|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
01/CT-NHNN
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Ngân hàng Nhà nước
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Văn Giàu
|
Ngày ban hành:
|
01/03/2011
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
01/CT-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2011
|
CHỈ THỊ
VỀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ
HỘI
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ
về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm an sinh xã hội; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng thực hiện nhiệm vụ và giải pháp
như sau:
1. Năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ
và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng
phương tiện thanh toán khoảng 15%-16%; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý.
2. Đối với tổ chức tín dụng:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục
tiêu tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ
và chính sách kinh tế vĩ mô khác của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động
ngân hàng. Trường hợp xây dựng kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt 20%, tổ
chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét trên cơ sở việc
đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và mức độ ảnh
hưởng đến tốc độ tăng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng.
b) Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời điều chỉnh mạnh cơ
cấu và nâng cao chất lượng tín dụng:
- Giao kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc phù hợp
với tốc độ tăng trưởng tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP .
- Thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật về tín dụng;
đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam; không để thiếu hụt vốn khả dụng thanh toán; vốn tín dụng tập
trung ưu tiên cho sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất
so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30 tháng 6 năm
2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là
22% và đến 31 tháng 12 năm 2011, tỷ trọng này tối đa là 16%. Trường hợp tổ chức
tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (02) lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc
chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh
doanh trong 06 tháng cuối năm 2011 và năm 2012. Đến 30 tháng 06 năm 2011, nếu tốc
độ tăng tín dụng có thể vượt mục tiêu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP , Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của
pháp luật để kiểm soát tín dụng.
- Cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo khả
năng thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc
Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến
khích nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành.
- Thực hiện huy động và cho vay bằng vàng theo quy định tại Thông tư số
22/2010/TT-NHNN ngày 29 tháng 10 năm 2010; giảm mạnh huy động và cho vay bằng
vàng, phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục hạn chế
việc huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng trong thời gian tới.
- Tiết kiệm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; ấn
định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; công bố công khai lãi suất huy động và cho vay
trên website và tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng.
- Ấn định tỷ giá mua, bán của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ theo đúng
quy định tại Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước trong hệ thống của tổ chức tín dụng; chủ động hoàn thiện quy
định nội bộ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết trong kinh
doanh ngoại tệ.
- Thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng,
trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng
quy định của pháp luật. Không được thực hiện các nghiệp vụ nhằm che giấu nợ xấu
như cho vay để trả nợ cũ, không chuyển nợ quá hạn mà kéo dài thời hạn vay đối với
khoản vay không có khả năng thu hồi nợ, chuyển cho vay ngắn hạn sang cho vay
trung và dài hạn không đúng đối tượng, chuyển đổi đồng tiền nợ vay không đảm bảo
khả năng thu hồi nợ, mua - bán nợ không đúng quy định của pháp luật, cho vay để
thanh toán các khoản nợ vay không có hiệu quả của các tổ chức tín dụng khác,...
- Thực hiện việc mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
- Giám sát chặt chẽ nợ xấu phát sinh; tăng cường kiểm toán nội bộ về việc
thực hiện quy định của pháp luật và quy định nội bộ về tín dụng, phát hiện và
có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ rủi ro tín dụng.
3. Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, theo chức năng và nhiệm vụ của mình, tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2011 và các biện pháp:
a) Điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền
tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng, kết hợp chặt chẽ với thanh tra, giám sát
việc thực hiện quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức
tín dụng; sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ để giảm nhu cầu vay; áp dụng biện
pháp giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, để kiểm
soát quy mô và chất lượng tín dụng phù hợp với Nghị quyết số 11/NQ-CP và đảm bảo
an toàn hệ thống.
b) Điều hành linh hoạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị trường
mở, hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với quy định của Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; kết hợp với các công cụ chính sách tiền tệ
khác để kiểm soát lãi suất thị trường ở mức hợp lý, phù hợp mục tiêu kiềm chế lạm
phát.
c) Sử dụng một phần tiền cung ứng theo kế hoạch năm 2011 để tái cấp vốn
cho tổ chức tín dụng có đề án cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường đối với
khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
d) Điều hành tỷ giá và quản lý thị trường ngoại hối:
- Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường ngoại tệ,
mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện
pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có
nhu cầu hợp lý; bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn
định, phát triển kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.
- Thực hiện các giải pháp nhằm giảm tình trạng đô la hóa, chuyển dần
quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ trong nước của tổ chức tín dụng sang
quan hệ mua - bán ngoại tệ. Tiếp tục thực hiện các biện pháp về quản lý sử dụng
ngoại tệ, hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, cho vay bằng đồng Việt Nam để mua ngoại
tệ thanh toán nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc Danh mục các mặt hàng nhập
khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công
thương ban hành.
- Kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng; theo dõi và dự báo sát tình hình
biến động giá vàng quốc tế, cung - cầu trong nước, chọn một số doanh nghiệp làm
đầu mối nhập khẩu vàng, điều tiết và ổn định giá vàng, tiến tới xóa bỏ việc
kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; phối hợp với các bộ, ngành có liên
quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ,
kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ làm rối loạn thị trường; trình Chính
phủ ban hành Nghị định về quản lý và kinh doanh vàng.
- Rà soát, ban hành cơ chế quản lý hoạt động huy động vốn của tổ chức
tín dụng từ nước ngoài; việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế ở nước ngoài đối với
các chủ thẻ là người cư trú.
đ) Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng;
sửa đổi, bổ sung hình thức xử phạt vi phạm kinh doanh vàng, ngoại tệ phù hợp
tình hình thị trường ngoại hối hiện nay; tăng cường thanh tra, giám sát việc cấp
tín dụng và đảm bảo các tỷ lệ an toàn kinh doanh của các tổ chức tín dụng:
- Ban hành theo thẩm quyền, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các quy định của Luật Các tổ chức
tín dụng 2010, phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
- Ban hành quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín
dụng; số dư nợ mua trái phiếu của doanh nghiệp được tính vào tỷ lệ tăng trưởng
tín dụng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
- 6 tháng đầu năm 2011, tập trung thanh tra về cho vay lĩnh vực phi sản
xuất; 6 tháng cuối năm 2011, tập trung thanh tra chất lượng tín dụng và việc thực
hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Thanh
tra hoạt động của công ty mua - bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng; phối hợp với
bộ, ngành liên quan thanh tra hoạt động của công ty chứng khoán trực thuộc tổ
chức tín dụng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; công khai đưa lên trang tin
điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam những vi phạm phải xử lý của các tổ chức
tín dụng.
e) Hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên
truyền về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương theo chức năng của mình, thực hiện các biện pháp:
a) Triển khai kịp thời Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chỉ thị này đối với
các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố; theo dõi, đôn đốc, đánh giá
việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chỉ thị này của các tổ chức tín dụng,
đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các giải pháp về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng.
b) Phối hợp với các Sở, ngành và Hiệp hội ngành nghề trên địa bàn để
làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c) Xây dựng phương án triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chỉ
thị này trên địa bàn tỉnh, thành phố, tập trung vào các nội dung:
- Kiểm soát quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng tín dụng của từng tổ chức tín
dụng trên địa bàn phù hợp với mục tiêu ưu tiên theo Nghị quyết số 11/NQ-CP .
- Phối hợp với các Sở, ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý các vi phạm về kinh doanh ngoại tệ, vàng đối với các tổ chức
tín dụng, tổ chức kinh tế và dân cư.
- Thực hiện kế hoạch thanh tra tại chỗ về cho vay lĩnh vực phi sản xuất,
chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
- Buổi chiều thứ 6 hàng tuần, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số
11/NQ-CP và Chỉ thị này cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
b) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
(Giám đốc) tổ chức tín dụng thực hiện Chỉ thị này. Riêng điểm a khoản 2 và điểm
b khoản 2 về tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất của Chỉ thị
này không áp dụng đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở.
c) Văn phòng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc
các tổ chức tín dụng và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện
Chỉ thị này; thứ 2 hàng tuần, tổng hợp và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
và Văn phòng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ./.
Nơi nhận:
- Như điểm b Khoản 5;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT.
|
THỐNG
ĐỐC
Nguyễn Văn Giàu
|
Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2011 thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
STATE BANK OF
VIETNAM
--------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------
|
No. 01/CT-NHNN
|
Hanoi, March 1,
2011
|
DIRECTIVE IMPLEMENTING
MONETARY AND BANKING MEASURES FOR INFLATION CONTROL, MICROECONOMIC
STABILIZATION AND SOCIAL SECURITY GUARANTEE In furtherance of the Government's Resolution No.
