BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội,
ngày 25 tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÁNH DẤU GIA SÚC VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC, XUẤT KHẨU VÀ NHẬP
KHẨU
Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về việc đánh dấu gia súc
vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Quyết định số 70/2006/QĐ-BNN ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 10 năm 2006.
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y[1],
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này “Quy định về đánh dấu gia súc vận chuyển trong
nước, xuất khẩu và nhập khẩu”.
Điều 2[2]. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ.
Điều 3[3]. Chánh
văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH
VỀ
VIỆC ĐÁNH DẤU GIA SÚC VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC, XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ - BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương 1
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
a) Gia súc khi vận
chuyển với số lượng lớn ra khỏi huyện, xuất khẩu và nhập khẩu phải được đánh dấu
theo quy định;
b) Đối với gia súc đã
được đánh dấu theo quy
định của bản Quy định này thì không phải đánh dấu lại.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các
tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan
đến vận chuyển động vật trên lãnh thổ Việt Nam;
Điều 2. Giải thích từ
ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
Gia súc là: Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai,
ngựa, lừa, la và lợn.
Điều 3. Chi phí cho
việc đánh dấu gia súc
Tổ chức, cá nhân có
gia súc
vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu phải thanh toán chi phí cho việc
đánh dấu gia súc.
Chương 2
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐÁNH DẤU GIA SÚC
Mục 1. ĐÁNH DẤU GIA
SÚC VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC
Điều 4:
Đánh dấu gia súc vận chuyển[4]
1. Trâu, bò, dê, cừu,
hươu, nai, ngựa, lừa, la khi vận chuyển ra khỏi huyện phải được đánh
dấu bằng cách bấm thẻ tai (bằng nhựa cao su), thẻ tai được bấm ở mặt trong của
tai bên phải con gia súc. Thẻ tai được quy định như sau:
a) Thẻ tai mầu xanh có
hình dáng theo hình 1 tại Phụ lục 1 và có chiều rộng là 4 cm, chiều cao là 5 cm;
trên thẻ phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc.
b) Mã số, số hiệu của gia súc gồm: Mã
số của Chi cục Thú y; mã số của quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
(sau đây gọi là huyện); năm thực hiện việc bấm thẻ tai và số hiệu của gia súc.
c) Mực viết mã số, số hiệu của gia súc
trên thẻ tai có mầu đen và phải dùng loại mực không nhòe, không tẩy xóa được.
d) Cách viết mã số, số hiệu của gia
súc trên thẻ tai (theo hình 2 tại Phụ lục 1) được quy định cụ thể như sau:
Hàng trên, gồm có: 02 (hai) chữ số đầu
là mã số của Chi cục Thú y; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của huyện (nơi
gia súc xuất phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch) và 02 (hai) chữ số cuối cùng
là 02 (hai) chữ số cuối của năm thực hiện việc bấm thẻ tai;
Hàng dưới là số hiệu của gia súc (được
tính từ 01 đến 999999).
đ) Chi cục Thú y quy định cụ thể mã số
cho từng huyện và thông báo mã số cho Cục Thú y và các Chi cục Thú y trong cả
nước.
2. Lợn vận chuyển với mục đích để nuôi
làm giống, nuôi thương phẩm thực hiện theo một trong các biện pháp sau:
a) Bấm thẻ tai theo quy định tại khoản
1 của Điều này.
b) Xăm mã số tỉnh, mã số huyện và mã
số năm ở mặt ngoài, phía dưới tai bên phải của lợn. Việc xăm mã số trên da ở
mặt ngoài, phía dưới của tai lợn được quy định như sau:
Hình dáng, kích thước chữ
số: Các chữ số dùng để xăm trên tai lợn có thể sử dụng các chữ số theo hình 1a
hoặc hình 1b tại Phụ lục 2; các kim xăm của chữ số có chiều cao là 6 mm (tính
từ bề mặt của bàn xăm) và nhọn ở phía đầu; chữ số có bề rộng từ 4 -
8 mm và có chiều cao tương ứng từ 8 - 12 mm.
Mã số xăm trên tai lợn (theo hình 2a
hoặc hình 2b tại Phụ lục 2) được quy định như sau: 02 (hai) chữ số đầu là mã số
của Chi cục Thú y; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của huyện (nơi lợn xuất
phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch) và 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai)
chữ số cuối của năm thực hiện việc xăm mã số.
c) Mực sử dụng để xăm mã số trên da
lợn phải đảm bảo an toàn thực phẩm, không được mất mầu.
