|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Chỉ thị 03/CT-NHNN về đảm bảo an ninh an toàn trong thanh toán điện tử và thẻ năm 2017
Số hiệu:
|
03/CT-NHNN
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
|
Người ký:
|
Lê Minh Hưng
|
Ngày ban hành:
|
10/01/2017
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
03/CT-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 01
năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ
THANH TOÁN THẺ
Để tăng cường công tác đảm bảo an
ninh, an toàn và hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động
thanh toán, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an
ninh, an toàn hoạt động thanh toán điện tử và thanh toán thẻ cũng như đảm bảo
quyền lợi của khách hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán thực hiện một số nội dung sau:
I. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN
VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Theo chức năng và nhiệm vụ của mình,
các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nội dung
sau:
1. Tổ chức
triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số
2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục rà soát, tham mưu
cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu ban hành hoặc sửa đổi, bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh toán điện tử, thanh
toán thẻ; các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, an toàn, bảo mật và các biện
pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử,
thanh toán thẻ. Đẩy mạnh hoạt động quản lý, giám sát đối với các loại hình,
phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới tại Việt Nam.
2. Chủ động
theo dõi, cập nhật tình hình an ninh mạng trong nước và quốc tế để cảnh báo
cũng như chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành kịp thời phòng chống, xử lý các rủi
ro, lỗ hổng bảo mật công nghệ thông tin. Xây dựng chương trình hợp tác, trao đổi
thông tin và phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin - Truyền thông trong phòng,
chống tội phạm công nghệ cao cũng như triển khai các giải
pháp an toàn, an ninh mạng trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ.
3. Tham
mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành lộ trình áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, bảo mật như ISO 27001 cho hệ thống công nghệ
thông tin, chuẩn PCI/DSS cho hệ thống thanh toán thẻ, các công nghệ bảo mật đa
nhân tố mới để thay thế các công nghệ bảo mật cũ lạc hậu không an toàn. Chủ động
nghiên cứu, tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai thực
hiện các hướng dẫn tại tài liệu Hướng dẫn về biện pháp khôi phục mạng đối với
các cơ sở hạ tầng thị trường tài chính do Ủy ban về Thanh toán và Cơ sở Hạ tầng
Thị trường Tài chính (CPMI) của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) ban hành.
4. Tăng
cường thanh tra, kiểm tra về an toàn, bảo mật trong thanh toán điện tử và thanh
toán thẻ để đánh giá, phát hiện, cảnh báo sớm các rủi ro,
xử lý các vi phạm pháp luật trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.
5. Xây dựng
kế hoạch truyền thông tổng thể của ngành Ngân hàng về hoạt động thanh toán điện
tử, thanh toán thẻ, đặc biệt là về việc đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh
toán điện tử, thanh toán thẻ để người dân hiểu rõ và yên tâm khi sử dụng dịch vụ
thanh toán; đồng thời chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ
chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện theo kế hoạch được phê
duyệt, đảm bảo truyền thông thống nhất từ trung ương đến các địa phương, giữa
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
II. ĐỐI VỚI NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Chủ động
theo dõi, giám sát và hướng dẫn các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ
chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên địa bàn thực hiện các văn bản,
quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán nói chung,
thanh toán điện tử, thanh toán thẻ nói riêng, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thanh toán, thanh toán điện tử,
thanh toán thẻ trên địa bàn.
2. Thanh
tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên địa bàn trong việc
chấp hành quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các quy trình, thủ tục
cũng như các quy định đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán nói chung,
thanh toán điện tử, thanh toán thẻ nói riêng; tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán thực hiện các kết luận, kiến nghị sau các cuộc
thanh tra, kiểm tra.
3. Chủ động
thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chủ trương của
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán nói chung,
thanh toán điện tử và thanh toán thẻ nói riêng nhằm giúp người dân biết để tiếp
cận và yên tâm khi sử dụng dịch vụ thanh toán.
