Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2007/CT-NHNN Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 28/05/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2007/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2007 

 

CHỈ THỊ

VỀ KIỂM SOÁT QUY MÔ, CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CHO VAY ĐẦU TƯ,KINH DOANH CHỨNG KHOÁN NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT,THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Trong những tháng đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế tiếp tục mở rộng có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu giảm; cơ cấu tín dụng đang dần thay đổi theo nhu cầu của nền kinh tế; cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vốn tín dụng có xu hướng tăng trưởng ở mức cao hơn so với cùng kỳ các năm trước và mục tiêu cả năm, có thể ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát trong năm nay và các năm tới; chất lượng tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực chưa cao; cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán có nguy cơ rủi ro, do thị trường chứng khoán đang điều chỉnh theo xu hướng giảm; việc thu thập thông tin từ thị trường để đánh giá, quản trị rủi ro còn bất cập.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2007 và tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động về chứng khoán (Thông báo số 17/TB-VPCP ngày 26 tháng 1 năm 2007, Thông báo số 20/TB-VPCP ngày 29 tháng 1 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ); Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán như sau:

1. Đối với các tổ chức tín dụng:

1.1. Tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn để mở rộng cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế trong năm 2007 và những năm tới; chú trọng điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn huy động cho phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

1.2. Mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế theo các yêu cầu sau đây:

a. Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng những tháng đầu năm 2007, để có sự điều chỉnh thích hợp về quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng tín dụng, phù hợp với khả năng và cơ cấu vốn huy động, định hướng của Ngân hàng Nhà nước về tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế trong năm 2007 và các năm tới.

b. Thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu.

c. Mở rộng tín dụng đi đôi với điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực để phân tán rủi ro và đáp ứng các nhu cầu vốn có hiệu quả, đa dạng của nền kinh tế; chú trọng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất.

d. Các ngân hàng thương mại Nhà nước mà chủ đạo là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đẩy mạnh việc mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nông nghiệp và nông thôn; các ngân hàng thương mại khác tích cực mở rộng mạng lưới, dành vốn để mở rộng tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn.

đ. Nâng cao năng lực thu thập thông tin, nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng và các loại rủi ro kinh doanh khác; kiểm soát chặt chẽ rủi ro đối với các khoản cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay bằng ngoại tệ.

e. Tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Chỉ thị số 02/2006/CT-NHNN ngày 23 tháng 5 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống.

g. Thực hiện việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng của tài sản bảo đảm để phòng ngừa rủi ro và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nếu khách hàng vay không có khả năng trả nợ.

1.3. Để góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển bền vững, đồng thời hạn chế rủi ro các khoản cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán, các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp về an toàn như sau:

a. Khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng. Dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán bao gồm: Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với các công ty chứng khoán; Cho vay cầm cố bằng chứng khoán và/hoặc bảo đảm bằng tài sản khác để đầu tư, kinh doanh chứng khoán đối với các tổ chức khác và cá nhân; Chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ chức và cá nhân để đầu tư, kinh doanh chứng khoán

b. Thực hiện việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán theo đúng các quy định của pháp luật về cho vay, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là:

- Thực hiện việc cho vay mua cổ phiếu theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 7318/NHNN-CSTT ngày 25 tháng 8 năm 2006 về việc cho vay mua cổ phiếu có bảo đảm bằng cầm cố cổ phiếu.

- Thực hiện đúng các quy định có liên quan về cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán tại Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Chủ động thu hồi nợ theo tiến độ, đảm bảo thu hết nợ trong thời hạn một năm kể từ ngày Quyết định  số 03/2007/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành đối với các công ty chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

- Thực hiện việc cho vay đối với công ty chứng khoán mà tổ chức tín dụng không nắm quyền kiểm soát theo đúng quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; thẩm định và kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay để đảm bảo khả năng thu hồi vốn đúng hạn.

- Thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán theo đúng quy định tại Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; không được chiết khấu cổ phiếu.

- Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán, chiết khấu giấy tờ có giá theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

c. Tăng cường kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh có bảo đảm bằng tài sản để phát hiện và xử lý kịp thời các khoản cho vay sử dụng vốn sai mục đích sang đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

d. Thực hiện việc hạch toán, thống kê chi tiết, chính xác các khoản cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán, đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh và rủi ro của tổ chức tín dụng, báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo đúng yêu cầu tại văn bản số 3224/NHNN-CSTT ngày 10 tháng 04 năm 2007 về tình hình cho vay đầu tư chứng khoán, cầm cố chứng khoán và dòng vốn đầu tư nước ngoài.

2. Đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước:

2.1. Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ:

a. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và tỷ giá một cách thận trọng, linh hoạt, nhằm ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; giữ lãi suất không cao hơn năm trước, tỷ giá biến động ở mức hợp lý, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn tăng trưởng kinh tế trong năm 2007 và những năm tới.

b. Khẩn trương sửa đổi, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối để tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ, kịp thời luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

c. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo hướng nâng mức hệ số rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, có phân biệt giữa cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu và trái phiếu; hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay để cơ cấu lại nợ phù hợp với các quy định của pháp luật về tín dụng ngân hàng và thông lệ quốc tế.

d. Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý các vi phạm của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

đ. Phối hợp với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành có liên quan để triển khai thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 03 năm 1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; xử lý các vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng do quy định của pháp luật về đất đai, bảo đảm tiền vay, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.

e. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế phối hợp quản lý, giám sát và trao đổi thông tin về thị trường chứng khoán.

2.2. Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ:

a. Thường xuyên theo dõi diễn biến hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên điạ bàn, chủ động báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những vấn đề nổi lên trong hoạt động tín dụng trên địa bàn và đề xuất các giải pháp xử lý.

b. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và thanh tra theo thẩm quyền về tình hình thực hiện quy định của pháp luật đối với hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng để kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế và hoạt động tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

3. Tổ chức thực hiện:

3.1. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

3.2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như khoản 3.2 mục 3;
- Thủ tướng và
  PTT Nguyễn Sinh Hùng (để báo cáo);
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ.
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và đầu tư;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT

THỐNG ĐỐC
 


 
Lê Đức Thuý

 

THE STATE BANK
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 03/2007/CT-NHNN

Hanoi, May 28th, 2007

 

DIRECTIVE

ON CONTROLLING THE AMOUNT AND QUALITY OF CREDIT AND LOANS FOR SECURITIES INVESTMENT AND TRADING, AIMED AT CONTROLLING INFLATION AND BOOSTING ECONOMIC GROWTH

In the early months of 2007, the State Bank continued applying a flexible monetary policy with a view to stabilizing interest rates and exchange rates, controlling inflation and boosting economic growth. Credit activities have been effectively expanded, the proportion of bad debts has been reduced; credit structure has gradually changed in response to the demands of the economy; loans for securities investment and trading have been controlled more tightly. However, credit capital trends to increase at a high rate compared to the same period of previous years and the whole year's target and, therefore, may exert adverse impacts on inflation control in this year and in subsequent years; the quality of credit for some branches and domains remains poor; loans for securities investment and trading involve potential risks as the securities market is in a bearish trend; and several shortcomings are seen in the collection of market information in service of assessment and administration work.

In furtherance of the Prime Minister's direction at the Conference on the realization of the 2007 banking tasks and the enhancement of the management and supervision of securities activities (the Government Office's Notice No. 17/TB-VPCP of January 26, 2007, and Notice No. 20/TB-VPCP of January 29, 2007), the State Bank Governor requests credit institutions and units within the State Bank to apply the following measures to control the amount and quality of credit and loans for securities investment and trading:

1. For credit institutions:

1.1. To continue applying in a coordinated and effective manner capital mobilization solutions in order to increase loans and investment in the economy in 2007 and subsequent years; to attach importance to adjusting the structure and terms of mobilized capital in consistency with credit structure and terms, ensuring safety for their business activities.

1.2. To effectively expand credit for the economy according to the following requirements:

a/ Evaluating credit activities in the early months of 2007 in order to properly adjust the amount and structure of credit as well as the credit growth rate to be commensurate with the capital mobilization capability, the structure of mobilized capital and the State Bank's orientations on the increase of credit for the economy in 2007 and subsequent years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Expanding while restructuring credit across various branches and domains so as to reduce risks and meet diversified capital demands of the economy; attaching importance to expanding credit to small- and medium-sized enterprises and production households.

d/ State-owned commercial banks, especially the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam and the people's credit fund system, shall boost the expansion of credit for agriculture and rural development; other commercial banks shall expand their networks and reserve capital for expanding credit for agriculture and rural development.

e/ Raising the capacity of collecting information, recognizing, assessing, measuring, monitoring and controlling credit risks and other business risks; tightly controlling risks for loans for securities investment and trading, loans for real estate investment and trading, loans for consumption purposes and foreign currency loans.

f/ Continuing to apply solutions for expanding credit and raising credit quality as specified in the State Bank Governor's Directive No. 02/2006/CT-NHNN of May 23, 2006, on enhancing measures to prevent and limit risks in business activities of credit institutions and Directive No. 02/2005/CT-NHNN of April 20, 2005, on raising credit quality and credit growth in consistence with capital mobilization capacity, risk control and assurance of the system safety.

g/ Notarizing and registering security transactions in accordance with law; inspecting and closely monitoring security assets in order to prevent risks and handling security assets to recover debts, if the debtors are incapable of paying their debts.