11/NQ-CP dated February 24, 2011, regarding major measures to strengthening
inflation control, macroeconomic stabilization and social security guarantee,
the SBV’s Governor requires SBV’s affiliates and credit institutions to carry
out the following tasks and measures: 1. In 2011, implementing strict and prudent
monetary policies, and ensuring that the credit growth rate is restricted to
below 20% while the growth rate in total payment instruments is maintained at
about 15% -16%; keeping interest rates and exchange rates at reasonable levels. 2. Credit institutions: a) Developing and implementing the 2011 business
plan in line with the target of credit growth of less than 20%, other monetary
and macroeconomic policy administration measures of the Government and the
State Bank of Vietnam; strictly complying with the provisions of law on
currency, credit, foreign exchange and banking activities. In case where any
credit institution wishes to formulate the plan in which the credit growth rate
is expected to exceed 20%, it must report to the State Bank of Vietnam for its
review and approval on condition that its prudential ratios are met, and
impacts on the credit growth rate of the entire credit institution system are
taken into consideration. b) Controlling the credit growth rate, robustly
adjusting the structure of credit lines and improving credit quality: - Assigning business plans to branches and
affiliates in line with credit growth rates specified under the Resolution No.
11/NQ-CP. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Reducing the speed and proportion of outstanding
non-manufacturing loans compared to 2010, especially in such sectors as real
estate and securities; as of June 30, 2011, the proportion of outstanding
non-manufacturing loans to the maximum total of outstanding loans is expected
to reach 22% and, by December 31, 2011, such proportion may reach 16%. In case
where credit institutions have not yet met this ratio according to the
schedule, the State Bank of Vietnam shall apply the required reserve ratio
twice (02) times the general required reserve ratio to them, and take measures
to limit the scope of business activities in the last 6 months of 2011 and
2012. By June 30, 2011, if the credit growth rate can exceed the target set
under the Resolution No. 11/NQ-CP, the State Bank of Vietnam may apply
necessary measures in accordance with provisions of applicable laws to control
credit. - Lending in foreign currency in accordance with
the provisions of law, ensuring the capability of recovering loan debts in
foreign currencies; restricting grant of loans used for importing goods in the
List of non-essential imports and consumer goods not encouraged for import,
promulgated by the Ministry of Industry and Trade. - Mobilizing and lending capital in gold bullions
according to the provisions of the Circular No. 22/2010/TT-NHNN dated October
29, 2010; sharply reducing bullion mobilization and lending in accordance with
the guidelines of the State Bank of Vietnam to continuing restrictions on gold
mobilization and lending by credit institutions in the coming time. - Saving business costs, applying reasonable loan
interest rates; fixing Vietnam-dong and U.S.-dollar deposit interest rates
according to the regulations of the State Bank of Vietnam; publicizing deposit
and lending interest rates on websites and at branches and transaction offices
of credit institutions. - Fixing the buy and sell rates of exchange between
Vietnam dong and US dollar in strict compliance with the provisions of the
Governor of the State Bank's Decision No. 230/QD-NHNN dated February 11, 2011
for use within the system of credit institutions; actively perfecting internal
regulations and applying necessary risk prevention measures in the foreign
currency trading process. - Carrying out the extending of loans and
rescheduling of loan debts, credit classification, making risk provisions and
using provisions to deal with credit risks in accordance with provisions of
applicable laws. Prohibiting bad debt concealment malpractices, such as lending
for repayment of existing outstanding debts; non-writing off of overdue debts
but extension of the loan term with respect to those loans doubtful for
incapability of repaying debts; transfer from short-term loans to medium-term and
long-term loans without regard to eligibility requirements; conversion of the
currency of the loan that is not capable of recovering debts; trading of debts
in contravention of law provisions; lending for payment of ineffective debts of
other credit institutions,… - Purchasing corporate bonds in accordance with the
regulations of the State Bank of Vietnam. - Closely superintending bad debts that may be
incurred; strengthening internal audits on the implementation of the provisions
of law and internal rules of credit, detecting and taking timely measures
against credit risk. 3. Units at the Head Office of the State Bank of
Vietnam shall, according to their functions and duties, counsel the Governor of
the State Bank of Vietnam to carry out the goals, objectives in 2011, and
measures as follows: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) Flexibly regulating refinancing interest rates,
open market interest rates, perfecting the mechanism of interest rate
management in accordance with the provisions of the 2010 Law on the State Bank
of Vietnam; coordinating with other monetary policy instruments to ensure that
market interest rates are controlled at reasonable levels and in line with the
objectives of curbing inflation. c) Using part of the money supply according to the
2011 plan to refinance credit institutions that have lending schemes according
to the ordinary credit mechanism intended for the agricultural, rural, export
areas and supporting industries, small and medium businesses. d) Managing foreign exchange rates and foreign
exchange markets: - Administering foreign exchange rates in a
flexible manner to ensure that they align with market fluctuations and