4. Chủ động
nắm bắt thông tin về phương thức, thủ đoạn tội phạm để cảnh báo, đồng thời chỉ
đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản cho tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và khách hàng; theo
dõi thông tin phản ánh trên các phương tiện truyền thông
và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến an ninh, an toàn hoạt động thanh
toán điện tử, thanh toán thẻ trên địa bàn. Báo cáo kịp thời Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam khi phát hiện các vụ việc liên quan đến chất lượng dịch vụ cũng như
các sự cố gây mất an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử và thanh
toán thẻ.
5. Chỉ đạo
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán trên địa bàn tích cực phối hợp với cơ quan công an trên địa bàn
trong việc phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực thanh toán.
III. ĐỐI VỚI CÁC TỔ
CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN VÀ CÁC TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN
THANH TOÁN
1. Quán
triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của Ngân hàng Nhà nước và
pháp luật liên quan về hoạt động thanh toán. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, bổ
sung và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các quy định nội bộ về an ninh, bảo
mật hệ thống công nghệ thông tin nhằm hạn chế các rủi ro;
đồng thời phát hiện sớm các vi phạm để chấn chỉnh đảm bảo tuân thủ các quy định
của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật liên quan về an ninh, an toàn trong hoạt động
thanh toán. Nghiên cứu bổ sung các giải pháp, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc của
mình tuân thủ đầy đủ, không bỏ qua các bước trong quy trình nghiệp vụ thanh
toán. Quy trình nghiệp vụ thanh toán phải thể hiện rõ vai trò, chức năng và
trách nhiệm của từng khâu, từng công đoạn trong quá trình thực hiện giao dịch
thanh toán.
2. Định kỳ
rà soát, đánh giá rủi ro đối với toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ
thông tin phục vụ công tác thanh toán và triển khai các giải pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng và tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán; xây dựng và diễn tập các kịch bản ứng phó với các sự cố mất an toàn thông
tin. Đặc biệt cần kiểm tra, rà soát toàn bộ ATM, POS (nhất là rà soát đơn vị chấp
nhận thanh toán nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gian lận tại đơn vị chấp
nhận thanh toán), tăng cường hệ thống đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch
qua ATM, POS, các giải pháp xác thực khách hàng khi giao dịch tại ATM để phòng,
chống các hành vi sử dụng thẻ giả.
3. Chủ động
nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế đối với hệ thống thanh
toán và đối với an ninh, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin như chuẩn ISO
27001 cho hệ thống công nghệ thông tin, chuẩn PCI/DSS cho hệ thống thanh toán
thẻ; các công nghệ bảo mật đa nhân tố mới trong các giao dịch ngân hàng để thay
thế các công nghệ bảo mật cũ không đảm bảo an toàn. Nghiên
cứu áp dụng và tự thực hiện đánh giá sự tuân thủ đối với hạ tầng thanh toán của
mình theo Các nguyên tắc đối với cơ sở hạ tầng thị trường tài chính do Ngân
hàng Thanh toán quốc tế (BIS) và Tổ chức Quốc tế các Ủy
ban Chứng khoán (IOSCO) ban hành.
4. Đẩy mạnh
công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao kỹ năng nhận diện, tiếp nhận, xử lý rủi
ro cho cán bộ, nhân viên của toàn hệ thống; tập huấn, tuyên truyền cho các đơn
vị chấp nhận thanh toán về các thủ đoạn tội phạm và các biện pháp quản lý,
phòng ngừa, đảm bảo an toàn thanh toán.
5. Thường
xuyên, kịp thời đưa ra những cảnh báo, hướng dẫn, thông tin đầy đủ đến khách
hàng để khách hàng nắm rõ các loại rủi ro, các thủ đoạn gian lận trong hoạt động
thanh toán và cách sử dụng các dịch vụ an toàn; khuyến cáo tới khách hàng khi gặp
sự cố thì khách hàng cần bình tĩnh phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các cơ quan điều
tra để giải quyết theo quy định của pháp luật.