1.3. In order to contribute to boosting the sustainable development of the securities market and, at the same time, limit risks for loans and valuable papers discounted for securities investment and trading, credit institutions shall apply the following safety measures:

a/ To keep outstanding loans made and valuable papers discounted for securities investment and trading at a level below 3% of their total outstanding loans. Outstanding loans made and valuable papers discounted for securities trading and investment include loans made and valuable papers discounted for securities companies; loans provided to other organizations and individuals for securities investment and trading with the mortgage of securities and/or other security assets; valuable papers discounted for organizations and individuals to conduct securities investment and trading.

b/ To provide loans and discount valuable papers for securities investment and trading and provide loans with the mortgage of securities as security assets in strict accordance with the law on loan provision and guidance of the State Bank, specifically:

- Providing loans for the purchase of stocks under the State Bank's guidance in Document No. 7318/NHNN-CSTT of August 25, 2006, on provision of loans for the purchase of stocks with stocks mortgaged as security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Providing loans to securities companies they do not control in strict accordance with the Regulation on provision of loans by credit institutions to their customers, promulgated together with the State Bank Governor's Decision No. 1627/2001/QD-NHNN of December 31, 2001, and relevant legal documents; evaluating and tightly controlling loans in order to ensure timely recovery.

- Making discount of valuable papers for securities investment and trading in accordance with the Regulation on discount and rediscount of valuable papers by credit institutions for their customers, promulgated together with the State Bank Governor's Decision No. 1325/2004/QD-NHNN of October 15, 2004; it is prohibited to discount stocks.

- Classifying debts, deducting and using contingency amounts to handle credit risks for loans provided for securities investment and trading and loans provided with the mortgage of securities as security assets and discount valuable papers in strict accordance with the State Bank's regulations.

c/ To enhance internal control and audit of loans made for consumption and production and business activities with security assets in order to detect and handle in time cases in which loans are used improperly for securities investment and trading.

d/ To account and make detailed and accurate statistics of loans made and valuable papers discounted for securities investment and trading, loans provided with the mortgage of securities as security assets, meeting the requirements of business and risk administration and report to the State Bank in accordance with Document No. 3224/NHNN-CSTT of April 10, 2007, on loans made for securities investment, mortgage of securities and foreign capital flow.

2. For units within the State Bank:

2.1. According to their functions and tasks, units based at the headquarters of the State Bank shall advise the State Bank Governor in performing the following tasks:

a/ To continue administering monetary, credit and exchange rate policies carefully and flexibly in order to stabilize the monetary market, control inflation and boost economic growth; to ensure that interest rates are not higher than those of the previous year and exchange rates fluctuate at a reasonable level; to keep the growth rate of the total payment instruments and credit in compliance with the requirements of controlling inflation lower than the economic growth rate in 2007 and subsequent years.

b/ To urgently amend and promulgate legal documents on foreign exchange management in order to enhance the control and tightly and promptly supervise the flow of foreign indirect investment capital into Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To enhance examination, supervision and handling of violations committed by credit institutions in the provision of loans and discount of valuable papers for securities investment and trading.

e/ To coordinate with functional units of concerned ministries and branches in implementing policies on banking credit in service of agriculture and rural development when the Prime Minister issues a decision amending Decision No. 67/1999/QD-TTg of March 30, 1999, on some banking credit policies in service of agriculture and rural development; to solve problems related to banking credit in the implementation of the laws on land, loan security, notarization, and registration of security transactions.

f/ To coordinate with functional units under the Ministry of Finance in formulating and implementing a mechanism on coordinated management, supervision of, and exchange of information on, the securities market.

2.2. Provincial/municipal branches of the State Bank shall perform the following tasks:

a/ To regularly monitor, report and propose to the State Bank Governor measures for handling problems in credit activities of credit institutions.

b/ To inspect, supervise and examine according to their competence credit institutions' observance of laws in their credit activities and detect their violations in the provision of credit for the economy and for security investment and trading.

3. Organization of implementation:

3.1. This Directive takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

3.2. The director of the Office, the director of the Monetary Policy Department and heads of units within the State Bank, directors of the State Bank's provincial/municipal branches, and boards of directors and general directors (directors) of credit institutions shall implement this Directive.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK




Le Duc Thuy

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/05/2007 về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư,kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.283

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.247.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!