dụng).
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị liên
quan tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc
(Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
2. Chỉ thị này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện phát
sinh vướng mắc, các đơn vị báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để được xem xét
giải quyết.
Chỉ thị 04/2004/CT-NHNN về tăng cường quản lý, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
THE
STATE BANK OF VIETNAM
----------------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom-Happiness
-----------------
|
No.
04/2004/CT-NHNN
|
Hanoi,
April 1, 2004
|
DIRECTIVE ON
THE ENHANCEMENT OF MANAGEMENT, SUPERVISION TO ENSURE THE PRUDENCE - EFFICIENCY
- SUSTAINABILITY IN THE CREDIT ACTIVITY Credit Institutions have, in
recent time, taken practical measures in the enhancement of the credit quality
and have gained positive achievements. There are, however, still potential
risks contained in the credit activities, signs of the return of subsidies, bad
debts continue occurring. This situation has mainly resulted from the
inadequate compliance with the lending regulation, provisions on the
examination, supervision of credit institutions' activities; Many Credit
Institutions have not yet satisfied prudential ratios for the credit
activities, not paid adequate attention to the demand and supply issue in the
credit market. In order to minimize the risks
in banking activities, to continuously enhance the prudence - efficiency -
sustainability in credit activities, the State Bank's Governor requires the
Board of Directors, General Directors (Directors) of Credit Institutions, Heads
of units of the State Bank of Vietnam to implement the followings: I. IN RESPECT OF CREDIT
INSTITUTIONS 1. To fully and seriously comply
with provisions of applicable laws on lending, guarantee and finance leasing.
Each Credit Institution shall review its guidance of the State Bank's provisions
on each form of credit extension to timely supplement, amend and make them in
line with practical banking activities and ensure, at the same time, the
compliance with provisions of applicable laws, enhance the examination,
supervision of credit activities in order to minimize credit risks. 2. To take measures to
efficiently implement the guidance of the State Bank's Governor on the
enhancement of the credit quality in accordance with the Directive No.
08/2003/CT-NHNN dated 24 December, 2003 of the State Bank's Governor. 3. To seriously comply with
provisions stated in the Regulation on lending by credit institutions to
customers issued in conjunction with the Decision No. 1627/2001/QD-NHNN dated
31 December, 2001 of the Governor of the State Bank. Credit Institutions should
base on provisions of the Regulation on lending by credit institutions to
customers to provide guidance to units of their system on the assessment of the
lending in the principle of initiative and flexibility and in line with their
actual conditions, but the prudence and sound legality must be ensured for
settlement in the event of disputes. In the consideration of credit extension
to projects, plans, the efficient use of funds should be assessed, specifically
as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. On the basis of the determined
credit extension orientation, credit institutions need to cooperate with each
other to select investment projects, production and business plans with high
efficiency to extend credits; especially to projects, which required a
substantial amounts of funds and the co-financing of several credit
institutions. 3.2. In respect of the funds
commercial banks invest in projects with the participation in lending by
organizations, which are not credit institutions: banks must ensure the
prudence and efficiency of investment funds, the full recovery of funds and the
compliance with current provisions of the laws on lending, loan security,
provisions on prudential ratios, minimization of the maturity risks. 3.3. Credit Institutions shall
seriously comply with provisions on the provision, exploitation and use of
credit information, prevent the situation where a customer borrows funds from
several credit institutions without any examination, assessment of the risk
levels. 4. To comply with provisions on
the prudence relating to credit activities, take self responsibility for the
prudence and efficiency of credit activities. 4.1. Credit Institutions must
actively set up a plan for the mobilization and use of funds in order to secure
the safety of general activities as well as of the reasonable structure of the
fund sources and their uses in terms of their maturity in the credit
activities. Carry out the regular supervision and examination of the compliance
with provisions on the maximum ratio of short-term funds, which can be used for
extending medium, long term loans. 4.2. To carry out the
classification of Assets by level of risks and make provisions for risks in
accordance with applicable provisions, actively and timely deal with risks arising
in credit activities under current provisions. To avoid the lingering of debts
that reduces the credit quality. 4.3. To take positive measures
to actively increase the ratio of capital adequacy. Credit institutions, which
do not achieve the capital adequacy ratio of 8%, must have specific solutions