6. Chủ động
theo dõi, phản hồi kịp thời các phản ánh của dư luận xã hội về những vấn đề
phát sinh liên quan đến dịch vụ thanh toán của đơn vị mình (Hội sở chính và các
chi nhánh). Khi có các rủi ro, gian lận xảy ra, thì phải chủ động báo cáo Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (địa bàn nơi phát sinh vụ việc), đồng thời phối hợp với khách
hàng, các đơn vị liên quan xử lý nhanh, chính xác, đúng quy định và sớm thông
tin cho khách hàng; đảm bảo quyền lợi của các bên liên
quan theo đúng quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Chỉ thị
này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Các
đơn vị liên quan tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tổ chức triển
khai các nhiệm vụ tại Chỉ thị này, báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị định kỳ
6 tháng và hàng năm gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán) trong vòng
10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo. Đối với các đơn vị có báo cáo tình hình
hoạt động thanh toán định kỳ 6 tháng và hàng năm thì báo cáo tình hình thực hiện
Chỉ thị thành một mục riêng trong báo cáo này.
3. Chánh
Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ
tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện Chỉ thị
này./.
Nơi nhận:
- Như Điểm 3 mục IV;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VT, TT (5b)
|
THỐNG ĐỐC
Lê Minh Hưng
|
Chỉ thị 03/CT-NHNN năm 2017 về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thẻ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
STATE BANK OF VIETNAM
--------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------
|
No: 03/CT-NHNN
|
Hanoi, January 10, 2017
|
DIRECTIVE ON THE STRENGTHENING OF SECURITY IN ELECTRONIC PAYMENT AND CARD-BASED PAYMENT In order to strengthen
security in electronic payment and card-based payment and minimize the risks in
payment activities, to implement the instruction of the Prime Minister on security
in electronic payment and card-based payment as well as ensuring the benefit of
customers and providers of payment services and providers of intermediary payment
services; the Governor of the State
bank of Vietnam requires the entities of the State bank of Vietnam, and the providers to perform the following responsibilities: I. RESPONSIBILITIES OF ENTITIES AT THE HEADQUATERS OF THE STATE BANK OF VIETNAM The headquaters of the State bank of Vietnam shall perform
the following responsibilities ex officio: 1. Implement effectively the Scheme on non-cash
payment developemnt in Vietnam in 2016-2020 enclosed with the Decision No.
2545/QĐ-TTg dated December 30, 2016 of the Prime Minister. Keep consulting with the Governor of the State bank of Vietnam about promulgation or revision of
the legislative documents in connection with electronic and card-based payment;
legislative documents on security and penalties for violations against law on electronic payment and card-based payment. Promote the management and control over the
latest types, means, and systems of electronic payment in Vietnam. 2. Proactively monitor and update the domestic and
international cyber security movements to alert and guide entities in the
banking industry to promptly prevent and solve risks, and information
technology security holes. Design cooperation programmes, exchange information and
corordinate with the Ministry of Public Security, Ministry of Information and
Communications in preventing high technology criminals and taking measures for ensuring network security in electronic payment and card-based payment. 3. Consult with the Governor of the State bank of Vietnam about
drawing the road map of applying international standards in security such as ISO 27001
to information technology systems, PCI/DSS standard to the card-based payment
system, the latest multi-factor authentication technologies to replace the out-dated and unsafe security
technology. Proactively conduct research, consult
with the Governor of the State bank of
Vietnam about carrying out the instructions as specified in the document on
providing guidance on measures for cyber restoration for the financial market
infrastructures promulgated by the Committee on Payments and Market
Infrastructure Finance (CPMI) of the Bank for International Settlements (BIS). ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 5. Make overall communication plan of the Banking
industry on electronic payment and card-based payment, especially the security
in electronic payment and card-based payment in order for the public to clearly
understand and securely use the payment services; and at the same time guide
the providers of payment services and
providers of intermediary
payment services to implement the
aprroved plan, ensure the synchronous communication between the State bank of
Vietnam and the providers. II. RESPONSIBILITIES OF PROVINCIAL BRANCHES OF THE STATE BANK OF VIETNAM 1. Proactively supervise, monitor, and guide the
providers of payment services and providers of intermediary payment services to
adopt the documents and regulations of the State bank of Vietnam on the payment
activities in general, and electronic payment and card-based payment in
particular; assist the Governor of the State bank of Vietnam in State management of
payment activities, electronic payment and card-based payment in their provinces. 2. Carry out
inspection and impose penalties for
the providers’ violations against the regulations of the State bank of Vietnam
on processes, procedures, and regulations on security in payment in general and
in electronic and card-based payment in particular; supervise and inspect the
providers’ implementation of the conclusion and requests after the inspection. 3. Proactively propagate the regulations of law,
policies of the Government and the State bank of Vietnam on the payment
activities in general and in electronic and card-based payment in particular in
order for the public to clearly understand and securely use the payment
services. 4. Proactively collect the information on the
criminals’artifices to alert, at the same time provide guidance for measures
for ensuring asset safety of the providers and customers, dig up the
information via mass media and provide timely measures for the cases relating
to security in electronic payment and card-based payment in the locality.