3. Lợn vận chuyển đến các cơ sở giết
mổ thì phải thực hiện biện pháp niêm phong phương tiện vận chuyển bằng kẹp chì
hoặc dây niêm phong có mã số, số hiệu.
4. Gia súc đã được đánh dấu theo quy
định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này thì không phải đánh dấu lại khi kiểm
dịch vận chuyển đi tiêu thụ nếu mã số, số hiệu của gia súc không bị mất mầu
mực.
5. Gia súc sau khi kiểm dịch đủ tiêu
chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của
gia súc (theo mẫu Phụ lục 3) và gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động
vật.
Mục 2. ĐÁNH
DẤU GIA SÚC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 5. Đánh
dấu gia súc xuất khẩu, nhập khẩu
1. Gia súc xuất khẩu,
nhập khẩu phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai (bằng nhựa cao su), thẻ tai
được bấm ở mặt trong của tai bên phải con gia súc;
2. Thẻ tai
mầu vàng có hình dáng theo hình 3 tại phụ lục 2; trên thẻ tai phải ghi rõ mã
số, số hiệu của gia súc.
3. Mã số, số hiệu của
gia súc gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu; mã số của
tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát
đối với gia súc xuất khẩu); năm cấp thẻ tai và số hiệu của gia súc.
4. Mực viết mã số, số
hiệu của gia súc trên thẻ tai theo quy định tại khoản 4 Điều 4
của bản Quy định này.
5. Cách viết mã số,
số hiệu của gia súc trên thẻ tai (hình 4, phụ lục 2) được quy định
cụ thể như sau:
a) Hàng trên:
- Mã số của cơ quan
kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu gồm: 01 (một) ký tự;
Đối với các Chi cục
Thú y được Cục Thú y ủy quyền
thực hiện kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu, mã số của Chi cục Thú y được sử dụng theo quy
định tại phụ lục 1 của bản Quy định này (hình 5, phụ lục 2);
- 02 (hai) chữ số
tiếp theo là mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập
khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu);
Trong trường hợp gia
súc nhập khẩu không phải nuôi cách ly kiểm dịch thì sử dụng mã số của tỉnh, nơi
có cửa khẩu làm thủ tục kiểm dịch nhập khẩu gia súc;
- 02 (hai) chữ số
cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm cấp thẻ tai;
b) Hàng dưới là số
hiệu của gia súc (được
tính từ 000001 đến 999999).
6. Gia súc sau khi
kiểm dịch đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê
mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu phụ lục 3) và gửi kèm theo giấy chứng nhận
kiểm dịch động vật.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên
Cổng TTĐT Chính phủ);
- Trang Thông tin điện tử Bộ NNPTNT (để đăng tải);
-
Lưu: VT, CTY.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
Phụ lục 1[5]
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 70 /2006/QĐ - BNN ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mã số của Chi cục Thú y các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương:
STT
|
Tên tỉnh, thành phố
|
Mã số
|
STT
|
Tên tỉnh, thành phố
|
Mã số
|
1
|
Hà Nội
|
01
|
33
|
Thừa Thiên
- Huế
|
33
|
2
|
Tp. Hồ Chí Minh
|
02
|
34
|
Quảng Nam
|
34
|
3
|
Đà Nẵng
|
03
|
35
|
Quảng Ngãi
|
35
|
4
|
Hải Phòng
|
04
|
36
|
Kon Tum
|
36
|
5
|
Quảng Ninh
|
05
|
37
|
Gia Lai
|
37
|
6
|
Lạng Sơn
|
06
|
38
|
Bình Định
|
38
|
7
|
Cao Bằng
|
07
|
39
|
Phú Yên
|
39
|
8
|
Hà Giang
|
08