to increase the ratio of their own capital over the risk-based assets to and
more than 8%. 4.4. To strictly comply with
provisions on the lending limit, the maximum guarantee for a single customer,
to actively recommend solutions to timely satisfy the loan requirements of
customers and secure, at the same time, the prudence, quality and efficiency of
credit activities. 4.5. To strictly comply with
provisions on loan security of credit institutions in accordance with
provisions of Government and the guidance of the State Bank. To pay attention
to measures for securing the safety of credit funds, especially for cases where
the lending is made without security or with security assets created from
borrowed funds. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5.1. To classify, assess the
potential recovery of the total debts which have been rescheduled, adjusted in
respect of the term and overdue debts. To concentrate officers, on this basis,
to collect debts, to avoid the lingering of debts and the situation where
repayable customers are not adequately pressed for repayment of bank debts; To
take measures for the collection of debts, including the deduction of deposit
account for debt recovery. There should be the determination to prevent new
overdue debts from arising due to subjective reasons. 5.2. In respect of debts which
customers, who are financially capable or have assets but intentionally refuses
to repay debts of banks: a. To complete procedures to
initiate a court suit against customers, who violate the credit agreement in
accordance with provisions of applicable laws; b. To closely coordinate with
the court judgment execution authority in the locality to collect debts. In
case where credit institutions manage assets but do not yet put them on sale,
they should complete files, documents to sell them for debt recovery. c. To consolidate and report to
the State Bank's Governor on the settlement result for deferred debt on the
six-month basis. 6. To enhance the coordination,
combination between units within a credit institution and between credit
institutions in their credit activity to strictly control the compliance with
the credit extension procedure, to ensure the strict monitoring of loans from
their origination to the complete collection. II. IN RESPECT OF UNITS OF
THE STATE BANK OF VIETNAM 1. For units at the Head office of the State Bank of Vietnam 1.1. Within the scope of their
function and assignment, units at the Head office of the State Bank of Vietnam
should well perform the supervisory function, assignment of the Central Bank
vis--vis credit institutions to early discover and timely deal with obstacles,
recommendations of credit institutions and related units, facilitate the credit
activity on the principle of prudence- efficiency - sustainability, to enhance
the supervisory and managerial role of the State Bank of Vietnam. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1.3. The Banks Department should
study and submit to the State Bank's Governor on the expansion of debts, which
could be written down or off with the risk provisions in the direction of the
increase of the autonomy and self-responsibility of credit institutions, to
facilitate credit institutions' active dealing with lingering debts, which can
not be collected due to objective reasons, and are not within those debts,
which can be settled in accordance with current provisions of the State. 2. Branches of the State Bank of Vietnam in provinces, cities under the
central Government's management 2.1. General Managers of
branches of the State Bank of Vietnam in provinces, cities under the central
Government's management should regularly follow up and coordinate with local
credit institutions to have specific measures to enhance the autonomy, the
self-responsibility in the business activity of credit institutions and to
prevent unhealthy competition between credit institutions. 2.2. To carry out the
verification, supervision of the compliance with provisions of the applicable
laws on the lending and the regime of loan security, on the guarantee and
finance leasing made by credit institutions. 2.3. To consolidate and fully,
specifically and timely report to the State Bank of Vietnam (Credit Department)
on the performance by local credit institutions of the implementation of the
directive of the State Bank's Governor stated in this Directive on monthly
basis. III. ORGANIZATION OF THE
IMPLEMENTATION 1. Heads of related units at the
Head office of the State Bank of Vietnam, the Board of Directors, General
Directors (Directors) of Credit Institutions, General Managers of branches of
the State Bank of Vietnam in provinces, cities under the central Government's
management and related units shall be responsible for the serious
implementation of this Directive. 2. This Directive shall be
effective after 15 days from its publication in the Official Gazette. Any obstacle which may arise
during the implementation shall be reported by units to the State Bank's
Governor for consideration and solution. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. THE
GOVERNOR OF THE STATE BANK
Le Duc Thuy
Chỉ thị 04/2004/CT-NHNN ngày 01/04/2004 về tăng cường quản lý, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
5.546
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|