Promptly inform the State bank of Vietnam of any cases relating to service quality as well as
the incidents compromising the security in electronic payment and card-based
payment. 5. Guide the local providers to coordinate with the
local pollice authorities in preventing electronic
payment-related crimes. III. RESPONSIBILITIES OF PROVIDERS OF PAYMENT
SERVICES AND PROVIDERS OF INTERMEDIARY
PAYMENT SERVICES 1. Strictly adopt
the guiding documents of the State bank of Vietnam and law on payment activities. Regularly inspect, amend and
complete procedures, internal regulations on information technology security to
minimize the risks; and at the same time early detect the violations to ensure
to comply with the regulations of the State bank and law on security in payment
activities. Carry out research and introduce measures to be fully implemented by their affiliated units in the process of payment operation. The process of
payment operation shall present its roles, functions and responsibilities in
each step during the process of performing the payment transaction. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Proactively apply
international principles and standards to the payment system and information
technology security, such as applying the ISO 27001 standard to
information technology system, the PCI/DSS to the card-based payment system; the latest latest multi-factor
authentication technologies to the bank transactions in order to replace the old and
unsafe security technologies. Apply and carry out an assessment of the
compliance with principles for the
financial market infrastructures promulgated by the Committee on Payments and
Market Infrastructure Finance (CPMI) of the Bank for International Settlements
(BIS). 4. Provide training
in recognizing, receiving, and solving risks for banking staff; provide
training programmes for criminals’assault artifices and preventive measures for payment
security for the providers offerring merchant
services for accepting payments. 5. Regularly and
promptly provide alerts and instructions for customers in order for them to
acknowledge types of risks and fraud in payment activities and how to utilize
payment services securely; provide advice for customers in case of any
problems, he/she should calmly coordinate with the providers and competent agencies
in solving the problems according to regulations of law. 6. Proactively
monitor and promptly solve the arising issues relating to its payment services.
(Head office and branches). When risks and fraud occurs, the providers must
report to the State bank of Vietnam and provincial branches of the
State Bank of Vietnam (the locality from which
the issue arises), and at the same time coordinate with their customers and
relevant entities in order to handle those issues according to the regulations
and then inform the customer; protect relevant entities’ right according to
regulations of law. IV. IMPLEMENTATION 1. This Directive comes
into force from the day on which it is
signed. 2. The relevant
entities at the headquarters of the
State bank of Vietnam; provincial branches of the State Bank of Vietnam; providers of payment services and providers of
intermediary payment services shall implement the duties as specified in this
Directive shall submit the biannual and annual reports on the implementation of
the Decree to the State bank of
Vietnam (Department of Payment) within 10 days
from the end of the reporting period. The entities which make biannual and
annual reports on payment activities shall submit reports on the implementation
of the Decree in a particular Section of those reports. 3. Chief of Office, Director General
of Payment, Heads of relevant entities of the State bank of Vietnam,
Directors of provincial branches of the
State Bank of Vietnam, Chairman of the
Management Board, Chairman of the Members' Council, General Director (Director)
of the providers of payment services and Chairman of the Management Board,
General Directors (Directors) of the providers of intermediary payment
services are responsible for implementing this Directive./. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 GOVERNOR
Le Minh Hung
Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 10/01/2017 về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thẻ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
5.768
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|