|
40
|
Đăk Lăk
|
40
|
9
|
Lào Cai
|
09
|
41
|
Lâm Đồng
|
41
|
10
|
Lai Châu
|
10
|
42
|
Khánh Hoà
|
42
|
11
|
Sơn La
|
11
|
43
|
Ninh Thuận
|
43
|
12
|
Yên Bái
|
12
|
44
|
Bình Thuận
|
44
|
13
|
Tuyên Quang
|
13
|
45
|
Đồng Nai
|
45
|
14
|
Bắc Kạn
|
14
|
46
|
Bình Dương
|
46
|
15
|
Thái Nguyên
|
15
|
47
|
Bình Phước
|
47
|
16
|
Bắc Giang
|
16
|
48
|
Tây Ninh
|
48
|
17
|
Bắc Ninh
|
17
|
49
|
Bà Rịa-Vũng Tàu
|
49
|
18
|
Hải Dương
|
18
|
50
|
Long An
|
50
|
19
|
Vĩnh phúc
|
19
|
51
|
Tiền Giang
|
51
|
20
|
Phú Thọ
|
20
|
52
|
Đồng Tháp
|
52
|
21
|
Hoà Bình
|
21
|
53
|
An Giang
|
53
|
22
|
Hà Tây
|
22
|
54
|
Kiên Giang
|
54
|
23
|
Hưng Yên
|
23
|
55
|
Cần Thơ
|
55
|
24
|
Thái Bình
|
24
|
56
|
Vĩnh Long
|
56
|
25
|
Nam Định
|
25
|
57
|
Bến Tre
|
57
|
26
|
Hà Nam
|
26
|
58
|
Trà Vinh
|
58
|
27
|
Ninh Bình
|
27
|
59
|
Sóc Trăng
|
59
|
28
|
Thanh Hoá
|
28
|
60
|
Bạc Liêu
|
60
|
29
|
Nghệ An
|
29
|
61
|
Cà Mau
|
61
|
30
|
Hà Tĩnh
|
30
|
62
|
Điện Biên
|
62
|
31
|
Quảng Bình
|
31
|
63
|
Đăk Nông
|
63
|
32
|
Quảng Trị
|
32
|
64
|
Hậu Giang
|
64
|
2. Chi cục Thú y quy định mã số của từng huyện thuộc tỉnh;
3. Cục Thú y sẽ bổ sung mã số cho Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới thành lập.
4. Mẫu thẻ tai sử
dụng cho gia súc vận chuyển trong nước:
Hình 1
Thẻ tai mầu xanh dùng
cho gia súc vận chuyển trong nước
(có kích thước: Chiều
rộng là 4 cm và chiều cao là 5 cm)
Ví dụ:
Hình 2
Mẫu thẻ
tai dùng cho gia súc do Chi cục Thú y Hà Tây cấp
- 22 là mã số
của tỉnh Hà Tây;
- 03 là mã số
của huyện Chương Mỹ (nơi xuất phát của gia súc hoặc nơi nuôi cách ly gia súc);
- 06 là số viết
tắt của năm 2006 (năm cấp thẻ tai);
- 000009 là số hiệu
của gia súc (được tính từ
000001 đến 999999).
Phụ
lục 2[6]
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ - BNN ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1.Hình mẫu chữ
số để xăm trên da ở mặt ngoài, phía dưới tai của lợn:
Hình
1a Hình 1b
2. Mẫu mã số xăm trên da ở mặt ngoài,
phía dưới tai của lợn.
Hình 2a
Hình
2b
3. Ghi chú mã
số:
- 22
là mã số của tỉnh Hà Tây;
- 03 là mã số của
huyện Chương Mỹ (nơi lợn xuất phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch);
- 06 là số viết
tắt của năm 2006 (năm thực hiện việc xăm mã số);
Phụ
lục 3[7]
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 70 /2006/QĐ BNN ngày 14 tháng 9 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu Bảng kê
mã số đánh dấu gia súc
TÊN ĐƠN VỊ
|
|
BẢNG KÊ MÃ SỐ
ĐÁNH DẤU GIA SÚC
(Kèm theo
giấy chứng nhận kiểm dịch động vật số ………..cấp ngày
tháng năm 20 ..…)
STT
|
Tên loài
|
Mã số, số hiệu của
gia súc
|
Số lượng
(con)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG
VẬT
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Ghi chú:
Trường hợp đàn gia
súc cùng loài, có cùng mã số tỉnh, huyện, năm cấp thẻ tai và có số hiệu theo
thứ tự liên tục thì có thể ghi mã số, số hiệu từ số đầu đến số cuối.
Ví dụ:
STT
|
Tên loài
|
Mã số, số hiệu của
gia súc
|
Số lượng
(con)
|
Ghi chú
|
1
|
Trâu
|
22.03/06 000009
|
1
|
|
2
|
Trâu
|
Từ 22.03/06 000121
đến 22.03/06 000136
|
16
|
|
3
|
Bò
|
Từ 22.03/06 000137
đến 22.03/06 000142
|
6
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG
VẬT
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|