macroeconomic stability goals. Strengthening the management of foreign exchange,
taking necessary measures so that organizations and individuals, especially
economic groups and State corporations, are encouraged to sell their available
foreign currencies to banks and can buy them when their needs for these foreign
currencies are reasonable; ensuring foreign currency liquidity, exchange rate
stabilization, conformance to business stabilization and development
requirements and increase in foreign exchange reserves. - Implementing measures to reduce the
dollarization, gradually shifting the mobilization - lending relationship in
domestically available foreign currencies of credit institutions to the foreign
currency purchase - sale relationship. Continuing to implement measures on the
management and use of foreign currencies, imposing restrictions on lending in
foreign currencies, or lending in Vietnam dong for purchase of foreign
currencies used for paying for goods in the List of non-essential imports and
consumer goods not encouraged for import, issued by the Ministry of Industry and
Trade. - Strictly controlling the gold market; closely
monitoring and forecasting any fluctuation of international gold prices and
domestic demand – supply; selecting a number of enterprises to act as main gold
importers, regulating and stabilizing gold prices, proceeding to eliminate gold
bar over-the-counter trades; cooperating with the concerned ministries, sectors
and provincial-level People's Committees in examining and sanctioning the act
of speculating, keeping abundant inventory of and illegally trading gold and
foreign currencies, thus disturbing the market; drafting the Decree on gold
management and trading to seek the Government’s ratification and approval. - Reviewing and promulgating mechanisms for
management of capital mobilization activities of foreign credit institutions;
and the use of international payment cards by resident cardholders. dd) Improving the business management mechanisms of
credit institutions; amending and supplementing sanctions for violations
arising from trading gold bullions and foreign currencies in line with current
foreign exchange market situations; strengthening inspection and supervision of
credit extension and ensuring credit institutions meet prudential ratios: - Promulgating, according to their jurisdiction, or
making representations to the Government and the Prime Minister for
promulgation of, legal documents providing guidance on the provisions of the
2010 Law on Credit Institutions provided that they are in line with
international practices and standards. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - In the first half of 2011, focusing on inspecting
the non-manufacturing lending; in the second half of 2011, putting more
emphasis on inspection of credit quality and the implementation of prudential
ratios for business activities of credit institutions. Carrying out the
inspection over activities of debt purchase and sale companies put under the
direct control of credit institutions; cooperating with concerned ministries
and sectoral administrations in inspecting activities of securities companies directly
controlled by credit institutions; imposing strict sanctions for violations
that may arise; publicly posting violations to be sanctioned of credit
institutions on the website of the State Bank of Vietnam. e) Perfecting the mechanism and improving the
quality of programs on propaganda and communication about monetary and banking
policies. 4. SBV’s branches in centrally-affiliated cities
and provinces shall, within their respective remit, carry out the following
measures: a) Promptly applying the Resolution No. 11/NQ-CP
and this Directive to credit institutions within their ambit; monitoring,
pushing and evaluating the compliance of credit institutions with Resolution
No. 11/NQ-CP and this Directive, and making recommendations about monetary and banking
measures to the SBV’s Governor. b) Cooperating with local departments, sectoral
administrations and trade associations to duly execute propaganda and
communication programs about regimes and policies of the Government and the
SBV. c) Developing a plan to implement Resolution No.
11/NQ-CP and this Directive in the provinces and cities with attention paid to
the followings: - Controlling the size, structure and credit growth
rate of each local credit institution in accordance with the prioritized objectives
under the Resolution No. 11/NQ-CP. - Cooperating with jurisdictional departments and
sectoral administrations in strengthening the inspection, examination and
sanctioning of violations arising from foreign currency and gold trading with
credit institutions, economic organizations and the population. - Implementing plans for spot inspections of
non-manufacturing lending and credit quality of local credit institutions. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 5. Implementation provisions: a) This Directive shall enter into force from the
signature date. b) The Office Chief, the Director of the Financial
Policy Department, Heads of the State Bank’s affiliates, Directors of State
Bank Branches of centrally-affiliated cities and provinces, Governing Boards,
Directors General (Directors) of credit institutions shall be responsible for
implementing this Circular. In particular, point a of clause 2 and point b of
clause 2 regarding the proportion of outstanding non-manufacturing loan debts
specified in this Directive shall not be applied to grassroots-level People's
Credit Funds. c) The Office shall preside over and cooperate with
the relevant units in inspecting and encouraging the compliance of credit
institutions and affiliates of the State Bank of Vietnam with this Directive;
every Monday, shall send the general report to the Governor of the State Bank
and the Government Office on the implementation of the Resolution No.
11/NQ-CP./. GOVERNOR
Nguyen Van Giau
Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
15.490
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|