|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu:
|
02/CT-NHNN
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Ngân hàng Nhà nước
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Kim Anh
|
Ngày ban hành:
|
13/04/2018
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Cấm các ngân hàng cung ứng dịch vụ về giao dịch tiền ảo
NHNN Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 11/4/2018.Theo đó, NHNN yêu cầu các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng.
Chỉ đạo này nhằm tránh phát sinh những rủi ro có thể xảy ra về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế.
Ngoài ra, Chỉ thị 02 yêu cầu siết chặt các giao dịch liên quan tiền ảo, cụ thể:
- Các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời, có biện pháp xử lý đảm bảo QĐ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối.
- NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo.
- Có kế hoạch về việc thanh tra về rủi ro tiền ảo đối với các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trường hợp xét thấy cần thiết, có nguy cơ rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật...
Xem thêm tại Chỉ thị 02/CT-NHNN có hiệu lực từ ngày 13/4/2018.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/CT-NHNN
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2018
|
CHỈ THỊ
VỀ CÁC BIỆN PHÁP
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN ẢO
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/04/2018
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới
Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác (sau đây gọi tắt là tiền ảo), Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);
các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiêm túc thực hiện các biện
pháp nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo như
sau:
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Triển khai hiệu quả các giải pháp về
phòng chống rửa tiền, tăng cường các biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm
phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán cho
mục đích mua bán, trao đổi tiền ảo hoặc sử dụng tiền ảo như phương tiện thanh
toán.
2. Tăng cường công tác thanh tra, giám
sát về phòng chống rửa tiền, cấp tín dụng, mở và sử dụng tài khoản, thanh toán,
chuyển tiền và các hoạt động liên quan khác có thể bị lợi dụng để phục vụ giao
dịch tiền ảo nhằm bảo đảm các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh,
tuân thủ quy định pháp luật.
II. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, TỔ
CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN
1. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện
giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù
trừ và quyết toán, chuyển đổi tiền tệ, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển
tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những
rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế.
2. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch
đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo; rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch
mua bán, trao đổi tiền ảo, các tổ chức có hoạt động xử lý giao dịch mua bán,
trao đổi tiền ảo và có biện pháp xử lý đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về
phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối.
II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao, chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp tăng cường
kiểm soát, xử lý các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo theo các nội dung
liên quan tại điểm 2, điểm 3 Mục III Chỉ thị này.
2. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan trong việc đề xuất, xây dựng khung pháp lý quản lý, xử lý đối với các
loại tiền ảo, tài sản ảo và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng
hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán để mua bán, trao đổi tiền ảo, sử dụng
tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật.
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng làm đầu mối phối hợp với Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan thuộc
Ngân hàng Nhà nước tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc thanh tra về rủi ro
tiền ảo đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán trường hợp xét thấy cần thiết, có nguy cơ rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm
pháp luật.
IV. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI
NHÁNH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Căn cứ chức năng, thẩm quyền, nhiệm
vụ được giao, chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương và chỉ đạo
của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các quy định pháp luật có liên
quan đối với hoạt động tiền ảo tới các
tổ chức tín dụng, tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên địa bàn để biết và thực hiện.
2. Tăng cường công tác giám sát, phát
hiện các giao dịch, hoạt động tiền ảo có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật để
xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý, đặc biệt
đối với hoạt động sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái quy định pháp
luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, biện pháp cụ thể tại Chỉ thị này.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch
Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể tại Chỉ thị này và
báo cáo kết quả thực hiện về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) trước ngày 30/06/2018./.
Nơi nhận:
-
Như điểm 2,3 mục V;
- Thủ tướng Chính phủ;
và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Thống đốc NHNN (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TT.
|
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Kim Anh
|
Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
6.090
|
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung thay
thế tương ứng;
<Nội dung> =
Không có nội dung thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Không có
nội dung bị thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
- TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
-

-

|
|
TP. HCM, ngày 31/03 /2020
Thưa Quý khách,
Covid 19 làm nhiều vấn đề pháp lý phát sinh, nhiều rủi ro pháp lý xuất hiện. Do vậy, thời gian này và sắp tới Quý khách cần dùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nhiều hơn.
Là sản phẩm online, nên 220 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc tại nhà ngay từ đầu tháng 3.
Chúng tôi tin chắc dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
Với sứ mệnh giúp quý khách loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cam kết với 2,2 triệu khách hàng của mình:
1. Cung cấp dịch vụ tốt, cập nhật văn bản luật nhanh;
2. Hỗ trợ pháp lý ngay, và là những trợ lý pháp lý mẫn cán;
3. Chăm sóc và giải quyết vấn đề của khách hàng tận tâm;
4. Thanh toán trực tuyến bằng nhiều công cụ thanh toán;
5. Hợp đồng, phiếu chuyển giao, hóa đơn,…đều có thể thực hiện online;
6. Trường hợp khách không thực hiện online, thì tại Hà Nội, TP. HCM chúng tôi có nhân viên giao nhận an toàn, và tại các tỉnh thì có nhân viên bưu điện thực hiện giao nhận;
THƯ VIỆN PHÁP
LUẬT luôn là:
Chỗ dựa pháp lý;
Dịch vụ loại rủi ro pháp lý;
Công cụ nắm cơ hội làm giàu;
Chúc Quý khách mạnh khỏe, vui vẻ và “…loại
rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…” !

Xin chân thành cảm ơn Thành viên đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
|
|